Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Áp dụng quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học trong phòng, trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học công ty TNHH MTV chăn nuôi hòa yên yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

VŨ THỊ HẢI
Tên chuyên đề:
“ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂN NUÔI LỢN AN TOÀN SINH HỌC
TRONG PHÒNG, TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN LỢN NÁI NUÔI TẠI TRANG
TRẠI CHĂN NUÔI LỢN AN TOÀN SINH HỌC CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CHĂN NUÔI
HÒA YÊN - YÊN BÁI”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Khoa:
Khoá học:

Chính quy
Thú y
Chăn nuôi thú y
2013 - 2017

Thái Nguyên - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------


VŨ THỊ HẢI
Tên chuyên đề:
“ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂN NUÔI LỢN AN TOÀN SINH HỌC
TRONG PHÒNG, TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN LỢN NÁI SINH SẢN NUÔI TẠI
TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN AN TOÀN SINH HỌC CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CHĂN NUÔI
HÒA YÊN - YÊN BÁI”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Lớp:
Khoa:
Khoá học:
Giảng viên hướng dẫn:

Chính quy
Thú y
K45 - TY - N02
Chăn nuôi thú y
2013 - 2017
GS.TS. Từ Quang Hiển

Thái Nguyên - 2017


i

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu
Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú
y, các thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên ngành
trong suốt quá trình học tập vừa qua. Đây là những kiến thức tạo cơ sở cho
tôi ứng dụng và phát huy trong sự nghiệp của tôi sau này.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS.
Từ Quang Hiển và ThS. Ngô Xuân Trường trưởng trại chăn nuôi lợn an
toàn sinh học công ty TNHH MTV chăn nuôi Hòa Yên - Yên Bái đã rất tận
tình và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện thành công khóa luận này.
Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới lãnh đạo trại lợn
chăn nuôi Hòa Yên xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, cùng
toàn thể anh chị em quản lý, kỹ sư, công nhân trong trại đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tôi hoàn thành công việc trong quá trình thực tập của mình.
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn
bè, những người thân yêu luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả!
Thái Nguyên, ngày tháng
Sinh viên

VŨ THỊ HẢI

năm 2017


ii

LỜI NÓI ĐẦU
Giai đoạn thực tập chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với mỗi
sinh viên trước khi ra trường. Đây là khoảng thời gian để sinh viên củng cố và

hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp sinh viên làm quen với
thực tiễn sản xuất, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nắm được phương
thức tổ chức và tiến hành công việc nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát
triển đất nước ngày càng đi lên.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự đồng ý của Ban
chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên,
được sự phân công của thầy giáo hướng dẫn và sự tiếp nhận của trại lợn nái
xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, chúng tôi đã tiến hành
chuyên đề: “Áp dụng quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học trong
phòng, trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trang trại chăn nuôi lợn
an toàn sinh học công ty TNHH MTV chăn nuôi Hòa Yên - Yên Bái”.
Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, kiến thức
chuyên môn chưa sâu, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và thời gian thực tập
còn ngắn nên trong bản khóa luận này của tôi không tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót. Tôi kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của
thầy, cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận của tôi được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


3

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ........................................................................................................
iii

DANH


MỤC

CÁC

BẢNG................................................................................ v DANH MỤC CÁC
TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ vi Phần 1. MỞ ĐẦU
............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề. .......................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu của chuyên đề. ......................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề............................................................................ 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện của trang trại ........................................................................... 3
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trại............................................................................ 3
2.1.3. Cơ sở vật chất của trại. ............................................................................
4
2.1.4. Đối tượng và kết quả sản xuất của cơ sở thực tập. ................................. 4
2.1.5. Thuận lợi, khó khăn. ............................................................................... 5
2.2. Cơ sở khoa học........................................................................................... 6
2.2.1. Quy trình an toan sinh học trong trại ...................................................... 6
2.2.2. Quy trình VietGAP trong chăn nuôi lợn. ..............................................
21
2.2.3. Phòng và điều trị bệnh........................................................................... 24
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ..............................................
27
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU...29
3.1. Đối tượng. ................................................................................................ 29

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành. .............................................................. 29


4

3.3. Nội dung thực hiện. .................................................................................. 29


4

3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện...................................... 29
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 29
3.4.2. Phương pháp theo dõi. .......................................................................... 29
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 30
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 31
4.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất ........................................................ 31
4.1.1. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng ............................................................. 31
4.1.2. Công tác vệ sinh thú y............................................................................ 32
4.1.3. Công tác chẩn đoán và điều trị.............................................................. 36
4.1.4. Các công tác khác trong chăn nuôi ....................................................... 40
4.2. Kết quả thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học........................................... 41
4.3. Kết quả điều tra và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái sinh
sản.................................................................................................................... 44
4.3.1. Kết quả điều tra một số bệnh thường gặp ............................................. 44
4.3.2. Kết quả điều trị một số bệnh thường gặp. ........................................... 46
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 50
5.1. Kết luận .................................................................................................... 50
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52
PHỤ LỤC



5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Cơ cấu đàn lợn nái ngoại .................................................................. 5
Bảng 2.2. Hiệu lực của một số loại thuốc sát trùng ........................................ 20
Bảng 4.1. Lịch vệ sinh sát trùng hàng ngày của trại. ...................................... 33
Bảng 4.2. Lịch phòng vắc xin cho lợn của trại. .............................................. 35
Bảng 4.3. Kết quả công tác khác trong chăn nuôi tại trại ............................... 41
Bảng 4.4. Một số biện pháp an toàn sinh học. ................................................ 42
Bảng 4.5. Kết quả điều tra một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái sinh sản
nuôi từ tháng 11/2016 -5/2017 ........................................................................ 44
Bảng 4.6. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái.................................................... 47


6

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
ATSH

: An toàn sinh học

Cs

: Cộng sự.

Công ty TNHH MTV : Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
FMD


: Foot and Mouth Disease- Bệnh lở mồm long móng.

LY

: Landrace- Yorkshire.

MMA

: Tên gọi chung của các triệu chứng bệnh thường xảy
ra trên lợn nái bao gồm viêm vú, viêm tử cung, mất
sữa.

NXB

: Nhà xuất bản.

PED

: Porcine Epidemic Diarrhoea
- Bệnh tiêu chảy thành dịch trên lợn.

PRRS

: Porcine reproductive and respiratory syndrome
- Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn.

YL

: Yorkshire-Landrace



1


2

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ở Việt Nam, trồng trọt và chăn nuôi là hai thành phần quan trọng
trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, trong đó chăn nuôi nói chung và chăn
nuôi lợn nói riêng luôn đóng góp một phần lớn vào thu nhập của người dân.
Chăn nuôi không những cung cấp một lượng lớn sản phẩm cho nhu cầu tiêu
thụ trong nước mà còn cung cấp cho xuất khẩu. Vì vậy, chăn nuôi ngày
càng có vị trí quan trọng trong cơ cấu của ngành nông nghiệp. Sản phẩm
của ngành chăn nuôi là nguồn thực phẩm không thể thiếu được đối với nhu
cầu sống của con người. Chủ trương hiện nay của nhà nước là phát triển
ngành chăn nuôi thành sản xuất hàng hóa thực sự nhằm tạo ra sản phẩm
chăn nuôi có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và
một phần xuất khẩu.
Nói đến ngành chăn nuôi phải kể đến chăn nuôi lợn bởi tầm quan
trọng và ý nghĩa thiết thực của nó đối với đời sống kinh tế xã hội của nhân
dân. Chăn nuôi lợn đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm
nghèo, tăng thu nhập và là cơ hội làm giàu cho nông dân.
Theo thống kê của tổ chức nông lương thế giới (FAO), Việt Nam là
nước nuôi nhiều lợn, đứng hàng thứ 7 thế giới, hàng thứ 2 Châu Á và ở vị
trí hàng đầu khu vực Đông Nam Châu Á.
Để có được kết quả trên ngoài việc tăng nhanh số đầu lợn, ngành chăn
nuôi lợn nước ta đã và đang từng bước đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật

vào thực tế sản xuất, từ khâu cải tạo con giống, nâng cao chất lượng thức ăn
đến việc hoàn thiện quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng. Tuy vậy bên cạnh
những tiến bộ đạt được, chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng còn
gặp không ít những khó khăn, đặc biệt là vấn đề dịch bệnh xảy ra vẫn còn


phổ biến gây thiệt hại cho đàn lợn nái nuôi tập trung trong các trang trại
cũng như nuôi ở các hộ gia đình. Đối với lợn nái, nhất là lợn nái ngoại được
chăn nuôi theo phương thức công nghiệp thì các bệnh về sinh sản xuất hiện
khá nhiều, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chăn nuôi, gây thiệt hại lớn
về kinh tế cho người chăn nuôi. Để giảm thiểu tác hại do bệnh gây ra thì
việc áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học đã và đang là hướng đi
mới và có ý nghĩa thiết thực trong chăn nuôi hiện nay.
Với mục đích giảm thiểu tác hại do dịch bệnh gây ra cho đàn lợn nái
ngoại, đồng thời bổ sung các tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực an toàn sinh học
trong phòng trị bệnh lợn nái sinh sản, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề:
“Áp dụng quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học trong phòng, trị bệnh
trên đàn lợn nái nuôi tại trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học công ty
TNHH MTV chăn nuôi Hòa Yên - Yên Bái”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề.
1.2.1. Mục tiêu của chuyên đề.
Thực hiện quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học cho đàn lợn nái nuôi
tại trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học công ty TNHH MTV chăn nuôi
Hòa Yên.
Xác định tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và các biện pháp
an toàn sinh học trong phòng, trị bệnh.
Khuyến cáo từ kết quả của chuyên đề có thể giúp cho người chăn nuôi
lợn tránh những thiệt hại do bệnh gây ra trong quá trình nuôi dưỡng và chăm
sóc.
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề.

Làm rõ được các biện pháp an toàn sinh học được thực hiện trong trại
lợn. Đưa ra kết quả về tỷ lệ mắc bệnh thường gặp trên đàn lợn nái và phác đồ
điều trị bệnh hiệu quả.


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện của trang trại
Trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học công ty TNHH MTV chăn
nuôi Hòa Yên nằm gần khe núi thuộc xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh
Yên Bái. Trại có vị trí địa lý hết sức thuận lợi nằm ở phía đông nam tỉnh Yên
Bái, phía bắc giáp huyện Văn Yên, phía tây giáp huyện Văn Chấn, phía nam
giáp tỉnh Phú Thọ, phía đông giáp huyện Yên Bình. Huyện Trấn Yên có tuyến
đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy ngang qua. Vùng nuôi này cách xa các
khu dân cư về mặt phòng dịch bệnh thì rất tốt vì địa hình rừng núi “nội bất
xuất, ngoại bất nhập”. Khu này chỉ có một đường vào với diện tích vùng nuôi
của Tập đoàn Hòa Phát rộng 44 ha.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trại.
Cơ cấu tổ chức gồm 3 nhóm:
+ Nhóm quản lý bao gồm 1 giám đốc, 1 trưởng trại, 1 phó trại và 3 quản
lý trại, 5 bảo vệ chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản chung của trại.
+ Nhóm kỹ thuật bao gồm 8 kỹ sư, 4 kỹ thuật điện, 2 kế toán phụ trách
chuyên môn.
+ Nhóm công nhân bao gồm 10 công nhân, 12 sinh viên thực tập thực
hiện công việc chuyên môn.
Với đội ngũ nhân công trên, trại phân ra làm các tổ khác nhau như tổ
chuồng đẻ, tổ chuồng bầu, tổ cai sữa, tổ chuồng thịt, tổ chuồng đực và phòng
pha chế tinh. Các tổ có bảng chấm công riêng cho từng công nhân trong
tổ, ngoài ra các tổ trưởng có nhiệm vụ đôn đốc quản lý chung các thành viên

trong tổ nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và thúc đẩy sự phát triển của trại.


2.1.3. Cơ sở vật chất của trại.
Trang trại có tổng diện tích 44 ha nằm trên địa bàn xã Lương Thịnh,
có địa hình vô cùng thuận lợi thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển. Khu chăn
nuôi lợn được bố trí xây dựng chuồng trại cho hơn 1200 nái gồm 1 chuồng
đực, 1 chuồng phát triển hậu bị, 2 chuồng phối, 2 chuồng mang thai, 6 chuồng
đẻ và 8 chuồng cai sữa. Phòng pha tinh có các dụng cụ hiện đại như: kính
hiển vi, hệ thống cảm biến nhiệt, nồi hấp cách thủy, tủ sấy và các dụng cụ
khác. Trong khu chăn nuôi đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu đều được
đổ bê tông và có chậu nước sát trùng trước cửa chuồng. Nguồn nước thải rửa
chuồng trại, xả gầm đều được xử lý qua hệ thống thoát nước ngầm rồi vào hệ
thống biogas. Xung quanh trại còn trồng rau, cây ăn quả, đào ao thả cá tạo
môi trường thông thoáng.
2.1.4. Đối tượng và kết quả sản xuất của cơ sở thực tập.
Đối tượng: Trại lợn của công ty nuôi các giống lợn ngoại khác nhau
như: Landrace, Yorkshire, Duroc. Ngoài ra còn các dòng lợn lai như:
Landrace- Yorkshire, Yorkshire- Landrace.
Kết quả sản xuất của trại:
- Hiện nay trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,45- 2,5 lứa/năm.
Số con sơ sinh là 13,5 con/đàn, số con cai sữa là 12 con/đàn.
- Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 28 ngày tuổi, sớm nhất là 21
ngày tuổi thì tiến hành cai sữa và lợn con chuyển sang chuồng cai sữa.
- Lợn hậu bị được phối giống ở 7,5- 8 tháng tuổi với khối lượng từ 130145 kg.
- Cơ cấu đàn lợn nái nuôi tại trại trong mấy năm gần đây:
Trong năm gần đây, cơ cấu đàn lợn nuôi tại trang trại chăn nuôi lợn
sinh học công ty TNHH MTV chăn nuôi Hòa Yên tăng nhanh không chỉ về số
lượng mà còn chất lượng , số lượng nuôi giữa các loại lợn của trại là rất khác



nhau và có sự chênh lệch rõ rệt, đặc biệt là lợn nái hậu bị tăng lên với số
lượng lớn được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Cơ cấu đàn lợn nái ngoại
Số lượng lợn của các
STT

năm (con)

Loại lợn

Năm 2016

Năm 2017

1

Đực giống

28

35

2

Nái hậu bị

1000

160


3

Nái sinh sản

0

740

4

Lợn con theo mẹ

0

1170

5

Lợn cai sữa

0

2700

6

Lợn thịt

0


3521

1028

8326

Tổng

Từ tháng 18/11/2016 - 18/05/2017

Kết quả bảng 2.1. cho thấy:
Số lượng con của đàn lợn nái ngoại tăng nhanh trong năm gần đây, dù
cho mới bắt đầu bước vào chăn nuôi nhưng trại chăn nuôi Hòa Yên đã thể
hiện được sức mạnh của mình thông qua sự sinh sản rất nhanh của đàn lợn nái
ngoại và số con/lứa tăng cao.
Để có được kết quả như vậy thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công tác
an toàn sinh học cao và đòi hỏi có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh
nghiệm và công tác quản lý dịch bệnh tốt.
2.1.5. Thuận lợi, khó khăn.
Thuận lợi
Được sự quan tâm tạo điều kiện và có các chính sách hỗ trợ đúng đắn
của các ngành, các cấp có liên quan như UBND xã Lương Thịnh, Trạm thú y
huyện Trấn Yên tạo điều kiện cho sự phát triển của trại.


Chuồng trại có trang thiết bị hiện đại, điện lưới và hệ thống nước sạch
luôn cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt và chăn nuôi.
Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn
quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân.

Thêm vào đó là đội ngũ kỹ thuật với chuyên môn vững vàng, công nhân nhiệt
tình, năng động và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Do đó đã
mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trang trại.
Sinh viên có khả năng làm việc tiếp cận với các công nghệ hiện đại và
quản lý vật nuôi. Có nhiều kinh nghiệm trong công tác phòng và điều trị bệnh,
giúp cho việc nghiên cứu thực hiện chuyên đề đạt hiệu quả cao.
*Khó khăn
Trại mới đi vào hoạt động nên bộ máy hoạt động chưa được trơn tru, do
là giống lợn ngoại thuần chủng nên còn chưa thích nghi ngay với điều kiện
thời tiết khí hậu của nước ta.
2.2. Cơ sở khoa học
2.2.1. Quy trình an toan sinh học trong trại
- An toàn sinh học là việc áp dụng tổng hợp, đồng bộ một chuỗi các biện
pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa lợn với mầm bệnh,
bảo đảm cho đàn lợn được hoàn toàn khỏe mạnh.
- An toàn sinh học được ví như sợi dây xích với nhiều mắt xích, mỗi
mắt xích là một khâu trong quy trình này, vì vậy cần thực hiện đồng bộ ở tất
cả các khâu.
2.2.1.1.Ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào
Vị trí xây dựng trại
Chọn vị trí trại cách xa khu dân cư, bệnh viện, trường học, chợ,
đường quốc lộ, trại chăn nuôi lợn. Khoảng cách phụ thuộc vào tầm quan trọng
của từng trại nhưng tối thiểu không thấp hơn 1km.


Thiết kế, quy hoạch trang trại
+Chia các khu vực chuồng nuôi khác nhau tương ứng với đối tượng
lợn, tuổi, tình trạng sức khỏe. Đảm bảo sự vận hành luân chuyển thuận
tiện, một chiều.
+Hướng chuồng theo hướng đông tây, hướng quạt xuôi theo hướng gió

thổi, hướng quạt thổi không thổi vào hướng hút dàn mát của chuồng đối diện.
+Thiết kế trại đảm bảo chắc chắn, an toàn, dễ dàng vận hành, dễ quản lý,
đảm bảo nhiệt độ, thông thoáng, ẩm độ phù hợp sinh lý lứa tuổi và giai đoạn
phát triển của lợn.
+Xung quanh chuồng nuôi cần trải đá sỏi, dầy tối thiểu 5cm, rộng 1m,
khuyến khích độ dầy tăng thêm và diện tích mở rộng toàn bộ bề mặt khu
trong hàng rào khu chuồng nuôi. Mục đích của việc làm này nhằm ngăn chặn
chuột làm tổ, cây dại mọc.
+Thiết kế hệ thống đường giao thông cho xe cám nội bộ nằm phía ngoài
hàng dào.
+Xây dựng trại phải xong trước khi nhập lợn về nuôi ít nhất 30 ngày, đây
là thời gian trại cần vệ sinh sát trùng, cách ly mầm bệnh.
Vành đai, vùng đệm
+Thiết lập hệ thống hàng rào thép gai cột bê tông xung quanh khu đất
của trại, bổ sung lưới B40 tăng dầy 1m dưới chân hàng rào nhằm ngăn chặn
chó và động vật hoang dã xâm nhập.
+Trồng cây xanh tạo vành đai bảo vệ trại, ưu tiên các cây có tinh dầu,
những cây có khả năng xử lý môi trường tốt như: Bạch đàn, liễu, quế, bồ kết.
Không trồng các loại cây ngũ cốc vì nó thu hút chim chuột đến trại.
+Khu ăn ở sinh hoạt ở phía đầu hướng gió thổi, có khoảng cách cách ly
giữa khu ăn ở sinh hoạt của trại với khu chuồng nuôi khoảng 50m, được ngăn
cách bằng khu nhà sát trùng.


+Khoảng cách giữa các chuồng khoảng 8m, nhằm lấy ánh sáng từ các
phía, tránh nóc nhà che chuồng bên cạnh.
+Thiết lập hệ thống lưới chống chuột, chống chim toàn bộ đường đi nội
bộ, dàn mát, quạt hút, khoảng hở mái với trần.
Cổng ra vào
+Là nơi kiểm soát người, phương tiện, vật tư ra vào trại.

+ Là nơi đăng ký làm các thủ tục hành chính khi ra vào trại.
+ Là nơi phun sát trùng đối với người và phương tiện khi ra vào trại.
Cách ly người vào trại
+ Nhà sát trùng khách, nhà ở cách ly người luôn được nhân viên phụ
trách vận hành đảm bảo luôn sạch sẽ, đầy đủ trang thiết bị theo quy định, luôn
sẵn sàng đón người vào cách ly.
+ Người đến trại nếu vào làm việc tại khu ăn ở sinh hoạt của công nhân
chăn nuôi, hoặc xuống chuồng nuôi thì phải thực hiện các nội quy quy định và
bảng hướng dẫn ăn ở sinh hoạt tại khu vực cách ly, cụ thể:
Bỏ dầy dép vào tủ khóa lại
Thay quần áo, đi qua hệ thống phun sát trùng, tắm gội sạch, mặc quần
áo màu cam đã được chuẩn bị sẵn tại phòng tắm.
Thực hiện thời gian cách ly 48 – 72h.
Không tự ý di chuyển đến khu vực khác.
Hàng ngày tắm gội, thay quần áo, giặt ngay trong ngày.
Giữ gìn sạch sẽ khu cách ly trong thời gian cách ly.
+ Ngoài ra, còn nhiều quy định khác được nêu rõ trong bảng nội quy treo
tại khu cách ly.
+ Nhân viên quản lý khu vực cách ly sẽ kiểm tra, nhắc nhở hoặc xử phạt
những trường hợp vi phạm tại khu vực này, có báo cáo định kỳ theo quy định.


Kiểm soát phương tiện vận chuyển ra vào trại
+Xe vận chuyển phải rửa sạch, phun sát trùng tại địa điểm lấy hàng và
khi đến cổng trại.
+Chỉ được bốc hàng khi xe vận chuyển được để khô và sau thời gian
phun sát trùng tối thiểu 30 phút.
+Khu vực sân bốc hàng hóa được phun sát trùng thường xuyên.
+Xe lưu thông trên đường phải thông suốt, không dừng đỗ ở những nơi
có nhiều xe, đặc biệt nơi có xe lợn, những vùng đang có dịch bệnh.

+Lái xe phải tắm thay quần áo sạch của trại.
+Sau khi phun sát trùng xe, xe được dừng đỗ 30 phút trước khi di chuyển
vào phía trong khu sản xuất. Riêng đối với xe chở lợn giống đến trại sau khi
phun sát trùng thì đi thẳng đến nơi xuống lợn.
Kiểm soát lợn hậu bị nhập về trại
+Chọn hậu bị thay thế từ một nguồn duy nhất.
+Trước khi nhập cần lấy mẫu máu kiểm tra một số bệnh như: PRRS,
PED, FMD.., tùy tình hình dịch tễ mà có những yêu cầu xét nghiệm bổ sung
hoặc điều chỉnh cho phù hợp.
+Phương tiện vận chuyển, khu vực nhận lợn, người tham gia nhận lợn
phải được cách ly sát trùng 48h.
+Quá trình vận chuyển đảm bảo thông suốt.
+Không tắm lợn, không sử dụng nguồn nước ô nhiễm cho lợn trong quá
trình vận chuyển (trừ trường hợp thời tiết nắng nóng).
+Che bạt phía đầu thùng và phía trên thùng xe nếu trời mưa.
+Phun sát trùng toàn bộ xe lợn khi đến trại.
+Nhanh chóng xuống lợn khi về trại.


10

Kiểm soát thực phẩm đưa vào trại
+Không mua thịt lợn, thịt bò, thịt các loài động vật móng chẵn tươi sống
vào trại.
+Thực phẩm đưa vào phải được kiểm tra tại phòng bảo vệ, đóng vào túi
bóng hoặc thùng nhựa chuyên dụng đưa qua tủ UV với thời gian 30 phút, sau
đó chuyển vào nhà bếp.
+Chủ động nuôi trồng một số loại cây, con đảm bảo chủ động nguồn
thực phẩm cho trại.
Kiểm soát ATSH với cám đến trại

+Nguy cơ gây mất an toàn sinh học đến từ thức ăn gồm: nguyên liệu sản
xuất thức ăn có chất lượng tồi hoặc quá trình bảo quản nguyên liệu không tốt
dẫn tới giảm chất lượng hoặc nguy cơ nhiễm độc tố nấm mốc, nhiễm vi sinh
vật gây bệnh.
+Hoặc công thức sản xuất thức ăn không cân đối hoặc không đáp ứng
nhu cầu dinh dưỡng vật nuôi. Kích cỡ hạt nghiền không phù hợp.
+Xe bốc cám phải rửa sạch xe trước khi đến nhà máy cám, phun sát
trùng tại cổng nhà máy, phun sát trùng khu vực xe đỗ chờ bốc hàng, để khô xe
trước khi bốc hàng.
+Bảo quản thức ăn trong quá trình di chuyển trên đường, tránh ẩm ướt.
+Bảo quản thức ăn khi đến trại cần xếp thứ tự theo hàng, 10 bao một
cọc, có balet cao cách mặt nền 20cm, xếp cách tường 20cm, xông formol +
thuốc tím, cửa xung quanh đóng kín tránh chuột xâm nhập, xuất hàng theo thứ
tự hàng cũ xuất trước. Thường xuyên kiểm tra kho để phát hiện các vấn đề bất
thường nếu có.
+Trường hợp thức ăn chứa silo thì định kỳ cần vệ sinh silo 1 lần/tuần, vệ
sinh đường ống tải thức ăn, tránh phát sinh mốc.


11

+Cho ăn đúng chủng loại, khẩu phần, đủ diện tích máng ăn. Không để
thức ăn rơi vãi gây thất thoát lãng phí, phát sinh nấm mốc.
Kiểm soát nguồn nước uống
+Thường xuyên làm sạch các bể chứa, đường ống, hoặc nhiệt độ nước
không đảm bảo nóng quá hoặc lạnh quá.
+Nguồn nước phải được xử lý bằng công nghệ lọc và khử hoá chất, phải
thường xuyên kiểm tra giám sát chất lượng nước.
+Nước uống cho lợn phải đủ áp lực, đủ chiều cao núm uống phù hợp với
từng loại lợn.

2.2.1.2. Ngăn chặn lây lan giữa các khu chuồng nuôi
Quản lý cùng vào – cùng ra
+Cùng nhập vào một thời điểm và cùng xuất lợn ra một thời điểm.
+Tuổi lợn nhập vào không chênh lệch quá 7 ngày.
+Thiết kế chuồng trại phải đáp ứng được việc cùng vào cùng ra.
+Vệ sinh sát trùng chuồng trại sau khi xuất hết lợn.
Quản lý ATSH chuồng cách ly
+ Sắp xếp lợn theo cùng giống, cùng tuổi, cùng ô vận chuyển.
+ Đực cái nhốt riêng, trường hợp nhốt chung thì nhốt với hậu bị ít tuổi
nhất và về phía cuối chuồng.
+ Giành 2 ô cuối chuồng để nhốt lợn có vấn đề, nền chuồng được trải
chất đệm lót.
+ Xây dựng chương trình phòng bệnh bằng vắc xin phù hợp.
+ L ấ y má u k i ể m t r a v à o n g à y đ ầ u t i ê n n h ậ p v ề v à l ặ
p lại sau
20 ngày (nếu cần).
+Công nhân chăn nuôi khu cách ly tuyệt đối không đi sang khu vực khác
và ngược lại, công nhân chuồng khác không được phép đến khu vực nuôi
cách ly.


12

+Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, sát trùng 2 lần/tuần trong 2 tuần đầu, các
tuần tiếp theo 1 lần/tuần.
+Sử dụng thức ăn đúng chủng loại như: 04G cho lợn trọng lượng từ 65 –
105kg; 05G cho lợn trọng lượng từ 105kg đến phối giống. Kiểm tra chất
lượng thức ăn trong khi cho ăn, kiểm tra việc bảo quản thức ăn, phát hiện kịp
thời thức ăn có biểu hiện bất thường để loại bỏ và có biện pháp can thiệp.
0


+Nhiệt độ chuồng nuôi lợn phù hợp khoảng 20 – 24 C, độ ẩm 65 - 70%.
+ Kiểm tra sức khoẻ lợn hàng ngày, có biện pháp can thiệp phù hợp. Sử
dụng riêng kim tiêm cho từng ô.
+ Thích nghi lợn mới nhập với trại sau 15 ngày nuôi, dùng phân lợn
hoặc đưa lợn nái già xuống, sử dụng 1 nái già với 10 nái hậu bị mới, thay thế
nái già sau 10 ngày tiếp xúc, nái già sau khi tiếp xúc sẽ được bán loại thải,
thời gian thích nghi thực hiện liên tục 30 ngày.
+ Thực hiện việc chăm sóc nuôi dưỡng lợn hậu bị theo các nội dung chi
tiết trong “Quy trình chăm sóc lợn hậu bị”.
Quản lý ATSH chuồng lợn đực giống
+ Thực hiện việc chăm sóc nuôi dưỡng theo “Quy trình chăm sóc lợn
đực giống”, “ Quy trình khai thác tinh”.
+ Chú ý kỹ năng khai thác tinh tránh việc lợn bị tổn thương, bị viêm
nhiễm.
+ Vệ sinh sạch ô khai thác tinh sau mỗi lần khai thác, vì tinh dịch là môi
trường tốt cho việc phát triển vi sinh vật.
+ Tiêm phòng vắc xin định kỳ, đúng đủ theo “Lịch phòng bệnh chung”.
+ Phát hiện lợn bệnh và điều trị kịp thời, tuân thủ việc sử dụng riêng
kim tiêm cho từng con.
+ Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại và định kỳ phun sát trùng theo quy định
của trại.


13

+ Lấy mẫu máu, mẫu nước bọt, dịch mũi xét nghiệm định kỳ 3
tháng/lần với một số bệnh như: PRRS, PED...
Quản lý ATSH chuồng phát triển hậu bị, chuồng phối, chuồng
mang thai

+ Thực hiện việc chăm sóc nuôi dưỡng theo “Quy trình chăm sóc lợn
hậu bị, quy trình phối giống, quy trình chăm sóc lợn nái mang thai”.
+ Sắp xếp lợn theo tuần, theo nhóm, theo tình trạng sức khỏe.
+ Kiểm soát chất lượng tinh trước khi phối giống, đảm bảo nguồn tinh
tốt không mang mầm bệnh, thực hiện việc phối giống đúng kỹ thuật tránh lây
nhiễm mầm bệnh.
+ Kiểm tra phát hiện lợn bị bệnh, di chuyển đến khu vực điều trị, điều
trị kịp thời. Sử dụng riêng kim tiêm cho từng cá thể.
+ Chuồng trại được vệ sinh sạch hàng ngày, định kỳ phun sát trùng, duy
trì tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp.
+ T i ê m p h ò n g v ắ c x i n đ ị n h k ỳ, t i ê m đ ú n g đ ủ t h e o
l ị ch t i ê m p h ò n g c ủ a t r ạ i .
+ Lấy mẫu máu, nước bọt, dịch mũi xét nghiệm một số bệnh: PRRS,
PED.., hoặc các bệnh khác theo thực tế của trại. Lịch xét nghiệm 3 tháng/lần.
Quản lý ATSH chuồng nái đẻ
Chuồng đẻ là chuồng có đối tượng đặc biệt gồm nái đẻ và lợn con theo
mẹ, là môi trường rất dễ phát sinh phát triển vi sinh vật và rất dễ nhiễm bệnh.
Vì vậy, cần tiến hành:
+ Thực hiện tốt chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái đẻ và lợn con theo mẹ
theo quy trình.
+ Quan trọng nhất phải cho lợn bú đủ sữa đầu, nhiệt độ úm đảm bảo,
lợn mẹ ăn tự do sau 7 ngày nuôi con.


14

+ Vệ sinh chuồng trại hàng ngày, đảm bảo tiểu khí hậu phù hợp với sinh
lý lợn mẹ và con.
+ Thu gom phân, nhau thai, dịch tiết, xác chết lợn con ngay khi có.
+ Không ghép lợn quá nhiều lần gây xáo trộn đàn, gây stress, tạo cơ hội

cho mầm bệnh xâm nhập gây bệnh.
+ Cô lập cá thể lợn hoặc đàn lợn bị bệnh, điều trị kịp thời, sử dụng riêng
kim tiêm cho từng lợn mẹ và cho từng ổ với lợn con. Chú ý phòng và trị bệnh
lợn nái bị hội chứng MMA.
+ Tiêm phòng vắc xin cho lợn mẹ và lợn con theo đúng lịch tiêm phòng
của trại, tiêm đúng tiêm đủ liều.
+ Lấy mẫu máu định kỳ 3 tháng/lần, hoặc lấy mẫu bệnh phẩm (nếu cần)
kiểm tra xét nghiệm bệnh.
+ Thực hiện việc cai sữa, chuyển chuồng trong một ngày, tổng vệ sinh
sát trùng, chống chuồng 1 tuần.
Quản lý ATSH chuồng lợn sau cai sữa
Lợn sau cai sữa là giai đoạn chịu nhiều sự thay đổi theo hướng bất
lợi, nên rất mẫm cảm với các yếu tố stress và rất dễ mắc bệnh. Vì vậy, cần tiến
hành:
+ Thực hiện tốt “Quy trình chăm sóc lợn sau cai sữa”
+ Không ghép chuyển lợn quá nhiều trong quá trình nuôi.
+ Tách lọc lợn bệnh về ô cuối dãy, điều trị kịp thời.
+ Tiêm phòng vắc xin theo lịch tiêm phòng của trại.
+Vệ sinh, sát trùng hàng ngày, đảm bảo tiểu khí hậu chuồng nuôi phù
hợp với lợn sau cai sữa.
+Đảm bảo việc xuất nhập hết lợn trong một ngày, vệ sinh tẩy uế chuồng
trại, để chống chuồng 1 tuần.
Quản lý ATSH chuồng lợn thịt
+ Thực hiện việc cùng vào - cùng ra, theo tuần.


15

+ Thực hiện tốt việc chăm sóc nuôi dưỡng theo “Quy trình chăn nuôi
lợn thịt.

+ Tiêm phòng vắc xin định kỳ theo lịch tiêm phòng của trại.
+ Phát hiện kịp thời những cá thể lợn bệnh, di chuyển về ô cuối dãy,
điều trị kịp thời.
+ Lấy mẫu máu, dịch nước bọt, dịch mũi, bệnh phẩm đưa đi xét nghiệm
(nếu cần).
Quản lý ATSH với người và phương tiện di chuyển trong trại
+ Người làm việc trong khu chuồng nuôi phải thực hiện việc tắm sát
trùng vào đầu giờ mỗi buổi làm việc, và tắm sạch sau khi kết thúc mỗi buổi
làm việc.
+ Người làm việc trong khu vực chuồng nuôi thì không được tự ý ra
ngoài khu vực hàng rào quanh khu chuồng nuôi.
+ Người làm việc ngoài khu hàng rào quanh khu chuồng không được tự
ý đi vào trong khu chuồng nuôi.
+ Người làm việc tại khu vực chuồng nuôi được phân chia không được
tự ý di chuyển đi khu khác. Khu vực chuồng được phân chia như sau: Khu
chuồng cách ly, khu chuồng đực - phát triển hậu bị - phối - chửa, khu chuồng
đẻ, khu chuồng cai sữa, khu thịt.
+ Người làm việc trước khi vào chuồng phải nhúng ủng vào chậu sát
trùng với thời gian 30 giây.
+ Người làm việc ngoài khu hàng rào quanh khu chuồng nuôi nếu quay
trở lại làm việc trong chuồng nuôi thì phải qua tắm sát trùng thay quần áo.
+ Người làm việc trong khu chuồng trại phải tuân thủ việc di chuyển từ
đối tượng lợn bé trước rồi đến lợn to, đi từ lợn khỏe đến lợn bệnh.
+ X e v ậ n c h u yể n n ộ i b ộ c h ỉ đ ư ợ c d i c h u yể n t r ê n t u y
ến đường
đã định sẵn.


×