Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

nạn “chảy máu chất xám” trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.63 KB, 31 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC : QUẢN TRỊ
KINH DOANH QUỐC TẾ

Đề tài: NẠN “CHẢY MÁU CHẤT XÁM” TRONG LĨNH VỰC
KINH DOANH QUỐC TẾ

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Như Liêm
Sinh viên thực hiện :
Lớp
: Thạc sĩ Quản trị kinh doanh khóa 37

1


MỤC LỤC
I.

GIỚI THIỆU..........................................................................................................................3

II.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................................................4
1. Mối quan hệ của giáo dục đến kinh doanh quốc tế........................................................4
a. Trình độ giáo dục..........................................................................................................4
b.



Hiện tượng “chảy máu chất xám”.............................................................................4

2. Nguyên nhân của hiện tượng “chảy máu chất xám”.......................................................7
a. Yếu tố thúc đẩy.............................................................................................................7
b.
III.

Các các yếu tố kéo...................................................................................................11

ẢNH HƯỞNG CỦA NẠN “CHẢY CHẤT XÁM” ĐẾN ĐẤT NƯỚC........................................13

IV. CHÍNH SÁCH THU HÚT NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA........................................15
1. Tổng quan về tập đoàn Google......................................................................................15
2. Môi trường làm việc.......................................................................................................16
3. Mức lương.....................................................................................................................19
4. Một số nhân tài người Việt Nam đã và đang làm việc cho Google...............................22
IV. HIỆN TRẠNG CỦA NẠN “CHẢY CHẤT XÁM” Ở VIỆT NAM.....................................................24
1. Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN...................................................................................24
2. Từ các trường học.........................................................................................................25
VI. KẾT LUẬN.............................................................................................................................28
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................29

2


I.

GIỚI THIỆU


1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường và nhất là từ khi nước ta gia nhập WTO thì những áp
lực từ nền kinh tế của các nước trên thế giới ngày càng ảnh hưởng đến nước ta. Tuy
là sau khi mở cửa và hội nhập với thế giới thì nền kinh tế của đất nước phát triển rõ
rệt, nhất là trên thị trường xuất nhập khẩu. Việc phát triển thông thương với nhiều
quốc gia trên thế giới, đưa đến lợi ích không nhỏ về kinh tế, những bên cạnh đó vẫn
còn những mặt hạn chế, nhất là trong vấn đề về con người, đó là nạn “ chảy máu chất
xám” của tầng lớp trí thức.
Trong tình hình nền kinh tế đang đứng trước nhiều thách thức như hiện nay,
người có thề dẫn dắt đất nước ta đi về phía trước không ai khác chính là các chuyên
gia có năng lực, có hiểu biết, có tài năng và các tầng lớp tri thức có kinh nghiệm
chuyên môn cao trong một hoặc nhiều lĩnh vực liên quan đến đời sống và phát triển
của con người. Mọi sự phát triển đều mang đến những thành công và những mặt trái
nhất định, vấn đề hội nhập và phát triển với thế giới cũng mang lại cho những nước
kém phát triển như Việt Nam một vấn đề về con người, đó là khi những nhân tài ở các
lĩnh vực họ có nhiều điều kiện hơn để sinh sống ở nước khác, hoặc dùng trí tuệ của
mình để phục vụ cho công ty nước ngoài, mà không phải là phục vụ cho đất nước.
Chủ đề mà tôi muốn đi sâu hơn để nghiên cứu là “ NẠN “CHẢY MÁU CHẤT XÁM”
TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH QUỐC TẾ”
2. Ý nghĩa của đề tài
Với đề tài này, các doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh ra nước ngoài sẽ có
thể tìm hiểu về tác động của trình độ giáo dục và hiện tượng “chảy máu chất xám”
ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp mình, là tiền đề để đưa ra
các quyết định đầu tư.
3. Mục đích nghiên cứu

3


Nghiên cứu để hiểu yếu tố giáo dục ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động

kinh doanh quốc tế.
Nghiên cứu để hiểu sâu hơn về lý thuyết “chảy máu chất xám” và trong lĩnh vực
kinh doanh quốc tế thì vấn nạn này đã và đang diễn ra như thế nào.
II.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Mối quan hệ của giáo dục đến kinh doanh quốc tế
Mối quan hệ của giáo dục đến kinh doanh quốc tế có 2 yếu tố chính:
a. Trình độ giáo dục
Các quốc gia có chương trình giáo dục cơ bản tốt thường là nơi hấp dẫn đối với
các ngành công nghiệp có thu nhập cao. Nhiều quốc gia đầu tư vào đào tạo công nhân
thường thu lại được sự gia tăng năng suất và tăng thu nhập. Một thực tế hiển nhiên
là các quốc gia với lực lượng lao động được giáo dục tốt, có kỹ năng sẽ thu hút các
công việc có thu nhập cao, các quốc gia có giáo dục thấp thu hút các việc làm có thu
nhập thấp. Qua việc đầu tư vào giáo dục, một quốc gia có thể thu hút (thậm chí có
thể tạo ra) nhưng loại ngành công nghiệp có thu nhập cao thường gọi là các ngành
công nghiệp có “nhiều chất xám”.
Các nền kinh tế công nghiệp mới ở châu Á có được sự phát triển kinh tế nhanh
chóng là nhờ vào hệ thống giáo dục có chất lượng. Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore
và Đài Loan tập trung vào đào tạo toán ở cấp cơ sở và trung học. Giáo dục đại học tập
trung vào các khoa học khó và mục đích đào tạo nhiều kỹ sư, nhà khoa học và nhà
quản lý.
b. Hiện tượng “chảy máu chất xám”
Chất lượng giáo dục của một quốc gia ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, ngược
lại mức độ và nhịp độ phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng đến hệ thống giáo dục.
“Chảy máu chất xám” là một hiện tượng mới của thế kỷ 20. Nó có thể được định
nghĩa là sự di cư của những cá nhân có tay nghề cao, những người được đào tạo ở
một quốc gia nhưng cư trú và làm việc ở một quốc gia khác. Trong trường hợp này,
4



các chuyên gia, trong đó một quốc gia đã đầu tư một số lượng đáng kể tài nguyên vào
việc đào tạo họ, nhưng họ đã rời khỏi quê hương của mình và tìm kiếm cơ hội việc
làm ở quốc gia khác. Nó sẽ chuyển giao bí quyết từ một nghề này sang một nghề khác
vì con người có thể áp dụng giáo dục và kỹ năng để thay đổi nghề nghiệp. Trung Quốc
có truyền thống học tập và nghiên cứu trong các khoa học cơ bản và toán. Nhưng đổi
mới kinh tế đã cuốn hút các giáo sư đang làm việc tại các trường đại học có thu nhập
thấp chuyển sang làm việc cho các công ty tư nhân hoặc thậm chí bắt đầu tự kinh
doanh. Một báo cáo gần đây cho thấy hơn 50% trong số những người rời bỏ các vị trí
ở trường đại học tiêu chuẩn Bắc Kinh là có địa vị cao trong xã hội. Điều đó thật dễ
hiểu vì trong khi các giáo sư ở Trung Quốc chỉ kiếm được mức 400 tệ (50 USD)/tháng
thì các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực tư nhân đã trả cho thư ký 3.000 tệ (375
USD)/tháng, trợ lý quản trị biết song ngữ 16.000 tệ (2.000 USD)/tháng.
Đây là hiện tượng đáng lo ngại với những nước nghèo và đang phát triển, Việt
Nam cũng là một trong số đó, hiện tượng chảy máu chất xám làm cho đất nước bị
mất đi khá nhiều nhân tài.
Nói nhiều hơn về việc đầu tư vào giáo dục và “chảy máu chất xám” là sự di cư
của các cá nhân được đào tạo và có tài năng (được gọi là vốn nhân lực) đến các quốc
gia hoặc khu vực khác, do chưa phù hợp với môi trường, do thiếu cơ hội phát triển
bản thân và sự nghiệp, do môi trường cũ có mối đe dọa nguy hiểm cho sức khỏe hoặc
các lý do khác.
Đầu tư vào giáo dục bị mất khi một cá nhân được đào tạo trở thành nhân tài
lại rời đi và không trở lại quê hương. Ngoài ra, xã hội cũng mất mát nhiều khi những
chuyên gia rời đi, các nhà khoa học, kỹ sư, học giả và bác sĩ, những người đã được
đào tạo với nguồn tài nguyên có sẵn và nguồn vốn về giáo dục và tài chính ở nước nhà
của họ lại rời đi làm cho các lĩnh vực phục vụ xã hội bị hụt mất nguồn nhân lực chất
lượng cao.

5



Tuy nhiên điều này chỉ đơn giản là thể hiện sự bất lực cho các tổ chức và quốc
gia có liên quan đã mất hàng ngàn công nhân có học vấn cao vì lợi ích của các nước
giàu và công ty đa quốc gia. Hiện tượng này có thể xảy ra khi các cá nhân học ở nước
ngoài và sau khi hoàn thành chương trình giáo dục, họ không trở về quê hương mà ở
lại nước ngoài để làm việc, hoặc khi các cá nhân được giáo dục ở chính quê hương
của mình nhưng lại di cư sang nước khác để tìm kiếm mức lương cao hơn hoặc cơ hội
tốt hơn.
Thứ hai, “chảy máu chất xám” có thể được định nghĩa là sự di cư của "vốn
nhân lực" không qua biên giới quốc tế như những người di cư. Những người này
không di cư đến các quốc gia khác, nhưng họ không dùng chất xám để phục vụ cho
nhà nước mà phục vụ cho quốc gia khác, thông qua các công ty đa quốc gia, tức là
hình thức làm việc cho công ty nước ngoài đầu tư vào nước mình.
Tuy nhiên, hiện tượng “chảy máu chất xám” bằng hình thức di cư ra nước
ngoài vẫn có những rào cản về địa lý, cũng như quốc tịch, thích nghi với sự thay đổi
môi trường sống… nên vẫn không thể diễn ra ồ ạt như hình thức làm việc cho các
công ty đa quốc gia.
Do vậy, hình thức thứ hai được cho là tồi tệ hơn, bởi vì nó làm mất nhiều tài
nguyên hơn từ nước nhà. Hiện tượng này có lẽ là vấn đề khó khăn nhất đối với các
nước nghèo và đang phát triển, vì ở những nước này, chất xám được “chảy” sang các
công ty nước ngoài là khá phổ biến.
Ở những nước này, nền giáo dục cao và các chứng chỉ chuyên môn thường
được coi là con đường chắc chắn nhất để thoát khỏi một nền kinh tế gặp khó khăn
hoặc tình hình chính trị khó khăn.
Lịch sử của sự “chảy máu chất xám” quy mô lớn diễn ra ở Mỹ, trong những năm
1960, khi Liên Xô phóng tên Sputnik (1957). Trước sự kiện Sputnik, người Mỹ tin rằng
Hoa Kỳ là vượt trội trong mọi lĩnh vực kĩ thuật. Để đáp lại Sputnik, Hoa Kỳ đã bắt đầu
một cố gắng vượt bậc để lấy lại thế thượng phong về khoa học kĩ thuật, kể cả việc cải
6



cách chương trình giáo dục. Chỉ trong một năm, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật
giáo dục quốc phòng (National Defense Education Act), một chương trình giáo dục
liên bang có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lịch sử của quốc gia này. Đạo luật này
đã cho phép chi ra hơn một tỷ đô la cho các cải cách giáo dục khác nhau, bao gồm
việc xây dựng thêm nhiều trường mới, các học bổng và các khoản tiền cho mượn để
các học sinh giỏi có thể học lên cao hơn, những cố gắng mới trong giáo dục ngành
nghề để đáp ứng những nhu cầu về nhân lực của ngành công nghiệp quốc phòng, và
nhiều chương trình khác. Sự kiện này đã thu hút rất nhiều nhà khoa học và các
chuyên gia di cư từ các nước đang phát triển đến Mỹ để có được môi trường làm
việc, đào tạo, và mức lương tốt hơn. Việc này làm ảnh hưởng rất nhiều đến sự nghiêp
công nghiệp hóa của các nước đang phát triển.
2. Nguyên nhân của hiện tượng “chảy máu chất xám”
Khoảng cách giàu nghèo giữa Việt Nam và các nước phát triển ( Mỹ, Đức, Úc,
Canada…) quá lớn. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà 20% dân số giàu nhất
tiêu thụ 80% tổng năng lượng tạo ra. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà xung
đột vũ trang vẫn tiếp tục bùng phát ở đây đó và như không bao giờ chấm dứt. Những
hậu quả do chúng gây ra có ảnh hưởng khác nhau đối với các quốc gia trên thế giới
phụ thuộc vào sự thịnh vượng , vị trí địa lí, tình trạng phát triển của quốc gia đó…
Các nguyên nhân chính gây ra sự “chảy máu chất xám” có thể được xem là các yếu tố
kéo và đẩy.
a. Yếu tố thúc đẩy
Là những khía cạnh mà buộc mọi người phải suy nghĩ về việc rời khỏi nơi ở bình
thường của mình hoặc di chuyển từ quê hương của mình đến các nước láng giềng
hoặc cho những nơi xa xôi hơn như Vương quốc Anh hoặc Hoa Kỳ.
Trong khi các yếu tố kéo là những điểm thu hút những người có năng lực tốt đến các
điểm đến cụ thể, thu hút những người nhập cư đến quốc gia khác. Hiện tượng này có
thể xảy ra ở các quốc gia mà nền giáo dục không tương xứng với nhu cầu của quốc gia
7



đó và nơi mà tài năng và khả năng làm việc không được tối ưu hóa hoặc không được
công nhân.
Các yếu tố được xem là yếu tốc thúc đẩy của hiện tượng chảy máu chất xám:
-

Môi trường phát triển và giáo dục:
Ngày nay giới trẻ hay bị phàn nàn là không có lí tưởng, không có đam mê hoặc

thậm chí không coi trọng những gía trị mà ông cha ta đã gian khổ mới có được. Có
một điều phải thừa nhận rằng do bị chi phối bởi nền kinh tế thị trường bất kể là chủ
nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội, giới trẻ Việt Nam bị lôi cuốn mạnh bởi đồng tiền.
Một đất nước mà con người phải chịu đựng nghèo khó trong một thời gian dài, điều
này không có gì là ngạc nhiên. Họ càng bị đồng tiền lôi cuốn thêm khi các phương tiện
thông tin đại chúng đem đến cho họ những hình tượng thành công hoàn toàn dựa
vào đồng tiền. Người ta không do dự đưa lên báo chí danh sách một trăm người giàu
nhất Việt Nam như những tấm gương điển hình. Họ dễ dàng so sánh và nhận ra rằng
một kế toán trẻ của một công ty liên doanh có thể kiếm được nhiều tiền hơn một vị
giáo sư đại học. Vì thế khi lựa chọn nghề nghiệp tương lai, họ sẽ lựa chọn tương ứng
với năng lực và công sức bỏ ra.
Ngoài ra, ấn đề này cũng có thể là do những yếu kém của hệ thống giáo dục
trong nước trong việc đào tạo nhân lực cho các ngành khoa học và toán học. Và sự
phát triển vượt trội của hệ thống giáo dục bậc trung học và các bậc cao hơn theo
chương trình giảng dạy ở nước ngoài khiến cho những học sinh, sinh viên trong nước
lựa chọn ra nước ngoài học để có điều kiện học tập và thực hành tốt hơn, phù hợp
hơn với nhu cầu học tập của bản thân. Ví dụ, cho đến một vài năm trước đây, Gambia
không có một trường đại học nào và quốc gia này đã phải chi một phần đáng kể các
quỹ tài chính của nhà nước để đào tạo và giáo dục các chuyên gia của mình ở nước
ngoài . Nhưng những người đã trở thành giáo sư không thể trở lại Gambia, bởi vì họ

không có môi trường để áp dụng nghiên cứu cũng như để phát triển nghề nghiệp.

8


Một nguyên nhân sâu xa khác dẫn tới hiện tượng “chảy máu chất xám” đó là:
từ nhỏ giới trẻ đã có mong ước được đi du học vì từ nhỏ thầy cô và cha mẹ đã nhen
nhúm trong đầu họ rằng chỉ có đi du học mới có khả năng thành công. Vì họ yêu
nước, nhiệt huyết nên nuôi dưỡng tư tưởng ấy cho tới lớn. Khi đã đi du học, những
người giỏi trong số họ không trở về, không chỉ vì họ được đề nghị mức lương và điều
kiện làm việc tốt hơn, mà có lẽ quan trọng hơn, bởi vì họ không nhận được một tín
hiệu nào cho thấy rằng đất nước này cần họ, rằng đất nước này tự hào về họ, rằng
tương lai của đất nước phụ thuộc vào họ. Đó là hòan cảnh mà thế hệ trẻ Việt Nam
đang phải đối mặt.
Một khuynh hướng chung của du học sinh các nước đang phát triển trong đó
có Việt Nam là các du học sinh, nghiên cứu sinh sau khi hoàn tất chương trình học hỏi
của mình thường phân vân trước câu hỏi về nước hay tiếp tục học thêm hay là ở lại
làm việc nơi xứ người .Câu hỏi hay suy nghĩ này nhiều khi không được đặt ra ngay khi
du học sinh mới bước chân đến quốc gia mình được theo học, mà nó được dần dần
thành hình sau một thời gian sống trên xứ sở xa lạ với những ưu đãi về vật chất lẫn
tinh thần mà ở Việt Nam không có.
-

Tiến bộ về khoa học kỹ thuật :
Có nhiều lý do để khiến du học sinh băn khoăn trăn trở về quyết định về hay ở

của mình. Trước hết là các quyến rũ vật chất ở xứ du học sinh đang sống. Dù mang
theo một tinh thần yêu nước nồng nàn cho đến đâu đi nữa, du học sinh không thể
chối cải được những tiến bộ về khoa học kỹ thuật của thế giới mình đang sống. Thư
viện, các phòng thí nghiệm, các hệ thống máy vi tính và các phương tiện truyền thông

khác như các trang web đủ lọai đã giúp cho du học sinh dễ dàng trong việc học tập
cũng như làm việc. Về nước những phương tiện tối tân, hiện đại như thế làm sao có
được và du học sinh trở về có đất dụng võ để mang những điều mình học hỏi về phát
triển đất nước hay không.

9


Hiện nay, môi trường làm việc cũng như chế độ đãi ngộ của các công ty lớn đa
quốc gia đang được đánh giá là tốt nhất thế giới, đa số là các công ty của các nước
đang phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Singapore… Được làm việc ở các công ty đa quốc gia
là niềm mơ ước của hầu hết các lao động trí thức, bởi vì ở đó họ được học hỏi và ứng
dụng, nghiên cứu… với những công nghệ hiện đại nhất, tối tân nhất.
-

Lương bổng và chính sách đãi ngộ :
Vấn đề lương bổng, thu nhập hàng tháng cũng làm du học sinh so sánh về khả

năng xây dựng cho gia đình và bản thân mình khi làm việc tại nước ngoài hay khi trở
về Việt Nam. Một khía cạnh đáng để ý nữa là các quốc gia tân tiến như Mỹ chẳng hạn
thường có chính sách đãi ngộ xứng đáng những khoa học gia, những kỹ thuật gia của
các quốc gia khác. So sánh việc đào tạo một kỹ sư trong nước hay nhận một kỹ sư
nước ngoài vào làm việc thì các nhà kinh tế, các người quản lý doanh nghiệp đều
nhận thức được rằng việc sử dụng một chuyên viên nước ngoài có lợi ích kinh tế
nhiều hơn vì không phải tốn chi phí đào tạo.
Người di cư so sánh các điều kiện giữa quê hương và nước ngoài. Sở thích cá
nhân và hoàn cảnh sống cũng như chi phí giao dịch và thời gian ảnh hưởng đến quyết
định cá nhân của những người di cư. Thực tế là sau khi di cư thì thu nhập được tăng
và cơ hội nghề nghiệp được mở rộng, những điều kiện đó không có sẵn trong nước, ví
dụ như tiền lương của công chức ở Brazil thường rất thấp. Nó vẫn còn khoảng $ 40

đến $ 60 mỗi tháng. Nếu mức lương hàng tháng tương đương 50 đô la, 42% người
Brazil chỉ kiếm được 1.800 đô la mỗi năm và chỉ 20% kiếm được hơn 4.200 đô la mỗi
năm Những con số này không thể khích lệ người lao động ở Brazil vì công chức bao
gồm giáo viên, lực lượng cảnh sát, các tiến sĩ và nhân viên chăm sóc sức khỏe.
-

Chính sách quản lý:

10


Các tập đoàn đa quốc gia (PNJ , Uliver , Cocacola, HSBC, NOKIA, SAMSUNG…)
thường dùng chính sách quản lý theo mục tiêu (Quản trị theo mục tiêu (MBO): là
cách quản trị thông qua việc mọi thành viên tự mình xác định mục tiêu , tự mình quản
lí và thực hiện mục tiêu đã đề ra . MBO trong doanh nghiệp sẽ kích thích tinh thần
hăng hái và nâng cao tính trách nhiệm của nhân viên.MBO đã tạo điều kiện cho mọi
thành viên trong tổ chức có cơ hội phát triển năng lực của mình.MBO là một phương
pháp quyền hạn tương ứng trách nhiệm thực hiện mục tiêu, nó tạo điều kiện để
người thực hiện phát huy tính năng động và sáng tạo trong quá trình thực hiện mục
tiêu), khiến cho du học sinh cảm luôn thấy thoảimái vì họ có cơ hội phát huy hết tài
năng của mình, khiến cho họ phải so sánh giữa quê hương với nước mà họ đang học
tập, làm việc. Và tất nhiên là họ sẽ muốn ở lại những nước tiên tiến ấy.
-

Sự bất ổn chính trị
Ở các nước nhà có thể khiến người di cư mất lòng tin với chính phủ hiện tại và

mong muốn rằng trong tương lai sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Hoặc đây là những
cá nhân có thể gặp khó khăn trong cuộc sống hiện tại vì xung khắc về dân tộc, văn
hóa, tôn giáo hoặc những người này là thành viên của nhóm đối lập ở nước họ. Cuộc

di cư diễn ra để đối phó với các cuộc chiến tranh về chính trị và xã hội.
Việc trả lương thấp và thiếu đạo đức sẽ buộc họ phải rời bỏ công việc và nhà
của họ và tìm việc làm trên thị trường quốc tế. Và nếu chính quyền ở quê hương có
quá nhiều chuyên gia kém chất lượng, hoặc sự phân cấp công việc của họ bị hạn chế,
các triển vọng cải tiến của họ không được thực hiện thì các chuyên gia cũng sẽ xem
xét việc ở lại quốc gia mới. Rối loạn chính trị có liên quan đến sự thất bại của phát
triển kinh tế. Như áp lực của đói nghèo, tăng dân số nhanh chóng, bệnh tật và mù
chữ và suy thoái môi trường gắn kết họ sản xuất một loại cocktail dễ bay hơi bất an.
Các cuộc chiến tranh kết thúc, xung đột dân sự, chủ nghĩa khủng bố do nhà nước tài
trợ, bạo loạn và các hình thức bạo lực chính trị khác có thể dẫn đến việc di chuyển số
lượng lớn người di cư, tị nạn hoặc người tị nạn.
11


Trong thế kỷ hai mươi, nhiều cuộc chiến tranh đang diễn ra và chúng dài hơn
và gây ra nhiều tàn phá hơn. Cả hai cuộc xung đột nội bộ và khu vực dựa trên tôn giáo
và sắc tộc là kết tủa mức di cư quốc tế cao chưa từng có. Có thể chỉ ra rằng trong 40
năm qua, gần 20 nước châu Phi đã trải qua ít nhất một giai đoạn nội chiến. Những
thất bại trong việc phát triển kinh tế và chính trị là nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề
xảy ra ở Châu Phi. Như một số số liệu thống kê cho thấy sự “chảy máu chất xám” hiện
nay gia tăng và châu Phi là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất từ hiện tượng này. Vào năm
1999, ước tính có 700 bác sĩ Ghana làm việc tại Hoa Kỳ, một tỷ lệ phần trăm đáng kể
của số lượng các bác sĩ ở quốc gia đó. Người ta ước tính rằng 20.000 học giả Nigeria
hiện đang làm việc ở Mỹ và hơn 300 bác sĩ Ethiopia đang làm việc tại Chicago, Hoa Kỳ.
Theo dõi các báo cáo nghiên cứu được trình bày trong một hội nghị quốc tế về vấn đề
“chảy máu chất xám”. Châu Phi thường mất hơn 20.000 trí thức hàng năm. Một báo
cáo mới của Hiệp hội phát thanh truyền hình Anh (BBC) cho biết châu Phi đã mất một
phần ba các chuyên gia trong những thập kỷ gần đây và chi phí cho lục địa 4 tỷ đô la
một năm để thay thế chuyên gia trong nước bằng những người nước ngoài từ
phương Tây.

b. Các các yếu tố kéo
Đó là những yếu tố lôi kéo một người rời khỏi quê nhà của họ để đến sinh sống
tại một nơi khác, bao gồm những yếu tố sau đây trong trường hợp “chảy máu chất
xám”. Một số quốc gia giàu mạnh nhưng chưa đào tạo đủ công dân với các kỹ năng
thiết yếu thường thu hút tài năng bằng cách trả lương cao hơn và điều kiện làm việc
tốt hơn. Nhiều chuyên gia từ Tây Âu đã chuyển đến "các nước có cơ hội" đặc biệt là
Hoa Kỳ, Canada và Úc. Ví dụ như ở châu Âu, Pháp đã thu hút một số chuyên gia đến
từ Châu Âu La Tinh, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Thụy Điển và Na Uy.
Có những chuyên gia người châu Âu di cư đến Bắc Mỹ do các cơ sở mới hơn,
lương cao hơn và nhiều cơ hội linh hoạt hơn cho đất nước. Trong hầu hết các quốc gia
là thuộc địa cũ, các chuyên gia từ những nước này đã di cư đến các quốc gia đô hộ
12


ngày trước của họ. Những người từ Khối thịnh vượng chung Anh thường di cư đến
Vương quốc Anh và những người từ các nước nói tiếng Pháp di chuyển đến Pháp.
Nền kinh tế thế giới đang phát triển và các trường đại học mở rộng của Hoa Kỳ đã thu
hút tất cả mọi người. Ngày càng có nhiều người Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc di cư
sang châu Âu. Sau khi Hoa Kỳ nới lỏng Luật nhập cư năm 1965 đã giảm bớt rào cản
nghề nghiệp, đã đưa các chuyên gia đến từ các quốc gia không thuộc Châu Âu nhập
cảnh. Hầu hết các bác sĩ nhập cư đến sau khi hoàn thành hết các chương trình giáo
dục của họ ở quê nhà. Cấu trúc linh hoạt của các tổ chức và sự lãnh đạo mạnh mẽ của
Hoa Kỳ, đã thu hút hầu hết các chuyên gia, việc “thu hút chất xám” của Hoa Kỳ ngày
càng phát triển.
Các quốc gia luôn có nhu cầu cho các chuyên gia hoặc người có kỹ năng về các
lĩnh vực nhất định. ví dụ như tổn thất ròng của lực lượng kỹ sư Thổ Nhĩ Kỳ với hơn 6
năm kinh nghiệm đã tăng từ 6 người năm 1977 lên 54 người vào năm 1980. Số lượng
kỹ sư làm việc trong lĩnh vực thiết kế đập và công trình thủy lợi của nhà nước giảm từ
hơn một trăm xuống còn khoảng 55 trong những năm gần đây, những chuyên gia
trong lĩnh vực khoan và thăm dò có trình độ cao nhất của Công ty Dầu khí Thổ Nhĩ Kỳ

đã giảm xuống với một tỷ lệ đáng báo động vào những năm 1980 và 1981.
Các khuynh hướng tương tự đã được nhìn thấy trong lĩnh vực bauxite và điện
của Guyana và trong cả các văn phòng quy hoạch đô thị của công dân Ai Cập. Hầu hết
các chuyên gia ở các lĩnh vực trên đã di cư do tiền thù lao cao và lợi ích nhiều hơn.
Đây là lý do tại sao hầu hết mọi người đã nhắm mục tiêu đến Hoa Kỳ, nơi mà các
chuyên gia được trả lương cao so với nhà chính trị. Ví dụ một bác sĩ có thể được trả
gấp mười lần số tiền lương mà anh ta có thể được trả ở những nước kém phát triển
như Keny.
Việc mở rộng chiến tranh thế giới thứ hai của các nền kinh tế công nghiệp ở
Tây Âu và Bắc Mỹ đã dẫn đến chính sách nhập cư ở những nước này được thực hiện
để đáp ứng nhu cầu lao động rẻ. Toàn cầu hoá đã tạo ra một lượng lớn các nguồn lực
13


như công nghệ và vốn; lao động đã trở thành một hình thức chuyển giao tài nguyên
quy mô lớn. Các nước phát triển là một nam châm cho người di cư của thế giới là
hiển nhiên từ các số liệu thống kê. Năm 1990, một nửa số người di cư trên thế giới
đến các nước công nghiệp: 15-20 triệu người ở Tây Âu, 15-20 triệu người ở Bắc Mỹ và
2-3 triệu người ở các quốc gia công nghiệp của châu Á ở các nước như Nhật Bản và
Đài Loan.
III.

ẢNH HƯỞNG CỦA NẠN “CHẢY CHẤT XÁM” ĐẾN ĐẤT NƯỚC

Có thể hình dung ảnh hưởng của chảy máu chất xám như truyền qua bốn “kênh”:
(1) Một là, chính “kì vọng” đi ra nước ngoài cũng đã có ảnh hưởng đến nhiều
người trong nước (nhất là giới trẻ), dù rốt cục họ có đi hay không. Người ta không
cần phải thật sự di cư mới có ảnh hưởng đến nước gốc. Kì vọng ra nước ngoài học
tập, nghiên cứu, làm ăn, sẽ thúc đẩy giới trẻ trong nước năng nổ trau dồi thêm giáo
dục, tay nghề, và do đó ảnh hưởng tốt cho xã hội và kinh tế của nước họ. Ảnh hưởng

này thường được gọi là hiệu ứng “thu thêm chất xám” (brain gain). Một ví dụ cụ thể:
chính giấc mơ sang Mỹ làm việc ở “thung lũng Silicon” đã thúc đẩy giới trẻ Ấn Độ đi
vào tin học, đưa đến sự phát triển công nghiệp phần mềm ở quốc gia này.
Hiển nhiên, không phải hi vọng “xuất ngoại” của bất cứ ai bao giờ cũng thành
sự thật, nhưng sự cố gắng của họ sẽ có lợi cho xã hội. Như vậy, cơ hội di cư ra nước
ngoài sẽ tăng thêm động lực đầu tư vào giáo dục. Theo vài nghiên cứu, hiệu ứng này
khá lớn cho những quốc gia (như Trung Quốc và Ấn Độ) đông dân (trên 30 triệu) và
tương đối không quá nghèo. Ngoài ra, cũng nên thấy rằng các thể chế và chính sách
trong một nước cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự kiện là người dân có thể ra nước
ngoài lao động, sinh sống, chẳng hạn như nhà nước phải nghĩ đến những biện pháp
để giữ lại những người có tài. Song, nhìn kĩ hơn, cường độ của hiệu ứng “thu thêm
chất xám” cũng tuỳ thuộc vào mức độ và tiêu chuẩn gạn lọc của các nước phát triển
trong chính sách cho nhập cư của họ. Sự gạn lọc ấy càng tinh vi thì hiệu ứng này càng
thấp vì ít người sẽ nuôi hi vọng sang các nước phát triển sinh sống. Vài nghiên cứu
14


cũng cho thấy lắm khi triển vọng du học lại có ảnh hưởng ngược lại (thành ra xấu), vì
nó có thể làm nhiều người ít trau dồi trí thức của mình hơn. Chẳng hạn như con cháu
các gia đình khá giả, biết chắc rằng cha mẹ sẽ gửi mình đi ngoại quốc, có thể bỏ bê
học tập trong nước. Tương tự, cũng có người sẽ đợi khi sang nước tiên tiến mới bắt
đầu học hành, do đó không gây hiệu ứng “thu thêm chất xám” nào cho quốc gia sinh
quán của họ.
(2) Hai là, sự “vắng mặt” của chất xám sẽ có ảnh hưởng không tốt cho quốc gia
gốc của họ. Đây là hậu quả mà từ lâu ai cũng biết. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần
đây có phát hiện nhiều chi tiết mới, chẳng hạn như ảnh hưởng khác nhau của các loại
chất xám, ngoài việc gây thiếu hụt trong “thị trường đầu vào”. Sự thất thoát của
những người có tay nghề cao, nhất là những cá nhân nhiều khả năng tổ chức và điều
hành, sẽ gây thuơng tổn đặc biệt nặng nề cho các nước nghèo, hơn hẳn sự thất thoát
của những loại chất xám khác. Sự di cư của những người có kinh nghiệm quản lí bệnh

viện, chủ nhiệm khoa ở các đại học, các bác sĩ, y tá, và nhà giáo, từ các quốc gia chậm
tiến là nguyên do chính khiến các nước này không thoát ra được cái bẫy nghèo khổ.
Nhiều phân tích khác thì cho rằng không phải sự thất thoát của những chuyên gia đã
gây thiệt hại nặng nề như vậy, nhưng là sự thất thoát của giai cấp trung lưu.
Cũng phải nói đến ảnh hưởng trên chính những người ra đi. Đáng ngạc nhiên
là cho đến nay ảnh hưởng này tương đối ít được biết một cách cặn kẽ (ngoài khẳng
định chung chung là, tất nhiên, đời sống của họ hẳn là khấm khá hơn, nếu không thì
họ đã không đi!). Vài nghiên cứu vừa xuất hiện đã cho nhiều thông tin mới về ảnh
hưởng này. Chẳng hạn như một khảo sát gần đây cho thấy chất xám nhập cư vào Mỹ
đã tạo thêm công ăn việc làm cho người Mỹ (và nâng cao thu nhập trong một số công
nghiệp), không phải lấy việc của dân Mỹ như trước đây nhiều người vẫn nghĩ.
(3) Ba là, ảnh hưởng của cộng đồng kiều dân: Đây là ảnh hưởng từ xa của người
đang sinh sống ở nước ngoài đối với quốc gia gốc của họ. Ngoài những ảnh hưởng về
thương mại, đầu tư, kiều hối, và kiến thức, một người sống xa xứ mà thành đạt cũng
15


giúp hạ thấp những rào cản kinh doanh quốc tế qua vai trò “trung gian uy tín” tức là
cho các đối tác quốc tế hiểu biết thêm về dân tộc họ, và những cơ hội làm ăn ở quê
hương họ, và ngược lại, giúp đồng bào trong nước họ biết về nước ngoài. Nói cách
hoa mỹ, cộng đồng kiều dân là rất quan trọng trong tiến trình giúp nước họ hội nhập
vào mạng lưới sản xuất toàn cầu và thương mại quốc tế.
Theo một báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới thì đúng là kiều hối có trực tiếp
giúp đỡ các nước chậm tiến giảm nghèo, và là một nguồn ngoại tệ quan trọng, song
ảnh hưởng rộng hơn thì khá phức tạp, và tùy từng nước. Ở Guatemala, chằng hạn,
đa số gia đình nhận kiều hối dùng tiền đó để giáo dục con em hơn là tiêu dùng.
Nhưng ở Mexico thì mức độ giáo dục của con cái những gia đình có thân nhân ở Mỹ
thì lại thấp hơn con cái những gia đình khác, có lẽ vì các gia đình có người di dân nghĩ
rằng rồi con cái họ cũng sẽ sang Mỹ làm lao động chân tay, mà những việc đó thì đâu
cần trình độ giáo dục cao!

(4) Bốn là kênh “hồi hương”. Đó là ảnh hưởng của kiều dân hồi hương sau
nhiều năm sinh cơ lập nghiệp ở nước ngoài, với tay nghề cao hơn, mạng lưới xã hội
rộng hơn, và tài sản nhiều hơn. Bây giờ họ có nhiều khả năng đóng góp hơn cho quê
hương họ.
IV. CHÍNH SÁCH THU HÚT NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
Một trong những công ty lớn trong lĩnh vực kinh doanh và ưu tiên chính sách
thu hút nhân sự giỏi là chính sách hàng đầu, đó chính là Google:
Đối với những bạn trẻ và giới tri thức người Việt thì Google không còn là một
cái tên xa lạ. Ngoài những tiện ích mang lại cùng với những con số khủng về doanh
thu, số lượng khách hàng…thì chính sách thu hút nhân tài của Google cũng được xếp
vào bậc nhất thế giới. Trong nhiều năm, Google luôn đứng đầu trong các bảng xếp
hạng về môi trường làm việc tốt nhất thế giới.

16


1. Tổng quan về tập đoàn Google
Google là 1 trong 10 thương hiệu được định giá cao nhất thế giới năm 2013
của Interbrand, Google là một công ty Internet có trụ sở tại Hoa Kỳ, được thành lập
vào năm 1998. Sản phẩm chính của công ty là công cụ tìm kiếm Google, được nhiều
người đánh giá là công cụ tìm kiếm hữu ích và mạnh mẽ nhất trên Internet hiện nay.
Lịch sử hình thành và phát triển : Google là một công trình nghiên cứu của
Larry Page và Sergey Brin. Họ có giả thuyết cho rằng một công cụ tìm kiếm dựa vào
phân tích các liên hệ giữa các website sẽ đem lại kết quả tốt hơn cách đang được hiện
hành lúc bấy giờ (1996). Công ty Google, Inc. được chính thức thành lập ngày
4/9/1998 tại một ga ra của nhà Esther Wojcicki (là nhân viên thứ 16 của Google) tại
Menlo Park, California. Tháng 2/1999, trụ sở dọn đến Palo Alto. Và hiện nay trụ sở
được đặt tại Mountain View, California tại địa chỉ 1600 Amphitheater Parkway từ năm
2003. Đầu năm 2004, khi Google ở tột đỉnh, Google đã xử lý trên 80% số lượng tìm
kiếm trên Internet qua website của họ và các website khách hàng như Yahoo!, AOL, và

CNN. Ngày 17/1/2006, Google đã mua lại công ty quảng cáo phát thanh dMarc.
Nhờ đó Google được đưa vào danh sách 500 S&P index ngày 30 tháng 3 năm
2006.Cuối năm 2006, Google mua lại YouTube với giá 1,65 tỷ USD bằng cổ phần.
Không lâu sau, 31/10/2006, Google công bố họ đã mua lại Jotspot, một nhà phát triển
của công nghệ wiki cho các website cộng đồng.
Ngày 13/4/2007, Google mua lại DoubleClick với giá 3,2 tỷ USD.
Ngày 22/3/ 2010, Google rời khỏi thị trường khổng lồ Trung Quốc.
Ngày 15/8/2011, Google tuyên bố sẽ mua Motorola Mobility với giá 12,5 tỷ
USD.
Đầu năm 2012, Google đứng đầu trong danh sách 100 công ty có môi trường
làm việc tốt nhất ở Mỹ do tạp chí Fortune bình chọn. Hiện nay, Google đứng thứ 2
trong 10 thương hiệu đắt giá nhất thế giới.

17


2. Môi trường làm việc
Không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm công nghệ đột phá thay đổi thế giới,
Google còn được biết đến với một môi trường làm việc sáng tạo, độc đáo và thân
thiện có một không hai. Một cựu nhân viên của Google đã chia sẻ 10 điều anh yêu
thích nhất về quãng thời gian làm việc cho Google tại San Francisco, Mỹ.
-

Google là một nhà hàng khổng lồ

Tại Google, nhân viên được ăn buffet cả ba bữa sáng, trưa, tối miễn phí. Đồ uống
cũng rất dư dả, bao gồm cafe, nước ngọt, bia và rượu.
"Vì trụ sở của Google thường ở ngoại ô cách xa các quán hàng, có căn-tin ngay
trong chỗ làm vô cùng tiện lợi, nhất là khi tôi phải ở lại làm đêm. Giờ ăn cũng là một
khoảng thời gian tuyệt vời để gặp gỡ và giao lưu với đồng nghiệp", một cựu nhân viên

cho biết.
-

Những đồng nghiệp tài năng
Khi mỗi nhân viên của Google là những nhà sáng tạo và những kỹ sư hàng đầu

trong ngành IT, làm việc ở đây là cơ hội tiếp xúc với những con người giỏi giang và thú
vị nhất.
"Không công ty nào có thể cung cấp một môi trường làm việc với những đồng
nghiệp tuyệt diệu như Google. Mỗi người ở đây đều mang theo mình một câu chuyện
đáng khâm phục về cuộc sống, hoài bão và nỗ lực leo lên đến đỉnh cao."
- Thế giới giải trí và thư giãn Google
Các trụ sở Google thường có những thiết bị thư giãn độc đáo như cầu trượt, máy
chơi game Wii, bàn bi-da, bể tắm,..., với mục đích chung để giúp nhân viên "giảm
nhiệt" đầu óc và đạt hiệu quả công việc cao nhất.
- Thú cưng nơi công sở
Google cho phép nhân viên mang theo thú cưng đi làm. Đây là một chính sách
hiếm có bởi đa số các công ty không muốn có cái gì mất tập trung nơi làm việc.
18


-

Điểm mát-xa
Tại Google, quản lý thường xuyên thưởng cho nhân viên "điểm mát-xa" khi

công việc hoàn thành tốt. Điểm này có thể đổi thành một giờ mát-xa bằng tay miễn
phí ngay tại phòng gym Google.
-


Hỗ trợ sinh con
Nhân viên nghỉ sinh con ở Google được hưởng những hỗ trợ đáng mơ ước.

Nhân viên nam được 6 tuần nghỉ có lương, nhân viên nữ 18 tuần có lương. Bên cạnh
đó cổ phiếu của nhân viên ở công ty và nhiều loại tiền thưởng khác trong thời gian
nghỉ vẫn được giữ nguyên. "Và khi một đồng nghiệp của tôi nghỉ sinh cháu, Google đã
gửi tới nhà cô ấy tã giấy, thức ăn, sữa và quần áo liên tục trong thời gian đấy. Không
có một công ty nào trên thế giới hỗ trợ nghỉ đẻ tuyệt vời hơn Google!", một cực nhân
viên chia sẽ.
-

Google quan tâm tới cả gia đình nhân viên
Khi một nhân viên Google không may qua đời, toàn bộ cổ phiếu vẫn được giữ

nguyên và tiếp tục sinh lời. Bên cạnh bảo hiểm tính mạng, Google sẽ chi trả 1/2 lương
của nhân viên đó cho gia đình trong 10 năm liên tục, cùng trợ cấp 1000 USD/tháng
cho con cái cho đến khi 18 tuổi.
-

Môi trường làm việc tự do
Google cung cấp phòng tập, spa, sân chơi thể thao và phòng tắm nước nóng

miễn phí.
"Điều tuyệt vời nhất với Google là bạn không bị bó hẹp ở bốn vách ngăn như
các công sở thông thường. Tôi thường xuyên nghĩ ra cách giải quyết vấn đề trong
phòng tắm ngay tại chỗ làm. Nhiều người chọn cách đạp xe hoặc chạy bộ quanh
khuôn viên tươi đẹp của Google để sáng tạo ý tưởng mới", một nhân viên cho hay.
-

Người giúp việc... Google


19


Google thuê hẳn người giúp việc để giúp nhân viên giảm những gánh nặng việc
gia đình như đi chợ, giặt quần áo, sửa xe, đưa con cái đến trường. Google muốn nhân
viên không phải mệt nhọc sau giờ làm để có thể tập trung hết năng lượng vào công
việc.
-

Nơi đam mê được ươm mầm
Tại Google, tất cả nhân viên được phép nghỉ 3 tháng không lương, với bảo

hiểm y tế vẫn giữ nguyên, để theo đuổi đam mê của mình. Đa số nhân viện chọn đi du
lịch, leo núi, viết sách, làm việc tình nguyện,...
Với một ông chủ luôn muốn chăm sóc cho nhân viên và đảm bảo tình trạng sức
khỏe tinh thần hưng phấn nhất, không khó để hiểu vì sao làm việc trong "môi trường
Google" là ước mơ của bất cứ ai chứ không chỉ các kỹ sư máy tính.
Môi trường làm việc là yếu tố quan trọng nhất để thu hút nhân tài và giữ chân
nhân viên ở lại với công ty, bởi vì chỉ có tạo được môi trường làm việc thoải mái như
ở nhà, thì nhân viên mới có thể làm việc suốt 8 tiếng hoặc nhiều hơn mà không cảm
thấy mệt mỏi hay áp lực, từ đó mới có thể đạt hiệu quả công việc cao nhất. Vì những
nhân viên giỏi và những nhân viên có kinh nghiệm luôn luôn được săn đón bởi các đối
thủ cạnh tranh, nên việc tạo môi trường làm việc tốt để thu hút nhân tài và giữ chân
nhân viên là điều tất cả các công ty đều cố gắng thực hiện.
3. Mức lương
Ngoài môi trường làm việc đáng mơ ước thì mức lương tại Google cũng được
xếp vào hàng “đáng mơ ước” trên thế giới:
-


Kỹ sư phần mềm cao cấp
Lương/tháng: 12.750 USD
Các kỹ sư phần mềm vẫn đứng đầu thang lương tại Google. Những kỹ sư phần

mềm giỏi nhất tại công ty kiếm tiền cũng nhiều nhất, với mức lương cao gấp đôi thời
họ còn làm thực tập sinh.
-

Chuyên gia nghiên cứu
20


Lương/tháng: 11.315 USD
Google thuê một lượng lớn các nhà khoa học trong tổ nghiên cứu. Công ty
đang triển khai nhiều dự án mới mẻ, như xe tự lái, vì vậy cần tới những nhân viên này.
Khoa học cũng được công ty ứng dụng vào các sản phẩm khác, như hạ tầng dữ liệu.
-

Kỹ sư nghiên cứu
Lương/tháng: 11.670 USD
Kỹ sư nghiên cứu tại Google sẽ chuyên về lĩnh vực phần cứng của công ty

-

Quản lý sản phẩm
Lương/tháng: 11.560 USD
Quản lý sản phẩm là nhân vật trọng yếu trong mỗi dự án của Google. Họ

tương tác với nhóm bán hàng, kỹ sư phần mềm, quản lý marketing, và mọi bộ phận
khác của một dự án. Một số sản phẩm vượt trội nhất của Google đã không thể ra mắt

nếu không có người quản lý sản phẩm tốt
-

Kỹ sư nghiên cứu phần mềm
Lương/tháng: 10.576 USD
Google cũng thuê các kỹ sư để nghiên cứu dự án mới có tiềm năng trở thành

các sản phẩm Google. Ví dụ như Google Glass.
-

Kỹ sư bảo trì trang web
Lương/tháng: 10.350 USD
Bạn có thể mất bay hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn USD nếu trang web

của bạn bị sập, dù chỉ một vài giây.
-

Kỹ sư bán hàng
Lương/tháng: 9.970 USD
Kỹ sư bán hàng giúp khách hàng của Google giải quyết các vấn đề kỹ thuật với

bất cứ sản phẩm nào họ đang phát triển. Đây là vị trí cực kỳ quan trọng đối với những
công ty khai thác những ứng dụng của Google như Gmail.
-

Kỹ sư phần mềm
21


Lương/tháng: 9.916 USD

Kỹ sư phần mềm là những "cần câu cơm" của Google. Họ chịu trách nhiệm
đảm bảo mọi thứ được hoàn thành và viết code cho mọi sản phẩm của Google, như
Tìm kiếm và Android.
-

Quản lý tiếp thị sản phẩm
Lương/tháng: 9.851 USD
Các nhân viên quản lý tiếp thị sản phẩm sẽ quyết định khách hàng cần gì,

muốn gì từ một sản phẩm của công ty. Công việc này đòi hỏi khá nhiều quá trình
nghiên cứu, và là vị trí trọng yếu trong việc gìn giữ vị trí của Google trên thị trường
-

Nghiên cứu trải nghiệm khách hàng
Lương/tháng: 9.378 USD
Khi nhân viên thiết kế giao diện người dùng tập trung "tút tát" cho vẻ ngoài sản

phẩm, thì các nhân viên nghiên cứu trải nghiệm khách hàng tập trung vào việc mang
đến sự hài lòng cho người dùng. Đây là cách khiến Google kiểm soát được những
thiết kế nào được người dùng ưa chuộng, những thiết kế nào thì không
-

Kỹ sư mạng lưới
Lương/tháng: 8.961 USD
Các kỹ sư mạng lưới đảm bảo mọi thứ hoạt động thông suốt trong mạng nội

bộ công ty. Bạn không thể kiểm tra hệ thống code hay liên lạc nội bộ nếu không có
mạng lưới đủ mạnh.
-


Nhân viên thiết kế giao diện người dùng
Lương/tháng: 8.790 USD
Những nhân viên này chịu trách nhiệm về tính thẩm mỹ của mọi sản phẩm

Google.
-

Phân tích kinh doanh
Lương/tháng: 8.700 USD

22


Google vẫn cần thuê những phân tích gia kinh doanh để đảm bảo hoạt động tài
chính được suôn sẻ.
-

Phân tích tài chính
Lương/tháng: 8.604 USD
Google cần các nhà phân tích tài chính để đảm bảo các bản báo cáo của công

ty là chính xác, đồng thời kiểm soát số tiền công ty thu về từ những sản phẩm cụ thể.
-

Quản lý cơ sở dữ liệu
Lương/tháng: 8.360 USD
Google có lượng thông tin khổng lồ, cần liên tục truy cập để giữ hệ thống tìm

kiếm hoạt động chính xác và cập nhật. Mặc dù các nhân viên quản lý cơ sở dữ liệu
không đóng góp trong việc xây dựng sản phẩm mới, họ vẫn là một phần quan trọng

của nhóm.
-

Giám đốc tài khoản cao cấp
Lương/tháng: 7.770 USD
Một số nhân viên quản lý tài khoản kiếm nhiều tiền hơn kỹ sư thực tập, nhưng

không nhiều hơn kỹ sư phần mềm truyền thống. Tuy nhiên, khoản lương trên không
hề tồi chút nào.
-

Kỹ sư phần mềm thực tập
Lương/tháng: 5.800 - 7.500 USD
Kỹ sư phần mềm thực tập tại Google thực ra kiếm không ít tiền, so với nhân

viên bán hàng và marketing. Google là một trong những công ty trả lương thực tập
cao nhất làng công nghệ.
-

Quản lý tài khoản
Lương/tháng: 5.923 USD
Quản lý tài khoản giải quyết các vấn đề liên quan đế doanh số và quan hệ

marketing với những khách hàng lớn và cụ thể. Một lượng lớn các nhân viên bán hàng
của Google được bố trí tại New York.
23


-


Cộng tác viên AdWords
Lương/tháng: 4.700 USD
Vị trí cộng tác viên AdWords chỉ nhỉnh hơn cộng tác viên truyền thống một

chút. AdWords là một trong những nền tảng quảng cáo quy mô nhất Google. Tuy
nhiên, lương của những nhân viên bán hàng này vẫn bằng một nửa lương của hầu hết
kỹ sư.
-

Cộng tác viên, bán hàng online và nhân viên hoạt động
Lương/tháng: 4.183 USD
Với các kỹ sư đóng vai trò chủ chốt tại Google, những nhân viên bán hàng và kế

toán được xếp phía dưới bảng lương. Các cộng tác viên đóng vai trò kém quan trọng
nhất, nên họ nhận lương thấp nhất.
Mức lương cũng là yếu tố rất quan trọng để thu hút được nhân sự giỏi, bỏi vì năng
lực cần phải được đánh giá, và thước đo đánh giá chính xác nhất cho năng lực, đó
chỉnh là thu nhập, muốn có nhân sự giỏi thì cần phải trả mực lương cao hơn.
4.

Một số nhân tài người Việt Nam đã và đang làm việc cho Google

Chính sách thu hút và giữ nhân nhân sự của Google và những công ty đa quốc gia làm
cho rất nhiều các nước đang phát triển bị hao hụt số lượng nhân lực giỏi khá nhiều.
Đối với Việt Nam, những người Việt được làm việc cho Google đều là những
người trẻ và có thành tích học tập rất giỏi hoặc tốt nghiệp các trường Đại học danh
tiếng trên thế giới, như:
-

Nguyễn Quang Dũng

Tốt nghiệp ĐH Georgia Insitute of Technology tại Mỹ.
Sau khi tốt nghiệp ĐH Georgia Insitute of Technology tại Mỹ, chàng trai được

"ông lớn" Google nhận vào làm việc. Hiện tại, 8X là đồng sáng lập, giám đốc Minh Việt
Hitech, tác giả của Garagames - một cổng chơi game online đang dần lớn mạnh.
-

Phạm Bạch Dương

24


Tốt nghiệp thủ khoa ĐH quốc gia Hà Nội.
Làm việc cho Google châu Á từ năm 2007 đến nay, Bạch Dương cũng là người
Việt đầu tiên giữ chức vụ quản lý cho tập đoàn công nghệ Google. Anh hiện phụ trách
một số dự án về điện thoại Android ở châu Á Thái Bình Dương.
-

Nguyễn Thành Nhân
Tốt nghiệp ĐH Simon Fraser, Canada.
Năm 2000, Thành Nhân đoạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi Tin toàn quốc. Năm

2010, 8X đầu quân cho "gã khổng lồ" Google. Anh hiện thuộc nhóm AdWords, làm
việc trực tiếp với các công ty trả tiền quảng cáo.
-

Lê Viết Quốc
Anh bắt đầu làm việc ở tập đoàn này từ năm 2012. Đây là đại diện đầu tiên của

Việt Nam vào top 35 nhà sáng tạo trẻ (dưới 35 tuổi) có những đóng góp hữu ích cho

cộng đồng thế giới do tạp chí Technology Review bình chọn
Công nghệ "Deep learning" của anh được Google sử dụng trong việc tìm kiếm
hình ảnh và nhận dạng giọng nói. Hiện anh còn đảm nhiệm vai trò giáo sư ở ĐH
Carnegie Mellon (Mỹ)
-

Phạm Tuấn Hưng

Tốt nghiệp ĐH Công nghệ, ĐH Quốc Gia Hà Nội.
Được hàng loạt tập đoàn nổi tiếng của Mỹ mời làm việc như Amazon, Microsoft,
Google
Năm 2012, Tuấn Hưng thực tập tại NASA và Google. Quyết định chọn Google, anh có
cơ hội làm việc cùng nhiều kỹ sư để cải thiện cách thức các video trên YouTube đến
gần hơn với người khiếm thính.
-

Nguyễn Phương Anh

Tốt nghiệp chuyên ngành Mỹ thuật tại Đức.
Cô từng làm stylist, nhiếp ảnh và thiết kế cho tạp chí Elle, giám đốc điều hành của
Zalora, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử, truyền thông và tiêu
25


×