Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái tại trại phạm quyết tuyến, xã bình khê huyện đông triều tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

VŨ PHƯƠNG THẢO
Tên chuyên đề:
“THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ
PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN LỢN NÁI TẠI TRẠI PHẠM QUYẾT
TUYẾN, XÃ BÌNH KHÊ, HUYỆN ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

VŨ PHƯƠNG THẢO
Tên chuyên đề:
“THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ
PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN LỢN NÁI TẠI TRẠI PHẠM QUYẾT
TUYẾN, XÃ BÌNH KHÊ, HUYỆN ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Lớp:

K45 - Thú Y - N03

Khóa học:

2013 - 2017


Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ

Thái Nguyên, năm 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa
Chăn nuôi thú y, cô giáo hướng dẫn, cùng Ban lãnh đạo công ty CP thuốc thú
y Đức Hạnh Marphavet, tôi đã được về thực tập tốt nghiệp tại công ty.
Sau quá trình học tập tại trường và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, đến
nay tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, cùng các thầy cô giáo trong
khoa, đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Đặc biệt là sự
quan tâm, giúp đỡ của cô giáo TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ đã chỉ bảo và trực
tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, công nhân viên công ty CP thuốc
thú y Đức Hạnh Marphavet huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều
kiện thuận lợi, quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại cơ sở.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình chú Phạm Quyết Tuyến (chủ
trại) và các anh chị kỹ thật, công nhân viên làm việc tại trại lợn nái đã giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian thực tập tại đây.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả bạn bè, gia đình và người thân đã
động viên, cổ vũ tôi hoàn thành đề tài đúng thời gian quy định.
Cuối cùng tôi xin kính chúc các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh
phúc, thành đạt trong công tác giảng dạy và thành công trong công tác
nghiên cứu khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 19 tháng 12 năm 2017
Sinh viên

Vũ Phương Thảo


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Những biểu hiện khi lợn sắp đẻ ...................................................... 13
Bảng 2.2. Ý nghĩa của dịch chảy ra từ âm đạo qua thời gian xuất hiện ......... 16
Bảng 4.1. Kết quả công việc làm tại kho thành phẩm của Công ty ................ 30
Bảng 4.2. Kết quả tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn Phạm Quyết Tuyến Quảng Ninh qua 3 năm 2015 - T4/ 2017 ........................................ 34
Bảng 4.3. Định mức ăn cho đàn lợn tại cơ sở ................................................. 36
Bảng 4.4. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại cơ sở qua 3
tháng thực tập.................................................................................. 37
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện quy trình đỡ lợn đẻ tại cơ sở ............................. 38
Bảng 4.6. Kết quả chăm sóc lợn con qua các tháng tại cơ sở ......................... 41
Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái tại cơ sở từ tháng 2
năm 2016 đến tháng 4 năm 2017 .................................................... 42
Bảng 4.8. Lịch khử trùng tại cơ sở.................................................................. 44
Bảng 4.9. Kết quả khử trùng tại cơ sở ............................................................ 44
Bảng 4.10. Kết quả tiêm vắc xin, thuốc phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và
lợn con tại cơ sở .............................................................................. 46
Bảng 4.11. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại....................... 46
Bảng 4.12. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn con nuôi tại trại............................ 47
Bảng 4.13. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại cơ sở.................. 48
Bảng 4.14. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn con tại cơ sở ............................... 50


3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBNV:

Cán bộ nhân viên

CP:

Cổ phần

cs:

Cộng sự

Nxb:
STT:

Nhà xuất bản
Số thứ tự

TT:

Thể trọng

TS:

Tiến sĩ

TTTN:


Thực tập tốt nghiệp


4

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................. 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập............................................................................. 3
2.1.1. Trại lợn Phạm Quyết Tuyến, xã Bình Khê, huyện Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh ....................................................................................................... 3
2.1.2. Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet ....................................... 6
2.2. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu .......................................................... 7
2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái ................................................... 7
2.2.2. Những hiểu biết về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và lợn
nái nuôi con ..................................................................................................... 11
2.2.3. Những hiểu biết về một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái đẻ và nuôi
con ................................................................................................................... 15
2.3. Tình hình các nghiên cứu trong và ngoài nước........................................ 25
2.3.1. Tình hình các nghiên cứu trong nước ................................................... 25
2.3.2. Tình hình các nghiên cứu ở nước ngoài................................................ 27
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

28
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 28


5

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 28
3.3. Nội dung ................................................................................................... 28
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp tiến hành .................................................... 28
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 28
3.4.2. Phương pháp thực hiện.......................................................................... 28
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu và công thức tính........................................ 29
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 30
4.1. Kết quả làm việc tại kho thành phẩm của công ty CP thuốc thú y Đức
Hạnh Marphavet .............................................................................................. 30
4.2. Kết quả công tác hỗ trợ tại kho thức ăn chăn nuôi .................................. 32
4.3. Kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái tại
cơ sở ................................................................................................................ 33
4.3.1. Tình hình chăn nuôi tại cơ sở................................................................ 33
4.3.2. Thực hiện quy trình chăm sóc lợn nái sinh sản tại cơ sở ...................... 35
4.3.3. Kết quả về nuôi dưỡng và chăm sóc lợn con tại cơ sở ......................... 39
4.3.4. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại cơ sở ............ 43
4.3.5. Tình hình mắc bệnh của lợn nái và lợn con tại trại............................... 46
4.3.6. Kết quả công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn tại cơ sở...... 48
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 51
5.1. Kết luận .................................................................................................... 51
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây, chăn nuôi luôn là một ngành quan trọng của
nền nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật nuôi để sản xuất những sản phẩm
như: thực phẩm, lông và sức lao động phục vụ cho đời sống sinh hoạt của
con người.
Trong đó chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi ở Việt
Nam và cả trên thế giới. Bởi lẽ thịt lợn là một loại thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao, cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt, phục vụ cho ngành công
nghiệp chế biến .... Ngoài ra, lợn còn là vật nuôi có thể coi như là biểu tượng
may mắn cho người Á Đông.
Năm 2016, Việt Nam đã ký kết hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP), đặt ra yêu cầu ngành chăn nuôi nước ta phải có bước phát triển
mạnh, nâng tầm cạnh tranh với các nước trên thế giới, nhất là khi ngành chăn
nuôi nước ta còn lạc hậu chưa phát triển.
Trước những yêu cầu đó, ngành chăn nuôi nói chung cũng như ngành
chăn nuôi lợn nói riêng phải có bước phát triển mới để phù hợp với yêu cầu
hội nhập của thế giới. Đặc biệt hiện nay tình hình chăn nuôi lợn gặp rất nhiều
khó khăn nhất là về nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái. Xuất phát từ
thực tế chăn nuôi đàn lợn nái tốt thì mới tạo tiền đề cho chăn nuôi lợn thịt tốt,
tôi tiến hành chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và
phòng trị bệnh cho đàn lợn nái tại trại Phạm Quyết Tuyến, xã Bình Khê,
huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh”.


2


1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Nắm được quy trình chăm sóc lợn nái sinh sản.
- Nắm được các loại thức ăn dành cho lợn nái, khẩu phần ăn và cách
cho lợn nái ăn qua từng giai đoạn mang thai.
- Nắm được các bệnh hay xảy ra đối với lợn nái và phương pháp phòng
trị bệnh hiệu quả nhất.
1.2.2. Yêu cầu
Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại trại Phạm Quyết Tuyến, xã Bình
Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
- Áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái
nuôi tại trại đạt hiệu quả cao.
- Xác định được tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy
trình phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái nuôi tại trại.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập
2.1.1. Trại lợn Phạm Quyết Tuyến, xã Bình Khê, huyện Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh
2.1.1.1. Vị trí địa lý
- Trại lợn của chú Phạm Quyết Tuyến nằm trên khu đất đồi được quy
định giành cho các trại chăn nuôi ở làng Ninh Bình, xã Bình Khê, huyện
Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
- Là trại tư của gia đình được xây dựng với quy mô 150 lợn nái.
2.1.1.2. Điều kiện khí hậu

Xã Bình Khê, huyện Đông Triều có một nền khí hậu đa dạng, pha trộn
o

giữa khí hậu miền núi và khí hậu duyên hải. Nhiệt độ trung bình 22,2 C,
lượng mưa trung bình hàng năm 1.856 mm, độ ẩm trung bình 81 %. Nhìn
chung, khí hậu thuận lợi cho phát triển kinh tế, bao gồm phát triển nông
nghiệp, thuận lợi cho hệ sinh thái tự nhiên và điều kiện sống của con người.
Nhiệt độ không khí
o

o

o

Nhiệt độ trung bình năm đạt 23,8 C, dao động từ 16,6 C đến 29,4 C.
Chế độ mưa
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình tương đối thấp so với các khu vực
khác trong tỉnh, trung bình năm chỉ đạt 1.444,0 mm.
- Phân bố lượng mưa năm theo mùa: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 10, chiếm 80 - 90 % tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn
nhất là tháng 7, tháng 8 và tháng 9. Mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau, lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 10 - 15 % lượng mưa cả năm. Tháng
có lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1.


4

Nắng
- Số giờ nắng trung bình 1500 - 1600 giờ.
- Số giờ nắng trung bình tháng cao nhất trên 219 giờ (tháng 7).

- Số giờ nắng trung bình thấp nhất: 6 giờ (tháng 3).
Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm đạt 82 %. Độ ẩm không khí
tương đối trung bình có sự phân hóa theo mùa, mùa mưa độ ẩm không khí cao
hơn mùa ít mưa, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 đạt 91 %, tháng có độ ẩm
thấp nhất là tháng 11 đạt 68 %.
Gió
- Hướng gió: hướng thịnh hành là: Bắc - Đông Bắc vào mùa đông và
hướng Nam - Đông Nam vào mùa hạ.
- Tốc độ gió: Tốc độ gió trung bình năm: 3 m/s, tốc độ gió lớn nhất: 45
m/s
2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại
Trại gồm có 7 người, trong đó có:
- 2: Vợ chồng chủ trại quản lý
- 1: Kỹ sư
- 3: Công nhân làm ngày
- 1: công nhân trực đêm
2.1.1.4. Cơ sở vật chất
- Trại được xây dựng gồm có 1 chuồng đẻ, 1 chuồng bầu, 1 chuồng cai
sữa, 1 chuồng cách ly.
- Trong các chuồng đều có các cũi sắt (đối với chuồng bầu) và giường
nằm (đối với chuồng đẻ) được lắp đặt theo dãy.
- Có hệ thống quạt, điện sáng, vòi uống nước cho lợn tự động.
- Có hệ thống đèn sưởi ấm cho lợn con vào mùa đông.


5

- Ngoài ra trại còn có một máy phát điện công suất lớn đủ cung cấp
điện cho cả trại sinh hoạt và hệ thống chuồng nuôi khi mất điện.

- Trại có một nhà kho là nơi chứa thức ăn cho lợn và là nơi cất giữ và
bảo quản các loại thuốc, vắc xin, dụng cụ kỹ thuật để phục vụ công tác chăm
sóc, điều trị cho đàn lợn của trại.
Hệ thống chuồng nuôi
- Khu vực chuồng nuôi của trại được xây dựng trên một khu vực cao dễ
thoát nước và được bố trí tách biệt với khu sinh hoạt của công nhân.
- Chuồng nuôi được xây dựng theo hướng Đông - Tây, Nam Bắc đảm
bảo ấm áp về mùa đông thoáng mát về mùa hè. Chuồng nuôi xây dựng theo
kiểu 2 mái, trong đó 1 chuồng đẻ có 2 dãy, mỗi dãy 18 ô chuồng sàn. Chuồng
lợn bầu gồm 2 dãy, mỗi dãy 66 ô cũi sắt. Các chuồng nuôi đều được lắp đặt
hệ thống chiếu sáng và hệ thống vòi uống tự động ở mỗi ô chuồng. Mùa hè có
hệ thống làm mát bằng quát mát và giàn mát. Mùa đông có hệ thống làm ấm
bằng đèn hồng ngoại.
- Phòng pha tinh có các dụng cụ phục vụ cho chăn nuôi như: kính hiển
vi, tủ lạnh, tủ sấy và các dụng cụ khác.
- Nguồn nước thải rửa chuồng trại, xả gầm đều được xử lý qua hệ
thống thoát nước ngầm.
- Xung quanh trang trại còn trồng rau xanh, cây ăn quả, đào những hồ
sinh học tạo môi trường thông thoáng.
2.1.1.5. Thuận lợi và khó khăn của trại
Thuận lợi
Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân xã tạo điều kiện cho sự phát
triển của trại.
Trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: Xa khu dân cư, thuận tiện đường
giao thông.


6

Trại do chủ trại quản lý, kỹ thuật công nhân của trại có năng lực nhiệt

tình có trách nhiệm với công việc.
Con giống tốt, thức ăn, thuốc thú y chất lượng cao, quy trình chăn nuôi
tốt đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trại.
Trại được xây dựng theo mô hình công nghiệp, trang thiết bị hiện đại,
do đó rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp hiện nay.
Khó khăn
Trại nằm trong vùng nhiệt đới khí hậu gió mùa, thời tiết diễn biến phức
tạp nên khâu phòng trừ dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.
Giá thức ăn chăn nuôi mỗi ngày một tăng khiến chi phí thức ăn tăng
cao là một nỗi lo của trang trại.
Tình hình giá lợn vừa qua từ đợt tháng 12/2017 giảm thấp ảnh hưởng
nghiêm trọng đến quá trình sản xuất và lợi nhuận của trang trại.
2.1.2. Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet
Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet được thành lập tháng 12
năm 2002, hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực: Sản xuất vacxin phòng
bệnh, sản xuất kinh doanh thuốc thú y, dược phẩm, thực phẩm chức năng, chế
phẩm sinh học, thức ăn chăn nuôi …
Tập thể ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty CP thuốc thú y
Đức Hạnh Marphavet quyết tâm xây dựng một thương hiệu Marphavet với
chiến lược sản phẩm có chiều sâu mang lại hệu quả kinh tế cao cho người sử
dụng. Tại đây có một tập thể các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ có nhiều kinh
nghiệm thực tế trong ngành. Có đội ngũ bác sĩ thú y giỏi, đội ngũ công nhân
tay nghề cao. Cùng với sự phát triển của chăn nuôi cả nước Đức Hạnh
Marphavet không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, phát triển hệ tá dược mới kết
hợp với thảo dược có nguồn gốc tự nhiên. Sản phẩm của Đức Hạnh
Marphavet khá đa dạng, phong phú về chủng loại.


7


Trụ sở nhà máy đặt tại xã Trung Thành - Phổ Yên - Thái Nguyên, tổng
diện tích hơn 12,5 ha và 2 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP/WHO trên cả 6 dây
chuyền thuốc và vắc xin công nghệ cao. Có 12 chi nhánh khác trên cả nước
như: Chi nhánh Cần Thơ, Chi nhánh Quận 9 - TPHCM, Chi nhánh Đồng Nai,
Chi nhánh Đắk Lắc, Chi nhánh Nha Trang, Chi nhánh Đà Nẵng, Chi nhánh
Huế, Chi nhánh Hải Phòng và Chi nhánh Mỹ Đình - Hà Nội.
Kết quả hoạt động kinh doanh
Sản phẩm của công ty CP Đức Hạnh Marphavet phủ khắp 63 tỉnh thành
trong cả nước là dòng sản phẩm được giới chuyên môn và các chuyên gia
đánh giá cao về chất lượng với giá thành hợp lý. Hệ thống nhà phân phối và
đại lý với số lượng hơn 8.000 đại lý trên khắp cả nước.
Sản phẩm đã được xuất khẩu sang trên 10 nước trên Thế giới, nắm
được vị trí khá cao trên thị trường quốc tế.
2.2. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái
Sự thành thục về tính:
Gia súc phát triển đến một giai đoạn nhất định thì sẽ có biểu hiện về
tính dục. Con đực có khả năng sinh ra tinh trùng, con cái có khả năng sinh ra
tế bào trứng. Theo Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006) [23] cho biết thành
thục về tính là tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và có khả năng sinh
sản. Tuy nhiên, thành thục về tính sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, tính
biệt và các điều kiện ngoại cảnh cũng như chăm sóc nuôi dưỡng.
- Giống
Các giống khác nhau thì thành thục về tính cũng khác nhau: những
giống thuần hóa sớm hơn thì tính thành thục sớm hơn những giống thuần hóa
muộn, những giống có tầm vóc nhỏ thường thành thục sớm hơn những giống
có tầm vóc lớn.


8


Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỳ (2003) [3] cho rằng: Tuổi động dục
đầu tiên ở lợn nội (Ỉ, Móng Cái) rất sớm từ 4 - 5 tháng khi khối lượng đạt từ
20 - 25 kg. Ở lợn nái lai tuổi động dục lần đầu muộn hơn so với lợn nội thuần,
ở lợn lai F1 (có máu nội) động dục bắt đầu lúc 6 tháng tuổi khi khối lượng cơ
thể đạt 50 – 55 kg. Ở lợn ngoại động dục muộn hơn so với lợn lai, tức là lúc
động dục 6 - 7 tháng khi lợn có khối lượng 60 - 80 kg. Tuỳ theo giống, điều
kiện chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý mà có tuổi động dục lần đầu khác nhau.
Lợn Ỉ, Móng Cái có tuổi động dục lần đầu vào 4 - 5 tháng tuổi (121 - 158
ngày tuổi) các giống lợn ngoại (Yorkshire, Landrace) có tuổi động dục lần
đầu muộn hơn từ 7 - 8 tháng tuổi.
- Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính của
lợn nái. Lợn được nuôi dưỡng với khẩu phần thức ăn đầy đủ, phù hợp nhu cầu
dinh dưỡng thành thục sinh dục sớm hơn so với lợn được nuôi dưỡng với
khẩu phần thức ăn có giá trị dinh dưỡng thấp.
Theo John Nichl (1992) [9], chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến
tuổi thành thục về tính của lợn cái. Thường những lợn được chăm sóc và nuôi
dưỡng tốt thì tuổi thành thục về tính sớm hơn những lợn được nuôi trong điều
kiện dinh dưỡng kém, lợn nái được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng tốt sẽ
thành thục ở độ tuổi trung bình 188,5 ngày (6 tháng tuổi) với khối lượng cơ
thể là 80 kg và nếu hạn chế thức ăn thì sự thành thục về tính sẽ xuất hiện lúc
234,8 ngày (trên 7 tháng tuổi) và khối lượng cơ thể là 48,4 kg. Dinh dưỡng
thiếu làm chậm sự thành thục về tính là do sự tác động xấu lên tuyến yên và
sự tiết kích tố hướng dục, nếu thừa dinh dưỡng cũng ảnh hưởng không tốt tới
sự thành thục là do sự tích luỹ mỡ xung quanh buồng trứng và cơ quan sinh
dục làm giảm chức năng bình thường của chúng, mặt khác do béo quá ảnh
hưởng tới các hocmon oestrogen và progesterone trong máu làm cho hàm



9

lượng của chúng trong cơ thể không đạt mức cần thiết để thúc đẩy sự
thành thục.
- Điều kiện ngoại cảnh
Khí hậu và nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới tuổi thành thục về tính của gia
súc. Những giống lợn nuôi ở vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thường thành
thục về tính sớm hơn những giống lợn nuôi ở vùng có khí hậu ôn đới và hàn
đới.
Mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng cũng là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới tuổi
động dục. Mùa Hè lợn nái hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa thu - đông,
điều đó có thể do ảnh hưởng của nhiệt độ trong chuồng nuôi gắn liền với mức
tăng trọng thấp trong các tháng nóng bức. Những con được chăn thả tự do thì
xuất hiện thành thục sớm hơn những con nuôi nhốt trong chuồng 14 ngày
(mùa Xuân) và 17 ngày (mùa Thu). Mùa đông, thời gian chiếu sáng trong
ngày thấp hơn so với các mùa khác trong năm, bóng tối còn làm chậm tuổi
thành thục về tính so với những biến động ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng
nhân tạo 12 giờ mỗi ngày.
- Tuổi thành thục về tính của gia súc
Tuổi thành thục về tính thường sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc,
nghĩa là sau khi con vật đã thành thục về tính thì vẫn tiếp tục sinh trưởng lớn
lên. Đây là đặc điểm cần chú ý trong chăn nuôi. Theo Phạm Hữu Doanh, Lưu
Kỷ (2003) [3] cho rằng: Không nên cho phối giống ở lần động dục đầu tiên vì
ở thời kỳ này cơ thể lợn chưa phát triển đầy đủ, chưa tích tụ được chất dinh
dưỡng nuôi thai, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh. Để đạt được hiệu quả
sinh sản tốt và duy trì con cái lâu bền cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ động dục lần
đầu rồi mới cho phối giống.
Sự thành thục về thể vóc:
Theo Nguyễn Đức Hùng và cs (2003) [8] tuổi thành thục về thể vóc là
tuổi có sự phát triển về ngoại hình và thể chất đạt mức độ hoàn chỉnh, tầm vóc



10

ổn định. Tuổi thành thục về thể vóc thường chậm hơn so với tuổi thành thục
về tính. Thành thục về tính được đánh dấu bằng hiện tượng động dục lần đầu
tiên. Lúc này sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể vẫn còn tiếp tục, trong
giai đoạn lợn thành thục về tính mà ta cho giao phối ngay sẽ không tốt, vì lợn
mẹ có thể thụ thai nhưng cơ thể mẹ chưa đảm bảo cho bào thai phát triển tốt,
nên chất lượng đời con kém, đồng thời cơ quan sinh dục, đặc biệt là xương
chậu vẫn còn hẹp dễ gây hiện tượng khó đẻ. Điều này ảnh hưởng đến năng
suất sinh sản của lợn nái sau này. Do đó không nên cho phối giống quá sớm.
Đối với lợn cái nội khi được 7 - 8 tháng tuổi khối lượng đạt 40 - 50 kg nên
cho phối, đối với lợn ngoại khi được 8 - 9 tháng tuổi, khối lượng đạt 100 110 kg mới nên cho phối.
Chu kỳ động dục
Chu kỳ động dục là một quá trình sinh lý phức tạp sau khi toàn bộ cơ
thể đã phát triển hoàn hảo, cơ quan sinh dục không có bào thai và không có
hiện tượng bệnh lý thì bên trong buồng trứng có quá trình phát triển của noãn
bao, noãn bao thành thục, trứng chín và thải trứng. Song song với quá trình
thải trứng thì toàn bộ cơ thể nói chung đặc biệt là cơ quan sinh dục có hàng
loạt các biến đổi về hình thái cấu tạo và chức năng sinh lý. Tất cả các biến đổi
đó được lặp đi, lặp lại có tính chất chu kỳ nên gọi là chu kỳ tính.
Theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993) [26], chu kỳ tính của
lợn nái thường diễn ra trong phạm vi 19 - 21 ngày. Thời gian động dục
thường kéo dài khoảng 3 - 4 ngày (lợn nội) hoặc 4 - 5 ngày (lợn lai, lợn
ngoại), và được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn trước khi chịu đực (bắt đầu),
giai đoạn chịu đực (phối giống), giai đoạn sau chịu đực (kết thúc).
+ Giai đoạn trước khi chịu đực: Lợn nái kêu rít, âm hộ xung huyết,
chưa cho phối và lợn chưa chịu đực. Thời gian rụng trứng khi có hiện tượng
trên đối với lợn ngoại và lợn nái lai là 35 - 40 giờ, với lợn nội là 25 - 30 giờ.



11

+ Giai đoạn chịu đực: Lợn kém ăn, mê ì, lợn đứng yên khi ấn tay lên
lưng gần mông, âm hộ giảm độ sưng, nước nhờn chảy ra, dính, đục, lợn đứng
yên khi có đực đến gần và cho đực nhảy. Giai đoạn này kéo dài 2 ngày, nếu
được phối giống lợn sẽ thụ thai, lợn nội có thời gian ngắn hơn 28 - 30 h.
+ Giai đoạn sau chịu đực: Lợn trở lại bình thường, âm hộ giảm độ nở,
đuôi cụp và không chịu đực.
- Thời điểm phối giống thích hợp
Theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993) [26] trứng rụng tồn tại
trong tử cung 2 - 3 h và tinh trùng sống trong âm đạo lợn cái 30 - 48 h. Thời
điểm phối giống thích hợp nhất đối với lợn nái ngoại và lợn nái lai cho phối
vào chiều ngày thứ 3 và sáng ngày thứ 4, tính từ lúc bắt đầu động dục. Đối
với lợn nái nội hơn một ngày vào cuối ngày thứ 2 và sáng ngày thứ 3 do thời
gian động dục ở lợn nái nội ngắn hơn. Thời điểm phối giống có ảnh hưởng
đến tỷ lệ đậu thai và sai con. Phối sớm hoặc phối chậm đều đạt kết quả kém
nên cho nhảy kép hoặc thụ tinh nhân tạo kép vào thời điểm tối ưu.
Thời gian mang thai (ngày)
Là thời gian lợn nái từ khi thụ tinh (phối giống đạt) đến khi đẻ, thời
gian chửa của lợn dao động từ 112 - 116 ngày.
2.2.2. Những hiểu biết về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và
lợn nái nuôi con
Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ
- Quy trình nuôi dưỡng
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [16], thức ăn dùng cho lợn nái đẻ
phải là những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa. Không cho lợn
nái ăn thức ăn có hệ số choán cao gây chèn ép thai sinh ra đẻ non, đẻ khó,
hoặc ép thai chết ngạt.

Một tuần trước khi lợn đẻ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe cụ thể


12

của lợn nái để có kế hoạch giảm dần lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có
sức khỏe tốt thì một tuần trước khi đẻ giảm 1/3 lượng thức ăn, đẻ trước 2 - 3
ngày giảm 1/2 lượng thức ăn. Những ngày lợn đẻ phải căn cứ vào thể trạng
của lợn nái, sự phát dục của bầu vú mà quyết định chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Ngày lợn nái cắn ổ đẻ, cho lợn nái ăn ít thức ăn tinh (0,5 kg) hoặc
không cho thức ăn tinh nhưng uống nước tự do. Ngày lợn nái đẻ có thể không
cho lợn nái ăn mà chỉ có uống nước ấm có pha muối hoặc ăn cháo loãng. Sau
khi đẻ 2 - 3 ngày không cho lợn nái ăn nhiều một cách đột ngột mà tăng từ từ
đến ngày thứ 4 - 5 thì cho ăn đủ tiêu chuẩn.
- Quy trình chăm sóc:
Việc chăm sóc lợn nái mẹ có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp
đến năng suất và sức khỏe của cả lợn mẹ và lợn con. Chuồng trại phải được vệ
sinh sạch sẽ. Tẩy rửa vệ sinh, khử trùng toàn bộ ô chuồng, nền chuồng, sàn
chuồng dùng cho lợn con và lợn mẹ. Yêu cầu chuồng phải khô ráo, ấm áp,
sạch sẽ, có đầy đủ ánh sáng. Sau khi vệ sinh tiêu độc nên để trống chuồng từ 3
- 5 ngày trước khi lợn nái vào đẻ. Chuồng đẻ cần phải trải đệm lót, có che chắn
và thiết bị sưởi ấm trong những ngày mùa đông giá rét. Trước khi đẻ 1 tuần,
cần vệ sinh lợn nái sạch sẽ, lợn nái được lau rửa sạch sẽ đất hoặc phân bám
dính trên người, dùng khăn thấm nước xà phòng lau sạch bầu vú và âm hộ.
Làm như vậy tránh được nguy cơ lợn con mới sinh bị nhiễm khuẩn do tiếp xúc
trực tiếp với lợn mẹ có vi khuẩn gây bệnh.
Trong quá trình chăm sóc lợn nái đẻ, công việc cần thiết và rất quan
trọng đó là việc chuẩn bị ô úm lợn cho lợn con. Ô úm rất quan trọng đối với
lợn con, nó có tác dụng phòng ngừa lợn mẹ đè chết lợn con, đặc biệt những
ngày đầu mới sinh lợn con còn yếu ớt, mà lợn mẹ mới đẻ xong sức khỏe còn

rất yếu chưa hồi phục. Ô úm tạo điều kiện để khống chế nhiệt độ thích hợp
cho lợn con, đặc biệt là lợn con đẻ vào những tháng mùa đông. Ngoài ra, ô


13

úm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập ăn sớm cho lợn con (để máng ăn vào ô
úm cho lợn con lúc 7 - 10 ngày tuổi) mà không bị lợn mẹ húc đẩy và ăn thức
ăn của lợn con.
Theo dõi thường xuyên sức khỏe của lợn mẹ, quan sát bầu vú ,thân
nhiệt lợn mẹ liên tục trong 3 ngày đầu sau khi đẻ để phát hiện sót nhau, sốt
sữa hoặc nhiễm trùng ..., để có biện pháp xử lý kịp thời.
Bảng 2.1. Những biểu hiện khi lợn sắp đẻ
T
r
0 V
- ú
2 B
n ầu
1 N
2 ái
6 S
gi ữ
2 C
- ác
3 T
0 ăn
1 Â
5 m
N

1 ái
5 nằ
gi m

Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái nuôi con

- Quy trình nuôi dưỡng
Thức ăn cho lợn nái nuôi con phải là những thức ăn có ảnh hưởng tốt
đến sản lượng và chất lượng sữa. Đó là các loại thức ăn xanh non như các loại
rau xanh, các loại củ quả như bí đỏ, cà rốt, đu đủ. Thức ăn tinh tốt như gạo
tấm, cám gạo, bột mỳ, các loại thức ăn bổ sung đạm động, đạm thực vật, các
loại khoáng, vitamin... Không cho lợn nái nuôi con ăn các loại thức ăn thối
mốc, biến chất, hư hỏng. Thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi con dùng trong
chăn nuôi công nghiệp phải đảm bảo đủ protein, năng lượng và các thành
phần vitamin, khoáng theo đúng tiêu chuẩn quy định như năng lượng trao đổi


14

3100 kcal, protein 15 %, Ca từ 0,9 - 1,0 %, phospho 0,7 %.
Lượng thức ăn cho lợn nái nuôi con cũng đóng vai trò quan trọng và
ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và khả năng điều tiết sữa của lợn mẹ,
chính vì vậy ta cần phải có một khẩu phần ăn hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng
cho lợn mẹ.
Trong quá trình nuôi con, lợn nái được cho ăn như sau:
- Đối với lợn nái ngoại
+ Ngày cắn ổ đẻ: cho lợn nái ăn ít thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (0,5 kg)
hoặc không cho ăn, nhưng cho uống nước tự do.
+ Sau ngày đẻ thứ 1, 2 và 3 cho ăn thức ăn hỗn hợp với lượng thức ăn
từ 1 - 2 - 3 kg tương ứng.

+ Ngày nuôi con thứ 4 đến ngày thứ 7: cho ăn 4 kg thức ăn hỗn
hợp/nái/ngày.
+ Từ ngày thứ 8 đến cai sữa cho ăn theo công thức:
Lượng thức ăn/nái/ngày = 2 kg + (số con x 0,35 kg/con).
+ Số bữa ăn trên ngày : 2 (sáng và chiều).
+ Nếu lợn mẹ gầy thì cho ăn thêm 0,5 kg, lợn mẹ béo thì giảm 0,5 kg
thức ăn/ngày.
+ Ngoài ra cho lợn nái ăn từ 1 - 2 kg rau xanh/ ngày sau bữa ăn tinh
(nếu có rau xanh).
+ Một ngày trước ngày cai sữa lượng thức ăn của lợn mẹ giảm đi 20 - 30
%
+ Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn, hạn chế uống nước.
- Đối với lợn nái nội
+ Công thức tính nhu cầu thức ăn cho lợn nái nội nuôi con/1 ngày đêm
Lợn nái nội có khối lượng cơ thể dưới 100 kg, mức ăn trong 1 ngày
đêm được tính như sau:
Thức ăn tinh = 1,2 kg + (số lợn con theo mẹ x 0,18 kg).


15

Thức ăn thô xanh: 0,3 đơn vị.
Lợn nái nội có khối lượng cơ thể từ 100 kg trở lên, mức ăn cho 1
ngày đêm giai đoạn nuôi con được tính như sau:
Thức ăn tinh = 1,4 kg + (số con theo mẹ x 0,18 kg).
Thức ăn thô xanh: 0,4 đơn vị.
- Quy trình chăm sóc
Vận động tắm nắng là điều kiện tốt giúp cho lợn nái nhanh hồi phục sức
khỏe và nâng cao sản lượng sữa của lợn mẹ. Nhưng trong chăn nuôi công
nghiệp, hầu hết lợn nái nuôi con đều bị nhốt trong các cũi đẻ, không được vận

động, vì vậy cần phải chú ý đến thành phần dinh dưỡng của thức ăn, đặc biệt
các chất khoáng và vitamin.
Chuồng trại của lợn nái nuôi con yêu cầu phải đảm bảo luôn khô ráo,
sạch sẽ, không có mùi hôi thối, ẩm ướt. Do vậy hàng ngày phải vệ sinh
chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ. Chuồng lợn nái nuôi con phải có ô
úm lợn con và ngăn tập ăn sớm cho lợn con. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp
o

là 18 - 20 C, độ ẩm 70 - 75 %.
2.2.3. Những hiểu biết về một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái đẻ và
nuôi con
2.2.3.1. Bệnh viêm tử cung
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2016) [22] viêm tử cung là một hội
chứng thường xuất hiện trên lợn nái sau khi đẻ. Lợn nái viêm tử cung sẽ bị
tổn thương lớp niêm mạc. Từ đó gây ảnh hưởng sự tiết Prostagladin F2 và
làm xáo trộn chu kỳ động dục làm tăng tình trạng chậm sinh và vô sinh.


16

Nguyên nhân
Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [1] bệnh viêm tử cung xảy ra ở những
thời gian khác nhau nhưng bệnh xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ 1 10 ngày.
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2016) [22] có nhiều nguyên nhân gây
viêm tử cung như: dinh dưỡng, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, chăm sóc và
quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi... Nhưng nguyên nhân chính luôn
có trong các trường hợp là do vi sinh vật.
Theo Đoàn Thị Kim Dung và Lê Thị Tài (2002) [4], nguyên nhân gây
ra bệnh viêm tử cung chủ yếu do vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus
aureus), các loại Proteus vulgais, Klebriella, dung huyết E. coli, còn có thể do

trùng doi (Trecbomonas fortus) và do nấm Candida albicans.
Mặt khác, khi gia súc đẻ, nhất là trường hợp đẻ khó phải can thiệp,
niêm mạc tử cung bị xây sát và tạo các ổ viêm, mặt khác các bệnh truyền
nhiễm như sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, lao… thường gây viêm tử
cung, âm đạo.
Bảng 2.2. Ý nghĩa của dịch chảy ra từ âm đạo qua thời gian xuất hiện

1

>
5
K
hi
>
5
1
4
T
ro

Th
g

B
th
B
th
B
th



17

Triệu chứng
Theo Nguyễn Văn Thanh (2007) [20] khi lợn nái bị viêm, các chỉ tiêu
lâm sàng như: thân nhiệt, tần số hô hấp đều tăng. Lợn bị sốt theo quy luật:
0

0

sáng sốt nhẹ 39 - 39,5 C, chiều 40 - 41 C.
Con vật ăn kém, sản lượng sữa giảm, đôi khi con vật cong lưng rặn.
Từ cơ quan sinh dục chảy ra hỗn dịch lẫn nhiều mạch tổ chức, mùi hôi
tanh, có màu trắng đục, hồng hay nâu đỏ. Khi nằm lượng dịch chảy ra nhiều
hơn.
Theo Nguyễn Văn Thanh (2004) [19], tuỳ vào vị trí tác động của quá
trình viêm đối với tử cung của lợn nái, người ta chia thành ba thể viêm: viêm
nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung, viêm tương mạc tử cung.
Hậu quả
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [5]; Trần Thị Dân (2004) [2], khi
lợn nái bị viêm tử cung sẽ dẫn tới một số hậu quả chính sau:
- Khi lợn bị viêm tử cung dễ dẫn đến sảy thai
- Lợn mẹ bị viêm tử cung bào thai cũng phát triển kém hoặc thai
chết lưu.
- Sau khi sinh con lượng sữa giảm hoặc mất hẳn nên lợn con trong giai
đoạn theo mẹ thường bị tiêu chảy.
- Theo Trần Thị Dân (2004) [2] lợn nái bị viêm tử cung mãn tính sẽ
không có khả năng động dục trở lại.
- Tỷ lệ phối giống không đạt tăng lên ở đàn lợn nái viêm tử cung sau
khi sinh đẻ. Hiện tượng viêm tử cung âm ỉ kéo dài từ lứa đẻ trước đến lứa đẻ

sau là nguyên nhân làm giảm độ mắn đẻ. Mặt khác, viêm tử cung là một trong
các nguyên nhân dẫn đến hội chứng MMA (viêm tử cung, viêm vú và
mất sữa), từ đó làm cho tỷ lệ lợn con nuôi sống thấp. Đặc biệt, nếu
viêm tử cung kèm theo viêm bàng quang thì còn ảnh hưởng tới hoạt
động của buồng trứng.


18

Biện pháp phòng trị
- Phòng bệnh
Theo Nguyễn Tài Năng và cs (2016) [15], vệ sinh chuồng trại sạch sẽ
một tuần trước khi lợn đẻ, rắc vôi bột hoặc nước vôi 20 % sau đó rửa sạch
bằng nước thường, tắm cho lợn trước khi đẻ, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục
và bầu vú.
Theo Lê Văn Năm (2009) [14], trong khi đỡ đẻ bằng tay phải sát trùng
kĩ bằng cồn, xoa trơn tay bằng vaselin hoặc dầu lạc.
Cho lợn nái chửa thường xuyên vận động, đảm bảo ăn uống đầy đủ, vệ sinh
sạch sẽ.
Kiểm tra nghiêm ngặt dụng cụ dẫn tinh đúng quy định và không để
nhiễm khuẩn.
Không sử dụng lợn đực bị nhiễm khuẩn đường sinh dục để nhảy trực
tiếp hoặc lấy tinh.
Phòng bệnh truyền nhiễm Leptospirosis, Brucellosis…. bằng cách dùng
vacxin đúng quy định, đúng thời gian cho đàn lợn sinh sản tránh những
trường hợp bị sốt đột ngột gây sẩy thai.
- Điều trị
Theo Trần Thị Thuận (2005) [25], thụt rửa tử cung, âm đạo bằng một số
các dung dịch sau: nước muối NaCl 1 - 2 %, thuốc tím KMnO4 0,1 %, lugol
0,5 - 1 %, rivanol 1 - 2 %, thụt rửa 2 - 3 lần trong ngày đầy tiên, những ngày

sau mỗi ngày một lần. Nếu con vật sốt, mệt mỏi tiêm thuốc toàn thân: kháng
sinh penicillin + streptomycin hoặc ampicillin và thuốc trợ sức B - complex,
cafein natribenzoat.


×