Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Đánh giá đặc điểm nông sinh học và mức độ đa dạng tập đoàn đậu tương tại ngân hàng gen cây trồng quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 75 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA NÔNG HỌC



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ MỨC ĐỘ
ĐA DẠNG TẬP ĐOÀN ĐẬU TƯƠNG TẠI NGÂN
HÀNG GEN CÂY TRỒNG QUỐC GIA

Người hướng dẫn : TS. VŨ THANH HẢI
TS. VŨ ĐĂNG TOÀN
Bộ môn

: RAU - HOA - QUẢ

Người thực hiện

: NGUYỄN THỊ THU HÀ

Lớp

: KHCTA

HÀ NỘI - 2017

Khóa: 58


LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình thực tập, để hoàn thành đề tài này ngoài sự nỗ lực của
bản thân, tôi đã nhận được sự chỉ đạo tận tình của các thầy giáo, cô giáo.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm khoa cùng quý
thầy cô trong khoa Nông học đã tạo điều kiện giúp đỡ và có những góp ý quý
báu, kịp thời cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Vũ Thanh HảiBộ môn rau hoa quả – Khoa Nông Học – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã
tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp.
Tiếp theo, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo TS. Vũ
Đăng Toàn – Trưởng phòng khoa học và hợp tác quốc tế- Trung tâm Tài nguyên
Thực vật-Hoài Đức- Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo các anh chị của Trung tâm
Tài nguyên Thực vật đã hết lòng giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và
tinh thần cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp,
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã
luôn giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suất thời gian thực
hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Sinh viên

22


Nguyễn Thị Thu Hà

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC ĐỒ THỊ

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
FAO

: Food and Agriculture Organization of the United Nations

USDA

: Bộ Nông nghiệp Mỹ

AVRDC

: Asian vegetable research and development centre
(Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu Châu Á)

BỘ NN & PTNN : Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

33


PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đậu tương(Glycine max (L.) Merill) còn gọi là đậu nành thuộc họ đậu
(Fabaceace), là một trong những cây trồng có lịch sử lâu đời. Đậu tương- được
trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới,đặc biệt ở vùng nhiệt đới,á nhiệt đới. Đậu

tương được con người biết đến cách đây chừng 5000 năm và ngày càng có vai
trò quan trọng (Lê Độ Hoàng,1977). Đậu tương là cây trồng có giá trị nhiều
mặt: Cung cấp protein,dầu thực vật cho con người, làm thức ăn chăn nuôi, là
nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp, là cây trồng cải tạo đất.
Hạt đậu tương có thành phần hóa học cao: protein (40%), lipid (12-25%),
glucid (10-15%), các vitamin A, B1, B2.…và các muối khoáng quan trọng. Lipit
của đậu tương chứa một tỉ lệ cao các axit béo chưa no (60-70%) có hệ số đồng
hóa cao, mùi vị thơm như axit linoleic (52-65%), axit oleic (25-36%), axit
linolenolic (2-3%) ( Ngô Thế Dân và cs, 1999).
Đậu tương có đủ các axít amin cơ bản như: Isoleucin, Leucin, Lysin,
Metionin, Phenylalanin, Tryptophan, Valin. Ngoài ra, đậu tương được coi là một
nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh vì chứa một lượng đáng kể các amino axit
không thay thế cần thiết cho cơ thể.
Đậu tương là cây trồng có tác dụng cải tạo đất, tăng năng suất các loại cây
trồng khác do bộ rễ có nhiều nốt sần cố định đạm có khả năng tạo ra nguồn đạm
liên kết mà không làm rối loạn cân bằng sinh thái nhờ cộng sinh của vi khuẩn
nốt sẩn Rhizobium japonicum với rễ đậu tương.Vì vậy, tính ưu việt của đậu
tương là trồng xen, trồng gối, luân canh với các loại cây trồng sử dụng đạm
mạnh như: Lúa mì, lúa nước,ngô. Đậu tương có khả năng cố định 60-80 kg
N/ha/năm, tương đương với 300-400 kg đạm sunfat (Phạm Văn Thiều, 2009).
Ở nước ta, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị
hóa và công nghiệp hóa cao, cho nên việc tăng diện tích đất canh tác về lâu dài
sẽ bị hạn chế và việc tăng vụ chỉ đến mức giới hạn nhất định. Trong khi đó nhu
cầu về đậu tương ngày càng tăng. Hàng năm sản xuất đậu tương ở Việt Nam mới
44


đạt khoảng 300.000 tấn. đáp ứng 15% nhu cầu nên vẫn phải phụ thuộc vào
nguồn đậu tương nhập khẩu. (Theo VIETRADE, 2014) Năm 2013, nước ta nhập
khẩu khoảng 1,26 triệu tấn đậu tương(quy hạt) tuy lượng nhập khẩu có giảm so

với năm 2012 (1,46 triệu tấn) nhưng dự kiến trong những năm tới sẽ thiếu hụt
vẫn rất lớn. Do đó, để tăng sản lượng đậu tương cần phải có bộ giống tốt.năng
suất, chất lượng cao, chống chịu với điều kiên ngoại cảnh, thời gian sinh trưởng
ngắn và trung bình, phù hợp với cơ cấu mùa vụ và tập quán canh tác. Để có
nhanh bộ giống đa dạng phục vụ sản xuất, công tác đánh giá tuyển chọn những
dòng, giống đậu tương tốt từ nguồn vật liệu thu thập trong và ngoài nước có vai
trò đáng kể,khi hoạt động chọn tạo giống chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi
của sản xuất.
Với mong muốn đánh giá tập đoàn chọn lọc ra các nguồn gen đậu tương
triển vọng phục vụ cho công tác phát triển giống trong sản xuất, góp phần làm
phong phú bộ giống đậu tương của nước ta.
Đề tài “ Đánh giá đặc điểm nông sinh học và mức độ đa dạng tập
đoàn đậu tương tại Ngân hàng gen cây trồng quốc gia” đã được thực hiện.
1.2. Mục đích. yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Đánh giá các đặc điểm nông sinh học cơ bản nhằm xác định một số mẫu
giống có đặc điểm tốt giới thiệu cho công tác chọn tạo giống và sản xuất.
Dựa vào đặc điểm hình thái để đánh giá mức độ đa dạng di truyền của các
mẫu giống đậu tương.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được các đặc điểm nông sinh học cơ bản, mức độ nhiễm sâu
bệnh hại và khả năng chống đổ, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất làm
cơ sở cho việc tuyển chọn các mẫu giống đậu tương triển vọng.
Trên cơ sở phân tích các dữ liệu cũng như biến động về đặc điểm nông
sinh học để thiết lập sơ đồ hình cây về mối quan hệ di truyền.

55


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Nguồn gốc,phân bố của cây đậu tương
Đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là loại cây trồng có vai trò quan
trọng trên phạm vi toàn cầu. Nó là nguồn thực phẩm cung cấp cả hai loại protein
và dầu thực vật. Hạt đậu tương có hàm lượng dinh dưỡng cao với hàm lượng
protein (35,5 - 46%). lipid (15-20%). hydratcacbon (15-16%), có chứa nhiều
vitamin, vi lượng và muối khoáng quan trọng cho sự sống (Nguyễn Thị Hiền và
Vũ Thị Thư, 2004). Đậu tương là cây được cho là có nguồn gốc từ Mãn Châu.
Trung Quốc và đã được biết đến cách đây hơn 5000 năm. Quá trình trồng trọt và
khảo sát có thể trong triều đại Shang (năm 1700-1100 B.C) hoặc sớm hơn. Từ
phía Bắc Trung Quốc đậu tương phát triển sang Triều Tiên. Nhật Bản. đến thế kỉ
17 thì thâm nhập sang châu Âu. Ở miền Đông và Nam Trung Quốc. đậu tương
truyền lan sang các nước Đông Nam châu Á. Ngày nay nông dân các nước châu
Á coi cây đậu tương là một trong các cây trồng chính. Ở Việt Nam đậu tương
được trồng từ lâu đời. Từ thế kỉ 13 Lê Quý Đôn đã ghi chép lại trong sách “Vân
đài loại ngữ” đậu tương trồng ở một số tỉnh vùng Đông Bắc, miền Bắc nước ta.
Theo thống kê của FAO (2014), đậu tương được trồng trên 95 quốc gia và
vùng lãnh thổ và là một trong những cây trồng mang tính chiến lược đối với
những quốc gia có điều kiện phát triển vì nó có giá trị trao đổi rất cao trên thị
trường do nhu cầu sử dụng protein, dầu thực vật, thực phẩm chức năng và
nguyên liệu thức ăn chăn nuôi gia súc ngày càng gia tăng.
2.2 Phân loại cây đậu tương
Đậu tương thuộc bộ Fabales, họ Fabaceae, họ phụ Leguminosae, chi
Glycine. Đậu tương trồng có tên khoa học là Glycine max (L) Merrill do Ricker và
Morse đề nghị năm 1948. Glycine được chia làm 2 họ phụ là Glycine và Soyja.
Hệ thống phân loại căn cứ vào đặc điểm về hình thái, sự phân bố địa lý và
số lượng nhiễm sắc thể do Hymowit và Newell (1981) xây dựng. Chi phụ
Glycine có 16 loài, đa số phân bố ở Australia, một số ở đảo Nam Thái Bình
66



Dương, Papua New Guinea, Philippine, Đài Loan. Đa số các loài có số lượng
nhiễm sắc thể 2n = 40 (có một số loài 2n = 38; 78 và 80). Chi phụ Soyja
(Moech) F.J.Herm có 2 loài: loài G. soyja Sieb và Zucc, phân bố ở Trung Quốc,
Nga, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên và loài Glycine max (L) Merrill là đậu
tương trồng hiện nay trên thế giới được trồng hàng năm có ý nghĩa kinh tế và
quan trọng nhất, chúng có số lượng nhiễm sắc thể 2n = 40.
2.3 Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới và Việt Nam
2.3.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên Thế giới
Đậu tương (Glycine max (L.) Merrill là một trong những cây trồng quan
trọng và phổ biến nhất để cung cấp và dầu thực vật trên thế giới (Khan et al.,
2004). Đây là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao được các nhà khoa học xếp
vào một trong những “thực phẩm chức năng và đóng vai trò thiết yếu để nâng
cao tiêu chuẩn thực phẩm cho con người ở những nước đang phát triển trong
tình trạng thiếu hụt protêin (Chaudhary, 1985). Lượng dầu của cây đậu tương
đứng ở vị trí thứ nhất trong tổng số dầu thực vật được tiêu thụ ở thế giới.
Theo thống kê của FAO (2014) sản xuất đậu tương trong những năm gần
đây trên thế giới ngày càng được mở rộng và phát triển. Diện tích, năng suất và
sản lượng đậu tương không ngừng tăng qua từng năm (Bảng 2.2 và biểu đồ 2.1)
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương thế giới từ 2009 đến 2013
Năm

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
( tạ/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)


2009

99,33

22,49

223,41

2010

102,80

25,78

265,04

2011

103,80

25,23

261,94

2012

104,92

22,98


241,14

2013

111,27

24,84

276,40

77


(Nguồn: FAOSTAT,2014)
Hình 2.1. Biểu đồ diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương thế giới từ
2009 đến 2013
Qua bảng 2.1 kết hợp với biểu đồ hình 2.1 cho thấy từ năm 2009 đến năm
2013 diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương thế giới liên tục tăng. Năm 2009
diện tích chỉ khoảng 99,33 triệu ha, đến năm 2013 đã là 111,27 triệu ha. Cùng
với sự tăng nhanh về diện tích thì năng suất đậu tương cũng tăng đáng kể, từ
22,49 tạ/ha năm 2009 đã lên tới 25,23 tạ/ha năm 2011, tuy nhiên vào năm 2013
thì năng suất có giảm đi một chút, chỉ còn 24,84 tạ/ha. Sản lượng đậu tương
không ngừng tăng qua các năm từ 223,49 triệu tấn năm 2009 lên tới 276,40 triệu
tấn năm 2013. Dù năng suất năm 2013 có giảm nhưng sản lượng đậu tương vẫn
tăng so với năm 2010 do diện tích gieo trồng đậu tương năm 2013 tăng lên.
Đậu tương được trồng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới nhưng tập
trung nhiều nhất ở khu vực châu Mỹ chiếm 70,03%, tiếp đó là tại các nước ở
khu vực châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ… chiếm 23,15% (Bộ Nông nghiệp Mỹ
- USDA, 2010). Diện tích đậu tương trên thế giới tập trung chủ yếu ở Mỹ,
Brazil, Trung Quốc, Argentina và Ấn Độ. Trong đó nước Mỹ, Brazil, Argentina


88


là những nước sản xuất đậu tương hàng đầu trên thế giới chiếm hơn 70% diện
tích đậu tương hằng năm.
Bảng 2.2. Sản xuất đậu tương của một số nước trên thế giới trong ba năm
2011-2013
Năm
Nước

2011

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

( tạ/ha)

(triệu tấn)
2012

2013

84,19 82,05


89,48

Brazil

23,97 24,97 27,86 31,21 26,36 29,32 74,81 65,84

81,70

Argentina

18,74 17,57 19,41 26,07 22,81 25,39 48,87 40,10

49,30

Trung Quốc

7,89

Mỹ

Ấn Độ

2012

2013

2011

2012


2013

29,85 30,79 30,70 28,19 26,64 29,14

6,75

6,60

10,18 10,84 12,20

2011

18,36 19,33 18,94

14,48 13,05

12,50

11,99

12,21 14,66

11,94

13,53

9,79

(Nguồn: FAOSTAT, 2014)
Qua bảng 2.2 cho thấy diện tích trồng, năng suất cũng như sản lượng đậu

tương của các nước luôn có sự biến động qua các năm và Mỹ luôn là nước sản
xuất đậu tương lớn nhất thế giới. Năm 2013 diện tích đậu tương của Mỹ đạt
30,70 triệu ha, chiếm 27,59% diện tích đậu tương thế giới, sản lượng đạt 89,48
triệu tấn, chiếm 32,37% tổng sản lượng đậu tương của thế giới. Tuy nhiên năng
suất đậu tương lại giảm từ 28,19 tạ/ha năm 2011 xuống còn 26,64 tạ/ha năm
2012. Tuy vậy, Mỹ vẫn là cường quốc đứng đầu thế giới về sản xuất đậu tương.
Hiện nay diện tích trồng đậu tương ở Mỹ đứng thứ 3 sau lúa mì, ngô và được coi
là mặt hàng có giá trị chiến lược trong xuất khẩu và thu hồi ngoại tệ. Năng suất
đậu tương của Mỹ liên tục tăng chủ yếu là do biết áp dụng đồng bộ các biện
pháp kĩ thuật để tăng năng suất, trong đó yếu tố giống được chú trọng và phát
triển hơn cả.
Sau Mỹ, Brazil là cường quốc đứng thứ 2 về tổng diện tích và sản lượng
đậu tương và đang được dự báo sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2014 trở thành nước
đứng đầu về sản xuất đậu tương trên thế giới. Năm 2013, diện tích trồng chiếm
25,04% diện tích trồng đậu tương của thế giới, sản lượng chiếm 29,56% sản
99


lượng đậu tương thế giới. Braxin rất quan tâm tới việc sản xuất đậu tương do
vậy diện tích năng suất và sản lượng không ngừng được tăng lên trong 3 năm
gần đây. Nếu như năm 2011, diện tích trồng đậu tương chỉ đạt 23,97 (triệu ha),
năng suất đạt 31,21 (tạ/ha) và sản lượng chỉ đạt 74,81 (triệu tấn) thì đến năm
2013 diện tích đã tăng lên đến 27,86 (triệu ha), sản lượng tăng 9,21% là 81,7
(triệu tấn). Ngày nay, để tăng năng suất và sản lượng đậu tương Braxin đang tiếp
tục đẩy mạnh công tác giống, sử dụng gống mới như giống chống chịu sâu bệnh,
giống chuyển gen,.., áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất
nhằm nâng cao sản lượng đậu tương hàng năm.
Quốc gia đứng thứ 3 sau Mỹ và Braxin về sản xuất đậu tương là
Argentina. Tại quốc gia này đậu tương thường được trồng luân canh với lúa mì.
Từ năm 1961 – 1962 chính phủ đã có chính sách hỗ trợ cho việc phát triển đậu

tương nên diện tích và sản lượng đậu tương tăng lên khá mạnh. Hiện nay có thể
nói đậu tương và các sản phẩm từ đậu tương là nguồn thu ngoại tệ quan trọng
nhất của Argentina, với kim ngạch đạt 21,881 tỷ USD trong năm 2013, chiếm
gần 26,4 % tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia Nam Mỹ này. Năm 2013
diện tích trồng đậu tương tăng 0,94 (triệu ha), sản lượng tăng 0,43 (triệu tấn) so
với năm 2011, nhưng năng suất lại giảm 0,68 (tạ/ha).
Trung Quốc là nước sản xuất đậu tương đứng đầu châu Á và đứng thứ tư
thế giới, năm 2013 chiếm 5,93% về diện tích và 4,52% sản lượng đậu tương thế
giới. Qua bảng trên cho thấy năng suất đậu tương của Trung Quốc còn thấp
nhiều so với các nước Mỹ, Brazil, Argentina. Tuy nhiên theo FAO (2010) mức
năng suất này vẫn cao hơn một số nước khác trong khu vực như Ấn Độ (12-13
tạ/ha), Việt Nam (13-14 tạ/ha).
Đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất đậu tương là Ấn Độ. Ấn Độ là nước
có sự biến động nhất về tình hình sản xuất đậu tương, năm 2012 với diện tích trồng là
10,84 triệu ha nhưng sản lượng đạt 13,53 triệu tấn cao hơn hẳn so với năm 2013 mặc
dù diện tích trồng tăng lên (12,20 triệu ha). Tuy diện tích trồng đậu tương của Ấn
1010


Độ tăng dần qua các năm từ 19,18 triệu ha năm 2011 lên đến 12,20 triệu ha năm
2013 nhưng sản lượng và năng suất lại có phần giảm sút: Sản lượng giảm từ
12,21 triệu tấn năm 2011 xuống còn 11,94 triệu tấn năm 2013, năng suất giảm
2,2 triệu ha từ năm 2011 đến năm 2013.
Nhìn chung sản xuất đậu tương của thế giới trong những năm gần đây
phát triển rất mạnh do giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của nó mang lại. Năng
suất đậu tương tăng là do việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong
công tác nghiên cứu và chọn tạo giống đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ sinh
học (CNSH) vào sản xuất. Năm 2011, diện tích cây trồng ứng dụng CNSH trên
toàn cầu đạt 140 triệu ha, trong đó đậu tương chiếm gần 60%, tập trung ở các nước
Mỹ, Argentina, Braxin, Canada, Ấn Độ, Trung Quốc, Paraguay, Nam Phi, Uruguay

(Clive James, 2011).
Xu thế diện tích trồng đậu tương trên thế giới thường gia tăng do nhu cầu
sử dụng chính sách quản lý và thương mại của các quốc gia, đặc biệt trong hoàn
cảnh ngày càng có nhiều quốc gia sử dụng các giống biến đổi gen (GMO).
Trồng giống đậu tương có chuyển gen kháng Glyphosat, khi phun Glyphosat,
diệt được sạch cỏ dại và không ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của
cây đậu tương. Trong nhiều năm qua,việc mở rộng diện tích đậu tương có
chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ chưa thấy gây hại cho sức khỏe con người và
động vật, chưa phát hiện bất kì ngộ độc nào đối với người và gia súc ( Nguyễn
Công Tạn, 2006).
Các nghiên cứu trên cây đậu tương được tiến hành khá sớm. Từ thí
nghiệm đầu tiên được tiến hành vào năm 1804 tại bang Pelecibuanhia(Mỹ), đến
năm 1893,Mỹ có trên 10.000 mẫu giống đậu tương thu thập được từ các nơi trên
thế giới. Hướng chủ yếu của công tác nghiên cứu chọn giống là sử dụng các tổ
hợp lai cũng như nhập nội, thuần hóa trở thành giống thích nghi với từng vùng
sinh thái, đặc biệt là nhập nội để bổ sung vào quỹ gen. Mục tiêu của công tác
giống ở Mỹ trong giai đoạn này là chọn ra những giống có khả năng thâm canh
1111


cao, phản ứng với quang chu kỳ, chống chịu tốt với các điều kiện ngoại cảnh bất
thuận, hàm lượng protein cao, dễ bảo quản và chế biến (Johnson H. W. and
Bernard R.L., 1967).
Cây đậu tương là đối tượng nghiên cứu ở nhiều viện nghiên cứu, các
trường đại học trên thế giới nghiên cứu và những năm gần đây các vườn giống
đã được thành lập tại các tổ chức, cơ quan như: Viện nghiên cứu và phát triển
rau màu Châu Á( AVRDC), Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp Nhiệt Đới ( IITA),
Trung tâm đào tạo nghiên cứu nông nghiệp cho vùng Đông Nam Á ( SEARCA),
Chương trình hợp tác nghiên cứu cây thực phẩm các nước Trung Mỹ
(PPCCMA), Chương trình nghiên cứu đậu tương quốc tế (INTSOY), Trung tâm

nghiên cứu Nông Nghiệp quốc tế Australia (ACIAR), Viện nghiên cứu lúa Quốc
tế (IRRI) và nhiều trường đại học khác.
Tại Mỹ, nhờ các phương pháp chọn lọc và nhập nội, gây đột biến và lai
tạo, họ đã tạo ra được nhiều giống đậu tương mới. Nhưng dòng nhập nội có
năng suất cao đều sử dụng làm vật liệu trong các chương trình lai tạo và chọn
lọc. Công tác chọn tạo thông qua đột biến thực nghiệm đã đạt được những kết
quả rất khả quan tại Mỹ và Trung Quốc, đã tạo ra những giống có khả năng
chống bệnh rỉ sắt rất cao (Tulnan Netto, Nazim 1988-1900).
Ở Thái Lan,sự phối hợp giữa 2 trung tâm MOAC và CGPRT nhằm cải
tiến giống có năng suất cao, chống chịu với một số sâu bệnh hại chính ( gỉ sắt,
sương mai,vi khuẩn..) đồng thời có khả năng chống chịu được đất mặn, chịu
được hạn hán và ngày ngắn ( Judy W.H and Jackobs J.A., 1979).
Đã có nhiều thành công trong việc xác định các dòng, giống tốt, có tính
ổn định và khả năng thích ứng với các điều kiện môi trường khác nhau.
Sanbuichi và Gotoh (1969) với 5 giống đậu tương thu được ở 7 địa điểm trong
thời gian 6 năm cho thấy: các giống được xác định là thích ứng rộng về không
gian nhưng lại nhạy cảm về thời gian, một số giống được xác định là thích ứng
rộng đối với năm trồng nhưng lại thích ứng hẹp đối với địa điểm trồng.
1212


Đến nay công tác nghiên cứu giống đậu tương trên thế giới đã đạt được
những tiến bộ đáng kể, việc áp dụng công nghệ sinh học nhằm tạo ra những
giống đậu tương biến đổi gen đã rất thành công ở Mỹ, Trung Quốc và Argentina
và trên thực tế 9 giống đậu tương biến đổi gen có ưu điểm kháng thuốc trừ cỏ
hoặc kháng bệnh, gia tăng năng suất quả đã được tạo ra. Hiện nay đậu tương
công nghệ sinh học là cây trồng chính được trồng trong năm 2008 với diện tích
69,2 triệu ha, chiếm 77% trong tổng diện tích 90 triệu ha diện tích đất trồng đậu
tương chung trên thế giới (ISAAA, 2010). Tuy nhiên cho tới nay, vẫn có nhiều
bàn cãi xung quanh vấn đề này. Bên cạnh những công tác chọn tạo giống, các

tiến bộ kĩ thuật, các quy trình thâm canh ngày một được cải thiện cũng là một
trong những yếu tố rất quan trọng
2.3.2 Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Một số tài liệu cho rằng cây đậu tương được đưa vào trồng ở nước ta từ
thời vua Hùng và xác định nhân dân ta trồng cây đậu tương trước cây đậu xanh
và cây đậu đen ( Ngô Thế Dân và cs, 1999). Người dân Việt Nam đã biết đến
trồng trọt và sử dụng đậu tương từ hàng nghìn năm nay. Trước cách mạng tháng
8 diện tích đậu tương cả nước là 30.000 ha, năng suất 4,1 tạ/ha. Sau cách mạng
tháng 8 và trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhà nước chú ý đẩy mạnh sản
xuất cây đậu tương nhưng năng suất đạt thấp, như: năm 1967 diện tích là năm
cao nhất thời kì này, nhưng chỉ xấp xỉ bằng diện tích năm 1939. Sau năm 1973
sản xuất đậu tương ở nước ta mới có bước phát triển đáng kể, sản xuất nhằm 3
mục đích:
-

Giải quyết vấn đề protein cho người và gia súc.
Xuất khẩu.
Cải tạo đất
Tình hình sản xuất đậu tương trong nước mấy năm gần đây được trình bày

trong bảng 2.3và biểu đồ 2.2.
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của Việt Nam

1313


2006

Diện tích
(nghìn ha)

185,6

Năng suất
(tạ/ha)
13,9

Sản lượng
(nghìn tấn)
258,1

2007

187,4

14,7

275,2

2008

192,1

13,9

267,6

2009

147,0


14,6

215,2

2010

197,8

15,1

298,6

2011

181,1

14,7

266,9

2012

119,6

14,5

173,5

2013


117,8

14,3

168,3

Năm

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam tháng 10/2014)
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của Việt Nam
Qua bảng 2.3 kết hợp với biểu đồ 2.2 cho thấy giai đoạn 2006-2008, diện
tích đậu tương của nước ta liên tục tăng từ 185,6 nghìn ha (năm 2006) lên 192,1
nghìn ha (năm 2008), nhưng năng suất và sản lượng có chiều hướng tăng từ
năm 2006 tới năm 2007, sau đó lại sút giảm nghiêm trọng, mặc dù Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã có nhiều chủ trương để phát triển cây trồng này.
Năm 2011 diện tích đậu tương Việt Nam đạt 181,1 nghìn ha, năng suất
14,7 tạ/ha, sản lượng 266,9 nghìn tấn; so với năm 2010 diện tích gieo trồng cả
nước bị giảm 16,7 nghìn ha, và sản lượng giảm 31,7 nghìn tấn. Tính đến năm
2013 diện tích trồng đậu tương đạt 117,8 nghìn ha, năng suất bình quân là 14,3
tạ/ha, sản lượng đạt 168,3 nghìn tấn giảm nhẹ so với năm 2012. Hiện nay trong
khu vực châu Á diện tích đậu tương Việt Nam đang được tăng dần, đã vượt qua
Myanmar và đang đứng thứ 4 sau các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên
(FAOSTAT, 2014).
Xét trên phạm vi cả nước trong những năm gần đây mặc dù diện tích đậu
tương có gia tăng chủ yếu là ở các tỉnh phía Bắc, nhưng khu vực Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long diện tích đậu tương lại bị sụt
1414


giảm do đó sản lượng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đậu tương, việc mở rộng diện tích và
nâng cao năng suất là việc làm cần thiết. Do năng suất đậu tương bình quân còn
thấp, hơn nữa sản xuất lương thực vẫn là chủ đạo, đậu tương chỉ được xem là
cây trồng phụ nên diện tích trồng đậu tương còn ít và việc tăng diện tích còn bị
nhiều hạn chế. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dung của nhân dân, cải thiện khẩu phần ăn
của con người, làm thức ăn gia súc, gia cầm và tiến tới xuất khẩu phải chú trọng đến
việc tăng năng suất và diện tích trồng đậu tương, từ đó tăng sản lượng.
Điều kiện khí hậu ở miền Bắc nước ta rất thuận lợi cho việc trồng đậu
tương 3-4 vụ trong năm, tùy từng vùng và tập quán của từng địa phương. Cây
đậu tương tập trung ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long (An Giang, Đồng
Tháp); Ở miền Bắc đây là vụ đậu nành được trồng nhiều ở các tỉnh Hà Bắc,
Lạng Sơn, Cao Bằng…
Trong chiến lược thâm canh tăng vụ, việc đưa vào luân canh những cây
trồng có giá trị cải tạo đất là một vấn đề thiết yếu nhằm nâng cao năng suất cây
trồng và sử dụng đất bền vững. Đậu tương có khả năng cố định nhờ có vi khuẩn
cộng sinh, chưa kể chất hữu cơ có trong thân lá ( Chu Văn Tiệp, 1981). Tuy vậy,
do năng suất đậu tương còn thấp, giá rẻ, thiếu giống năng suất cao, chống chịu
với điều kiện bất thuận, sâu bệnh cũng như thiếu biện pháp kĩ thuật canh tác
(Trần Văn Lai, 1996) dẫn đến việc phát triển cây đậu tương còn chậm.
Năng suất đậu tương ở nước ta còn rất thấp, một trong những nguyên
nhân chính là trong sản xuất còn đang sử dụng nhiều giống địa phương, giống
cũ… Vì vậy, theo các chuyên gia đầu ngành, hiện nay công tác chọn tạo giống
đậu tương tập chung vào một số hướng chính sau đây: (1) Chọn tạo giống thích
hợp cho thời vụ gieo trồng khác nhau, (2) Xác định các bộ giống thích hợp cho
các vùng sinh thái khác nhau, (3) Chọn tạo giống có năng suất cao, (4) Chọn tạo
giống có năng suất chống chịu tốt với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận, (5)
Chọn tạo giống có khả năng chống chịu sâu bệnh hại chủ yếu trên đậu tương…
1515



Ngô Thế Dân, Trần Đình Long và cs, 1994; Trần Đình Long và cs, 2000, 2006.
Bằng phương pháp lai hữu tính và đột biến thực nghiệm, chọn lọc dòng
theo các mục tiêu: năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, trung và dài ngày;
thích hợp trồng vụ hè, vụ xuân và đông hoặc 3 vụ/năm đối với đậu tương; giống
năng suất cao kích thước hạt lớn phục vụ xuất khẩu, giống kháng bệnh mốc vàng,
bệnh héo xanh vi khuẩn, giống cho vùng thâm canh và cho vùng nước trời đối với
lạc. Các dòng đã được đánh giá về năng suất, các đặc tính quan tâm tại các vùng sinh
thái khác nhau từ đó chọn ra được 21 giống gửi khảo nghiệm quốc gia.
Kế thừa kết quả nghiên cứu giai đoạn 2001 - 2005, đề tài đã chọn tạo và
được Bộ NN&PTNT công nhận chính thức 5 giống đậu tương (ĐVN 5, ĐT 22,
ĐT26, Đ2101, DT 2001) và công nhận tạm thời 2 giống (ĐVN11, DT 2008).
Ngoài ra, đề tài còn chọn ra một số dòng triển vọng có năng suất và chất lượng
cao cho giai đoạn kế tiếp.
Viện lúa ĐBSCL đã tiến hành lai tạo những giống đậu tương ngắn ngày,
đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của vùng. Hơn 42 cặp lai và
1200 dòng con lai đã được đánh giá chọn lọc những dòng triển vọng, đây là
nhiệm vụ mới của Viện Lúa ĐBSCL kể từ năm 1999 đến nay. Những dòng triển
vọng nổi bật được tiến hành khảo nghiệm so sánh năng suất là OMDN16-5;
OMDN18-11; OMDN19-2; OMDN22; OMDN21-3; OMDN23-1 ( Lưu Văn
Quỳnh và cs, 2003).
Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm đậu đỗ- Viện Cây Lương thực và thực
phẩm đã chọn lọc các cá thể từ nguồn vật liệu do trường Học Viện Nông Nghiệp
Việt Nam cung cấp. Qua 5 năm khảo nghiệm (1990-1995) giống AK06 được
đánh giá là có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, khả năng thích ứng rộng,
nhiễm sâu bệnh nhẹ, chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận khá ( Đỗ
Minh Nguyệt và cs, 2000)
Giống đậu tương mới ĐT 26 được Trung tâm nghiên cứu và phát triển đậu
đỗ họn lọc từ tổ hợp lai giữa ĐT 2000 x ĐT 12, được Bộ NN & PTNT công
1616



nhận cho sản xuất thử từ 2007.
Viện cây Lương thực và Cây thực phẩm đã đưa áp dụng các kết quả
nghiên cứu về giống cây mới, trong đó có cây đậu tương cho nhiều địa phương
trong các nước, các giống đậu tương mới, như: ĐT92, Đ9602, Đ9804, Đ2101,...
cho năng suất cao hơn 15-20% so với giống cũ, các giống đậu tương ngắn ngày
như Đ2601, Đ8...có thể gieo trồng được cả 3 vụ/năm.. Kết hợp với các biện
pháp kĩ thuật như làm đất tối thiểu, kĩ thuật gieo đã giúp nhiều địa phương như
Hà Nội, Vĩnh Phúc,.. đưa diện tích cây đậu tương trở thành điểm phát động
phong trào cho cả nước học tập ( Nguyễn Văn Lâm, 2009).
Tại Trung Tâm Tài Nguyên Thực Vật qua nhiều năm nhân giống kết hợp
đánh giá tập đoàn đậu tương, đã xác định được một số giống địa phương có
nhiều đặc tính nông sinh học tốt nhưng ngoài sản xuất hầu như đã mất giống,
hoặc giống có độ thuần thấp như ĐH 4, Lơ Hà Bắc, VX92, đậu tương Sông Mã,
Xanh Bắc Hà,... những nguyên vật liệu này trước đây đã được trồng phổ biến ở
những vùng sử dụng nước trời ở phía Bắc, có tiềm năng chịu hạn và có khả năng
phát triển trên nhiều vùng khô hạn nhưng chưa được đánh giá khai thác sử dụng.
Như vậy, công tác nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương ở nước ta trong
thời gian qua đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Bộ giống đậu tương
ngày càng phong phú với nhiều giống mới có năng suất và chất lượng hạt ngày
càng được nâng cao, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên từng vùng sinh thái.
Tuy nhiên, bộ giống đậu tương hiện có chưa thể đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi
của thực tiễn sản xuất. Vì vậy, cần nghiên cứu chọn tạo các giống đậu tương có
thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, khả năng thích ứng rộng để đáp ứng
được thực tiễn sản xuất hiện nay.

1717


PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu ban gồm: 35 mẫu giống đậu tương tại ngân hàng gen Cây trồng
Quốc gia (bảng 3.1)
Bảng 3.1. Vật liệu nghiên cứu
ST
T


hiệu

Tên mẫu
giống

1

G1

No-466780

2

G2

No-519780

3

G3

No-523204


Nguồn gốc
Trung Tâm
Việt Xô
Trung Tâm
Việt Xô
Trung Tâm
Việt Xô

ST
T


hiệu

Tên mẫu
giống

19

G19

PI 5546195-1

20

G20

PI
248XAGS2


21

G21

A9

Nguồn gốc
Trung Tâm
Việt Xô
Trung Tâm
Việt Xô
Trung Tâm
Việt Xô

1818


4

G4

No-543608

5

G5

No-574136


6

G6

G30

7

G7

8

Trung Tâm
Việt Xô
Trung Tâm
Việt Xô

22

G22

A57

23

G23

AK03

AVRDC


24

G24

MV1

G72

AVRDC

25

G25

MV4

G8

G75

AVRDC

26

G26

T49

9


G9

G86

AVRDC

27

G27

Đ17

10

G10

G93

AVRDC

28

G28

ĐT9

11

G11


G102

AVRDC

29

G29

ĐH4

12

G12

G108

AVRDC

30

G30

H-1220

13

G13

GC00002_10

0

AVRDC

31

G31

VX9-1

14

G14

AGS332

AVRDC

32

G32

VX9-2

15

G15

AGF-15


Trung Tâm
Việt Xô

33

G33

16

G16

SRE-D-14

AVRDC

34

G34

17

G17

PI 379618

AVRDC

35

G35


18

G18

PI 417377

Trung Tâm
Việt Xô

Đậu nành
OM29
Đậu nành
OMĐN110
AGF131

Trung Tâm
Việt Xô
Trung Tâm
Việt Xô
Trung Tâm
Việt Xô
Trung Tâm
Việt Xô
Trung Tâm
Việt Xô
Trung Tâm
Việt xô
Trung Tâm
Việt Xô

Trung Tâm
Việt Xô
Trung Tâm
Việt Xô
Trung Tâm
Việt Xô
Trung Tâm
Việt Xô
Cái RằngCần Thơ
Cái RằngCần Thơ
Trung Tâm
Việt Xô

3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
* Thí nghiệm khảo sát tập đoàn được bố trí tuần tự không nhắc lại. diện
tích mỗi ô 5 m².
* Thí nghiệm được trồng trong vụ Thu Đông 2016: tháng 10/9/2016
* Địa điểm tiến hành thí nghiệm: khu thí nghiệm Trung tâm Tài nguyên
Thực vật- An Khánh. Hoài Đức. Hà Nội
3.2.2. phương pháp lấy mẫu.
Mỗi ô thí nghiệm lấy 10 cây mẫu để đo đếm.

1919


- Cách lấy mẫu: thí nghiệm trồng theo hàng ngang, bỏ hàng đầu tiên, lấy
mẫu từ hàng thứ 2, bỏ 2 cây đầu hàng, lấy ngẫu nhiên 10 cây và đánh dấu.
3.2.3. Quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc:
Thực hiện theo quy trình kĩ thuật 10TCN 314-98 của Bộ Nông Nghiệp

và PTNT.
* Phân bón:
8 tấn phân chuồng+ 40kg N + 100kg P2O5 + 60kg K20/ha.
*Mật độ: - 40 cây/m²
*Xới xáo:
-Lần 1: khi cây có 1 lá thật. xới xáo nhẹ và tỉa định hình số cây.
-Lần 2: khi cây có 3-5 lá thật. xới sâu kết hợp với bón thúc.
*Tưới nước
Tưới nước trước khi gieo hạt. trong giai đoạn vụ đầu (tháng 9. tháng
10). tưới nước khi đất bị hạn.
*Đánh giá các đặc tính. tính trạng theo biểu mẫu mô tả biên soạn bởi
Trung tâm Tài Nguyên Thực vật cho cây đậu tương trên cơ sở tài liệu của viện
tài nguyên di truyền thực vật Quốc tế.

+Mô tả sơ bộ đặc điểm hình thái
- Thân mầm: Màu sắc thân mầm (xanh hay tím), theo dõi sau mọc mầm.
- Màu sắc lông phủ, mức độ phân cành.
- Lá: Màu sắc, hình dạng lá (hình mác, hình trái xoan, bầu dục nhọn), theo dõi sau mọc
mầm.
- Cây: Dạng cây, kiểu sinh trưởng, theo dõi khi cây ra hoa.
- Hoa: Màu sắc hoa (trắng hay tím) theo dõi khi cây ra hoa.
- Hạt: Màu sắc vỏ hạt (vàng, vàng sáng, xanh vàng,…), rốn hạt (nâu nhạt, nâu,
xám đen...) theo dõi khi quả chín.
+Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển
- Thời gian mọc mầm (ngày):
2020


Thời gian mọc mầm = ∑ nixi/∑n
Trong đó:

ni: Số cây mọc ngày theo dõi thứ i.
xi: Ngày theo dõi thứ i.
∑n: Tổng số cây mọc.
- Thời gian mọc đến ra hoa(ngày): Từ 50% số cây mọc đến 50% số cây ra hoa.
- Thời gian sinh trưởng (ngày): Tính từ khi gieo đến khi thu hoạch
- Tỉ lệ thân lá/rễ: Tính khối lượng thân lá/ khối lượng rễ khô trên 3 cây ở mỗi
dòng, giống.
+Đánh giá đặc điểm nông sinh học, khả năng sinh trưởng phát triển và
tiềm năng, năng suất của các mẫu giống.
- Thời gian các giai đoạn sinh trưởng: Gieo đến mọc, mọc đến bắt đầu ra
hoa. kết thúc ra hoa, mọc đến quả chắc.
- Tổng thời gian sinh trưởng là tổng thời gian từ khi mọc mầm đến khi
thu hoạch.
- Chiều cao cây, số đốt/trên thân chính qua các thời kì (theo dõi 10 cây/ô)
( bắt đầu ra hoa, kết thúc ra hoa, quả chắc, thu hoạch).
- Chiều cao đóng quả: theo dõi sau khi cây hình thành quả
(Đo từ hai lá mầm tới đỉnh sinh trưởng ngọn).
+Đánh giá khả năng chống đổ và tách vỏ quả( theo thang điểm của trung
tâm nghiên cứu và phát triển rau màu Châu Á- AVRD
*Tách vỏ:
+ Điểm 1: không tách

+ Điểm 7: tách nặng

+ Điểm 3: tách nhẹ

+ Điểm 9: Tách rất nặng

+ Điểm 5: Tách trung bình
*Chống đổ( theo dõi trên toàn ô thí nghiệm)

(Thời điểm theo dõi: Trước khi thu hoạch)

2121


Góc độ
Diện tích đổ (%)
0-19
20-39
40-59
60-79
>80

0-9◦

10-19◦

20-29◦

30-39◦

>60◦

1
1
1
1
1

1

1
3
3
3

1
3
3
5
5

1
3
5
7
7

1
5
7
9
9

+ Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại ( thời kì cây con khi có 1 lá thật.
thời kì ra hoa rộ. thời kì quả chắc)
*Sâu hại ( sâu cuốn lá. sâu đục quả…theo thang điểm của AVRDC)
+ Điểm 1: không bị sâu hại

+Điểm 3: 30% số cây bị hại


+ Điểm 2: một số ít cây bị hai

+Điểm 4: Phần lớn số cây bị hại

*Bệnh hại( Bệnh phấn trắng. đốm lá vi khuẩn...)
+ Điểm 1: không có vết bệnh
+ Điểm 2: có vài vết bệnh nhỏ-chống chịu khá
+ Điểm 3: có vết bệnh to trung bình- chống đổ trung bình
+ Điểm 4: vết bệnh to. xung quanh có quầng vàng- mẫn cảm với bện
+ Điểm 5: Vết bệnh to. hại toàn bộ diện tích lá-rất mẫn cảm với bệnh
+Đánh giá năng suất và yếu tố cấu thành năng suất
- Số cành cấp 1/ thân chính.
- Số đốt hữu hiệu/ thân chính.
- Số quả trên cây= số quả trên 10 cây/10.
- Tỉ lệ quả chắc (%) = ∑quả chắc/ ∑quả trên cây.
- Tỉ lệ quả có 1, 2, 3 hạt (%).
- Khối lượng 100 hạt (P100 hạt).
- Năng suất cá thể (g/cây) = Khối lượng của 10 cây/ 10.
- Năng suất lí thuyết (tạ/ha) = Năng suất cá thể x mật độ.
- Năng suất thực thu (tạ/ha) = Năng suất ô/Diện tích ô.
2222


*Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được nhập vào chương trình Excel và xử lý số liệu theo phương
pháp thống kê trên Excel 2010 (Microsoft Corp.), tính hệ số tương đồng và sơ
đồ hình cây thể hiện đa dạng si truyền nguồn gen bằng các tính trạng hình thái trên
phần mềm NTSYS phiên bản 2.1( Exeter Software) vẽ theo phương pháp upgma.

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống đậu tương tại An khánh, vụ
Thu Đông, 2016.
Đặc điểm hình thái là một trong các chỉ tiêu cần được theo dõi đối với
công tác chọn giống cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng. Nó được
quy định bởi đặc tính di truyền nhờ đó mà chúng ta có thể phân biệt được sự sai
khác cơ bản giữa các dòng, giống ở cùng thời kì sinh trưởng,phát triển như đặc
điểm về thân, cành, lá, hoa, quả, hạt... Ngoài ra người ta có thể dựa vào đặc
điểm hình thái của chúng để chọn những tổ hợp lai thích hợp trong công tác
chọn giống.
4.1.1. Đặc điểm tính trạng chất lượng của các mẫu giống đậu tương nghiên cứu.
Các mẫu giống khác nhau thường có những đặc điểm riêng về hình thái

2323


của các bộ phận trên cây như thân, lá, hoa, quả...
Các tính trạng hình thái chủ yếu do bản chất di truyền của giống quyết
định, tạo nên đặc thù của một giống này so với giống khác. Tuy nhiên, dưới sự
tương tác với các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, cường độ bức xạ, số giờ
chiếu sáng, điều kiện canh tác.… mà biểu hiện tính trạng hình thái có sự biến
động. Điều đó giải thích tại sao cùng một giống khi trồng ở các vùng sinh thái
khác nhau có những đặc điểm hình thái không giống nhau. Việc lựa chọn một số
giống có tính ổn định kiểu hình hay khả năng thích ứng rộng là một trong những
đặc tính cần quan tâm của giống trước khi đưa ra sản xuất đại trà. Kết quả mô tả
đánh giá chi tiết thể hiện ở bảng 4.1 và chi tiết được thể hiện ở bảng 1 trong phụ
lục cho thấy:
Dạng hình sinh trưởng: Toàn bộ 35 mẫu giống tham gia thí nghiệm đều
thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn. Cây có loại hình sinh trưởng hữu hạn, số
quả trên cây sẽ chín tập trung, thuận lợi cho thu hoạch phù hợp cho việc bố trí
cây đậu tương trong cơ cấu luân canh và thâm canh.

Màu sắc thân mầm: Đây là một đặc điểm dùng để đánh giá độ thuần của
giống. Nhờ vào tính trạng này, chúng ta có thể loại bỏ các cây khác dạng ra khỏi
quần thể, hạn chế sự lẫn tạp (nguyên nhân gây thoái hóa giống) ngay từ khi cây
còn nhỏ (đây là giai đoạn đầu tiên trong công tác khử lẫn giống). Màu sắc thân
mầm là tính trạng liên quan chặt chẽ đến tính trạng màu sắc hoa. Màu sắc thân
mầm của các mẫu giống chia làm 2 nhóm: nhóm mẫu giống có thân mầm màu
xanh sẽ có hoa màu trắng, nhóm mẫu giống có thân mầm màu tím sẽ có hoa màu
tím. Trong tập đoàn có: 31 mẫu giống có thân mầm màu tím (chiếm 88,6%) còn
lại 4 mẫu giống có thân mầm màu xanh ( chiếm 11,4%).
Hình dạng và màu sắc lá: Đây là chỉ tiêu liên quan đến khả năng quang
hợp và khả năng chống chịu sâu bệnh cùng điều kiện ngoại cảnh. Trong các mẫu
giống theo dõi lá đều có màu xanh với mức độ đậm nhạt khác nhau từ xanh nhạt
đến xanh đậm. Hình dạng lá cũng rất đa dạng do yếu tố di truyền quyết định. Lá
2424


đậu tương có nhiều hình dạng khác nhau như: Hình thoi, hình mũi mác, hình trái
xoan… Hình dạng lá và màu sắc lá sẽ ảnh hưởng tới năng suất do khả năng tích
lũy dinh dưỡng, khả năng nhận ánh sáng...Kết quả nghiên cứu cho thấy có 11
mẫu giống có lá hình trái xoan chiếm 31,4%,có 13 mẫu giống có lá hình bầu
dục nhọn (BDN) chiếm 31,7%, 11 mẫu giống có lá hình lưỡi mác chiếm 31,4% .
Có 13 mẫu giống có màu xanh vàng, 9 mẫu giống lá màu xanh,số còn lại có lá
màu xanh đậm.
Màu sắc hoa: Màu sắc hoa là một trong những đặc điểm hình thái dễ
nhận biết đơn giản nhất về sự khác biệt của các giống. Màu hoa liên quan chặt
chẽ đến màu sắc thân mầm, những giống có thân mầm màu tím thì có hoa màu
tím. những giống có thân mầm màu xanh thì hoa màu trắng. Trong đó các mẫu
giống tham gia thí nghiệm có 31 hoa màu tím (chiếm 88,6%). còn lại 4 mẫu
giống có hoa màu trắng (chiếm 11,4%).


Bảng 4.1: Sự phân bố của các mẫu giống trong tập đoàn theo một số đặc
điểm hình thái chính
Phân bố biểu hiện. tính trạng
Tính trạng

Dạng hình
sinh trưởng

Hình dạng


Biểu hiện
tính trạng

Số
lượng

Tỉ lệ(%)

Vô hạn

0

0

Hữu hạn

35

100


Trái xoan

11

31,43

Bầu dục
nhọn

13

37.14

Lưỡi mác

11

31,43

Mẫu giống đại diện

NO-466780, NO-519080, NO523204, NO-543608, NO-547136,
G72, G75,…
PI 248 X AGS 2, A9, A57, ĐT9,
ĐH4, VX9-1.…
NO-543608, No-574136, G72,
G86, G102.…
AK03, ĐH4, AGF131, Đậu nành
OM29, Đậu nành OMĐN110...

2525


×