Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Kết quả điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật longo tại bệnh viện trường đại học y khoa thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.35 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

PHAN QUỲNH HOA

THÀNH THỊ NHẬT BẢN THỜI CẬN THẾ
(QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP EDO)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Châu Á học

Hà Nội - 2010


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

PHAN QUỲNH HOA

THÀNH THỊ NHẬT BẢN THỜI CẬN THẾ
(QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP EDO)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học
Mã số: 60.31.50

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Kim


Hà Nội - 2010


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3
Chương 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA EDO TRƯỚC
THỜI TOKUGAWA ...................................................................................... 11
1.1. Sự phát triển của vùng Kanto trước khi Tokugawa Ieyasu đặt đại bản
doanh tại Edo .................................................................................................... 11
1.2. Sau khi Tokugawa Ieyasu đặt đại bản doanh tại Edo ............................... 17
1.2.1. Bối cảnh lịch sử ...................................................................................... 17
1.2.2. Quy hoạch ban đầu ................................................................................ 19
1.2.3. Một số chính sách ban đầu .................................................................... 24
1.2.4. Nền tảng kinh tế của Edo ....................................................................... 25
Chương 2: CẤU TRÚC THÀNH VÀ THỊ EDO ................................... 29
2.1. Bối cảnh lịch sử ........................................................................................ 29
2.1.1. Sự vươn lên của nhà Tokugawa ............................................................. 29
2.1.2. Sự phát triển của thành thị ..................................................................... 31
2.2. Cấu trúc thành Edo .................................................................................... 35
2.2.1. Quá trình xây dựng thành ...................................................................... 35
2.2.2. Cách bố trí thành ................................................................................... 37
2.2.3. Kiến trúc thành ....................................................................................... 39
 Tháp chính ......................................................................................... 40
 Tháp canh ........................................................................................... 43

 Cổng thành ......................................................................................... 44
2.3. Jokamachi Edo .......................................................................................... 45
2.3.1. Quá trình xây dựng jokamachi Edo ....................................................... 46
2.3.2. Cấu trúc jokamachi Edo ........................................................................ 51


1


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
 Khu vực của võ sĩ .............................................................................. 53
 Cơ sở tôn giáo .................................................................................... 56

 Cơ sở chính quyền ............................................................................. 60
 Khu vực buôn bán thương mại ............................................................ 60
 Khu vực của thị dân ........................................................................... 62

 Hệ thống giao thông đường thủy ......................................................... 65
Chương 3: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀn Edo. Thời kỳ phát triển thịnh vượng của giai đoạn trên tương ứng
với thời kỳ Genroku (1688-1704) nên văn học giai đoạn trên còn được gọi là

94


văn học Genroku. Giai đoạn dưới lại có thể chia thành hai thời kỳ nhỏ mang
sắc thái đặc biệt khác nhau là Tenmei (1772-1789) và Kasei (1804-1830). Do
đó, văn học giai đoạn dưới bao gồm văn học Tenmei và văn học Kasei.
Trong số các tác giả tiểu thuyết nổi tiếng của dòng văn học thị dân thời
Tokugawa có lhara Saikaku (1641-1693). Xuất thân trong một gia đình
thương nhân ở Osaka, có khả năng thiên bẩm về thi ca nhưng sau đó ông đã
chuyển sang sáng tác tiểu thuyết lãng mạn. Saikaku được coi là cây bút tiêu
biểu nhất của loại truyện phù thế và chính ông đã trở thành người khởi xướng
ra thể loại truyện (Ukiyo zoshi) được viết bằng chữ kana (Kana zoshi). Tác
phẩm nổi tiếng của Saikaku là “Đa tình đệ nhất nam” (Koshoku lchidai
Otoko) xuất bản năm 1682 được nhiều người hết sức hâm mộ.
Tiểu kết: Văn hoá thị dân với những thành tựu của nó đã góp phần to

lớn vào tiến trình văn hoá và tư tưởng Nhật Bản. Thời Tokugawa, thành thị
không chỉ là nơi bảo lưu những giá trị văn hoá truyền thống mà còn là nơi tiếp
nhận và sáng tạo nên những thành tựu văn hoá mới cũng như các khuynh
hướng tư tưởng, tri thức của thời đại. Sự ra đời của các trường phái học thuật
như Quốc học, Khai quốc học, Hà Lan học rồi Tây dương học... trước hết và
chủ yếu cũng hình thành rồi phát triển trong môi trường thành thị. Thời
Tokugawa, các thành thị tiêu biểu như Nagasaki, Osaka, Kyoto và Edo... còn
là nơi tiếp nhận, giao hoà và xung đột giữa hai nên văn minh lớn Đông - Tây
để rồi đến giữa thế kỷ XIX, các trào lưu học thuật đó đã hợp lưu và trở thành
nền tảng tư tưởng hết sức quan trọng của phong trào cải cách [9, tr. 443].

95


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
KẾT LUẬN
Sự phát triển của Edo trong giai đoạn từ 1600 đến 1850 là một điểm
sáng trong lịch sử Nhật Bản. Chỉ trong vòng hai thế kỷ rưỡi, từ một vùng đầm
lầy nhỏ hẹp, hoang vắng, Edo đã vươn lên thành một đô thị phát triển cao độ.
Nhà nghiên cứu Nhật Bản Hitoshi Mogi đã chia lịch sử Edo làm 5 thời kỳ lớn:
thời kỳ tạo dựng (1591-1603), thời kỳ phát triển (1603 -1652), thời kỳ chuyển
biến (1652-1700), thời kỳ phát triển vượt trội (1700-1800) và thời kỳ suy tàn
(1800-1868). Trong thời kỳ thứ nhất người khai sáng triều đại Tokugawa là
Tokugawa Ieyasu đã biến Edo thành một trung tâm chính trị lớn nhất ở miền
Đông Nhật Bản. Như vậy, tiếp theo thời đại Kamakura (1185-1333), vùng
Kanto lại một lần nữa trở thành trung tâm của chính quyền quân sự Nhật Bản.
Giai đoạn thứ hai, kể từ khi Tokugawa Ieyasu trở thành tướng quân cho đến
lúc ông mất (1603 - 1616). Edo nhanh chóng phát triển thành trung tâm chính
trị lớn nhất Nhật Bản. Mạc phủ đã triển khai một kế hoạch rộng lớn để xây
dựng và phát triển thành phố và xây dựng hệ thống kênh cấp thoát nước gọi là

“Dosan-bori” từ thành Edo cho đến vịnh. Hệ thống kênh đào trở thành đường
thủy trọng yếu dẫn đến lâu đài, giúp cho việc chuyển đá, gỗ, hàng hóa và
những nguyên liệu khác bằng thuyền từ nhiều địa phương xa hàng trăm km về
Edo. Một cách tự nhiên, hệ thống chợ và các đầu mối giao thương đều được
tập trung gần kề với các con kênh đào đó. Trải qua hơn 2 thế kỷ, Edo đã dần
thoát khỏi những ràng buộc của chính thể phong kiến để rồi đến cuối thế kỷ
XVIII đạt đến tầm vóc của một đô thị lớn nhất Nhật Bản.
Nhìn tổng thể, không gian của Edo được mở rộng dần ra phía biển,
hướng về phía vịnh Edo. Nếu lấy phần thành làm trung tâm thì Edo được chia
thành ba vòng tương đối rõ rệt. Xung quanh tòa thành của shogun là khu vực
dành cho giới võ sĩ cấp cao, vòng hai dành cho những người phục vụ và các

96


võ sĩ cấp thấp hơn, còn vòng thứ ba là nơi sinh sống của đông đảo tầng lớp thị
dân và các cơ sở tôn giáo. Cấu trúc phân bố dân cư này của Edo vẫn còn được
thể hiện khá rõ ở Tokyo ngày nay.
Thời cận thế, Edo không những có tốc độ phát triển và quy mô dân số
lớn nhất Nhật Bản mà còn là thành thị lớn trên thế giới. Đến năm 1800, Edo là
một trong 70 thành thị trên thế giới, trong đó có 5 thành thị ở Nhật Bản, có
dân số hơn 100.000 người. Đây cũng đồng thời là một trong 20 thành thị
(trong đó có 3 thành thị ở Nhật Bản) có dân số trên 300.000 người. Điều đáng
chú ý là, Edo là thành thị duy nhất đã từng đạt đến quy mô dân số trên 1 triệu
người. Các hoạt động kinh tế - xã hội của Edo cũng có ảnh hưởng hết sức sâu
rộng, có vai trò dẫn dắt toàn bộ đời sống xã hội Nhật Bản.
Với số dân đông đúc, mặc nhiên Edo trở thành trung tâm tiêu thụ lớn
nhất Nhật Bản. Edo còn đồng thời là trung tâm kinh tế của các lãnh chúa miền
Đông Nhật Bản. Sức tiêu thụ của Edo đã tạo nên sinh lực cho khu vực kinh tế
Kinki. Thị trường Edo còn là nơi tiếp nhận một lượng hàng lớn để từ đó

chuyển giao đến các lãnh địa và vùng kinh tế khác. Edo được coi là thành thị
giữ vị trí hàng đầu trong sự hình thành và phát triển của một thị trường trong
nước.
Thời kỳ này, trung tâm văn hoá Nhật Bản đã dịch chuyển từ Osaka và
Kyoto đến Edo, một thành thị mới được kiến dựng đã và đang có nhiều nhân
tố phát triển mới. Edo còn là trung tâm kinh tế lớn nhất ở miền Đông, đồng
thời là tổng hành dinh của chính quyền Edo. Trên cơ sở những điều kiện căn
bản đó mà Edo đã trở thành nơi hội tụ các khuynh hướng và thành tựu văn
hoá của Nhật Bản. Mặt khác, văn hoá thị dân, một dòng văn hoá mới cũng tìm
được ở đây môi trường xã hội thuận lợi để đâm chồi nảy lộc. Thời Tokugawa,
mặc dù Osaka và Kyoto vẫn là các trung tâm văn hoá của Nhật Bản và là địa
bàn phát triển hưng thịnh của nhiều loại hình văn hoá thị dân nhưng Edo đã

97


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
từng bước vươn lên trở thành nơi tập trung các giá trị văn hoá và tri thức tiêu
biểu của Nhật Bản. Edo được coi là cái nôi của các trường phái tư tưởng và
học thuật Nhật Bản. Đến thế kỳ XVIII, cùng với lớp nghệ sĩ và những nhà văn
hoá của Edo, nhiều tác giả nổi tiếng như Sotatsu, Korin, Saikaku,
Chikamatsu... cũng chuyển từ Kyoto, Osaka về Edo để sống và sáng tác. Như
vậy, “Edo đã giành được vị trí trung tâm về văn hoá và trở thành ngôi nhà
sáng tạo chủ yếu của các nhà văn, nghệ sĩ, trí thức cũng như công việc xuất
bản và học thuật”.
Văn hoá thị dân với những thành tựu của nó đã góp phần to lớn vào tiến
trình văn hoá và tư tưởng Nhật Bản. Thời Tokugawa, thành thị không chỉ là
nơi bảo lưu những giá trị văn hoá truyền thống mà còn là nơi tiếp nhận và
sáng tạo nên những thành tựu văn hoá mới cũng như các khuynh hướng tư
tưởng, tri thức của thời đại. Sự ra đời của các trường phái học thuật như Quốc

học, Khai quốc học, Hà Lan học rồi Tây dương học... trước hết và chủ yếu
cũng hình thành rồi phát triển trong môi trường thành thị. Thời Tokugawa,
các thành thị tiêu biểu như: Nagasaki, Osaka, Kyoto và Edo... còn là nơi tiếp
nhận, giao hoà và xung đột giữa hai nên văn minh lớn Đông - Tây để rồi đến
giữa thế kỷ XIX, các trào lưu học thuật đó đã hợp lưu và trở thành nền tảng tư
tưởng hết sức quan trọng của phong trào cải cách.
Không chỉ riêng Edo, ở Nhật Bản đã diễn ra một quá trình đô thị hóa
chưa từng thấy ở Nhật Bản khiến cho dân số thành thị tăng lên gấp 4-5 lần.
Từ việc nghiên cứu cụ thể trường hợp Edo, có thể khái quát một số đặc điểm
của thành thị Nhật Bản thời kỳ này.
Các thành thị lớn của Nhật Bản như: Edo, Osaka, Kanazawa, Shizuoka,
Fukushima... đều được xây dựng trong một khoảng thời gian tương đối ngắn
(1580 - 1610). Đó là kết quả một thời kỳ lịch sự đầy biến động, khi các lãnh
chúa, kể cả các lãnh chúa có thế lực nhất, có tư tưởng độc lập, cũng đều cuốn

98


theo những biến chuyển chung của đời sống chính trị đất nước. Để có thể tồn
tại và mở rộng lãnh địa của mình, các lãnh chúa phải không ngừng củng cố
sức mạnh quân sự. Lâu đài đồng thời là những toà thành lớn của các lãnh
chúa chủ yếu được xây dựng trong khoảng thời gian này và chúng tiếp tục đạt
được sự hưng thịnh vào thời cận thế. Cùng với nó là sự xuất hiện của đồng
thời nhiều thành thị trong khoảng thời gian tương đối ngắn như vậy.
Trong điều kiện hoà bình, chức năng cơ bản của thành thị cũng thay
đổi. Các thành thị không còn giữ vai trò chủ yếu là căn cứ quân sự nữa mà
dần chuyển thành trung tâm hành chính, kinh tế của Mạc phủ hay các lãnh
địa. Tuy là nơi tập trung đội ngũ võ sĩ nhưng khuynh hướng dân sự hoá là đặc
tính nổi trội của thành thị Nhật Bản thời Tokugawa. Trong điều kiện hoà bình,
thành thị phải đảm đương những chức năng hành chính của thiết chế chính trị

phong kiến, điều hành, quản lý công việc chung của toàn lãnh địa. Do vậy,
một trong những điểm nổi bật của thành thị Nhật Bản là tính chất dân sự và
phạm vi quản lý rộng lớn, đa diện của nó. Lực lượng võ sĩ trong các thành thị
một phần đã được dân sự hoá, tham gia trực tiếp vào việc thu thuế, ban hành
và duy trì luật pháp.
Về phương diện xã hội, mặc dù thành thị là nơi tập trung lực lượng võ
sĩ nhưng đời sống đô thị cũng như quan hệ xã hội, lối sống của giới thị dân đã
tác động không nhỏ đến hành vi và quan niệm đạo đức của giới quân sự. Bên
cạnh đó khác với xã hội nông thôn, quan hệ kinh tế và các hoạt động kinh tế
đô thị vẫn vận động theo quy luật riêng của nó. Trong các thành thị, nhất là
những thủ phủ của các lãnh địa, lực lượng võ sĩ luôn chiếm tỷ lệ lớn nhưng
tuyệt đại đa số họ lại là những người không trực tiếp tham gia sản xuất. Điều
hiển nhiên là, đội ngũ samurai và gia nhân đông đảo luôn cần đến một lượng
hàng hoá đủ để thoả mãn nhu cầu sống và sinh hoạt. Do vậy, thành thị không
chỉ là trung tâm kinh tế, sản xuất mà còn là thị trường có sức tiêu thụ lớn.

99


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
Từ cuối thế kỷ XVII trong các thành thị, kinh tế công - thương nghiệp
ngày càng đóng vai trò nổi trội. Sự hưng thịnh của những ngành kinh tế này
đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong nội dung và đặc tính phát triển của
thành thị. Thời Tokugawa, Edo không chỉ là bản doanh của họ Tokugawa, với
tư cách là lãnh chúa lớn nhất mà còn là trung tâm chính trị của Nhật Bản, chi
phối hoạt động của tất cả các lãnh địa. Tại các han, thành thị cũng dần trở
thành những nơi sản xuất và tiêu thụ lớn, nơi tập trung nguồn nhân lực và đội
ngũ những người có khả năng sản xuất nhiều chủng loại hàng hoá có chất
lượng cao. Điều đáng chú ý là, nhiều cơ sở tôn giáo lớn cũng có khuynh
hướng chuyển dịch từ vùng núi xa xôi về thành thị và "nhập thế" vào đời sống

đô thị. Cùng với sự khẳng định vị trí hành chính và kinh tế, các thành thị Nhật
Bản cận thế cũng đồng thời là trung tâm tôn giáo lớn của Nhật Bản.
Sự phát triển của thành thị không chỉ chịu ảnh hưởng của những điều
kiện lịch sử chung mà còn phụ thuộc vào khuôn khổ và tiềm năng kinh tế của
mỗi lãnh địa. Thời Tokugawa, việc đi lại thường xuyên của các lãnh chúa
nhằm thực hiện chế độ sankin kotai và mở rộng không ngừng của hệ thống
thương mại trong nước cũng đã góp phần nối kết các thành thị đặc biệt là các
thành thị lớn nằm trên hệ thống giao thông chính yếu. Sức phát triển của các
thành thị đã tác động sâu sắc đến xã hội Nhật Bản thậm chí đến khả năng duy
trì quyền lực cũng như nền tảng chính trị của chính quyền phong kiến.
Sự phát triển của Edo và nhiều thành thị Nhật Bản cho thấy vào thế kỷ
XVII - XIX không phải nhiều dân tộc trên thế giới đã trải qua và đạt đến trình
độ phát triển này. Sự phát triển mà thành thị Nhật Bản đạt được vào thế kỷ
XVI đầu thế kỷ XVII lại càng trở nên hy hữu. Động lực phát triển của Edo
cũng như nhiều thành thị Nhật Bản cận thế là thương nghiệp và thủ công
nghiệp vận động và phát triển trong khuôn khổ của thể chế phong kiến. Cho

100


đến cải cách Minh Trị, các thành thị này vẫn như nhiều dáng vẻ của loại hình
thành chính trị phong kiến phương Đông.
Điều đáng chú ý là, sự phát triển đó của Edo, Osaka và Kyoto... đã tác
động đến sự tăng trưởng chung của nhiều thành thị cận thế. Các tuyến giao
thông trọng yếu khởi đầu từ Edo đã nối liền với nhiều vùng Nhật Bản. Theo
đó, hàng nông, lâm, thổ, hải sản của vùng Kanto, Tohoku,... đã tập trung về
Edo để từ đó lại được vận chuyển đến miền Tây.
Cũng cần phải nói thêm là thời Nhật Bản cận thế số lượng các thị cảng,
thị trấn... tuy có vượt trội hơn loại hình thành chính trị nhưng vị trí kinh tế
trọng yếu vẫn thuộc về các jokamachi. Nhưng bên cạnh các cộng đồng kinh

tế, thương mại lớn, chiếm giữ đầu mối giao lưu với các cảng thị trong nước và
quốc tế thì ở cấp độ nhỏ hơn các cảng thị, thị trấn... cũng có vai trò quan
trọng. Ở đây đã hình thành nhiều tổ chức thương mại nhỏ mà hoạt động của
chúng thường giữ vị trí trung gian giữa nông thôn với các jokamachi và có
liên hệ mật thiết với đồng thời cả hai khu vực kinh tế - xã hội đó. Bên cạnh
đó, cùng với những tổ chức quản lý kinh tế do chính quyền thành lập, trong
các thành thị có vai trò nổi bật của các nakama với cơ cấu được thiết lập chặt
chẽ đã góp phần quan trọng vào việc duy trì sự phát triển ổn định về kinh tế.
Tuy nhiên, cùng với sự lớn mạnh của các ngành thủ công nghiệp và thương
nghiệp, quá trình chuyển biến trong thu nhập thực tế từ các võ sĩ sang tay các
thương nhân cũng như sự phụ thuộc ngày càng nặng nề của chính thể phong
kiến đối với các tập đoàn thương nghiệp lớn đã tạo đà cho sự tập trung tài sản
đất nước vào tay một số gia tộc có thế lực nhất.
Đến giữa thế kỷ XIX, trong quá trình vận động cải cách, do có quyền
lợi gắn bó với chế độ phong kiến nên đẳng cấp thương nhân không thể trở
thành một lực lượng chống lại chính thể đương thời. Tuy vậy, vai trò của kinh
tế công - thương nghiệp trong công cuộc cải cách có ý nghĩa đặc biệt quan

101


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
trọng. Các ngành kinh tế đó không những trở thành hạt nhân kích thích sự
phát triển chung của các lãnh địa mà còn tạo nên nguồn tích lũy lớn, kinh
nghiệm và tri thức quản lý kinh tế, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa về sau.
Khi tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển "thần kỳ" của
Nhật Bản trong những năm 1960 - 1970, một số nhà nghiên cứu đã chú ý đến
vai trò của thành thị Nhật Bản. Điều có thể thấy được là, so với các nước công
nghiệp Tây Âu, Nhật Bản là quốc gia có quá trình công nghiệp hoá muộn nhất

nhưng lại đạt mức độ hiện đại hoá cao nhất. Từ hiện thực đó, người ta đã chú
ý đến mối liên hệ giữa quá trình đô thị hoá thời cận thế với sự phát triển của
Nhật Bản hiện đại.

102


TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Edwin O. Reischauer (1998), Nhật Bản câu chuyện về một quốc gia, NXB
Thống kê, Hà Nội
2. Đặng Thái Hoàng (2000), Lịch sử đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội
3. Nguyễn Quốc Hùng (chủ biên) (2007), Lịch sử Nhật Bản, NXB Thế giới,
Hà Nội
4. R. H. P Mason & J. G. Caiger (người dịch: Nguyễn Văn Sỹ) (2003), Lịch
sử Nhật Bản, NXB Lao động, Hà Nội
5. Michio Morishima (1991), Tại sao Nhật Bản “thành công”? Công nghệ
phương Tây và tính cách Nhật Bản, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
6. Naito Akira (2003), Edo và thành Edo – Phát triển một thủ đô, Tạp chí
Nipponia, số 25, tr. 4-5
7. Đỗ Văn Ninh (1983), Thành cổ Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
8. Chie Nakane (1990), Xã hội Nhật Bản¸NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
9. Nguyễn Văn Kim (2003), Nhật Bản với châu Á - Những mối liên hệ lịch sử
và chuyển biến kinh tế xã hội, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội
10. Nguyễn Văn Kim (2000), Chính sách đóng cửa của Nhật Bản thời kỳ
Tokugawa: Nguyên nhân và hệ quả, NXB Thế giới, Hà Nội
11. Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Ánh… (2003), Lịch sử thế giới trung đại,
NXB Giáo dục, Hà Nội
12. G. B. Sansom (1989), Lược sử văn hoá Nhật Bản (tập 2), NXB Khoa học

xã hội, Hà Nội
13. G.B. Sansom (1994), Lịch sử Nhật Bản (tập 2), NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội

103


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
14. Vĩnh Sính (1990), Nhật Bản cận đại, Văn hoá Tùng Thư.
15. Owada Tetsuo (2001), Vẻ bí ẩn của thành quách Nhật Bản, Tạp chí
Nipponia, số 17, tr 4-5
16. Văn Tạo (1989), Đô thị cổ Việt Nam, Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam Viện sử học, Hà Nội
II. Tài liệu tham khảo tiếng Anh
17. Hitoshi Mogi, A historical study of the Devolopment of Edo 1600 – 1860,
A Thesis presented to The Faculty of the Graduate School, Cornell
University
18. Nishiyama Matsunosuke (Translated and edited by Gerald Groemer)
(1997), Edo culture: Daily Life and Diversions in Urban Japan 16001868, University of Hawai’i Press, Honolulu
19. Noel Nouet (Translated by John and Michèle Mills) (1990), The Shogun’s
city – A history of Tokyo, Paul Norbury Publications, England
20. Noma Seiroku (1978), The arts of Japan: Late Medieval to Modern, New
York: Kodansha International, Tokyo
21. Penelop Mason (1993), History of Japanese Art, Harry N. Abrams. Inc,
Japan
22. James L. McClain, John M. Merriman & Ugawa Kaoru (1994), Edo and
Paris. Cornell University Press
23. John K. Fairbank, Edwind O. Reischauer, Albert M. Craig (1973), East
Asia: Tradition and Transformation, Houghton Mifflin Company, Boston
24. John Whitney Hall (1992), Japan from prehistory to modern times,
Charles E. Tuttle Company, Tokyo

25. Tsuchiya Takao (Translation by Michitaro Shidehara) (1977), An
economic history of Japan, Porcupine Press, Philadelphia

104


26. W.G. Beasley (1990), The rise of modern Japan, Charles E. Tuttle
Company, Tokyo
III. Tài liệu tham khảo tiếng Nhật
27. 藤岡道夫 (1960), 日本の城, 至文堂, 東京
28. 古川 清行, 益田 宗, 中野 陸夫 (1991): スーパー日本史, 講談
社, 東京
29. 日名子元雄 (1970), 城 (日本の美術:54), 至文堂, 東京
30. 石井進 (1999), 城と城下町, 株式会社, 山川出版社, 東京
31. 板坂元 (1996), 英語で読む日本史, 講談社インターナショナル株
式会社, 東京
32. 亀井伸雄 (1999), 城と城下町 (日本の美術:402), 至文堂, 東京
33. 小松和博 (1985), 江戸城, 名著出版, 東京
34. 内藤昌 (1995), 城の日本史, 角川書店, 東京
35. 内藤昌 (1992), 江戸と江戸城, 鹿島出版会, 東京
36. 小野晃嗣 (1993), 近世城下町の研究, 法政大学出版, 東京
37. 吉田伸之 (1999), 巨大城下町江戸の分節構造, 山川出版社, 東京
38. 岡本良一 (1983), 城と天下人:桃山の黄金文化 (日本の美と文

化:Art Japanesque;12), 講談社, 東京
39. 小和田哲夫 (1996), 城と城下町, 株式会社, 教育社, 東京
40. 小和田哲夫 1996, 戦国大名, 株式会社, 教育社, 東京
41. 玉井哲雄 (1986), 江戸- 失われた都市空間を読む, 平凡社, 東京
42. 日本史大辞典
43. 世界大百科辞典


105


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
IV. Tài liệu tham khảo trên Internet
44. />45. />46. />47. o/castle/
48. />49. />50. />51. />52. />53. />54. />
106


PHỤ LỤC

107


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi

Hình 1: Thành Nagoya (1640 – 1670)

108


Hình 2: Thành Sunpu

109


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi


Hình 3: Jokamachi thành Sunpu năm 1607 (nay thuộc tỉnh Shizuoka)

110


Hình 4: Các giai đoạn phát triển của tháp chính

111


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi

Hình 5: Các thành hiện nay

112


4

Hình 6: Tokyo ngày nay (trên cơ sở phát triển của thành thị Edo)

113


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi

Hình 7: Edo hình xoắn ốc

114



Hình 8: Bản đồ Edo

115


×