Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

ứng dụng lý thuyết cầu trong việc nghiên cứu trường hợp tăng giá mì hảo hảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.18 KB, 11 trang )

ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT CẦU TRONG VIỆC NGHIÊN
CỨU TRƯỜNG HỢP TĂNG GIÁ MÌ HẢO HẢO

C

ung - cầu và giá cả của hàng hóa luôn là vấn đề được các nhà kinh
tế học chú ý nhiều khi nghiên cứu các vấn đề kinh tế cơ bản. Giữa
cung - cầu và giá cả hàng hóa có mối quan hệ mật thiết, tác động
qua lại với nhau. Giá cả hàng hóa tăng thì lượng cung tăng và lượng

cầu giảm. Ngoài ra, cung - cầu còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác không
phải là giá cả. Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ này, em xin phân tích đề tài: "Phân
tích cung-cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng tiêu dùng trong thực tế trong
một khoảng thời gian nào đó"


1. Đặt vấn đề
Về cơ bản, chiến lược định giá là sự lựa chọn mức giá bán sản phẩm trên thị
trường. Việc này dựa trên những phân tích đầy đủ quan hệ cung – cầu, mức chi trả
của khách hàng mục tiêu. Định giá tương quan chặt chẽ với chiến lược định vị của
doanh nghiệp
Trên thị trường thực tế, giữa cung - cầu và giá cả có mối quan hệ mật thiết ,
quyết định , chi phối lẫn nhau . Bởi vì sự tăng hay giảm giá cả của một loại mặt
hàng nào đó chính là sự tách ròi giá cả với gia trị của hàng hóa đó. Nó kích thích
hoặc hạn chế nhu cầu có khả năng thanh toán về hàng hóa này hay hàng hóa khác.
Từ đó dẫn đến sự chuyển dịch nhu cầu hàng hóa, gây nên sự biến đổi trong quan hệ
cung cầu.
Vào tháng 4/2016 nhóm chúng em có bài khảo sát thị trường đối với mặt hàng
mì tôm hảo hảo, qua bảng khảo sát hệ số co giãn cầu đối với mặt hàng mì tôm hảo
hảo nhóm chúng em thu được kết quả sau: (1) xây dựng đường cầu đối với mặt
hàng mì hảo hảo, (2) đo lường mức độ co dãn của cầu theo giá đối với mặt hàng mì


hảo hảo, (3) đánh giá tác động của việc tăng giá đối với doanh thu của mặt hàng
hảo hảo và lợi ích của người tiêu dùng, và (4) phân tích các yếu tố tác động đến sự
thay đổi cầu cá nhân. Bài khảo sát này vận dụng lý thuyết cầu trong kinh tế học để
giải quyết các vấn đề trên.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp thu nhập số liệu
Những dữ liệu để phục vụ mục tiêu nghiên cứu đưa ra chủ yếu sử dụng số liệu
bằng phương pháp khảo sát thực tế. Kết quả sau 2 tuần thực hiện khảo sát nhóm
chúng em đã chỉnh sửa và tổng hợp được kết quả là 125 câu trả lời (nhóm 5 bạn
mỗi bạn khảo sát 25 người) để phân tích cho nghiên cứu này.
Đặc điểm

Số người

Tỷ lệ %


Giới tính
125
Nam
53
Nữ
72
Trình độ học vấn
12/12
Đại học
125
Thu nhập
125
Từ 1 triệu đến 2 triệu

58
Từ 2 triệu trở lên
67
2.2. Phương pháp phân tích

100
42,4
57,6
100
100
100
46,4
53,6

Nghiên cứu này chỉ sử dụng phương pháp thống kê, kết hợp với những phép
tính toán đơn giản dựa trên các công thức đo lường hệ số co dãn.
Ngoài ra, để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cầu, phương pháp kiểm định
Chi-square cũng được sử dụng, nhằm kiểm định các yếu tố như: Thu nhập của
người sử dụng có ảnh hưởng đến quyết định cầu (không ăn mì hảo hảo khi tăng
giá) hay không. Ngoài ra việc kiểm định cũng xem xét yếu tố sản phẩm thay thế
(mặt hàng mì nhịp sống).
2.3.

Một số giới hạn và giả định cho nghiên cứu

Nghiên cứu này dù không đảm bảo tính đại diện nhưng kết quả này cũng làm
một cơ sở tham khảo tốt ở khía cạnh học thuật, ứng dụng lý thuyết trong phân tích
và những vấn đề thực tế. Cũng như kết quả trên khảo sát chỉ phản ánh được một
phần nhỏ phản ứng của người tiêu dung về việc tăng giá của một số sản phẩm. Vì
các lý do trên, mẫu khảo sát này chỉ mang tính đại diện và các phân tích kết luận sẽ

chỉ dựa trên phiếu khảo sát này.


3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Phân tích cầu cá nhân và cầu thị trường đối với mặt hàng mì hảo hảo
3.1.1. Cầu cá nhân
Là cầu của một cá nhân đối với một hàng hóa dịch vụ nào đó.
Trong cuộc khảo sát này, sự tăng giá mì hảo hảo từ 3,500 – 4,200 đồng được
xem xét là sự biến động giá cầu , với hai mức giá 3,500 đồng và 4,200 đồng .
Kết quả khảo sát cho thấy sau khi tăng giá mì hảo hảo từ 3,500 – 4,200 đồng
thời người tiêu dùng mua sản phẩm có xu hướng giảm từ 14 gói mì xuống 10 gói
mì. Còn đối với những người tiếp tục sử dụng mặt hàng mì hảo hảo, có thể hiểu
được là lượng dịch vụ không đổi khi có sự tăng về giá. Ngược lại, đối với những
người không sử dụng mặt hàng mì hảo hảo nữa, lượng mua mặt hàng thay đổi khi
có sự tăng về giá. Biểu cầu và đường cầu được thể hiện như (Excel sheet 3).
3.1.2. Cầu thị trường (tổng cầu)
Là cầu của tất cả các cá nhân trong một thị trường hàng hóa nào đó.
Qua hàm số cầu, quan hệ về mặt số lượng giữa lượng hàng hóa mà người tiêu
dùng sẵn sàng và mức giá của chình hàng hóa đó được thể hiện một cách đơn giản,
khái quát: ứng với một mức giá nhất định ta biết được lượng cầu về một hàng hóa
của người tiêu dùng là bao nhiêu. Ví dụ ở mức giá 3.500 nghìn đồng , lượng trung
bình/tháng của mặt hàng mì hảo hảo là 14 gói mì, khi mức giá tăng lên 4.200 nghìn
đồng thì lượng cầu giảm xuống còn 10 gói . Ngược lại khi giá mì hảo hảo giảm
xuống còn 2.800 nghìn đồng thì lượng cầu của mì hảo hảo tăng lên đến 19 gói mì
trong một khoảng thời gian nhất định. Có sự thay đổi của lượng cầu theo giá thị
trường trên hoàn toàn phù hợp với quy luật cầu trong trường hợp các yếu tố khác là
không đổi. Tuy nhiên trên thị trường thực tế, có rất nhiều các yếu tố khác chi phối
đến lượng cầu của hàng hóa mà không phải là giá cả của hàng hóa đó.



Sự thay đổi giá cả của hoa làm cho lượng cầu di chuyển dọc theo đường cầu
còn sự thay đổi của cầu sinh ra do sự thay đổi của các yếu tố khác, được minh hoa
bằng sự dịch chuyển của đường cầu. Sự tăng lên của lượng cầu về mì làm cho
đường cầu dịch chuyển sang phải và ngược lại sự suy giảm về cầu làm cho đường
cầu dịch chuyển sang trái.
Biểu cầu, đường cầu và hàm cầu thị trường của mì hảo hảo (Excel sheet 4).


3.2. Hệ số co dãn cầu theo giá và các yếu tố tác động
3.2.1. Đo lường hệ số co dãn
Hệ số co giãn của cầu theo giá: là một thước đo phản ánh mức độ thay đổi của
lượng cầu so với mức độ thay đổi giá.
Trong nghiên cứu này, công thức hệ số co dãn khoảng được sử dụng để xác
định hệ số co dãn. Hệ số co dãn của mặt hàng mì hảo hảo là Ed= -1,36
3.2.2. Một số yếu tố tác động mức độ co giãn
Co giãn của cầu là một biện pháp đo độ nhạy của lượng cầu trước thay đổi về
giá của hàng hoá. Chú ý là giá co giãn của cầu sẽ luôn được biểu hiện là một số
dương (do giá trị thuần tuý của một số âm luôn là một số dương).
Cầu sẽ:
 có tính co giãn (elastic) khi Ed > 1
 đơn vị co giãn (unit elastic) khi Ed = 1
 không co giãn (inelastic) khi Ed < 1
Khi cầu co giãn, mức giá hàng hoá tăng 1% sẽ khiến lượng cầu giảm hơn 1%.
Nếu cầu là đơn vị co giãn, lượng cầu sẽ giảm 1% khi giá hàng hoá tăng 1%. Giá
tăng 1% sẽ khiến lượng cầu giảm mức nhỏ hơn 1% nếu cầu không co giãn.
Ta có hệ số co dãn cầu theo giá của mặt hàng mì hảo hảo đối với 125 sinh viên
được khảo sát là 1,36. Dựa vào giá trị này, có thể đánh giá cầu co dãn ít, với |Ed|
=1,36 >1. Kết quả này sẽ dẫn đến một điều tất yếu là doanh thu của mặt hàng mì sẽ
giảm do tăng giá. Mức độ giảm của doanh thu sẽ ứng với mức độ tăng giá của mặt



hàng mì hảo hảo sẽ được phân tích ở phần sau. Tình trạng co dãn nhiều của mặt
hàng mì hảo hảo có thể hiểu được với những lý do được lý luận từ thực tiễn như
sau:
Một, mặt hàng mì hảo hảo là mặt hàng thông thường, không qua thiết yếu đối
với một số sinh viên. Do vậy, khi tăng giá, một số sinh viên từ bỏ sử dụng mặt
hàng mì hảo hảo. Điều này khiến lượng giảm không quá nhiều khi giá dẫn đến mức
độ co dãn ít.
Hai, mặt hàng mì hảo hảo không phải là mặt hàng duy nhất mà sinh viên có thể
lựa chọn. Vì vậy khi giá mặt hàng mì hảo hảo tăng thì sinh viên có thể lựa chọn
mặt hàng mì nhịp sống (sản phẩm thay thế) cho nên việc từ bỏ mặt hàng mì hảo
hảo khi tăng giá cũng là dễ hiểu.
Ba, mặt hàng mì nhịp sống cũng rất dễ tìm mua ở các tiệm tạp hóa hoặc siêu thị
và giá cả hợp lý cũng là một nguyên nhân khiến nhiều sinh viên từ bỏ mặt hàng mì
hảo hảo khi tăng giá. Trường hợp của nhóm chúng em là một ví dụ điển hình cho
việc từ bỏ mặt hàng mì hảo hảo do giá tăng và chọn mặt hàng mì nhịp sống là một
giải pháp thay thế.
Tư, mức giá 3,500 -4,200 đối với một số sinh viên là không đáng kể với thu
nhập của họ, nhưng đối với một số ít sinh viên khác thì mức giá như vậy vẫn khiến
họ phải suy nghĩ so với mức thu nhập của họ. Vì vậy, tỉ trọng mức giá sử dụng mặt
hàng mì hảo hảo trong cơ cấu chi tiêu cũng có thể là một lý do khác ảnh hưởng tới
mức độ co dãn.
Năm, tâm lý ''chống độc quyền'' cũng có thể là lí do khiến tỉ lệ giảm của lượng
thấp hơn tỉ lệ tăng của giá. Khi đồng loạt mì hảo hảo tăng giá thì người tiêu dùng
có thể bị tác động và đổi qua sử dụng các măt hàng thay thế.


Sáuuvì hội nhập với kinh tế thế giới nên thị trường Việt Nam có nhiều loại hình
thức ăn nhanh của nhiều thương hiệu nổi tiếng.
Bảy, việc cạnh tranh trên thị trường giữa các doanh nghiệp diễn ra không lành

mạnh làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thương hiệu, ngành hàng trong mắt người
tiêu dùng.
Ngoài những lý do trên, có thể còn một số lý do khác khiến hệ số co dãn không
cao. Những lý do ở trên không hoàn toàn là ý chủ quan, mà một phần là dựa vào
kết quả khảo sát (Excel sheet 5,6).


3.3.

Tác động của chính sách tăng giá đối với doanh thu của doanh

nghiệp và thặng dư tiêu dùng
3.3.1. Tác động đến doanh thu của doanh nghiệp
Trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi, thì việc thay đổi giá bán có
ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Việc thay đổi giá bán (giá bán cao hay thấp)
một phần quan trọng do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Để đảm bảo
được doanh thu, doanh nghiệp phải có những quyết định về giá cả. Giá cả phải bù
đắp chi phí đã tiêu hao và tạo nên lợi nhuận thoả đáng để thực hiện tái sản xuất mở
rộng.
Trên kết quả khảo sát ta đã thấy doanh thu của mặt hàng mì hảo hảo ảnh hưởng
không đáng kể khi tăng giá, cầu co giãn ít. Khi giá mì hảo hảo tăng từ 3,500 4,200 doanh thu của mặt hàng mì hảo hảo giảm còn 14.29%. Kết quả phân tích này
là một minh chứng cho lý thuyết về hệ số co dãn. Theo đó, doanh thu chắc chắn sẽ
giảm khi cầu co dãn nhiều, lượng giảm trên 14,29% khi giá tăng trên 30% đối với
mặt hàng mì hảo hảo.
3.3.2. Tác động đến thặng dư tiêu dùng
Thặng dư tiêu dùng: là phần chênh lệch giữa mức giá mà người sản xuất thực
nhận và mức giá mà họ sẵn lòng bán và mức giá họ thực trả.
3.3.3. Thu nhập của sinh viên dùng mặt hàng mì hảo hảo
Thu nhập là yếu tố quan trọng xác định cầu nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả
năng mua của người tiêu dùng. Khi thu nhập tang lên thì cầu hàng hóa cũng tăng

lên và ngược lại, tuy nhiên còn phụ thuộc vào từng loại hàng hóa cụ thể mà mức độ
thay đổi của cầu sẽ khác nhau. Cũng như qua quá trình khảo sát ta nhận thấy khi
thu nhập của sinh viên tăng lên 30% thì sức mua mì hảo hảo có nhu cầu tăng lên từ
14 gói mì lên 16 gói mì.


3.3.4. Tính sẵn có của mặt hàng thay thế (mặt hàng mì nhịp sống)
Hàng hóa thay thế (hay còn gọi là sản phẩm thay thế) là hàng hóa có thể thay
thế các loại hàng hóa khác tương đương về công dụng (hoặc tiêu thụ) khi có các
điều kiện thay đổi.[1] Hàng hóa thay thế có thể có chất lượng tốt hơn hoặc thấp hơn
mặt hàng nó thay thế và đa số có mức giá rẻ hơn.
Cũng như ở đây mì nhịp sống (mặt hàng thay thế) có thể rất dễ kiếm từ các tiệm
tạp hóa hay các siêu thị đáp ứng đủ nhu cầu cần mua của sinh viên.
3.3.5. Sở thích/thị hiếu của người sử dụng
Ngược lại với xu hướng toàn cầu hóa thị trường, ở một số thị trường, xu hướng
thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng ngày càng phân tán và rất khác biệt là rất
rõ nét. Sự khác biệt này xuất phát từ trong đời sống văn hóa của từng quốc gia, là
kết quả của lịch sử phát triển của mỗi một dân tộc, là biểu hiện của chủ nghĩa dân
tộc, yêu nước và cả do thịnh vượng về mặt kinh tế của mỗi một nước. Hay nói một
cách đơn giản, mỗi một người tiêu dùng đều ưa thích những sản phẩm đáp ứng tốt
và phù hợp với phong cách sống của mình. Yếu tố thời gian sử dụng cũng ảnh
hưởng đến quyết định cầu của người sử dụng dịch vụ.


4. Kết luận và khuyến nghị
Qua phân tích cụ hể mặt hàng hoa trên thị trường, chúng ta đã hiểu rõ phần nào
mối quan hệ giữa cung - cầu và giá cả thị trường. Đó là mối quan hệ thuân đối với
lượng cung và mối quan hệ nghịch đối với lượng cầu. Chắc hẳn, chúng ta đã có
những tri thức nhất định khi phân tích, đánh gia các mặt hàng trên thị trường từ số
liệu khảo sát mặt hàng mì hảo hảo, nghiên cứu này đã xây dựng đường cầu, đo

lường hệ số co dãn cầu và từ đó minh họa được cho lý thuyết cầu về tác động của
độ co dãn cầu đối với doanh thu của người bán mặt hàng mì hảo hảo, lý thuyết cho
rằng, ''khi cầu co dãn nhiều, doanh thu của doanh nghiệp giảm khi tăng giá đường
cầu giữa các nhóm đối tượng khác nhau”.



×