Tải bản đầy đủ (.docx) (122 trang)

NGUYÊN NHÂN HÀNG ĐẦU VÀ TỬ VONG DO TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TẠI TP. HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 122 trang )

1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BYT
BỘ LĐTB & XH
TNTT
TNGT
TNLĐ
ĐN
Tp.HCM
CBCC
CN
DN
KTC

Bộ Y tế
Bộ Lao Động Thương binh và Xã hội
TNTT
Tai nạn giao thông
Tai nạn lao động
Đuối nước
Thành phố Hồ Chí Minh
Cán bộ công chức
Công nhân
Doanh nghiệp
Khoảng tin cậy


2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ ĐỐI CHIẾU ANH – VIỆT
p (p value): Giá trị p
PR (prevalance ratio): Tỉ số hiện mắc
WHO (World Health Organization): Tổ chức Y tế thế giới
UNICEF (The United Nations Children's Fund): Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc


3

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh nguyên nhân gây TNGT trong 3 năm 2009, 2010, 2011.....................18
Bảng 1.2. Số mắc TNTT tại thành phố Hồ Chí Minh từ 2007-2010.................................25
Bảng 1.3. 10 tỉnh có số mắc TNGT cao nhất năm 2009...................................................25
Bảng 3.4. Đặc điểm dân số học của mẫu nghiên cứu (n = 338.755).................................44
Bảng 3.5. Địa điểm xảy ra TNTT (n = 338.755)..............................................................46
Bảng 3.6. Phân bố địa điểm xảy ra TNTT theo giới, nhóm tuổi (n = 338.755)................47
Bảng 3.7. Phân bố địa điểm xảy ra TNTT theo nghề nghiệp (n = 338.755).....................48
Bảng 3.8. Tỉ lệ các bộ phận bị thương (n = 338.755).......................................................49
Bảng 3.9. Phân bố tỉ lệ bộ phận bị thương theo giới, nhóm tuổi (n = 338.755)................49
Bảng 3.10. Phân bố tỉ lệ bộ phận chấn thương theo nghề nghiệp (n = 338.755)...............50
Bảng 3.11. Phân bố tỉ lệ bộ phận bị thương theo nguyên nhân gây TNTT (n = 338.755).....51
Bảng 3.12. Phân bố tỉ lệ bộ phận bị thương theo địa điểm xảy ra TNTT (n = 338.755).......52
Bảng 3.13. Xử trí sau TNTT (n = 338.755)......................................................................52
Bảng 3.14. Phân bố xử trí sau tai nạn theo nguyên nhân xảy ra TNTT (n = 338.755)......53
Bảng 3.15. Phân bố xử trí sau tai nạn theo địa điểm xảy ra tai nạn (n = 338.755)............54
Bảng 3.16. Các nguyên nhân gây ra TNTT (n = 338.755)................................................55
Bảng 3.17. Phân bố nguyên nhân gây TNTT theo giới, nhóm tuổi (n = 338.755)............55
Bảng 3.18. Phân bố nguyên nhân do TNTT theo nghề nghiệp (n = 338.755)...................56
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tỉ lệ TNGT với đặc điểm dân số học (n = 338.755).........58
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tỉ lệ ngã với đặc điểm dân số học (n = 338.755)..............59

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tỉ lệ TNLĐ với đặc điểm dân số học (n = 338.755).........60
Bảng 3.22. Đặc điểm dân số học của các trường hợp tử vong (n = 2.063).......................66


4

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Tỷ lệ người tử vong do TNGT trên 10.000 phương tiện.....................................9
Hình 1.2. Tỷ lệ người tử vong do TNGT trên 100.000 dân ở các nước............................10
Hình 1.3. So sánh mật độ xe mô tô, gắn máy trên 1.000 người........................................10
Hình 1.4. So sánh mật độ quốc lộ.....................................................................................11
Hình 1.5. So sánh tình hình TNGT năm 2001 và 2011.....................................................16
Hình 1.6. Hậu quả TNGT (số vụ, số người chết và bị thương) từ năm 2000 và 2011.......16
Hình 1.7. Hậu quả TNGT theo từng khu vực năm 2011...................................................17
Hình 1.8. 10 tỉnh có tỷ lệ số vụ TNGT cao nhất năm 2011...............................................17
Hình 2.9. Sơ đồ kỹ thuật chọn mẫu..................................................................................34
Hình 3.10. Khu vực sinh sống của các trường hợp TNTT tại thành phố Hồ Chí Minh....45


5

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1. Xu hướng bệnh tật tử vong từ 1976 – 2007..................................................14
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ TNTT theo từng năm...........................................................................46
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ các nguyên nhân gây tai nạn giao thông (n = 161.089)........................57
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ các nguyên nhân gây tai nạn lao động (n = 21.401).............................60
Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ các nguyên nhân chi tiết của súc vật cắn, đốt, húc (n = 11.170)...........62
Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ các nguyên nhân gây bỏng (n = 4.547)................................................63
Biểu đồ 3.7. Tỉ lệ các nguyên nhân gây ngộ độc (n = 2.968)............................................63

Biểu đồ 3.8. Tỉ lệ các nguyên nhân chi tiết của tự tử (n = 1.556).....................................64
Biểu đồ 3.9. Tỉ lệ các hình thức bạo lực gia đình, bạo lực xã hội (n = 14.794)................65
Biểu đồ 3.10. Tỉ lệ các nguyên nhân khác gây TNTT (n = 21.337)..................................66


6

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................... 1
Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................................3
Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN...............................................................................5
1.1 Một số khái niệm liên quan.........................................................................................5
1.1.1 Các khái niệm liên quan đến TNTT......................................................................5
1.1.2 Các nguyên nhân gây TNTT.................................................................................6
1.2 Tình hình TNTT..........................................................................................................7
1.2.1 Trên thế giới.........................................................................................................7
1.2.2 Tại Việt Nam......................................................................................................14
1.2.3 Tại Thành phố Hồ Chí Minh:..............................................................................24
1.3 Một số nghiên cứu liên quan đến TNTT....................................................................26
1.3.1 Trên thế giới.......................................................................................................26
1.3.2 Tại Việt Nam......................................................................................................28
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................33
2.1 Thiết kế nghiên cứu...................................................................................................33
2.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu.................................................................................33
2.2.1 Thời gian:...........................................................................................................33
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu:..........................................................................................33
2.3 Đối tượng nghiên cứu:...............................................................................................33
2.3.1 Dân số mục tiêu..................................................................................................33
2.3.2 Dân số chọn mẫu................................................................................................33

2.4 Cỡ mẫu......................................................................................................................33
2.5 Kỹ thuật chọn mẫu:...................................................................................................34
2.6 Tiêu chí chọn mẫu:....................................................................................................35
2.7 Liệt kê và định nghĩa biến số:....................................................................................35
2.7.1 Biến số nền.........................................................................................................35
2.7.2 Biến số quan tâm:...............................................................................................37


7

2.8 Thu thập số liệu:........................................................................................................41
2.8.1 Công cụ thu thập số liệu:....................................................................................41
2.8.2 Người thu thập:...................................................................................................42
2.8.3 Kiểm soát sai lệch:..............................................................................................42
2.9 Xử lý số liệu:.............................................................................................................42
2.10 Phân tích số liệu:......................................................................................................42
2.11 Vấn đề y đức............................................................................................................. 43
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................44
3.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu...................................................................................44
3.1.1 Những đặc điểm dân số học cơ bản....................................................................44
3.1.2 Khu vực sinh sống của các trường hợp xảy ra TNTT.........................................45
3.1.3 Tỷ lệ TNTT theo năm.........................................................................................45
3.2 Địa điểm xảy ra TNTT:.............................................................................................46
3.2.1 Địa điểm xảy ra TNTT........................................................................................46
3.2.2 Phân bố địa điểm xảy ra TNTT theo các đặc điểm dân số học............................47
3.3 Các bộ phận bị thương:..............................................................................................48
3.3.1 Tỷ lệ các bộ phận bị thương...............................................................................48
3.3.2 Phân bố tỉ lệ bộ phận bị thương theo các đặc điểm dân số học:..........................49
3.3.3 Phân bố tỉ lệ bộ phận bị thương theo nguyên nhân và địa điểm xảy ra tai nạn. . .51
3.4 Xử trí sau TNTT:.......................................................................................................52

3.4.1 Tỷ lệ xử trí sau TNTT.........................................................................................52
3.4.2 Xử trí TNTT phân bố theo nguyên nhân và địa điểm xảy ra tai nạn...................53
3.5 Nguyên nhân gây TNTT............................................................................................54
3.5.1 Nguyên nhân gây TNTT.....................................................................................54
3.5.2 Phân bố nguyên nhân gây ra TNTT theo các đặc điểm dân số học.....................55
3.6 Nguyên nhân chi tiết gây TNGT................................................................................57
3.6.1 Nguyên nhân chi tiết gây TNGT.........................................................................57
3.6.2 Mối liên quan giữa nguyên nhân TNGT với các đặc điểm dân số học................57
3.7 Mối liên quan giữa tỉ lệ ngã với các đặc điểm dân số học.........................................58
3.8 Nguyên nhân chi tiết gây TNLĐ................................................................................60
3.8.1 Tỷ lệ các nguyên nhân gây TNLĐ......................................................................60


8

3.8.2 Mối liên quan giữa tỉ lệ TNLĐ với các đặc điểm dân số học..............................60
3.9 Nguyên nhân chi tiết của súc vật, động vật cắn/đốt/húc............................................61
3.10 Nguyên nhân chi tiết của bỏng.................................................................................62
3.11 Nguyên nhân chi tiết gây ngộ độc............................................................................63
3.12 Nguyên nhân chi tiết của tự tử:.................................................................................64
3.13 Các hình thức bạo lực gia đình, bạo lực xã hội:........................................................64
3.14 Nguyên nhân khác gây TNTT..................................................................................65
3.15 Mô tả đặc điểm của những trường hợp tử vong do TNTT........................................66
3.15.1. Những đặc điểm dân số học cơ bản:.................................................................66
3.15.2. Phân bố nguyên nhân tử vong do TNTT theo các đặc điểm dân số học:...........67
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN..............................................................................................69
4.1. Đặc tính của mẫu nghiên cứu....................................................................................69
4.2. Nguyên nhân hàng đầu do TNTT..............................................................................73
4.3. Địa điểm xảy ra TNTT..............................................................................................78
4.4. Tỉ lệ các bộ phận bị thương:......................................................................................81

4.5. Xử trí sau TNTT........................................................................................................82
4.6. Mối liên quan giữa 3 nguyên nhân hàng đầu gây TNTT với các đặc điểm dân số học
của đối tượng....................................................................................................................83
4.6.1 Mối liên quan giữa tỉ lệ tai nạn giao thông với các đặc điểm dân số học:...........83
4.6.2 Mối liên quan giữa tỉ lệ ngã với các đặc điểm dân số học:.................................85
4.6.3 Mối liên quan giữa tỉ lệ tai nạn lao động với các đặc điểm dân số học:..............88
4.7. Tỉ lệ tử vong do các nguyên nhân gây TNTT............................................................90
4.8. Mặt mạnh và mặt hạn chế của đề tài..........................................................................92
4.9. Tính mới và tính ứng dụng của đề tài........................................................................93
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 94
KIẾN NGHỊ..................................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................99
Phụ lục 1: Phiếu TNTT
Phụ lục 2: Danh sách các đơn vị gửi số liệu TNTT
Phụ lục 3: Mã hoá TNTT


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai nạn thương tích (TNTT) là một vấn đề y tế công cộng ngày càng phát
triển trên phạm vi toàn cầu và phòng chống TNTT từ lâu đã là mối quan tâm chung
của các chuyên gia y tế và cộng đồng quốc tế. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO),
TNTT là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật ở độ tuổi
lao động, mỗi năm có 5 triệu người tử vong và 10 triệu người tàn tật do TNTT gây
ra.
Tại Việt Nam, TNTT cũng là một trong những vấn đề y tế công cộng nổi
cộm. Tỉ lệ tử vong do TNTT đứng hàng thứ 3 (11%) sau tim mạch (18%) và nhiễm
khuẩn (15%). Thống kê từ báo cáo tình hình TNTT định kỳ của ngành y tế cho thấy
mỗi năm trung bình cả nước có khoảng 840.000 trường hợp mắc TNTT, 38.482 ca

tử vong do TNTT, tương đương với tỉ suất tử vong là 46,6/100,000 người. Trong đó,
khoảng 12.000 người tử vong do tai nạn giao thông và khoảng 4.000 trẻ em bị đuối
nước (điều tra quốc gia TNTT ở Việt Nam năm 2010 (VNIS)[3].
Tình trạng TNTT tại Việt Nam lại xu hướng biến động không ổn định, luôn
thay đổi theo thời gian. Theo báo cáo của Trung tâm Phòng chống TNTT tại Việt
Nam so sánh số liệu của 51 tỉnh/thành phố có báo cáo tình hình TNTT hai năm
2008 và 2009 cho thấy: tỉ lệ mắc TNTT tăng 3,09%, tỉ lệ tử vong do TNTT giảm
7,56 %, tỉ lệ mắc tai nạn giao thông giảm 1,44%, tỉ lệ tử vong do tai nạn giao thông
giảm 9,61%, tỉ lệ mắc đuối nước giảm 12,9%, tỉ lệ tử vong do đuối nước giảm
8,3%. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2011 tại 53 tỉnh/thành phố có tổng số mắc
TNTT là 551.380 với tỷ suất mắc là 740,3/100.000 người, tổng số tử vong là 4.665
với tỷ suất tử vong 6,26/100.000 (chiếm tỉ lệ 0,8% so với tổng số mắc TNTT). 10
tỉnh có số mắc TNTT cao nhất lần lượt là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình
Thuận, Bến Tre, Bình Dương, Đồng Tháp, An Giang, Long An, Thái Bình, Kiên
Giang[24]. Các nguyên nhân chính gây TNTT có thể kể đến là tai nạn giao thông
(TNGT) chiếm đến 40%, tiếp theo là tai nạn lao động (TNLĐ), súc vật cắn, ngã và


2

đuối nước. Trong số các trường hợp TNGT tới cấp cứu tại cơ sở y tế thì có đến
29,8% số nạn nhân bị chấn thương sọ não[25].
Đây cũng là vấn đề mà thành phố Hồ Chí Minh hiện đang phải giải quyết. Từ
năm 2003, chính quyền thành phố đã tiến hành triển khai chương trình phòng chống
TNTT trên toàn thành phố và bước đầu cũng đã thu được một số kết quả khả quan.
Trong giai đoạn 2003 – 2005, xu thế TNTT tại TP. Hồ Chí Minh có khuynh hướng
giảm dần. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình hình TNTT có xu hướng gia
tăng, đặc biệt là TNTT trẻ em và tai nạn giao thông. Theo báo cáo kết quả hoạt
động và số liệu TNTT của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh trong ba năm 2008,
2009, 2010 thì mặc dù tỷ lệ tử vong do TNTT có giảm nhưng số mắc TNTT lại tăng

lên. Cụ thể, năm 2009 số tử vong giảm 2,47% so với năm 2008 và năm 2010 số tử
vong giảm 1,54% so với năm 2009 nhưng tỷ lệ mắc TNTT năm 2009 lại tăng 4,6%
so với năm 2008, và năm 2010 tăng 16,74% so với 2009[20-22].
Với xu thế biến động như vậy, việc xác định các nguyên nhân chính yếu gây
ra TNTT và tử vong do TNTT là một việc làm hết sức quan trọng. Thực vậy, một
khi đã xác định được các nguyên nhân chính của TNTT, chính quyền thành phố Hồ
Chí Minh nói chung cũng như ngành y tế thành phố nói riêng mới đề ra được các
chính sách, chiến lược can thiệp phù hợp nhằm giảm dần số mắc và tử vong do
TNTT trong các năm sắp tới.
Từ những nhận định trên, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm xác định những
nguyên nhân mắc và tử vong hàng đầu do TNTT tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm
2007 đến năm 2011. Trên cơ sở đó, ngành y tế thành phố sẽ có được cái nhìn toàn
diện hơn về thực trạng TNTT trên địa bàn quản lý và đưa ra một số khuyến nghị,
giải pháp phù hợp hơn cho các chương trình can thiệp chẳng hạn như tăng cường
giám sát TNTT, chăm sóc chấn thương, xây dựng cộng đồng an toàn…từ đó làm
giảm gánh nặng bệnh tật do TNTT gây ra, cũng như làm tiền đề cho các nghiên cứu
khác sâu rộng hơn sau này.


3

Câu hỏi nghiên cứu
Những nguyên nhân mắc và tử vong hàng đầu do TNTT tại thành phố Hồ Chí
Minh từ năm 2007 đến năm 2011 là gì?
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Xác định những nguyên nhân mắc và tử vong hàng đầu do TNTT tại thành
phố Hồ Chí Minh từ năm 2007 đến năm 2011.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỉ lệ những nguyên nhân gây TNTT: chung, phân bố theo nhóm tuổi,

giới, nghề nghiệp.
2. Xác định tỉ lệ địa điểm xảy ra TNTT: chung, phân bố theo nhóm tuổi, giới, nghề
nghiệp.
3. Xác định tỉ lệ bộ phận bị thương (theo ICD10) của những trường hợp TNTT:
chung, phân bố theo nhóm tuổi, giới, nghề nghiệp, nguyên nhân và địa điểm xảy
ra TNTT.
4. Xác định tỉ lệ xử trí sau TNTT: chung, phân bố theo nguyên nhân và địa điểm
xảy ra TNTT.
5. Xác định mối liên quan giữa 3 nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn thương tích
với các đặc điểm dân số học của đối tượng (tuổi, giới, nghề nghiệp).
6. Xác định tỉ lệ tử vong do các nguyên nhân gây TNTT: chung, phân bố theo
nhóm tuổi, giới, nghề nghiệp.


4

DÀN Ý NGHIÊN CỨU
Đặc điểm dân số học
Tuổi
Giới
Nghề nghiệp

Nguyên nhân
Tai nạn giao thông
Ngã
Tai nạn lao động
Súc vật, động vật: đốt, húc, cắn…
Đuối nước
Bỏng
Ngộ độc

Tự tử
Bạo lực gia đình, xã hội
Khác: hóc dị vật, sét đánh…

Tử vong

Địa điểm xảy ra TNTT
Trên đường đi
Tại nhà
Trường học
Nơi làm việc
Nơi công cộng
Hồ ao, sông biển
Khác

Bộ phận bị thương
Đầu mặt cổ
Thân mình
Chi
Đa chấn thương
Khác

Xử trí
Tự chữa
Sơ cứu tại chỗ
Cở sở KCB tư
Trạm Y tế
BV quận/huyện
BV tỉnh/Thành phố
BV Trung ương

Khác


5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN

1.1

Một số khái niệm liên quan
1.1.1 Các khái niệm liên quan đến TNTT
Theo Trung tâm nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương
(CIPPR-The Center for Injury Policy and Prevention Research)[9] định nghĩa một
số khái niệm sau đây:
Tai nạn: là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do một tác nhân bên
ngoài gây nên các tổn thương/thương tích cho cơ thể về thể chất hay tâm hồn của
nạn nhân. Có hai loại tai nạn:
- Tai nạn không chủ định: thường không có nguyên nhân rõ ràng, khó có thể đoán
trước được như ngã, bỏng, ngộ độc, chết đuối.
- Tai nạn có chủ định: như chiến tranh, bạo lực, tự tử, bạo hành... thường có nguyên
nhân và có thể phòng tránh được.
Thương tích: không phải là tai nạn mà là sự tổn thương của cơ thể ở các
mức độ khác nhau gây nên, bởi tiếp xúc đột ngột với các nguồn năng lượng (có thể
là các tác động cơ học, nhiệt, điện, hóa học, chất phóng xạ...) quá ngưỡng chịu đựng
của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu các yếu tố cần thiết cho sự sống như thiếu ôxy, mất
nhiệt. Thương tích có thể lý giải được và có thể phòng tránh được. Tuy nhiên, khó
có thể phân định rõ ràng giữa hai khái niệm tai nạn và thương tích cho nên chúng ta
thường gọi chung là TNTT.
TNTT: là những tổn thương có chủ định hoặc không chủ định liên quan đến
va chạm giao thông, ngã, tai nạn lao động, va chạm, điện giật, chất hóa học, nhiệt

độ dẫn đến bị vết thương chảy máu, rách da, bong gân, phù nề, xây xát, gãy xương,
gãy răng, vỡ thủng nội tạng, chấn thương sọ não, bỏng, ngạt/đuối nước, ngộ độc, tự
tử…khiến nạn nhân phải cần đến sự chăm sóc y tế hoặc phải nghỉ học/nghỉ làm ít
nhất 1 ngày hoặc bị hạn chế sinh hoạt ít nhất 1 ngày hoặc dẫn đến tử vong.


6

Phân loại mức độ TNTT: TNTT có thể được phân thành các mức độ sau
đây:
-

TNTT nhẹ: người bị tai nạn cần khám và điều trị, cần phải nghỉ học-nghỉ làm
việc hoặc ngừng hoạt động trong ít nhất 1 ngày.

-

TNTT khá nặng: người bị tai nạn nằm viện hoặc dùng thuốc ít nhất 9 ngày.

-

TNTT nặng: người bị tai nạn phải nằm viện hoặc dùng thuốc 10 ngày trở lên.

-

TNTT nguy hiểm: người bị nạn bị di chứng (mất chức năng một số cơ quan).

-

TNTT gây chết người.

Trường hợp bị thương được nghỉ phép: là những chấn thương mà nạn

nhân cần đến sự chăm sóc y tế, hoặc phải nghỉ học, nghỉ làm việc hoặc hạn chế sinh
hoạt bình thường tối thiểu một ngày.
Tử vong do thương tích: là những trường hợp tử vong do nguyên nhân
thương tích trong vòng một tháng sau khi xảy ra tai nạn.
Vụ tai nạn: là những vụ việc xảy ra do va chạm, đổ xe, lật thuyền, sập nhà,
hầm lò... Một vụ tai nạn có thể dẫn đến hậu quả thiệt hại về vật chất hoặc người.
Một vụ tai nạn có thể không có nạn nhân hoặc có thể có nhiều hơn một nạn nhân.
1.1.2 Các nguyên nhân gây TNTT
TNGT: là sự va chạm bất ngờ nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người,
xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông
công cộng, đường chuyên dụng hoặc ở địa bàn giao thông cộng cộng nhưng do chủ
quan vi phạm luật lệ giao thông hoặc do gặp phải các tình huống sự cố đột xuất
không kịp phanh tránh, gây ra thiệt hại về tính mạng hoặc sức khoẻ.
Đặc điểm: Xảy ra trên đường cộng cộng dành cho người và phương tiện giao
thông đi lại. Có hậu quả là 1 hoặc nhiều người bị chết hoặc bị thương. Có ít nhất
một phương tiện giao thông liên quan. Như vậy TNGT được tính là tất cả các trường
hợp xảy ra trên các tuyến đường bao gồm đường bộ, thuỷ, đường sắt, hàng không...
TNLĐ: là những trường hợp chấn thương xảy ra do tác động của các yếu tố
nguy hiểm độc hại trong lao động gây tổn thương bất kỳ bộ phận, chức năng nào
của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động gắn


7

liền với việc thực hiện nhiệm vụ lao động trong thời gian làm việc, chuẩn bị hoặc
thu dọn sau khi làm việc. TNLĐ bao gồm các tai nạn xảy ra trong các lĩnh vực sản
xuất công, nông, lâm, ngư nghiệp...
Tai nạn trong trường học: các trường hợp chấn thương xảy ra trong khuôn

viên của trường như: trong lớp học, sân trường, khu luyện tập thể thao, hành lang,
khu vệ sinh.
Ngã: bao gồm tất cả các trường hợp ngã không nằm trong lĩnh vực giao
thông và lao động.
Súc vật cắn, đốt, húc: là trường hợp bị các loại động vật tấn công con người
như: chó, mèo, rắn, châu, bò...
Đuối nước/ngạt: đuối nước là bị ngạt do chìm trong chất lỏng nhưng không
tử vong, nạn nhân cần đến chăm sóc y tế hoặc đôi khi gây ra các biến chứng khác
cho nạn nhân. Chết đuối là trường hợp tử vong trong 24 giờ do bị chìm trong chất
lỏng (như: nước, xăng, dầu…).
Bỏng: là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc chất lỏng
nóng, chất rắn nóng, lửa. Các chấn thương da do sự phát xạ tia cực tím hoặc phóng
xạ, điện, hoá chất…
Ngộ độc: là những trường hợp hít, ăn hoặc tiêm vào cơ thể các loại độc tố
dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cấp cần có sự chăm sóc y tế.
Tự tử: là trường hợp chấn thương, ngộ độc, hoặc ngạt…do chính nạn nhân
tự gây ra với mục đích đem lại cái chết cho chính họ.
Bạo lực trong gia đình, xã hội: là hành động sử dụng vũ lực hăm doạ hoặc
đánh đập người, nhóm người, cộng đồng khác dẫn đến chấn thương, tử vong, tổn
thương tinh thần, chậm phát triển.
Khác: là trường hợp khác ngoài các trường hợp trên như: sét đánh, sặc bột,
hóc xuơng...
1.2

Tình hình TNTT
1.2.1 Trên thế giới
TNTT có thể xảy ra ở mọi nơi, ở mọi lứa tuổi với nhiều mức độ khác nhau,
nên hiện nó đã trở thành mối quan tâm của toàn thế giới. Hàng năm trên thế giới,



8

TNTT làm ít nhất 5,5 triệu người chết và gần 100 triệu người tàn tật vĩnh viễn, ở
nhiều nước số người bị TNTT phải nhập viện chiếm 10-30% tổng số bệnh nhân,
thiệt hại ước tính hàng nghìn tỉ đô la Mỹ, chiếm 5-6% tổng thu nhập quốc dân. Theo
WHO, trong năm 2002, mỗi ngày trên thế giới có khoảng 16.000 người chết do các
loại thương tích[40]. Theo báo cáo gánh nặng bệnh tật của thế giới năm 2008, tỷ lệ
tử vong do thương tích ở trẻ em ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình cao hơn
3, 4 lần so với ở các quốc gia thu nhập cao và có sự khác biệt lớn giữa các loại hình
tử vong do thương tích.
Tình hình TNGT
Trong các nguyên nhân gây TNTT, TNGT đường bộ gây ra số ca tử vong với
tỷ lệ cao, hàng năm lấy đi sinh mạng của khoảng 1,2 triệu người, và làm bị thương
và tàn tật hơn 20-50 triệu người, khoảng 60% trong số đó tập trung ở khu vực Châu
Á-Thái Bình Dương, nơi mà số phương tiện giao thông chỉ chiếm 16% của thế giới.
Trong 8 năm (1987-1995), số tử vong do tai nạn đường bộ ở đây tăng đến 40%.
Hơn 90% số trường hợp tử vong do TNGT trên thế giới xảy ra ở các nước có thu
nhập thấp và trung bình. Trong đó, trẻ em, người đi bộ, đi xe đạp và người cao tuổi
là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Chi phí cho TNGT là
khổng lồ. Ở các quốc gia đang phát triển, chỉ riêng TNGT đường bộ mỗi năm chiếm
khoảng 1%–2% tổng sản phẩm quốc nội (khoảng 100 tỉ đô la Mỹ), hoặc gấp hai lần
tổng số tiền viện trợ phát triển mà các quốc gia đang phát triển trên toàn thế giới
nhận được. Vì vậy rất cần phải có các đáp ứng chi phí hiệu quả và có mục tiêu tốt
[38]. Và nếu xu hướng này tiếp tục, TNGT được dự đoán sẽ trở thành một trong
năm nguyên nhân gây tử vong hàng đầu vào năm 2030. Cụ thể, số người chết và tàn
tật hàng ngày do TNGT đường bộ trên thế giới sẽ tăng hơn 60% vào năm 2020, loại
tai nạn này sẽ đứng hàng thứ 3 trong những nguyên nhân gây TNTT sau bệnh tim
mạch và bệnh trầm cảm[39].
Một nghiên cứu tại các quốc gia thu nhập thấp đánh giá các biện pháp can
thiệp nhằm làm giảm TNTT tại nhà và khi giao thông trên đường phố. Nghiên cứu

này cũng đánh giá hiệu quả của các phương pháp phòng chống TNTT đang được


9

triển khai tại các nước đang phát triển áp dụng cho các quốc gia thu nhập thấp. Kết
quả cho thấy các biện pháp sau mang lại hiệu quả trong phòng chống TNTT thắt
dây an toàn trên xe ô tô, đội mũ bảo hiểm xe đạp, xe máy, lái xe với vận tốc giới
hạn, sử dụng biển báo qua đường cho người đi bộ, chiếu đủ sáng cho đường, phân
luồng cho người đi bộ với xe cộ, các biện pháp nâng cao khả năng nhận biết cho
người lưu thông trên đường, như sử dụng các sản phẩm phản quang, thiết bị an toàn
đơn giản[30].
Tai nạn giao thông đường bộ nghiêm trọng đến mức Đại hội đồng Liên hiệp
quốc thông qua Nghị quyết A/RES/64/255 ngày 02/3/2010 tuyên bố giai đoạn 20112020 là “Thập kỷ hành động vì an toàn đường bộ” là nguyên nhân gây ra cái chết
khoảng 1,3 triệu người và 50 triệu người bị thương trên thế giới mỗi năm. Có trên
90% tai nạn xảy ra ở các nước có thu nhập trung bình và thấp, nơi chỉ có 48%
phương tiện giao thông trên thế giới. Theo WHO (2009), Myanma có tỷ lệ người
chết do TNGT tương đối cao: 15,67 người/10.000 phương tiện, Việt Nam là 5,36
người/10.000 phương tiện, tỷ lệ này thấp ở Nhật: 0,73 người/10.000 phương tiện.
Năm 2011 tỷ lệ số người chết do TNGT ở Việt Nam giảm còn 2,94 người/10.000
phương tiện (hình 1 và hình 2).

Hình 1.1. Tỷ lệ người tử vong do TNGT trên 10.000 phương tiện


10

Hình 1.2. Tỷ lệ người tử vong do TNGT trên 100.000 dân ở các nước

Hình 1.3. So sánh mật độ xe mô tô, gắn máy trên 1.000 người

Hàn Quốc là một trong những nước có hạ tầng giao thông khá tốt ở châu Á.
So sánh đường quốc lộ, Việt Nam còn rất khiêm tốn, mật độ chỉ có 0,05km/km2 và
0,2 km/1.000 dân, trong khi Thái Lan là 0,11km/km2 và 0,9 km/1.000 dân (BĐ5).


11

Hình 1.4. So sánh mật độ quốc lộ
Các nước đều có những quy định khi điều khiển xe trên đường như giới hạn
tốc độ, bắt buộc đội nón bảo hiểm, thắt dây an toàn khi lái xe, không điều khiển xe
khi uống rượu, v.v… Theo Tổ chức Y tế Thế giới - WHO, có 40% các quốc gia bắt
buộc đội mũ bảo hiểm, 57% các quốc gia bắt buộc thắt dây an toàn khi điều khiển
xe. Còn về giới hạn tốc độ xe, có 62% các quốc gia giới hạn bằng hoặc dưới
50km/giờ trong đô thị, chỉ có 2% cho phép tốc độ xe lưu thông trong đô thị lớn hơn
90km/giờ, như: Iraq, Lebanon, Quatar, riêng Oman cho phép lưu thông trong đô thị
đến 120km/giờ.[28]
Tình hình TNTT do súc vật cắn/đốt/húc
TNTT do súc vật cắn/đốt/húc mà cụ thể là chó, mèo cắn người cũng
chiếm tỷ lệ cao tại các nước nghèo. Ngoài các thương tích do chó, mèo gây ra
nạn nhân còn có nguy cơ mắc bệnh dại. Tại các quốc gia nơi bệnh dại là một
dịch bệnh địa phương như Ấn Độ, Trung quốc và nhiều vùng của châu Phi,
một vết chó cắn có thể không nghiêm trọng nhưng lại có thể gây tử vong.
Bệnh dại là nguyên nhân phổ biến thứ 10 gây tử vong do nhiễm trùng trên
toàn thế giới. Trên 99% trong số 55.000 người chết hàng năm do bệnh dại
xảy ra ở châu Á và châu Phi[39].
Tình hình đuối nước
Theo WHO, trong năm 2000 có 450.000 trường hợp đuối nước trên
toàn thế giới, trong đó có 97% các trường hợp tử vong xảy ra ở các nước có



12

thu nhập trung bình và thấp[36]. Theo UNICEF, 50% các trường hợp đuối
nước dẫn đến tử vong, một trong những nguyên nhân phải kể đến là do nạn
nhân bị đuối nước thường không được can thiệp y tế kịp thời[37].
Tình hình bỏng
Theo ước tính của WHO năm 2004, tỷ lệ tử vong do bỏng ở các quốc
gia thu nhập thấp và trung bình ở Châu Phi và Đông Nam Á cao gấp 11 lần
so với tỷ lệ đó ở các quốc gia thu nhập cao[37]. Khu vực Đông Nam Á đóng
góp tới 10% các trường hợp bỏng trên thế giới. Hàng loạt các nghiên cứu dựa
vào số liệu bệnh viện cho thấy, TNTT do bỏng chiếm tỷ lệ tử vong cao (20 40%), và chiếm khoảng 10 - 30% số trường hợp nhập viện. Hầu hết các
trường hợp TNTT do bỏng đều xảy ra khi đun nấu bằng bếp củi, dầu hoặc
chạm vào các đồ dùng nấu ăn còn nóng. Ngoài ra các nguyên nhân do nước
sôi và điện cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ[33].
Tình hình ngã
Theo báo cáo toàn cầu của WHO, trong năm 2004, ước tính 424.000
người ở tất cả mọi lứa tuổi đã tử vong do ngã trên toàn thế giới. Ngã đứng
thứ 12 trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ từ 15 –19 tuổi,
trong đó 66% tử vong là do ngã từ trên cao xuống. Ngã là nguyên nhân gây
TNTT không tử vong lớn nhất ở TE và là loại thương tích thường gặp tại
trường học, TNTT do ngã là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc phải
nghỉ học và điều trị ngắn ngày tại các cơ sở y tế[37]. Mặc dù không gây ra
những tổn thất lớn về sức khỏe, nhưng ảnh hưởng do phải nghỉ học và điều
trị y tế cho các trường hợp TNTT do ngã cũng rất đáng lưu ý.
Tình hình ngộ độc
Theo báo cáo của WHO về TNTT, trong năm 2004 ngộ độc cấp gây
ra hơn 45.000 ca tử vong ở trẻ em và thanh thiếu niên dưới 20 tuổi, chiếm
13% các ca ngộ độc gây tử vong trên thế giới. Thống kê tại 16 quốc gia thu
nhập cao và trung bình, ngộ độc là nguyên nhân thứ 4 gây tử vong sau TNTT
do TNGT đường bộ, bỏng và đuối nước[37]. Đối với các quốc gia thu nhập

thấp và trung bình, số trường hợp tử vong do ngộ độc còn cao gấp 4 lần so
với các quốc gia thu nhập cao.
Tình hình bạo lực gia đình


13

Hàng năm, hơn 1,6 triệu người trên toàn thế giới tử vong do bạo lực,
4000 người chết vì bạo lực mỗi ngày, trong đó 90% các trường hợp xảy ra ở
các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Tổ chức Y tế thế giới đã ước
tính khoảng 53.000 TE tử vong do bạo lực hàng năm, 73 triệu trẻ bị bắt buộc
quan hệ tình dục (7%) và 150 triệu trẻ bị lạm dụng tình dục dưới các hình
thức đụng chạm ở cả trẻ trai và gái dưới 18 tuổi (14%)[37].
Đối với các nguyên nhân gây TNTT khác, một nghiên cứu đã cho thấy
tại các nước nghèo đói, tỷ lệ tử vong do các nguyên nhân này đều cao hơn so
với các nước phát triển. Cụ thể, tỷ lệ tử vong do lửa hoặc hoả hoạn cao gấp
11 lần, đuối nước cao gấp 6 lần, ngộ độc cao gấp 4 lần và ngã cao hơn
khoảng 6 lần[30].
Thực trạng số liệu TNTT trên thế giới
Mặc dù là vấn đề y tế công cộng lớn tại nhiều quốc gia, nhưng theo
WHO, trong tổng số 193 quốc gia thành viên, hiện nay chỉ có 109 quốc gia
cung cấp những số liệu đăng ký cần thiết có thể sử dụng được cho WHO dưới
dạng mã hóa các TNTT theo Phân loại Bệnh tật Quốc tế. Thêm vào đó, chất
lượng của các số liệu vẫn là một vấn đề đáng phải bàn. Ở các quốc gia đang
phát triển, số liệu thống kê về số mắc và tử vong do các nguyên nhân gây
TNTT như đuối nước, bỏng, ngộ độc, TNGT đường bộ, động vật hoặc côn
trùng cắn/đốt vẫn không đầy đủ và còn nhiều thiếu sót. Bên cạnh đó, các số
liệu về đánh giá các can thiệp và chi phí thương tích cũng còn hạn chế.
Các số liệu TNTT thu được tại bệnh viện cũng gặp vấn đề tương tự.
Tại các quốc gia có thu nhập cao, nguồn số liệu về TNTT thường đầy đủ

trong khi tại các quốc gia có tỉ lệ thương tích cao nhất lại hạn chế. Việc thiếu
số liệu chung về chăm sóc y tế, đặc biệt là về nhập viện và chăm sóc chấn
thương chi phí cao, khiến cho việc đánh giá gánh nặng thương tích gặp nhiều
khó khăn tại một số quốc gia. Bên cạnh đó, thiếu số liệu còn cản trở quy trình
phân tích đúng và cụ thể việc tiếp cận của các nạn nhân TNTT với dịch vụ y
tế cũng như cản trở quy trình phân tích bản chất thương tích của các nạn
nhân. Một tỷ lệ lớn các ca tử vong do chấn thương xảy ra ngoài bệnh viện tại
các quốc gia đang phát triển, cho nên nhiều ca tử vong và các thương tích


14

khác không được tính trong các hệ thống thu thập số liệu tại các quốc gia này.
Do đó một mục tiêu quan trọng trong việc phòng chống thương tích là thiết
lập các ước lượng đáng tin cậy về mức độ và mô hình thương tích và tử vong
ở trẻ em, đặc biệt là tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Để làm
được việc này, khối lượng, chất lượng và tính sẵn có của số liệu quốc gia và
khu vực cần được tăng lên. Việc này phải được thực hiện thông qua sự kết
hợp giữa các hệ thống thu thập số liệu tốt hơn, giám sát bệnh viện được cải
thiện, có nhiều điều tra dựa vào cộng đồng hơn và các nghiên cứu phù hợp
khác[39].
1.2.2 Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, TNTT đang dần trở thành một trong những nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong tại các bệnh viện. Thống kê tình hình tử vong do
bệnh tật và TNTT tại bệnh viện năm 1976 – 2007 của Cục Y tế dự phòng và
Môi trường, Bộ Y tế cho thấy xu hướng tỉ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm
giảm mạnh, từ 53,06% năm 1976 đến 15,41% năm 2007. Ngược lại, tử vong
do TNTT có xu hướng tăng nhanh, từ 2,23% năm 1976 tăng đến 24,47% năm
2007. Bình quân mỗi ngày có khoảng 3000 người chết và 100 người bị
thương gây tàn tật suốt đời, trong đó nguyên nhân do TNGT đứng hàng đầu,

sau tai nạn giao thông là các tai nạn cộng đồng đặc biệt ngộ độc, chết đuối,
cháy bỏng, điện giật... Xu hướng bệnh tật tử vong theo nguyên nhân trình bày
tại biểu đồ 1.1[17]


15

Biểu đồ 1.1. Xu hướng bệnh tật tử vong từ 1976 – 2007
Tại Bệnh viện Lê Lợi, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, con số nhập viện do tai nạn,
thương tích trong năm 2005 là: 11.863 trường hợp/ 25.541 trường hợp đến cấp cứu,
chiếm tỉ lệ 46,44%. Qua năm 2006, con số bệnh nhân cấp cứu vì tai nạn, thương
tích vẫn chưa giảm và tập trung chủ yếu ở tuổi trẻ (chiếm 71%), đây lại chính là
nhóm tuổi chiếm đa số trong phân bố dân số của Việt Nam và cũng là lực lượng
chính tham gia sinh hoạt xã hội và lao động[4].
Tại Việt Nam mô hình dịch tễ học đặc thù về tử vong do TNTT tuỳ thuộc vào
từng lứa tuổi khác nhau. Từ sơ sinh cho đến tuổi dậy thì, đuối nước là nguyên nhân
nổi bật gây tử vong ở tất cả các nhóm tuổi. Từ sau lứa tuổi dậy thì, TNGT đường bộ
bắt đầu nổi bật và sau đó tăng nhanh theo tuổi. Đối với trẻ nhỏ TNGT thường xảy ra
khi đang đi bộ; trẻ lớn hơn TNGT xảy ra khi đang đi bộ và đi xe đạp; từ tuổi 15 trở
lên, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến TNGT là do đi xe máy. Đối với hầu hết các
trường hợp TNGT, chấn thương sọ não là hậu quả nghiêm trọng nhất và nguy cơ tử
vong và tàn tật của những nạn nhân bị chấn thương sọ não là rất cao [3]. Đội mũ
bảo hiểm là một cách phòng chống hiệu quả đối với các chấn thương đầu, đặc biệt
là chấn thương sọ não. Bên cạnh đó, tổn thương chân, tay và một số vị trí khác cũng
chiếm tỉ lệ khá cao.
Tình hình TNGT


16


Việt Nam là một trong những nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng đang trong
quá trình được cải thiện và nâng cấp, do đó tình hình TNGT hiện nay đang diễn
biến khá phức tạp. Theo tổng hợp 11 tháng đầu năm 2011 của Bộ Giao Thông Vận
Tải trên cả nước đã xảy ra 12.123 vụ TNGT, làm chết 10.129 người, bị thương
9.287 người. So với cùng kỳ năm 2010 giảm 356 vụ tai nạn (-2,85%), giảm 259
người chết (-2,49%), tăng 257 người bị thương (+2,85%). Dựa vào số liệu trên ta
thấy tuy số vụ tai nạn và số người chết có giảm nhưng không nhiều và số người bị
thương lại ngày càng tăng lên. Theo thống kê của cuộc Điều tra Liên trường về chấn
thương ở Việt Nam (VMIS) cho thấy chấn thương do tai nạn giao thông đường bộ
trở thành nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở những nhóm từ 15 tuổi trở lên [3,
27].
So sánh tình hình TNGT năm 2001 và 2011

Hình 1.5. So sánh tình hình TNGT năm 2001 và 2011


17

Hình 1.6. Hậu quả TNGT (số vụ, số người chết và bị thương) từ năm 2000 và 2011
Hình 1.6 cho thấy TNGT tăng cao trong giai đoạn 2000-2002 và có xu hướng
giảm từ năm 2003 đến nay. Dù số vụ TNGT ĐB có giảm, nhưng số người chết gần
như không giảm, cho thấy mức độ TNGT ĐB ngày càng thảm khốc hơn (BĐ2). Tỷ
lệ người chết trên một vụ TNGT ĐB ở Việt Nam so với các nước trong khu vực cao
hơn rất nhiều; năm 2011 tỷ lệ này của Việt Nam là 0,83, Thái Lan: 0,17, Malaysia:
0,02.

Hình 1.7. Hậu quả TNGT (số vụ, số người chết và bị thương) theo từng khu vực
năm 2011



×