Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tái XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.93 KB, 34 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
BAN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
--------

BÀI TẬP CÁ NHÂN

ĐỀ TÀI:
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TÁI XUẤT

GVHD

: PGS.TS NGUYỄN THỊ NHƯ LIÊM

KHÓA

:

SV THỰC HIỆN

: PHẠM LÊ THANH PHÚ

Đà Nẵng, ngày 26 tháng 10 năm 2018


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TÁI XUẤT......................1
1.1. Khái niệm và đặc điểm tái xuất........................................................................1
1.2. Ưu nhược điểm của tái xuất.............................................................................1
1.3. Các loại hình tái xuất........................................................................................2
1.3.1. Tái xuất thông thường....................................................................................2
1.3.2. Chuyển khẩu...................................................................................................3


1.4. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tái xuất.....................................4
1.4.1. Đặt cọc (deposit)..............................................................................................4
1.4.2. Chế tài..............................................................................................................4
1.4.3. Phương thức tín dụng giáp lưng (back to back L/C).....................................4
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất..........5
1.5.1. Các nhân tố khách quan.................................................................................5
1.5.2. Các nhân tố quốc gia.......................................................................................6
1.5.3. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp.............................................................8
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KINH DOANH TÁI XUẤT TẠI VIỆT NAM................9
2.1. Các hiệu quả kinh tế đạt được..........................................................................9
2.1.1. Đối với doanh nghiệp (DN).............................................................................9
2.1.2. Đối với kinh tế Việt Nam...............................................................................10
2.2. Những tồn tại trong việc tái xuất ở Việt Nam................................................11
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN THÀNH TÙNG.............................................................................13
3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Thành Tùng................................................13
3.1.1. Thông tin chung về Công ty..........................................................................13
3.1.2. Cơ cấu tổ chức Công ty.................................................................................13
3.1.3. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh của công ty................................................15
3.2. Thực trạng kinh doanh tạm nhập tái xuất của công ty................................16
3.2.1. Về khối lượng, cơ cấu mặt hàng...................................................................16
3.2.2. Về cửa khẩu...................................................................................................16
3.2.3. Về doanh thu.................................................................................................17
3.3. Quy trình kinh doanh tạm nhập tái xuất của công ty...................................17
3.3.1. Tìm kiếm và đàm phán hợp đồng..................................................................18

Page | i


3.3.2. Quy trình nhập khẩu.....................................................................................18

3.3.3. Quy trình xuất khẩu......................................................................................22
3.4. Hiệu quả kinh doanh.......................................................................................26
3.5. Đánh giá hoạt động kinh doanh tái xuất của Công ty..................................27
3.5.1. Thành công....................................................................................................27
3.5.2. Hạn chế.........................................................................................................28
3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế............................................................................28
KẾT LUẬN......................................................................................................................... 30

Page | ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3. 1. Khối lượng hàng hóa kinh doanh từ năm 2008-2012.......................................................16
Bảng 3. 2. Số lượng giao dịch thực hiện tại các cửa khẩu.................................................................16
Bảng 3. 3. Doanh thu của công ty giai đoạn 2008-2012....................................................................17
Bảng 3. 4. Tổng kết kinh doanh cuối năm.........................................................................................27

Page | iii


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TÁI XUẤT
1.1. Khái niệm và đặc điểm tái xuất
Tái xuất là hình thức xuất khẩu những hàng hoá trước đây đã nhập khẩu và chưa qua chế
biến ở nước tái xuất. Tái xuất là một phương thức giao dịch buôn bán mà người làm tái xuất
không nhằm mục đích phục vụ tiêu dùng trong nước mà chỉ tạm nhập khẩu sau đó tái xuất
khẩu để kiếm lời.
Phương thức này khác với phương thức đối lưu ở chỗ là không quan tâm đến nhu cầu tiêu
dùng trong nước. Tham gia vào phương thức giao dịch tái xuất luôn có 3 nước: nước xuất
khẩu, nước nhập khẩu, và nước tái xuất. Vì vậy phương thức này còn được gọi là phương
thức giao dịch 3 bên hay giao dịch tam giác (Triangular transaction).

Giao dịch tái xuất có đặc điểm
-

Cơ sở pháp lý của hình thức tạm nhập tái xuất là: hai hợp đồng riêng biệt. Hợp đồng
mua hàng do thương nhân nước tái xuất kí với thương nhân nước xuất khẩu. Hợp đồng
bán hàng do thương nhân nước tái xuất ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hợp đồng
mua hàng có thể kí trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.

-

Mục đích của giao dich tái xuất là mua rẻ hàng hóa ở nước này và bán đắt cho nước
khác, để hưởng chênh lệch giá thu về khoản ngoại tệ lớn hơn số vốn bỏ ra ban đầu.

-

Hàng hoá phải có cung cầu lớn và giá cả hàng hoá đó phải có biến động lớn. Do vậy
trong phương thức buôn bán này người nào nắm được sự biến động của giá nhanh chớp
được thời cơ thuận thì sẽ có lãi lớn, còn ngược lại thì sẽ bị lỗ vốn và có thể bị phá sản.

1.2. Ưu nhược điểm của tái xuất
Giao dịch tái xuất thường đem lại nhiều lợi ích cho bên tái xuất. Nhiều doanh nghiệp thu
được lợi nhuận rất lớn so với doanh nghiệp sản xuất trực tiếp. Nhưng ưu điểm này không dễ
thực hiện đối với các công ty kém nghiệp vụ và ít thông tin kinh doanh quốc tế. Thông
thường, các công ty ở các quốc gia phát triển như là trung tâm thương mại và tài chính lớn
trên thế giới mới có cơ hội và điều kiện thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tái xuất như
HongKong, Singapore, Anh, Mỹ, Hà Lan, … Hơn nữa, thực hiện kinh doanh tái xuất
thường rất hữu ích trong cán cân thương mại xuất và nhập khẩu. Tái xuất sẽ làm cho bên tái
xuất luôn xuất siêu vì giá trị nhập thấp hơn giá trị xuất cùng loại hàng hóa đó. Nhiều quốc
gia
Page | 1



vừa coi tái xuất như là biện pháp hạn chế thâm hụt cán cân thương mại vừa coi là biểu hiện
của chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý sang lĩnh vực dịch vụ.
Tất nhiên, tái xuất cũng không phải là giải pháp mang tính chiến lược cho các quốc gia phát
triển bền vững. Bản chất của tái xuất chỉ là thương mại kiếm lời, vì thế nó sẽ không mang
lại sức mạnh thực sự trong quan hệ kinh tế song phương và đa phương. Tự do hóa thương
mại càng cao thì dịch vụ tái xuất sẽ càng bị hạn chế vì các bên xuất khẩu và nhập khẩu có
cơ hội quan hệ trực tiếp với nhau. Càng nhiều rào cản thương mại bị xóa bỏ thì càng nhiều
doanh nghiệp cung ứng trực tiếp hàng hóa tiếp cận với khách hàng tiềm năng. Nếu chú
trọng quá mức vào buôn bán tái xuất thì tính bền vững trong kinh doanh quốc tế sẽ không
cao.
1.3. Các loại hình tái xuất
Tái xuất là hoạt động kinh doanh đòi hỏi nghiệp vụ có trình độ cao nên không phải quốc gia
nào cũng thực hiện được những giao dịch buôn bán lớn. Thông thường, các nước nhập khẩu
chấp nhận mua hàng hóa thông qua bên trung gian tái xuất vì những lý do chính trị như bị
cấm bận thương mại hay rào cản thương mại… Tùy vào các cấp độ hạn chế quan hệ khác
nhau mà ben tái xuất lựa chọn việc giao hàng trực tiếp từ nước xuất khẩu sang nước nhập
khẩu hay phải chuyển qua quốc gia tái xuất. Do đó, có thể chia ra tái xuất theo 2 hình thức:
tái xuất thông thường và chuyển khẩu
1.3.1. Tái xuất thông thường
Tái xuất thông thường là giao dịch mà hàng hóa sẽ chuyển dịch từ nước xuất khẩu sang
nước tái xuất, rồi mới sang nước nhập khẩu.
Ngược chiều với sự vận động của hàng hóa là sự vận động của đồng tiền: Bên tái xuất trả
tiền cho bên xuất khẩu và thu tiền của bên nhập khẩu.
Đường đi của hàng hóa và đồng tiền trong tái xuất đúng nghĩa được mô tả trong sơ đồ sau:
Người XK

Người tái xuất


Người NK

Page | 2


Bên cạnh đó, hình thức tái xuất này do một đơn vị thực hiện nên hoạt động đó thường được
gọi là tạm nhập tái xuất. Hình thức tạm nhập tái xuất nhấn mạnh rõ mục đích nhập khẩu
không vì mục đích tiêu dùng trong nước mà người nhập khẩu sẽ xuất khẩu hàng hóa sau đó
một thời gian nhất định. Thời gian này thường không kéo dài và do chính đơn vị nhập khẩu
thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu trong khai báo thông quan hàng hóa.
Tuy nhiên, nếu hoạt động tạm nhập tái xuất không được kiểm soát chặt chẽ thì dễ dẫn tới
gian lận thương mại, đó là nhập khẩu hàng hóa về để tiêu thụ trong nước nhưng lại khai báo
với hải quan là tái xuất để được hoàn thuế.
Trường hợp người tái xuất muốn giấu xuất xứ hàng hoá (thường thì phải thoả thuận trước
với người mua) thì người tái xuất phải thay đổi bao bì, vẽ lại mẫu mã và như vậy có nghĩa là
hàng hoá đã được gia công chế biến một phần cho nên khi tái xuất phải nộp thuế xuất khẩu
cho phần giá trị gia tăng đó, nếu pháp luật quy định.
1.3.2. Chuyển khẩu
Chuyển khẩu được quy định trong Quy chế này là việc thương nhân Việt Nam mua hàng
của một nước để bán cho một nước khác mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và
không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Phương thức chuyển khẩu được thực hiện dưới các hình thức:
-

Hàng hoá được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa
khẩu Việt Nam.

-

Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có quan cửa khẩu

Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất
khẩu ra khỏi Việt Nam.

-

Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt
Nam và đưa vào kho ngoại quan, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không
làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

Trên thực tế phương thức chuyển khẩu thường được thực hiện bằng hai cách:
-

Công khai: Các chứng từ hàng hoá từ người bán ban đầu giữ nguyên chỉ các chứng từ
làm thủ tục chuyển khẩu.

-

Bí mật: Thay lại toàn bộ chứng từ hàng hoá kể cả tên và địa chỉ người bán.

Page | 3


1.4. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tái xuất
Người kinh doanh tái xuất thường ký một hợp đồng nhập khẩu và một hợp đồng xuất khẩu.
Hai hợp đồng này phải phù hợp với nhau về hàng hoá bao bì, mã hiệu v.v. Việc thực hiện
hợp đồng nhập khẩu phải tạo cơ sở đầy đủ và chắc chắn cho việc thực hiện hợp đồng xuất
khẩu.
Một vấn đề rất quan trọng cần phải lưu ý trong kinh doanh theo phương thức tái xuất là
công tác khách hàng, phải chú ý tìm được khách hàng đứng đắn, có khả năng thanh toán
cao. Thực tế ở Việt Nam cho thấy có nhiều doanh nghiệp đã phá sản do công tác này lỏng

lẻo (nhập khẩu hàng hoá rồi nhưng không biết bán cho ai vì đối tác từ chối nhận hàng –
không tái xuất được).
Để thực hiện các hợp đồng một cách nghiêm chỉnh người ta thường áp dụng các biện pháp
như: đặt cọc, chế tài hay L/C
1.4.1. Đặt cọc (deposit)
Là một khoản tiền mà một bên có nghĩa vụ phải giao cho bên kia để đảm bảo thực hiện hợp
đồng, nếu vi phạm sẽ mất khoản tiền đặt cọc đó.
Trên thực tế đây là một vấn đề rất phức tạp và rắc rối ngay cả khi đã có đặt cọc thì khả năng
vi phạm hợp đồng vẫn có thể xảy ra. Cho nên khi tiến hành giao dịch cần phải chọn kỹ đối
tác, phải cảnh giác cao.
Để tránh rủi ro người ta thường hay yêu cầu ngân hàng bảo lãnh số tiền gửi hoặc tiền ứng
trước. Tuy nhiên nếu yêu cầu ngân hàng bảo lãnh thì phải trả phí bảo lãnh ngân hàng .
1.4.2. Chế tài
Biện pháp phạt tiền thường được áp dụng theo các hình thức:
-

Trả một khoản tiền quy định trong hợp đồng (có thể là ngoại tệ có thể là nội tệ)

-

Mua hàng trên thị trường và người vi phạm phải trả tiền chênh lệch so với giá hợp đồng.

1.4.3. Phương thức tín dụng giáp lưng (back to back L/C)
Sau khi nhận được L/C của người nhập khẩu mở cho mình người kinh doanh tái xuất (hoặc
chuyển khẩu) dùng L/C này để thế chấp mở L/C thứ hai cho người xuất khẩu hưởng lợi với
nội dung gần giống L/C mà người nhập khẩu mở cho mình. L/C thứ nhất gọi là L/C gốc,
còn L/C thứ hai gọi là L/C giáp lưng.

Page | 4



1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh tạm nhập
tái xuất
1.5.1. Các nhân tố khách quan
Đây là các nhân tố do môi trường kinh tế khách quan tạo nên, nằm ngoài phạm vi điều
chỉnh của doanh nghiệp. Có thể kể đến các nhân tố sau đây:
Môi trường kinh tế: Tình hình phát triển kinh tế của thị trưòng xuất khẩu có ảnh hưởng tới
nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng, do đó có ảnh hưởng đến hoạt đông xuất
khẩu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế cũng ảnh hưởng tới xu hướng nhập
khẩu hàng hóa của các nước trên thế giới. Trong tình trạng khủng hoảng kinh tế diễn ra trên
toàn cầu như hiện nay, các quốc gia có xu hướng hạn chế nhập khẩu hàng hóa, chuyển cơ sở
sản xuất về nội địa để tạo việc làm và giảm chênh lệch cán cân thương mại quốc tế. Các
nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) thu nhập của dân cư, tình hình lạm phát, tình hình lãi xuất
Môi trường luật pháp quốc tế: Tình hình chính trị hợp tác quốc tế được biểu hiện ở xu thế
hợp tác giữa các quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chính trị của
một nhóm các quốc gia do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường xuất khẩu của doanh
nghiệp. Xu hướng thắt chặt việc kiểm soát thương mại thông qua các hàng rào kĩ thuật để
bảo hộ việc sản xuất trong nước đã và đang là xu hướng bảo hộ chủ yếu của các quốc gia
phát triển hiện nay. Bên cạnh đó, luật pháp của các quốc gia trên thế giới về thương mại
quốc tế rất chặt chẽ và chi tiết. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần tìm hiểu rõ về luật pháp và
các quy định của thị trường xuất khẩu nhằm hạn chế các rủi ro xảy ra và có hướng giải
quyết trong trường hợp xảy ra tranh chấp thương mại.
Môi trường văn hoá xã hội: Đặc điểm và sự thay đổi của văn hoá - xã hội của thị trường
xuất khẩu có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu của khách hàng, do đó ảnh hưởng đến các
quyết định mua hàng của khách hàng và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh
nghiệp. Xu hướng tiêu dùng của thị trường xuất khẩu cũng ảnh hưởng lớn tới khả năng
xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Các nhân tố văn hóa xã hội có thể kể đến như
thói quen tiêu dùng, phong tục tập quán kinh doanh, truyền thống văn hóa, các tập tục
sử dụng hàng hóa trong đời sống của người dân.

Môi trường cạnh tranh: Mức độ cạnh tranh quốc tế biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh
nghiệp, các công ty quốc tế đối với doanh nghiệp, khi cùng tham gia vào một thị trường

Page | 5


xuất khẩu nhất định. Sức ép ngày càng lớn thì ngày càng khó khăn cho doanh nghiệp
muốn thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu cho mình. Môi trường cạnh tranh
quyết định khả năng tồn tại cũng như thị phần của doanh nghiệp. Trong môi trường cạnh
tranh quốc tế ngành càng lớn hiện nay, nhất là trong thời kì khủng hoảng kinh tế, mọi
doanh nghiệp cần nỗ lực rất lớn để tồn tại trong những thị trường có tính cạnh tranh cao.
Sức ép cạnh tranh quốc tế sẽ thải loại những doanh nghiệp yếu kém ra khỏi cuộc chơi và
tiếp nhận những doanh nghiệp đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường.
1.5.2. Các nhân tố quốc gia
Đây là các nhân tố ảnh hưởng bên trong đất nước nhưng ngoài sự kiểm soát của doanh
nghiệp. Các nhân tố đó bao gồm:
Nguồn lực trong nước: Một nước có nguồn lực dồi dào là điều kiện thuận lợi để doanh
nghiệp trong nước có điều kiện phát triển xúc tiến các mặt hàng có sử dụng sức lao động.
Về mặt ngắn hạn, nguồn lực đuợc xem là không biến đổi vì vậy chúng ít tác động đến sự
biến động của xuất khẩu. Nước ta nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ là điều kiện
thuận lợi để xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động như hàng thủ công mỹ nghệ,
may mặc giầy dép...
Nhân tố công nghệ: Ngày nay khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế
xã hội, và mang lại nhiều lợi ích, trong xuất khẩu cũng mang lại nhiều kết quả cao. Nhờ sự
phát triển của bưu chính viễn thông, các doanh nghiệp ngoại thương có thể đàm phán với
các bạn hàng qua điện thoại, fax, ... giảm bớt chi phí, rút ngắn thời gian. Giúp các nhà kinh
doanh nắm bắt các thông tin chính xác, kịp thời .Yếu tố công nghệ cũng tác động đến quá
trình sản xuất, gia công chế biến hàng hoá xuất khẩu. Khoa học công nghệ còn tác động tới
lĩnh vực vận tải hàng hoá xuất khẩu, kỹ thuật nghiệp vụ trong ngân hàng... Nhân tố công
nghệ có thể thúc đẩy quá trình kinh doanh diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí

của doanh nghiệp. Trong xu thế ứng dụng công nghệ vào nhiều quy trình kinh doanh hiện
nay, các doanh nghiệp được tiếp cận với quy trình kinh doanh hiện đại và tiện lợi, loại bỏ
được những khó khăn do sử dụng con người tạo ra.
Cơ sở hạ tầng: Đây là yếu tố không thể thiếu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cũng như
nhập khẩu. Cơ sở hạ tầng của một nền kinh tế cũng phản ánh trình độ phát triển kinh tế của
một quốc gia. Một quốc gia có cơ sở hạ tầng đầy đủ và hiện đại sẽ thúc đẩy sự phát triển
kinh tế nhanh hơn, việc vận tải hàng hóa diễn ra dễ dàng. Hệ thống cảng biển, cảng hàng
không, cửa khẩu, bến bãi chính là nơi diễn ra hoạt động giao thương xuất nhập khẩu hàng
Page | 6


hóa với nước ngoài. Cơ sở hạ tầng càng hoàn thiện thì hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra
càng nhanh chóng và thuật lợi. Bên cạnh đó, ngày nay người ta thường nói đến cơ sở hạ
tầng thông tin viễn thông, hệ thống ngân hàng. Hệ thống cơ sở hạ tầng này hỗ trợ cho quá
trình tìm kiếm thông tin, xúc tiến thương mại, các hoạt động giao dịch với khách hàng, khả
năng thanh toán .Cơ sở hạ tầng gồm: đường xá, bến bãi hệ thống vận tải , hệ thống thông
tin,hệ thống ngân hàng... có ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu nó thúc đẩy hoặc kìm
hãm hoạt động xuất khẩu.
Hệ thống chính trị pháp luật của nhà nước: bao gồm hệ thống luật pháp, các quy định,
chính sách phát triển và hỗ trợ của nhà nước, các cơ quan quản lý và thi hành luật pháp như
công an, viện kiểm soát, tòa án. Hệ thống chính trị pháp luật quyết định tới mặt hàng kinh
doanh, phương thức kinh doanh cũng như khả năng phát triển. Nhà nước cũng thông qua hệ
thống này để hạn chế hay thúc đấy phát triển ngành kinh doanh nào đó.
Các doanh nghiệp ngoại thương khi tham gia hoạt động xuất khẩu cần nhận biết và tuân
theo các quy định của pháp luật về hoạt động xuất khẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh
nói chung. Do vậy doanh nghiệp cần lợi dụng các chính sách của nhà nước về hoạt động
xuất khẩu cũng như không tham gia vào các hoạt động xuất khẩu bị cấm.
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực
hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu trong hoạt động xuất khẩu. Thế nên
doanh nghiệp cần quan tâm đến yếu tố tỷ giá vì nó liên quan đến việc thu đổi ngoại tệ sang

nội tệ, từ đó ảnh hướng đến hiệu quả xuất của doanh nghiệp. Để biết được tỷ giá hối đoái,
doanh nghiệp phải hiểu được cơ chế điều hành tỷ giá hiện hành của nhà nước, theo dõi biến
động của nó từng ngày. Doanh nghiệp phải lưu ý tỷ giá hối đoái được điều chỉnh là tỷ giá tỷ
giá chính thức được điều chỉnh theo quá trình lạm phát. Tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng rất
lớn tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Do hoạt động xuất nhập khẩu của doanh
nghiệp sử dụng ngoại tệ để giao dịch. Tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ khiến doanh nghiệp tái
xuất tăng lợi nhuận do nội tệ quy đổi được tăng lên và ngược lại.
Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp: Cạnh tranh một mặt có tác động thúc đẩy sự
vươn lên của các doanh nghiệp, mặt khác nó cũng dìm chết các doanh nghiệp yếu kém. Mức
độ cạnh tranh ở đây biểu hiện ở số lượng các doanh nghiệp tham gia cùng ngành hoặc các
mặt hàng khác có thể thay thế được. Hiện nay, nhà nước Việt Nam có chủ trương khuyến
khích mọi doanh nghiệp mới tham gia hoạt động tái xuất đã dẫn đến sự bùng nổ số lượng
các doanh nghiệp tham gia do đó đôi khi có sự cạnh tranh không lành mạnh. Trong thời kì
Page | 7


khủng hoảng kinh tế như hiện nay, mức độ cạnh tranh diễn ra càng khốc liệt hơn, đòi hỏi
các doanh nghiệp phải tự thay đổi, nâng cao sức cạnh tranh để tồn tại.
1.5.3. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Là các nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể tác động làm thay
đổi nó để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình. Bao gồm các nhân tố sau:
Bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính của doanh nghiệp: Là sự tác đông trực tiếp của
các cấp lãnh đạo xuống các cán bộ, công nhân viên. Một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức
hợp lý cách điều hành hoạt động kinh doanh sẽ quyết định tới hiệu quả kinh doanh nói
chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Bộ máy quản lý doanh nghiệp được ví như bộ
não của con người, là nơi ra mọi quyết định liên quan tới việc kinh doanh của công ty.
Trong môi trường kinh tế hội nhập sâu rộng như hiện nay, trình độ quản lý và điều hành của
doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới khả năng hoạt động và tồn tại của doanh nghiệp.
Yếu tố con người: Con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động. Hoạt
động xuất khẩu hàng hoá đặc biệt phải nhấn mạnh đến yếu tố con người bởi vì nó là chủ thể

sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động. Trình độ và năng lực trong hoạt động xuất
nhập khẩu của các bên kinh doanh sẽ quyết định tới tới hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Trong thời buổi kinh tế thị trường hội nhập ngảy càng mạnh, cùng với sự phát triển
nhanh của khoa học kĩ thuật, nhiều công việc đã được thay thế bởi máy móc và công nghệ.
Tuy nhiên, nó không thể thay thế vai trò của con người trong việc điều hành và ra quyết
định kinh doanh. Các doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư nhiều vào nhân tố con người như
một sự đầu tư cho sự phát triển lâu dài trong tương lai.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Một trong những yếu tố quan trọng tác động tới
hoạt động xuất của doanh nghiệp là vốn. Bên cạnh yếu tố về con người, tổ chức quản lý thì
doanh nghiệp phải có vốn để thực hiên các mục tiêu về xuất khẩu mà doanh nghiệp đã đề ra.
Năng lực tài chính có thể làm hạn chế hoặc mở rộng các khả năng của doanh nghiệp vì vốn
là tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động ngoại thương kinh
doanh với nước ngoài cần rất nhiều tiền cũng như phải cạnh tranh với các công ty nước
ngoài có tiềm lực tài chính rất mạnh, vì thế các doanh nghiệp phải đảm bảo khả năng tài
chính vững chắc để duy trì hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng cạnh tranh với doanh
nghiệp nước ngoài cũng như khả năng đầu tư phát triển trong tương lai.

Page | 8


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KINH DOANH TÁI XUẤT TẠI VIỆT
NAM
2.1. Các hiệu quả kinh tế đạt được
Trong những năm qua, tận dụng vị trí địa lý, phát huy năng lực nghiệp vụ chuyên môn, quan
hệ bạn hàng ngoài nước, nhanh nhạy về thông tin kinh tế, thị trường, giá cả... các thương
nhân tạm nhập khẩu (TNK) từ thị trường ngoài nước này những mặt hàng trong nước không
có hoặc chưa cần để tái xuất khẩu (XK) sang thị trường ngoài nước khác có nhu cầu.
Phương thức kinh doanh tạm nhập tái xuất (TNTX) tăng trưởng tốt, giá trị kim ngạch hằng
năm đạt hàng chục tỷ USD. Mặt hàng TNTX rất phong phú như xăng, dầu, các loại nguyên
vật liệu, khoáng sản, phân bón, thực phẩm, nông sản, rượu bia, thuốc lá... Tỷ trọng các mặt

hàng thay đổi từng năm theo tín hiệu thị trường. TNTX mang lại hiệu quả kinh tế cho cả
doanh nghiệp thực hiện TNTX và nền kinh tế Việt Nam.
2.1.1. Đối với doanh nghiệp (DN)
Hưởng chênh lệch giá từ việc mua hàng hóa từ nước này để xuất khẩu sang nước khác có
nhu cầu, sau khi tính đủ chi phí. Doanh nghiệp thu được lợi nhuận lớn khi nhập khẩu được
hàng với giá rẻ và xuất khẩu với giá đắt. Hàng hóa nhiều dẫn đến việc xuất khẩu với giá rẻ
và những nước không có hoặc đang rất cần mặt hàng nào đó sẵn sàng mua với giá cao. Vì
vậy, công việc của doanh nghiệp kinh doanh dưới hình thức tạm nhập tái xuất là tìm được
những đầu mối để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình từ đó thu lợi nhuận cao.
Doanh nghiệp không phải tiến hành sản xuất, chế biến hàng hóa sau khi nhập khẩu về nên
không cần tốn chi phí đầu vào cho sản xuất như chi phí nguyên vật liệu, nhân công sản xuất,
nhà xưởng, máy móc- thiết bị, quy mô doanh nghiệp không cần phải quá lớn.Thực hiện hoạt
động tạm nhập tái xuất, doanh nghiệp chỉ cần kho bãi và các công cụ bảo quản hàng hóa.
Doanh nghiệp không phải chịu thuế, do đó doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một khoản
ngân sách đáng kể so với xuất nhập khẩu thông thường. Đối với các mặt hàng xuất nhập
khẩu thông thường, doanh nghiệp luôn phải chịu thuế, từ đó làm giảm lợi nhuận mà doanh
nghiệp thu được. Ví dụ như việc xuất nhập khẩu đồ đông lạnh, mức thuế doanh nghiệp phải
chịu là 16% (thông tư 182/2015/TT-BTC) tuy nhiên nếu kinh doanh tạm nhập tái xuất thì
doanh nghiệp tiết kiệm được 16% giá lô hàng so với xuất nhập khẩu thông thường.

Page | 9


TNTX làm đa dạng hóa kinh doanh của DN, giúp cho DN đứng vững, kinh doanh tốt thì
nguồn thu tăng thêm. Hoạt động này cũng làm sôi động quan hệ thương mại, nhất là quan
hệ thương mại biên giới, giúp cho cả hai bên cùng có lợi, đóng góp phát triển hạ tầng, phát
triển DN, phát triển quan hệ thương mại.
2.1.2. Đối với kinh tế Việt Nam
Hoạt động TNTX góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng ngân sách quốc gia. Hàng
hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất không phải chịu thuế xuất nhập khẩu, vì thế, nguồn thu

ngân sách nhà nước không phải được tăng lên do thuế mà là do phí sử dụng bến bãi và một
số loại phí có liên quan khác. Hàng năm, các doanh nghiệp tạm nhập tái xuất tại các bến
cảng, cửa khẩu đã đóng góp cho ngân sách một khoản tiền tương đối lớn. Tại cảng Hải
Phòng, các doanh nghiệp này đã đóng góp cho ngân sách nhà nước 40 tỷ đồng/năm, tại
điểm thông quan Co Sa (Lạng Sơn), lượng hàng hóa tạm nhập để tái xuất qua điểm thông
quan Co Sa năm 2015 là 130.000 tấn, trị giá hàng hóa 145 triệu đô la Mỹ, thu ngân sách tỉnh
đạt trên 46 tỷ đồng trong đó, riêng hàng TNTX từ thời điểm thực hiện thí điểm đạt gần
60.000 tấn, trị giá đạt gần 60 triệu USD, thu ngân sách đạt khoảng 10 tỷ đồng.
Nhiều dịch vụ trong nước liên quan như hậu cần, kho bãi, cảng, vận tải đường bộ, đường
thủy, hàng không, bốc xếp, bảo hiểm... thu được phí và tạo thêm việc làm. Cụ thể như sau:
-

Trên 80% hàng hóa tạm nhập về cảng Hải Phòng (thực phẩm đông lạnh, nguyên liệu sản
xuất, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, phế liệu…) rồi được tái xuất qua các cửa khẩu của
Quảng Ninh, như: Lục Lầm, Ka Long, Bắc Phong Sinh... Cùng với đó, số doanh nghiệp
(DN) tham gia kinh doanh theo những phương thức dịch vụ trên ước tính khoảng hơn
400, tạo việc làm và thu nhập cho 20.000 lao động xã hội bằng các hoạt động, bốc dỡ,
vận chuyển, giao nhận. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, hoạt động kinh doanh TNTX, kho
ngoại quan còn góp phần phát triển dịch vụ logistic tại các khu vực cửa khẩu biên giới.

-

Việc thực hiện thí điểm tại điểm thông quan Co Sa (Lạng Sơn) đã góp phần giải quyết
tốt công ăn việc làm, thu nhập thường xuyên cho hàng trăm lao động địa phương trong
các lĩnh vực phục vụ hoạt động tạm nhập hàng hóa như sang tải, bốc xếp... Qua đó, đời
sống của người dân vùng biên giới ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Việc tạo thêm nhiều việc làm cho dân cư vùng biên giới hạn chế tối đa việc dân cư biên giới
xuất cảnh trái phép sang bên kia biên giới làm thuê, đảm bảo an ninh quốc phòng, quan hệ
hợp tác với địa phương biên giới phía bạn, tình hữu nghị, hợp tác, hiểu biết lẫn nhau được


Page | 10


tăng cường và củng cố. Ngoài ra cũng đóng góp vào việc làm giảm tình trạng thất nghiệp,
nâng cao đời sống của dân cư, đồng thời làm giảm các tệ nạn xã hội.
2.2. Những tồn tại trong việc tái xuất ở Việt Nam
Đối với Việt Nam, kể từ năm 2005-2006 khi có Luật Thương mại và Nghị định số 12/NĐCP, hoạt động tạm nhập – tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa đã phát triển nhanh chóng trong
xu thế hội nhập, phù hợp với những cam kết WTO về tự do quá cảnh, chuyển tải hàng hóa.
Theo thống kê, số DN tham gia tạm nhập – tái xuất đã tăng từ 1.120 lên 1.711 DN, tổng kim
ngạch tạm nhập – tái xuất tăng từ 2,1 lên 10,3 tỷ USD, góp phần tích cực trong việc đa dạng
hóa hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển KTXH, tăng thêm nguồn thu ngân sách,
thúc đẩy các dịch vụ cảng biển, vận tải, giao nhận hàng hóa phát triển.
Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực, hoạt động tạm nhập – tái xuất, chuyển khẩu thời gian qua
cũng bộc lộ một số hạn chế, tồn tại. Điển hình là việc một số đối tượng lợi dụng hình thức
này với một số cơ chế quản lý thông thoáng để vận chuyển hàng trái phép xâm nhập nội địa,
đặc biệt là các mặt hàng có giá trị, thuế suất cao như xăng dầu, thuốc lá điếu, rượu.
Theo thống kê của Tổng cục, tính từ năm 2009 đến hết tháng 6/2012, các DN đã tạm nhập
gần 10 triệu tấn xăng dầu nhưng lại chỉ tái xuất có hơn 8 triệu tấn. Số xăng dầu tạm nhập mà
không tái xuất còn tồn tới hơn 1,98 triệu tấn, giá trị 1,4 tỷ USD. Điều đáng nói là, hiện
tượng tạm nhập ồ ạt nhưng tái xuất nhỏ giọt hoặc thậm chí, không tái xuất như đăng ký ban
đầu là một xu hướng phổ biến ở hầu hết các DN đầu mối. Năm sau, hàng tạm nhập mà
không tái xuất ở mỗi DN lại gia tăng mạnh so với năm trước. Như trong khoảng 3 năm rưỡi
qua, SaigonPetro không tái xuất dầu diezen tới 83% lượng tạm nhập và 100% đối với xăng
tạm nhập. Riêng năm 2011, khoảng 14,4 nghìn tấn xăng và dầu diezen đã tạm nhập nhưng
rốt cục, không được tái xuất. DN đầu mối lớn thứ 2 trên cả nước là PVOil cũng không tái
xuất tới 97% xăng, 84% dầu madut và 67% dầu diezen so với lượng đã tạm nhập. Tính tổng
hợp các loại hàng xăng dầu thì DN này chỉ tái xuất từ 25-33% mỗi năm so với lượng tạm
nhập. Năm 2011, đơn vị này còn giữ lại toàn bộ 8 nghìn tấn xăng và trước nữa, năm 2009,
cũng không tái xuất toàn bộ 6,7 nghìn tấn xăng đã tạm nhập.

Các cơ quan chức năng cũng phản ánh và góp ý về một số vấn đề được coi là chưa hợp lý,
tạo kẽ hở cho các đối tượng lợi dụng trong cơ chế quản lý, chính sách tạm nhập – tái xuất
hiện nay như thời hạn nộp thuế, thời gian cho phép hàng tạm nhập – tái xuất lưu tại Việt
Nam, việc thống kê số lượng, giá trị hàng hóa đăng ký tạm nhập – tái xuất… Đã có nhiều
báo cáo được hải quan gửi tới các ban, ngành và tham mưu cho Bộ Tài chính để báo cáo
Page | 11


Thủ tướng Chính phủ về thực trạng, điều tra, xử lý và kiến nghị giải pháp quản lý với loại
hình tiềm ẩn nhiều nguy cơ thẩm lậu, gian lận này. Năm 2011, Tổng cục Hải quan đã ban
hành hai Kế hoạch số 46, 54 về việc tổng kiểm tra hàng tạm nhập-tái xuất tại hai cửa khẩu
Tp.HCM và Hải Phòng, nơi chiếm tới 80% lượng hàng hóa tạm nhập-tái xuất và đã phát
hiện 500 containers hàng cấm, ắc quy chì, rác thải, hàng vi phạm công ước quốc tế Citis...
Tương tự, các thương nhân đăng ký tạm nhập đường nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm
khác như sữa, bánh kẹo, … để xuất khẩu; và kể cả tạm nhập đường thô rồi chế biến thành
đường luyện để xuất khẩu. Tình trạng này diễn ra phổ biến như những vụ việc tạm nhập tái
xuất ở cảng Hải Phòng về các cửa khẩu ở Lào Cai để xuất sang Trung Quốc, nhưng thực
chất là đem đi tiêu thụ nội địa.
Kế hoạch số 98 ra đời tháng 6/2012 nhằm tăng cường kiểm tra kiểm soát hàng tạm nhập-tái
xuất được thực hiện riêng tại Hải Phòng và một số tỉnh biên giới phía Bắc nhằm mục tiêu rà
soát, đưa vào giám sát tổng thể các lô hàng quá hạn chưa làm thủ tục. Nhiều vi phạm đã
được phát hiện như vận chuyển không đúng tuyến đường, thẩm lậu hàng hóa vào nội địa...
Theo đại diện Tổng cục Hải quan, những nhóm mặt hàng trọng tâm vi phạm là hàng cấm,
hàng có thuế suất cao. Doanh nghiệp thường sử dụng nhiều chiêu thức gian lận, như giả
mạo chữ ký, con dấu hải quan. Số liệu được Tổng cục Hải quan công bố, có 125 tờ khai đã
được giám định tại Viện Khoa học hình sự là giả mạo và 121 tờ khai khác có dấu hiệu giả
mạo đang chờ giám định. Trong số những nhóm mặt hàng tạm nhập-tái xuất, dễ gian lận và
khó quản lý nhất chính là mặt hàng xăng dầu. Năm 2009, 11 doanh nghiệp của Việt Nam đã
tạm nhập 2.425,2 nghìn tấn xăng dầu với trị giá 1.137,5 triệu USD nhưng lượng tái xuất là
2.059,6 nghìn tấn (trị giá 1.022,5 triệu USD). Năm 2010, đã có 2.854,1 nghìn tấn xăng dầu

(trị giá 1.827,0 triệu USD) được tạm nhập, nhưng lượng tái xuất lại là 2.358,1 nghìn tấn (trị
giá 1.600,3 triệu USD). Tương tự, trong năm 2011, 11 doanh nghiệp của Việt Nam đã tạm
nhập 2.987,8 nghìn tấn xăng dầu (tương ứng 2.744,7 triệu USD) nhưng lượng tái xuất là
2.407,8 nghìn tấn (trị giá tương ứng là 2.221,1 triệu USD). Trong 6 tháng đầu năm 2012,
các doanh nghiệp của Việt Nam đã tạm nhập 1.725,7 nghìn tấn (trị giá tương ứng là 1.688,3
triệu USD), nhưng thực tái xuất là 1.180,8 nghìn tấn (trị giá 1.161,2 triệu USD).
Những chênh lệch trong số liệu tạm nhập-tái xuất mặt hàng xăng dầu đã cho thấy một thực
tế là gian lận liên quan tới mặt hàng này đã tồn tại từ lâu. Những lỗ hổng “mở đường” cho
doanh nghiệp gian lận nằm ở những bất cập của các quy định hiện hành, mà không thể tháo
gỡ trong ngày một ngày hai.
Page | 12


CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH TÙNG
3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Thành Tùng
3.1.1. Thông tin chung về Công ty
Công ty Cổ phần Thành Tùng được thành lập vào ngày 17/3/2005 theo giấy phép kinh
doanh số 0203001338 của Sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng
Địa chỉ: Số 4/32, đường Chè Hương, Phường Đông Hải 1 - Hải An – Hải Phòng – Việt Nam
Hoạt động: Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là tạm nhập-tái xuất khẩu hàng hóa.
Bên cạnh đó công ty còn tham gia kinh doanh trong các lĩnh vực khác như:
-

Vận tải và dịch vụ vận tải, xếp dỡ hàng hóa thuỷ-bộ, dịch vụ hàng hải.

-

Đại lý tàu biển, dịch vụ xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất chuyển khẩu, ủy thác, giao
nhận, kiểm đếm hàng hóa và khai thuê hải quan.


-

Kinh doanh và đại lý vật liệu xây dựng, sắt thép, phụ tùng ô tô, xe máy, máy xây dựng,
điện tử, điện lạnh, máy móc, thiết bị và linh kiện điện tử hàng hải, xăng dầu, nhớt,
nguyên vật liệu, chất đốt;

-

Kinh doanh văn phòng phẩm, đồ lưu niệm, đồ chơi trẻ em (trừ mặt hàng Nhà nước câm),
thiết bị trường học, máy photocopy, máy tính và linh kiện, hoá chất thông thường, lương
thực, thực phẩm, kim loại màu; kinh doanh nhà hàng, khách sạn, dịch vụ lữ hành nội địa;

-

Dịch vụ thuê hộ kho bãi, dịch vụ sửa chữa tàu biển;

-

Gia công cơ khí; in ấn vật phẩm quảng cáo;

-

Sản xuất và kinh doanh thực phẩm, bánh kẹo, rượu, bia, đồ uống, chế biến nông-lâm sản
(trừ mặt hàng nhà nước cấm), gia công hàng may mặc, bao bì, giả da, giầy dép.

-

Tư vấn xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, điện, cấp thoát
nước, sơ sở hạ tầng, san lấp mặt bằng, trang trí nội- ngoại thất; kinh doanh bất động sản;


3.1.2. Cơ cấu tổ chức Công ty
Bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Thành Tùng là một thể thống nhất từ trên xuống, bao
gồm các phòng ban và trách nhiệm như sau:

Page | 13


Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phòng kế toán-

Phòng Kế hoạch

tài chính

Phòng Kinh

Phòng Tổ chức

doanh- XNK

hành chính

Giám đốc: Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc là Ông Lã Quang Thành - chịu trách
nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được
giao theo quy định của Luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Bên cạnh đó, ông là
người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội

đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. Ông có quyền tổ chức
hiện các quyết định của Hội đồng thành viên, được bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các
chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành
viên, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
Phó giám đốc: Các phó tổng giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc chỉ đạo, điều hành một
số mặt công tác do giám đốc phân công, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về
thực hiện các nhiệm vụ được giao khi được ủy quyền. Phó giám đốc của công ty phụ trách
việc điều hành và quản lý các nhân viên dưới quyền, thay mặt giám đốc phân công và chỉ
đạo các thành viên trong công ty làm việc, giám sát các hoạt động của các thành viên và báo
cáo lên giám đốc các công việc cụ thể được giao.
Phòng Kế toán- tài chính: có trách nhiệm giám sát kiếm tra hoạt động tài chính, tài sản của
Công ty. Đồng thời phòng cũng quản lý, ghi chép, theo dõi, tính toán, phản ánh kịp thời,
chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực hiện chi trả lương cho nhân viên.
Phòng Kế hoạch- đầu tư: làm thủ tục về xuất nhập khẩu hàng hóa, khảo sát thông tin về thị
trường trong và ngoài nước, xây dựng kế hoạch tiếp thị, tiếp nhận xem xét đáp ứng các yêu
cầu và giải quyết mọi khiếu nại của khách hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa.
Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ định hướng chiến lược hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu của Công ty, theo dõi chặt chẽ và nắm bắt kịp thời tình hình thị
trường, giá cả, nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu để tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc

Page | 14


trong việc đàm phán tiến tới ký kết các hợp đồng kinh tế. Thực hiện tốt nghiệp vụ thủ tục
xuất nhập khẩu cũng như theo dõi việc thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng.
3.1.3. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh của công ty
Do đặc điểm kinh doanh tạm nhập tái xuất là lợi nhuận thu được dựa trên sự chênh lệch
giữa giá mua của hợp đồng nhập khẩu với giá bán của hợp đồng xuất khẩu nên bất cứ mặt
hàng nào không thuộc danh mục hàng cấm của Nhà nước, mà có chênh lệch giá có lợi đều
có thể trở thành mặt hàng kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, do năng lực có hạn nên công

ty không thể kinh doanh tái xuất tất cả các mặt hàng, mà chỉ một số nhóm hàng chính.
Mặt hàng kinh doanh tạm nhập-tái xuất của công ty chủ yếu là hàng nông sản như: lạc nhân,
hạt vừng, ớt quả khô, bạch đậu, hồ tiêu, đậu xanh, lá keo, đậu mắt đen, gừng khô, nghệ khô,
quả hồ trăm, cây cọ Trung Đông, cây trà, cây hoa anh đào, hạt thì là, cao su thiên nhiên, quả
hạch, quả sung, nấm hương khô. Bên cạnh đó còn có các loại cây dược liệu như: bạch đậu
khấu, đinh hương, rong biển, địa liền, tùng la hán, quả phì, quả óc chó, lá quế, hạt cà la, cây
gạo bông, lá nguyệt quế… Ngoài ra, công ty còn nhập và xuất 1 số sản phẩm khác như: lốp
oto đã qua sử dụng, găng tay sao su, dây chun cao su, bảng mạch điện tử, sợi axetat.
Về mặt hàng nông sản thì chủ yếu là lạc nhân, ớt quả khô, các quả họ đậu do nhu cầu của
bên Trung Quốc cao. Bên cạnh đó còn có 1 số loại hàng nông sản khác nhưng số lượng
không nhiều. Đặc điểm của mặt hàng nông sản mang tính chất mùa vụ. Tuy nhiên, hầu hết
mặt hàng nông sản có giá trị không cao, giá cả biến động theo mùa và không ổn định.
Về mặt hàng dược liệu thì số lượng nhập-xuất không lớn. Chủ yếu xuất sang Trung Quốc do
nước này có nhu cầu cao về nguồn dược liệu. Mặt hàng dược liệu có giá trị cao hơn nhiều
so với mặt hàng nông sản. Tuy nhiên, khối lượng hàng dược liệu lại khá thấp do đặc tính
hiếm và quý. Hiện nay nguồn dược liệu khai thác trong tự nhiên đã cạn kiệt, nguồn dược
liệu trồng phục hồi cũng không lớn. Nhưng do nhu cầu về hàng dược liệu của Trung Quốc
khá cao nên giá cả mặt hàng này cũng được đẩy lên cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, thời gian
gần đây các thương lái Trung Quốc đã sang tới tất cả các nước trong khu vực để thu mua
dược liệu mang về nước nên tính cạnh tranh và khan hiếm của mặt hàng này ngày càng gia
tăng.
Về các mặt hàng khác thì chủ yếu là găng tay cao su và lốp oto đã qua sử dụng. Các mặt
hàng này phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng công nghiệp là chính. Giá trị mặt hàng này

Page | 15


khá cao, tuy nhiên số lượng tiêu thụ lại không lớn, nguồn hàng không nhiều và không ổn
định. Bên cạnh đó mặt hàng này dễ gặp rắc rối trong vấn đề kiểm dịch và thông quan.
3.2. Thực trạng kinh doanh tạm nhập tái xuất của công ty

3.2.1. Về khối lượng, cơ cấu mặt hàng
Tổng khối lượng hàng hóa tái xuất hàng năm của công ty khá lớn do mặt hàng nông sản
chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu mặt hàng kinh doanh của công ty. Các mặt hàng nông sản điển
hình như lạc nhân, đậu xanh, hạt vừng, ớt khô… tuy có giá trị không cao nhưng khối lượng
tái xuất lại khá lớn, lớn nhất trong các nhóm mặt hàng tính theo khối lượng. Đứng thứ hai
vẫn là nhóm hàng dược liệu. Còn lại là các mặt hàng khác chiếm tỷ lệ nhỏ, xu hướng giảm.
Bảng 3. 1. Khối lượng hàng hóa kinh doanh từ năm 2008-2012
Năm
2008
2009
2010
2011
2012

Khối lượng
89,321
135,518
121,320
95,427
91,312

Nông sản
59,620
96,525
88,935
71,345
66,248

Dược liệu
22,784

36,180
29,161
21.850
22,568

Mặt hàng khác
6,917
2,813
3,224
2,232
2,496

Nguồn: Báo cáo kinh doanh công ty cổ phần Thành Tùng. Đơn vị: Tấn
3.2.2. Về cửa khẩu
Việc kinh doanh tái xuất của công ty được thực hiện tại cửa khẩu biên giới với Trung Quốc
do hầu hết hàng hóa được tái xuất cho các đối tác Trung Quốc, Đài Loan và Hongkong.
Bảng 3. 2. Số lượng giao dịch thực hiện tại các cửa khẩu
Cửa khẩu
Tân Thanh-LS
Chi Ma-LS
Cốc Nam-LS
Tà Lùng-CB
Hữu Nghị-LS
Hoành Mô-QN
Trà Lĩnh-CB
Sóc Giang-CB
Móng Cái
Tổng

Số giao dịch

1267
142
337
416
89
32
25
6
216
2530

Tỷ trọng (%)
50.1
5.6
13.3
16.4
3.4
1.3
1
0.3
8.6
100

Nguồn: báo cáo kinh doanh công ty cổ phần Thành Tùng. Đơn vị: %
Hầu hết các giao dịch được thực hiện tại cửa khẩu Tân Thanh-Lạng Sơn, sau đó đến cửa
khẩu Tà Lùng, Móng Cái và Cốc Nam. Đây là những cửa khẩu lớn trên tuyến biên giới Việt
Nam-Trung Quốc. Hàng nhập khẩu về được tái xuất ngay tại các cửa khẩu này. Tại cửa
Page | 16



khẩu Tân Thanh Lạng Sơn trung bình 1 năm công ty có gần 1300 hợp đồng tái xuất được
giao dịch tại đây. Hàng nhập về chủ yếu là nông sản qua cửa khẩu này và tái xuất luôn tại
chỗ cho các đối tác. Mặt hàng chủ yếu là lạc nhân, ớt quả khô và các hạt họ đậu.
3.2.3. Về doanh thu
Theo xu hướng phát triển chung của tái xuất, công ty cũng đã gặt hái được nhiều thành công
trên con đường phát triển. Tuy nhiên, sự gia tăng ngày càng lớn các công ty tham gia vào
lĩnh vực này khiến doanh nghiệp gặp nhiều cạnh tranh khiến doanh thu sụt giảm.
Bảng 3. 3. Doanh thu của công ty giai đoạn 2008-2012
Năm
2008
2009
2010
2011
2012

Tổng
doanh thu
26204802
39772424
35424705
28014687
27118632

Hàng nông sản
Tỷ
Doanh thu
trọng
17766856
67.8
28437283

71.5
26037158
73.5
21039030
75.1
19742364
72.8

Hàng dược liệu
Doanh
Tỷ
thu
trọng
6708429
25.6
10659010 26.8
8537354
24.1
6443378
23
6725421
24.8

Mặt hàng khác
Doanh
Tỷ
thu
trọng
1729517
6.6

676131
1.7
850193
2.4
532279
1.9
650847
2.4

Nguồn: báo cáo kinh doanh công ty cổ phần Thành Tùng. Đơn vị: nghìn đồng, %
Doanh thu của công ty đạt cao nhất trong năm 2009 sau đó giảm dần qua các năm. Mặt
hàng nông sản vẫn đóng góp nhiều nhất vào doanh thu của công ty trong những năm qua.
Sau đó đến mặt hàng dược liệu và các mặt hàng khác.
Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp vào tổng doanh thu lại không đều. Tỷ trọng đóng góp của mặt
hàng nông sản tăng liên tục từ 67,8% (năm 2008) đến 75,2% (năm 2011), đến năm 2012
giảm còn 72,8%. Tỷ lệ đóng góp của mặt hàng dược liệu và các mặt hàng khác không đều,
tăng giảm thay đổi qua các năm, phục thuộc nhiều vào giá cả các mặt hàng.
Nhìn chung tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân từ nhiều phía tạo nên, tuy nhiên tình hình vẫn không phải là quá khó khăn.
Với doanh thu trên 27 tỷ đồng năm 2012 với công ty cũng là một thành công lớn trong tình
hình kinh doanh trong nước cũng như trên thế giới gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng.
3.3. Quy trình kinh doanh tạm nhập tái xuất của công ty
Đặc thù của ngành kinh doanh tạm nhập tái xuất là hàng hóa nhập khẩu về không qua gia
công chế biến mà được xuất khẩu luôn ra nước ngoài. Đây có thể coi như là ngành kinh
doanh dịch vụ xuất nhập khẩu, doanh nghiệp không phải thuê nhân công phục vụ sản xuất
mà chỉ sự dụng nghiệp vụ và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế để tìm kiếm các hợp đồng

Page | 17



xuất khẩu và nhập khẩu để hưởng hoa hồng do chênh lệch giá. Tuy nhiên đây là một công
việc không phải dễ dàng và có nhiều rủi ro. Do đó, nó đòi hỏi quy trình kinh doanh chi tiết
và linh hoạt để giảm thiểu tối đa rủi ro và thất thoát để đạt lợi nhuận cao nhất.
3.3.1. Tìm kiếm và đàm phán hợp đồng
Bất cứ doanh nghiệp kinh doanh nào muốn hoạt động thành công đều được quyết định bởi 2
nhân tố đầu vào và đầu ra. Đầu vào ở đây được hiểu như nguồn cung nguyên nhiên vật liệu,
hàng hóa và dịch vụ. Đầu ra được hiểu như khách hàng, thị trường tiêu thụ. Ở công ty cổ
phần Thành Tùng. Việc tìm kiếm và đàm phán hợp đồng được thực hiện bởi giám đốc và
phó giám đốc. Việc tìm kiếm hợp đồng, đối tác kinh doanh trong ngành kinh doanh tạm
nhập tái xuất cực kì nhạy cảm. Bởi một sơ suất nhỏ sẽ dẫn đến quyết định sai lầm và gây
thua lỗ trong kinh doanh. Để chuẩn bị cho việc tìm kiếm và kí kết hợp đồng kinh doanh,
giám đốc sẽ phải chuẩn bị các công việc sau:
-

Tìm kiếm nguồn hàng và thông tin về hàng hóa như giá cả, chất lượng, quy cách giao
hàng, thời gian, khối lượng chào bán, hình thức thanh toán...

-

Chi phí vận tải, thủ tục giao nhận kê khai hàng hóa, chi phí bôi trơn, chi phí thủ tục, hoa
hồng cho bên thứ ba…

-

Cân đối chi phí, tính toán giá tối thiếu để chào bán

-

Gửi thư chào hàng với các đối tác truyền thống, đăng kí bán trên các sở giao dịch hàng
hóa quốc tế, chào giá tại các hội trợ, tìm kiếm khách hàng.


-

Kí kết hợp đồng kinh doanh.

Do đặc điểm của ngành kinh doanh tái xuất là doanh thu dựa trên hoa hồng do chênh lệch
giá mua và giá bán, hàng hóa được tái xuất ngay khi về nước mà không qua gia công chế
biến. Vì vậy, việc tính toán, tìm kiếm và đàm phán hợp đồng kinh doanh cực kì quan trọng,
là khâu quan trọng quyết định đến việc thành công hay thất bại của công ty. Việc tìm kiếm
và đàm phán hợp đồng phụ thuộc vào khả năng và chiến lược kinh doanh của giám đốc, nó
gần như là bí mật kinh doanh của công ty.
3.3.2. Quy trình nhập khẩu
Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu tự động

Page | 18


Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lý hoạt động nhập
khẩu. Vì thế khi ký kết hợp đồng nhập khẩu doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu để
thực hiện hợp đồng đó.
Theo thông tư 24/2010/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 12/7/2010 quy định thương nhân là
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật được
phép XNK hàng hoá theo những ngành nghề đã đăng ký theo giấy chứng nhận kinh doanh.
Như vậy thì tất cả các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đều được phép tiến hành nhập
khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã đăng ký và doanh nghiệp chỉ cần đăng ký mã số kinh
doanh XNK của mình với hải quan địa bàn mình có trụ sở chính. Tuy nhiên thì đối với
những mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu, nhập khẩu có điều kiện hay tạm
ngừng nhập khẩu thì doanh nghiệp cần phải xin giấy phép nhập khẩu.
Để xin giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp phải xuất trình bộ hồ sơ xin giấy phép bao gồm:
-


Đơn đăng ký nhập khẩu tự động: 02 bản

-

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh
doanh: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);

-

Hợp đồng nhập khẩu hoặc các văn bản có giá trị tương đương hợp đồng: 01 bản sao (có
đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).

-

Hoá đơn thương mại: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).

-

L/C hoặc chứng từ thanh toán: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương
nhân); hoặc xác nhận thanh toán qua ngân hàng (kèm Giấy đề nghị xác nhận thanh toán
qua ngân hàng)

Bước 2: Mở L/C
Trước tiên, phòng KD-XNK thông báo cho phòng Kế hoạch về hợp đồng nhập khẩu đã
được ký kết, thời hạn mở L/C chậm nhất mà hai bên đã thoả thuận. Sau đó, đề nghị phòng
Kế hoạch chỉ thị ngân hàng mở L/C trong số các ngân hàng được người bán chấp nhận.
Công ty thường mở L/C tại các ngân hàng uy tín tại Việt Nam như: ngân hàng công thương
Việt Nam (Viettinbank), ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank),…
Sau khi xem xét nguồn vốn, công ty căn cứ vào nội dung hợp đồng để làm đơn yêu cầu

ngân hàng phát hành L/C. Thường thì các ngân hàng đã có mẫu in sẵn theo tiêu chuẩn của
ICC và của Tổ chức SWIFT quốc tế, cho nên công ty chỉ phải đọc kỹ và điền vào ô của đơn

Page | 19


yêu cầu. Sau đó nộp tại ngân hàng hồ sơ xin mở L/C: Đơn xin mở L/C, hợp đồng nhập
khẩu, hợp đồng uỷ thác nếu có và phương án kinh doanh nếu muốn vay vốn ngân hàng nêu
rõ kế hoạch sản xuất kinh doanh, số tiền vay, thời gian vay, thời gian trả nợ và nguồn trả nợ.
Sau khi xem xét nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C của công ty ngân hàng sẽ quyết định
việc phát hành L/C. Sau khi ngân hàng phát hành L/C, công ty nhận một bản sao L/C đó để
xem xét đối chiếu giữa nội dung L/C với đơn yêu cầu của mình để đảm bảo rằng L/C hoàn
toàn phù hợp, đồng thời thông báo cho ngân hàng ngay những sai lệch (nếu có). Để có thể
sửa đổi được L/C thì, công ty cần xuất trình Thư yêu cầu sửa đổi L/C (theo mẫu) kèm văn
bản thoả thuận giữa người mua và người bán (nếu có). Nhưng trường hợp này rất hạn chế
xảy ra vì trước khi mở L/C, công ty đã thỏa thuận cụ thể với người xuất khẩu về các khoản
thanh toán, lịch giao hàng, phương tiện giao hàng, và các chứng từ cần xuất trình và hai bên
thống nhất cụ thể với nhau. Và đơn xin mở L/C của công ty luôn phù hợp với hợp đồng.
Các điều kiện của L/C ngắn gọn, dễ hiểu, không đưa vào L/C các nội dung quá chi tiết
và các quy cách kỹ thuật quá phức tạp, khó hiểu khiến người mua hiểu sai, không thực
hiện được, hoặc thực hiện không đúng việc giao hàng khiến công ty không nhận được
hàng hoá kịp thời. Trong quá trình giao dịch nếu có nghi ngờ, thường công ty liên hệ
ngay với ngân hàng để phối hợp xử lý, tránh tình trạng phải tu sửa L/C nhiều lần gây
tốn kém thời gian và chi phí.
Khi có yêu cẩu tu chỉnh L/C từ phía người bán, công ty cử ra một cán bộ tiến hành kiểm
tra, đưa ra ý kiến và tu chỉnh L/C theo ý kiến của ban giám đốc ty. Trình tự tu chỉnh L/C
công ty cũng tiến hành giống như trình tự mở L/C. Sau khi sửa đổi, cán bộ này lấy xác nhận
của ngân hàng mở thư tín dụng thì nội dung sửa đổi mới có tác dụng. Lúc này văn bản sửa
đổi hay bổ sung sẽ trở thành phần không thể tách rời của L/C và nội dung cũ sẽ được huỷ
bỏ. Chi phí sửa chữa L/C sẽ do công ty chi trả nếu sai sót thuộc về phía công ty.

Khi ký quỹ mở L/C, ngân hàng thường đưa ra tỉ lệ ký quỹ 100%, dưới 100% giá trị L/C, có
khi không phải ký quỹ. Thường thì công ty chỉ phải ký quỹ 10-30% trị giá L/C do công ty
thường xuyên thanh toán đúng hạn, cho nên đã tạo uy tín đối với ngân hàng hay tính khả thi
trong phương án kinh doanh hàng nhập khẩu.
Bước 3: Làm thủ tục hải quan
Làm thủ tục hải quan là một công việc mà bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh XNK nào cũng
đều phải thực hiện khi có hàng hoá đi ngang qua biên giới quốc gia. Công ty có phân công
nhân viên chuyên làm thủ tục hải quan tại các cửa khẩu.
Page | 20


Quá trình làm thủ tục hải quan bao gồm ba bước chủ yếu sau đây:
-

Khai báo - nộp tờ khai hải quan: Trong bước này, chủ hàng phải kê khai chi tiết về hàng
hoá nhập khẩu theo mẫu tờ khai hải quan để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy
tờ. Việc kê khai phải được tiến hành một cách trung thực, chính xác. Sau khi kê khai đầy
đủ các nội dung của tờ khai, doanh nghiệp nộp tờ khai đó cho cơ quan hải quan kèm với
một số chứng từ khác, chủ yếu là: giấy phép nhập khẩu, hoá đơn, phiếu đóng gói, bảng
kê khai chi tiết, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá...

-

Xuất trình hàng hoá: Bước tiếp theo, doanh nghiệp phải tổ chức xuất trình hàng hoá
nhập khẩu cho cơ quan hải quan kiểm tra. Hàng hoá nhập khẩu phải được sắp xếp trật tự,
thuận tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát. Toàn bộ chi phí cũng như nhân công về việc
đóng, mở các kiện hàng do chủ hàng chịu.

Đối với những lô hàng nhập khẩu có khối lượng lớn, việc kiểm tra hàng hoá và giấy tờ của
hải quan có thể diễn ra ở hai nơi:

-

Tại cửa khẩu: nhân viên hải quan kiểm tra hàng hoá và các loại thủ tục giấy tờ ngay tại
cửa khẩu nhập hàng hoá đó.

-

Tại nơi giao nhận hàng hoá cuối cùng: nhân viên hải quan kiểm tra niêm phong kẹp chì
và nội dung hàng hoá theo nghiệp vụ của mình tại kho của đơn vị nhập khẩu hoặc tại
kho của chủ hàng.

Bước 4: Nhận hàng nhập khẩu
Có thể nói trong tất cả các khâu của quy trình nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá của công ty thì
khâu giao nhận và kiểm tra hàng hoá là khâu khó nhất, nhiều công việc phức tạp nhât.
Đối với lô hàng nhập khẩu theo hình thức trực tiếp, công ty thường thuê các công ty giao
nhận và kho vận thay mặt công ty đi nhận hàng. Công ty và doanh nghiệp kinh doanh giao
nhận sẽ ký một hợp đồng trong đó thoả thuận công ty sẽ thanh toán phí giao nhận và tiếp
nhận cho doanh nghiệp này.
Các doanh nghiệp này hoạt động mang tính chuyên nghiệp hơn, và đỡ tốn kém thời gian,
chi phí của công ty hơn so với tự thực hiện công việc giao nhận. Doanh nghiệp sẽ mời các
tổ chức chuyên môn giám định như Vinacontrol đảm nhận việc kiểm tra hàng hoá. Nếu lô
hàng có sai sót hoặc thiếu hụt, công ty giám định sẽ lập biên bản để khiếu nại các bên liên
quan. Sau khi thông quan cho lô hàng, công ty bàn giao hồ sơ cho cho doanh nghiệp dịch vụ
để doanh nghiệp này nhận hàng từ cảng, làm thủ tục ga cảng, Các giấy tờ này bao gồm:
Page | 21


×