Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

CẬP NHẬT THÔNG TIN tài CHÍNH – kế TOÁN LIÊN QUAN đến TIÊU THỤ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.87 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----oOo---Báo cáo bài tập nhóm NLKT

GVHD : Thái Minh Hạnh

Thành Phố Hà Nội Tháng 11 Năm 2017

NỘI DUNG BÁO CÁO
1


-PHẦN 1 : CẬP NHẬT THÔNG TIN TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN LIÊN
QUAN ĐẾN TIÊU THỤ
1.1 Ô tô giảm, người mua giảm ?
Trong khi các hãng xe hơi đua nhau giảm giá bán, ngạc nhiên là người tiêu
dùng lại tỏ ra dửng dưng. Báo cáo của hiệp hội các nhà sản xuất ô tô
VN(VANA) cho thấy, trong tháng 9.2017, thì trường tiêu thụ được 21200
chiếc xe các loại giảm đến 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu tích lũy 9
tháng của năm, lượng xe tiêu thụ hơn 198.000 chiếc, giảm 8% so với cùng
kỳ năm trước. Trong đó, tiêu thụ xe du lịch giảm 7%, xe thương mại giảm
7% và xe chuyên dụng giảm đến 18% so với thời điểm tháng 9 năm 2016
Theo đó lượng xe tiêu thụ của các hãng lớn trên thị trường đều sụt giảm
mạnh. Trong tháng 9 lượng hàng Toyota bán ra khoảng 4.200 chiếc, giảm
đến 29% so với tháng 8 và 20% so với cùng kỳ năm ngoái, Thaco bán ra
hơn 5.600 xe, giảm 9% so với mức 6.230 xe tháng trước và giảm mạnh so
với cùng kỳ (10.000 xe). Ngoài ra, hàng loạt các thương hiệu như:Ford,
Suruki, Mitsubishi…. Đều giảm nhẹ
Điều đáng nói là, liên tục trong mấy tháng qua, các nhãn xe đua nhau giảm
giá nhiều lần, thậm chí, không chỉ với các dòng xe bình dân, những dòng
xe cao cấp nhập từ châu Âu, Nhật Bản, cũng đua hạ giá. Tính đến thời
điểm hiện tại, Mitsubishi đã giảm 200 triệu đồng cho nhiều mẫu xe. Nissan


cũng vừa công bố giảm giá cho hầu hết các mẫu xe do mình bán ra. GM
vừa tung mức giá thấp hơn cho một số mẫu xe. Trao đổi với báoThanh
Niên, một nhà nhập khẩu xe từ châu Âu có trụ sở tại Q.1,TPHCM cho rằng
chiêu giảm giá từ các hãng không còn hấp dẫn đối với nhiều khách hàng
nữa do thời điểm nữa 2018 đã quá cạn kề. Nhiều khách hàng chờ điểm khi
thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ ASEAN về 0% thay vì 30% so với
2


hiện nay hơn nữa thuế TTĐB cũng giảm về 35% đối với xe có dung tích
1.5 trở xuống và 40% đối vói xe có dung tích 1.5-2.0. Chính vì tâm lý đợi
để mua xe giá rẻ hơn nữa của đại đa số bộ phận khách hàng đã khiến cho
sản lượng ô tô tiêu thụ 9 tháng đầu năm 2017 có xu hướng giảm so với
cùng kỳ năm 2016
Sinh viên sưu tầm: Nguyễn Thị Lan

1.2 Nước ngọt cõng thuế “TTDB”, vì sao đến nỗi ?
Nước ngọt tăng giá 12% khi bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Hiệp hội Bia- Rượu- Nước giải khát Việt Nam( VBA) vừa có văn bản nêu ý
kiến về kế hoạch áp thuế tiêu thụ đặc biệt cho nước ngọt. Cụ thể,các doanh
nghiệp sản xuất nước ngọt sẽ chịu các loại thuế và mức tăng trong đợt diều
chỉnh mới bao gồm: thuế VAT áp dụng cho đường tăng từ 5% lên 6%, thuế
VAT tăng từ 10% lên 12%, thuế TTĐB đặc biệt với nước ngọt là 10%. Theo
VBA, nếu được ban hành, giá các sản phẩm nước giải khát trên thị trường sẽ
tăng khoảng 12% ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, chi phí sản
xuất tăng lên do mức tăng thuế suất VAT áp dụng cho đường. Tất cả các yếu tố
trên sẽ gây ra những hệ lụy như: tăng giá thành sản phẩm, giảm khả năng tiêu
thụ sản phẩm, giảm doanh số có thể kéo theo giảm quy mô sản xuất, giảm lao
động… đối tượng chịu ảnh hưởng và tác động nhiều nhất của luật này sẽ là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giá bán cao còn có khả năng dẫn đến cơ hội cho

hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… phát triển
Việt Nam tiêu thụ khoảng 925 triệu lít nước ngọt/ năm(năm 2016), trung
bình 1 người Việt tiêu thụ 23 lít nước ngọt mỗi năm, trong khi mức trung bình
của thế giới là 40 lít. Nước ngọt vốn là sản phẩm bình dân là đối tượng tiêu thụ
3


của quần chúng phần lớn là những người có độ nhạy cảm cao về giá cả khi luật
này được ban hành sẽ ảnh hưởng rất lớn sản lượng tiêu thụ nước ngọt. Theo
hiệp hội bia và nước giải khát, đối với mỗi lít nước ngọt đánh thuế 10% thì tới
tay người tiêu dùng sẽ đội lên 12%-13%
Một khảo sát được thực hiện bởi công ty nghiên cứu thị trường Epinion Đan
Mạch về suy nghĩ của người tiêu dùng Việt Nam trong trường hợp có sự thay
đổi về giá bán lẻ và các sản phẩm nước ngọt, sau khi khảo sát trên 600 đối
tượng tuổi từ 15-49 tại hai khu vực Hà Nội và Tp.HCM. Có 73% người trả lời
chọn giải pháp chuyển sang sử dụng sản phẩm khác thay thế, chỉ có 27% trong
số 600 người được hỏi vẫn giữ thói quen tiêu dùng nước ngọt dù giá có tăng
Trong trường hợp tăng giá nước ngọt sẽ làm tăng mức tiêu dùng các loại thức
uống khác không tăng giá, đồng nghĩa với việc sản lượng tiêu thụ nước ngọt
giảm. Điều này kéo theo nguồn thu từ thuế từ các doanh nghiệp như VAT, Thu
nhập doanh nghiệp giảm theo. Đồng thời, chính phủ cũng thất thu tuế từ các
sản phẩm thay thế khác vì có doanh thu tăng vì người tiêu dùng chuyển sang sử
dụng
Sinh viên sưu tầm: Nguyễn Thị Ngọc Hoa
1.3 Mỹ tăng thuế chống bán phá giá tôm với Việt Nam
Cục quản lý cạnh tranh, cho biết, Bộ Thương mại Mỹ đã thay đổi cách tính
thuế với tôm nhập khẩu Việt Nam với mức tăng 1.16% lên 1.42%.
Sau khi xem xét lại, Bộ Thương mại Mỹ đã chọn cách đánh giá tôm dựa trên
tổng số liệu từ Ấn Độ. Với quyết định này, các nhà nhập khẩu được lựa chọn
phải chịu mức thuế chống bán phá giá tôm nhập khẩu cao hơn trong khoảng

thời gian 12 tháng bắt đầu từ tháng 2/2013. Mức thuế cũng tăng từ 1.16% lên
1.42%.Theo Cục Quản lý cạnh tranh, DOC đang tiến hành các cuộc rad soát

4


hành chính như theo định kỳ để cập nhập và tính toán lại các múc thuế và cuộc
rà soát tiếp theo dự kiến sẽ hoàn tháng trong năm tới.
Theo Hiệp Hội xuất khẩu Thủy sản(Vasep), kết quả xuất khẩu đã đạt được
trong 7 tháng đầu năm, nhiều khả năng, xuất khẩu thủy sản cả năm nay có thể
lần đầu tiên chạm mốc 8 tỷ USD. Theo Vasep xuất khẩu tôm bắt đầu phục hồi
mạnh trong quý II( tăng trên 30%), đưa tổng giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm
lên 1.56 tỷ USD, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu
tôm chân trắng ước tính đạt 962 triệu USD, tăng trên 21%, xuất khẩu tôm sú
đạt 414 triệu USD, giảm 6.8%. Hiện top 10 thị trường nhập khẩu tôm chính
của Việt Nam bao gồm Nhật Bản, EU, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Canada,Australia, ASEAN, Đài Loan và Thụy Sỹ. 10 thị trường này chiếm
95,4% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam. Theo Vasep, việc giá tôm nguyên
liệu tăng mạnh và thuế chống bán phá giá vẫn duy trì khiến xuất khẩu tôm sang
mỹ giảm mạng trong những tháng đầu năm. Nhật bản trở thành nước thu hút
các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam do nhu cầu của thị trường này
tăng cùng với việc đồng yên tăng giá trong thời gian qua.
Sinh viên sưu tầm: Nguyễn Thị Điểm

1.4 Thuế nhập khẩu Ô tô về 0%
Theo kế hoạch thi hành thì đến ngày 1/1/2018 thuế nhập khẩu ô tô sẽ giảm
về 0%. Nhiều người cho rằng với mức giảm này người tiêu dùng Việt Nam sẽ
được sở hữu ô tô với giá bằng thị trường Thái Lan, Malaysia…
Nhìn chung, khi thuế NK ô tô giảm về 0% giá nhiều dòng ô tô sẽ giảm nhưng
giảm nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng loại xe và nhiều yếu tố .Các chuyên

gia cho rằng loại xe mà được giảm giá nhiều nhất khi thuế NK ô tô về 0% là
những loại xe ở phân khúc cao cấp, dung tích xi-lanh trên 3.0 và có giá tiền tỉ
5


đồng trở lên. Những loại xe này có thể sẽ được giảm giá từ 200 triệu/chiếc trở
lên, tùy vào từng mẫu xe. Ngoài ra, để được hưởng ưu đãi thuế xuất trong khu
vực ASEAN, một mẫu xe bắt buộc phải đạt tỉ lệ nội địa hóa phụ tùng 40%. Đây
là chi tiết ít được đề cập khi các hãng xe công bố thông số kỹ thuật, nên không
dễ để xác định và nếu có, thì lượng xe đặt tiêu chuẩn này ở Việt Nam cũng
không nhiều, mỗi hãng xe thường chỉ có 1-2 mẫu. Nghĩa là có rất ít mẫu xe
nhập từ ASEAN được giảm thuế và có thể giảm giá.
Cũng theo đánh giá của các chuyên gia, dù thuế nhập khẩu có giảm về 0%
nhưng giá xe hơi trong nước cũng khó có khả năng giảm sâu. Bởi vì ngoài thuế
nhập khẩu chúng ta còn rất nhiều rào cản thuế quan và phi thuế quan khác, và
chúng không chịu ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do hay các cam kết
quốc tế. Điển hình như thuế TTĐB, VAT, phí trước bạ, hạn ngạch NK, phí
đường bộ… việc thay đổi các loại thuế và phí này có thể làm thay đổi gí xe
nhập khẩu một cách rõ rệt và chúng ta chưa biết được kết quả sau cùng thế nào.
Sinh viên sưu tầm: Đồng Văn Tùng
1.5 Đề xuất tăng thuế TTĐB với xe bán tải
Trong một vài năm trở lại đây, dòng xe bán tải ngày càng được ưa chuộng tại
Việt Nam. Dòng xe này có thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) thấp hơn so với ô tô
chở người có cùng số chỗ ngồi, vừa chở người vừa có thể chở hàng. Bên canh
đó, nói còn hấp dẫn người tiêu dùng nhờ mức thuế nhập khẩu và phí trước bạ
thấp hơn so với xe có cùng dung tích. Đây chính là nguyên nhân khiến cho nhiều
người chuyển sang mua xe bán tải thay vì những dòng xe con thông thường
khác. Nếu như năm 2012, lượng xe bán tải tiêu thụ trong nước là

3291 xe, thì


đến năm 2016 con số này đã tăng gần gấp 9 lần, lên mức 28233 xe. Để đảm bảo
đúng mục đích sử dụng xe, Bộ Tài chính vừa đề xuất áp dụng mức thuế suất
TTĐB cho xe bán tải bằng 60% mức thuế suất xe con cùng dung tích. Nếu
6


phương án này được thông qua, thuế cho xe bán tải tăng 30% với xe từ 2,0 –
2,5l; 33% với xe từ 2,5 – 3,0l và 54% với xe t rên 3,0l. Như vậy, giá các mẫu xe
bán tải sẽ tăng từ vài chục đến vài tăm triệu.
Trong trường hợp thuế TTĐB tăng từ 25% - 54% sẽ dẫn tới không chỉ tiền
đóng thuế TTĐB tăng mà cả phí trước bạ cũng tăng. Gây ảnh hưởng không nhỏ
tới sức mua xe. Thêm vào đó, theo lộ trình đến năm 2018, thuế nhập khẩu các
dóng xe dưới 9 chỗ từ các nước ASEAN về Việt Nam sẽ giảm từ 30% về 0%,
nên thuế nhập khẩu thấp sẽ không còn là lợi thế cạnh tranh riêng cho dòng xe
bán tải. Đây là một bất lợi đối với các dòng xe này tại Việt Nam, khi mà rât có
thể dòng xe bán tải sẽ giảm độ hot, mức độ tiêu thụ tăng không đáng kể, làm
doanh thu của họ giảm đi rất nhiều.
Sinh viên sưu tầm: Nguyễn Thị Phương Thảo

1.6 Gánh thêm thuế, bia sẽ tăng giá mạnh
Thứ Ba, ngày 12/09/2017 08:17 AM (GMT+7)
Sự kiện:
Kinh Doanh
Uống chai bia, người dùng phải đóng gần 46% thuế cho ngân sách.
Hiện tại thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với bia đang ở mức 60% nhưng đến ngày
1-1-2018 sẽ tăng lên 65%, tức tăng thêm 5%. Cộng thêm vào đó, Bộ Tài chính
mới đây đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) với bia lên mức 12% từ đầu năm
2019. Mới đây công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor công bố báo cáo cho
biết thuế TTĐB và thuế VAT chiếm tới 35% giá bán bia và sẽ còn tiếp tục tăng

trong các năm tới theo lộ trình tăng thuế TTĐB. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn
7


Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia rượu Việt Nam, cho rằng thực tế số thuế mà mỗi chai
bia phải gánh còn lớn hơn nhiều so với công bố của Euromonitor. Cụ thể, hiện
nay bia đang chịu thuế VAT là 10%, thuế TTĐB 60%, tính ra một chai bia người
mua đã chịu đến 43,5% thuế. Đến đầu năm tới, khi thuế TTĐB tăng lên 65% thì
uống một chai bia người dùng phải gánh 45,9% thuế. Đó là chưa kể đề xuất tăng
thuế VAT lên mức 12%. Do phải cõng thuế chồng thuế như vậy nên dự báo giá
bia chắc chắn sẽ tăng theo. “Nhưng giá bia tăng cụ thể bao nhiêu còn phụ thuộc
vào thị trường, sự cạnh tranh và chiến lược của từng công ty” - ông Việt nhận
định.
Đồng quan điểm, Giám đốc Công ty TNHH Sapporo Việt Nam Mikio Masawaki
cũng cho hay khi thuế TTĐB đối với bia tăng lên mức 65% vào đầu năm tới,
công ty sẽ đưa ra quyết định cụ thể về giá bán. Công ty sẽ xem xét kỹ tình hình
thị trường để điều chỉnh giá bán cho phù hợp. Tuy các doanh nghiệp (DN) chưa
công bố mức tăng cụ thể nhưng một số chuyên gia nhận định việc tăng thuế sẽ
ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các công ty bia, làm tăng chi phí sản xuất,
kinh doanh và có thể làm tăng giá bia thêm khoảng 7% so với hiện tại, chưa kể
các chi phí khác. Tuy vậy, do việc tăng giá bia chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức
mua của người tiêu dùng, sản lượng bán ra nên các DN sẽ “nhìn nhau” để tăng
giá ở mức hợp lý chứ không dám tăng sốc. Trên thực tế, ngoài thuế hiện nay một
chai bia còn phải gánh nhiều loại chi phí khác như sản xuất, bán hàng. Chưa hết,
tại dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia quy định DN phải đóng góp
thêm 1%-2% trên giá tính thuế TTĐB vào quỹ nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Trước đề xuất này, ông Mikio Masawaki, Giám đốc Công ty TNHH Sapporo
Việt Nam, cho rằng nếu đề xuất này thành hiện thực thì đây sẽ là gánh nặng mới
về chi phí đối với DN. “Cần phải làm rõ mục đích và việc sử dụng quỹ một cách
cụ thể. Giả sử nếu mục đích là bảo đảm nguồn thu ngân sách thì trước tiên cần

8


phải xem xét tăng cường quản lý để tránh thất thu đối với các loại hình sản phẩm
hiện nay đang chưa được quản lý tốt như hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất
lượng…” - ông Mikio Masawaki đề xuất.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia rượu Việt Nam, lo
ngại nếu đề xuất trên áp dụng vào thực tế sẽ khiến gia tăng tình trạng buôn lậu,
hàng nhái, hàng giả. Điều này sẽ dẫn đến sản xuất bia trong nước gặp khó khăn
và ảnh hưởng lớn tới nguồn thu ngân sách của Nhà nước.
Ngược lại, một số chuyên gia tán đồng việc tăng thuế với rượu bia, thuốc lá… để
hạn chế sử dụng của người tiêu dùng trong nước. Bởi việc sử dụng quá nhiều
rượu bia gây tác hại đến sức khỏe, ngoài ra còn là căn nguyên của nhiều vấn đề
xã hội nghiêm trọng khác như bạo lực, mất trật tự an toàn xã hội, tai nạn giao
thông.
Sinh viên sưu tầm: Nguyễn Trọng Phước

Phần 2 : Phần hành kế toán Tiêu thụ.

9


Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường không một doanh
nghiệp sản xuất nào không quan tâm đến vấn đề hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá
sản xuất ra. Chỉ khi tiêu thụ giá trị sử dụng của hàng hoá mới được thực hiện, lao
động của toàn bộ doanh nghiệp mới được thừa nhận. Có thực hiện quản lý tốt
hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá, doanh nghiệp mới có điều kiện bù đắp chi phí đã
chi ra trong quá trình sản xuất - tiêu thụ, đảm bảo quá trình tái sản xuất giản đơn
và thực hiện giá trị của lao động thặng dư - thu lợi nhuận, quyết định tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Do đó, tiêu thụ là một phần hành quan trọng và hiệu

lực nhất để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán nói chung và kế toán
tiêu thụ hàng hoá nói riêng và phần hành này cần được không ngừng hoàn thiện .
Những quy định cập nhật liên quan đến phần hành kế toán quá trình sản
xuất

*

Chế độ kế toán
-

Khái niệm : chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn trong

một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế
toán hoặc tôt chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyển ban
hành.
Ngày 22/12/2014, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 200/2014/TT-BTC,
hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. Chế độ kế toán mới này áp dụng từ
01/01/2015 cho các loại hình doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ).
Chế độ kế toán mới 2015 thay thế Chế độ kế toán ban hành kèm theo QĐ
15/2006/QĐ-BTC.
-

Những điểm mới

PHẦN 1: CÁC ĐIỂM CHUNG

10


 Bỏ tất cả hình thức sổ kế toán, DN tự quyết định hình thức sổ phù

hợp với DN (Phụ lục hình thức sổ QĐ15 chỉ mang tính tham khảo).
 Tất cả DN đều được dùng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán
(nếu thoả điều kiện quy định) nhưng phải lập BCTC chuyển đổi theo VNĐ, kiểm
toán BCTC VNĐ và sử dụng BCTC VNĐ là Báo cáo pháp lý (trước đây chỉ DN
FDI được sử dụng ngoại tệ là đơn vị tiền tệ trong kế toán và BCTC bằng ngoại tệ
được kiểm toán cũng là BCTC mang tính pháp lý).
 DN phải ghi nhận Doanh thu, giá vốn điều chuyển sản phẩm, hàng
hoá, dịch vụ nội bộ nếu việc điều chuyển này tạo ra giá trị gia tăng trong sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ không phụ thuộc vào hình thức của chứng từ kế toán
(Hoá đơn hay Chứng từ luân chuyển nội bộ).
PHẦN 2: HỆ THỐNG TÀI KHOẢN LIÊN QUAN ĐẾN TIÊU THỤ
 Bỏ TK 512 ( doanh thu bán hàng nội bộ ), TK 531 ( hàng bán bị trả
lại ), TK 532 ( giảm giá hàng bán ) và toàn bộ tài khoản ngoài bảng, thay đổi TK
521 (các khoản giảm trừ doanh thu) - gộp 3 TK 521, 531, 532 trước đây
 Hàng tồn kho:


Không áp dụng phương pháp LIFO (nhập sau xuất trước)



Bổ sung kỹ thuật tính giá theo phương pháp giá bán lẻ



Nêu chi tiết cách hạch toán các trường hợp xuất kho khuyến

mại , quảng cáo



Không áp dụng TK 157 khi chuyển hàng tồn kho cho các đơn

vị phụ thuộc (mà sử dụng TK 136)
 Thuế GTGT được khấu trừ (TK 133):


Nêu chi tiết kỹ thuật chia thuế GTGT trong hợp đồng hợp tác

kinh doanh (BCC)
11




Bỏ các bút toán kê khai thuế GTGT đầu vào và đầu ra trong

các giao dịch sản phẩm hàng hoá tiêu dùng nội bộ, khuyến mãi quảng cáo.
 Kế toán các khoản Doanh thu:


Doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu đó phải được ghi

nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Trong 1 số T.Hợp, nguyên tắc phù hợp
có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ
vào bản chất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung
thực, hợp lý.


Thời điểm, căn cứ để ghi nhận doanh thu kế toán và doanh


thu tính thuế có thể khác nhau tuỳ vào từng tình huống cụ thuể. Doanh thu tính
thuế chỉ được sử dụng để xác định số thuế phải nộp theo luật định; Doanh thu ghi
nhận trên sổ kế toán để lập BCTC phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán và tuỳ
theo từng trường hợp không nhất thiết phải bằng số đã ghi trên hoá đơn bán
hàng.


Nếu sản phẩm, HH, DV đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ

sau phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước
thời điểm phát hành BCTC phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh, phát sinh
sau ngày lập bảng CĐKT.
*

Chuẩn mực kế toán liên quan đến kế toán quá trình tiêu thụ
Khái niệm : Chuẩn mực kế toán (accounting standards) là những quy định

do tổ chức có trách nhiệm nghiên cứu và ban hành để làm cơ sở cho việc lập và
giải thích các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính.
Hiện nay, báo cáo tài chính (BCTC) của các doanh nghiệp Việt Nam đang
được áp dụng theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được Bộ Tài chính ban
hành thành 5 đợt từ năm 2001 đến năm 2005 với 26 chuẩn mực. VAS được xây
12


dựng dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) theo nguyên tắc vận
dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình độ
quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm ban hành chuẩn mực. Về
cơ bản, không thể phủ nhận những tác dụng tích cực của VAS trong giai đoạn
trước đây, tuy nhiên cùng với sự thay đổi về thể chế kinh tế trong nước cũng như

thay đổi trong hệ thống IFRS trong giai đoạn hiện nay, VAS đã bộc lộ nhiều tồn
tại so với IAS/IFRS
- IAS 2 và VAS 02 – hàng tồn kho
Hàng tồn kho
IAS : hàng tồn kho bao gồm :hàng hóa mua về để bán như hàng hóa của các
đại lý mua về để bán, đất đai và các tài sản khác được giữ để bán, thành
phẩm tồn kho hoặc sản phẩm dở dang, nguyên liệu , công cụ , dụng cụ tồn
kho phục vụ quá trình sản xuất
VAS : tương tự như IAS 2 nhưng không đề cập đến đất đai và tài sản giữ lại
để bán
Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho
IAS : phương pháp giá đích danh hoặc phương pháp giá bán lẻ được sử
dụng nếu kết quả không chênh lệch với giá thực tế
VAS : không đề cập đến vấn đề này
Phương pháp tính giá hàng tồn kho
IAS : không cho phép áp dụng LIFO
VAS : cho phép áp dụng LIFO
- IAS 18 và VAS 14 – doanh thu và thu nhập khác
Xác định doanh thu
IAS: chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị danh nghĩa của 1 khoản phải
thu được ghi nhận là tiền lãi
VAS: không đề cập vấn đề này
13


Tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền và cổ tức
IAS: tiền lãi được ghi nhận bằng phương pháp lãi thực theo tỷ lệ thời gian,
có tính đến hiệu quả thực tế của tài sản, tiền bản quyền được ghi nhận trên
cơ sở đồn tích theo nội dung của hợp đồng liên quan, cổ tức được ghi nhận
khi cổ đông được quyền nhận cổ tức

VAS: tương tự tuy nhiên tiền lãi chỉ được ghi nhận trên cơ sở thời gian
Thu nhập khác
IAS: không đề cập
VAS: có quy định cụ thể về các khoản thu nhập khác bao gồm : thu về thanh
lý nhượng bán TSCĐ, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng, thu
tiền bảo hiểm được bồi thường, thu các khoản thuế được giảm và hoàn lại
*

Các văn bản khác
Ngày 06/06/2017, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 20/2017/TT-BTC

sửa đổi Khoản 2 Điều 8 Thông tư 195/2015/TT-BTC đã ban hành trước đó
Theo đó, Người nộp thuế TTĐB đối với hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập
khẩu được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế
TTĐB phải nộp bán ra trong nước.Số thuế TTĐB được khấu trừ tương ứng với
số thuế TTĐB của hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu bán ra và chỉ được khấu
trừ tối đa bằng tương ứng số thuế TTĐB tính được ở khâu bán ra trong nước.Đối
với số thuế TTĐB không được khấu trừ thuế, người nộp thuế được hạch toán vào
chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Về điều kiện khấu trừ thuế TTĐB:
-

Đối với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu chịu thuế TTĐB để sản

xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB và trường hợp nhập khẩu hàng hóa chịu thuế

14


TTĐB thì chứng từ để làm căn cứ khấu trừ thuế TTĐB là chứng từ nộp thuế

TTĐB khâu nhập khẩu.
-

Đối với trường hợp mua nguyên liệu trực tiếp của nhà sản xuất

trong nước:


Hợp đồng mua bán hàng hóa, trong hợp đồng phải có nội dung thể

hiện hàng hóa do cơ sở bán hàng trực tiếp sản xuất; Bản sao Giấy chứng nhận
kinh doanh của cơ sở bán hàng (có chữ ký, đóng dấu của cơ sở bán hàng).


Chứng từ thanh toán qua ngân hàng.



Chứng từ để làm căn cứ khấu trừ thuế TTĐB là hóa đơn GTGT khi

mua hàng
2, Các nguyên tắc kế toán liên quan
+ Những chứng từ thường dùng:


Phiếu xuất kho vận chuyện nội bộ



Phiếu xuất kho hàng gửi bản đại lý




Bảng kê thanh toán hàng đại lý ký gửi



Thẻ quầy hàng



Bảng kê nhận hàng thanh toán hằng ngày



Bảng kê hóa đơn bán lẻ hàng hóa
+ Tài khoản được sử dụng:



TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ , TK 521 : các khoản
giảm trừ doanh thu



TK 632 : giá vốn hàng bán, TK 641: chi phí bán hàng , TK 642 : chi phí
quản lý doanh nghiệp




TK 911 : xác định kết quả kinh doanh

15


+ các nguyên tắc kế toán liên quan đến tiêu thụ
 Nguyên tắc phù hợp : ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với
nhau, giúp xác định được kết quả kinh doanh của từng kỳ, tạo điều kiện để
doanh nghiệp có thể ra những quyết định phù hợp vói hoạt động kinh
doanh
 Nguyên tắc nhất quán : các chính sách phương pháp kế toán phải áp dụng
thống nhất ít nhất trong 1 kỳ kế toán. Trong thực tế có nhiều loại phương
pháp kế toán khác nhau mỗi phương pháp cho ra một kết quả doanh thu,
lợi nhuận khác nhau do đó dùng phương pháp nào thì phải nhất quán
 Nguyên tắc thận trọng : thận trọng xem xét cân nhắc, phán đoán cần thiết
để lập các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn. doanh thu và
lợi nhuận chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu
được lợi ích kinh tế, còn chi phí được ghi nhận khi có báo cáo về khả năng
phát sinh chi phí

+ các phương thức tiêu thụ chủ yếu


Phương thức tiêu thụ trực tiếp:
Phương thức bán hàng bên mua đã tiến hành nhận hàng trực tiếp: theo
phương thức này, căn cứ vào hợp đồng mua bán đã ký kết, bên mua cử cán
bộ đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp. Khi nhận hàng xong, người
nhận hàng ký xác nhận vào hóa đơn bán hàng và số hàng đó được xác
nhận là tiêu thụ và hoạch toán vào doanh thu.




Sơ đồ hoạch toán:

16




Phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận:
Bán hàng theo phương thức xuất kho gửi hàng đi bán: theo phương thức
này, doanh nghiệp xuất kho thành phẩm gửi đi bán theo hợp đồng đã kí hết
giữa 2 bên, khi xuất hàng gửi đi bán, thì hàng bán chưa được xác định là
tiêu thụ, tức là chưa hoạch toán vào doanh thu. Hàng gửi đi bán chỉ được
hoạch toán vào doanh thu khi khách hàng đã nhận được hàng và chấp nhận
thanh toán.



Sơ đồ hoạch toán:



Phương thức gửi đại lý( ký gửi):
Theo phương thức này: đơn vị có hàng gửi đại lý, ký gửi chuyển hàng cho
đơn vị bán, khi bên nhận đại lý, ký gửi thông báo đã bán được hàng thì khi
đó doanh nghiệp mới được coi là đã tiêu thụ.




Phương thức bán hàng trả góp:
Theo phương thức này, người mua chỉ trả trước một phần giá trị của hàng
mua khi mua, phần còn lại trả góp dần trong nhiều lần. Doanh nghiệp
17


ngoài số tiền thu theo giá bán một lần còn thu thêm một khoản vì trả
chậm.


Sơ đồ hoạch toán:



Phương thức hàng đổi hàng: Theo phương thức này doanh nghiệp dùng
sản phẩm hàng hóa của mình để đổi lấy sản phẩm hàng hóa của doanh
nghiệp khác hay còn gọi là phương thức thanh toán bù trữ lẫn nhau. Khi
đó ở doanh nghiệp vừa phát sinh nghiệp vụ bán hàng vừa phát sinh
nghiệp vụ mua hàng.



Phương thức tiêu thụ nội bộ : Là phương thức bán hàng các đơn vị thành
viên trong cùng doanh nghiệp với nhau giữa đơn bị chính với các đơn vị
trực thuộc hoặc sử dụng sản phẩm, hàng hóa cho mục đích biếu tặng,
quảng cáo hay để trả công cho người lao động thay tiền lương.

18




×