Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Cải cách trung quốc 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 30 trang )

Mở đầu ...................................................................................................... 3
1. Bối cảnh của Trung Quốc trước cuộc cải cách ................................. 4
1.1. Bối cảnh quốc tế ................................................................................ 4
1.2.Bối cảnh trong nước ........................................................................ 5
1.2.1.Kinh tế ....................................................................................... 5
1.2.2.Xã hội......................................................................................... 6
1.2.3.Chính trị ..................................................................................... 6
2. Các giai đoạn của quá trình cải cách và mở cửa ở Trung Quốc .......... 7
2.1. Giai đoạn đầu chuyển đổi thể chế kinh tế (1978 - 1991). .............. 7
2.2. Giai đoạn xây dựng khung thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa (1992 - 2002) ............................................................................... 9
2.3. Giai đoạn đẩy mạnh xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội
chủ nghĩa (2002 - 2012), cải cách theo chiều sâu ............................... 10
2.4. Giai đoạn cải cách toàn diện và sâu rộng (từ năm 2012 đến nay) 12
3. Thành tựu ............................................................................................ 12
4. Những vấn đề đặt ra đối với Trung Quốc hiện nay ............................ 18
5. Bài học kinh nghiệm ........................................................................... 19
Kết Luận ................................................................................................. 25
Tài liệu tham khảo .................................................................................. 26
Tài liệu hình ảnh ..................................................................................... 27

1


Mao Trạch Đông

Đặng Tiểu Bình

Tập Cận Bình
2



Mở đầu
Lịch sử Kinh tế Trung Quốc thời kỳ hiện đại để lại dấu ấn sâu đậm những bước
thăng trầm trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, thành công nhiều nhưng
thất bại cũng không ít, thậm chí có giai đoạn nền kinh tế Trung Quốc đã rơi vào
tình trạng hỗn loạn, cùng cực. Tuy nhiên, trong vòng 3 thập kỷ trở lại đây công
cuộc cải cách và mở cửa đã khiến đất nước này đã có những bước tiến kỳ diệu trên
con đường phát triển kinh tế.
Trung Quốc từ ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/10/1949),
cho đến trước cải cách – mở cửa kinh tế trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm với
nhiều hạn chế, yếu kém của mô hình kế hoạch hóa tập trung. Thông qua những
chính sách kinh tế sai lầm, coi thường các quy luật khách quan của “ Đại nhảy vọt”
và “Đại cách mạng văn hóa vô sản”, nền kinh tế Trung Quốc đã rơi vào khủng
hoảng và sa sút. Hậu quả là, thu nhập quốc dân giảm, các ngành kinh tế bị thụt lùi,
nền kinh tế bị mất cân đối nghiêm trọng. Cuộc “Đại nhảy vọt” và “Công xã nhân
dân” đã gây ra lãng phí to lớn về sức người, sức của, làm nền tài chính bị cạn
kiệt… Trước những thực trạng trên, nền kinh tế Trung Quốc đứng trước yêu cầu
phải thực hiện cải cách một cách triệt để.

3


1. Bối cảnh của Trung Quốc trước cuộc cải cách
1.1. Bối cảnh quốc tế
Những năm 70 của thế kỷ XX tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp các
mỗi quan hệ của các nước lớn ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến tình hình thế
giới. Cuộc chiến tranh lạnh đã mở ra một thời kì đối đầu căng thẳng giữa hai khối
Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa luôn đặt thế giới trong tình trạng khẩn cấp.
Ngày 12/3/1947 chiến tranh lạnh chính thức mở màng với phát biểu của tổng thống
Truman trước quốc hội Mỹ, nhấn mạnh “Liên Xô và Chủ nghĩa cộng sản đe dọa

đến lợi ích Mỹ đồng minh trên khắp thế giới, cả từ bên ngoài lẫn bên trong của
từng quốc gia, do đó cần tăng hỗ trợ kinh tế, quân sự cho các nước chống lại đe
dọa này”. Với những tuyên bố như vậy đã mở ra một thời kỳ với nhiều mối quan
hệ phức tạp một cuộc đối đầu căng thẳng giữa 2 cực. Mà Trung Quốc cũng là một
nước Xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các mối
quan hệ này. Bên cạnh đó vào những thập niên 70- 80 của thế kỷ XX chứng kiến
sự vương lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu. Dần dần trở thành những trung
tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới với các nguồn viện trợ từ Mỹ các nước này
nhanh chống phục hồi kinh tế sau chiến tranh, trong khi đó nền kinh tế Trung Quốc
vẫn ì ạch phát triển hết sức chậm chạp nếu như không muốn nói là không phát triển.
Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ tại các nước thuộc tổ chức các
quốc gia Ả Rập xuất khẩu dầu mỏ tuyên bố ban hành lệnh cấm vận hay nói cách
khác là quyết định ngừng sản xuất dầu mỏ sang các nước ủng hổ Isreal trong cuộc
chiến tranh Yom Kippur cụ thể ở đây là nước Mỹ dẫn đến giá dầu tăng lên đột ngột
kéo theo sự khủng hoảng nguyên liệu của các nước khác. Cú sốc giá dầu năm 1973
đi cùng với sự sụp đổ của thị trường chứng khoáng năm 1973-1974 dẫn đến cuộc
suy thoái kinh tế toàn cầu tiếp theo là những cuộc khủng hoảng về chính trị,kinh
tế,tài chính...Những cuộc khủng hoảng này đặt nhân loại trước những vấn đề bức
thiết phải giải quyết như tình trạng cạn kiệt tài nguyên,bùng nổ dân số...
Yêu cầu cải cách về kinh tế,chính trị,xã hội để thích nghi với sự phát triển
nhanh chóng của cách mạng khoa học kĩ thuật. Vào những năm 70 cũng là giai
đoạn cao trào của cuộc cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ 3 các nước trên
thế giới lần lượt tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và sự giao
lưu,hợp tác quốc tế,ngày càng phát triển mạnh theo xu thế quốc tế hóa...Nhưng
trong khi đó nền kinh tế của Trung Quốc vẫn vô cùng nghèo nàn và lạc hậu đòi hỏi
phải có một cuộc cải cách mang tính toàn bộ của nền kinh tế để theo kịp các cường
quốc khác trên thế giới.
4



1.2.Bối cảnh trong nước
1.2.1.Kinh tế
Trung Quốc là quốc gia có nền văn minh lâu đời. Dân tộc Trung Hoa đã từng có
những phát minh vĩ đại,đóng góp cho nhân loại.Trước thế kỉ XVI, trình độ phát
triển của Trung Quốc và châu Âu gần như bằng nhau.Đến thế kĩ XVII-XVIII,các
nước châu Âu đã hoàn thành cách mạng tư sản và đã xây dựng chế độ tư bản tiên
tiến,còn Trung Quốc thì ngưng trệ, lạc hậu và trở thành đối trượng xâm lược ,thành
nước nửa phong kiến nửa thuộc địa. Sau khi giải phóng, Trung Quốc là mảnh đất
nghèo nàn, cảnh tượng rách nát, tiêu điều đang đợi con người hàn gắn. Từ những
chính sách sai lầm của Mao Trạch Đông, trong thời kì nông dân được tập hợp
thành các công xã và các hoạt động sản xuất riêng bị cấm. Điều này khiến động lực
sản xuất của nông dân bị sút giảm, dẫn đến việc canh tác được thực hiện qua loa,
sản lượng nông nghiệp sụt giảm những áp lực xã hội áp đặt lên người dân về mặt
nông nghiệp lẫn thương mại mà chính phủ kiểm soát dẫn đến tình trạng mất ổn
định. Vì những luật lệ ban hành, các chính sách kinh tế nông nghiệp sai lầm như
Đại nhảy vọt, chiến dịch diệt chim sẻ trong khoảng thời gian 1958-1962 theo như
thống kê chính phủ khoảng 36 triệu người đã chết trong thời kì này.
Nông nghiệp, thủ công nghiệp gia đình tạo nên nền kinh tế tự nhiên,kĩ thuật lạc
hậu năng suất thấp, phương pháp canh tác lạc hậu,dựa vào sức người và trâu
bò.Chiến tranh lâu dài làm cho nhiều vùng đất bị bỏ hoang,sức lao động nông thôn
thiếu hụt.Nền sản xuất nông nghiệp Trung Quốc rơi vào thảm cảnh đói nghèo.
Công nghiệp: Năm 1949 công nghiệp Trung Quốc chỉ chiếm 10%.Nền kinh tế
Trung Quốc vốn là nền kinh tế nông-thủ công nghiệp kết hợp là chính.Cơ sở kĩ
thuật công nghiệp còn yếu.Qua tích lũy hàng trăm năm mà vốn cố định của công
nghiệp chỉ có 12,4 tỷ đồng,như vậy bình quân đầu người chỉ có 22 đồng.Các ngành
công nghiệp ô tô,máy cày,máy đo lường công nghiệp kĩ thuật cao,chế tạo máy bay
còn chưa hề nghĩ tới.Các cơ sở công nghiệp của Trung Quốc lúc này đều nhỏ về
quy mô,lạc hậu về kĩ thuật và sản lượng quá thấp.
Giao thông vận tải sau chiến tranh bị tàn phá.Ngành đường sắt vốn có 21,8 vạn
km,nhưng do chiến tranh chỉ còn 1,1 vạn km có thể sử dụng và đường hai chiều chỉ

có 867km,chiếm 4% đường kinh doanh.Trước chiến tranh chưa có tàu điện,mà là
tàu đốt than,dầu.Thông tin liên lạc kém,điện báo và điện thoại đường dài còn hạn
chế.

5


Văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật: Hơn 80% dân số Trung Quốc không biết
chữ, trẻ em đến tuổi đi học chỉ có 20% trong tổng số có thể đến lớp. Trình độ văn
hóa của nhân dân thấp.
1.2.2.Xã hội
Cuộc khủng hoảng lương thực vào những năm 60 của thế kỷ XX khiến hơn
30 triệu người dân Trung Quốc chết đói đã dẫn đến xã hội Trung Quốc mâu thuẫn
nghiêm trọng kèm theo đó là những chính sách như “đại văn hóa” đưa ra nhưng
thất bại đã ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân một cách nghiêm trọng điều đó
càng thúc đẩy chính quyền Trung Quốc sớm thực hiện cuộc cải cách trước khi quá
muộn.
1.2.3.Chính trị
Ngày 1/10/1949 cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc hình thành với thắng
lợi và sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.Từ khá sớm,Trung Quốc
đã có mong muốn trở thành một cường quốc tầm cỡ, ngang hàng với Mĩ, Liên
Xô.Từ năm 1959-1978 Trung Quốc trải qua 20 năm không ổn định về kinh tế,
chính trị, xã hội. Nội bộ Đảng và nhà nước Trung Quốc diễn ra những bất đồng
gay gắt về đường lối, tranh chấp quyền lực, đỉnh cao là cuộc “Đại cách mạng văn
hóa vô sản” (1966-1976)...
Từ năm 1959-1968: Tình hình rất phức tạp do mâu thuẫn về dường lối và tranh
chấp về quyền lực giữa các phe phái trong giới lãnh đạo Trung Quốc. Cách mạng
văn hóa (1966-1968) đã để lại cho Trung Quốc những hậu quả nặng nề.
Từ 1968-1978: Trong giới lãnh đạo Trung Quốc luôn diễn ra những cuộc thanh
trừng lật đổ nhau dẫn đến nội bộ chia sẻ phức tạp, còn về đối ngoại Trung Quốc

thực hiện đường lối bất lợi cho cách mạng Trung Quốc và cách mạng Thế giới:
Chống Liên Xô gây ra những vụ tranh chấp biên giới với các nước láng giềng thực
hiện những chính sách làm tổn thất nghiêm trọng cho sự nghiệp cách mạng của các
nước Việt Nam, Lào và Campuchia.
Trung Quốc ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mĩ của nhân dân Việt Nam, xảy ra
những cuộc xung đột biên giới giữa Trung Quốc với các nước Ấn Độ, Liên
Xô...Tháng 2/1972 Tổng thổng Mĩ Nich xơn sang thăm Trung Quốc,mở đầu quan
hệ mới theo chiều hướng hòa dịu giữa hai nước.
Trước tình hình như vậy, đòi hỏi Trung Quốc tiến hành cải cách để phù hợp với
xu thế chung của Trung Quốc và đưa đất nước thoát khỏi tình trạng không ổn định
6


2. Các giai đoạn của quá trình cải cách và mở cửa ở Trung Quốc
2.1. Giai đoạn đầu chuyển đổi thể chế kinh tế (1978 - 1991).
Với tư tưởng là phát triển một Trung Quốc rất riêng, một chủ nghĩa xã hội theo
cách của Trung Quốc, thì chính quyền Trung Quốc đã có rất nhiều kế hoạch mang
tính chiến lược nhằm thúc đẩy nền kinh tế lớn mạnh, để xứng tầm với các cường
quốc khác và tiềm năng dồi dào của mình. Không học theo những tư tưởng của
Liên Xô, Trung Quốc tự vạch các con đường riêng của mình dựa trên tiềm lực và
sức mạnh riêng của Trung Quốc đang có.
Đảng Cộng Sản Trung Quốc với phương châm “giải phóng tư tưởng, thực sự
cầu thị”, chuyển trọng tâm công tác từ “lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh”
sang “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm” nhằm mục tiêu xây dựng hiện đại hóa
xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn đầu tập trung vào chuyển đổi thể chế kinh tế với việc
“khoán ruộng đất”, “phát triển xí nghiệp hương trấn” ở nông thôn, sau đó tiến hành
mở rộng thí điểm quyền tự chủ kinh doanh của xí nghiệp quốc hữu ở thành phố,
tiến hành mở cửa, xây dựng đặc khu kinh tế, xây dựng các loại thị trường. Việc
xây dựng các đặc khu kinh tế (SEZs) ở Trung Quốc tương đối thành công. SEZs đã
phát huy được vai trò “cửa sổ” và “cầu nối” có ảnh hưởng tích cực đối với trong và

ngoài nước. SEZs của Trung Quốc đã đạt được thành công bước đầu trong sự kết
hợp giữa kế hoạch và thị trường. Những năm 1984 - 1991, cải cách xí nghiệp quốc
hữu là trọng tâm, cải cách giá cả là then chốt trong toàn bộ cuộc cải cách. Trong
giai đoạn chuyển đổi thể chế kinh tế (1979 - 1991), Trung Quốc đã tìm tòi, tổ chức
thí điểm, từng bước tiếp nhận cơ chế thị trường, sửa chữa những khuyết điểm của
thể chế kinh tế kế hoạch.
Nhằm xây dựng một kỷ nguyên mới bắt đầu với một hội nghị của Đảng Cộng
Sản Trung Quốc ngày 18/12/1978, đánh dấu bằng việc công nhận trang trại tư nhân
quy mô nhỏ, bước đầu tiên từ bỏ chính sách công xã trong nông nghiệp và công
nghiệp thời Mao Trạch Đông, dựng một nền kinh tế bắt đầu từ nông nghiệp.
Năm 1979, Trung Quốc quyết định xây dựng các đặc khu khinh tế, gồm 3 đặc
khu kinh tế là Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu tại Quảng Đông và đặc khu kinh tế
Hạ Môn tại tỉnh Phúc Kiến. Việc quyết định xây dựng đặc khu nhằm mở rộng hợp
tác kỹ thuật và giao lưu kinh tế với nước ngoài, tận dụng FDI (vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài), đưa khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào Trung Quốc. Năm 1982, Trung
Quốc thực hiện khoán sản lực lượng hoặc khoán toàn bộ đến hộ nông dân. Việc
giải phóng năng lực sản xuất cho hàng trăm triệu hộ nông dân đã mang lại bước
nhảy vọt trong kinh tế nông thôn. Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng bình
quân 11,5%/ năm trong giai đoạn 1980-1985 gấp 3,5 lần giai đoạn 1953-1980.
7


Tuy nhiên, quá trình thực hiện khoán sản sản phẩm đã nảy sinh những hạn chế,
tiêu cực: tư tưởng bình quân chủ nghĩ trong khoán ruộng đất, tâm lý “sợ thay đổi”
trở nên khá phổ biến, công tác quản lý ruộng đất trở nên hỗn loạn, cơ sở hạ tầng
trong nông thôn yếu kém lại bị phân tán... Để khắc phục tình trạng này, từ năm
1984 Trung Quốc đã thực hiện những biện pháp hoàn thiện chế độ khoán sản phẩm,
trong đó có hai nội dung quan trọng: quy định thời gian khoán ruộng đất từ 15 năm
trở lên và áp dụng chính sách “hộ chuyên”. Những biện pháp này đã đưa công cuộc
cải cách kinh tế ở nông thôn Trung Quốc đạt được những kết quả ban đầu khá căn

bản.
Trên đà những thắng lợi đạt được ở khu vực nông thôn, Trung Quốc bước đầu
cải cách ở thành thị. Trong giai đoạn này, cải cách ở thành thị chỉ dừng lại ở mức
thăm dò, thí diểm.
Năm 1984, Trung Quốc mở cửa ở 14 thành phố ven biển nhằm thu hút đầu tư
nước ngoài và mở rộng điều kiện ngoại thương, buôn bán. Giai đoạn này đánh dấu
bước ngoặt quan trọng trong việc đẩy mạnh cải cách kinh tế ở Trung Quốc, cải
cách toàn diện thể chế kinh tế của Trung Quốc. Trọng tâm của giai đoạn này là cải
cách kinh tế thành thị, đặt hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá các
thành phần kinh tế, tách chức năng quản lí nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh,
tách quyền sở hữu khỏi quyền kinh doanh.
Làm sống môi trường kinh doanh bằng việc đa dạng hóa các loại hình doanh
nghiệp, mở cửa thị trường cải cách hệ thống giá cả, tiếp tục cải cách kinh tế nông
thôn theo hướng phẩm hóa, hiện đại hóa.
Trên cơ sở của việc phát triển kinh tế ở các giai đoạn trước, từ năm 1988 Trung
Quốc bắt đầu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế Duyên Hải làm cho các tỉnh
này có thể tham gia trực tiếp vào việc buôn bán quốc tế. Trong giai đoạn này cũng
tiếp tục cải cách thể chế kinh tế, cho phép ký hợp đồng mua bán thuê mướn và
chuyển nhượng ruộng đất, lập lại xí nghiệp, ban bố luật thuế và nhiều đạo luật khác.
Đồng thời, tiếp tục cải cách về tài chính tài vụ, chỉnh đốn trật tự kinh tế, ổn định
giá cả, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Đặc biệt trong thời gian này, Trung Quốc
đã tiến hành nhiêu biện pháp nhằm khắc phục tình trạng quá nóng của nền kinh tế
như:
Thực thi các biện pháp xiết chặt tiền tệ, thực hiện nghiêm ngặt chính sách bốn
giảm: giảm quy mô đầu tư, giảm tăng cầu xã hội, giảm lạm phát và giảm tốc độ
tăng trưởng công nghiệp. Trong đó, kìm hãn và loại bỏ lạm phát là mục tiêu hàng
đầu.
8



Tiếp tục mở rộng quyền tự chủ cho các xí nghiệp, điều chỉnh hệ thống giá cả
theo hướng cơ chế thị trường, chuẩn bị những điều kiện để hình thành thị trường
chứng khoán.
2.2. Giai đoạn xây dựng khung thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
(1992 - 2002)
Bước sang thập niên 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới diễn ra những biến
đổi to lớn và sâu sắc. Hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, Liên Xô giải thể, đảng cộng
sản ở các nước Đông Âu mất địa vị cầm quyền. Chiến tranh lạnh kết thúc, nhiều
nước tiến hành điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại.
Trước những thách thức to lớn như vậy thì điều đặt ra cho chính quyền Trung
Quốc,là làm thế nào để Trung Quốc không trở thành một Liên Xô thứ hai. Vào lúc
này sự nghiệp cải cách, mở cửa đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Vấn đề cải
cách, mở cửa thành công hay thất bại, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa (họ Xã)
hay tư bản chủ nghĩa (họ Tư) thổi bùng các cuộc tranh luận (đại luận chiến). Trước
tình hình đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương gác lại các cuộc tranh luận,
tiến hành “Ba điều có lợi” (có lợi cho phát triển sức sản xuất xã hội chủ nghĩa, có
lợi cho đất nước, có lợi cho đời sống nhân dân), mạnh dạn xông pha vào thực tiễn
và lấy thực tiễn để kiểm nghiệm. Tại Đại hội XIV Đảng Cộng sản Trung Quốc
(năm 1992) chính quyền Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu xây dựng thể chế kinh tế
thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh mở cửa. Đây được coi là cuộc giải phóng tư
tưởng lần thứ hai, là mốc qụan trọng trong tiến trình cải cách, mở cửa ở Trung
Quốc.
Để thực hiện chiến lược mới, Trung Quốc ưu tiên hàng đầu nhiệm vụ chuyển từ
kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường với năm trụ cột chính là “ hai hệ thống”
gồm hệ thống điều tiết vĩ mô của nhà nước và hệ thống thị trường tốt nhất “ba chế
độ” là: chế độ xí nghiệp hiện đại, chế độ phân phối thu nhập mới và chế độ bảo
hiểm xã hội; đề ra mục tiêu ba bước để xây dựng thế chế kinh thế thị trường xã hội
chủ nghĩa. Đồng thời Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa toàn phương vị:
“duyên hải-ven biển-ven sông-các khu sâu nội địa”. thực hiện ở cả ba miền: Miền
Đông, miền Trung và miền Tây, theo cả hai hướng: ven biển à nội địa; cả hai thị

trường: trong nước và quốc tế, xây dụng các khu phát triển từ đơn lẻ thành quần
thể mà trọng điểm là Thượng Hại, Quảng Đông, Giang Tô, Sơn Đông, Đại Liên.
Từ năm 1992, Trung Quốc đã tiến hành một loạt các biện pháp cải cách mới mẻ
như: cải cách tài chỉnh tiền tệ cải cách hệ thống ngân hàng, cải cách thuế, cải cách
hệ thống ngoại thương, từng bước cải cách hệ thống giá cả, thống nhất tỷ giái hối
đoái, cải cách mạnh mẽ hơn các doanh nghiệp nhà nước theo hướng xóa bỏ thua lỗ,
9


xây dựng chế độ xí nghiệp hiện đại thích ứng với yêu cầu của kinh tế thị trường,
từng bước đưa các doanh nghiệp làm quen và thích ứng với các yêu cầu mới sau
khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
Tại Đại hội XIV của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là Hội nghị Trung
ương 3 khóa XIV (năm 1993) thông qua “Quyết định về một số vấn đề xây dựng
thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”, trong đó chỉ rõ: “lấy chế độ công hữu
làm chủ thể, nhiều thành phần kinh tế khác cùng phát triển,... xây dựng chế độ
phân phối thu nhập, lấy phân phối theo lao động làm chính, ưu tiên hiệu quả, quan
tâm tới công bằng, khuyến khích một số vùng, một số người giàu có tiến lên trước,
đi con đường cùng giàu có”. Đại hội XV Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 1997)
đã xác định mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa chính những
quyết định mang tính chiến lược như vậy đã giúp cho nền kinh tế Trung Quốc vượt
qua được giai đoạn khủng hoảng của các quốc gia xã hội chủ nghĩa trên khắp thế
giới, từ đó tạo tiền đề rất lớn cho việc phát triển kinh tế sau này. Cùng với đó là
những tuyên bố mang tính thời đại như “thế kỷ 21 là kỷ nguyên của Trung Quốc”
và rất nhiều chính sách hoạch định được vạch ra để đạt được mục tiêu đó. Và thực
tế thì kế hoạch đó cũng đang được thực hiện và cũng có những thành công bướt
đầu.
2.3. Giai đoạn đẩy mạnh xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
(2002 - 2012), cải cách theo chiều sâu
Năm 2001 Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sự

kiện này đánh dấu tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng của Trung Quốc. Từ Đại hội
XVI (năm 2002) Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đứng đầu là Tổng Bí
thư Hồ Cẩm Đào đã nêu ra quan điểm phát triển khoa học, xây dựng xã hội hài hòa
xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy phát triển toàn diện hài hòa và bền vững kinh tế - xã hội.
Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 2007) nêu chủ trương từ “tam vị
nhất thể” - bao gồm kinh tế, chính trị và văn hoá sang “tứ vị nhất thể”- bao gồm
kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội. Một cuộc cải cách sâu rộng diễn ra trên mọi
mặt của đất nước Trung Quốc, quá trình thay da đổi thịt bắt đầu.
Bước sang thế kỷ XXI, Trung Quốc đã xây dựng được cục diện cải cách, mở
cửa toàn phương vị, đa tầng nấc; hình thành các cực tăng trưởng, Trước đó, Tiểu
Chu Giang với nòng cốt là Quảng Châu, Thâm Quyến được coi là cực tăng trưởng
thứ nhất của Trung Quốc, hình thành trong giai đoạn đầu của cải cách, mở cửa với
việc xây dựng 4 đặc khu (Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn). Tiếp đó, từ
năm 1984, Trung Quốc tiến hành mở cửa 14 thành phố ven biển, ven sông, ven
biên giới. Từ năm 1990, Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng Phố Đông, coi đây là
10


“đầu tàu” lôi kéo và kết nối các điểm tăng trưởng hạ lưu sông Trường Giang và
ven biển Đông Hải. Sự ra đời của Phố Đông (Thượng Hải) đánh dấu sự xuất hiện
cực tăng trưởng thứ hai của Trung Quốc. Ngày 6-6-2006, Chính phủ Trung Quốc
đã công bố “Ý kiến về mấy vấn đề thúc đẩy mở cửa phát triển Khu mới Tân Hải
Thiên Tân”, đánh dấu việc chủ trương đưa Thiên Tân vươn lên trở thành cực tăng
trưởng thứ ba của Trung Quốc, gắn liền các điểm tăng trưởng xoay quanh vịnh Bột
Hải. Tiếp đó, vùng Thành Đô - Trùng Khánh (Xuyên Du), Khu kinh tế Vịnh Bắc
Bộ (Quảng Tây), Khu kinh tế bờ Tây (Phúc Kiến) cũng phấn đấu trở thành cực
tăng trưởng tiếp theo ở Trung Quốc. Năm 2008, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê
chuẩn “Cương yếu quy hoạch Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ”, thể hiện quyết tâm của
Trung Quốc trong xây dựng cực tăng trưởng mới - cực tăng trưởng kết nối giữa
Trung Quốc và ASEAN.

Các mục tiêu được Trung Quốc đề ra:
 Đảm bảo tăng trưởng bền vững
 Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo phát triển một “xã hội hài hòa” có tầm
quan trọng như phát triển kinh tế chính trị xã hội.
 Thay đổi phương thức tăng trưởng kinh tế: Chuyển từ đầu tư và xuất khẩu
vào công nghiệp, tài nguyên và nhân lực sang tiêu dùng và đầu tư, công
nghiệp và dịch vụ, nhân lực và khoa học - kỹ thuật, tăng trưởng có chất
lượng cao.
 Thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, tăng nghành có hàm lượng khoa học cao.
 Phát triển cân đối giữa các vùng, các khu vực giữa thành thị và nông thôn.
 Giải quyết tốt vấn đề tam nông (nông nghiệp, nông thôn và nông dân).
 Giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường, tạo công ăn việc làm giảm thất
nghiệp và các vấn đề xã hội.
 Xây dựng một xã hội công bằng văn minh.
 Về đối ngoại thực hiện nguyên tắc hòa bình và phát triển, hợp tác. Thực hiện
khẩu hiệu: “an ninh với láng giềng, giàu có với láng giềng, hợp tác với láng
giềng”.

11


2.4. Giai đoạn cải cách toàn diện và sâu rộng (từ năm 2012 đến nay)
Từ Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là Hội nghị Trung
ương 3 khóa XVIII thông qua Nghị quyết về cải cách toàn diện và sâu rộng, thực
hiện “giấc mộng Trung Quốc”, “phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa”. Tổng Bí
thư Chủ tịch nước Tập Cận Bình với tư cách là “hạt nhân lãnh đạo” đã kế thừa,
phát huy và hoàn thiện cương lĩnh, đường lối phát triển của Trung Quốc, hình
thành nên “Bố cục tổng thể”: phát triển “5 trong 1” (kinh tế, chính trị, xã hội, văn
hóa, môi trường) và bố cục chiến lược “Bốn toàn diện”. Kinh tế bước vào giai
đoạn “trạng thái bình thường mới”, đặt ra kế hoạch mới mang tên “Made in China

2025” với mục tiêu đưa nền kinh tế của Trung Quốc trở thành nền kinh tế số một
thế giới. tìm kiếm chuyển đổi phương thức tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế và
động lực phát triển mới. Sáng kiến “Vành đai, Con đường” được xem là giải pháp
chiến lược, vừa thúc đẩy cải cách trong nước, vừa phát huy vai trò đối ngoại.
Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới
đã được Đại hội XIX khẳng định, đưa vào Điều lệ Đảng, trở thành tư tưởng chỉ đạo
đối với Đảng và Nhà nước Trung Quốc sau khi Hiến pháp được bổ sung, sửa đổi
năm 2018. Trung Quốc đẩy mạnh cải cách, mở cửa toàn diện và sâu rộng hướng
tới mục tiêu trở thành cường quốc xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.
3. Thành tựu
Trong hai thập niên cuối thế kỷ XX, ở Trung Quốc đã diễn ra những thay đổi to
lớn. Trung Quốc đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội với bước chuyển biến
lịch sử là “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm”. Thể chế kinh tế, xã hội có bước
chuyển biến mạnh mẽ theo hướng xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Trung Quốc cũng đạt được nhiều thành công trong ổn định tình hình trước những
biến động lớn của thế giới. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đứng
trước những thách thức to lớn, như phân hóa giàu nghèo, phân cực đô thị - nông
thôn, ô nhiễm môi trường, nợ công của các địa phương, tham nhũng... Xây dựng
Nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa trở thành phương hướng cải cách và phát triển
chính trị ở Trung Quốc trước thềm thế kỷ XXI. Nâng cao năng lực lãnh đạo và cầm
quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, kiện toàn hệ thống chính trị, đẩy mạnh dân
chủ xã hội chủ nghĩa trở thành yêu cầu và đòi hỏi quan trọng để Trung Quốc ứng
phó thành công với khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á (năm 1997) và đặc biệt là
chủ động mở cửa, đưa Trung Quốc phát triển vượt bậc khi gia nhập WTO. Năm
2010, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế có tổng lượng GDP lớn
thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Mức tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1997 - 2008
bình quân đạt trên 8%/năm.
12



Từ khi bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI đến nay, kinh tế Trung
Quốc đạt được nhiều thành tựu. Năm 2017, GDP của Trung Quốc đạt 82.712,2 tỷ
nhân dân tệ (NDT), tăng 6,9% so với năm 2016(3). Tốc độ tăng trưởng bình quân
GDP của Trung Quốc trong giai đoạn 2013 - 2017 là 7,1%, trong khi mức tăng
trưởng trung bình của toàn cầu là 2,6% và của các nền kinh tế đang phát triển là
4%. Mức đóng góp trung bình của Trung Quốc vào tăng trưởng kinh tế thế giới
trong giai đoạn 2013 - 2017 là khoảng 30%, lớn nhất trong tất cả các quốc gia và
cao hơn cả tổng mức đóng góp của Mỹ, các nước trong khu vực đồng ơ-rô và Nhật
Bản(4). Một điểm đáng chú ý nữa là GDP của Trung Quốc năm 2016 đã đạt
10.730 tỷ USD, hoàn thành sớm hơn 4 năm mục tiêu GDP năm 2020, tăng gấp 4
lần năm 2000. Tỷ trọng GDP của Trung Quốc trong GDP toàn cầu từ 1,8% năm
1978 tăng lên 15% năm 2018.
Sáng tạo trở thành định hướng và giải pháp quan trọng trong chuyển đổi
phương thức phát triển kinh tế của Trung Quốc. Mức chi cho nghiên cứu và phát
triển (R&D) đã tăng 52,2% kể từ năm 2012, đạt 1.570 tỷ NDT vào năm 2016. Tỷ
lệ chi tiêu cho R&D trong GDP đã tăng từ 1,91% lên 2,11% (từ năm 2012 đến
2016). Số lượng các đơn xin cấp bằng sáng chế mà Trung Quốc nhận được trong
năm 2016 tăng 69% kể từ năm 2012, trong khi số bằng sáng chế được cấp năm
2016 tăng 39,7% kể từ năm 2012. Năm 2017, chi cho R&D là 1.750 tỷ NDT, tăng
11,6% so với năm 2016.
Từ năm 2013, Trung Quốc đã trở thành quốc gia hàng đầu trên toàn cầu về
doanh số bán rô-bốt công nghiệp. Cường quốc rô-bốt sẽ là một nhiệm vụ chiến
lược để Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ Chiến lược “Made in China 2025”. Năm
2016, Trung Quốc đầu tư cho R&D là 1.567,67 tỷ NDT; nguồn tài chính dành cho
khoa học công nghệ là 776,07 tỷ NDT. Năm 2016, trong số 53 doanh nghiệp khoa
học công nghệ tiến hành IPO trên thế giới (phát hành cổ phiếu ra công chúng lần
đầu), Trung Quốc có 18 doanh nghiệp. Năm 2016, Trung Quốc trở thành nước xuất
khẩu các sản phẩm khoa học công nghệ cao đứng đầu châu Á. Các hạng mục khoa
học lớn được hoàn thành, như máy tính Thiên Hà, tàu vũ trụ Thần Châu, trạm vũ
trụ Thiên Cung, máy lặn Giao Long, máy bay vận tải cỡ lớn..

Về kinh tế đối ngoại, giá trị của thương mại hàng hóa đạt 27,7 nghìn tỷ NDT
vào năm 2017, chiếm hơn 11% tổng khối lượng thương mại toàn cầu. Trung Quốc
trở thành đối tác thương mại lớn nhất của hơn 120 nước.
Mức độ đô thị hóa từ 17,9% năm 1978 tăng lên 58,5% năm 2017. Số thành phố
từ 193 tăng lên 657 thành phố. Hiện nay, Trung Quốc có 136.000km đường cao tốc
13


và 25.000km đường sắt cao tốc. Năm 2017, đường sắt cao tốc chuyên chở hơn 3 tỷ
lượt khách(5).
Thu nhập của người dân được nâng cao, với mức bình quân đầu người tăng từ
7.311 NDT năm 2012 lên 23.821 NDT năm 2016, tỷ lệ tăng hằng năm là 7,4%.
Năm 2017, thu nhập bình quân cư dân đạt 25.974 NDT. Thu nhập bình quân đầu
người của người dân nông thôn ở khu vực nghèo tăng bình quân 10,7% trong giai
đoạn 2013 - 2016, tăng nhanh hơn mức bình quân 8% đối với tất cả người dân
nông thôn. Số người nghèo ở nông thôn từ 97,5% năm 1978 giảm xuống 3,1% năm
2017, còn khoảng 30,46 triệu người nghèo(6). Mạng lưới an sinh xã hội đã được
hình thành rộng khắp. Bảo hiểm dưỡng lão xã hội đã bao phủ tới 900 triệu dân, bảo
hiểm y tế cơ bản đã tới hơn 1,3 tỷ người dân.
Năm 2017, dân số Trung Quốc là 1,39 tỷ người, trong đó dân số đô thị khoảng
813,47 triệu người. Số nghiên cứu sinh là 2,63 triệu người, sinh viên đại học, cao
đẳng: 27,53 triệu, số học sinh trung học phổ thông: 23,74 triệu; trung học cơ sở:
44,42 triệu; tiểu học: 1.009 triệu. Từ năm 2011, số lượng nhân lực khoa học - công
nghệ đã vượt 63 triệu người, năm 2017 đạt 81 triệu người. Số sinh viên du học
nước ngoài trở về nước là hơn 1,1 triệu người. Năm 2016, số lượng đăng ký bản
quyền tác giả là 1.257.439 (WIPO). Năm 2017, Trung Quốc đứng thứ 25 trong
bảng xếp hạng “sức mạnh mềm” thế giới.
Đánh dấu 40 năm tiến hành cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã trở thành gã
khổng lồ kinh tế với dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới (3.120 tỷ USD), GDP lớn
thứ hai thế giới (11.000 tỷ USD) và có mức đầu tư trực tiếp nước ngoài cao thứ ba

thế giới (170 tỷ USD). Tỷ lệ nền kinh tế nước này trong nền kinh tế thế giới đã
tăng từ chỉ 1,8% vào năm 1978 lên mức 18,2% đáng kinh ngạc trong năm 2017.
Các cải cách đã khởi động một cuộc quá độ xã hội - kinh tế không thể sánh
được trong lịch sử nhân loại. GDP của Trung Quốc đã tăng 3.230% từ năm 1978
đến năm 2016, giúp 700 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói và tạo ra 385 triệu
người thuộc tầng lớp trung lưu mới.
Năm 2017, giá trị Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đạt 82.700
tỷ nhân dân tệ (hơn 12.100 tỷ USD), chiếm khoảng 15% tổng lượng kinh tế thế
giới; tỷ lệ đóng góp của Bắc Kinh vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu lên tới hơn
30%. Dự báo, năm 2018, GDP của Trung Quốc đạt mức 13.200 tỷ USD, vượt qua
quy mô của nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

14


Với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 3.690 tỷ USD, Trung Quốc là đối tác
thương mại lớn nhất của gần 130 quốc gia và khu vực, đồng thời là thị trường nhập
khẩu tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Trung Quốc còn là nước có dự trữ ngoại hối,
đầu tư ra nước ngoài và hệ thống công nghiệp hoàn thiện nhất thế giới.
Hàng hóa ngoại thương của Trung Quốc tăng 17.500%, biến Trung Quốc trở
thành nước dẫn đầu thế giới về ngoại thương kể từ năm 2015. Năm 2013, tổng kim
ngạch thương mại Trung Quốc vượt Mỹ, trở thành nước thương mại lớn nhất thế
giới. Năm 2014, theo tính toán sức mua tương đương (PPP), quy mô kinh tế Trung
Quốc vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. GDP bình quân đầu người
năm 2017 đạt 8.640 USD, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao.
Trong quá trình này, hơn 700 triệu người Trung Quốc đã thoát nghèo theo
chuẩn nghèo quốc tế, tỷ lệ đóng góp đối với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo trên thế
giới trong 40 năm qua là hơn 70%. Trong khoảng thời gian này, tuy thuyết về sự
sụp đổ của nền kinh tế Trung Quốc liên tục nổi lên nhưng từ cải cách mở cửa đến
nay, Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới không xuất hiện khủng hoảng

kinh tế.
Sau cải cách mở cửa, Trung Quốc là 1 trong 13 nền kinh tế có biểu hiện tốt nhất,
cũng là nền kinh tế có tốc độ đuổi kịp và vượt qua nhanh nhất. Lâm Nghị Phu,
chuyên gia kinh tế, từng là Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thế giới cho rằng
nguyên nhân chủ yếu khiến kinh tế Trung Quốc có thể thực hiện tăng trưởng với
tốc độ cao sau cải cách mở cửa là do Trung Quốc đã tận dụng ưu thế của cải cách
thị trường; việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoặc nhà nước chủ đạo sang nền
kinh tế thị trường đã giúp Trung Quốc phát triển ổn định và nhanh chóng.

Vào năm 1978, ông Đặng Tiểu Bình lãnh đạo đất nước bước vào một thời đại
tăng trưởng chưa từng có. “Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng trung bình
khoảng 10%/năm trong thực tế”. Sự biến đổi trong nước cũng mang lại một sự
biến đổi mang tính quốc tế. Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành điểm đến hàng đầu
cho đầu tư trực tiếp nước ngoài của thế giới vào năm 2012.
Sau năm 1990, không một quốc gia nào khác phát triển nhiều hoặc nhanh như
Trung Quốc. Khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào
năm 2001, đó là sự khởi đầu của một kỷ nguyên toàn cầu hóa mới. Trong năm
2005, khối kinh tế gồm các nền kinh tế mới nổi đã được tạo ra - BRICS (Brazil,
15


Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Kể từ khi khối này mới thành lập, Trung
Quốc đã có một vai trò then chốt trong khối.
Vào năm 2030, nếu Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng, và Mỹ tiếp
tục tăng trưởng theo cách hiện tại, thì Trung Quốc sẽ bắt kịp Mỹ. Năm 2017,
thương mại toàn cầu của Trung Quốc đạt hơn 630 tỷ USD. Thủ tướng Trung Quốc
Lý Khắc Cường đã nói vào năm 2014 khi chủ trì một cuộc họp tại Quốc vụ viện:
“Ngoại thương là một phần quan trọng cũng như là động lực của nền kinh tế quốc
gia”.
Cuối cùng, Trung Quốc đã khẳng định sự thành công của các cải cách liên tục

trong ngoại thương và đã duy trì khả năng duy trì một tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
lành mạnh.
GDP tính theo ngang giá sức mua của Trung Quốc cao hơn so với của Mỹ vì
nhiều lý do khác nhau. Giao thông công cộng của Trung Quốc xuất sắc và hiệu quả.
Thực phẩm, quần áo và nhà ở của Trung Quốc rẻ hơn so với của Mỹ. Ngoài ra,
Trung Quốc cung cấp giáo dục miễn phí trong 9 năm. Chính phủ Trung Quốc rất
coi trọng giáo dục. Nước này tin rằng giáo dục là cơ sở để phát triển và hiện đại
hóa đất nước.
Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng thúc đẩy GDP, đặc
biệt là ở các thành phố top đầu. Trung Quốc đã tạo ra hệ thống cấp bậc để phân
loại các thành phố của mình, dựa trên GDP, chính trị và dân số. Trung Quốc có
hơn 600 thành phố các cấp, được chia thành 4 cấp.
Từ một nước nghèo thành cường quốc có tầm ảnh hưởng toàn cầu
Sự trỗi dậy của Trung Quốc không chỉ là câu chuyện về sự phát triển trong kỷ
nguyên hậu Thế chiến hai, mà còn về thành công của công cuộc quá độ từ một nền
kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường.
Các chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phát
triển trong nhiều năm. Các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội hiện diện khắp mọi
nơi ở Trung Quốc và được đưa vào sách giáo khoa Trung Quốc. Trong số nhiều
nước đi theo con đường tương tự, Trung Quốc đã trở thành biểu tượng cho công
cuộc quá độ thành công.
Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã chấm dứt thời kỳ
“giấu mình chờ thời” để vươn ra thế giới. Từ tháng 3-2013, thời điểm Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình nhậm chức, trọng tâm và phương pháp chính sách ngoại
16


giao Trung Quốc đã có hàng loạt dấu mốc điều chỉnh lớn, tương ứng với sự thay
đổi phát triển của môi trường quốc tế. Số lượng các hoạt động ngoại giao chủ động
của Trung Quốc thực hiện ở cấp độ song phương và đa phương tăng nhanh.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đi thăm khoảng 60 quốc gia trên thế giới,
tiếp đón hơn 110 nguyên thủ nước ngoài đến Trung Quốc. Những hoạt động ngoại
giao quan trọng này không những giúp tăng cường sự hiểu biết của cộng đồng
quốc tế về Trung Quốc và nâng cao vị thế của Bắc Kinh mà còn hoạch định
phương hướng giải quyết nhiều vấn đề có tính toàn cầu.
Nhiều thành phố hiện đại đã mọc lên tại Trung Quốc.
Bên cạnh đó, tăng cường ngoại giao nhân dân, giáo dục, trao đổi văn hóa,
quảng bá các giá trị Trung Hoa ra thế giới cũng là một kênh quan trọng mà các nhà
hoạch định chính sách của Trung Quốc tận dụng tối đa để gia tăng “sức mạnh
mềm”. Trung Quốc hiện là nước đứng đầu châu Á, đứng thứ 3 thế giới về thu hút
sinh viên nước ngoài sau Mỹ và Anh.
Nhiều sinh viên nhận được hỗ trợ từ Chính phủ Trung Quốc. Năm 2016, có
442.431 sinh viên nước ngoài từ hơn 200 nước học tập và nghiên cứu ở Trung
Quốc, tăng 35% so với năm 2012. Với việc các trường đại học Trung Quốc ngày
càng tăng thứ bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu, tốc độ quốc tế hóa nhanh chóng,
chính sách khuyến khích các sinh viên nước ngoài học tập ở Trung Quốc, cùng với
chi phí học tập và sinh sống ở đây dễ chịu hơn so với các nước phương Tây, Trung
Quốc sẽ sớm trở thành điểm đến hàng đầu cho các sinh viên quốc tế.
Sự thành công của nền kinh tế, tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng, những tiến bộ
nghiên cứu và khoa học, thành công trong các lĩnh vực thể thao và văn hóa của
Trung Quốc sẽ tiếp tục giúp tăng cường “quyền lực mềm” của Bắc Kinh trong
tương lai. Có thể thấy Trung Quốc đang ngày càng mở rộng tầm ảnh hưởng ra bên
ngoài, không chỉ ở châu Á, mà đã vươn mạnh sang cả châu Phi, châu Âu và Nam
Mỹ.
Thông qua chính sách đối ngoại thực dụng, Trung Quốc đang từng bước thực
hiện tham vọng tới năm 2050 sẽ trở thành cường quốc có vai trò toàn cầu và tầm
ảnh hưởng dẫn đầu thế giới.
Từ một nước trước kia không hề đóng vai trò gì trong các chiến dịch gìn giữ
hòa bình của Liên Hiệp Quốc cách đây 20 năm, Trung Quốc ngày nay chính là
nước có đóng góp quân số lớn nhất. Trung Quốc cũng là nước đóng góp hơn 10%

17


ngân sách Liên Hiệp Quốc, cao hơn nhiều quốc gia và chỉ xếp sau Mỹ - nước chi
trả tới 28,5% ngân sách.
Quyền lực mềm và chính trị phụ thuộc một phần vào việc một siêu cường có
đội ngũ các nhà ngoại giao đủ sức truyền thông điệp trên khắp thế giới và thuyết
phục các quốc gia khác phục vụ lợi ích của mình.
Trong lĩnh vực văn hóa, Trung Quốc đã thiết lập các trung tâm Khổng Tử trên
khắp thế giới để truyền bá tư tưởng của mình. Trung Quốc cũng khuyến khích du
khách và sinh viên tới các quốc gia khác.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng phải đối phó với các thách thức. Trịnh Vĩnh Niên,
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Á - Đại học Quốc gia Singapore , mới đây có
bài viết nhận định rằng, kể từ khi bước vào kỷ nguyên mới, những rủi ro bên trong
và bên ngoài mà Trung Quốc phải đối mặt vẫn là “hai cái bẫy” quen thuộc đó là
“bẫy thu nhập trung bình” ở bên trong và “bẫy Thucydides” ở bên ngoài.
Để tránh được bẫy thu nhập trung bình, Trung Quốc đang xây dựng chiến lược
phát triển bền vững chứ không phát triển bằng mọi giá.
4. Những vấn đề đặt ra đối với Trung Quốc hiện nay
Sau 40 năm tiến hành cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn về mọi mặt, song cũng đang đứng trước nhiều vấn đề, thách thức lớn.
Trung Quốc đang tìm kiếm sự thay đổi về phương thức và mô hình phát triển thay
thế phương thức tăng trưởng chủ yếu dựa vào tài nguyên và nhân công rẻ, dựa vào
đầu tư lớn và xuất khẩu mạnh trước đây. Kinh tế Trung Quốc nằm trong xu thế suy
giảm tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2014 là 7,4%,
mức thấp nhất trong 24 năm kể từ năm 1990, năm 2015 là 6,9%; năm 2016: 6,7%;
năm 2017: 6,9%. Vấn đề đặt ra đối với kinh tế Trung Quốc hiện nay là chất lượng
tăng trưởng kinh tế vẫn còn thấp, mất cân bằng, không hợp lý và không bền vững.
Vấn đề nợ công và vấn đề sản xuất thừa vẫn chưa được giải quyết. Do tăng trưởng
tốc độ cao trong một thời gian dài, những hệ lụy để lại cho nền kinh tế Trung Quốc

vẫn chưa được giải quyết triệt để, chưa được khắc phục kịp thời, như cạn kiệt các
nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường, mức độ chênh lệch giàu - nghèo cao,
phát triển không cân đối... vượt qua “bẫy thu nhập trung bình”, hướng tới thu nhập
cao, chất lượng cao, phát triển xã hội và quản trị xã hội vẫn là những thức thức lớn.
Từ năm 2018, vận hành kinh tế Trung Quốc là vượt qua ba trận chiến phòng ngừa
hóa giải rủi ro lớn, xóa đói, giảm nghèo chuẩn xác, phòng, chống ô nhiễm(7) ; phát
triển từ “tốc độ cao” sang “chất lượng cao” đặt ra nhiều thử thách lớn không dễ
giải quyết nhanh chóng.
18


Trọng tâm của cải cách, xây dựng hiện đại hóa của Trung Quốc sẽ mở rộng từ
kinh tế sang chính trị, xã hội. Qua bốn thập niên cải cách, mở cửa, các tầng lớp xã
hội mới xuất hiện, sự di động xã hội giữa các tầng lớp và khu vực diễn ra mạnh mẽ.
Sự xuất hiện của các tầng lớp xã hội mới, đặc biệt là tầng lớp trung lưu gắn với xây
dựng xã hội khá giả sẽ là nhân tố không thể bỏ qua trong quá trình cải cách chính
trị ở Trung Quốc. Việc chuyển đổi mô hình phát triển, cải cách xã hội đòi hỏi Đảng
Cộng sản Trung Quốc phải chuyển đổi phương thức lãnh đạo và nâng cao năng lực
cầm quyền. Xây dựng và thúc đẩy pháp trị, dân chủ trở thành yêu cầu bức thiết.
Cục diện thế giới có nhiều diễn biến mới với vai trò và vị thế của Trung Quốc
được nâng cao khi tổng lượng kinh tế đã đứng thứ hai thế giới. Mặt khác, Trung
Quốc cũng phải đối mặt với những thách thức về vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn
giáo, giữa cải cách trong nước và mở cửa đối ngoại, quan hệ giữa Trung Quốc với
các nước láng giềng, đặc biệt là cạnh tranh chiến lược với các nước lớn hiện nay.
5. Bài học kinh nghiệm
Qua bốn mươi năm cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã tích lũy được nhiều bài
học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho các mô hình chuyển đổi.
Thứ nhất, giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị. Cải cách, mở cửa trước hết phải
giải phóng tư tưởng, đổi mới tư duy. Chuyển từ “lấy đấu tranh giai cấp làm cương
lĩnh” sang “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm” là bước đột phá về giải phóng tư

tưởng, đổi mới tư duy; “thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất kiểm nghiệm chân lý”, lấy
cải cách kinh tế làm trọng tâm, phát triển miền duyên hải phía Đông giàu có lên
trước; đó còn là nhận thức và giải quyết các mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội, nhận
thức về thời đại của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Thứ hai, cải cách theo định hướng thị trường: Cải cách, mở cửa là quá trình thay
đổi nhận thức và hành động cải cách theo định hướng thị trường; phát huy được
các nguồn lực trong xã hội. Qua 40 năm cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã gây
dựng được các loại thị trường của các loại hàng hóa, ngành, nghề; xây dựng các
chuỗi giá trị theo các ngành nghề, hàng hóa; các nguồn vốn xã hội được huy động
và phát huy. Kinh tế dân doanh trở thành lực lượng quan trọng. Năm 2017, Trung
Quốc có 65,79 triệu hộ công thương cá thể, có hơn 27,2 triệu doanh nghiệp công
thương dân doanh, đóng góp thuế vượt 50% tổng thuế thu; đóng góp cho GDP và
đầu tư ra nước ngoài đều vượt 60%, chiếm hơn 70% doanh nghiệp kỹ thuật cao
mới.
Thứ ba, tiến trình cải cách, mở cửa là tiến trình xử lý các cặp quan hệ giữa cải cách
phát triển và ổn định, giữa nhà nước với thị trường và xã hội, giữa kinh tế với
19


chính trị và xã hội. Cải cách ở Trung Quốc tiến hành theo phương thức tiệm tiến,
lấy cải cách kinh tế làm trọng tâm; thí điểm trước, nhân rộng sau.
Tiến trình cải cách, phát triển ở Trung Quốc 40 năm qua phản ánh quá trình kết
hợp giữa cải cách thể chế kinh tế và thể chế chính trị (như thực hiện chế độ khoán
ở nông thôn, cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách hành chính, chuyển chức
năng của chính quyền theo hướng xây dựng chính phủ pháp trị, phục vụ; thực hiện
chiến lược phát triển phối hợp vùng, miền...) Tuy nhiên, để cải cách sâu rộng, toàn
diện thì cải cách thể chế phải đi trước một bước. Cải cách chính trị, xã hội phải có
sự thích ứng trước những biến đổi của tình hình mới, yêu cầu mới. Phải đổi mới tư
duy và tháo gỡ về thể chế để mở đường, dẫn dắt. Trung Quốc cũng chú ý giải
quyết các vấn đề xã hội bức xúc, quan tâm phát triển xã hội, bảo đảm công bằng và

bình đẳng.
Một trong những bài học kinh nghiệm lớn của Trung Quốc qua 40 năm cải cách,
mở cửa là thực hiện kết hợp giữa sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân làm
chủ và quản trị đất nước theo pháp luật; giải quyết mối quan hệ giữa cải cách kinh
tế và cải cách chính trị - xã hội; phát huy sáng tạo của đội ngũ trí thức, tính tích
cực của các tầng lớp xã hội. Xây dựng hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả, hiệu
lực pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, minh bạch... Nâng cao năng lực quản trị
quốc gia.
Từ cải cách mở cửa, thể chế chính trị đã được hình thành với mô thức: “Đảng
lãnh đạo, nhân dân làm chủ, quản trị đất nước theo pháp luật” và bốn chế độ cơ
bản “chế độ đại hội đại biểu nhân dân, chế độ hợp tác đa đảng do Đảng Cộng sản
lãnh đạo và hiệp thương chính trị; chế độ tự trị dân tộc và chế độ tự trị quần chúng
cơ sở”. Theo thống kê năm 2016, Trung Quốc có 4,518 triệu tổ chức cơ sở đảng
với 89,447 triệu đảng viên(9). Đây là lực lượng chính và cơ sở để Đảng Cộng sản
Trung Quốc triển khai các công tác. Đây cũng là lực lượng lãnh đạo xã hội, lực
lượng nòng cốt trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản
Trung Quốc.
Từ quá trình cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã vượt qua hai cuộc khủng hoảng
kinh tế (năm 1997 và năm 2007), vượt qua thách thức chu kỳ kinh tế. Trung Quốc
cũng vượt qua thách thức của bất ổn xã hội (đỉnh cao là sự kiện Thiên An Môn
năm 1989).
Trung Quốc đã lợi dụng tốt thời cơ gia nhập WTO, đẩy mạnh hội nhập quốc tế
sâu rộng, tận dụng tốt các nguồn lực trong và ngoài nước, bứt phá trong phát triển,
trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trung Quốc cũng chú trọng giải quyết
20


vấn đề “tam nông”, bảo đảm các vấn đề về an ninh, quản lý và phát triển xã hội.
Trung Quốc cũng đã có nhiều kinh nghiệm trong sử dụng “thời kỳ cơ hội chiến
lược”, xử lý quan hệ với các nước lớn, đặc biệt là với Mỹ.

Trung Quốc đang nỗ lực phấn đấu hướng tới mục tiêu xây dựng thành công xã
hội khá giả toàn diện, hướng tới mục tiêu cơ bản hoàn thành hiện đại hóa vào năm
2035 và trở thành cường quốc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.
Trung Quốc cũng bước vào “thời đại mới”, với sự chuyển biến từ “xây dựng
kinh tế làm trung tâm” sang “lấy nhân dân làm trung tâm”, giải quyết các mâu
thuẫn chủ yếu mới. Về kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh chuyển biến từ “tốc độ cao” sang
“chất lượng cao” qua các giải pháp, như xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại hóa,
tiếp tục thúc đẩy ý tưởng chiến lược “Vành đai, Con đường”, đẩy mạnh thực hiện
thí điểm các khu mậu dịch tự do mới, tiêu biểu là khu mậu dịch tự do thí điểm Hải
Nam. Trung Quốc đang hướng tới mục tiêu cường quốc với sự tin tưởng về con
đường, lý luận, chế độ và văn hóa (4 tự tin).
Tuy nhiên, Trung Quốc tiến hành cải cách giai đoạn mới trong bối cảnh tình
hình thế giới, khu vực biến đổi nhanh chóng và khó lường. Đặc biệt là sự đối
nghịch giữa xu hướng đẩy mạnh toàn cầu hóa kinh tế và chống toàn cầu hóa kinh
tế, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, chủ nghĩa dân tộc, dân túy... trong khi tình hình địa
- chính trị xung quanh Trung Quốc có nhiều thách thức, như vấn đề hạt nhân trên
bán đảo Triều Tiên, quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan, vấn đề tranh chấp chủ quyền
trên biển với một số nước Đông Á..., cạnh tranh giữa các nước lớn trong khu vực
và trên thế giới, đặc biệt là cạnh tranh chiến lược Trung Quốc - Mỹ, thể hiện trực
tiếp qua cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc hiện nay.
Bước sang thập niên thứ ba của thế kỷ XXI, dự báo Trung Quốc về cơ bản giữ
được ổn định xã hội, kinh tế giữ tốc độ tăng trưởng trung bình, song những mâu
thuẫn lớn có khả năng phát sinh từ nửa cuối thập niên thứ ba thế kỷ XXI. Chúng ta
trông chờ Trung Quốc tiếp tục phát triển phồn vinh, đóng góp tích cực cho hòa
bình và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Từ 40 năm trước, Trung Quốc bắt đầu chương trình cải cách kinh tế, đồng thời
mở cửa từ từ - và kiểm soát cẩn trọng - ra thế giới bên ngoài.
Tháng 12/1978, một thập niên sau cuộc Cách mạng Văn hóa do Mao Trạch
Đông dẫn đầu nhằm xóa bỏ các ảnh hưởng tư bản, bộ máy lãnh đạo mới quyết định
để chủ nghĩa Mao lại phía sau và đưa đất nước đi theo một hướng đi khác.

21


Bốn thập niên sau, Trung Quốc đã đạt sự chuyển đổi kinh tế mà không nước
nào khác trên thế giới bắt kịp.
Thứ nhất, Từ 1978 đến 2018, Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) của Trung Quốc
tăng từ 150 tỷ đô la lên 12,2 nghìn tỷ đô la (dữ liệu của Liên hiệp quốc)
Thứ hai, Xe đạp không còn là phương tiện đi lại phổ biến nữa

Thứ ba, Trung Quốc cũng đã làm tăng đáng kể lượng khí thải carbon vào môi
trường
Thứ tư, Trong bốn thập niên, Trung Quốc đã phát triển thành một trong các quốc
gia tiêu thụ điện lớn nhất thế giới
Thứ năm, Từ 1978 đến 2018, Trung Quốc đã đưa 740 triệu người thoát khỏi mức
sống đói nghèo (số liệu thống kê của Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện và Cục
Thống kê Quốc gia Trung Quốc)

22


Thứ sáu, Trung Quốc trở thành một trong các nước xuất khẩu sinh viên bậc đại học
và trên đại học lớn nhất thế giới

Thứ bảy, Các nhóm dân số Trung Quốc phân chia theo độ tuổi cũng trải qua sự
biến đổi lớn: dân số nước này đang già đi

23


Thứ tám, Do kết quả của tỷ lệ sinh nở thấp


Thứ chín, Tính đến 2018, thanh niên Trung Quốc có khả năng sở hữu nhà cao gấp
đôi so với thanh niên Mỹ.

24


Kết Luận
Công cuộc cải cách - mở cửa Trung Quốc tính đến nay đã trải qua 2 chặng đường
gần một phần tư thế kỷ. Thời gia chưa dài, nhưng nhờ giải phóng tư tưởng cùng
với tinh thần thực sự cầu thị, mạnh dạn tìm tòi cải cách. Thông qua cải cách - mở
cửa kinh tế, đất nước đời sống nhân dân từ đó được cải thiện rõ rệt trong đó một bộ
phận đã đạt mức khá giá. Vị thế Trung Quốc trên trường quốc tế từ đó ngày một
nâng cao.
Sự thành công trên con đường phát triển kinh tế của Trung Quốc là một tấm gương
sáng để các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, noi theo.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×