Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

ĐỀ TÀI CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ Ở TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.49 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LỚP BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN THPT HẠNG II
BỒI DƯỠNG TẠI: TỈNH BÌNH PHƯỚC

BÀI THU HOẠCH CUỐI KHÓA
ĐỀ TÀI SỐ: 19
TÊN ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ Ở TRƯỜNG
THPT THỐNG NHẤT HIỆN NAY

Đánh giá kết quả thu hoạch
Điểm bằng số:……………..
Điểm bằng chữ:……………
Cán bộ chấm 1:……………
…………………………….

Họ và tên: Hồ Ngọc Tùng.
Ngày sinh:18/7/1971.
Đơn vị công tác: Trường THPT Thống Nhất.
Điện thoại: 0913.737.650.

Cán bộ chấm 2:……………
……………………………

Thống Nhất, ngày 13 tháng 7 năm 2018

1



ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LỚP BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN THPT HẠNG II
BỒI DƯỠNG TẠI: TỈNH BÌNH PHƯỚC

BÀI THU HOẠCH CUỐI KHÓA

TÊN ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ Ở TRƯỜNG
THPT THỐNG NHẤT HIỆN NAY

Họ và tên: Hồ Ngọc Tùng.
Ngày sinh: 18/7/1971.
Đơn vị công tác: Trường THPT Thống Nhất.
Điện thoại: 0913737650.
Thống Nhất, ngày 13 tháng 7 năm 2018

2


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………4
1. Lý do tham gia khóa bồi dưỡng ……………………..…………………………….4
2. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………..4
3.Các nhiệm vụ đặt ra cho bài viết thu hoạch ………………………………………..4
3.1. kết quả thu hoạch về lý thuyết và kỹ năng……………………………………….4
3.2. Kế hoạch hoạt động của cá nhân sau khóa học:………………………………….5
4. Dự kiến nội dung …………………………………………………………………..6

NỘI DUNG………………………………………………………………………. …6
PHẦN 1. kẾT QUẢ THU HOẠCH KHI THAM GIA KHÓA BỒI DƯỠNG….. 6
1.1. Giới thiệu tổng quan về các chuyên đề học tập…………………………………..6
1.2. Kết quả thu hoạch về lý thuyết qua Chuyên đề số 8: thanh tra, kiểm tra và một số
hoạt động đảm bảo chất lượng trường trung học phổ thông( THPT)………………....9
1.3. Kết quả thu hoạch về kỹ năng qua Chuyên đề số 8: thanh tra, kiểm tra và một số
hoạt động đảm bảo chất lượng trường trung học phổ thông( THPT)…………………9
1.4. Đánh giá về ý nghĩa/ giá trị của hệ thống tri thức, kỹ năng thu nhận được sau
khóa bồi dưỡng………………………………………………………………………..9
1.4.1. Về tri thức:……………………………………………………………....9
1.4.2. Về kỹ năng:…………………………………………………………….10
PHẦN 2. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢN THÂN SAU KHÓA BỒI
DƯỠNG……………………………………………………………………………..11
2.1 Yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân…………………………...11
2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của bản thân trước khi tham gia khóa
bồi dưỡng…………………………………………………………………………….12
2.2.1. Đặc điểm tình hình……………………………………………………..12
2.2.2. Hoạt động kiểm tra của nhà trường. ………………………………….. 14
2.2.2.1.Tổ chức lực lượng……………………………………………………………15
2.2.2.2 Đánh giá kết quả hoạt động kiểm tra……………………………………..15

3


2.3. Kế hoạch hoạt động của bản thân sau khi tham gia khóa bồi dưỡng nhằm đáp ứng
yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp……………………………………..19
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT…………………………………………….20
3.1. Kết luận:……………………………………………………………….....23
3.2. Đề xuất: ………………………………………………………………….24
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………24


MỞ ĐẦU
1. Lý do tham gia khóa bồi dưỡng
Bản thân đang giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng III muốn bồi
dưỡng Chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II;
Thực hiện nhiệm vụ có tính chuyên nghiệp (quán xuyến, thành thạo và chuẩn
mực) theo vị trí chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II làm nòng cốt cho
việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong trường THPT;
Vận dụng thành thạo những kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn để thực hiện
nhiệm vụ phù hợp với chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II theo quy định
tại Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
giáo viên THPT công lập (viết tắt là Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐTBNV).
2. Đối tượng nghiên cứu
+ Đề tài số 19.
+ Tên đề tài: Công tác kiểm tra nội bộ ở trường THPT Thống Nhất hiện nay.
3. Các nhiệm vụ đặt ra cho bài viết thu hoạch
3.1. kết quả thu hoạch về lý thuyết và kỹ năng
Sau khi học Chuyên đề số 8 về thanh tra, kiểm tra và một số hoạt động đảm
bảo chất lượng trường trung học phổ thông( THPT) của khóa bồi dưỡng theo tiêu
4


chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II, bản thân đã thu hoạch được
kết quả về lý thuyết và kỹ năng sau:
a. Về lý thuyết:
- Nắm vững được mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ, quyền hạn và nhiệm vụ trách
nhiệm của đối tượng kiểm tra nội bộ.
- Nắm vững nội dung kiểm tra, nguyên tắc kiểm tra, hình thức kiểm tra,
phương pháp kiểm tra nội bộ trường học.

b. Kỹ năng:
Có khả năng tổ chức kiểm tra nội bộ trường học: Xây dựng kế hoạch kiểm tra;
xây dựng lực lượng kiểm tra; đánh giá tư vấn, thúc đ6ảy kiểm tra: tổng kết, điều
chỉnh.
3.2. Kế hoạch hoạt động của cá nhân sau khóa học:
Sau khi học Chuyên đề số 8 về thanh tra, kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo
chất lượng trường trung học phổ thông( THPT) của khóa bồi dưỡng theo tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II, bản thân đề ra kế hoạch hoạt động
về công tác kiểm tra nội bộ ở trường THPT Thống Nhất như sau:
- Thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học có đủ năng lực để tham mưu, phối
hợp và triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nội bộ. Từng bước nâng cao nhận thức
của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, trước hết là các thành viên ban kiểm tra nội
bộ về các quy định trong quản lý nhà nước về giáo dục, góp phần thực hiện Quy chế
dân chủ ở cơ sở.
- Xây dựng kỷ cương hoạt động của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
theo quy định của ngành và theo kế hoạch thực hiện kỷ cương - kỷ luật hành chính
của trường.
- Thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học để ổn định chất lượng giáo dục
đại trà và nâng cao chất lượng mũi nhọn và kỳ thi THPT quốc gia.
5


- Xây dựng và cải tạo cảnh quan nhà trường theo hướng Xanh-Sạch-Đẹp -An
toàn- Hiện đại- Tiện nghi.
- Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng
chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
-. Định kỳ tổ chức đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện để kịp thời điều chỉnh, bổ
sung, rút kinh nghiệm trong công tác kiểm tra nội bộ cho những năm tiếp theo.
- Tiếp tục đổi mới hoạt động kiểm tra nội bộ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả
các hoạt động thanh tra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.

- Tập trung kiểm tra: việc thực hiện kế hoạch kỷ cương, kỷ luật hành chính;
việc thực hiện kế hoạch năm học; việc thực hiện chương trình, quy chế chuyên môn,
đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; việc
quản lý và sử dụng các khoản thu; dạy thêm, học thêm; thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW,
các cuộc vận động và các phong trào của ngành kết hợp với các đoàn thể trong và
ngoài nhà trường phát động.
- Công tác tự kiểm tra: Tăng cường chỉ đạo công tác tự kiểm tra của các thành
viên lãnh đạo, các tổ chuyên môn, Thanh tra nhân dân,các Đoàn thể và CB-GV-CNV
trong nhà trường.
- Sau kiểm tra: tư vấn, uốn nắn, điều chỉnh kịp thời những sai sót hạn chế,
đồng thời kiến nghị với các cấp quản lý điều chỉnh, bổ sung các chính sách quy định
về điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.Thông qua kiểm tra phát hiện, biểu dương
các cá nhân và tập thể thực hiện tốt các quy chế, quy định của ngành.
4. Dự kiến nội dung: bài thu hoạch có 3 phần
- Phần 1. Kết quả thu hoạch.
- Phần 2. Kết quả hoạt động của bản thân sau khóa bồi dưỡng.
- Phần 3. Kết luận và kiến nghị.
NỘI DUNG
PHẦN 1. KẾT QUẢ THU HOẠCH SAU KHI THAM GIA KHÓA BỒI DƯỠNG
6


1.1. Giới thiệu tổng quan về các chuyên đề học tập.
Chuyên đề 1. Lí luận về nhà nước và hành chính nhà nước
Chuyên đề “ Lí luận về nhà nước và hành chính nhà nước” sẽ cung cấp những
kiến thức cơ bản về Nhà nước, bộ máy tổ chức nhà nước; các khái niệm về quản lý,
quản lý nhà nước, hành chính nhà nước; các nguyên tắc và các chức năng hành chính
nhà nước; chính sách công và các bước cụ thể trong việc hoạch định chính sách công;
quản lý hành chính theo ngành và lãnh thổ.
Chuyên đề 2. Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo

Chuyên đề cung cấp cho học viên những hiểu biết về bối cảnh trong nước và
quốc tế đặt ra cho giáo dục Việt Nam, những yêu cầu của xu thế toàn cầu hóa và dự
báo xu thế phát triển giáo dục, quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục của Đàng và Nhà
nước, các chính sách của giáo dục phổ thông gia đoạn hiện nay.
Chuyên đề 3. Quản lí giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ
chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Chuyên đề cung cấp cho học viên hệ thống tri thức lí luận cơ bản của quản lí
nhà nước về giáo dục và hệ thống các chính sách của nhà nước nhằm đảm bảo xây
dựng một nền giáo dục phát triển phù hợp trong cơ chế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Chuyên đề 4. Giáo viên THPT với công tác tư vấn học sinh trong trường
THPT. Chuyên đề này gồm các nội dung sau:
- Vị trí, ý nghĩa của lứa tuổi học sinh THPT; đặc điểm về hoạt động học tập và
giao tiếp, đặc điểm về sự phát triển trí tuệ và nhân cách của học sinh THPT.
- Các vấn đề cần lưu ý về tư vấn học đường cho học sinh THPT như nội dung tư
vấn, phương pháp tư vấn, kĩ năng tư vấn, vấn đề tư vấn hướng nghiệp cho học
sinh THPT…
7


Chuyên đề 5. Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch
giáo dục ở trường THPT
Chuyên đề cung cấp cho học viên những kiến thức về tổ chức hoạt động day
học, giáo dục trong trường THPT; xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường
THPT.
Chuyên đề 6. Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II
Chuyên đề “Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II” giới
thiệu các vấn đề cơ bản về năng lực nghề nghiệp của giáo viên THPT, nhấn mạnh
những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên THPT và đưa ra các con
đường, cách thức tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THPT

hạng II.
Chuyên đề 7. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở
trường THPT. Chuyên đề cung cấp cho học viên những kiến thức về dạy học theo
định hướng phát triển năng lực, phương pháp dạy học hiệu quả, phương pháp dạy học
tích hợp theo chủ đề liên môn ở trường THPT.
Chuyên đề 8. Thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng
trường THPT. Nội dung chuyên đề trình bày một số vấn đề cơ bản về thanh tra kiểm
tra hoạt động chuyên môn, chất lượng giáo dục; đánh giá chất lượng giáo dục, kiểm
định chất lượng giáo dục và các biện pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng giáo dục ở
trường THPT.
Chuyên đề 9. Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên
trong trường THPT. Chuyên đề gồm các nội dung về hoạt động tổ chuyên môn; tổ
chuyên môn với hoạt động chuyên môn và bồi dưỡng giáo viên THPT; tổ chuyên
môn với việc phát triển nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

8


Chuyên đề 10 . Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng
cao chất lượng giáo dục và phát triển trường THPT
Chuyên đề gồm các nội dung cơ bản: xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội
học tập; xây dựng môi trường giáo dục; phát triển quan hệ giữa các nhà trường THPT
với các bên liên quan: chính quyền địa phương các cấp, cộng đồng, cha mẹ học sinh,
các cơ sở giáo dục khác, giao lưu trong nước và quốc tế.
1.2. Kết quả thu hoạch về lý thuyết qua Chuyên đề số 8: thanh tra, kiểm
tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng trường trung học phổ
thông( THPT): Nắm vững được mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ, quyền hạn và nhiệm
vụ trách nhiệm của đối tượng kiểm tra nội bộ; nắm vững nội dung kiểm tra, nguyên
tắc kiểm tra, hình thức kiểm tra, phương pháp kiểm tra nội bộ trường học.
1.3. Kết quả thu hoạch về kỹ năng qua Chuyên đề số 8: thanh tra, kiểm tra

và một số hoạt động đảm bảo chất lượng trường trung học phổ thông( THPT)
Có khả năng tổ chức kiểm tra nội bộ trường học: Xây dựng kế hoạch kiểm tra;
xây dựng lực lượng kiểm tra; đánh giá tư vấn, thúc đ6ảy kiểm tra: tổng kết, điều
chỉnh.
1.4. Đánh giá về ý nghĩa/ giá trị của hệ thống tri thức, kỹ năng thu nhận
được sau khóa bồi dưỡng.
1.4.1. Về tri thức:
- Vận dụng các kiến thức về hành chính Nhà nước, Luật Cán bộ công chức,
Luật Viên chức, việc hoạch định chính sách công của Nhà nước…để bảo vệ quyền lợi
của giáo viên trong thực tế và cũng có thể hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên trong
thực tế.
- Hiểu rõ quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước, các
chính sách phát triển giáo dục nói chung và chính sách phát triển giáo dục phổ thông
nói riêng.

9


- Hiểu được các vấn đề cơ bản của quản lý Nhà nước về giáo dục như tính chất,
đặc điểm, nguyên lý, bộ máy quản lý các cấp…
- Giúp giáo viên cập nhật về đặc điểm phát triển tâm sinh lý của học sinh
THPT hiện nay.
- Làm tốt hơn công tác tổ chức, xây dựng các hoạt động dạy học và giáo dục
trong trường THPT.
- Cung cấp cho giáo viên các hiểu biết sâu về các thành phần năng lực nghề
nghiệp của giáo viên THPT. Chú trong các định hướng và năng lực vận dụng các
phương pháp dạy học hiện đại cho giáo viên THPT.
- Tự nâng cao được những kiến thức cơ bản nhất: Dạy học theo định hướng
phát triển năng lực học sinh; Một số phương pháp dạy học hiệu quả phát triển năng
lực học sinh; Thiết kế và vận dụng dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn nhằm phát

triển năng lực học sinh.
- Trình bày được những vấn đề cơ bản về thanh tra, kiểm tra ở trường THPT;
Nắm được mục tiêu chất lượng giáo dục ở trường THPT, các chính sách đảm bảo chất
lượng của trường THPT.
- Nắm được cách thức triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng
dụng trong tổ chuyên môn.
- Nắm được vai trò, nhiệm vụ của trường THPT trong công tác xã hội hóa giáo
dục, xây dựng xã hội học tập và xây dựng môi trường giáo dục.
1.4.2. Về kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm trong nghiên
cứu, trong học tập.
- Rèn luyện Phân tích, nhận định, đánh giá các yếu tố tác động đến giáo dục
hiện nay.
- Hoạch định, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học và giáo
dục ở trường THPT.
10


- Phát triển mối quan hệ trong và ngoài nhà trường đáp ứng nhu cầu dạy học,
giáo dục, xây dựng xã hội học tập, xã hội hóa giáo dục.
PHẦN 2. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢN THÂN SAU KHÓA
BỒI DƯỠNG
2.1 Yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân
+ Giới thiệu sơ lược về bản thân:
- Họ và tên: Hồ Ngọc Tùng.
- Hiện đang đảm nhiệm chức danh: Hiệu trưởng Trường THPT Thống Nhất.
- Công việc chính: quản lý.
- Kiêm nhiệm: Bí thư chi bộ.
+ Các yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân: là một Hiệu
trưởng, theo yêu cầu của Thông tư số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015

của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về việc Quy định mã số, tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông công lập; Thông tư số
12//2011/TT- BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc ban hành Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường
phổ thông có nhiều cấp học, tôi đảm nhiệm những công việc sau đây:
- Tổ chức bộ máy nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Quản lí giáo viên, nhân viên, quản lí chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh
giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ
luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định, quản lý hồ sơ tuyển dụng của giáo viên,
nhân viên.
- Quản lí học sinh và các hoạt động giáo dục học sinh do nhà trường tổ chức. Xét duyệt
kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ học sinh, sổ điểm các lớp, quyết
định khen thưởng và kỷ luật học sinh.
- Quản lí hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường.

11


- Thực hiện các chế độ chính sách của nhà trường đối với giáo viên, nhân viên, học sinh;
tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
- Ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ quy định cho giáo viên ở Điều lệ nhà trường phổ
thông và lịch trực của lãnh đạo trường hàng tuần.

2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của bản thân trước khi tham gia
khóa bồi dưỡng.
2.2.1. Đặc điểm tình hình.
Sơ lược về sự phát triển của Trường THPT Thống Nhất
THPT Thống Nhất được thành lập theo Quyết định số 61/QĐ-UBND, ngày 7/1/2011 của
UBND tỉnh Bình Phước về việc thành lập Trường Trung học phổ thông Thống Nhất; tại thời điểm

này Trường có 14 lớp với 444 học sinh, tổng số cán bộ-giáo viên- nhân viên là 48. Trường THPT
Thống Nhất tọa lạc trên địa bàn thôn 3, xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Địa bàn
tuyển sinh của Trường chủ yếu là học sinh của Trường THCS Thống Nhất của xã Thống Nhất. Năm
học 2014-2015 Trường đã được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia cấp độ một. Năm học 20162017 Trường được Sở GD&ĐT Bình Phước công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục
cấp độ 3…đến năm học 2017-2018 có:

Tình hình đội ngũ.
Nhân sự

Tổng số

Trình
môn

SL Nữ

Đản
g
viên

Thạ Đ
c Sỹ H

C
Đ

TC CC

TC


S
C

BGH

3

3

0

3

0

0

1

2

0

GV

43 27

16

2


41

0

0

0

2

41 43

0

BTĐoàn

1

0

1

0

1

0

0


0

0

1

1

0

PCTHPT

1

0

1

0

1

0

0

0

0


1

1

0

Nhân viên

9

5

0

0

3

0

2

0

0

0

4


5

Tổng

57 33

21

2

49

0

2

1

4

43 52

1

độ

chuyên Trình độ CT

Biên HĐ

chế 68

3

0

5

Số lớp và số học sinh.
12


Khối/lớp

10

11

12

Tổng cộng

Số lớp

6

6

7


19

T.Số học sinh
đầu năm

192

191 214

597

T.Số học sinh
cuối HKI

185

180 213

578

T.Số học sinh
cuối năm học

7

11

1

19


Số học sinh
giảm

12

7

3

22

Số học sinh bỏ
học

3

2

0

5

Ghi chú

Những thuận lợi, khó khăn.
- Thuận lợi.
+ Trường đã được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia cấp độ một trong năm
học 2014 -2015. Tập thể nhà trường rất tự hào vì đây là trường THPT đầu tiên trên
bàn huyện Bù Đăng đạt chuẩn.

+ Nề nếp giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh được ổn định.
+ Tất cả giáo viên có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có tinh thần
đoàn kết và có ý thức trách nhiệm cao.
+ Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ đảm bảo cho việc học buổi sáng và phụ đạo
buổi chiều.
+ Được sự quan tâm sâu sắc của Sở GD&ĐT Bình Phước, Huyện ủy Bù Đăng,
Đảng ủy xã Thống Nhất và hội phụ huynh học sinh về phát triển trường lớp.
- Khó khăn.
+ Tình hình cơ sở vật chất của trường đảm bảo, song trang thiết bị phục vụ
giảng dạy và các phòng làm việc của trường chưa có, điều này làm ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng giáo dục của nhà trường.
13


+ Một số phụ huynh nhận thức về việc học của con em mình còn yếu, còn phó
thác trách nhiệm cho nhà trường, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo
dục đạo đức cho học sinh và việc duy trì sĩ số học sinh của nhà trường .
+ Một số tổ trưởng chuyên môn còn mới, chưa quen việc chưa chủ động trong
các hoạt động của tổ. Việc kiểm tra đánh giá chưa cụ thể còn mang tính vị nể.
2.2.2. Hoạt động kiểm tra của nhà trường.
2.2.2.1.Tổ chức lực lượng.
- Quyết định; số lượng ban kiểm tra trường.
+ Ngay từ đầu năm học lãnh đạo trường đã ra quyết định thành lập Ban kiểm
tra nội bộ trường năm học 2017-2018.
+ Hàng tháng lãnh đạo trường ra quyết định ban hành kế hoạch kiểm tra nội bộ
để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra thường xuyên, đột xuất và định kỳ của tháng.
- Xây dựng kế hoạch
+ Căn cứ công văn số 3775/SGDĐT-TTr ngày 9/9/2016 của Thanh tra Sở
GD&ĐT Bình Phước về việc hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ trường học lãnh đạo
trường đã xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường và gửi cho Phòng Thanhn

tra sở GD&ĐT Bình Phước phê duyệt.
+ Hàng tháng lãnh đạo trường xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ để thực hiện
nhiệm vụ kiểm tra thường xuyên, đột xuất và định kỳ của tháng.
2.2.2.2 Đánh giá kết quả hoạt động kiểm tra.
2.2.2.2.1 Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo.
Kết quả kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo.
Số đợt
TS GV
Xếp loại
Kiểm tra
KT
Số GV
Tỷ lệ
theo
đã kiểm
%
XS
Khá
Đạt
kế
tra
hoạch
Tháng 10
05
05
28%
3
2
0


CĐYC
0
14


Tháng 11
tháng 12
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tổng cộng

04
02
0
0
3
02
0
17

04
02
0
01
03
02
0

17

24%
12%
0
6%
18%
12%
0
100%

3
2
0
0
2
1
0
11

1
0
0
1
1
1
0
6

0

0
0
0
0
0
0
0

0
0
0
0
0
0
0
0

2.2.2.2.2. Kết quả kiểm tra các chuyên đề.
2.2.2.2.2.1. Kết quả kiểm tra các chuyên đề chuyên môn.
a/ Thanh kiểm tra việc quản lí và sử dụng thiết bị dạy học.
- Nhà trường đã có kế hoạch mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học cho các
bộ môn ngay từ đầu năm học.
- Việc bảo quản và sử dụng TBDH giao cho từng tổ bộ môn tự quản lí có sự
kết hợp và hỗ trợ của nhân viên thiết bị. Bộ phận chuyên môn của nhà trường kiểm
tra việc sử dụng TBDH của giáo viên thông qua phiếu đăng ký sử dụng thiết bị.
- Các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công tác bảo quản – sử dụng cơ bản
tốt và tương đối đầy đủ.
2.2.2.2.2.2. Tổ chức kiểm tra các chuyên đề chuyên môn khác.
- Kiểm tra HSSS của giáo viên.
+ Kiểm tra sổ dự giờ. Phần lớn giáo viên dự giờ đủ số tiết theo quy định,

có nhận xét, góp ý rút kinh nghiệm từng phần, đánh giá cho điểm cụ thể. Tuy nhiên
vẫn có trường hợp giáo viên dự chưa đủ số tiết hoặc kế hoạch dự giờ chưa hợp lý,
chưa thiết thực.
+ Kiểm tra sổ kế hoạch cá nhân. Đã thực hiện đúng theo hướng dẫn của
trường, xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần rõ ràng cụ thể. Cập nhật đầy đủ nội dung
theo yêu cầu. Tuy nhiên chưa xác định được biện pháp để thực hiện các nội dung có
hiệu quả.

15


+ Kiểm tra sổ chủ nhiệm. giáo viên chủ nhiệm đã cập nhật đầy đủ các
thông tin của lớp của học sinh. Có kế hoạch hàng tháng, hàng tuần cụ thể và thường
xuyên theo dõi nề nếp hoạt động của lớp.
+ Kiểm tra giáo án. Nội dung và hình thức của giáo án soạn đúng theo quy
định chung của từng môn theo khối, đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng và thực hiện
giảm tải theo hướng dẫn. Tuy nhiên một số giáo viên chưa ghi bổ sung một số tình
huống phát sinh mới vào giáo án cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng lớp và
đối tượng học sinh.
+ Kiểm tra lịch báo giảng. Giáo viên lên lịch báo giảng đúng thời gian quy
định, khớp với thời khóa biểu và sổ ghi đầu bài. Tuy nhiên vẫn còn trường hợp sai sót
trong lịch báo giảng và lên lịch báo giảng còn chậm.
- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên: Hầu hết giáo
viên thực hiện tốt quy chế chuyên môn, không có những sai phạm nghiêm trọng.
2.2.2.2.2.3. Kết quả kiểm tra các chuyên đề khác.
- KT việc dạy thêm học thêm. Kết quả: kiểm tra được 2 lần.
- Kiểm tra công tác quản lý tài chính.Kết quả: kiểm tra được 2 lần.
- Kiểm tra công tác quản lý hành chính. Kết quả: kiểm tra được 2 lần.
- Kiểm tra việc thực hiện việc phòng, chống tham nhũng; luật thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí; thực hiện các cuộc vận đông, phong trào thi đua của

Ngành. Kết quả: kiểm tra được 2 lần.
2.2.2.2.3. Kết quả kiểm tra các tổ, nhóm trong nhà trường.
TS tổ

đã kiểm tra

chuyên môn
07

Tỷ lệ %
ĐYC

07

100

07

Xếp loại
CĐYC

Ghi chú

0

2. 2.2.2.4. Kiểm tra lớp học và học sinh.
- Kết quả: kiểm tra thường xuyên hàng ngày và tổng hợp biên bản hàng tháng.

16



2.2.2.2.5 Kiểm tra toàn diện nhà trường.
- Kiểm tra đội ngũ giáo viên, cán bộ và nhân viên. Kết quả : kiểm tra 2 lần.
- Kiểm tra cơ sở vật chất kỹ thuật. Kết quả : kiểm tra 3 lần.
- Kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ.
+ Thực hiện tốt quy chế tuyển sinh năm học 2017- 2018 Trường thực hiện
đúng các thông tư hướng dẫn của SGD-ĐT.
+ Thực hiện chương trình các môn học: thực hiện đúng theo các văn bản
hướng dẫn của Bộ và Sở GD&ĐT.
+ Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh:
+ Kiểm tra công tác giáo viên chủ nhiệm lớp( 19 GVCN).
+ Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nội quy trường, lớp của học sinh.
- Chất lượng hoạt động giáo dục khác.
+ KT hồ sơ, giảng dạy hoạt động hướng nghiệp.
+ KT hồ sơ, giảng dạy hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Hoạt động và chất lượng giảng dạy, học tập các bộ môn văn hóa.
+ Kiểm tra lịch báo giảng: 1 tuần kiểm tra 1 lần.
+ kiểm tra việc vào điểm ở phần mềm 3 lần trong học kỳ.
+ Kiểm tra việc cho điểm, số cột điểm, việc cộng điểm( điểm TBM HKI theo
Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo) và vào học bạ ( kiểm tra 2 lần vào cuối kỳ ).
- Kiểm tra một số bộ phận: đã kiểm tra 3 lần.KT công tác Y tế học đường; KT
công tác Thư viện; KT công tác Văn thư.
- Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo:
+ Công tác tiếp dân (Bố trí phòng tiếp dân, nội quy tiếp công dân, lịch tiếp dân)
Trường đã có phòng tiếp dân và bố trí cán bộ, giáo viên thường xuyên tiếp dân
trong giờ hành chính.

17



+ Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: trong năm học vừa qua không có đơn thư
khiếu nại, tố cáo.
***Đánh giá chung.
- Ưu điểm.
+ Đã thực hiện kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra nội bộ của đơn vị. Có nhận
xét, đánh giá và kết luận xếp loại sau mỗi đợt kiểm tra.
+ Kỷ cương nề nếp được chấn chỉnh có chuyển biến tốt.
+ Tập thể sư phạm nhà trường nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và mục đích của
việc kiểm tra nội bộ.
+ Thực hiện kiểm tra đúng nội dung yêu cầu, khách quan, công khai và nghiêm túc.
+ Mọi hoạt động của nhà trường có nền nếp. Đội ngũ giáo viên nhà trường đa
số nhiệt tình, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ trọng tâm của ngành của nhà trường,
có ý thức tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng
giảng dạy đều đạt từ khá trở lên, không có CB - GV đánh giá loại yếu, kém.
- Hạn chế.
+ Một số nội dung kiểm tra chưa đem lại hiệu quả thiết thực.
+ Số lượt kiểm tra ít. Chất lượng kiểm tra chưa đáp ứng yêu cầu.
+ Một số bộ phận thực hiện sắp xếp, lưu trữ hồ sơ chưa hợp lý, khoa học.
+ Thực hiện hồ sơ chưa đúng mẫu hướng dẫn của Phòng Thanh tra Sở
GD&ĐT Bình Phước.
2.3. Kế hoạch hoạt động của bản thân sau khi tham gia khóa bồi dưỡng nhằm
đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Sau khi học Chuyên đề số 8 về thanh tra, kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo
chất lượng trường trung học phổ thông( THPT) của khóa bồi dưỡng theo tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II, bản thân đề ra kế hoạch hoạt động
về công tác kiểm tra nội bộ ở Trường THPT Thống Nhất như sau:

18



- Thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học có đủ năng lực để tham mưu, phối
hợp và triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nội bộ. Từng bước nâng cao nhận thức
của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, trước hết là các thành viên ban kiểm tra nội
bộ về các quy định trong quản lý nhà nước về giáo dục, góp phần thực hiện Quy chế
dân chủ ở cơ sở.
- Xây dựng kỷ cương hoạt động của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
theo quy định của ngành và theo kế hoạch thực hiện kỷ cương - kỷ luật hành chính
của trường.
- Thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học để ổn định chất lượng giáo dục
đại trà và nâng cao chất lượng mũi nhọn và kỳ thi THPT quốc gia.
- Xây dựng và cải tạo cảnh quan nhà trường theo hướng Xanh-Sạch-Đẹp -An
toàn- Hiện đại- Tiện nghi.
- Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng
chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
-. Định kỳ tổ chức đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện để kịp thời điều chỉnh, bổ
sung, rút kinh nghiệm trong công tác kiểm tra nội bộ cho những năm tiếp theo.
- Tiếp tục đổi mới hoạt động kiểm tra nội bộ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả
các hoạt động thanh tra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.
- Tập trung kiểm tra: việc thực hiện kế hoạch kỷ cương, kỷ luật hành chính;
việc thực hiện kế hoạch năm học; việc thực hiện chương trình, quy chế chuyên môn,
đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; việc
quản lý và sử dụng các khoản thu; dạy thêm, học thêm; thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW,
các cuộc vận động và các phong trào của ngành kết hợp với các đoàn thể trong và
ngoài nhà trường phát động.
- Công tác tự kiểm tra: Tăng cường chỉ đạo công tác tự kiểm tra của các thành
viên lãnh đạo, các tổ chuyên môn, Thanh tra nhân dân,các Đoàn thể, cán bộ, giáo
viên, nhân viên trong nhà trường.
19



- Sau kiểm tra: tư vấn, uốn nắn, điều chỉnh kịp thời những sai sót hạn chế,
đồng thời kiến nghị với các cấp quản lý điều chỉnh, bổ sung các chính sách quy định
về điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục. Thông qua kiểm tra phát hiện, biểu dương
các cá nhân và tập thể thực hiện tốt các quy chế, quy định của ngành.
- Thực hiện hồ sơ kiểm tra nội bộ theo đúng mẫu hướng dẫn của Phòng
Thanh tra Sở GD&ĐT Bình Phước.
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận:
Qua thời gian học tập, được bồi dưỡng kiến thức thuộc lớp bồi dưỡng tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II được Quý thầy, cô của trường
Đại học sư phạm Huế truyền đạt những kiến thức và kỹ năng gồm những nội dung:
Chuyên đề 1. Lý luận về nhà nước và hành chính nhà nước.
Chuyên đề 2. Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo.
Chuyên đề 3. Quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế
thị trường định hướng XHCN.
Chuyên đề 4. Giáo viên trung học phổ thông với công tác tư vấn học sinh trong
trường THPT.
Chuyên đề 5. Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo
dục ở trường THPT.
Chuyên đề 6. Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II.
Chuyên đề 7. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT.
Chuyên đề 8. Thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng
trường THPT.

20


Chuyên đề 9. Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong
trường THPT.

Chuyên đề 10 . Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao
chất lượng giáo dục và phát triển trường THPT.
Đây là những nội dung hết sức bổ ích và cần thiết cho người quản lí, giáo viên
giảng dạy trong việc thực thi nhiệm vụ tại đơn vị đang công tác. Với 10 chuyên đề đã
giúp cho học viên nhận thức được nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn mới trong
công tác dạy và học. Qua một thời gian học tập bản thân đã tiếp thu được nhiều kiến
thức bổ ích qua đó mạnh dạn đưa ra một số đánh giá tổng quát lại hiệu quả của việc
tham gia khóa bồi dưỡng nhằm phục vụ cho quá trình công tác sau này như sau:
Chuyên đề 1. Lý luận về nhà nước và hành chính nhà nước.
Vận dụng các kiến thức về hành chính Nhà nước, Luật Cán bộ công chức, Luật Viên
chức, việc hoạch định chính sách công của Nhà nước…để bảo vệ quyền lợi của giáo
viên trong thực tế và cũng có thể hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên trong thực tế.
Chuyên đề 2. Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo.
Hiểu rõ quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước, các chính sách
phát triển giáo dục nói chung và chính sách phát triển giáo dục phổ thông nói riêng.
Chuyên đề 3. Quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế
thị trường định hướng XHCN.
Hiểu được các vấn đề cơ bản của quản lý Nhà nước về giáo dục như tính chất,
đặc điểm, nguyên lý, bộ máy quản lý các cấp…
Chuyên đề 4. Giáo viên trung học phổ thông với công tác tư vấn học sinh trong
trường THPT.
Giúp giáo viên cập nhật về đặc điểm phát triển tâm sinh lý của học sinh THPT
hiện nay.
21


Chuyên đề 5. Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo
dục ở trường THPT.
Làm tốt hơn công tác tổ chức, xây dựng các hoạt động dạy học và giáo dục
trong trường THPT.

Chuyên đề 6. Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II.
Cung cấp cho giáo viên các hiểu biết sâu về các thành phần năng lực nghề
nghiệp của giáo viên THPT. Chú trong các định hướng và năng lực vận dụng các
phương pháp dạy học hiện đại cho giáo viên THPT.
Chuyên đề 7. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT.
Tự nâng cao được những kiến thức cơ bản nhất: Dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh; Một số phương pháp dạy học hiệu quả phát triển năng lực
học sinh; Thiết kế và vận dụng dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn nhằm phát triển
năng lực học sinh.
Chuyên đề 8. Thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng
trường THPT.
Hiểu rõ những vấn đề cơ bản về thanh tra, kiểm tra ở trường THPT; Nắm được
mục tiêu chất lượng giáo dục ở trường THPT, các chính sách đảm bảo chất lượng của
trường THPT.
Chuyên đề 9. Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong
trường THPT.
Nắm được cách thức triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng
dụng trong tổ chuyên môn.
Chuyên đề 10. Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao
chất lượng giáo dục và phát triển trường THPT.

22


Nắm được vai trò, nhiệm vụ của trường THPT trong công tác xã hội hóa giáo
dục, xây dựng xã hội học tập và xây dựng môi trường giáo dục.
3.2. Đề xuất:
3.2.1 Đối với sở Giáo dục và Đào tạo Bình Phước
- Tham mưu với UBND tỉnh Bình Phước để mở nhiều lớp bồi dưỡng theo tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên THPT hạng II. Tăng chỉ tiêu xét thăng

hạng giáo viên THPT hạng II.
- Cần hỗ trợ một phần kinh phí cho cán bộ, giáo viên tham gia khóa bồi dưỡng.
- Bố trí thời gian và địa điểm cho khóa học quá tốt.
3.2.2 Đối với trường Đại học sư phạm Huế
- Phối hợp với sở Giáo dục và Đào tạo Bình Phước mở nhiều lớp bồi dưỡng
theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên THPT hạng II.
- Tôi hy vọng các khóa học sau tổ chức tốt như khóa học này.
3.2.3 Đối với giảng viên hướng dẫn các chuyên đề
- Chuyên môn nghiệp vụ quá tốt.
- Phương pháp giảng dạy phụ hợp với đối tượng là cán bộ quản lý và giáo viên
các trường THPT.
- Nhiệt tình hướng dẫn học viên vận dụng các kiến thức của từng chuyên đề để
giải quyết các tình huống diễn ra trong thực tế .
- Thực hiện giờ giấc, số tiết theo quy định một cách nghiêm túc.
3.2.4 Đối với Ban cán sự lớp, học viên trong lớp
- Ban cán sự lớp cần điểm danh học viên tham gia khóa học 2 lần/ một buổi
học. Có đánh giá về chuyên cần và ý thức học tập của học viên qua từng chuyên đề.
- Học viên cần thực hiện nghiêm túc nội quy lớp học.
Cam kết của học viên: em xin cam đoan những nội dung trình bày trong bài thu
hoạch cuối khóa của lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên

23


THPT hạng II là của bản thân tự làm, các số liệu trong bài thu hoạch là hoàn toàn
trung thực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Giáo dục( đã sửa đổi bổ sung năm 2009), NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2010.
2. Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006 của Chính phủ về tổ chức

và hoạt động của thanh tra giáo dục.
3. Luật thanh tra, số: 56/2010/QH12.
4. Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ
Quy định trách nhiệm Quản lý Nhà nước về Giáo dục.
5. Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010 của Thanh tra Chính phủ
quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra.
6. Thông tư 43/2006/TT/BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về thanh tra toàn diện nhà trường, các cơ sở giáo dục khác và thanh tra
hoạt động sư phạm nhà giáo.
7. Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng
II của nhà xuất bản đại học sư phạm Hà Nội.

24



×