Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Thách thức trong hội nhập khu vực và các vấn đề về đo lường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 26 trang )

1.2. Thách thức trong
hội nhập khu vực và các
vấn đề về đo lường
Thomas Vallée và Nguyễn Thị Nguyệt Anh
– LEMNA, IEMN-IAE, Đại học Nantes

Tiến trình “hội nhập khu vực” về kinh tế và chính trị của các nước Đông Nam Á phải đối mặt với
nhiều thách thức và các thách thức này chủ yếu phụ thuộc vào mức độ hội nhập mà các nước
mong muốn thực hiện. Hội nhập khu vực được hiểu là tiến trình xích lại gần nhau về kinh tế, chính
trị, thậm chí cả về xã hội giữa các nước. Các trường hợp hội nhập khu vực đã thực hiện, như EU, Thị
trường chung các nước Nam Mỹ (Mercosur), Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp định
hợp tác kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương (Apec), v.v. cho chúng ta thấy đây là một tiến trình
dài hơi, mỗi một bước tiến đạt được phải trải qua nhiều giai đoạn tiếp nối. Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN) cũng không nằm ngoài quy luật này. Mặc dù được bắt đầu từ năm 1967 với
năm nước sáng lập (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan), nhưng phải đến năm
1991, ý tưởng ban đầu mới dẫn đến việc hình thành một tiến trình hội nhập với những bước đầu
tiên – hiểu theo nghĩa là các nước thành viên mong muốn có được sự hợp tác kinh tế trên cơ sở
thành lập một khu vực mậu dịch tự do nội khối – với sự ra đời của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA) và việc kết nạp Brunei là thành viên mới. Năm 1999, sau khi kết nạp thêm Việt Nam (1995),
Lào và Myanmar (1997) và Campuchia (1999), ASEAN mới chính thức là hiệp hội của gần như toàn
bộ các nước Đông Nam Á. Cuối cùng, đến năm 2002, dự án thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN
(AEC) mới được khởi xướng và sẽ chính thức được thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 2015.
Để hiểu rõ hơn những thách thức cũng như những bước tiến có thể có hay không của tiến trình
hội nhập khu vực này, trong phần đầu tham luận, chúng tôi sẽ đề cập đến các cấp độ hội nhập
khu vực khác nhau và nêu rõ các ưu khuyết điểm của từng cấp độ. Trong phần tiếp theo, chúng tôi
sẽ nhắc đến khả năng có thể - hoặc không thể - tiến tới thành lập một khu vực đồng tiền chung
ASEAN. Trong phần cuối, chúng tôi sẽ nhắc đến việc xây dựng các chỉ số đo lường tác động của các
tiến trình hội nhập này.

39



Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN

1.2.1. Hội nhập khu vực: các ưu khuyết điểm
Sau kết quả nghiên cứu của nhà kinh tế Balassa (1961), xu hướng chung là phân loại các tiến trình
hội nhập về kinh tế, tiền tệ và chính trị, theo năm cấp độ, cấp độ cao hơn lồng ra ngoài cấp độ thấp
hơn và có thêm các yếu tố mới – theo kiểu của các con “búp bê Nga”.
Bảng dưới đây mô tả cụ thể các cấp độ hội nhập khác nhau với các đặc điểm và khó khăn chính
của từng cấp độ.
Bảng 1. Đặc điểm và khó khăn của từng cấp độ hội nhập khu vực

Chú thích: Trong một liên minh/khối sử dụng đồng tiền chung, nếu có một cú sốc nào đó, tác động lên tất cả các thành viên, ở
mức độ giống nhau (tác động đến tổng cung và tổng cầu của cả khối) ở mức độ như nhau chẳng hạn thì nó là “sốc cân xứng“.
Còn nếu cú sốc đấy chỉ tác động đến một (vài) thành viên, hoặc tác động đến tất cả các thành viên nhưng ở mức độ/cường độ
khác nhau thì nó là “sốc bất cân xứng“.
Nguồn: tác giả.

Khu vực mậu dịch tự do và quy tắc ban đầu
Năm 1992, khu vực mậu dịch tự do AFTA được thành lập. Hiện nay khu vực này gồm 10 nước thành
viên ASEAN. Như mọi khu vực mậu dịch tự do, AFTA cũng là khu vực đã dỡ bỏ hàng rào thuế quan,
hạn chế số lượng nhập khẩu giữa các nước trong khu vực. Tuy nhiên, các nước thành viên vẫn duy
trì chính sách thương mại riêng của mình đối với các nước ngoài. Hệ quả kinh tế của kiểu hội nhập
này sẽ là:
- Giúp cải thiện cạnh tranh nội khối;
- Lý thuyết thương mại quốc tế cho chúng ta thấy rằng mỗi nước sẽ phải chuyên môn hóa theo
lợi thế cạnh tranh của mình (ví dụ: phát triển sản xuất những sản phẩm mà mình có lợi thế cạnh
tranh lớn nhất so với các sản phẩm khác);

40



Thách thức trong hội nhập khu vực và các vấn đề về đo lường
- Xu hướng cạnh tranh như vậy sẽ giúp phát triển kinh tế của các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, còn một khó khăn lớn trong việc triển khai thực hiện khu vực mậu dịch tự do: đó là tình
trạng các nước ngoài khối tìm cách lách các quy định về thuế quan. Chẳng hạn, nếu Pháp xuất
khẩu sang Việt Nam và phải chịu mức thuế xuất khẩu 30%, Pháp có thể nghĩ đến việc xuất khẩu
sang Thái Lan, với mức thuế suất chỉ là 10%, sau đó tái xuất sang Việt Nam với mức thuế suất 0%. Tất
nhiên, chi phí giao dịch sẽ bị đội lên – như chi phí vận chuyển – nhưng mức thuế suất phải chịu chỉ
là 10% thay vì 30% sẽ bù đắp lại cho mức chi phí bị đội lên đó.
Sơ đồ 1. Ví dụ về trường hợp lách quy định thuế quan

%

Nguồn: tác giả.

Chiến lược sử dụng cổng vào có mức thuế suất thấp nhất sẽ chỉ bị cản trở khi có các tiêu chí cụ thể
để xác định đâu thực sự là sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ một nước thành viên để có thể được
hưởng mức thuế suất 0% khi nhập khẩu vào các nước thuộc khối. Các tiêu chí này có tên gọi chung
là “nguyên tắc nguồn gốc xuất xứ”. Việc xác định nguồn gốc xuất xứ của một sản phẩm nhập khẩu
là rất quan trọng, bởi nó quyết định tới việc áp dụng thuế suất và các biện pháp hạn chế khác nếu
có. Hiện tại xét về việc áp dụng các nguyên tắc nguồn gốc xất xứ, giữa các nước có sự đa dạng
tương đối lớn. Một trong những tiêu chí được sử dụng nhiều nhất là tỷ lệ nội địa hóa trong giá trị giá
tăng của sản phẩm. Tuy nhiên, tiêu chí này đặt ra một khó khăn lớn: làm thế nào để tính toán được
tỷ lệ nội địa hóa mà vẫn tính đến các yếu tố đặc thù của một số nước mới nổi.
- Ví dụ quen thuộc là trường hợp của vương quốc Lesotho, một nước nằm ở cực Nam châu Phi.
Nước này không thể khiến ngành may mặc được công nhận là ngành sản xuất trong nước do
EU áp dụng nguyên tắc nguồn gốc xuất xứ quá chặt chẽ. Do không có khả năng sản xuất máy
móc sử dụng cho ngành may mặc cũng như không có khả năng sản xuất vải nguyên liệu – và
cũng do mức thù lao cho “ công việc ” đã thực hiện thấp – nên nước này đã không thể – do


41


Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN
mức đóng góp thấp về hoạt động may mặc của mình vào ngành này ở quy mô quốc tế –
chứng minh tỷ lệ giá trị gia tăng nội địa hóa đủ để được công nhận nguồn gốc xuất xứ cho sản
phẩm may mặc của ngành này. Do đó, Lesotho đã không được hưởng mức thuế suất ưu đãi
theo khuôn khổ của hiệp ước Lomé. Nguyên tắc nguồn gốc xuất xứ áp dụng trong Cộng đồng
kinh tế ASEAN AEC có tính đến đến vấn đề này và điều chỉnh bằng cách đưa thêm quy định về
Outward Processing, theo đó, có tính đến cả các sản phẩm không hoàn toàn sản xuất trong nước
nhưng một khâu hoặc một công đoạn của quy trình sản xuất được thực hiện trong khu vực.
Singapore là một trong những nước sẽ bị tác động nhiều nhất từ nguyên tắc này. Các công đoạn
gia công sản phẩm từ trước đến nay thường được thực hiện ở các nước có chi phí lao động thấp
như Việt Nam, còn các công đoạn thiết kế, kỹ thuật, R&D và hoàn thiện sản phẩm thường được thực
hiện tại Singapore. Nếu không công nhận nguyên tắc Outward Processing, một phần lớn hàng hóa
xuất khẩu của Singapore sẽ không được hưởng các quy định ưu đãi đàm phán trong khuôn khổ
các hiệp định tự do thương mại (Lacour, 2014).

Liên minh thuế quan
Liên minh thuế quan là một khu vực mậu dịch tự do có chính sách thương mại chung đối với các
nước ngoài liên minh. Chính sách thương mại chung này liên quan chủ yếu đến việc đề ra các mức
thuế suất chung và việc tái phân bổ các nguồn thu từ thuế hải quan cho các nước thành viên.
Việc áp dụng liên minh thuế quan có thể sẽ mang đến hai hệ quả. Hệ quả thứ nhất có thể có
– mang tính tích cực – là sẽ tạo ra thương mại. Tức là sẽ làm xuất hiện một dòng thương mại, vốn
trước đây chưa có, từ một nước ngoài liên minh, luồng thương mại này liên quan chủ yếu tới các
ngành hàng chuyên môn hóa tự nhiên dựa trên cơ sở sức cạnh tranh-giá cả của các nước. Hệ quả
thứ hai có thể có – có thể cho là tiêu cực – là việc chuyển hướng dòng thương mại, tức là dòng
thương mại xuất phát từ nước ngoài liên minh sẽ bị thay thế bằng một dòng thương mại xuất phát
từ một nước thành viên. Nếu nước thành viên đó ban đầu không có năng lực cạnh tranh cao nhất,
sự chuyển hướng này sẽ “phản ngược lại” hiệu quả kinh tế, xét theo lý thuyết về lợi thế cạnh tranh

của Ricardo.
Nếu hệ quả thứ nhất tức là việc tạo ra các dòng thương mại từ các nước ngoài liên minh thắng thế
so với hệ quả thứ hai, việc thành lập liên minh thuế quan sẽ tốt cho thương mại quốc tế. Trường
hợp của Liên minh châu Âu EU là một thực tế đã được chứng minh.

Thị trường chung
Thị trường chung – thị trường duy nhất – là hình thức mở rộng của liên minh thuế quan, theo đó,
các nước tham gia không chỉ áp dụng quy định tự do lưu thông hàng hóa dịch vụ mà cả các yếu
tố tư liệu sản xuất (lao động, vốn). Đối với Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC, chỉ một số đối tượng lao
động trình độ cao mới được hưởng quy định này. Trường hợp gây tranh cãi của “thợ đường ống
nước Ba Lan” tại Pháp[1] cho thấy những khó khăn trong việc tiến tới thực hiện mục tiêu tự do đi lại
[1] />
42


Thách thức trong hội nhập khu vực và các vấn đề về đo lường
hoàn toàn của người lao động trong nội khối, đặc biệt là đối với các lao động được thuê để thực
hiện các công việc ngắn hoặc trung hạn. Trong thực tế, mức độ dịch chuyển lao động từ nước này
sang nước kia còn thấp. Cụ thể, năm 2012, chỉ có 2% dân số EU sinh sống tại một nước khác trong
khối. Một trở ngại khác đối với quy định này là việc công nhận trình độ lao động và tương đương
bằng cấp giữa các nước thành viên. Đối với các dịch vụ tài chính và logistics, để có thể đảm bảo tự
do lưu thông, cần phải hài hòa hóa các cơ cấu và quy tắc tài chính, cũng như gia tăng mức độ kết
nối về tài chính giữa các nước thành viên.
Thách thức về lý thuyết đối với việc xây dựng thị trường chung là rất lớn. Trên phương diện kinh
tế vi mô, cần phải xây dựng một thị trường rộng lớn, với nhiều đầu ra hơn cho sản phẩm và mức
giá thấp hơn cho người tiêu dùng – nhờ vào mức cạnh tranh tăng lên. Trên phương diện kinh tế vĩ
mô, cần phải đảm bảo mức tăng trưởng mạnh mẽ hơn, tạo việc làm và cải thiện cán cân thương
mại và ngân sách. Hậu quả tiêu cực hiển nhiên là có: mất thị trường được bảo hộ, mất việc làm do
thiếu năng lực cạnh tranh hoặc do mong muốn tái cơ cấu hoặc thực hiện đầu tư theo kinh tế bậc
thang giảm nhân lực để giảm chi phí. Một hệ quả nữa phải kể đến là mức độ phụ thuộc lẫn nhau

sẽ tăng lên. Dù sao đi nữa, một thị trường chung duy nhất sẽ không thể tồn tại nếu như không có
một chính sách cạnh tranh thực sự – một chính sách cho phép kiểm soát việc sử dụng các biện
pháp hỗ trợ của nhà nước và chính sách tập trung kinh tế. Kịch bản lạc quan cho phép ta có thể hy
vọng vào việc tình trạng mất cân bằng giữa các nước thành viên sẽ được rút ngắn và sẽ tiến tới rút
ngắn được khoảng cách về mức sống giữa các nước nhờ vào việc mức tăng trưởng chung của khu
vực sẽ mạnh lên. Ngược lại, kịch bản tiêu cực dự báo tình trạng chênh lệch sẽ ngày càng gia tăng,
tình trạng chảy máu nguồn vốn và lao động có tay nghề sẽ xảy ra và có lợi cho các nước có trình
độ phát triển cao hơn. Châu Âu đã thành lập các quỹ hỗ trợ cơ cấu nhằm mục tiêu tránh kịch bản
thứ hai này có thể xảy ra.
Cuối cùng, thị trường chung duy nhất có thể được bổ sung bằng một chính sách kinh tế (chính
sách thuế) và tiền tệ chung. Lợi ích chính của một liên minh tiền tệ là chi phí giao dịch do chênh
lệch tỷ giá sẽ giảm, mức lãi suất cũng sẽ được nới ra. Vấn đề lớn ở đây là các nước sẽ mất chủ
quyền về tiền tệ và không thể sử dụng công cụ tỷ giá trong chính sách kinh tế của mình. Cấp
độ hội nhập cuối cùng là hình thành liên minh chính trị, theo đó, các nước thành viên không chỉ
thực hiện các chính sách kinh tế chung mà còn cả các chính sách xã hội, chính sách đối ngoại và
quốc phòng chung.

1.2.2. ASEAN - Cộng đồng kinh tế tiến tới liên minh tiền tệ: bài học
từ EU
AFTA: hiện trạng
Cũng giống như các khu vực mậu dịch tự do khác, AFTA có tham vọng ban đầu là giảm mạnh,
thậm chí dỡ bỏ hoàn toàn các hàng rào thương mại giữa các nước đối với một số mặt hàng nhất
định. Sau nhiều thập kỷ thực hiện, mức thuế suất trung bình giữa các nước thành viên ASEAN đã
giảm mạnh. Năm 1992, các nước đã lập danh sách các sản phẩm được hưởng mức thuế suất ưu đãi

43


Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN
chung (CEPT)[2], đây là bước tiến lớn tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các hàng rào thuế quan. Năm 2003,

các nước thông qua một nghị định thư quy định về việc bỏ thuế nhập khẩu. Hiện tại, hơn 99% các
sản phẩm nằm trong danh sách CEPT (danh sách gộp IL) của các nước ASEAN-6[3] đã được giảm
thuế suất xuống mức từ 0-5%. Bốn nước Campuchia, Myanmar, Lào và Việt Nam (CMLV) cũng thực
hiện cam kết đưa mức thuế suất xuống còn 0-5% đối với 66% sản phẩm trong danh sách[4].
Biểu đồ 2. Mức thuế nhập khẩu trung bình trong nội khối ASEAN

Nguồn: ASEAN Economic Community Chartbook 2014.

Tính trong thập kỷ vừa qua, thuế nhập khẩu trung bình nội khối ASEAN đã giảm từ 2,99% xuống
còn 0,54%, cụ thể mức thuế trung bình là 0,04% đối với các nước ASEAN-6, và từ 6,64% xuống còn
1,33% đối với bốn nước CMLV. Biểu đồ trên cho thấy tốc độ hội nhập nhanh của các nước xét theo
mức giảm thuế suất nhập khẩu. Xin lưu ý là ngay từ năm 1997, Singapore đã áp dụng mức thuế
nhập khẩu 0% đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu từ các nước ASEAN. Brunei vừa thực hiện việc
tương tự. Đối với các nước ASEAN-6, mức thuế suất trung bình là 0,05%, tức là rất sát với mức thuế
suất chung của AFTA (0,03%)[5].
Bên cạnh các chính sách về hàng rào thuế quan, việc kiểm soát các hàng rào hoặc biện pháp phi
thuế quan vẫn còn là một vấn đề tế nhị, đặc biệt trong các giai đoạn khủng hoảng kinh tế, thường
[2] Đối với một số sản phẩm nhất định, mức thuế suất ưu đãi chung là 0-5 % đối với mọi sản phẩm nhập
khẩu từ các nước ASEAN-6, thời hạn áp dụng được lùi lại đối với 4 nước gia nhập sau.
[3] ASEAN-6 = Brunei Darussalam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan.
[4] ASEAN
Free
Trade
Area
(AFTA
Council),
/>ASEAN-economic-community/category/ASEAN-free-trade-area-afta-council
[5] ASEAN Integration Monitoring Report, 2013, A joint report by the ASEAN Secretariat and the World
Bank.


44


Thách thức trong hội nhập khu vực và các vấn đề về đo lường
trong các giai đoạn khó khăn, các nước có xu hướng áp dụng các biện pháp có tính chất phân biệt
đối xử – sử dụng các quy định hành chính để bảo vệ hàng sản xuất trong nước. Thỏa thuận mới về
tự do lưu thông hàng hóa – gọi là thỏa thuận Atiga[6] – được ký kết tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN
lần thứ 14 năm 2009 đặt mục tiêu dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan và hài hòa hóa các quy chuẩn
trong nội khối. Danh sách các hàng rào phi thuế quan cần dỡ bỏ cũng được lập[7]. Thế nhưng, trong
giai đoạn 2009-2013, các nước Nam Á và Đông Nam Á đã lần lượt áp dụng 307 và 148 biện pháp phi
thuế quan mới. Đối với ASEAN, Indonesia là nước dẫn đầu với 65 biện pháp phi thuế quan mới được
áp dụng, tiếp đó là Việt Nam với 28 biện pháp, Thái Lan với 20 biện pháp, Singapore 15 biện pháp,
Malaysia 13 biện pháp – các nước còn lại áp dụng từ một đến bốn biện pháp phi thuế quan mới.
Biểu đồ 3. Các biện pháp phi thuế quan áp dụng trong giai đoạn 2009-2013

Nguồn: ADB Institute (2015).

Tiến bộ đạt được trên thực tế không nhiều trong khi về lý thuyết, các hàng rào phi quan thuế phải
được dỡ bỏ vào năm 2010 – 2012 đối với Philippines và 2015 đối với bốn nước CMLV. Các nhóm
sản phẩm bị áp dụng các biện pháp phi quan thuế nhiều nhất là hóa chất và các sản phẩm đi kèm
(21%), máy móc và công nghiệp điện (18%), thực phẩm (12%) và các sản phẩm rau quả (11%).

[6] ASEAN
Trade
in
Goods
Agreement,
/>ASEAN-economic-community/category/ASEAN-trade-in-goods-agreement
[7] Danh sách các biện pháp phi thuế quan của từng nước có thể xem trên trang: AN.
org/communities/ASEAN-economic-community/item/non-tariff-measures-database


45


Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN
Biểu đồ 4. Các biện pháp phi quan thuế áp dụng theo từng lĩnh vực trong ASEAN

Nguồn: Ahsan et al. (2013).

Cộng đồng kinh tế ASEAN
Cộng đồng kinh tế AEC chính thức được nêu ra vào năm 2003 tại hội nghị thượng đỉnh Bali, thời
hạn triển khai chính thức là tháng 12 năm 2015. Cộng đồng kinh tế ASEAN dựa trên bốn trụ cột: thị
trường chung duy nhất; một khu vực kinh tế cạnh tranh; phát triển kinh tế công bằng; một khu vực
hội nhập đầy đủ vào kinh tế thế giới. (xem khung 1)

Trụ cột số 1: thị trường chung duy nhất
Trụ cột này gồm năm yếu tố chính: i) tự do lưu thông hàng hóa, ii) tự do lưu thông dịch vụ, iii) tự do
lưu thông đầu tư, iv) tự do lưu thông vốn, và v) tự do lưu thông nhân lực có trình độ.
Đối với yếu tố tự do lưu thông hàng hóa, chúng tôi thấy là việc xóa bỏ các hàng rào thuế quan đã
gần như hoàn thành đối với các sản phẩm nằm trong danh sách CEPT. Tuy nhiên, việc kiểm soát
các biện pháp phi thuế quan vẫn còn là vấn đề mặc dù các nước đã thực hiện thống kê danh sách
các biện pháp đã được áp dụng, danh sách thống kê này cũng đã là cơ sở thuận lợi cho đàm phán
– thậm chí có thể tiến tới xóa bỏ hoàn toàn việc áp dụng các biện pháp đó. Cũng xin lưu ý là việc
quản lý các nguyên tắc về nguồn gốc xuất xứ đã được thực hiện dễ dàng hơn nhờ hệ thống tự
chứng nhận/kiểm định cho phép một số công ty xuất khẩu có thể tự thực hiện công việc kiểm định
sản phẩm để kiểm tra xem sản phẩm của mình có đáp ứng theo các tiêu chí của nguyên tắc nguồn
gốc xuất xứ hay không. Cuối cùng, chương trình hài hòa hóa và chuẩn hóa quy trình hải quan trong
nội khối cũng đang được tiến hành nhằm tạo thuận lợi cho trao đổi thương mại và giảm bớt các
chi phí hành chính trong giao dịch.


46


Thách thức trong hội nhập khu vực và các vấn đề về đo lường
Khung 1

Các đặc điểm chính của Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC


Thị trường và cơ sở sản xuất chung
- Tự do lưu thông hàng hóa
- Tự do lưu thông dịch vụ
- Tự do lưu thông đầu tư
- Tự do lưu thông vốn
- Tự do lưu thông nhân lực có trình độ



Một khu vực kinh tế cạnh tranh
- Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Sáng kiến hội nhập ASEAN



Phát triển kinh tế công bằng
- Chính sách cạnh tranh
- Bảo vệ người tiêu dùng
- Quyền sở hữu trí tuệ: hạ tầng cơ sở, thuế, thương mại điện tử




Hội nhập vào kinh tế toàn cầu
- Duy trì mức độ trung tâm của ASEAN trong quan hệ đối ngoại
- Tăng cường tham gia vào các mạng lưới sản xuất toàn cầu

Nguồn: ASEAN Economic Community Blueprint (2014) ; Lacour (2014).

Về mục tiêu tự do lưu thông dịch vụ – hiệp định khung Afas[8] về dịch vụ – việc triển khai có chậm
hơn so với tự do lưu thông hàng hóa. Hiện tại, 84 nhóm ngành dịch vụ đã được cam kết đảm bảo tự
do lưu thông[9], kết quả này tương đối khiêm tốn và cũng mới chỉ gần với nội dung đàm phán của
hiện định chung về thương mại dịch vụ của WTO (GATS).
Để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, cơ chế đầu tư linh hoạt hơn đã được thiết lập trong
khu vực thông qua việc ký kết hiệp định ASEAN Comprehensive Investment Agreement[10] (ACIA) vào
tháng 3 năm 2012. Mục tiêu của hiệp định này là thúc đẩy, bảo vệ, tạo thuận lợi và đảm bảo tự do
lưu thông đầu tư. Cũng như đối với mục tiêu tự do lưu thông dịch vụ, kết quả đạt được trong tự do
lưu thông đầu tư vẫn còn hạn chế do một số nước còn nhiều dè dặt trong việc triển khai các biện
pháp này.
[8] ASEAN
Framework
Agreement
on
Services.
/>ASEAN-economic-community/item/ASEAN-framework-agreement-on-services
[9] “Thinking Globally, Prospering Regionally”, ASEAN Economic Community 2015 Booklet, ASEAN
Secretariat.
[10] Hiệp định ký kết năm 2009 nhưng đến năm 2012 mới được tất cả các nước phê chuẩn.

47



Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN
Đối với mục tiêu phát triển thị trường vốn, hội nhập về tài chính vẫn chưa được thực hiện
(Lacour, 2014), mặc dù các nước đã có quyết tâm thành lập các thị trường chứng khoán nhằm
mang đến nhiều khả năng hơn cho các nhà đầu tư trong khu vực. Rào cản cơ cấu vẫn tồn tại, lý do
chính là bởi hệ thống quy định của các nước không đồng nhất. Ngoài ra, quy mô tương đối nhỏ
của các thị trường chứng khoán và thị thường trái phiếu đã được thành lập cũng làm gia tăng khó
khăn cho các nước nhỏ trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, cũng xin lưu ý là năm 2013, lượng vốn đầu tư nước ngoài FDI vào khu vực đã đạt
122,4 tỷ USD, tăng +7,1% so với năm trước. Đầu tư nội khối có tăng trong những năm qua nhưng
vẫn còn thấp hơn nhiều so với lượng đầu tư ngoại khối đổ vào khu vực này. Theo Lacour (2014),
trong thực tế, quyền được làm việc trong các nước khác ở khu vực không thực sự được mở trong
thực tế; “(...) vẫn đang tồn tại nhiều rào cản hạn chế việc tiếp cận với thị trường nội địa và việc lưu thông
của yếu tố lao động, như các quy định theo đó một số lĩnh vực việc làm chỉ được dành cho người lao động
trong nước, hoặc quy định hạn ngạch về sử dụng lao động nước ngoài trong một số lĩnh vực, quy định về
đánh giá nhu cầu thực sự trong sử dụng lao động nước ngoài, điều kiện về chứng minh tài sản hoặc về
trình độ ngoại ngữ để được cấp thị thực (…)” (Lacour (2014).

Trụ cột số 2: một khu vực kinh tế cạnh tranh
Trụ cột này liên quan đến các vấn đề then chốt về chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng,
quyền sở hữu trí tuệ, phát triển hạ tầng và thương mại điện tử.
Một thị trường chung duy nhất không thể tồn tại nếu ASEAN không xây dựng được chính sách cạnh
tranh thực sự. Mặc dù ASEAN đã tăng cường nỗ lực để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và thương
mại công bằng trong khối, hệ thống quy định quốc gia của các nước vẫn còn sự khác biệt lớn, và
theo Lacour (2014), khó hình dung có thể xây dựng được một hệ thống luật cạnh tranh thống nhất
ở cấp độ khu vực, vì hiện tại hợp tác chính thức trong lĩnh vực này vẫn mới chỉ được thực hiện thông
qua việc tổ chức các hội thảo khu vực – xem thêm ASEAN Experts Group on Competition.
Đối với mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban bảo vệ người tiêu dùng ASEAN (ACCP)[11] đã được
thành lập, có nhiệm vụ xây dựng trang web tiếp nhận khiếu nại và phổ biến thông tin về quyền của
người tiêu dùng[12]. Liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, ASEAN đã thông qua Kế hoạch hành động
ASEAN 2011-2015, trong đó nhấn mạnh rằng đây là vấn đề sống còn trong việc xây dựng một khu

vực kinh tế cạnh tranh và đột phá về đổi mới công nghệ.

[11] />[12] />
48


Thách thức trong hội nhập khu vực và các vấn đề về đo lường
Hình 1. Quyền của người tiêu dùng ở Việt Nam

Nguồn: Bộ Công Thương (2015).

Hạ tầng cơ sở được coi là nội dung chính trong hợp tác giữa các nước thành viên. Các nước ASEAN
dự định xây dựng chính sách chung về giao thông hàng không – Singlet Aviation Market –, giao
thông đường biển và đường bộ – ASEAN Highway Network – và các dự án nội khối về lĩnh vực năng
lượng và công nghệ thông tin. Dự án Trans-ASEAN Gas Pipeline (TAGP) sẽ được triển khai nhằm kết
nối hệ thống hạ tầng đường ống khí đốt giữa các nước thành viên. Khi hoàn thành, hệ thống này
sẽ cho phép vận chuyển khí đốt (kể cả khí đốt thiên nhiên hóa lỏng) qua biên giới các nước ASEAN.
Tự do hóa dịch vụ hàng không đã được triển khai ở hầu hết các nước. Một thỏa thuận đã được ký
kết[13] để thúc đẩy thương mại điện tử trên cơ sở phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và quyết
tâm thu hẹp khoảng cách số giữa các nước thành viên.
Các dự án “hạ tầng” này được hỗ trợ từ quỹ ASEAN Infrastructure Fund[14], với số vốn hơn 500 triệu
USD do ADB quản lý.

[13] />[14] />
49


Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN
Trụ cột số 3: phát triển kinh tế công bằng
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong những nội dung ưu tiên của trụ cột này. Trên thực

tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện chiếm 95-99% tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động ở
các nước thành viên tính đến năm 2014 – ngoại trừ trường hợp Myanmar (88,8%)[15]. Để nâng cao
năng lực cạnh tranh và mở rộng quy mô các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ASEAN, các nước đã
đưa ra kế hoạch hành động chiến lược phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2010-2015;
kế hoạch hành động số hai[16] cho giai đoạn 2016-2025 cũng vừa mới được triển khai với mục tiêu
chính là giúp các doanh nghiệp này đổi mới công nghệ và tăng cường năng lực cạnh tranh.
ASEAN có 10 nước thành viên với mức sống và trình độ phát triển đa dạng. Thực tế này đòi hỏi
phải có một chính sách chung nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa
các nước. Đó cũng chính là mục tiêu của Sáng kiến hội nhập ASEAN[17] (IAI) được đưa ra năm 2001.
Sau những kết quả ban đầu, kế hoạch hành động IAI Work Plan II đã được công bố cho giai đoạn
2009-2015. Tuy nhiên, các mục tiêu đề ra không đạt được hoàn toàn. Theo báo cáo thường niên
2015[18] của ASEAN, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2015, 68/182 hành động đưa ra đã hoàn thành
(37,4%). Bản kế hoạch hành động thứ ba cho giai đoạn 2016-2025 sẽ phải được khởi động.

Trụ cột số 4: hội nhập vào kinh tế toàn cầu
Hội nhập của ASEAN vào kinh tế toàn cầu phải được thực hiện thông qua việc duy trì vị trí trung
tâm của khối này trong mối quan hệ với các phần còn lại của thế giới, nhất là trong các đàm phán
thương mại tự do trong các khuôn khổ ASEAN +1 (Lacour, 2014). Hiện ASEAN đã ký kết các hiệp
định thương mại với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ.

Kết quả và sự chênh lệch giữa các nước
Để đánh giá được tốt hơn những tiến bộ đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra cho bốn
trụ cột của cộng đồng kinh tế ASEAN AEC, cơ chế theo dõi với tên gọi AEC Scorecard đã được thiết
lập. Đây là cơ chế đánh giá đơn giản: nếu một biện pháp đưa ra được thực hiện đầy đủ thì ghi “có”,
còn ngược lại thì ghi “không”. Tiêu chí để đánh giá một biện pháp đã được thực hiện đầy đủ là tất
cả các nước thành viên ASEAN phải thông qua và mọi hoạt động liên quan phải được thực hiện
trong thực tế (Lacour, 2014).

[15] Có chỉ số đánh giá riêng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của ASEAN: l’ASEAN SME Index ; http://
www.oecd.org/fr/relationsmondiales/approchesregionales/ASEANsme.htm

[16] />[17] h t t p : / / w w w . A S EA N . o r g / c o m m u n i t i e s / A S EA N - e c o n o m i c - c o m m u n i t y / c a t e g o r y /
initiative-for-ASEAN-integration-and-narrowing-the-development-gap
[18] />
50


Thách thức trong hội nhập khu vực và các vấn đề về đo lường
Theo chỉ số đánh giá này, ASEAN đã hoàn thành 76,5% trong tổng số 277 biện pháp ưu tiên của
AEC cho giai đoạn 2008-2013. Tuy nhiên cơ chế đánh giá này vấp phải một số ý kiến chỉ trích: thiếu
minh bạch, việc thông qua một biện pháp không nhất thiết lúc nào cũng sẽ đi kèm với việc thực
hiện cụ thể[19]. Báo cáo 2015 cho biết, trong số 506 biện pháp ưu tiên được đưa ra, có 458 biện pháp
đã được thực hiện.
Biểu đồ 5. Cơ chế theo dõi các biện pháp của Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC

Nguồn: Menon et Melandez (2015).

Mặc dù nhiều bước tiến cụ thể đã được thực hiện trong quá trình triển khai AEC, các nước thành
viên ASEAN vẫn có sự khác biệt và đa dạng rất lớn, chẳng hạn chỉ tính riêng mức thu nhập bình
quân đầu người cũng đã thấy rõ sự chênh lệch (xem thêm chỉ số KOF dưới đây).

[19] />
51


Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN
Biểu đồ 6. Thay đổi trong GDP bình quân đầu người – đơn vị tính USD PPP

PPP purchasing power parity: sức mua tương đương
Nguồn: tác giả xây dựng từ những số liệu của Ngân hàng Thế giới.


Từ AEC tới liên minh tiền tệ
Bối cảnh lịch sử và những thách thức tương lai
Khu vực châu Á đã trải qua một cuộc khủng hoảng tỷ giá nghiêm trọng vào năm 1997-1998, tác
động nhiều nhất tới Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong và
Singapore. Bối cảnh kinh tế lúc bấy giờ là khu vực này có mức tăng trưởng kinh tế cao, giá tài sản leo
thang (chứng khoán và bất động sản), vốn đầu tư nước ngoài đổ vào khu vực tư nhân tăng mạnh,
nợ ngắn hạn bằng đồng đô-la tăng cao, cán cân thương mại đi xuống.
Khủng hoảng kinh tế ở Thái Lan khởi phát do tình trạng ngoại thương sa sút, giá trị của các tài sản
động sản và bất động sản bị tác động, điều này đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tỷ giá và khủng
hoảng tài chính. Tình trạng đầu cơ giảm giá đồng Bath xuất phát từ việc Ngân hàng trung ương
mong muốn có biện pháp phòng vệ. Cuộc khủng hoảng lòng tin này đã lan sang tất cả các nước
láng giềng. Để tránh một cuộc khủng hoảng tỷ giá mới, vấn đề đặt ra là cần phải tăng cường hợp
tác về tiền tệ trong khu vực theo khuôn khổ ASEAN +3.
Đồng tiền chung châu Âu đã được hình thành trên cơ sở một hệ thống neo các đồng bản tệ với
một giỏ tiền tệ chung: đồng ECU – European Currency Unit. Tương tự như vậy Viện nghiên cứu
kinh tế, thương mại và công nghiệp Research Institute of Economy, Trade and Industry (RIETI) đề xuất
xây dựng một đơn vị tiền tệ châu Á chung gọi là AMU – Asian Monetary Unit – hoặc ACU – Asian

52


Thách thức trong hội nhập khu vực và các vấn đề về đo lường
Currency Unit. Để biết xem đồng Euro có phải là một ví dụ có thể đi theo, cần phải phân tích các bài
học kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng châu Âu mới đây.

Những bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng châu Âu
Trong khuôn khổ khu vực đồng Euro cũng như trong khuôn khổ ASEAN, có thể nhận thấy giữa các
nước có nhiều khác biệt.
Biểu đồ 7. Thay đổi thu nhập bình quân đầu người tại khu vực đồng Euro


Nguồn: Natixis (2015) xây dựng lại.

Vậy làm thế nào để đảm bảo mức độ liên kết trong khu vực và tránh tình trạng đầu cơ – vốn không
thể thực hiện được qua công cụ tỷ giá – có thể tác động mạnh tới lãi suất, như trường hợp đã xảy
ra vào cuối năm 2011, đầu năm 2012 tại khu vực đồng Euro?
Tình trạng khác biệt giữa các nước không phải là mới. Trước đây, mọi người đều biết rằng việc kết
nối thống nhất giữa các nước sẽ được tạo điều kiện khi có sự đồng bộ, thống nhất giữa các nước
thành viên. Tính đồng bộ này được biểu hiện cụ thể qua việc năng suất ở những nước thu nhập
thấp được nâng lên để bắt kịp với các nước có thu nhập cao. Tuy nhiên điều này đã không được
thực hiện, đặc biệt trong giai đoạn 2009-2015. Trong hoàn cảnh đó, còn một giải pháp nữa là các
biện pháp mang tính liên bang: chuyển giao thu nhập giữa các nước để thu hẹp khoảng cách.

53


Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN
Nhưng hiệu quả mang tính liên bang trong khu vực này rất yếu do mức đóng góp thực tế của các
nước thành viên vào ngân sách châu Âu còn thấp.
Trước thực trạng như vậy, một giải pháp ngắn và trung hạn có thể nghĩ tới là phá giá nội bộ. Theo
tài liệu Natixis (2015) “Một điều chấp nhận được là trong một liên minh tiền tệ, những điều chỉnh sức
cạnh tranh-chi phí có thể thực hiện được bằng việc phá giá nội bộ (giảm lương, giảm giá cả). Tuy nhiên,
giải pháp này sẽ làm phát sinh một vấn đề nghiêm trọng: các biện pháp phá giá nội bộ sẽ làm giảm giá
thị trường và làm tăng giá trị thực của các khoản nợ. Tỷ lệ nợ công và nợ tư tăng lên sẽ làm suy thoái
tình hình kinh tế chung: cần phải tăng bội chi ngân sách (…), đầu tư vào nhà ở (...) và đầu tư của doanh
nghiệp suy giảm (...)”.
Bài học chính rút ra ở đây là cần thiết phải xây dựng được một dự án cho phép rút ngắn được
khoảng cách về kinh tế, đồng thời tạo ra được một hiệu ứng mang tính liên bang thực sự đối với
ngân sách chung. Điều này càng đúng hơn khi mà quá trình toàn cầu hóa – tăng sức cạnh tranh nội
vùng và ngoại vùng – chắc chắn sẽ tạo thuận lợi cho xu hướng chuyên môn hóa và xuất hiện một
hình thức chênh lệch nào đó giữa các nước. Con đường phải đi chắc chắn là còn dài trước khi tiến

tới có được một đồng tiền chung duy nhất cho ASEAN. Bước đầu tiên phải làm là thiết lập cơ chế
tỷ giá chung giống như hệ thống mà châu Âu xây dựng vào năm 1979.

1.2.3. Các chỉ số đo lường mức độ hội nhập của ASEAN
Các chỉ số truyền thống
Từ trước đến nay, thương mại thế giới và thứ hạng của mỗi nước thường được đo bằng các chỉ số
đơn giản như luồng trao đổi thương mại: xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại. Tương tự như
vậy, ta có thể đo lường được vai trò của mỗi nước trong thương mại vốn quốc tế bằng các chỉ số
về dòng vốn trực tiếp nước ngoài (tiếp nhận từ một nước hoặc đầu tư vào một nước). Phân tích
trên cơ sở các chỉ số này cho chúng ta biết được vị trí của mỗi nước, cả ở cấp độ khu vực và thế giới.
Xét về mặt lịch sử, có thể đánh giá được việc triển khai một quá trình hội nhập khu vực có – hay
không – tương quan với việc nâng cao vị thế của của khu vực đó và đặc biệt là có tương quan hay
không với sự gia tăng của thương mại nội vùng.
Trong vòng 30 năm, tỷ trọng thương mại của ASEAN và ASEAN +3 trong thương mại thế giới đã
tăng gấp đôi. Ở cấp độ khu vực, tỷ trọng của ASEAN vẫn ổn định: khoảng 25% kim ngạch xuất khẩu
của khu vực Thái Bình Dương và Đông Á; ASEAN +3 chiếm hơn 85% do tỷ trọng cao của Trung
Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

54


Thách thức trong hội nhập khu vực và các vấn đề về đo lường
Bảng 2. Vị trí của ASEAN và ASEAN +3 trong thương mại quốc tế

Nguồn: Nguyen, Pham et Vallée (2015).

Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có tình hình tương tự. Tỷ trọng của ASEAN trong dòng vốn tiếp
nhận trên quy mô thế giới đã tăng từ 4,4% lên 7,4%, mức tỷ trọng của ASEAN +3 tăng gần gấp bốn
lần, từ 9,2% lên 36,1%. Các dòng vốn đầu tư ra ngoài của ASEAN +3 cũng tăng mạnh, từ 7,4% lên
22,4% tổng số vốn đầu tư thực hiện trên toàn thế giới. Ở cấp độ khu vực, tỷ trọng đầu tư của ASEAN

lại giảm: từ 47,9% xuống còn 20,5% tổng số vốn tiếp nhận. Lý do chủ yếu của thực tế này là vai trò
ngày càng gia tăng của Trung Quốc và Australia.
Bảng 3. Vị trí của ASEAN và ASEAN +3 trong dòng vốn đầu tư FDI

Nguồn: op. cit. 2015.

55


Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN
Tỷ trọng của ASEAN và ASEAN +3 trong thương mại thế giới tăng lên cũng đi kèm với sự gia tăng về
mức độ tập trung các hoạt động thương mại của ASEAN trong phạm vi nội khối. Bảng dưới đây cho
thấy các hoạt động thương mại của ASEAN +3 có đặc điểm là tập trung vào các giao dịch giữa các
nước thành viên: xuất khẩu nội khối tăng từ 22,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của ASEAN năm 2000
lên 28,2% năm 2010; nhập khẩu nội khối cũng tăng từ 21,1% lên 26,6%. Ngoài ra, các luồng trao đổi
thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng tăng mạnh trong thập kỷ vừa
qua – lý do của thực tế này có lẽ là nhờ cơ chế ASEAN +3 được ra đời năm 1997.
Bảng 4. Cơ cấu thương mại nội khối và ngoại khối của ASEAN

Nguồn: op. cit. 2015.

Phân tích sát hơn các luồng vốn FDI đổ vào ASEAN cho thấy vị trí quan trọng của Nhật Bản, châu
Âu và Mỹ. Tuy nhiên vị trí của Nhật Bản và EU có giảm sút nhường chỗ cho Mỹ, Hàn Quốc và Trung
Quốc. Bảng này cho thấy doanh nghiệp từ các nước công nghiệp phát triển vẫn là các nhà đầu tư
chính vào ASEAN. Tuy nhiên, doanh nghiệp của các nước trong khu vực cũng bắt đầu đầu tư sang
các nước thành viên khác ngoài nước mình. Nhờ đó, luồng vốn FDI nội khối đã tăng lên tới mức
20,1% năm 2008 nhưng sau đó giảm mạnh xuống còn 16,1% năm 2010 do cuộc khủng hoảng tài
chính thế giới. Nhìn tổng thể, tỷ trọng đầu từ FDI nội khối vẫn còn thấp so với mức đầu tư ngoại khối.
Bảng 5. Xuất xứ các luồng vốn FDI vào ASEAN – tính theo % so với tổng số


Nguồn: op. cit. 2015.

56


Thách thức trong hội nhập khu vực và các vấn đề về đo lường

Các chỉ số hỗn hợp
Một cách tiếp cận khác để nhìn nhận vị trí và vai trò của một nước – hoặc một khu vực – trong nền
kinh tế thế giới là đánh giá trên cơ sở nhiều yếu tố khác nhau.
Các chỉ số hỗn hợp[20] có nguyên tắc đơn giản. Chẳng hạn, không thể định nghĩa hiện tượng toàn
cầu hóa chỉ bằng một biến duy nhất là luồng thương mại được đo bằng kim ngạch xuất khẩu. Toàn
cầu hóa còn diễn ra cả trong lĩnh vực tài chính, nhân văn, văn hóa, v.v. Do vậy cần phải xây dựng
một chỉ số mới để xác định vị trí của các nước từ tổng các kết quả đánh giá bằng nhiều chỉ số đơn
lẻ và mỗi chỉ số có một mục tiêu đánh giá được xác định rõ ràng. Chỉ số phát triển con người (HDI)
được WB xây dựng theo mục tiêu này – theo đó, không thể đánh giá mức độ phát triển con người
chỉ bằng một biến đo lường mức tăng trưởng kinh tế thông qua thu nhập bình quân đầu người.
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu ngắn gọn hai chỉ số hỗn hợp được sử dụng để đánh giá mức độ
chênh lệch giữa các nước ASEAN.

Chỉ số tự do kinh tế
Bảng 6. Kết quả xếp hạng các nước ASEAN theo chỉ số IEF năm 2015

Nguồn: IEF, - 2015.

Từ năm 1995, quỹ Heritage Foundation hàng năm công bố kết quả đánh giá theo chỉ số tự do kinh
tế (IEF[21]) đối với 186 nước. Chỉ số này tập trung đánh giá bốn khía cạnh của môi trường kinh tế
mà chính phủ có thể áp dụng một mức độ kiểm soát nào đó: tự do sản xuất, tự do lao động, tự do
tiêu dùng và tự do đầu tư. Mười tiêu chí được tính toán bao gồm: tự do kinh doanh, tự do trao đổi,


[20] Để có thông tin đầy đủ về phương pháp đo lường bằng chỉ số hỗn hợp, xin xem thêm OCDE-JRC
(2008) hoặc Dialga and Giang (2015).
[21] Index of Economic Freedom : Để tham khảo thêm ý kiến chỉ trích về
phương pháp xây dựng chỉ số IEF, xin xem thêm Dialga and Vallée (2015).

57


Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN
tỷ trọng của các loại thuế, chi tiêu nhà nước, ổn định tiền tệ, tự do đầu tư, bỏ điều tiết thị trường tài
chính, bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, chống tham nhũng và tự do hóa lao động.
Kết quả xếp hạng năm 2015 cho thấy có khoảng cách chênh lệch lớn giữa Singapore (đứng thứ
hai thế giới) và Việt Nam và Lào (đứng thứ 148 và 150 thế giới). Bảng dưới đây minh họa cụ thể
hơn bằng kết quả đánh giá theo 5/10 tiêu chí nói trên của từng nước trong ASEAN. Chẳng hạn, có
thể thấy Campuchia xếp cuối cùng về tiêu chí chống tham nhũng và tự do kinh doanh. Tương tự,
Việt Nam cũng xếp cuối cùng theo tiêu chí tự do đầu tư và bảo vệ quyền sở hữu tư nhân.

Chỉ số toàn cầu hóa KOF
Chỉ số toàn cầu hóa KOF[22] định nghĩa toàn cầu hóa là một tiến trình tạo ra các mạng lưới kết nối
giữa các tác nhân có khoảng cách xa nhau hàng châu lục, kết nối thông tin, ý tưởng, vốn và hàng
hóa (Dreher et al., 2008). Như vậy, chỉ số này cho ta thấy mức độ hội nhập của một nước vào tiến
trình toàn cầu hóa trên các phương diện kinh tế, xã hội và chính trị. Kết quả đánh giá là tổng giá trị
của các biến đo cụ thể nhiều yếu tố từ luồng trao đổi thương mại (phương diện kinh tế), cho đến số
lượng khách du lịch (phương diện xã hội) hoặc cả số lượng đại sứ (phương diện chính trị).
Phân tích kết quả xếp hạng năm 2015 của các nước ASEAN một lần nữa cho thấy giữa các nước có
sự chênh lệch rõ rệt.
Bảng 7. Kết quả xếp hạng các nước ASEAN theo chỉ số KOF
và theo ba phương diện cụ thể

Nguồn: tác giả tự xây dựng từ những số liệu KOF có sẵn trên mạng.


Các chỉ số này cũng làm rõ một thực tế là các nước có vị trí tương đối gần nhau trên bảng xếp hạng
có thể lại có khoảng cách chênh lệch rất lớn nếu xét theo từng phương diện cụ thể. Phân tích sâu
hơn kết quả xếp hạng theo cả hai chỉ số – chỉ số KOF và IEF – cũng như những tiến bộ đã đạt được
[22] />
58


Thách thức trong hội nhập khu vực và các vấn đề về đo lường
hoặc tình trạng chậm trễ trong triển khai các yếu tố của bốn trụ cột chính của Cộng đồng kinh tế
ASEAN AEC sẽ giúp ta hiểu rõ hơn những khó khăn trong tiến trình hội nhập của khu vực.

Các chỉ số “lưới”[23]
Lý thuyết mạng lưới mang đến cho chúng ta các công cụ cho phép đánh giá vị trí và vai trò của mỗi
nước trong một mạng lưới mà mỗi mối nối giữa các nước tương ứng với sự tồn tại hay không của
một mối quan hệ thương mại, hoặc tài chính có mức độ ít nhiều chặt chẽ.
Việc sử dụng lý thuyết mạng lưới trong kinh tế quốc tế không phải là điều mới[24]. Theo Fagiolo et al.
(2007), ưu điểm của lý thuyết này là giúp ta hiểu rõ hơn về kinh tế quốc tế, vì lý thuyết này cho phép
phân tích chính xác toàn bộ cấu trúc các quan hệ tương tác giữa các nước thông qua các chỉ số
đặc thù.
Trong số các chỉ số lưới, chỉ số quen thuộc nhất là mức độ trung tâm. Chỉ số này đánh giá vị trí của
một nước trong mạng lưới trên cơ sở xem xét số lượng các mối nối (liên kết) – tổng hợp hay không
tổng hợp – của nước đó với các nước khác[25]. Một nước càng ở vị trí “trung tâm” thì nước đó các có
nhiều kết nối với các nước khác. Ngược lại, các nước có mức độ kết nối thấp sẽ là các nước nằm ở vị
trí “ngoại vi”. Trong trường hợp các nước ASEAN, việc sử dụng chỉ số không tổng hợp theo hệ số để
phân tích thương mại quốc tế sẽ không có ý nghĩa vì tất cả các nước đều có quan hệ thương mại
với các nước khác trong ASEAN. Do đó, việc sử dụng chỉ số này phải được tính toán bằng cách tổng
hợp hệ số của tất cả các mối liên kết và tầm quan trọng của các luồng được vận chuyển như giá trị
xuất khẩu hoặc luồng vốn FDI. Để có thể có được một ý tưởng tốt hơn về mạng lưới hiện có trong
ASEAN, mạng lưới này được chủ động mở rộng thành khuôn khổ ASEAN +3.

Bảng dưới đây cho biết kết quả xếp hạng năm 2013 của các nước ASEAN +3 theo giá trị mức độ
trung tâm trong hệ thống có định hướng, được đo bằng các luồng xuất khẩu vào (in-Degree), tương
ứng với giá trị nhập khẩu của mỗi nước, và trong mạng lưới các luồng xuất khẩu ra (out-Degree)
tương ứng với giá trị xuất khẩu của mỗi nước. Giá trị tổng hợp ở đây được tính toán bằng giá trị
xuất khẩu (X) giữa các nước (vào hoặc ra), và bằng giá trị này chia cho hệ số quy mô của nước liên
quan được đo bằng GDP (X/GDP). Tính theo giá trị tuyệt đối, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là
các nước có mức độ tham gia cao nhất vào thương mại khu vực. Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn luôn là
những nước đóng vai trò trung tâm kể cả trước và sau khi hình thành khuôn khổ ASEAN +3.
Việc đọc kết quả đánh giá mạng lưới được đo bằng giá trị tương đối mang đến một cái nhìn khác
đối với vị trí của Nhật Bản và Trung Quốc. Hai nước này lần lượt giữ vị trí thứ nhất và thứ hai xét về
mức độ trung tâm đối với các luồng xuất khẩu vào, nhưng lại chiếm vị trí số 12 và 13 đối với các
luồng xuất khẩu ra. Kết quả đánh giá này cho thấy vai trò trung tâm của hai nước này trong nhập
khẩu hàng hóa xuất phát từ ASEAN sau đó tiếp tục xuất khẩu sang các nước nằm ngoài khuôn khổ
ASEAN +3. Các nước sáng lập ASEAN như Singapore và Malaysia đã thành công trong việc duy trì
vị trí quan trọng trong mạng lưới thương mại ASEAN +3. Tuy nhiên, vị trí của Malaysia lại ngược lại
[23] Phần này chúng tôi tham khảo chính từ bài viết của Nguyen Pham and Vallée (2015).
[24] Về điểm này xin xem thêm Snyder and Kick (1979).
[25] Để có định nghĩa chính xác hơn, xin xem thêm Nguyen, Pham et Vallée (2015).

59


Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN
với vị trí của Trung Quốc: nước này có vai trò trung tâm trong xuất khẩu vào các nước ASEAN +3
nhưng lại có vai trò yếu hơn trong nhập khẩu. Cuối cùng, xin lưu ý trường hợp của Brunei, xét theo
giá trị tuyệt đối, nước này có vị trí tương đối ít quan trọng trong mạng lưới (đứng thứ 10 và 12), nếu
xét theo giá trị tương đối, căn cứ cả vào quy mô của nước này, Brunei lại có vị trí có tầm ảnh hưởng
đối với xuất khẩu nội khối (đứng ở vị trí thứ 2).
Bảng 8. Vị trí xếp theo mức độ trung tâm của các nước
ASEAN trong các mạng lưới thương mại năm 2013


Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên các số liệu có sẵn trên mạng của United Nations Commodity Trade Statistics Database (UN
Comtrade), Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD), ASEAN, United Nations Conference on Trade and
Developmen (UNCTAD).

Đối với mạng lưới các luồng đầu tư FDI, bảng dưới đây cho biết kết quả xếp hạng đối với các luồng
FDI vào và ra, tính theo giá trị tuyệt đối hoặc giá trị tổng hợp theo hệ số GDP, giống như kết quả
xếp hạng theo giá trị xuất khẩu. Xét theo luồng FDI vào (tính theo giá trị tuyệt đối hoặc tương đối),
Trung Quốc đứng ở vị trí số 1, tiếp theo đó là Singapore và Indonesia. Nhật Bản và Singapore đóng
vai trò trung tâm trong cung cấp các luồng vốn FDI tới các nước ASEAN +3. Ngoài ra, bảng này còn
cho thấy các luồng FDI quan trọng nhất chủ yếu là được luân chuyển giữa các nước lớn hoặc nước
phát triển hơn. Nói cách khác, các nước nhỏ hoặc nước kém phát triển hơn chỉ được coi là vệ tinh
của mạng lưới FDI trong khu vực. So với các luồng thương mại, việc tính hay không tính đến quy
mô của các nước không làm thay đổi nhiều kết quả xếp hạng. Tuy nhiên, Trung Quốc, hiện đứng
thứ 5 về luồng vốn FDI ra (ví dụ như nhà cung cấp/nhà đầu tư) bị tụt xuống vị trí thứ 9 nếu có xét
thêm quy mô của nước này. Vị trí của Nhật Bản sẽ bị tác động mạnh hơn: nước này sẽ bị tụt từ vị
trí thứ nhất xét theo vai trò là nước cung cấp vốn chính trong khu vực xuống vị trí thứ 5 nếu tính

60


Thách thức trong hội nhập khu vực và các vấn đề về đo lường
quy mô nền kinh tế. Singapore sẽ trở thành nước trung tâm, tức là nước xuất khẩu vốn chính trong
ASEAN +3, nếu xét theo năng lực của nước này đo bằng hệ số GDP.
Bảng 9. Vị trí xếp theo mức độ trung tâm của các nước ASEAN
trong các mạng lưới thương mại năm 2012

Nguồn: tính toán của tác giả dựa trên các số liệu có sẵn trên mạng của United Nations Commodity Trade Statistics Database (UN
Comtrade), Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD), ASEAN, United Nations Conference on Trade and
Developmen (UNCTAD).


Kết luận
Trong khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đang được triển khai, điều quan trọng là phải hiểu được
những thách thức liên quan đến tiến trình hội nhập này về mặt lý luận, cũng như các bước của
tiến trình xây dựng AEC. Chúng tôi cũng đã nhắc đến những triển vọng đi lên của AEC. Hiển nhiên,
khu vực đồng Euro, với những khó khăn đã gặp phải có thể là một trường hợp để học hỏi rút kinh
nghiệm cho các cơ chế thị trường chung mong muốn tiến tới thành lập liên minh tiền tệ. Tiến trình
hội nhập không thể chỉ được đo lường bằng việc tính đếm cơ học các mục tiêu và xem mục tiêu
nào đã đạt được (giảm thuế hải quan, v.v.) mà còn phải được đánh giá trong thực tiễn kinh tế thông
qua các luồng trao đổi nội khối hoặc các xu hướng chuyên môn hóa của mỗi nước. Chúng tôi nghĩ
rằng, tuy các công cụ đo lường truyền thống vẫn hữu dụng – tức là giúp đo lường được các luồng
trao đổi thương mại hoặc tài chính, vẫn cần thiết phải phát triển các công cụ mới để phân tích tốt
hơn mức độ phức tạp của các hiện tượng. Các công cụ đó vừa giúp hiểu được diễn biến hội nhập
về tổng thể nhờ vào các chỉ số hỗn hợp và vừa giúp nắm bắt tốt hơn những thay đổi trong cấu trúc
thị trường nhờ vào các chỉ số lưới. Tóm lại, điều cần làm là xem xét xem việc thành lập Cộng đồng

61


Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN
kinh tế ASEAN AEC sẽ tạo ra những triển vọng mới trong nội khối ở mức độ như thế nào và những
triển vọng đó có tương thích với mức độ gắn kết chặt chẽ hơn trong khu vực hay không.

Tài liệu tham khảo
Ahsan, A., J.-C. Maur, A. Rillo, P. Sirivunnabood and Y. Ing Lili (2013), Association of Southeast Asian
Nations (ASEAN) Integration Monitoring Report: A Joint Report by the ASEAN Secretariat and the
World Bank, World Bank Group, Washington DC.
Asian Development Bank Institute (2015), Connecting South Asia and Southeast Asia, ADB report.
/>ASEAN Economic Chartbook 2014 (2014), ASEAN Publications. />item/ASEAN-economic-community-aec-chartbook-2014
Balassa, B. (1961), The Theory of Economic Integration, Homewood, R. D. Irwin.

Dialga, I. and T.-H. Giang Le. (2014), Développement d’indices composites et politiques publiques :
interactions, portée et limites méthodologiques, LEMNA Working Paper, 2014-23. Url : https://hal.
archives-ouvertes.fr/hal-01071020
Dialga, I. and T. Vallée, (2015), The Index of Economic Freedom: Methodological matters, LEMNA
Working Paper, 2015-16. URL: />Dreher, A., N. Gaston and P. Martens (2008), Measuring Globalization: Gauging its Consequence,
Springer, New York.
Fagiolo, G., J. Reyes, S. Schiavo (2007), International trade and financial integration: a weighted
network analysis, Documents de Travail de l’OFCE, 2007-11, Observatoire français des conjonctures
économiques.
Lacour, P. (2014), Les enjeux des accords de libre-échange des pays de l’ASEAN, Note de l’Ambassade
de France à Singapour. />Menon, J. and A. C. Melendez (2015), Realizing an ASEAN Economic Community: Progress and
Remaining Challenges, ADB Economics Working Paper Series, No. 432
Ministry of Industry and Trade (2015), Vietnam Competition Authority - Overview: Law on protection of consumer rights of Vietnam. />Database%20Section%20-%20Viet%20Nam.zip
Natixis (2015), Comment peut être assurée la cohésion d’une union monétaire hétérogène ?, Flash
économie, Natixis, 23 juin 2015 – N°522.
Nguyen A.H.P. and T. Vallée (2015), Economic integration in ASEAN + 3: A network analysis, LEMNA
Working paper, 2015-21. Url: />
62


Thách thức trong hội nhập khu vực và các vấn đề về đo lường
OECD-JRC (2008), Handbook on Constructing Composite Indicators: Methodology and User Guide.
OECD Publishing.
Snyder, D. and E. Kick (1979), Structural position in the world system and economic growth 1955-70:
A multiple network analysis of transnational interactions, American Journal of Sociology, 84: 1096–
126.

63



×