Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

một số biện pháp rèn luyện toán có lời văn cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.1 KB, 3 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Mã số:..........................................................
1. Tên sáng kiến: “Giải toán có lời văn ở lớp 1.”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Công tác giáo dục
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới:
Trong quá trình giảng dạy ở Tiểu học, đặc biệt dạy lớp 1, tôi nhận thấy
hầu như giáo viên nào cũng phàn nàn khi dạy đến phần giải toán có lời văn ở lớp
1. HS rất lúng túng khi nêu câu lời giải, thậm chí nêu sai câu lời giải, viết sai
phép tính, viết sai đáp số. Những tiết đầu tiên của giải toán có lời văn mỗi lớp
chỉ có khoảng 20% số HS biết nêu lời giải, viết đúng phép tính và đáp số. Số
còn lại là rất mơ hồ, các em chỉ nêu theo quán tính hoặc nêu miệng thì được
nhưng khi viết các em lại rất lung túng, làm sai, một số em làm đúng nhưng khi
cô hỏi lại lại không biết để trả lời . Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách
chắc chắn cách giải bài toán có lời văn. GV phải mất rất nhiều công sức khi dạy
đến phần này.
* Ưu điểm: Trong năm học 2017- 2018 tôi nhận được một tập thể học
sinh ngoan và biết vâng lời thầy cô. Bên cạnh đó tôi có được sự ủng hộ của phụ
huynh trong việc cùng nhà trường giáo dục các em.
Ngoài ra, Ban lãnh đạo nhà trường luôn theo sát, quan tâm, hỗ trợ cho
giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như giáo dục. Chính vì thế tôi luôn cố
gắng làm sao rèn cho các em kĩ năng sống, giúp các em có một niềm tin, phát
triển một cách toàn diện để các em trở thành một học sinh năng động, tự tin,
sáng tạo phù hợp với một xã hội hiện đại đang phát triển.
*Nhược điểm: Tuy nhiên trong tình hình nhu cầu cao về cuộc sống, đời
sống của một bộ phận nhân dân còn nghèo, thiếu khả năng chăm lo, quan tâm


đến việc học tập, giao tiếp, ứng xử, biết hợp tác làm cho các em thiếu tự tin khi
giao tiếp, cũng như tham gia vào các hoạt động xã hội, bởi các em bị cuốn hút
theo các trò chơi từ sự phát triển của công nghệ hiện nay.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
Ngay từ đầu học kỳ I các bài toán được giới thiệu ở mức độ nhìn hình vẽviết phép tính. Mục đích cho học sinh hiểu bài toán qua hình vẽ, suy nghĩ chọn
phép tính thích hợp.
Thông thường sau mỗi phép tính ở phần luyện tập có một hình vẽ gồm 5 ô
vuông cho học sinh chọn ghi phép tính và kết quả phù hợp với hình vẽ. Ban đầu
để giúp học sinh dễ thực hiện sách giáo khoa ghi sẵn các số và kết quả
Đến cuối học kì I học sinh đã được làm quen với tóm tắt bằng lời:
Bài 3 trang 87


Có : 10 quả bóng
Cho : 3 quả bóng
Còn :.... quả bóng?
10

-

3

=

7

Học sinh từng bước làm quen với lời thay cho hình vẽ, học sinh dần dần
thoát ly khỏi hình ảnh trực quan từng bước tiếp cận đề bài toán. Yêu cầu học
sinh phải đọc và hiểu được tóm tắt, biết diễn đạt đề bài và lời giải bài toán bằng
lời, chọn phép tính thích hợp nhưng chưa cần viết lời giải.

Tuy không yêu cầu cao, tránh tình trạng quá tải với học sinh, nhưng có thể
động viên học sinh khá giỏi làm nhiều cách, có nhiều cách diễn đạt từ một hình
vẽ hay một tình huống sách giáo khoa.
* Gần gũi và tạo sự thân thiện với học sinh
Ngay từ ngày đầu nhận lớp, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh và
giáo viên chủ nhiệm, tôi sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới thiệu về
bản thân, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau những sở thích, ước
mơ về tương lai cũng như mong muốn của các em trong cuộc sống hiện tại, giúp
các em có thể hiểu nhau, thông cảm, chia sẻ nhau cùng vui chơi và tiến bộ trong
học tập, đồng thời giúp giáo viên hiểu được hoàn cảnh, tâm tư, ước mơ, sở
trường, đặc điểm tâm lý của học sinh mình chủ nhiệm để xây dựng một tập thể
đàn kết, tiến bộ.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Đã vận dụng thành công ở liên đội trường có khả năng thực hiện đối với
các lớp học ở các vùng khó khăn
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp
Sau khi thực hiện giải pháp tôi thấy kết quả đạt được cuối năm học khá tốt cụ thể như
sau:
Các lần
khảo sát

Lớp


số

Lần 1

1/5


39

HS viết
đúng câu lời
giải
17 43,6%

Lần 2

1/5

39

30

76,9%

HS viết đúng
phép tính

HS viết đúng
đáp số

HS viết đúng cả
3 bước trên

20

51,2%


12

30,7%

10

33,33%

30

76,9%

22

56,4%

22

56,4%

Phương pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 giúp học sinh hoàn
thiện một bài giải đủ 3 bước: câu lời giải + phép tính + đáp số là vấn đề đang
được các thầy cô trực tiếp dạy lớp 1 rất quan tâm. Vấn đề đặt ra là giúp học sinh
lớp 1 viết câu lời giải của bài toán sao cho sát với yêu cầu mà câu hỏi của bài
toán đưa ra. Chính vì vậy nên tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm sáng kiến mà
bản thân tôi đã vận dụng vào trong quá trình dạy và đạt kết quả tương đối khả
quan.
Trên đây là quá trình nghiên cứu, áp dụng kinh nghiệm sáng kiến vào đổi
mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy giải toán có lời văn

cho học sinh lớp 1 nói riêng. Tôi hy vọng sẽ tiếp tục nghiên cứu thành công về
2


đổi mới phương pháp dạy Toán và nâng cao hiểu biết cho bản thân trong quá
trình dạy học ở Tiểu học.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
Người báo cáo

Nguyễn Phước Xuyên

3



×