Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

NGHIÊN cứu BỆNH héo rũ gốc mốc TRẮNG hại cà CHUA và KHOAI tây tại một số TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.1 MB, 77 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NÔNG HỌC
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU BỆNH HÉO RŨ GỐC MỐC TRẮNG
HẠI CÀ CHUA VÀ KHOAI TÂY TẠI MỘT SỐ TỈNH
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG”

Người hướng dẫn
Bộ môn
Người thực hiện
Lớp

: ThS. NGUYỄN THỊ THANH HỒNG
: BỆNH CÂY
: ĐINH THỊ THU HƯỜNG
: BVTVA – K58

HÀ NỘI – 2017


0983772100
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thực tập tại Bộ môn Bệnh cây khoa Nông học, trong
môi trường làm việc thuận lợi, điều kiện đầy đủ về trang thiết bị, dưới sự giúp
đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy cô, cùng với sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, em
đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Để có được kết quả như ngày hôm nay, em xin gửi lời biết ơn chân thành


tới ThS. Nguyễn Thị Thanh Hồng , TS. Nguyễn Đức Huy đã tận tình chỉ dạy,
truyền đạt những kiến thức bổ ích nhất, hướng dẫn một cách chi tiết, nhiệt tình
cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Đồng thời em cũng xin gửi lời
cảm ơn đến toàn thể thầy cô giáo trong Bộ môn Bệnh cây khoa Nông học Học
Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn, con không quên gửi lời cảm ơn sâu
sắc nhất tới Bố, Mẹ, cảm ơn người thân, cảm ơn bạn bè đồng nghiệp đã động
viên, sát cánh bên tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, do thời gian thực tập có hạn và kiến thức của em còn hạn chế
nên bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này khó tránh khỏi những sai sót. Em mong
thầy cô thông cảm và cho em những ý kiến đóng góp để em có thể rút ra nhiều
kinh nghiệm hơn cho bản thân để sau khi ra trường em có thể làm việc tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Sinh viên

Đinh Thị Thu Hường


0983772100
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii

DANH MỤC BẢNG............................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH............................................................................................vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................viii
PHẦN 1 MỞ ĐẦU................................................................................................1
1.2, Mục đích và yêu cầu.......................................................................................3
1.2.1, Mục đích......................................................................................................3
1.2.2, Yêu cầu........................................................................................................3
PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU..............................................................4
2.1 Tình hình phát triển và vai trò của cây cà chua...............................................4
2.1.1Tình hình phát triển.......................................................................................4
2.1.2 Vai trò của cây cà chua.................................................................................5
2.2 Tình hình sản xuất và vai trò của cây khoai tây..............................................6
2.2.1 Tình hình sản xuất........................................................................................6
2.2.2 Vai trò của cây khoai tây..............................................................................8
2.3 Tình hình nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc trắng...........................................9
2.3.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.............................................................9
2.3.2, Tình hình nghiên cứu trong nước..............................................................14
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU........................................................................................24
3.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu..................................................................24
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................24
3.1.2Vật liệu nghiên cứu.....................................................................................24
3.1.3 Dụng cụ và hóa chất nghiên cứu................................................................24
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................................24


0983772100
3.3 Nội dung nghiên cứu.....................................................................................25
3.3.1, Ngoài đồng................................................................................................25
3.3.2, Trong phòng thí nghiệm............................................................................25

3.3.3, Nhà lưới.....................................................................................................25
3.4 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................25
3.4.1 Phương pháp điều tra mức độ và tính tỉ lệ bệnh.........................................25
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.....................................26
3.4.3 Nghiên cứu đặc điểm hình thái của nấm....................................................28
3.4.4 Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm.....................................................28
3.4.5 Khảo sát hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma sp. đối với nấm
Sclerotium rolfsii trong phòng thí nghiệm..............................................30
3.4.6 Lây bệnh nhân tạo trong nhà lưới..............................................................30
3.4.7 Thử nghiệm hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng đối với nấm Sclerotium
rolfsii trong điều kiện chậu vại nhà lưới.................................................31
3.4.8 Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu hình thái..............................................32
3.5 Xử lý số liệu..................................................................................................32
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................33
4.1 Kết quả điều tra nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên cây cà chua,
khoai tây..................................................................................................33
4.1.1 Kết quả điều tra thành phần và mức độ phổ biến của một số bệnh trên
cây cà chua..............................................................................................33
S4.1.2 Kết quả điều tra diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên cây cà chua
tại Cổ Bi- Gia Lâm- Hà Nội....................................................................38
4.1.3 Kết quả điều tra thành phần và mức độ phổ biến của một số bệnh trên
cây khoai tây...........................................................................................39
4.2 Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh học của nấm Sclerotium rolfsii gây
bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên cây cà chua, khoai tây..........................41


0983772100
4.2.1 Ảnh hưởng của các môi trường dinh dưỡng đến sự hình thành và phát
triển của nấm Sclerotium rolfsii..............................................................41
4.2.2 Đặc điểm hình thái của nấm Sclerotium rolfsii trên môi trường PGA.......44

4.2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm Sclerotium rolfsii
trên môi trường nhân tạo PGA................................................................45
4.2.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của ngưỡng pH đến sự phát triển của nấm
Sclerotium rolfsii.....................................................................................47
4.2.5 Hiệu lực ức chế nấm Sclerotium rolfsii của nấm đối kháng Trichoderma
sp. trên môi trường PGA.........................................................................49
4.3 Đánh giá và khảo sát tính gây bệnh của nấm Sclerotium rolfsii....................52
4.3.1 Lây bệnh nhân tạo trong nhà lưới...............................................................52
4.3.2 Kết quả đánh giá hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma sp. đối với
nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng trong điều kiện
chậu vại ở nhà lưới..................................................................................53
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................57
5.1 Kết luận.........................................................................................................57
5.2. Kiến nghị......................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................59
PHỤ LỤC SỐ LIỆU XỬ LÝ THỐNG KÊ.........................................................63


0983772100
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Thành phần bệnh hại cà chua tại vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2016
..............................................................................................................34
Bảng 4.2 Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắngtrên cà chua tại Cổ Bi - Gia
Lâm - Hà Nội năm 2016.......................................................................38
Bảng 4.3 Thành phần bệnh hại khoai tây tại vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2016
..............................................................................................................39
Bảng 4.4 Sự phát triển của nấm Sclerotium rolfsii trên một số môi trường........42
Bảng 4.5 Đặc điểm hình thái của nấm Sclerotium rolfsii trên môi trường PGA.......44
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm
Sclerotium rolfsii trên môi trường PGA................................................46

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của pH đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm.............48
Bảng 4.8: Hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma sp. với nấm Sclerotium
rolfsii trên môi trường PGA..................................................................50
Bảng 4.9 Lây bệnh nhân tạo trên cây cà chua và khoai tây................................53
Bảng 4.10 Kết quả khảo sát hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma sp. đối
với nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng trong điều
kiện chậu vại ở nhà lưới........................................................................54


0983772100
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 Một số bệnh hại trên cây cà chua.........................................................36
Hình 4.2 Hình ảnh điều tra tại một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng.....................37
Hình 4.3 Một số bệnh hại trên cây khoai tây.......................................................40
Hình 4.4 Ảnh mẫu nấm Sclerotium rolfsii trên 3 môi trường nuôi cấy...............43
Hình 4.5 Sợi nấm và lát cắt hạch nấm Sclerotium rolfsii quan sát dưới..............45
Hình 4.6 Ảnh hưởng của nồng độ pH đến sự phát triển của...............................49
Hình 4.7 Kết quả khảo sát hiệu lực ức chế của nấm Trichoderma sp. đối với
nấm Sclerotium rolfsii trên môi trường nhân tạo PGA.........................52
Hình 4.8 Triệu chứng bệnh hình thành trên cây cà chua và khoai tây................53
Hình 4.9 Khảo sát hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma sp. đối với nấm
Sclerotium rolfsii gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng trong điều kiện
chậu vại ở nhà lưới...............................................................................55


0983772100
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt


Từ viết tắt

1

BVTV

Bảo vệ thực vật

2

CV%

Coefficient of Varuatuin
Hệ số biến động

3

ha

Héc ta

4

HLĐK %

Hiệu lực đối kháng

5


HRGMT

Héo rũ gốc mốc trắng

6

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

7

LSD 5%

Least Significant Difference
Sự sai khác có ý nghĩa ở 5%

8

PCA

Potato Carrot Agar

9

PGA

Potato Glucose Agar

11


S. rolfsii

Sclerotium rolfsii

12

TLB

Tỷ lệ bệnh

13

WA

Water Agar


0983772100
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1, Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những
thành tựu to lớn, sản lượng lương thực không những đáp ứng đủ nhu cầu trong
nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu lớn.Cùng với sự phát triển cây lương thực
cây khoai tây, cà chua nước ta đã được trồng từ rất lâu. Khoai tây, cà chua, là
một trong những loại rau ăn quả, củ có thời gian sinh trưởng ngắn, hiệu quả kinh
tế cũng như giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa thích, trong quả , củ
chín có nhiều đường, chủ yếu là đường glucoza, nhiều tinh bột, vitamin. Cà
chua, khoai tây, có thể dùng để ăn tươi, nấu chín hay để chế biến đồ hộp như làm

mứt cà chua, mỳ sợi khoai tây, khoai tây chiên đóng hộp, kẹo ngọt, nước ép cà
chua …
Việt Nam là một nước khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thuận lợi cho cây
khoai tây, cà chua sinh trưởng và phát triển. Bên cạnh đó còn thuận lợi cho một
số loài sâu bệnh phát sinh gây hại, đáng chú ý là bệnh do nấm truyền qua đất
như bệnh héo rũ gốc mốc trắng Sclerotium rolfsii, bệnh héo xanh vi khuẩn
Ralstonia solanacearum, bệnh héo vàng Fusarium oxysporum, bệnh lở cổ rễ
Rhizoctonia solani,... Bệnh gây hại nặng từ khi cây ra hoa đến cuối giai đoạn
sinh trưởng của cây cà chua, khoai tây. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm
Sclerotium rolfsii gây ra, đây là loại nấm gây hại trên 500 loại cây trồng khác
nhau, nhất là cây họ cà. Nguồn bệnh của nấm tồn tại chủ yếu trong đất, trong tàn
dư thực vật, cây ký chủ và trong các vật liệu giống nhiễm bệnh dưới dạng sợi
nấm, hạch nấm. Hạch nấm tồn tại từ năm này qua năm khác ở tầng đất bề mặt và
là nguồn gây bệnh phổ biến cho các cây trồng vụ sau, năm sau. Cho nên với điều
kiện khí hậu ẩm ướt như nước ta rất thuận lợi cho những bệnh này phát triển, và


0983772100
đã gây ra những thiệt hại lớn làm giảm năng suất từ 5-100% ở Việt Nam nói
chung và một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng nói riêng.
Bệnh héo rũ gốc mốc trắng, bệnh héo vàng không những làm giảm năng
suất, phẩm chất cây trồng mà còn làm tăng chi phí sản xuất. Hàng loạt các biện
pháp bảo vệ thực vật đã được áp dụng như: biện pháp canh tác, biện pháp chọn
giống chống chịu…Đặc biệt, biện pháp hóa học là biện pháp phòng trừ bệnh hại
đang được áp dụng phổ biến nhất trong sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay
đã gây ra hàng loạt vấn đề như: để lại dư lượng thuốc lớn trong nông sản, làm ô
nhiễm không khí, nguồn nước, đất đai, làm giảm nguồn vi sinh vật có ích trong
đất, gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Điều đó đòi hỏi những nhà khoa học,
những nhà Bảo vệ thực vật phải nghiên cứu tìm ra những giải pháp thiết thực
trong phòng trừ bệnh hại bảo vệ cây trồng, tăng năng suất chất lượng nông sản

phẩm, đồng thời bảo vệ môi trường. Ngày nay, việc nghiên cứu phòng trừ dịch
hại bằng phương pháp sinh học trong bảo vệ thực vật đã được nhiều nước trên
thế giới quan tâm, như ở Hungari, Philippines và Thái Lan đã nghiên cứu nấm
Trichoderma sp. và sản xuất chế phẩm sinh học này để hạn chế những nấm bệnh
tồn tại trong đất gây hại cho cây trồng nói chung, như nấm: Rhizoctonia sp.,
Sclerotium rolfsii, Fusarium oxysporum,v.v.
Các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Thái Bình, Nam
Định, Hải Dương là nơi sản xuất rau màu với diện tích lớn cùng với xu thế thâm
canh ngày càng cao, diện tích rau màu của vùng Đồng bằng sông Hồng ngày
càng được mở rộng với nhiều chủng loại khác nhau, đặc biệt là trồng các cây ký
chủ chính của bệnh do nấm Sclerotium rolfsii gây ra như cà chua, khoai tây để
kịp thời cung cấp nguồn thực phẩm cho toàn khu vực.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, nhằm góp phần giữ vững
năng suất và phẩm chất cà chua, khoai tây, được sự nhất trí của Bộ môn Bệnh
cây khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam chúng tôi tiến hành


0983772100
nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cà chua và
khoai tây tại một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng”.
1.2, Mục đích và yêu cầu
1.2.1, Mục đích
Điều tra và nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên cà chua, khoai tây
tại một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng.
1.2.2, Yêu cầu
- Điều tra thành phần bệnh trên cây cà chua, khoai tây.
- Điều tra diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây hại trên cà chua tại
vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và sinh học của nấm Sclerotium rolfsii.
- Thử nghiệm hiệu lực ức chế của nấm Trichoderma sp. đối với sự phát

triển của nấm Sclerotium rolfsii trên môi trường PGA.
- Thử nghiệm hiệu lực phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng bằng chế
phẩm nấm đối kháng Trichoderma sp. trong điều kiện chậu vại ở nhà lưới.


0983772100
PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Tình hình phát triển và vai trò của cây cà chua
2.1.1Tình hình phát triển
Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill ) là một loại rau ăn quả có giá trị
kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao, là một trong những loại rau ưu tiên có chiều
hướng phát triển mạnh cả về chất và lượng. Chính vì vậy, sản lượng cà chua trên
thế giới luôn tăng mạnh. Theo thống kê của FAO (2006) sản lượng cà chua đứng
thứ hai trên thế giới sau khoai tây.
Cà chua có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Bằng chứng di truyền cho thấy cà
chua được tiến hóa từ loài cây nhỏ quả màu xanh phổ biến ở vùng cao
nguyên Peru. Một loài có tên Solanum lycopersicum được vận chuyển
đến Mexico, nơi nó được trồng và tiêu thụ bởi dân cư Trung Mỹ. Loại cà chua
được thuần hóa đầu tiên có thể là trái cây màu vàng, tương tự như cà chua anh
đào, được trồng bởi người Aztec miền Trung Mexico.
Cà chua được phát triển trên toàn Thế giới do sự tăng trưởng tối ưu của nó
trong nhiều điều kiện phát triển khác nhau. Các loại cà chua được trồng trọt phổ
biến nhất là loại quả đường kính khoảng 5-6 cm. Hầu hết các giống được trồng
đề cho ra trái cây màu đỏ, nhưng một số giống cho quả vàng, cam, hồng, tím,
xanh lá cây, đen hoặc màu trắng. Đặc biệt có loại cà chua nhiều màu và có sọc.
Hiện có khoảng 7.500 giống cà chua trồng cho các mục đích khác nhau.
Cà chua thuần chủng đang ngày càng trở lên phổ biến, đặc biệt giữa các nhà làm
vườn và nhà sản xuất khi họ có xu hướng sản xuất các loại cây trồng có hương
vị thơm ngon hơn, tăng khả năng kháng bệnh và năng suất. Cây lai vẫn còn phổ

biến, kể từ khi có mục đích sản xuất lớn, người ta kết hợp các đặc điểm tốt của
các loại cà chua thuần chủng với độ ổn định của các loại cà chua thương mại
thông thường.


0983772100
Cà chua đã trở thành một trong những cây trồng thông dụng và được
trồng phổ biến, rộng rãi trên khắp thế giới. Nghiên cứu lịch sử trồng trọt cho biết
đến tận thế kỉ thứ 19, cà chua vẫn chỉ được trồng như một cây cảnh nhờ màu sắc
đẹp của quả. Ngày nay, người ta đã biết ankaloid trong quả cà chua là tomatin,
một chất ít độc kể cả khi nó có hàm lượng rất cao. Bởi vậy, sản xuất và sử dụng
cà chua trên thế giới không ngừng tăng lên. Từ năm 1990-2001 diện tích trồng
cà chua trên thế giới từ 2.868,443 ha tăng lên 3.745,299 ha và sản lượng từ
76.022,112 tấn tăng lên 100.259,346 tấn.
Ở nước ta, cà chua được trồng trên 100 năm nay, diện tích trồng cà chua
hàng năm biến động 12.000-13.000 ha. Theo thống kê sơ bộ năm 2005 thì diện
tích trồng cà chua cả nước là 23.354 ha tăng 3,34 lần so với năm 2000 (6967
ha), với năng suất trung bình đạt 198 tạ/ha cho sản lượng đạt 462,435 tấn. Năng
suất cà chua ở nước ta nói chung còn thấp, chỉ khoảng 60- 65% so với năng suất
bình quân của thế giới. Các vùng trồng cà chua lớn nhất ở nước ta là : Hải
Dương, Nam Định, Bắc Giang, Lâm Đồng… đây là những vùng trồng cà chua
đạt năng suất cao nhất cả nước ( năng suất ≥ 200 tạ/ha).
Trong sản xuất cà chua nước ta từ năm 2008-2011 đã đánh dấu sự ra đời
cuộc cách mạng lần thứ hai, cà chua chất lượng cao. Với những thành tựu về tạo
ra các bộ giống cà chua lai chất lượng cao và các quy trình công nghệ phát triển
sản xuất đã và đang ra đời và tiếp tục phát triển, hoàn thiện, chúng ta hoàn toàn
có thể đưa nền sản xuất cà chua nhỏ lẻ, chủ yếu là cây gia vị thành nền sản xuất
lớn với đa dạng về các chủng loại sản phẩm, có mức tiêu thụ lớn, cung cấp cho
thị trường trong nước và nước ngoài, đem lại kim ngạch vượt hơn nhiều so với
xuất khẩu gạo.

2.1.2 Vai trò của cây cà chua
Cà chua là loại rau quả quý được sử dụng rộng rãi trên thế giới hơn 150
năm qua. Trong quả chín có nhiều chất dinh dưỡng như đường, vitaminA,
vitamin C và các chất khoáng quan trọng như Ca, Fe, P, K, Mg…


0983772100
Cà chua còn được sử dụng về mặt thẩm mỹ và y học: Cà chua có thể dùng
để chống tiêu chảy, chữa bỏng nắng, giảm đau, làm lành vết thương. Cà chua
còn làm thuốc tăng lực, bổ gan và chống xơ gan, sử dụng cà chua hàng ngày
giúp chúng ta tiêu hoá khi ăn nhiều mỡ động vật, trứng, phomat…phòng được
bệnh xơ cứng thành mạch. Phụ nữ dùng quả cà chua đắp mặt hàng ngày làm cho
da căng sáng, không nếp nhăn, chống lão hoá. Trong cà chua còn chứa các
amino axit (trừ triptophan), giá trị dinh dưỡng của cà chua rất phong phú vì vậy
hàng ngày mỗi người sử dụng từ 100-200g cà chua sẽ thoả mãn nhu cầu vitamin
cần thiết và các chất khoáng chủ yếu. Lycopen có trong cà chua là chất chống
oxi hoá tự nhiên liên quan tới vitamin A đã được chứng minh có khả năng ngăn
ngừa bệnh ung thư tuyến tiền liệt, vì lycopen là chất có khả năng ngăn ngừa các
gốc tự do gây ung thư.
Cà chua còn dùng để làm tăng hương vị của các món ăn và tạo cho món
ăn thêm hấp dẫn, cà chua có thể chế biến thành nhiều loại khác nhau như cà
chua cô đặc, nước cà chua, cà chua nguyên quả đóng hộp, cà chua muối, dầm
dấm, tương cà chua, tương ớt, làm salat, mứt…
Cà chua không chỉ là cây rau có giá trị kinh tế cao, nó còn là mặt hàng
xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới. Tuỳ theo đặc điểm của từng vùng sinh
thái, tuỳ mùa vụ, một sào Bắc bộ có thể cho thu nhập từ 1-3 triệu đồng. Theo
trung tâm khuyến nông quốc gia (31/03/2006) cà chua trái vụ ở Thực Đạt (Hải
Dương) thu được 3-5 triệu/sào (80 triệu đồng/ha). Có thể nói cà chua đã trở
thành cây xoá đói, giảm nghèo cho người dân nơi đây.
2.2 Tình hình sản xuất và vai trò của cây khoai tây

2.2.1 Tình hình sản xuất
Trên thế giới, khoai tây được xếp là cây lương thực - thực phẩm quan
trọng hàng thứ ba, sau lúa nước, lúa mì, với tổng diện tích năm 2005 đạt 20 triệu
hecta, tổng sản lượng 320 triệu tấn và mức tăng trưởng trung bình 2,02% mỗi
năm (Trung tâm Khoai tây Quốc tế - CIP, 2000). Trong vòng 45 năm (1960-


0983772100
2005), sản xuất khoai tây có xu hướng dịch chuyển mạnh từ các nước phát
triển sang các nước đang phát triển với tỷ lệ (%) tương ứng là 89/11 năm
1960 và 64/36 năm 2005. Theo dự báo của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO),
tỷ lệ này sẽ là 50/50 vào năm 2020. Sự gia tăng của sản xuất khoai tây khu vực
các nước đang phát triển diễn ra chủ yếu ở các nước châu Á (4 lần) và Mỹ Latin
(2 lần) (Wang, 2002), trong đó Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia hàng đầu
về sản xuất là tiêu thụ khoai tây (CIP, 2000).
Chế biến khoai tây là ngành công nghiệp quan trọng mỗi năm sử dụng
khoảng 10% sản lượng khoai tây thế giới (CIP, 2000). Khoai tây chiên lát (chip)
là sản phẩm chế biến rất phổ biến, mỗi năm đem lại doanh thu 16,4 tỷ đôla Mỹ
(2005), chiếm 35,5% tổng doanh thu của các loại thực phẩm ăn nhanh (snacks)
toàn cầu (Wikipedia, 2005).
Ở Việt Nam, khoai tây vốn được sử dụng như một loại rau cao cấp.
Những năm 1970-1980, cùng với việc mở ra cơ cấu vụ Đông ở Đồng bằng sông
Hồng (ĐBSH) và để góp phần giải quyết vấn đề thiếu lương thực, cây khoai tây
được chú trọng đưa thành cây lương thực quan trọng của vụ Đông. Năm 1979,
diện tích khoai tây cả nước tăng đột biến từ chỉ vài ngàn hecta lên trăm ngàn
hecta. Tuy nhiên, diện tích khoai tây giảm nhanh chóng trong những năm sau đó
và duy trì ổn định ở quy mô 30-35 ngàn ha trong vòng 20 năm qua. Thị trường
tiêu dùng chủ yếu cũng là thị trường sử dụng khoai tây tươi.
Cùng với tiến trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập, tập quán ăn uống
của người Việt Nam cũng dần có những thay đổi đáng kể theo hướng tăng dần

các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm ăn nhanh, do yêu cầu của nếp sống
công nghiệp và sự gia tăng thu nhập bình quân. Đây cũng là xu thế chung đã và
đang diễn ra ở các nước đang phát triển trong khu vực như Thái Lan, Indonesia,
… (Fuglie et al., 2002). Chip khoai tây là món ăn được hầu hết người tiêu dùng
ưa thích và có xu hướng phát triển rộng rãi. Tuy nhiên, chip có chất lượng cao từ
chế biến công nghiệp tới nay vẫn được nhập khẩu là chủ yếu.


0983772100
Hiện nay, tại Việt Nam đã có một số công ty quan tâm và đầu tư ngành
sản xuất khoai tây chip, nổi bật là PepsiCo VN, Cty An Lạc, Cty Orion, Cty
Kinh Đô. Trong đó Công ty PepsiCo VN và Công ty Orion là hai công ty có đầu
tư mạnh nhất về lĩnh vực này với các nhà máy chế biến được xây dựng với mức
chi phí cho mỗi nhà máy khoảng 30-35 triệu USD (Hiện tại, Công ty Orion đã
có 2 nhà máy, công ty Pepsico đang xây dựng nhà máy tại Khu Công nghiệp
Bắc Ninh). Nhu cầu cho mỗi nhà máy hiện nay khoảng 180.000 tấn khoai tây
nguyên liệu/ năm, tuy vậy sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 3040% còn lại là phải nhập khẩu từ rất nhiều nước khác nhau. Đây là một điều
kiện rất thuận lợi để thúc đầy ngành sản xuất khoai tây tại Việt Nam. Trên cơ sở
phân tích những lợi thế cạnh tranh của cây khoai tây, đặc biệt là sản xuất trong
điều kiện vụ Đông tại Đồng Bằng Sông Hồng (ĐBSH), Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn cũng định hướng phát triển khoai tây đến năm 2020 là
50.000ha.
2.2.2 Vai trò của cây khoai tây
Khoai tây có chứa các vitamin, khoáng chất và một loạt các chất thực vật
như các carotenoit và phenol tự nhiên. Axit chlorogenic cấu thành đến 90% của
phenol trong khoai tây. Các hợp chất khác trong khoai tây là axit 4-Ocaffeoylquinic (axit crypto-clorogenic), axit 5-O-caffeoylquinic (axit neoclorogenic), axit 3,4- dicaffeoylquinic và 3,5- dicaffeoylquinic. Trong một củ
khoai tây còn vỏ có kích thước trung bình 150g, cung cấp 27mg vitamin C (45%
giá trị dinh dưỡng hàng ngày), 620mg kali (18%), 0,2 mg vitamin B6(10%) và một
lượng rất nhỏ thiamin, riboflavin, folate, niacin, magie, photpho, sắt và kẽm.
Khoai tây chứa khoảng 26g cacbohydrat trong một củ trung bình. Các

hình thức chủ yếu của cacbonhydrat này là tinh bột. Một phần nhỏ trong đó có
khả năng chống tiêu hoá từ enzym trong dạ dày và ruột non. Tinh bột khoáng
này được coi là có hiệu ứng sinh lý và lợi ích cho sức khỏe giống chất xơ: là
chống ung thư ruột kết, tăng khả năng nạp glucose, giảm nồng độ cholesterol và


0983772100
chất béo trung tính trong huyết tương, tăng cảm giác no, thậm chí nó có thể làm
giảm chất béo tích trữ trong cơ thể. Cách chế biến khoai tây có thể làm thay đổi
đáng kể hàm lượng dinh dưỡng, ví dụ khoai tây nấu chín chứa 7% tinh bột
khoáng, khi làm nguội đi thì nó tăng lên 13%.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc báo cáo rằng sản
lượng khoai tây toàn Thế giới năm 2010 là 320 triệu tấn. Trong đó chỉ hơn 2/3 là
thức ăn trực tiếp của con người, còn lại là thức ăn cho động vật và nguyên liệu
sản xuất tinh bột. Điều này cho thấy chế độ ăn hàng năm của mỗi công dân toàn
cầu trung bình trong thập kỷ đầu thế kỷ 21 là 33kg khoai tây, châu Âu là nơi sản
xuất khoai tây bình quân đầu người cao nhất Thế giới, trong khi hiện nay Trung
Quốc là nước sản xuất khoai tây lớn nhất Thế giới, riêng sản lượng khoai tây sản
xuất ở Trung Quốc và Ấn Độ chiếm một phần ba sản lượng toàn cầu. Sự thay
đổi địa lý của sản xuất khoai tây đã được đi từ các nước giàu đối với khu vực có
thu nhập thấp trên thế giới, mặc dù mức độ của xu hướng này là không rõ ràng.
Trong năm 2008, một số tổ chức quốc tế nêu bật vai trò của khoai tây đối
với lương thực thế giới. Họ trích dẫn tiềm năng của khoai tây là một loại cây
trồng ít tốn kém công chăm sóc và thích hợp với nhiều loại khí hậu và địa
phương. Do củ khoai tây nhanh hỏng, chỉ 5% sản lượng được giao dịch quốc tế,
đóng góp ít vào việc ổn định thị trường lương thực trong cuộc khủng hoảng
lương thực năm 2007-2008. Liên Hiệp Quốc chính thức tuyên bố năm 2008 là
năm quốc tế về khoai tây để nâng cao hình ảnh của khoai tây ở các quốc gia
đang phát triển, gọi nó là cây lương thực “kho báu”
2.3 Tình hình nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc trắng

2.3.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Nấm Sclerotium rolfsii (S. rolfsii) gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên
nhiều loại cây trồng thuộc nhiều họ thực vật ở khắp các vùng sinh thái nông
nghiệp trên thế giới. Ví dụ như cà chua, khoai tây, lạc, đậu tương, dưa lê, dưa
chuột… thường bị nấm S. rolfsii gây hại nặng.


0983772100
S. rolfsii là một loại nấm đa thực có nguồn gốc trong đất. Nấm này được
biết đến như là một trong những tác nhân gây mất mùa trong nhiều thế kỷ và
được mô tả lần đầu tiên bởi Peter Henry Rolfs vào năm 1892 khi nghiên cứu
bệnh tàn lụi cà chua (tomato blight) tại Florida - Mỹ. Cho đến nay đã có hơn
2000 báo cáo xác nhận sự xuất hiện và gây hại của S. rolfsii trên toàn thế giới
(Elizabeth, 2008).
Trên thế giới đã nghiên cứu, xác định được phạm vi ký chủ của nấm hạch
S.rolfsii Sacc. với ít nhất 500 loại cây trồng thuộc 100 họ thực vật. Những cây
ký chủ mẫn cảm nhất với bệnh gồm: họ cà (cà chua, khoai tây, cà pháo), họ hoa
thập tự (cải bắp, súp lơ trắng, súp lơ xanh, cải dầu), họ đậu đỗ (đậu tương, lạc,
đậu xanh, đậu lăng), họ bầu bí (dưa chuột, dưa hấu, bí đao, bí ngô, bầu ngô).
Thiệt hại lớn nhất do nấm S. rolfsii gây ra trên toàn thế giới là ở cây lạc
(Stephen, 2000).
Triệu chứng bệnh do S. rolfsii gây ra trên các cây ký chủ khác nhau không
hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên có thể thấy nấm S. rolfsii chủ yếu tấn công vào
phần gốc thân cây tiếp giáp với mặt đất (Elizabert, 2008).
Giai đoạn cây con nấm thường xâm nhập vào bộ phận cổ rễ, gốc thân sát
mặt đất tạo thành vết bệnh màu nâu đen, trên vết bệnh mọc ra lớp nấm trắng xốp
như bông bao quanh gốc và lan ra mặt đất xung quanh làm mô cây thối mục, cây
khô chết (Gulshan L. & ctv, 1992).
Sợi nấm màu trắng phát triển đâm tia trên bề mặt vết bệnh, rồi lan cả
xuống mặt đất xung quanh gốc thân. Sau đó các sợi nấm đan kết với nhau hình

thành hạch nấm. Sợi nấm đa bào, không màu, phân nhánh, có mấu lồi. Bệnh lan
truyền do quá trình làm đất và do tồn dư bệnh trong đất, hoặc cây con bị nhiễm
bệnh từ giai đoạn vườn ươm. Sự xâm nhiễm của nấm S. rolfsii vào mô cây ký
chủ xảy ra rất dễ dàng do nấm tiết ra các enzyme và acid oxalic làm mềm yếu và
giết chết mô cây ký chủ (Smith and Lee, 1986).


0983772100
Nấm S. rolfsii giai đoạn sinh sản hữu tính có tên là Athrium rolfsii. Sợi
nấm màu trắng, đa bào phát triển mạnh trên bề mặt mô bệnh. Từ sợi nấm hình
thành các hạch nấm, khi còn non hạch nấm màu trắng về sau chuyển thành màu
nâu hoặc màu nâu đậm, đường kính hạch nấm biến động từ 1-2mm. Hạch nấm
có thể tồn tại từ năm này sang năm khác ở tầng đất mặt, tầng đất canh tác
(Glushah, 1992).
Theo Carter (1993), nấm S. rolfsii thuộc loại vi sinh vật hảo khí, thích hợp
phát triển trong điều kiện có nhiệt độ và ẩm độ cao.
Kết quả nghiên cứu của Elizabeth thuộc Đại học NC State (Hoa Kỳ) cho
rằng có ít nhất hai loại sợi nấm của S. rolfsii: dạng sợi thô, thẳng, tế bào lớn
(kích thước tế bào 2-9µm x 150-250µm) có hai mấu liên kết tại mỗi vách ngăn
nhưng có thể vẫn biểu hiện sự phân nhánh tại mỗi mấu nối. Sự phân nhánh
thường cho sợi nấm mảnh (đường kình sợi khoảng 1,5-2,5µm) và có xu hướng
phát triển không bình thường, thiếu mấu liên kết nối. Dạng sợi mảnh thường
được thấy thâm nhập vào giá thể.
Hạch có hai kiểu nảy mầm: hoặc là sợi nấm lần lượt phát triển vươn ra
khỏi bề mặt hạch phát triển không tập trung, hoặc là một loạt các sợi nấm phát
triển phá vỡ hạch gọi là sự nảy mầm đồng loạt. Số lượng sợi nấm và năng lượng
cần cho sự lây nhiễm do kiểu nảy mầm của hạch quyết định. Sự sinh trưởng của
sợi nấm lần lượt từ hạch để lây nhiễm vào mô ký chủ cần có nguồn dinh dưỡng
vô cơ vì sợi nấm sinh trưởng thưa thớt, không tập trung. Tuy nhiên, hạch nảy
mầm đồng loạt thì không cần bất cứ một nguồn dinh dưỡng ngoại sinh nào.

Hạch nấm và sợi nấm chính là nguồn bệnh ban đầu trên đồng ruộng. Trên
tàn dư cây trồng, nấm bệnh tồn tại như một dạng nấm hoại sinh, thậm chí trên cả
tàn dư của những cây không phải là ký chủ của nấm. Hạch nấm tồn tại từ năm
này sang năm khác ở lớp đất mặt nhưng không tồn tại được ở những lớp đất bị
ngập sâu.


0983772100
Điều kiện độ ẩm đất cao là môi trường thuận lợi cho nấm này tồn tại và
phát triển. Ở trong đất tỷ lệ sống sót của hạch nấm từ 56-73% sau 8-10 tháng
(Baute et al.,1981). Một số chủng nấm S. rolfsii có khả năng hình thành bào tử
đảm khi nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, giai đoạn đảm có tên là Corticium
rolfsii Curzi. Giai đoạn này hiếm khi bắt gặp trên đồng ruộng. Bào tử đảm
thường được hình thành ở bên cạnh vết bệnh và trong điều kiện không có ánh
sáng mặt trời. Chúng có thể được tạo ra với số lượng lớn và phát tán vào không
khí (Stephen et al., 1992). Nấm S. rolfsii có thể sống sót và phát triển mạnh mẽ
trong phạm vi môi trường rất rộng, nấm có thể sinh trưởng trong phạm vi pH
rộng, nhất là trong đất có tính acid. Nấm sinh trưởng thuận lợi nhất trong khoảng
pH từ 3-5, hạch có thể nảy mầm trong điều kiện pH từ 2-5. Khi pH > 7 sẽ kìm
hãm sự nảy mầm của hạch. Nhiệt độ thích hợp nhất từ 25ºC-35ºC, ít hoặc ngừng
phát triển ở nhiệt độ dưới 10ºC hoặc trên 40ºC. Ở nhiệt độ thích hợp nhất cho sự
sinh trưởng sợi nấm thì khả năng hình thành hạch nấm cũng lớn nhất. Sợi nấm bị
tiêu diệt ở 0ºC, nhưng hạch có thể sống sót ở -10ºC. Sợi nấm phát triển thuận lợi
nhất cần có độ ẩm cao. Khi độ ẩm dưới bão hòa thì hạch nấm không thể nảy
mầm (Stephen, 2000).
Năm 2000, Rangeshwaran và Prasad đã tiến hành thí nghiệm lây bệnh
nhân tạo bằng hạch nấm S. rolfsii trên cây cà chua ở giai đoạn quả xanh, quả
chín. Sau đó quan sát thời gian và tỷ lệ nhiễm bệnh ở các ngưỡng nhiệt độ 20ºC,
25ºC, 30ºC; kết quả là cà chua ở giai đoạn quả chín có tỷ lệ bệnh cao hơn và thời
gian bị thối thân nhanh hơn cà chua ở giai đoạn quả xanh, nhiệt độ thích hợp

nhất cho bệnh sinh trưởng phát triển là 25-30ºC.
Theo Okabe (2000), ở Nhật Bản đã xác định nấm S. rolfsii có 5 nhóm là:
1, 2, 3, 4, 5. Trong đó nhóm 1 rất phổ biến, gây hại ở các vùng địa lý có nhiệt độ
cao từ 28ºC-30ºC. Bệnh xuất hiện ở phần gốc rễ và thân sát mặt đất, vết bệnh
màu nâu đen. Trên vết bệnh có lớp mốc trắng giống như bông phủ kín bề mặt
đôi khi lan cả ra mặt đất, cây bị héo, từ lớp nấm hình thành các hạch nấm.


0983772100
Bằng những phân tích HPLC, Harlton lai các isolate nấm S. rolfsii thu
thập từ khắp các vùng khác nhau của Ấn Độ, tác giả đã xác định được sự đa
dạng di truyền của các isolate. Chúng khác nhau ở thành phần và liều lượng các
acid: gallic, oxalic, ferulic, indol- 3- acetic acid, chlorogennic, cinnamic. Trong
quá trình hình thành hạch có sự tiết dịch (hạch tiết dịch sau 7-10 ngày cấy) và
phân tích thành phần dịch chiết này cộng với việc lai các isolate, kết quả cho
thấy các cặp lai nếu cùng isolate thì chúng sinh trưởng đan xen vào nhau, nếu
không cùng isolate thì chúng tạo thành dải phân cách giữa hai isolate. Tuy nhiên
có ít hạch được hình thành sau đó tại vùng phân giải của một số cặp isolate
nhưng không đạt được kích thước đầy đủ như đối với hạch được hình thành ở
bên trong vùng phân giải. Ở Mỹ, sự đa dạng di truyền được phân thành hai
chủng S. rolfsii và S. delphinii. Nấm S.rolfsii có khả năng gây hại ở hầu hết các
nước trồng lạc trên thế giới và làm giảm năng suất từ 10-25%, ở những vùng bị
nhiễm nặng, mức độ thiệt hại lên đến 80%. Vào năm 1959, ngành nông nghiệp
Mỹ ước tính mất khoảng 10-20 triệu USD liên quan đến S. rolfsii gây hại ở các
vùng trồng lạc phía nam, khiến cho năng suất lạc giảm từ 1- 6% (Elizabeth, 2008).
Thiệt hại về năng suất của cây trồng còn cao hơn khi nấm S. rolfsii cùng
gây hại với tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne sp. Những nghiên cứu về mối
quan hệ giữa nấm S. rolfsii với tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne incognita và
biện pháp phòng trừ chúng cũng được nhiều tác giả đề cập đến. Phổ ký chủ của
nấm S. rolfsii được mở rộng thêm khi có mặt của tuyến trùng cùng tấn công,

xâm nhiễm và gây hại. Sản xuất đậu xanh gặp nhiều khó khăn do sự gây hại của
tuyến trùng Meloidogyne javannica và nấm S. rolfsii.
Việc phòng trừ nấm S. rolfsii phải có sự kết hợp biện pháp canh tác, biện
pháp sinh học và biện pháp hóa học với nhau. Về biện pháp canh tác như: cày
đất sâu 20cm và lật úp, lạc vụ hè bị nhiễm bệnh ít hơn trên ruộng trồng hành vụ
đông. Rõ ràng, hành đã tiết dịch làm giảm sự lây nhiễm nấm trong đất. Phơi đất
hoặc dùng sức nóng của mặt trời có liên quan chặt chẽ với các biện pháp phòng


0983772100
trừ nấm S. rolfsii. Hạch nấm vẫn có thể sinh trưởng được trong ống nghiệm sau
12 tiếng để ở 45ºC, nhưng bị chết sau 4- 6h ở nhiệt độ 50ºC và chỉ sống sót
trong 3h tại nhiệt độ 55ºC. Che phủ đất bằng nilong trong suốt vụ trồng làm tăng
nhiệt độ đất và hạch sẽ bị tiêu diệt khi đủ thời gian cần thiết. Hầu hết những khu
đồng được thử nghiệm đều cho thấy hạch bị rã ra khi ở độ sâu không quá 1cm,
nhưng để trừ hạch triệt để cần vùi sâu hơn (Stephen et al., 2000).
Xử lý đất trước khi xâm nhiễm nấm S. rolfsii 2 ngày bằng nấm
Trichoderma harzianum cho hiệu quả phòng trừ: 67,1%, bằng hạt xoan: 62,4%,
bằng cây H. suaveolens: 60,8%, thuốc Captan: 60,4%, gừng: 57,4% (Okereke
V.C and Wokocha, 2006).
Sử dụng các thuốc trừ nấm hóa học như Captan, Calixin, các thuốc hóa
học khác có hoạt chất là methyl bromide và chloropicrin để phòng trừ nấm S.
rolfsii nhưng hiệu quả thấp và ảnh hưởng đến môi trường (Okereke V.C and
Wokocha, 2006).
2.3.2, Tình hình nghiên cứu trong nước
Nấm S. rolfsii là tác nhân dịch hại quan trọng phổ biến trên nhiều loại
cây trồng khác nhau, vì vậy chúng cần được quan tâm nghiên cứu. Tại trung
tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á Thái Lan, Mai Thị Phương Anh
(1996) đã khảo nghiệm tập đoàn 50 dòng, giống thấy hầu hết ở các giống đều
đã bị nhiễm bệnh.

Bệnh héo rũ trắng gốc còn gọi là bệnh héo gốc mốc trắng, bệnh thối trắng
do nấm S. rolfsii Sacc. gây ra, nấm gây hại không những trên cà chua mà còn ký
sinh phá hại trên hàng trăm loài cây trồng khác bao gồm nhiều loài cây có giá trị
kinh tế quan trọng như khoai tây, đậu tương, lạc, ớt, đậu đỗ, bầu bí, hoa, cây
cảnh...(Đỗ Tấn Dũng, 2001).
Nấm tồn tại trong đất và tàn dư cây bệnh, lan truyền do quá trình làm đất,
cây giống nhiễm bệnh từ vườn ươm. Nấm xâm nhập vào gốc cây con, cây
trưởng thành, sử dụng chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng, sản sinh ra axit oxalic


0983772100
và men làm phân hủy mô cây chủ. Trên ruộng sản xuất bệnh thường xuất hiện
nhiều sau khi trồng khoảng 50 ngày (khi cây có quả) (Nguyễn Văn Viên và Đỗ
Tấn Dũng, 2003)
Bệnh héo rũ gốc mốc trắng là một trong những loại bệnh hại phổ biến,
phát sinh gây hại trên nhiều loại cây trồng cạn khác nhau, ở các giai đoạn sinh
trưởng khác nhau của cây. Tác hại chủ yếu của bệnh là gây nên hiện tượng héo
rũ, chết cây và làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng phát triển của cây và
đến năng suất. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng phát sinh gây hại trên nhiều loại cây
trồng cạn khác nhau ở vùng Hà Nội và phụ cận. Nhìn chung bệnh thường xuất
hiện trên đồng ruộng từ sau trồng 16- 23 ngày trở đi, bệnh có xu hướng tăng dần
vào giai đoạn cây bắt đầu ra hoa - hình thành quả. Tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc
trắng trên các loại cây trồng điều tra thường đạt cao nhất vào thời điểm sau trồng
58-72 ngày. Kết quả điều tra mức độ nhiễm bệnh trên các cây cà chua, lạc, đậu
tương, đậu xanh, đậu trạch, dưa chuột có tỷ lệ bệnh cao nhất tương ứng là: 6,9%;
11,6%; 14,8%; 7,2%; 8,4% và 3,9% (Đỗ Tấn Dũng, 2006).
Theo Nguyễn Kim Vân và cộng sự (2002), bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây
ra bởi nấm S. rolfsii trên cây lạc, cà chua, đậu tương, bầu bí, ngô…là một trong
những bệnh hại nguy hiểm trên cây trồng cạn ở miền Bắc Việt Nam. Đặc biệt,
trong điều kiện thời tiết nắng nóng và ẩm ướt. Bệnh hại tất cả các bộ phận trên

mặt đất của cây như: thân, lá, hoa, quả…cũng như các bộ phận dưới mặt đất
như: rễ, củ…. Trường hợp bệnh nặng, cây sẽ chết héo rất nhanh. Trên gốc cây và
phần đất xung quanh gốc thường hình thành rất nhiều hạch nấm nhỏ, màu trắng
khi non và màu nâu khi già.
Kết quả điều tra trên cây cà chua vùng Hà Nội và phụ cận trong nhiều
năm qua cho thấy bệnh héo rũ gốc mốc trắng là rất phổ biến, các vùng trồng cà
chua bị nhiễm bệnh này như: Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm (Hà Nội); Văn
Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ (Hưng Yên); An Hải, Tiên Lãng (Hải Phòng); Việt
Yên, Thị xã Bắc Giang, Lục Nam (Bắc Giang); Võ Cường,Thị xã Bắc Ninh (Bắc


0983772100
Ninh). Bệnh héo rũ gốc mốc trắng thường xuất hiện sau trồng 2- 3 tuần trong vụ
hè thu, giai đoạn cây ra hoa đến khi thu hoạch quả (cà chua sớm, vụ muộn), có
năm còn hại cà chua chính vụ khi thời tiết ấm và nhiệt độ mùa đông cao (vụ
đông xuân năm 2003). Bệnh héo rũ gốc mốc trắng xuất hiện trên giống cà chua
Pháp là 42,3%; các giống khác tỷ lệ bệnh là 16% - 35%. Tỷ lệ bệnh héo rũ gốc
mốc trắng ở các vùng trồng cà chua ngoại thành Hà Nội chiếm cao nhất trên đất
vàn cao (31,6% - 51,5%), trên đất vàn và vàn thấp nhẹ hơn (Ngô Thị Xuyên,
2004).
Bệnh chết héo lạc do nấm S. rolfsii gây ra là một trong những bệnh phổ
biến và là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất. Ở vùng Đông
Nam Bộ, trước khi thu hoạch tỷ lệ bệnh có nơi lên đến 8% - 10%. Ở miền Bắc
Việt Nam đã phát hiện có những ruộng cục bộ tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc trắng
lên tới 20%- 25% (Nguyễn Thị Ly và Phan Bích Thủy, 1991).
- Triệu chứng: Cây bệnh rũ xuống, quanh gốc thân và trên mặt đất thấy
xuất hiện sợi nấm trắng phát triển rất nhanh, sợi nấm xuất hiện khi nóng ẩm,
biến mất khi trời khô. Bệnh làm gốc thân hoá nâu, mục rã phần gốc nhổ lên bị
đứt gốc.
Nấm tấn công quả nằm trên mặt đất ẩm và làm quả thối mềm. Từ khối sợi

nấm hình thành các hạch nấm non màu trắng. Khi già có màu nâu đậm kích
thước bằng hạt cải. Hạch nấm tồn tại rất lâu trong đất (Vũ Triệu Mân và Lê
Lương Tề, 1998).
Vết bệnh xuất hiện trên gốc cây sát mặt đất, lúc đầu vết bệnh nhỏ, màu
nâu tươi, hơi lõm, sau đó vết bệnh lan rộng có thể dài tới 2- 4 cm, bao quanh gốc
cây và lan xuống cổ rễ dưới mặt đất. Mô bị bệnh bị phân hủy dần. Lá phía dưới
gốc bị vàng trước, sau đó đến các lá phía trên. Ban ngày vào buổi trưa hoặc
chiều khi nhiệt độ cao, hoặc những ngày trời nắng to cây biểu hiện héo rũ, buổi
chiều tối, đêm và sáng sớm cây lại phục hồi tươi trở lại. Trên vết bệnh ở gốc
xuất hiện lớp nấm trắng, sợi nấm đâm tia lan dần ra mặt đất xung quanh gốc cây


0983772100
tạo thành một đám nấm màu trắng xốp như bông, sau đó từ sợi nấm hình thành
các hạch nấm, lúc đầu hạch nấm màu trắng, sau màu vàng, cuối cùng có màu
nâu đậm. Cây con bị bệnh chết nhanh hơn cây trưởng thành. Rễ cây bị bệnh dần
dần hóa nâu, thối mục, cây chết khô, thân màu nâu (Nguyễn Văn Viên và Đỗ
Tấn Dũng, 2003).
Theo Nguyễn Thị Mai Chi và cộng sự (2005), bệnh gây chết cây con ngay
từ giai đoạn đầu, nhưng giai đoạn hại nghiêm trọng nhất là vào thời kỳ cuối vào
chắc và thu hoạch. Triệu chứng điển hình của bệnh là chết héo cây và thối quả,
hạt. Bệnh thường gặp và gây hại nặng tại các chân đất trũng, không thoát nước
hay gặp điều kiện thời tiết mưa ẩm kéo dài, tỷ lệ bệnh trung bình từ 5- 20%,
trong quá trình điều tra đã ghi nhận trường hợp tỷ lệ bệnh lên tới hơn 60%, ảnh
hưởng nghiêm trọng tới năng suất quả.
Cây bị héo rũ, xanh hoặc hơi vàng. Cổ rễ và đoạn thân ngầm bị bệnh có
vết màu nâu, thối mục, khô xác, nhổ cây dễ bị đứt gốc, trên gốc thân cây bệnh
mọc lớp nấm trắng đâm tia lan rộng ra mặt đất, hình thành nhiều hạch nấm hình
tròn như hạt cải màu trắng, về sau có màu nâu hạt chè (Vũ triệu Mân, 2007).
Triệu chứng đặc trưng của bệnh trên các cây trồng cạn đó là vết bệnh xuất

hiện trên gốc, thân cây sát mặt đất, lúc đầu vết bệnh nhỏ, có màu nâu tươi, hơi
lõm, sau đó vết bệnh lan rộng có thể dài tới 2- 4 cm bao quanh gốc cây và lan
xuống cổ rễ dưới mặt đất (Đỗ Tấn Dũng, 2001). Mô bệnh bị thối hỏng. Lá phía
dưới héo khô, vàng, sau toàn bộ cây héo rũ chết (Lê Lương Tề, 2001). Cây bị
bệnh gốc, thân hóa nâu và mục rã ở phần tiếp cận với mặt đất làm cây chết héo.
Nấm còn gây hại trên quả phần tiếp giáp với mặt đất (Lê Lương Tề, 2007). Trên
vết bệnh ở gốc, thân xuất hiện lớp nấm trắng, sợi nấm đâm tia lan dần ra mặt đất
xung quanh tạo thành một đám trắng xốp như bông, từ đó hình thành nên các
hạch nấm, lúc đầu hạch nấm có màu trắng, sau màu vàng, cuối cùng có màu nâu
đậm (Nguyễn Văn Viên và Vũ Triệu Mân, 1998).


×