Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

nghiên cứu thưc trạng thiếu máu thiếu sắt của phụ nữ mang thai và một số yếu tố liên quan trên địa bàn thành phố huế năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.05 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
MÔN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
**********

Chủ đề:
NGHIÊN CỨU THƯC TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT CỦA
PHỤ NỮ MANG THAI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2018

THỰC HIỆN : NHÓM 2

Huế, 2018


LỜI CẢM ƠN

Bằng tình cảm sâu sắc, chân thành, lời đầu tiên cho phép chúng
em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo giảng dạy
môn Phương pháo nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, Khoa Y tế công
cộng, Trường Đại học Y Dược Huế.
Sự quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô đã giúp
chúng em hiểu hơn về môn học này. Đến nay chúng em đã có thể hoàn
thành chuyên đề với đề tài: “NGHIÊN CỨU THƯC TRẠNG THIẾU
MÁU THIẾU SẮT CỦA PHỤ NỮ MANG THAI VÀ MỘT SỐ YẾU
TỐ LIÊN QUAN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2018”.
Mặc dù chuyên đề đã hoàn thành nhưng khó tránh khỏi những sai
sót. Chúng em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các
bạn để chuyên đề hoàn thiện hơn.
Sau cùng, chúng em xin chúc thầy cô giáo thật nhiều sức khỏe,


niềm vui để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp là truyền đạt kiến thức
cho thế hệ mai sau.

Nhóm 2


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiếu máu là vấn đề sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân,
sự phát triển kinh tế xã hội tại nhiều quốc gia.Thiếu máu có thể xảy ra bất kỳ lúc
nào trong cuộc đời mỗi người nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ
nữ trong thời kì mang thai.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có tới 50% phụ nữ mang thai trên thế giới bị
thiếu máu, các nước công nghiệp phát triển chiếm khoảng 18%, các nước đang
phát triển chiếm tỷ lệ 35-75%. Trong đó thiếu máu thiếu sắt chiếm khoảng 25-35%
ở các nước đang phát triển và 5-8% ở các nước phát triển.
Điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2014-2015 cho thấy 32,8% phụ
nữ mang thai tại Việt Nam bị thiếu máu.
Thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó thiếu máu do
thiếu dinh dưỡng đặc biệt là thiếu sắt phổ biến hơn cả. Thiếu máu thiếu sắt là do cơ
thể không nhận đủ lượng sắt cần thiết từ khẩu phần, do mất máu, nhiễm giun, rối
loạn hấp thu sắt và nhu cầu tăng.
Ở phụ nữ thiếu máu thiếu sắt thường cao có liên quan đến các chu kì kinh
nguyệt, nhu cầu cao khi mang thai và cho con bú. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng
phụ nữ mang thai bị thiếu sắt có chất lượng sinh nở và cho con bú thấp, tăng tỷ lệ
mắc bệnh và tử vong. Đối với phụ nữ có thai, sắt cần cho sự phát triển của thai, rau
thai và tăng khối lượng máu của mẹ. Nên trong quá trình mang thai nhu cầu sắt sẽ
cao hơn bình thường nếu như các bà mẹ không được cung cấp đầy đủ thì các ca
sinh của mẹ có thể là sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, nhau bong non, cao huyết
áp thai kì, tiền sản giật, vỡ ối sớm, sinh nhẹ cân, nguy hiểm nhất là bị sảy thai, mẹ
có thể tử vong do bị băng huyết khi sinh.Thai nhi bị ảnh hưởng rất nhiều khi mẹ

thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ.Trẻ sinh ra bởi những người mẹ thiếu máu cũng
dễ bị thiếu máu, dễ bị nhẹ cân, sinh non tháng, dễ bị các bệnh sơ sinh hơn so với
bình thường. Thiếu máu do thiếu sắt có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển
trí não của bé về lâu dài.Thiếu sắt gây khiếm khuyết trong hình thành myelin,
khiến con bị suy giảm khả năng học tập, không tập trung và chậm tiếp thu. Bên
cạnh đó, trẻ em trong trường hợp này còn có nguy cơ bị nhiễm bệnh tim mạch cao
hơn các trẻ khác khi đến tuổi trưởng thành.Thiếu sắt còn là nguyên nhân gây ra
hàng loạt các thương tổn ở những cơ quan khác trong cơ thể.
Để đánh giá thực trạng và các yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở bà
mẹ mang thai trên địa bàn thành phố Huế, nhóm chúng em tiến hành thực hiện đề


tài “Nghiên cứu tình hình thiếu máu thiếu sắt của bà mẹ mang thai và một số
yếu tố liên quan trên địa bàn thành phố Huế” với 2 mục tiêu:
1.
2.

Xác định tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt của bà mẹ mang thai trên địa bàn
thành phố Huế.
Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt của
bà mẹ mang thai trên địa bàn thành phố Huế.


Chương 1

TỔNG QUAN
1.1. Tổng

quan về cấu tạo và chức năng của máu


1.1.1. Cấu

tạo máu

Máu là tổ chức lỏng lưu động trong hệ thống tuần hoàn, gồm hai thành phần
chính:
- Huyết tương: Là một loại dung dịch keo gồm nước, muối khoáng đã phân ly
thành ion, glucid, protid, lipid, vitamin, hocmon, kháng thể và các yếu tố tham gia
quá trình đông chảy máu.
- Huyết cầu: Hồng cầu (HC), bạch cầu và tiểu cầu. Trong đó HC chiếm hơn 95%
số lượng và khối lượng.
Bình thường máu chiếm khoảng 7 – 9% trọng lượng cơ thể. Một người trưởng
thành có khoảng 75ml máu/1kg trọng lượng cơ thể. Trong máu huyết tương chiếm
54% còn huyết cầu chiếm 46% thể tích. Như vậy với người bình thường 50kg có
khoảng 4000ml máu trong đó huyết tương gần 2150ml.
HC được sinh ra từ tủy xương, phát triển qua nhiều giai đoạn đến HC lưới và
cuối cùng thành HC trưởng thành hoạt động ở máu ngoại vi. HC trưởng thành
trong máu ngoại vi là một tế bào rất biệt hóa, có chức năng toàn vẹn nhất cơ thể.
HC không có nhân, hình đĩa lõm hai mặt, đường kính 7µm, dày ở giữa 1µm, xung
quanh 2,3µm. Những tế bào không nhân này rất mềm dẻo, có thể thay đổi kích
thước để xuyên qua những mạch máu mà kích thước nhỏ bẳng nửa HC. HC không
có khả năng tái tại những protid cấu trúc và chức năng cũng như không có khả
năng số trong vòng 120 ngày rồi sau đó bị chết ở tổ chức liên võng nội mô (gan,
lách, tủy xương). Màng HC có cấu tạo giống màng các loại tế bào khác có bản chất
là lipoprotein, trên màng HC có các kháng nguyên của nhóm máu. Bào thương
chưa rất ít các bào quan, chủ yếu chứa Hemoglobin (Hb). Hb chiếm 34% trọng
lượng tươi và >90% trọng lượng khô của HC. Hb là một protein máu
(chrommoprotein) gồm 2 thành phần là Hem và globin. Hem có săc tố màu đỏ
được cấu tạo bởi một khung pofyryl, ở chính giữa có 1 nguyên tử Fe2+ giống nhau
ở tất cả các loại. Mỗi phân tử Hb có 4 hem. Globin là 1 protid có cấu trúc thay đổi



theo loài, cấu trúc bởi chuỗi polypeptid, giống nhau từng đôi một và tạo nên dãy α,
β, θ.
Trong phân tử Hb, globin chiếm 94% và hem chiếm 6%, trong đó sắt chiếm 0,34%.
Khi HC bị phân hủy, phần hem có sắt được giải phóng vào huyết tương được chất
tranferin vận chuyển đến tủy xương rồi được sử dụng lại. Một số dự trữ dưới dạng
feritin phần còn lại biến thành biliverdin theo phân ra ngoài
Ở người Việt Nam bình thường số lượng HC là Hb trong máu ngoài vi như sau:
HC
HC lưới
Hb

Nam
Nữ
Nam
Nữ
Phụ nữ mang thai

4,2 x 1012/l
3,8 x 1012/l
0,7 – 0,9%
14,6g/dl
13,2g/dl
≥11g/dl

Các chỉ số HC:
Thể tích trung bình HC (MCV): 85 – 95 fentilit (fl)
Lượng Hb trung bình HC (MCH): 28 33 pg
Nồng độ Hb trung bình HC (MCHC): 32 36 g/dl

Các chỉ số này thay đổi khi có các biểu hiện thiếu máu. Tùy theo sự thay
đổi số lương HC, lượng Hb và hematocrit dẫn tới việc thay đổi các chỉ số
HC và là căn cứ để xếp loại hình thái học của thiếu máu.
1.1.2. Chức năng của máu
Chức năng hô hấp
Máu vận chuyển oxy từ phổi đến các mô và vận chuyển cacbonic từ các mô về
phổi. Thực hiện chức năng này là do Hb có khả năng kết hợp dễ dàng với O2 theo
phản ứng:
Hb + O2 ⇌ HbO2 (Oxyhemoglobin)
Trong phân tử HbO2, oxy được gắn lỏng lẻo với ion Fe2+ và không làm thay đổi
hóa trị của Fe. Phản ứng trên đây xảy ra là phản ứng thuận nghịch, chiều của phân
tử phụ thuộc vào phân áp oxy. Ở phổi phân áp oxy cao, phản ứng xảy ra theo chiều
nghịch phân ly ra Hb và O2 cho tế bào sử dụng.
Máu vậu chuyển CO2: Hb có khả năng kết hợp CO2 tham gia một phần vận
chuyển CO2 theo phản ứng:
Hb + CO2 ⇌ HbCO2 (carbaminohemoglobin)
Đây cũng là phản ứng thuận nghịch. Khoảng 20% CO2 vận chuyển theo hình thức
này, 80% còn lại do muối kiềm trong huyết tương đảm nhiệm.
Chức năng dinh dưỡng
Các chất dinh dưỡng được hấp thụ từ ống tiêu hóa vào máu được máu vận chuyển
đến các mô cung cấp cho hoạt động của tế bào.
Chức năng đào thải


Máu nhận các cặn bã, các sản phẩm hoại tử mô và vận chuyển đến phổi, thận, da
để bài tiết ra ngoài.
Chức năng bảo vệ
Trong thành phần của máu có các tế bào bạch cầu, đại thực bào, các globin miễn
dịch, đáp ứng viêm không đặc hiệu có khả năng giúp cơ thể tiêu diệt vi khuẩn và
tạo đáp ứng miễn dịch. Các yếu tố tham gia quá trình đông máu cũng là một yếu tố

bảo vệ chống lại hiện tượng chảy máu.
Chức năng điều hòa cân bằng nội môi
Máu điều hòa các chất điện giải trong cơ thể. Thông tin giữa các cơ quan và các
mô, điều hòa hoạt động các cơ quan và chức phận trong cơ thể qua các enzim, nội
tiết tố.
Chức năng điều nhiệt
Máu có khả năng tăng giảm nhiệt độ cơ thể một cách nhanh chóng vì máu chứa
đựng nhiều nước. Nước bốc hơi lấy nhiều nhiệt làm giảm nhiệt cho cơ thể lúc
chống nóng thông qua bài tiết mồ hôi. Nước chứa nhiều nhiệt để chuyển đến cơ
quan lúc lạnh nên máu là chất chống lạnh tốt
1.2. Tổng quan
1.2.1. Định nghĩa

về thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai

thiếu máu- thiếu máu do thiếu sắt
 Theo định nghĩa của WHO: Thiếu máu là khi giảm rõ rệt khối lượng hồng cầu
và giảm tương ứng khả năng vận chuyển oxy của máu. Bình thường, khối
lượng máu được duy trì ở mức độ gần như hằng định. Do đó thiếu máu là tình
trạng giảm số lượng HC hay giảm Hb ngoại biên.
Ngưỡng Hb chẩn đoán thiếu máu theo WHO
Nam trưởng thành <13g/dl
Nữ trưởng thành < 12g/dl
Phụ nữ mang thai <11g/dl
Bảng phân loại thiếu máu, và mức độ thiếu máu ở phụ nữ mang thai:
Chỉ số
Giá trị
Đánh giá kết quả
12
HC x 10 /l

≥ 3,5
Bình thường
< 3.5
Khu vực thiếu máu
Hb g/dl
≥ 11
Không thiếu máu
10 - <11
Thiếu máu nhẹ
1 - <10
Thiếu máu trung bình
<7
Thiếu máu nặng
Theo Hướng dẫn của Bộ Y tế Chẩn đoán và điều trị các Bệnh Sản phụ khoa
(2015)
Thiếu máu trong thai nghén khi tỷ lệ hemoglobin (Hb)<110g/l
Thiếu máu nặng nếu Hb<70g/l máu.
Thiếu máu trong thai nghén chia thành các loại sau:
Thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu máu do thiếu acid folic



-

Thiếu máu do tan máu
 Thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai
Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng xảy ra khi hồng cầu bị giảm cả về số lượng và
chất lượng do thiếu sắt.
Thiếu sắt thường là do thiếu sắt có giá trị sinh học cao cung cấp từ khẩu phần, hoặc

do tăng nhu cầu sắt trong giai đoạn cơ thể phát triển nhanh trong thời kỳ có thai.
Thiếu sắt là hậu quả của tình trạng cân bằng sắt âm tính kéo dài. Thiếu máu sẽ xuất
hiện khi thiếu sắt ảnh hưởng tới việc tổng hợp Hemoglobin (Hb).
1.2.2. Nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ có thai
Thai nhi tiếp thu lượng lớn sắt từ cơ thể người mẹ qua nhau thai.
• Nếu chế độ ăn uống của người mẹ không hợp lý, người mẹ rất dễ bị thiếu máu
do thiếu sắt.
Trong thời kì mang thai có sự gia tăng số lượng hồng cầu của mẹ và thể tích huyết
cũng tăng thêm khoảng 50% nên nhu cầu sắt cũng tăng cao.
Lượng sắt đưa vào giảm, trong khi nhu cầu tăng cao, do nôn nghén nhiều, giảm
nồng độ toan dịch vị, chế đệ ăn uống nghèo nàn, thiếu thức ăn có nguồn gốc thực
vật.
Nguồn cung cấp sắt chủ yếu từ 2 nguồn sắt chính từ thực phẩm là sắt hem và sắt
không hem:
- Sắt heme tạo ra Hemoglobin và Myoglobin. Nguồn thực phẩm giầu sắt hem là thịt,
cá, thịt gia cầm và tiết.Sắt heme có thể được hấp thu dễ dàng ở ruột và ít bị ảnh
hưởng bởi sự có mặt của một số chất làm tăng hay cản trở hấp thu sắt.
- Sắt không hem, có nhiều trong các loại thực phẩm nguồn gốc thực vật (khoảng
85%) và thường khó hấp thu. Acid ascorbic (vitamin C), protein động vật và các
acid hữu cơ trong quả và rau có tác dụng làm tăng khả năng hấp thu chất sắt không
heme.
Ở Việt Nam, sắt được cung cấp từ khẩu phần cũng rất thấp, chỉ khoảng 810mg/ngày, trong đó nguồn sắt không hem chiếm tới 85-88% tổng số sắt được cung
cấp hàng ngày. Vitamin C là chất tăng hấp thu sắt cũng chỉ cung cấp được khoảng
54% nhu cầu khuyến nghị.
• Bổ sung viên sắt chưa đầy đủ
Đa số phụ nữ chỉ được tuyên truyền và cho uống viên sắt khi mang thai, ít có phụ nữ
uống sắt trước khi mang thai mà sau đẻ.
Phụ nữ mang thai được tư vấn và ghi đơn cho uống viên sắt ngay khi phát
hiện mang thai là việc làm tốt. Nhưng nếu có nôn nghén nhiều, uống viên
sắt càng gây nôn nhiều hơn, bởi vậy PNMT thường sợ uống viên sắt và bỏ

không uống nữa, ngay cả khi hết nôn nghén. Theo khuyến cáo, uống viên
sắt được thực hiện càng sớm càng tốt, tuy nhiên dễ chấp nhận nhất nên bắt
đầu vào tuần 14-16, khi hết nôn nghén, đã ăn uống tốt trở lại.
• Do cơ thể giảm hấp thu sắt


Viêm dạ dày, viêm ruột; cắt đoạn dạ dày, ruột; Do ăn một số thức ăn làm giảm hấp
thu sắt như tanin, phytat trong chè, cà phê; nước uống có ga...

-



Mất sắt do mất máu mạn tính
Loét dạ dày tá tràng biến chứng chảy máu, ung thư đường tiêu hóa, nhiễm giun
móc, polyp đường ruột…; viêm chảy máu đường tiết niệu; mất máu nhiều qua kinh
nguyệt; sau phẫu thuật, sau chấn thương, U xơ tử cung..
Tan máu trong lòng mạch: Bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm.
Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh (Hypotransferrinemia): Xảy ra khi cơ thể
không tổng hợp được transferrin vận chuyển sắt. Bệnh rất hiếm gặp.
1.2.3. Triệu chứng lâm sàng

Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt
Lưỡi nhợt, nhẵn do mất hoặc mòn gai lưỡi.
Lông, tóc, móng khô dễ gãy.
Bản thân người bệnh cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt khi thay đổi tư thế, tức
ngực, giảm khả năng hoạt động thể lực và trí lực.
1.2.4. Cận lâm sàng
Xét nghiệm xác định mức độ và tính chất thiếu máu: Số lượng hồng cầu, lượng
huyết sắc tố và tỷ lệ hematocrit giảm, hồng cầu nhỏ, nhược sắc.

Xét nghiệm đánh giá mức độ thiếu sắt: Sắt huyết thanh giảm, ferritin giảm,
transferrin tăng; khả năng gắn sắt toàn thể tăng; độ bão hòa transferrin giảm.
Một số xét nghiệm tìm nguyên nhân: Soi dạ dày, soi đại tràng, siêu âm ổ bụng, tìm
ký sinh trùng đường ruột (trứng giun móc trong phân); CD55, CD59 (chẩn đoán
bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm),…
1.2.5. Chuẩn đoán
Chẩn đoán xác định:
- Triệu chứng lâm sàng;
- Triệu chứng xét nghiệm:
+ Tổng phân tích tế bào máu: Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc.
+ Sinh hóa máu: Ferritin < 30ng/mL và hoặc độ bão hòa transferrin < 30%.
Chẩn đoán nguyên nhân:
Dựa vào thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên của thiếu
máu thiếu sắt là do giảm cung cấp sắt hay mất sắt do mất máu hoặc do các nguyên
nhân phối hợp.
Chẩn đoán phân biệt
a. Thalassemia:
- Người bệnh có biểu hiện thiếu máu từ nhỏ, có thể trong gia đình có người bị bệnh
thalassemia. Thường có vàng da, lách to.


- Xét nghiệm: Sắt huyết thanh bình thường hoặc tăng; ferritin có thể là bình thường,
nhưng phần lớn là tăng và càng về sau càng tăng; transferrin bình thường hoặc
giảm; độ bão hòa transferrin bình thường hoặc tăng; khả năng gắn sắt toàn thể bình
thường; bilirubin gián tiếp thường tăng; có thể có thành phần huyết sắc tố bất
thường.
b. Thiếu máu trong viêm mạn tính:
- Lâm sàng: Có tình trạng viêm mạn tính như: Viêm đa khớp dạng thấp, lao, lupus…
- Xét nghiệm: Sắt huyết thanh giảm, ferritin tăng, transferrin bình thường, độ bão
hòa transferrin bình thường hoặc giảm, khả năng gắn sắt toàn thể tăng, tốc độ máu

lắng tăng; protein phản ứng (CRP) tăng.
c. Thiếu máu trong suy dinh dưỡng:
- Lâm sàng: suy dinh dưỡng như đói ăn, nhịn ăn trong thời gian dài.
1.2.6. Điều trị
Nếu tỷ lệ Hb > 8g/100ml cho sản phụ dùng (sắt) Fe với liều 200mg mỗi ngày là đủ,
không cần chuyền máu cho sản phụ. Có thể dùng các loại như Tardyferon 80 mg,
Tardyferon B9, Ferrous sulfate: dùng liên tục trong thời kỳ mang thai và cả trong 6
tháng đầu sau đẻ. Nếu bệnh nhân không dung nạp thuốc sắt qua đường tiêu hóa
(trong 3 tháng đầu thai nghén nếu nôn nhiều), có thể dùng đường tiêm: Jectofer 100
mg: dùng hai ống tiêm bắp 2 ống mỗi ngày.
Nếu tỷ lệ Hb < 8g/100ml có thể truyền máu thêm cho sản phụ. Nên truyền máu
trước tuần lễ thứ 36 hay trong điều trị dọa đẻ non, phối hợp điều trị thêm sắt tối
thiểu một tháng để đề phòng mất bù máu lúc đẻ và sau sổ rau.
Điều trị dự phòng ở tuyến dưới trong quản lý thai nghén bằng cách cho sản phụ
dùng sắt suốt thai kỳ (đặc biệt nhóm sản phụ có nguy cơ thiếu máu). Cho sử dụng
sắt dự phòng Ferrous sulfate 100mg mỗi ngày. Ngoài sắt cần sử dụng phối hợp acide
folic, Folat (đối với mẹ có tiền sử con họ bị dị dạng ống thần kinh (tật nứt đốt sống)
hay đã dùng các loại thuốc kháng acide folic, thậm chí điều trị dự phòng ba tháng
trước khi thụ thai: cho Speciafuldine 5 mg một ngày hay Lederfolin 15 ngày uống
một ống..
1.3. Tình hình thiếu máu ở phụ nữ mang thai
1.3.1. Tình hình thiếu máu ở phụ nữ mang thai trên thế giới
- Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai ở Nakhonsawan, Thái Lan theo
Sukrat B và cộng sự năm 2010: Tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt theo Hemoglobin <11
g / dl), WHO (Hematocrit <33%), là 6,0% và 4,6%.Tỷ lệ mắc bệnh thalassemia là
39,7% ở nhóm thiếu máu và 24,4% ở nhóm không thiếu máu.
- Tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai của huyện Mardan, Pakistan theo
Sulaiman Shams và cộng sự năm 2017: Tỷ lệ hiện mắc thiếu máu thiếu sắt ở phụ
nữ mang thai là 76,7%. Nghiên cứu này kết luận rằng thiếu máu là rất phổ biến ở
phụ nữ trước khi sinh của khu vực này. Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt là: đa

đảng, tình trạng kinh tế xã hội thấp và giáo dục thấp. Nhu cầu về truyền thông giáo
dục sức khỏe chương trình cải thiện sức khỏe của phụ nữ mang thai là rất lớn.


- Tài liệu hỗ trợ khác cho thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai: khám sàng lọc
và bổ sung năm 2015 theo Amy G. Cantor và cộng sự. Dựa vào các thử nghiệm và
các nghiên cứu quan sát đã được nghiên cứu trước nhằm kiểm soát hiệu quả của
việc sàng lọc và bổ sung thường quy trong khám sàng lọc định kỳ và bổ sung thiếu
máu thiếu sắt (IDA) ở các nước phát triển. Kết quả cho thấy việc bổ sung Fe
thường quy trong IDA không cải thiện kết quả sức khỏe lâm sàng của người mẹ
hoặc trẻ sơ sinh sau khi sinh, nhưng việc bổ sung có thể cải thiện chỉ số huyết học
của người mẹ.
1.3.2. Tình hình thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai tại Việt Nam
Nghiên cứu “ tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở thai phụ tp.hcm năm 2008” ,
Trần Thị Minh Hạnh và cộng sự : Tỉ lệ thiếu máu, thiếu sắt và dự trữ sắt thấp ở thai
phụ lần lượt là 17,5%; 8,0% và 34,7%, là vấn đề sức khỏe cộng đồng tại TP.HCM.
Bổ sung sắt sớm trong 3 tháng đầu có thể không hiệu quả làm tăng Hb & ferritin
trong 3 tháng đầu & 3 tháng giữa thai kỳ. Bổ sung sắt từ 3 tháng giữa sẽ làm tăng
Hb & ferritin ở 3 tháng cuối. Lượng sắt ăn vào của thai phụ ở 3 tháng giữa & 3
tháng cuối rất thấp (khoảng 40%) so với nhu cầu khuyến nghị.
Theo tác giả Ngô Thị Kim Phụng và Phạm Thị Đan Thanh, Khảo sát tỷ lệ thiếu
máu, thiếu sắt ở thai phụ ba tháng đầu thai kỳ tại Bạc Liêu năm 2010 cho thấy tỷ lệ
thiếu máu, thiếu sắt trong thai phụ 3 tháng đầu thai kỳ tại Bạc Liêu lần lượt là
36,7% (35,9-40,5%), 23,7% (10,5-27%). Thiếu máu thiếu sắt chiếm 64,7% tổng số
thai phụ bị thiếu máu.
1.4. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu
Huế là thành phố trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích tự nhiên là 71,68
km2 , tính đến năm 2015 dân sô tăng lên là 354.124 nguời, với mật độ dân số là
4.807 người / km2 . Nằm gần dãy núi Trường Sơn, khu vực thành phố Huế là đồng
bằng thuộc vùng hạ lưu song Hương và song Bồ, thường bị ngập lụt khi đầu nguồn

xảy ra mưa vừa và lớn. Hiện nay thành phố là trung tâm về nhiều mặt của miền
Trung như văn hóa, chính trị, y tế, giáo dục, du lịch, khoa học.
Về hành chính: Thành phố Huế có 27 phường: An Cựu, An Đông, An Hòa, An
Tây, Hương Sơ, Kim Long, Phú Bình, Phú Cát, Phú Nhuận, Phước Vĩnh, Phường
Đúc, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc.
Về kinh tế thương mại: Thành phố có nhiều trung tâm thương mại lớn và tọa lạc
ở hai bên bờ song Hương như: chợ Đông Ba, Chợ An Cựu, siêu thị Coopmart, Big
C. Kinh tế phát triển chủ yếu ở ngành du lịch.
Về văn hóa: được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình,
phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực


như: văn học, âm nhạc, sân khấu, lễ hội. Thành phố thường tổ chức lễ hội Festival
thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Về y tế: Cơ cấu tổ chức gồm : Trung tâm y tế thành phố Huế và Phòng y tế
Trong đó Trung tâm y tế thành phố Huế bao gồm:(2)
-

Bênh viện thành phố Huế

-

2 Phòng khám đa khoa khu vực 2 và 3

-

Đội y tế dự phòng và Đội bảo vệ bà mẹ trẻ em

-


27 trạm y tế

Tại đây thực hiện nhiệm vụ về khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, cung ứng
thuốc, đặc biệt là thuốc thiết yếu cho cộng đồng; kết hợp y học hiện đại với y học
cổ truyền dân tộc trên địa bàn toàn thành phố. Ngoài ra tổ chức triển khai thực
hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về phòng, chống bệnh Sốt rét, các bệnh
Ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh trên địa bàn thành phố.
Về quản lý thai nghén : được thực hiện ở các trạm y tế xã, cán bộ y tế sử dụng các
công cụ quản lý như: sổ khám thai, phiếu khám thai, hộp phiếu hẹn, bảng theo dõi
quản lý thai sản để nắm được tất cả các phụ nữ có thai ở địa phương. Thực hiện
khám tối thiểu 3 lần cho mỗi phụ nữ có thai, khám thêm khi có triệu chứng bất
thường và tiêm phòng vắc xin uốn ván theo đúng thời gian quy định. Tất cả các cơ
sở y tế đều có sổ khám thai, phiếu khám thai có đầy đủ các mục theo quy định của
bộ y tế.


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Phụ nữ đang mang thai trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Đối tượng đang mang thai
-Đối tượng tham gia nghiên cứu 1 cách tự nguyện sau khi được người nghiên cứu
thông báo và giải thích về mục đích của nghiên cứu cũng như quyền lợi của người
tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn không lựa chọn
-Những đối tượng từ chối không tham gia vào nghiên cứu
-Những đối tượng gặp điều kiện sức khỏe không cho phép như lú lẫn, gặp khó
khăn trong giao tiếp
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1.Thời gian nghiên cứu : Từ ngày 26/03/2018 đến 05/06/2018
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: Thành Phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Dùng phương pháp nghiên cứu mô tat cắt ngang để xác định tỷ lệ thiếu máu so
thiếu sắc và các yếu tố liên quan.
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng tỷ lệ:
N= n = Z21-α/2 x
- Trong đó:
n: Số lượng mẫu nghiên cứu
Z(α/2) =1.96 với độ tin cậy 95%.
d= 0,05 với độ chính xác mong muốn 95% (sai số 5%)


p= 38,2% ( theo kết quả kết quả điều tra quốc gia về vi chất dinh dưỡng tại
thành phố Huế năm 2014, Viện Dinh Dưỡng)
- Thay các giá trị vào công thức trên ta có n= 363
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu cụm nhiều giai đoạn :
- Giai đoạn1 - Chọn cụm: Chọn ngẫu nhiên hệ thống 6 cụm (phường) trong
thành phố, sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất theo tỷ lệ dân số (PPS).
6 phường được chọn gồm: Vĩ Dạ, Xuân Phú, Thuỷ Xuân, Kim Long, Phú
Bình, Hương Long.
- Giai đoạn 2- Chọn tổ: Tại mỗi phường đã được xác định ở giai đoạn 1, chọn
ngẫu nhiên 3 tổ theo phương pháp bốc thăm và lập danh sách phụ nữ mang
thai dựa vào sổ quản lí thai sản của trạm y tế.
- Giai đoạn 3 - Chọn đối tượng: Đội điều tra tiến hành chọn ngẫu nhiên 21
phụ nữ mang thai mỗi tổ theo phương pháp nhà liền kề (với trường hợp
không có danh sách đầy đủ số phụ nữ mang thai trong tổ) hoặc sử dụng

random.org để chọn ngẫu nhiên (với trường hợp có danh sách phụ nữ mang
thai trong tổ).
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
2.5.1. Phỏng vấn
Sử dụng phiếu câu hỏi nhằm thu thập những thông tin liên quan đến nhân khẩu
học, tình trạng sức khoẻ và dinh dưỡng của đối tượng ( phụ lục 1)
2.5.2. Điều tra tình trạng dinh dưỡng
Sử dụng phương pháp hỏi ghi 24 giờ qua( phụ lục 2)
- Cân, đo chiều cao cho đối tượng nghiên cứu.
- Hỏi ghi khẩu phần: Trong phương pháp này, đối tượng kể lại tỉ mỉ những gì đã
ăn 24 giờ trước khi phỏng vấn. Những dụng cụ hỗ trợ trong phương pháp này
bao gồm (bộ dụng cụ đo lường như cốc, chén, thìa, album ảnh món ăn và cân
thực phẩm…) để giúp đối tượng có thể dễ nhớ, dễ mô tả các kích cỡ thực phẩm
với số lượng đã tiêu thụ một cách chính xác.
- Cán bộ điều tra hỏi ghi tất cả các thực phẩm được đối tượng tiêu thụ
trong 24 giờ kể từ lúc điều tra viên bắt đầu phỏng vấn trở về trước. Hỏi lần
lượt mỗi bữa ăn của đối tượng và mỗi món ăn của từng bữa. Đối với mỗi món


ăn, hỏi từng thành phần thực phẩm để chế biến ra món ăn đó cùng với trọng
lượng sử dụng. Có thể thu thập giá tiền của một đơn vị đo lường sử dụng
trong trao đổi hàng hóa ở địa phương (mớ rau, bìa đậu, bánh rán…giá bao
nhiêu tiền).
- Trên sơ sở đó, cán bộ phụ trách điều tra sẽ tiến hành quan sát giá
cả tại địa phương, mua và cân kiểm tra lại để qui đổi ra đơn vị đo lường
chung.
- Kết quả cuối cùng của quá trình phỏng vấn là có được số liệu chính xác
nhất về tên và trọng lượng thực phẩm đã được đối tượng sử dụng trong thời
gian nghiên cứu.
2.5.3. Các xét nghiệm

- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm Ferritin
2.6. Biến số nghiên cứu

Tên biến số

nghĩa Tiêu
chuẩn
đánh
giá
(nếu
có)
Đặc
điểm Điều
kiện
chung
của văn hóa ĐTNC
kinh tế xã hội

Phân loại

Phương pháp thu thập

Định lượng

Tỉ lệ thiếu
máu
của
ĐTNC
Tỉ lệ thiếu sắt

của ĐTNC

Định lượng

Căn cứ vào trình độ
học vấn, tình trạng
sinh lý, nghề nghiệp,
tôn giáo, dân tộc…
- Xác định số lượng
PNMT bị thiếu máu
(Hb <12g/dL)
- Xác định số lượng
PNMT bị thiếu sắt
(Ferritin huyết thanh
< 15µg/L)
Đồng thời 2 chỉ tiêu

Tỉ

Định
biến

% phụ nữ
mang thai bị
thiếu máu.
% phụ nữ
mang thai bị
thiếu sắt

lệ thiếu %


phụ

nữ

Định lượng

Định lượng


máu thiếu sắt mang thai bị
của ĐTNC
thiếu
máu
thiếu sắt.
BMI
Chỉ số khối
cơ thể

Định lượng

Đánh
giá Đánh
giá
khẩu phần ăn khẩu phần ăn
của ĐTNC

Định lượng

Phân loại tình

trạng
dinh
dưỡng
của
ĐTNC

Định lượng

Chia thành 3
nhóm: thiếu
năng lượng
trường diễn
(CED), bình
thường, thừa
cân – béo
phì.

Mối
liên
quan
giữa
thiếu
năng
lượng trường
diễn với thiếu
máu
Mối
liên
quan
giữa

năng lượng
khẩu phần và
thiếu
máu

nồng độ Hb<12g/dl
và nồng độ Ferritin
huyết thanh<15µg/L
Dựa vào chỉ số cân
nặng và chiều cao của
ĐTNC
Dựa vào năng lượng
và giá trị dinh dưỡng
của khẩu phần ăn,
đánh giá mức đáp
ứng nhu cầu dinh
dưỡng của ĐTNC
theo khuyến nghị cho
phụ nữ mang thai.
Phân loại theo BMI

?

Sử dụng χ2- test để
phân tích.

?

Sử dụng χ2- test để
phân tích.


2.7. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu sau khi thu thập được làm sạch và quản lí trên phần mềm Epidata 3.1,
xử lí trên phần mềm SPSS 18.0.
Với các thông số thống kê như tần suất, tỉ lệ để mô tả biến nghiên cứu và sử dụng
test chi bình phương để kiểm định giả thuyết với độ tin cậy 95%.


2.8. Đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu được thực hiện trên tinh thần tôn trọng bí mật riêng tư của đối tượng
nghiên cứu và được sự chấp nhận của đối tượng nghiên cứu.
- Thông tin đầy đủ cho đối tượng được nghiên cứu về mục đích của nghiên cứu,
thời gian và quy trình thực hiện, quyền của đối tượng nghiên cứu, cam kết về việc
giữ kín thông tin .
-Tôn trọng sự bảo mật và riêng tư
- Tất cả các thông tin của người tham gia nghiên cứu được xử lý và công bố dưới
hình thức số liệu, không nêu danh cá nhân.
2.9. Hạn chế của nghiên cứu
Trong nghiên cứu có thể dẫn đến những sai số:
Sai số ngẫu nhiên do sự sai lệch do ngẫu nhiên, may rủi của quan sát trên một mẫu
so với giá trị thật của quần thể, dẫn đến sự thiếu chính xác trong việc đo lường.
Khắc phục:
-Hướng dẫn điền phiếu câu hỏi để đảm bảo tính chính xác hơn trong việc thu thập
số liệu
-Giới thiệu và nêu một số lợi ích của việc trả lời phiếu câu hỏi và được tư vấn để
mang lại sử thoải mái và tính trung thực khi trả lời.
Hạn chế của phương pháp nghiên cứu cắt ngang:
- Khi thiết kế chỉ trên một nhóm/ không có nhóm so sánh nên không kiểm định
được giả thuyết về quan hệ
- Ghi nhận hiện trạng tại một thời điểm nên không ghi nhận được sự chuyển dịch

của các cá thể trong quần thể


Chương 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
3.1. Dự kiến kết quả
Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm
Nhóm tuổi

Nghề nghiệp

Trình độ văn hóa

Tần số N
<20
20 -29
30 – 39
>=40
Làm ruộng
Nội trợ
Buôn bán, kinh doanh
Công nhân
Cán bộ CNVCNN
Khác
Mù chữ
Tiểu học (lớp 1-5)
Trung học cơ sở (lớp 6-9)
Phổ thông trung học (lớp 10- 12)
Trung cấp/ Cao đẳng

Đai học/ trên đại học

Hoàn cảnh kinh
tế
Dân tộc

Khác
Hộ nghèo
Hộ cận nghèo
Bình thường
Kinh
Khác

Bảng 2: Tình trạng thai sản, các bệnh lý mãn tính khác
Số phụ nữ
Số lần mang thai

1- 2

3-4
>4

Tỷ lệ %


Số con

1 -2
3–4
>4


Có bệnh lý mãn tính

Không có
Có ( Tăng huyết áp, đái
tháo đường, tim mạch,…)
Bảng 3: Đặc điểm thiếu máu, thiếu sắt theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
< 20

20 - 29

30 - 39

>=40

Thiếu máu, thiếu
sắt (%)
Thiếu
máu,
không thiếu sắt
(%)
Không
thiếu
máu, thiếu sắt
(%)
Không
thiếu
máu,
không

thiếu sắt (%)
Tổng cộng N
Bảng 4: Phân độ thiếu máu
Mức độ thiếu máu

Số thai phụ N

Tỷ lệ %

Nhẹ (Hb từ 10 – 10.9 g/dl)
Trung bình ( Hb từ 7 – 9.9 g/dl)
Tổng số
Bảng 5: Mức tâng căn, Hb, Hct, Ferritin huyết thanh trung bình, tỷ lệ thiếu máu, tỷ lệ
thiếu sắt và tỷ lệ thiếu sắt dự trữ của thai phụ theo 3 giai đoạn của thai kì
Biến số
Tăng
cân
(kg)
BMI
trước
khi mang thai
Hb (g/dl)
Hct (%)
Ferritin huyết
thanh (ng/ml)
Tỷ lệ thiếu
máu
Tỷ lệ thiếu
sắt
Tỷ lệ dự trữ


Ba tháng đầu

Ba
giữa

tháng Ba tháng cuối Toàn bộ

Giá trị p


sắt thấp

Bảng 6: So sánh năng lượng, dưỡng chất và các nhóm thực phẩm tiêu thụ trong 24 giờ ở 6
tháng sau thai kì giữa nhóm thiếu máu và không thiếu máu, giữa nhóm thiếu sắt và không
thiếu sắt
Tình trạng thiếu máu
Không
thiếu Thiếu máu
máu

Tình trạng thiếu sắt
Không thiếu sắt Thiếu sắt

Năng
lượng
(kcal)
Protein (g)
Sắt (mg)
Vitamin C (mg)

Thịt (g)
Cá (g)
Rau (g)
Trái cây (g)
Bảng 7: Mối liên quan giữa thiếu máu thiếu sắt với nhóm tuổi, trình độ văn hóa, dân tộc,
hoàn cảnh kinh tế
TMTS mức độ nhẹ TMTS mức độ trung bình
(Hb từ 10 – 10.9 g/dl) (7 – 9.9 g/dl)
Nhóm tuổi

Nghề nghiệp

Trình độ văn hóa

<20
20 -29
30 – 39
>=40
Làm ruộng
Nội trợ
Buôn bán, kinh doanh
Công nhân
Cán bộ CNVCNN
Khác
Mù chữ
Tiểu học (lớp 1-5)
Trung học cơ sở (lớp 6-


9)

Phổ thông trung học
(lớp 10- 12)
Trung cấp/ Cao đẳng
Đai học/ trên đại học
Khác
Hoàn cảnh kinh Hộ nghèo
tế
Hộ cận nghèo
Bình thường
Dân tộc
Kinh
Khác

3.2. Kế hoạch thực hiện: Phụ lục 5
STT Các nội dung, công Sản phẩm
việc thực hiện
1
Lựa chọn đề tài nghiên Đề tài nghiên
cứu
cứu khoa học:
Nghiên cứu thực
trạng thiếu máu
thiếu sắt của bà
mẹ mang thai và
một số yếu tố
liên quan trên
địa bàn Thành
phố Huế.
2
Xác định đối tượng và Đối

tượng
phương pháp nghiên nghiên cứu: Bà
cứu
mẹ mang thai
trên địa bàn
Thành phố Huế
Phương
pháp
nghiên
cứu:
Nghiên cứu mô
tả cắt ngang
3
Xây dựng bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
4

Thời
gian
thực hiện
10/04/201815/04/2018

Người thực
hiện
Nhóm nghiên
cứu

15/04/201818/04/2018

Nhóm nghiên

cứu

18/04/201820/04/2018
Thu thập số liệu bằng Các số liệu về 20/04/2018bộ câu hỏi
vấn
đề
cần 18/05/2018
nghiên cứu

Nhóm nghiên
cứu
Nhóm nghiên
cứu


5

6

Tổng hợp và xử lí số Từ các số liệu
liệu bằng phần mềm được mô tả và
SPSS và Epidata
phân tích được
đặc điểm của đối
tượng
nghiên
cứu, đồng thời
tìm được mối
liên quan giữa
các biến số

Viết báo cáo nghiên Bài báo cáo
cứu
nghiên cứu khoa
học

18/05/201801/06/2018

Nhóm nghiên
cứu

01/06/201806/06/2018

Nhóm nghiên
cứu

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI THU THẬP SỐ LIỆU
Mã đối tượng:

Họ và tên người trả lời phỏng vấn: …………………
Địa

chỉ:

Thôn:

…………………….Xã:

……………………..
Tên điều tra viên: ...........................................…

Ngày điều tra: …./…./……..
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG


Câu
hỏi
Q1

Q2

Nội dung
Tuổi

Trả lời

Code

của người được Năm sinh: ……………Tuổi ………

phỏng vấn

Dân tộc

(dương lịch)
Kinh

1

Tày


2

Thái

3

Mường

4

Khác (ghi rõ…………………………) 9

Q3

Làm ruộng

1

Nội trợ

2

Nghề nghiệp đưa lại thu Buôn bán, kinh doanh

3

nhập chính của chị

Công nhân


4

Cán bộ CNVCNN

5

Khác (ghi rõ…………………………) 9

Q4

Trình độ văn hoá

Mù chữ

1

Tiếu học

2

Trung học cơ sở

3

Trung học phổ thông

4

CĐ/ĐH/TC


5

Khác (……………………………….)

9

Chuyển


Hiện nay, kinh tế hộ gia
Q5

Q6

Q7

Q8

Hộ Nghèo

1

đình chị được xã xếp loại Hộ cận nghèo

2

kinh tế gì?

Hộ bình thường


3

Không có hố xí

1

Một ngăn

2

Hai ngăn

3

Tự hoại/bán tự hoại

4

Khác (ghi rõ………………………)

9

Giếng đào

1

Nước giếng khoan

2


Loại hố xí gia đình đang
sử dụng

Nguồn nước ăn chính của Nước mưa

3

gia đình hiện nay

Nước máy

4

Ao, hồ, suối

5

Khác (ghi rõ……………………….)

9

Gia đình chị hiện nay có



1

dùng phân tươi để trồng

Không


2

Không

1

Có đủ VAC

2

Có ao nuôi cá

3

trọt không?

Gia đình chị có Vườn,
Q9

Ao,

Chuồng

(VAC) Có vườn trồng cây ăn, bán

không?

4


Có chuồng nuôi gia súc/gia cầm ăn, bán

5

Khác (Chó, mèo, chim bồ câu....)

9

Ghi rõ.................................................
Q10

Chị đã từng mắc bệnh

Đã từng mắc bệnh

1

như sốt rét, hay bệnh về

Chưa bao giờ mắc

2

máu bao giờ chưa?
Q11

Nếu đã, là bệnh gì?

……………………………………


 Q12


BÁO CÁO THỰC HÀNH

Q12

Q13
Q14
Q15
Q16

TỔ 2 – YHDP 5B

Có chồng

1

Tình trạng hôn nhân của

Chưa chồng

2

chị?

Đã ly dị

3


Khác ...........................

9

Chị đã có thai bao giờ



1

chưa?

Không

2

Chị đã có thai bao nhiêu

……….. lần

lần?
Hiện nay chị có mấy ……….. con
người con?
Chị đã từng sảy thai/đẻ

………….lần

non mấy lần?

KẾT QUẢ KHÁM NHÂN TRẮC

1.

Cân nặng (kg)

….,….kg

2.

Chiều cao (cm)

….,…. cm

KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM MÁU
3.
4.

Kết
quả
xét
nghiệm ………... g/l
hemoglobin
Kết quả xét nghiệm ferritin
...............mcg/l

KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM PHÂN
Mức độ nhiễm
5.

Tình trạng nhiễm giun


6.

Tình trạng nhiễm giun đũa

7.

Tình trạng nhiễm giun móc

Số trứng/g phân

25


×