Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

DIA11 đê THI + đáp án học SINH GIỎI môn địa lí 11(1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.96 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT LƯU HOÀNG
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn thi: ĐỊA LÍ - Lớp: 11
(Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề)

Bài 1 ( 5 điểm).
1. Chứng minh rằng dân số thế giới đang có xu hướng già hóa. Cơ cấu dân số già
dẫn tới những tác động gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội?
2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Hoa Kì có thuận lợi gì đối với sự phát triển công
nghiệp?
Bài 2 ( 5 điểm).
1. Chứng minh rằng Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết khu vực đạt nhiều
thành tựu lớn trên thế giới.
2. Trình bày những thuận lợi và khó khăn trong phát triển Nông nghiệp Nhật Bản?
Giải thích tại sao ngành nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?
Bài 3 ( 5 điểm).
1. Toàn cầu hóa là gì ? Nguyên nhân, hệ quả của toàn cầu hóa?
2. Theo anh(chị) toàn cầu hóa có ảnh hưởng gì đến nước ta?
Bài 4 ( 5 điểm).
Cho bảng số liệu:
Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Liên Bang Nga (Đơn vị: triệu tấn)
Năm
1995
2001
2003
2005
Dầu mỏ


305,0
340,0
400,0
470,0
Than
270,8
273,4
294,0
298,3
Giấy
4,0
5,6
6,4
7,5
Thép
48,0
58,0
60,0
66,3
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm
công nghiệp của Liên Bang Nga thời kì 1995 - 2005.
2. Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công
nghiệp của Liên bang Nga thời kì 1995 - 2005.
----------HẾT---------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
Họ và tên thí sinh: ............................................. Số báo danh: ..........................
Chữ ký giám thị coi thi số 1:
Chữ ký giám thị coi thi số 2:


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT LƯU HOÀNG
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC

HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2018 – 2019

Môn thi: ĐỊA LÍ - Lớp: 11

I. Hướng dẫn chung
II. Đáp án và thang điểm

Bài

Đáp án
1:Chứng minh rằng dân số thế giới đang có xu hướng già hóa. Dân
số già dẫn tới những tác động gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội?
a. Chứng minh dân số thế giới đang già đi
- Trong cấu dân số theo độ tuổi, tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ
người trên 65 tuổi ngày càng cao và tuổi thọ của dân số thế giới ngày càng
tăng
Bảng: Cơ cấu dân số theo các nhóm tuổi, giai đoạn 2000 – 2005
(Đơn vị:%)
Nhóm nước
04
65 trở lên
15-64
Đang phát triển 32
63
5

Phát triển
17
68
15
b. Tác động của cơ cấu dân số già
- Thuận lợi:
+ Giảm sức ép với ngành giáo dục, lao động có kinh nghiệm
+ Tỉ lệ gia tăng dân số giảm
- Hạn chế:
Bài 1
+ Thiếu lao động, nguy cơ suy giảm dân số.
( 5 điểm)
+ Chi phí phúc lợi cho người già lớn, sức ép đối với y tế
2: Điều kiện kinh tế - xã hội của Hoa Kì có thuận lợi gì đối với sự
phát triển công nghiệp?
- Dân cư, lao động:
+ Dân số đông thứ 3 trên thế giới (296,5 triệu người năm 2005) nên lực
lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Người nhập cư đã đem lại cho Hoa Kì nguồn tri thức, vốn và lược
lượng lao động lớn mà ít phải mất chi phí đầu tư ban đầu.
- Hoa Kì sớm trở thành nền kinh tế hàng hóa, nền kinh tế thị trường
điển hình, phát triển mạnh công nghiệp từ lâu đời, cơ sở hạ tầng, cơ sở
vật chất kĩ thuật phát triển đồng bộ, hiện đại bậc nhất thế giới (mạng lưới
giao thông vận tải, cơ sở năng lượng, các nhà máy, xí nghiệp…)
- Có trình độ khoa học - kĩ thuật cao, trang thiết bị hiện đại, nguồn vốn
lớn, qui mô GDP khổng lồ, sự hỗ trợ của các ngành kinh tế khác cho công
nghiệp…
- Thị trường rộng lớn (thị trường trong nước, thị trường nước ngoài).
1: Chứng minh rằng Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết khu
vực đạt nhiều thành tựu lớn trên thế giới.


Điểm
3

1,5

1,5

2

2

3


- Quá trình phát triển:
Bài 2 + Số lượng thành viên tăng liên tục: từ 6 nước (1957) lên 27 nước
( 5 điểm) (2007).
+ Mở rộng theo các hướng khác nhau trong không gian địa lí (mở rộng
về phạm vi lãnh thổ).
+ Mức độ liên kết, thống nhất ngày càng cao: Từ những liên kết kinh tế
đơn thuần trong Cộng đồng kinh tế châu Âu (1957)và Cộng đồng châu
Âu (1967) đến những liên kết toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, chính trị, an ninh quốc phòng trong liên minh châu Âu (EU)…
- Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới
+ EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới:
. Là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới: năm 2004 GDP
vượt Hoa Kì và Nhật Bản (chiếm 31 % GDP thế giới trong khi chỉ
chiếm 7,1 % dân số thế giới).
+ EU là trung tâm thương mại lớn nhất thế giới: tỉ trọng EU trong xuất

khẩu thế giới và tỉ trọng xuất khẩu/GDP của EU đều đứng đầu thế giới,
vượt trên Hoa Kì và Nhật Bản (Năm 2004: Tỉ trọng xuất khẩu trong
GDP là 26,5%, tỉ trọng của EU trong xuất khẩu của thế giới: 37,7%).
- Tạo ra thị trường chung:
+ Tự do lưu thông: Tự do di chuyển, tự do lưu thông dịch vụ, tự do lưu
thông hang hóa, tự do lưu thông tiền vốn
+ Sử dụng đồng tiền chung của EU
- Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ:
Sản xuất máy bay E-bớt, đường hầm giao thông dưới biển Măng - sơ.
2. Trình bày những thuận lợi và khó khăn trong phát triển Nông
nghiệp Nhật Bản? Giải thích tại sao ngành nông nghiệp chỉ giữ vai trò
thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?
Trình bày những thuận lợi và khó khăn trong phát triển Nông
nghiệp Nhật Bản
- Tự nhiên
+ Đất: Các đồng bằng ven biển( Canto) tuy nhiên diện tích nhỏ, đất đại
kém màu mỡ
+ Sông ngòi ( Chủ yếu ngắn và dốc)
+ Khí hậu : Ôn đới và Cận nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều
- Kinh tế xã hội
+ Lao động đông, trình độ cao
+ Vốn lớn, cơ sở vật chất tốt
+ Trình độ phát triển Nông nghiệp cao
+ Thị trường tiêu thụ, chính sách khuyến khích phát triển
Giải thích tại sao ngành nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền
kinh tế Nhật Bản?

1

1


1

2
1

1


- Tỉ trọng GDP của nông nghiệp chỉ chiếm 1% trong cơ cấu GDP
(2004). Đất nông nghiệp ít, điều kiện sản xuất khó khăn trong khi nguy
cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp do công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và đô thị hóa.
- Nền nông nghiệp vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nông phẩm cho thị
trường trong nước do vậy phải nhập khẩu nhiều nông sản. Chính phủ ít
chú trọng đầu tư cho nông nghiệp do đây là lĩnh vực ít sinh lời.
1.Toàn cầu hóa là gì ? Nguyên nhân, hệ quả của toàn cầu hóa?
a, Toàn cầu hóa là gì
Là sự liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới với nhau ở tất cả
các mặt: Kinh tế, văn hóa, xã hội….
b. Nguyên nhân
-Tác động của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ.
- Nhu cầu phát triển của từng nước.
- Xuất hiện các vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi hợp tác quốc tế giải
quyết.
Bài 3 c. Hệ quả của toàn cầu hóa
(5 điểm) *Tích cực:
- Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
- Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ.
- Tăng cường sự hợp tác giữa các nước.

*Tiêu cực: Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trong
từng quốc gia và giữa các nước.
2.Theo anh(chị) toàn cầu hóa có ảnh hưởng gì đến nước ta?
a, Tích cực
Huy động nguồn vốn, công nghệ, học hỏi kinh nghiệm, hợp tác trên tất
cả các lĩnh vực…
b, Tiêu cực
Cạnh tranh với các nước lớn, giữ gìn truyền thống văn hóa, phong tục
tập quán, tránh phụ thuộc về kinh tế…
Chú ý: Đây là câu hỏi mở học sinh có thể trả lời theo cách khác
nhưng vẫn đúng vẫn cho điểm
Bài 4
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng một
( 5 điểm) số sản phẩm công nghiệp của Liên bang Nga thời kì 1995 - 2005.
- Xử lí số liệu:
Bảng: Tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của
Liên bang Nga thời kì 1995 - 2005 (Đơn vị: %)
Năm
1995
2001
2003
2005
Dầu mỏ
100
111.5
131.1
154.1
Than
100
101.0

108.6
110.2
Giấy
100
140.0
160.0
187.5
Thép
100
120.8
125.0
138.1
- Vẽ biểu đồ: Biểu đồ đường 100
- Yêu cầu: Chính xác, đầy đủ (tên biểu đồ, chú giải, đơn vị…)
Lưu ý: Thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm

1

2
0,5

0,75

0,75

3
1,5

1,5


2,5

0,5

2


Nhận xét tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp
của Liên bang Nga thời kì 1995 - 2005.
a. Nhận xét:
- Nhìn chung, sản lượng một số ngành công nghiệp của Liên bang Nga
đều có xu hướng tăng (DC)
- Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sản lượng một số ngành công nghiệp
của Liên bang Nga không giống nhau:
+ Tăng nhanh nhất là sản lượng ngành CN giấy (DC)
+ Thứ hai, là sản lượng ngành CN Dầu mỏ (DC)
+ Tăng chậm nhất là sản lượng CN than (DC)
b. Giải thích:
- Sản lượng một số ngành công nghiệp của Liên bang Nga đều có xu
hướng tăng do: LBN có điều kiện thuận lợi phát triển CN, xác định các
ngành CN là ngành xương sống nền kinh tế, đường lối phát triển phù
hợp…
- Sản lượng các ngành CN tăng không giống nhau do: thị trường, chính sách phát
triển
TỔNG TOÀN BÀI

2,5

1,5


1

20 đ



×