Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Hãy trình bày vai trò của tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế đánh giá thực trạng vai trò của tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế của việt nam với thực trạng khai thác như trên thì để phát huy có hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.57 KB, 14 trang )

NHÓM 09

Đề tài : Hãy trình bày vai trò của tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế?
Đánh giá thực trạng vai trò của tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế của
Việt Nam? Với thực trạng khai thác như trên thì để phát huy có hiệu quả việc sử
dụng tài nguyên thiên nhiên cho phát triển kinh tế Việt Nam cần quan tâm vấn đề
gì?


I. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế.
1.1. Khái niệm tài nguyên thiên nhiên.
Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con
người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người (rừng
cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước, dầu,
khí...).
Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt
chẽ với môi trường.
1.2. Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên.
Tài nguyên thiên nhiên là tất cả các nguồn lực của tự nhiên, bao gồm đất đai, không
khí, nước, các loại năng lượng và những khoáng sản trong lòng đất… Con người có
thể khai thác và sử dụng những lợi ích do tài nguyên thiên nhiên ban tặng để thỏa
mãn những nhu cầu đa dạng của mình.
Đặc điểm thứ nhất của các nguồn tài nguyên thiên nhiên là sự phân bố không đồng
đều giữa các vùng trên trái đất, phụ thuộc vào cấu tạo địa chất, thời tiết, khí hậu của
từng vùng. Ví dụ như Nga, Mỹ và các nước Trung Đông do những hiện tượng dị
thường về địa lý đã tạo nên những mỏ dầu lớn nhất thế giới, hoặc ở lưu vực sông
Amazon là những khu rừng nguyên sinh lớn, hiện được coi là lá phổi của thế giới.
Đặc điểm thứ hai là đại bộ phận các nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao hiện
nay đều đã được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Những khu
rừng nhiệt đới cần khoảng thời gian từ 50 năm đến 100 năm cho cây cối có thể sinh
sôi và trưởng thành. Để tạo ra các bể dầu và khí đốt cần có chuỗi thời gian liên tục


kéo dài từ 10 triệu đến 100 triệu năm cho các quá trình tích tụ hội đủ sáu thành
phần. Cũng tương tự như vậy, quá trình hình thành các loại khoáng sản như Niken,
sắt, đồng, voonffram đá phải trải qua hàng thế kỷ.

Đặc điểm thứ ba là quy mô của nguồn tài nguyên thiên nhiên được xác định qua trữ
lượng thăm dò và trữ lượng khai thác. Tuy nhiên, phần đóng góp của tài nguyên
thiên nhiên vào tổng sản lượng quốc gia được xác định qua khả năng khai thác
hàng năm và được tích luỹ vào vốn sản xuất chỉ khi tài nguyên đó được khai thác.


Chẳng hạn, nguồn than ở Việt Nam có trữ lượng thăm dò là 3,6 tỷ tấn và trữ lượng
khai thác là 2 tỷ tấn. Tuy nhiên khả năng khai thác hàng năm từ 5 đến 6 triệu tấn.
Đặc điểm cuối cùng là quá trình sinh trưởng phát triển của tài nguyên thiên nhiên
gần với môi trường tự nhiên, chúng tạo nên sự cân bằng trong thiên nhiên. Do tài
nguyên thiên nhiên là sản phẩm của tự nhiên nên khi con người khai thác tức là lấy
đi sản phẩm của tự nhiên, nếu khai thác không phù hợp với quy luật của tự nhiên
làm cạn kiệt tài nguyên, làm biến đổi bất lợi cho môi trường.
Từ những đặc điểm trên có thể nói rằng, đặc tính cơ bản của tài nguyên thiên nhiên
là tính chất quý hiếm nên đòi hỏi con người trong quá trình khai thác, sử dụng phải
luôn có ý thức bảo tồn, tiết kiệm và hiệu quả.
1.3. Phân loại tài nguyên thiên nhiên.
1.3.1. Phân loại theo công dụng.
Mục đích phân loại tài nguyên thiên nhiên theo công dụng là xác định vai trò của
những tài nguyên thiên nhiên trong quá trình hoạt động kinh tế cũng như đời sống
con người. Theo công dụng có thể chia nguồn tài nguyên thiên nhiên thành 7 loại
sau:
1.3.1.1. Nguồn năng lượng.
Nguồn năng lượng lại có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Theo tính
chất thương mại là nguồn năng lượng được sử dụng phổ biến ở các nước (đặc biệt
là các nước công nghiệp phát triển) bao gồm các nguồn năng lượng mới: dầu hỏa,

khí đốt, than đá, thủy điện, uraniom, địa nhiệt, mặt trời, sức nước, sức gió. Năng
lượng phi thương mại là năng lượng được sử dụng để tạo ra nhiệt năng và chỉ còn
được sử dụng ở các nước đang phát triển bao gồm củi đốt và năng lượng sinh khói
(rơm rạ, thân cây các loại, phân súc vật…).
Toàn bộ nguồn năng lượng được sử dụng trong hoạt động giao thông, sản xuất điện
năng, phục vụ các ngành sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, từ điện năng, nguồn
năng lượng lại tiếp tục đi vào phục vụ cho tất cả các lĩnh vực hoạt động khác nhau
của nền kinh tế cũng như đời sống con người.
Mức độ đánh giá chính xác quy mô nguồn năng lượng là sự phản ánh khác nhau
giữa trữ lượng thăm dò và trữ lượng có khả năng khai thác. Khả năng khai


thác/năm là chỉ tiêu phản ánh sự đóng góp trực tiếp của nguồn năng lượng vào kết
quả hoạt động của nền kinh tế.
1.3.1.2. Các loại khoáng sản.
Các loại khoáng sản là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp khai thác và công
nghiệp sản xuất các loại vật liệu như công nghiệp luyện kim, công nghiệp sản xuất
vật liệu xây dựng, thủy tinh, sành sứ. Trong số 16 loại khoáng sản chủ yếu được
sản xuất trên thế giới hiện nay, các nước đang phát triển dẫn đầu thế giới về sản
xuất bô-xít, phốt phát và chiếm tỷ trọng lớn về sản xuất coban, cromit, thiếc, đồng.
trong khi đó các nước công nghiệp phát triển cung cấp các loại khoáng sản chủ yếu:
kiềm, lưu huỳnh, quặng sắt, niken và kẽm.
1.3.1.3. Nguồn tài nguyên rừng.
Rừng vừa có giá trị kinh tế vừa phải có giá trị bảo vệ môi trường. Về mặt kinh tế,
rừng cho sản phẩm gỗ, ngoài ra rừng còn cho chúng ta các sản phẩm động thực vật:
thịt thú rừng, những cây dược liệu quý, những loại cỏ có hương thơm, dầu thực vật,
vỏ cây quý, hoa quả có giá trị thương mại.
Những sản phẩm này của rừng là một nguồn thu nhập quan trọng của những người
dân nông thôn ở vùng rừng núi của các nước đang phát triển. Rừng còn có giá trị
bảo vệ môi trường: chống xói mòn, lụt lội, điều hòa khí hậu, chống sự thiêu đốt của

mặt trời, tạo môi trường rất quan trọng nhưng khó định lượng hơn giá trị kinh tế.
Hai mặt này thường có mâu thuẫn với nhau.
Từ xưa đến nay con người thường có nhu cầu sử dụng gỗ và đất đai. Do khai phá
rừng để trồng trọt, diện tích đất rừng tự nhiên đang bị giảm dần, những dải rừng
đang bị đe dọa. Nguồn tài nguyên thường được đánh giá qua các chỉ tiêu: Diện tích
có rừng chê phủ (triệu ha); Tổng trữ lượng gỗ rừng (triệu m3); trữ lượng gỗ/ha có
rừng che phủ.
1.3.1.4. Nguồn đất đai.
Đất đai có ý nghĩa quan trọng trong phát triển nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu cho
các công trình xây dựng nhà ở và các tuyết giao thông trên bộ. Ở Việt Nam, đất có
khả năng canh tác là 9,5 triệu ha, trong đó đã sử dụng 7 triệu ha, thực tế đất có thể
huy động thêm từ 2 đến 2,5 triệu ha, nhưng phần lớn là đất dốc bị xói mòn và thoái


hóa. Hệ số sử dụng đất trồng cây còn thấp, mới chỉ đạt chỉ số trung bình trong cả
nước là 1,3. Bên cạnh đó, thời gian qua do nhiều khu công nghiệp và đô thị mới
đang hình thành nên đất canh tác bị xâm lấn, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng
bị co hẹp nhanh chóng.
1.3.1.5. Nguồn nước.
Nước là nguồn tài nguyên không thể thiếu trong sản xuất và đời sống, là cơ sở để
xây dựng hệ thống thủy điện, vận tải thủy, tạo bể chứa, đập tràn phục vụ tưới tiêu,
là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho đời sống con người.
Việt Nam có nguồn nước phong phú, có 9 hệ thống sông ngòi với lưu lượng dòng
chảy 840 tỷ m3/năm, ngày mưa bình quân 100 ngày/năm. Bên cạnh đó còn có
nhiều hồ, đầm lầy và các mạch nước ngầm. Tuy vậy, mặt hạn chế là mưa theo mùa
và tài nguyên nước phân bố không đồng đều giữa các vùng. Ở các vùng núi nước
rất hiếm, ở các vùng ven biển lại thiếu nước ngọt vào mùa khô. Mặt khác, nhiều
nguồn nước đã bị ô nhiễm, việc cung cấp nước sạch ở nhiều vùng nông thôn và đô
thị đang gặp rất nhiều khó khăn.
1.3.1.6. Biển và thủy sản.

Với hơn 3200 km bờ biển chạy suốt chiều dài đất nước đã tạo điều kiện thuận lợi
cho Việt Nam trong vận tải biển. Hoạt động nuôi và đánh bắt hải sản cũng có ý
nghĩa to lớn, vừa tạo ra nguồn thu nhập, vừa là nguồn dinh dưỡng của đa số nhân
dân. Một số sinh vật biển như cá, tôm, cua, sò, hến có giá trị cao trên thị trường thế
giới. Ngoài ra cá vùng ven biển còn có điều kiện phát triển nghề làm muối, trồng và
sản xuất các sản phẩm từ cói.
1.3.1.7. Khí hậu.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, gió mùa nóng và ẩm, độ ẩm bình quân hàng năm là
87%, rất thuận lời cho trông cây nông nghiệp và hoa quả nhiệt đới. Điều kiện khí
hậu kết hợp với nguồn nước và đất đai đã cung cấp các loại nông sản có giá trị xuất
khẩu: lúa gạo, cao su, cà phê, chè, thuốc lá, tơ tằm, thịt và các sản phẩm chăn nuôi.
Tuy vậy, một vấn đề đang đặt ra với Việt Nam hiện nay là phải hạn chế tình trạng ô
nhiễm không khí từ các chất thải công nghiệp, khí thải từ các phương tiện giao
thông, ô nhiễm do tàn phá rừng…


1.3.2. Phân loại theo khả năng tái sinh.
Tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, song một cách tổng quát có thể phân
thành hai loại là tài nguyên hữu hạn và tài nguyên vô hạn.
Tài nguyên hữu hạn là các loại tài nguyên có giới hạn nhất định về trữ lượng giảm
dần cùng với quá trình khai thác, sử dụng của con người. Tài nguyên không thể tái
tạo và nhóm tài nguyên có thể tái tạo.
Nhóm tài nguyên không thể tái tạo là những tài nguyên có quy mô không thay đổi
như đất đai và những tài nguyên khi sử dụng sẽ mất dẫn hoặc biến đổi tính chất
hóa, lý như các loại khoáng sản kim loại, phi kim loại, than đá, dầu mỏ…Khi chúng
ta khai thác lên một thùng dầu thì cũng có nghĩa là trữ lượng dầu thế giới bị giảm đi
một thùng. Còn nếu như có thể tái tạo thì cũng phải trải qua một quá trình hàng
triệu năm.
Nhóm tài nguyên có thể tái tạo, bao gồm nguồn rừng, thổ nhưỡng, các loại động,
thực vật trên cạn và dưới nước… Nguồn tài nguyên này, sau khi khai thác có thể

được tái sinh, phục hồi, tiếp tục sinh sôi, nảy nở dưới những tác động tích cực của
cong người.
Tài nguyên vô hạn là các loại tài nguyên có thể tự tái tạo liên tục, không cần đến sự
tác động của con người, ví dụ như sự tuần hoàn tự nhiên của nước, không khí, hay
tài nguyên này được khai thác, thì cuối cùng quá trình tự nhiên sẽ tự tái tạo lại một
cách vô tận. Con người có thể lợi dụng sức đẩy của gió làm cối xay, sức nước làm
thủy điện… Tuy nhiên, nếu chúng ta khai thác một cách bừa bãi thì cuối cùng
nguồn tài nguyên này cũng sẽ bị cạn kiệt nhanh chóng, không thể tái tạo kịp ngay
trong thời đại của chúng ta đang sống và có thể một số loại tài nguyên bị cạn kiệt
hay một số loài sinh, thực vật bị tuyệt chủng trước khi chưa kịp tái tạo.


Từ cách phân loại trên, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được các chiến lược khai
thác, sử dụng, bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp
lý, hiệu quả, đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế trước mắt, lâu dài
với bảo vệ môi trường.
1.4. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế.
Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố tạo điều kiện cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Tài nguyên thiên nhiên là một nguồn lực trong quá trình sản xuất, cung cấp yếu tố
đầu vào cho quá trình sản xuất. Xét trên phạm vi toàn thế giới thì nếu không có tài
nguyên thì sẽ không có sản xuất, cũng như sự tồn tại của con người. Tuy nhiên với
tăng trưởng và phát triển kinh tế tài nguyên chỉ là điều kiện cần.
Tài nguyên thiên nhiên trở thành sức mạnh kinh tế khi con người biết khai thác và
sử dụng có hiệu quả. Tài nguyên thiên nhiên góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
như vùng lúa, vùng than, dầu mỏ…
Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở tích lũy vốn và phát triển ổn định: Việc tích luỹ vốn
của hầu hết các nước đòi hỏi trải qua một quá trình lâu dài, có liên quan tới tiết
kiệm trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên có những nước được
thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên với trữ lượng lớn và đa dạng nên
nhanh chóng thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, tăng thu nhập ngoại tệ, tạo tích

luỹ vốn nhờ vào khai thác xuất khẩu các nguồn này.
Tuy nhiên:
Tài nguyên thiên nhiên không phải là động lực mạnh cho phát triển kinh tế.
Nhiều nước hầu như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn đạt được sự tăng
trưởng kinh tế cao, liên tục và mạnh mẽ. Ví dụ : Nhật Bản, Singapore…
Nhưng ngược lại một số nước có nguồn tài nguyên rất phong phú song vẫn chưa
phát triển được. Ví dụ : các nước châu Phi, OPEC…
II. Thực trạng tình hình sử dụng của một số tài nguyên thiên nhiên ở Việt
Nam.
2.1 Tài nguyên rừng.


Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN & PTNT) chỉ hơn 5 năm (2012-2017) diện
tích rừng tự nhiên bi mất do chuyển đổi sử dụng tại các dự án được duyệt chiếm
89% tổng diện tích rừng giảm, còn lại do phá rừng trái pháp luật là 11%.
Từ tổng hợp 58 tỉnh, thành phố cả nước cho thấy trong 5 năm qua các cơ quan nhà
nước đã phê duyệt chuyển mục đích sử dụng rừng gần 38.300 ha. Trong đó rừng tự
nhiên gần 19.000 ha, rừng trồng 15.800 ha, đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm
nghiệp trên 3.500 ha. Đáng lưu ý, một số vụ phá rừng nghiêm trọng ở Tây Nguyên,
Quảng Nam, Bình Định, Nghệ An,… được phát hiện chậm. Theo Bộ NN & PTNT,
chính việc xử lý thiếu kiên quyết , không nhất quán, thậm chí có biểu hiện né tránh
trách nhiệm, làm ngơ tiếp tay cho phá rừng, gây thiệt hại đối với tài nguyên rừng.
Chỉ trong 5 năm (tính đến 2013), khu vực Tây Nguyên mất đến hơn 130.000 ha
rừng (trong số 2,84 triệu ha). Trong đó rừng tự nhiên mất hơn 107.400 ha, rừng
trồng mất trên 22.200 ha.Trong 5 năm qua các tỉnh Tây Nguyên đã cấp phép đầu tư
cho hơn 700 dự án trên đất lâm nghiệp với tổng diện tích gần 216.000 ha, trong đó
có hơn 100.000 ha chuyển sang trồng cao su. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp
lợi dụng dự án để chiếm phá, khai thác rừng hoặc không đủ năng lực tài chính,
thiếu trách nhiệm khiến rừng bị tàn phá, lấn chiếm trái phép.
Từ đầu năm 2017 đến nay phát hiện 757 vụ, tăng 88 vụ (13%), diện tích rừng bị

thiệt hại gần 420 ha, tăng 145 ha (trên 50%) so với cùng kỳ 2016. Tại Đắk Nông,
diện tích rừng bị phá từ đầu năm đến nay tới 225 ha, tăng gần 100 ha so với cùng
kỳ năm ngoái.
2.2 Tài nguyên đất.
Kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2015 cho thấy:
Tổng diện tích tự nhiên của cả nước là 33.123.077 ha, trong đó 31.000.035 ha đất
đã được sử dụng vào các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp, chiếm 93,59%
tổng diện tích tự nhiên; còn 2.123.042 ha đất chưa được sử dụng vào các mục đích,
chiếm 6,41% tổng diện tích tự nhiên.
Trong đó, nhóm đất nông nghiệp có diện tích là 27.302.206 ha, chiếm 82,43% tổng
diện tích tự nhiên và chiếm 87,07% tổng diện tích đất đã sử dụng; nhóm đất phi
nông nghiệp có diện tích là 3.697.829 ha, chiếm 11,16% tổng diện tích tự nhiên và


chiếm 11,93% tổng diện tích đất đã sử dụng; nhóm đất chưa sử dụng có diện tích là
2.123.042 ha, chiếm 6,41 % tổng diện tích tự nhiên cả nước.
Nhìn chung diện tích đất nông nghiệp của cả nước tăng khoảng 21.201 ha, trong đó
đất trồng cây lâu năm tăng lên còn đất trồng cây hàng năm thì giảm, diện tích đất
trồng lúa giảm 3.230 ha do chuyển dịch qua đất trồng cây lâu năm, hằng năm, quá
trình đô thị hóa ,… Diện tích đất lâm nghiệp cả nước giảm khoảng 4.227 ha giảm
chủ yếu là do đất lâm nghiệp chuyển sang các loại đất trồng cây lâu năm, đất sản
xuất kinh doanh, đất công cộng,… Diện tích đất phi lâm nghiệp tăng khoảng
14.239 ha tăng là do chủ yếu là đất chuyên dùng và đất ở. Diện tích đất chưa sử
dụng giảm 35.384 ha trong đó đất đồi núi chưa sử dụng giảm 34.139 ha, đất bằng
chưa sử dụng giảm 1.272 ha, đất núi đá không có rừng tăng 27 ha. Diện tích đất
chưa sử dụng giảm là do dung cho các mục đích nông nghiệp, phi công nghiệp phù
hợp với phát triển kinh tế xã hội.
2.3 Tài nguyên nước.
Lượng nước hằng năm sử dụng cho nông nghiệp khoảng 93 tỷ m3, cho công
nghiệp khoảng 17,3 tỷ m3, cho dịch vụ là 2 tỷ m3, cho sinh hoạt là 3,09 tỷ m3.

Tính đến năm 2030 cơ cấu dùng nước sẽ thay đổi theo xu hướng nông nghiệp 75%,
công nghiệp 16%, tiêu dùng 9%.
Nhu cầu dùng nước sẽ tăng gấp đôi, chiếm khoảng 1/10 tổng lượng nước sông
ngòi, 1/3 lượng nước nội địa, 1/3 lượng nước chảy ổn định.
Nước ta hiện nay có trên 600 đô thị với trên 60 công ty cấp nước và trên 240 hệ
thống cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất ở các thành phố, tỉnh và thị xã trực
thuộc tỉnh. Tổng công suất thiết kế của các nhà máy cấp nước là 3,2 triệu m3/ ngày.
Đối với các thị xã nhỏ, các huyện lị mới có khoảng 25% có hệ thống cấp nước tập
trung với công suất là 433.000 m3/ngày.
Ở khu vực nông thôn nơi tập trung 80% dân số cả nước, ở dây người ta sử dụng tất
cả các nguồn nước: giếng khoan, giếng đào, nước mưa, nước ao hồ. Chưa thống kê
được đầy đủ nhu cầu sử dụng nước ở khu vực này, nhưng chắc chắn khối lượng
nước cần sử dụng là rất lớn.


Đến nay, nước ta đang có hàng trăm khu công nghiệp tập trung với nhu cầu cấp
nước bình quân là 50 m3/ ha/ ngày đêm và trong tương lai lượng nước cung cấp
cho các khu công nghiệp là không nhỏ.
Nông nghiệp là ngành sử dụng nước nhiều nhất. Lượng nước sử dụng cho trồng
trọt, chăn nuôi năm 2000 chiếm tới 85% lượng nước tiêu thụ. Năm 2010, lượng
nước dùng cho nông nghiệp khoảng trên 90 tỉ m3. Tuy vậy, cơ sở hạ tầng phân
phối nước sau các công trình đầu mối của ta hiện đã xuống cấp, gây thất thoát nước
dẫn đến lãng phí tài nguyên nước.
Thực tế hiện nay nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất gia tăng đã đẩy
nhanh tốc độ khai thác khai thác nước (đặc biệt là nước ngầm) và theo dự báo đến
năm 2025, 2/3 người trên thế giới có thể sẽ phải sống trong những vùng thiếu nước
trầm trọng. Chất lượng nước giảm do gia tăng chất thải, nước thải gây ô nhiễm
nguồn nước. Các chất thải công nghiệp trong hoạt động khai khoáng, từ các nhà
máy hóa chất, phân bón,thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp cùng với sự thiếu
hiểu biết của người sử dụng đang làm suy giảm mạnh chất lượng nước, kể cả nước

mặt và nước ngầm.
2.4 Tài nguyên biển.
Phần lớn diện tích bờ biển nước ta đã được đưa vào sử dụng để khai thác hoặc nuôi
trồng thuỷ sản.
Khai thác cát ven biển làm vật liệu xây dựng cũng được tiến hành ở nhiều nơi do
loại cát này giàu thạch anh, ít tạp chất, nhưng thuộc loại cát mặn, nên việc sử dụng
chúng vẫn có nhiều hạn chế và mang tính địa phương. Các mỏ vật liệu xây dựng
khác tìm thấy ở đáy biển với trữ lượng lớn nhưng việc khai thác chúng đòi hỏi công
nghệ cao và bảo vệ vùng biển, nên chưa được tiến hành.
Nghề làm muối ở nước ta đã có từ lâu đời và là nghề còn thủ công. Hiện nay hoạt
động làm muối từ nước biển được tiến hành trên khoảng 60.000 ha ruộng muối
biển. Muối biển không chỉ rất cần cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, mà còn cho các
ngành công nghiệp và y học. Ngoài ra, nước biển để nuôi trồng thủy sản, để phát
triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh,…
Vùng biển Việt Nam có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho
phát triển du lịch biển, ven biển và đảo với nhiều loại hình du lịch khác nhau. Du


lịch biển đang phát triển và có mức tăng trưởng khá rõ rệt trong những năm gần
đây. Du lịch lặn đã bắt đầu phát triển ở Nha Trang dựa trên cơ sở khai thác các giá
trị dịch vụ của rạn san hô.
Tuy nhiên, các hoạt động trên biển như nuôi trồng và đánh bắt hải sản, chất thải của
các tàu cá , du lịch biển, thăm dò và khai thác dầu, khí, và các sự cố môi trường
biển khác (tràn dầu, thải dầu, đổ dầu cặn bất hợp pháp, đổ thải phóng xạ, hóa chất
độc hại,...) đã làm ô nhiễm môi trường biển Việt Nam. Bên cạnh đó, các phương
tiện giao thông thủy ngày càng nhiều, sản lượng khai thác và vận chuyển dầu khí
trên biển không ngừng tăng, gây nên tình trạng ô nhiễm biển trên diện rộng.
2.5 Tài nguyên khoáng sản.
Theo nghiên cứu của Viện Tư vấn phát triển (CODE), tổn thất tài nguyên trong quá
trình khai thác còn cao. Đặc biệt ở các mỏ hầm lò, mỏ địa phương quản lý. Một số

điều tra nghiên cứu cho thấy tổn thất khai thác khoáng sản như khai thác than hầm
lò, tổn thất 40 - 60%, khai thác apatit 26 - 43%, quặng kim loại 15-30%, vật liệu
xây dựng 15 - 20% và dầu khí là 50 - 60%. Đây chỉ là ba trong những con số đáng
báo động về tình trạng lãng phí sử dụng tài nguyên và nhiên liệu ở nước ta.
Lý giải điều này, Ths. Nguyễn Đình Hòa (Viện Tư vấn phát triển) cho rằng: “Do
năng lực hạn chế, khai thác ở mức độ cơ giới hóa thấp nên đa số các mỏ nhỏ hiện
nay chỉ lấy được những phần trữ lượng giàu, bỏ đi toàn bộ phần quặng nghèo và
khoáng sản đi cùng dẫn đến không thể tận thu được. Tổn thất trong chế biến
khoáng sản ở mức độ cao”.
Việt Nam có trên 5.000 mỏ, với khoảng 60 loại khoáng sản, nhưng phần lớn lại là
loại mỏ vừa và nhỏ, hầu hết đều không đủ khai thác với quy mô công nghiệp. Thêm
vào đó, nguồn tài nguyên không tái tạo này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt vì sự
khai thác và sử dụng quá lãng phí. Đối với các mỏ vừa và nhỏ (chiếm đa số), sự
thất thoát không dừng lại ở một vài chục phần trăm mà nguy cơ mất mỏ là rất
nghiêm trọng. Do năng lực có hạn, khai thác phần lớn là thủ công, nên đa số các
mỏ nhỏ hiện nay chỉ lấy được những phần giàu nhất, bỏ đi toàn bộ các quặng nghèo
và khoáng sản đi cùng, dẫn đến không thể tận thu được. Bên cạnh đó, tổn thất trong
chế biến khoáng sản cũng rất cao. Khai thác vàng là một ví dụ, do độ thu hồi quặng
vàng trong chế biến (tổng thu hồi) hiện chỉ đạt khoảng 30% - 40%, nghĩa là hơn
một nửa thải ra ngoài bãi thải, không chỉ mất mát mà còn gây ô nhiễm môi trường


nghiêm trọng. Nếu so với chỉ tiêu một số nước, thu hồi vàng trong quặng thường
chiếm 92% - 97%, rõ ràng đây là một tổn thất quá lớn. Đối với những mỏ vừa và
nhỏ, chủ yếu do dân tự khai thác với công nghệ thô sơ, vì vậy càng không thể đánh
giá được hết những tổn thất.
Một trong những lí do khiến cho tình trạng khai thác khoáng sản ở nước ta chưa đạt
hiệu quả cao vì đa phần các loại khoáng sản phân bố rải rác ở vùng miền núi, vùng
sâu, vùng xa trình độ phát triển kinh tế - xã hội và dân trí thấp, gây khó khăn cho
công tác đầu tư và quản lý hoạt động khai thác. Cùng với đó, công tác lập và thực

hiện chiến lược, quy hoạch khoáng sản còn nhiều bất cập và yếu kém gây hậu quả
nghiêm trọng đến việc quản lý, đầu tư, khai thác và sử dụng khoáng sản.
III. Những giải pháp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên gắn với phát
triển bền vững.
3.1 Tài nguyên rừng.
Quản lý tốt hơn tài nguyên rừng hiện còn, áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế
việc chặt phá rừng, tăng cường trồng rừng.
Tăng cường kiểm soát rừng, nghiêm khắc xử phạt những cá nhân, tổ chức có hành
vi khai thác và sử dụng sai mục đích .
Tăng cường sự tham gia của nhân dân và các ngành kinh tế vào việc quản lí, bảo vệ
rừng.
Tuyên truyền rộng rãi về vai trò của rừng cho người dân đặc biệt là người dân miền
núi.
Tăng cường vai trò của nhà nước thông qua các bộ luật bảo vệ rừng.
3.2 Tài nguyên đất.
Bảo vệ và quy hoạch sử dụng nguồn tài nguyên đất.
Sử dụng chiến lược bảo vệ tài nguyên đất gắn với chiến lược phục hồi rừng.
Sử dụng hiệu quả các công cụ quản lý để giải quyết hài hòa các vấn đề liên quan
trong sử dụng đất, khai thác tài nguyên khoáng sản với bảo vệ môi trường.


Phải sử dụng hết sức có hiệu quả và tiết kiệm quỹ đất cho phát triển công
nghiệp,phải quy hoạch thành các khu công nghiệp có cơ sở hạ tầng, xử lý chất thải
tập trung để tiết kiệm quỹ đất và hạn chế ô nhiễm đất.
Khắc phục tình trạng lạm dụng các loại phân bón và hóa chất trong sản xuất nông
nghiệp làm bạc màu thoái hóa đất, ô nhiễm nguồn nước và suy giảm đa dạng suy
giảm sinh học ở vùng nông thôn..
Nghiên cứu thay đổi phương thức canh tác theo hướng đảm bảo cân bằng sinh thái
và bền vững, nâng cao chất lượng.
3.3 Tài nguyên nước.

Quy hoạch nguồn nước để bảo vệ nước, đưa nước vào sử dụng hợp lý, khai thác
nguồn nước sẵn có để sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn.
Tiến hành kiểm kê, phân loại các dạng tài nguyên nước, ngăn ngừa và phòng ô
nhiễm, không làm cho tài nguyên nước cạn kiệt đi và mất khả năng tự phục hồi về
lượng.
Tổ chức đánh giá và kiểm soát được chất lượng, trữ lượng nước ngầm; có kế hoạch
đầu tư phát triển tài nguyên nước và ban hành các quy định cụ thể về khai thác
nguồn nước ngầm.
Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về tài nguyên nước theo hướng khai
thác bền vững nguồn nước mặt và nước ngầm. Thực hiện việc quy hoạch và quản
lý các lưu vực sông . Đây là biện pháp mang tính chất pháp lý, thiết chế và hành
chính để áp dụng cho việc sử dụng và phân phối tài nguyên nước, đảm bảo phát
triển bền vững tài nguyên nước. Tăng cường công tác hướng dẫn, tuyên truyền luật
tài nguyên nước. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các
nguồn gây ô nhiễm tài nguyên nước.


3.4 Tài nguyên sinh vật.
Lập ngân hàng gen quốc gia và vùng nhằm duy trì các giống sinh vật cây trồng đặc
dụng.
Lập các khu nuôi dưỡng cứu hộ động vật hoang dã.
Kiểm soát kinh doanh các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay việc kinh doanh
các loài động vật hoang dã làm thức ăn, làm dược phẩm đang ngày càng gia tăng là
mối hiểm họa cho nhiều loài rắn, rùa, ba ba, tắc kè, …, việc kinh doanh trên diện
rộng nên rất khó kiểm soát. Buôn bán các loài hoang dã qua biên giới cần được
quản lý quản lý chặt chẽ. Thiết lập quy định về chăn nuôi các loài hoang dã.
3.5 Tài nguyên khoáng sản.
Sử dụng hợp lý, tiết kiệm, bền vững, lâu dài nguồn lực khoáng sản phục vụ cho
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trước hết phải tiến hành công
tác kiểm kê tổng thể số lượng, trữ lượng các mỏ đã có và khai thác trên phạm vi cả

nước. Làm cơ sở đánh giá, nhìn nhận một cách đúng đắn, khách quan về tiềm năng
tài nguyên khoáng sản đẩy mạnh công tác điều tra, tìm kiếm, thăm dò để phát hiện
mỏ mới. Đi đôi với việc Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách về đấu thầu quyền
thăm dò, khai thác đối với các mỏ. Đồng thời quy hoạch một cách cụ thể từng loại
khoáng sản. Có biện pháp tăng cường việc sử dụng các phương pháp tiên tiến trong
khai thác, chế biến sâu nhằm năng cao hiệu quả kinh tế, tránh được xuất khấu thô,
loại bỏ được nạn “quặng tặc”…
Mặt khác sử dụng các công cụ kinh tế, hành chính và chế tài pháp luật thực hiện có
hiệu quả Luật Khoáng sản. Xây dựng quy hoạch thống nhất sử dụng các nguồn tài
nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường. Tổ chức trình tự khai thác mỏ một cách
hợp lý, tránh tình trạng mỏ dễ làm trước, mỏ khó bỏ lại; tăng đầu tư cho khâu phục
hồi, tái tạo và và cải thiện môi trường sinh thái ở các địa bàn khai thác mỏ.
Về kỹ thuật: Đổi mới công nghệ khai thác, sàng tuyển và chế biến để tận thu tài
nguyên và bảo vệ môi trường. Áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng các
loại quặng có hàm lượng thấp, góp phần giảm thiểu tối đa khối lượng đất đá thải;
thu hẹp diện tích bãi thải; thu hồi các chất hữu ích từ các bãi thải quặng vừa làm
sạch môi trường lại vừa tránh được lãng phí tài nguyên.



×