ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
KỶ YẾU
HỘI THẢO KHOA HỌC
SINH THÁI NHÂN VĂN V PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN
HÀ NỘI, NGÀY 13 THÁNG 01 NĂM 2017
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2017
i
Ban Biên tập
Lê Trọng Cúc (Chủ biên)
Trần Đức Viên
Lê Thị Vân Huệ
Nghiêm Thị Phương Tuyến
Đào Trọng Hưng
Nguyễn Thanh Lâm
Nguyễn Thị Phương Loan
Võ Thanh Giang
Trần Chí Trung
Thư ký
Nguyễn Thị Hiếu
Lê Trọng Toán
Bản quyền:
Viện Tài nguyên và Môi trường
Đại học Quốc gia Hà Nội
19, Lê Thánh Tông, Hà Nội
Trích dẫn:
Viện Tài nguyên và Môi trường, 2017. Kỷ yếu Hội thảo
khoa học “Sinh thái nhân văn và phát triển bền vững:
Một số vấn đề từ lý luận đến thực tiễn”. Hà Nội,
13/01/2017. Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học
Quốc gia Hà Nội. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội:
348 trang.
Ảnh bìa: Trần Chí Trung
ii
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
vii
Phát biểu của lãnh đạo Viện Tài nguyên và Môi trường
ix
Phần I: LÝ THUYẾT VỀ SINH THÁI NHÂN VĂN
1
Sinh thái nhân văn và phát triển bền vững: nghiên cứu
ở Việt Nam
Phan Thị Anh Đào và Lê Trọng Cúc...................................... 3
Một số vấn đề trong giảng dạy sinh thái nhân văn
tại các trường đại học ở Việt Nam
Nguyễn Thị Phương Loan .................................................... 23
Một số vấn đề sinh thái học nhân văn vùng Đông Bắc
Nguyễn Công Thảo............................................................... 38
Sinh thái nhân văn và mạng lưới quốc gia các
khu dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam
Nguyễn Hoàng Trí................................................................ 54
Bảo tồn thiên nhiên theo tiếp cận sinh thái nhân văn
Nguyễn Mạnh Hiệp và Thạch Mai Hoàng ........................... 60
Khủng hoảng nông nghiệp Việt Nam: lý giải từ quan điểm
sinh thái nhân văn
Phạm Văn Hội ...................................................................... 75
Phần II: CÁC NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VÀ
THỰC TIỄN SINH THÁI NHÂN VĂN
87
Thực trạng và giải pháp quản lý đất canh tác nương rẫy
bền vững ở vùng cao: nghiên cứu trường hợp ở xã Hương Lâm,
huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế
Hoàng Huy Tuấn, Trần Thị Thúy Hằng
và Lê Quang Vĩnh................................................................. 89
iii
Hệ sinh thái nông nghiệp và vấn đề thích ứng với biến đổi khí
hậu tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
Hà Văn Định ...................................................................... 101
Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của
một số dân tộc thiểu số ở miền núi Đông Bắc
Nguyễn Song Tùng và Nguyễn Thị Huyền Thu .................. 123
Chính sách đổi mới của Việt Nam: tác động tới cộng đồng
vùng cao và quản lý rừng bền vững
Trần Thị Thu Hà, Phạm Văn Điển,
Đặng Tùng Hoa, Nguyễn Thị Thu Huyền
và Trần Đức Viên ............................................................... 136
Vai trò của chi trả dịch vụ môi trường rừng trong quản lý rừng
dựa trên cơ sở cộng đồng: trường hợp nghiên cứu tại
bản Duống, xã Hoàng Trĩ, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Cao Trường Sơn, Nguyễn Thanh Lâm
và Trần Đức Viên ............................................................... 158
Nhu cầu của người dân địa phương về dịch vụ sinh thái rừng:
trường hợp nghiên cứu tại vùng núi phía Bắc Việt Nam
Nguyễn Thị Phương Mai .................................................... 178
Phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân phụ thuộc vào rừng
tại khu vực vùng cao tỉnh Bắc Kạn
Nguyễn Hải Núi, Nguyễn Quốc Chỉnh,
Đỗ Quang Giám và Nguyễn Thanh Lâm............................ 198
Biến động kiến thức bản địa của người Thái trong canh tác
đất dốc ở vùng ven thành phố Sơn La
Nguyễn Thị Hồng Viên ....................................................... 222
Lồng ghép tri thức bản địa vào bảo tồn và quản lý bền vững
tài nguyên rừng cộng đồng thông qua trao quyền cho người dân:
nghiên cứu trường hợp tại các cộng đồng dân tộc Vân Kiều và
Ma Coong, tỉnh Quảng Bình
Trần Trung Thành .............................................................. 238
iv
Bước đầu nghiên cứu tác động của cống đập Ba Lai
đến hệ sinh thái nhân văn huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre
Ngô Xuân Quảng, Nguyễn Xuân Đồng,
Ann Vanreusel và Ngô Thị Thu Trang ............................... 254
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp Thai Baan: trường hợp
nghiên cứu tại xã Đà Vị, huyện Na Hang, Tuyên Quang
Nguyễn Thị Hiếu và Bùi Liên Phương ............................... 274
Nghiên cứu ứng dụng mô hình tự nhiên - xã hội
trong quản lý rừng đặc dụng
Phan Thị Thúy và Nguyễn Tuyết Lan ................................. 290
Tiếp cận hệ sinh thái - xã hội trong
đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển
giao thông đường bộ ở Tây Nguyên
Phạm Hoài Nam................................................................. 305
Vai trò của con người trong giữ gìn, đảm bảo an ninh môi
trường hướng tới phát triển bền vững tỉnh Bắc Ninh
Nguyễn Thị Phương Hảo, Trịnh Trị Thanh
và Nguyễn Mai Hoa ........................................................... 325
v
vi
LỜI GIỚI THIỆU
Sinh thái nhân văn là khoa học dựa trên nguyên tắc quan hệ có hệ
thống giữa xã hội loài người (Hệ xã hội) và môi trường thiên nhiên
(Hệ sinh thái), làm thành hệ sinh thái nhân văn. Mục đích của hệ sinh
thái nhân văn là tìm hiểu và nhận biết các đặc điểm của mối quan hệ
qua lại giữa các hệ thống này với nhau và sự hình thành những hình
thái đặc trưng trong hệ xã hội và hệ sinh thái1.
Nghiên cứu và đào tạo sinh thái nhân văn có mặt ở Việt Nam từ
cuối những năm 1990, trong khuôn khổ hợp tác giữa Trung tâm
Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES), Trung tâm Đông Tây
(EWC) của Hoa Kỳ và Mạng lưới Hệ sinh thái Nông nghiệp các
Trường Đại học ở Đông Nam Á. Kể từ đó đến nay, sinh thái nhân văn
đã trở thành một môn học chính thức trong chương trình đào tạo đại
học và sau đại học trong cả nước. Sinh thái nhân văn là khoa học liên
ngành dựa trên tiếp cận hệ thống, đã và đang thể hiện tính ưu việt
trong việc giải quyết các vấn đề môi trường ngày càng gia tăng trong
bối cảnh xã hội luôn luôn thay đổi.
Trong những thập niên vừa qua, đội ngũ được đào tạo về tiếp cận
sinh thái nhân văn ở trong nước cũng như ngoài nước khá đông đảo và
đang có những đóng góp lớn trong công cuộc phát triển bền vững của
Việt Nam. Nhiều nghiên cứu sinh thái nhân văn thực hiện tại các vùng
địa lý khác nhau, như miền núi, vùng ven biển, đồng bằng..., đã đưa ra
những phát hiện và dự báo có tính thực tiễn cao. Đơn cử, nghiên cứu
về xu hướng phát triển miền núi Việt Nam do CRES và Trung tâm
Đông Tây thực hiện đã chỉ ra các yếu tố chi phối xu hướng phát triển
miền núi của Việt Nam và nhiều gợi mở cho việc xây dựng các chính
sách phù hợp, nhằm tránh khỏi một cuộc khủng hoảng phát triển miền
núi2. Một số nghiên cứu đã nêu bật tầm quan trọng của kiến thức bản
1
Nguyễn Thanh Hóa, 2015. Khai mở ngành sinh thái nhân văn ở Việt Nam. Di sản
các Nhà Khoa học Việt Nam Online. Trung tâm Di sản các Nhà Khoa học Việt
Nam. seo/Khai-mo-nganh-sinh-thainhan-van-o-Viet-Nam/Default.aspx.
2
Jamieson N.L., Le Trong Cuc and A.T. Rambo, 1998. The Development Crisis in
Upland of Vietnam. East-West Center, Honolulu, Hawaii: 32 p.
Tran Duc Vien, A.T. Rambo and Nguyen Thanh Lam (Eds.), 2009. Farming with
Fire and Water: The Human Ecology of a Composite Swiddening Community in
Vietnam’s Northern Mountains. Kyoto Area Studies on Asia, Center for Southeast
Asian Studies, Kyoto University, No.18.
vii
địa trong sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên, là nền tảng cho
việc ban hành và xây dựng các chính sách quản lý tài nguyên thiên
nhiên bền vững1.
Mặc dù nhiều nghiên cứu với tiếp cận sinh thái nhân văn đã được
thực hiện, nhưng còn tản mạn và chưa tập trung, các nhà quản lý và
hoạch định chính sách chưa tiếp cận được các kết quả nghiên cứu
đưa ra, hay đôi khi các nghiên cứu còn xa rời với thực tiễn. Không
những thế, đào tạo sinh thái nhân văn cũng được triển khai ở nhiều
trường đại học trong cả nước, như Đại học Quốc gia Hà Nội, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Vinh, Đại học Huế..., nhưng
cách tiếp cận chưa thống nhất và không mang tính kế thừa, hơn nữa,
lý thuyết chưa theo kịp và giải quyết các vấn đề thực tiễn đòi hỏi.
Ngoài ra, cũng cần xem xét lại tiếp cận sinh thái nhân văn trong giải
quyết các vấn đề môi trường và phát triển hiện nay, như biến đổi khí
hậu, mâu thuẫn lợi ích trong sử dụng tài nguyên, thảm họa về môi
trường trong bối cảnh xã hội, chính trị và kinh tế của Việt Nam...
Chính vì vậy, chúng tôi đề xuất tổ chức Hội thảo Sinh thái nhân văn
và phát triển bền vững nhằm nhìn nhận vai trò của nghiên cứu
sinh thái nhân văn trong phát triển bền vững trong thời gian qua,
củng cố nội dung đào tạo sinh thái nhân văn, xây dựng kế hoạch và
phát triển mạng lưới nghiên cứu và đào tạo sinh thái nhân văn, nhằm
đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong tình hình mới.
Ban Biên tập
1
Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc, 1998. Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao
trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
viii
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CỐNG
ĐẬP BA LAI ĐẾN HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN
HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE
Ngô Xuân Quảng, Nguyễn Xuân Đồng
Phòng Công nghệ và Quản lý Môi trường, Viện Sinh học Nhiệt đới,
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Ann Vanreusel
Đại học Ghent, Vương quốc Bỉ
Ngô Thị Thu Trang
Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Cống đập Ba Lai nối hai xã là xã Thạnh Trị (huyện Bình Đại) và xã
Tân Xuân (huyện Ba Tri), trên sông Ba Lai, tỉnh Bến Tre. Huyện Bình
Đại nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bến Tre. Cống đập Ba Lai được đưa
vào vận hành từ tháng 4 năm 2002, đã làm thay đổi hoàn toàn các
quá trình động lực sông biển và thay đổi đáng kể đặc điểm tự nhiên
của các vùng nội đồng. Từ đó, các hoạt động sinh kế của người dân
tại huyện Bình Đại cũng thay đổi để phù hợp với điều kiện tự nhiên.
Bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn với các kỹ thuật chính
là kế thừa tài liệu thứ cấp, phỏng vấn và điều tra bằng bảng hỏi với
190 hộ dân, nhóm tác giả nhận dạng các tác động của cống đập Ba
Lai đến hệ sinh thái nhân văn của huyện Bình Đại, thể hiện rõ nét
như: (i) Nhiều hộ dân đã phải chuyển đổi sinh kế để đảm bảo cuộc
sống của gia đình, họ phải phát triển thêm các hoạt động mới để tăng
thêm thu nhập hoặc chuyển đổi đối tượng sản xuất để phù hợp với
điều kiện môi trường mới. Hiện tại có những hộ dân hoạt động sinh kế
đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng đi ngược lại với mục tiêu quy
hoạch của đập Ba Lai, nên gặp khó khăn trong việc công khai sản
xuất và hợp tác với chính quyền địa phương. Điều này cho thấy, xã
hội tự lựa chọn và tự đào thải để phù hợp với điều kiện sản suất và lợi
nhuận mà họ thu được; (ii) Đời sống của một số hộ dân sống bằng
hoạt động khai thác thủy sản đã bị giảm thu nhập so với thời kỳ trước
đó, do sự cạn kiệt dần nguồn thủy sản tự nhiên; (iii) Đập ngăn lưu
thông dòng chảy, dẫn đến ô nhiễm môi trường cục bộ, ứ đọng các chất
thải, chất gây ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm do xả thải từ nuôi trồng
thủy sản; (iv) Ngoài ra, việc sạt lở đất tại một số khu vực làm cho đời
sống của họ bị đe dọa sự an toàn, bấp bênh và không có nơi cư trú.
Từ khóa: Đập Ba Lai; Hệ sinh thái nhân văn; Hoạt động sinh kế; Môi
trường tự nhiên.
254
ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyện Bình Đại nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bến Tre, phía Bắc
giáp huyện Gò Công của tỉnh Tiền Giang, phía Đông giáp Biển Đông,
phía Tây Bắc giáp huyện Châu Thành, phía Nam và Tây Nam giáp
huyện Giồng Trôm và Ba Tri. Huyện Bình Đại có 19 xã, 1 thị trấn,
dân số 130.998 người, tương ứng mật độ khoảng 311 người/km2 (Cục
Thống kê Bến Tre, 2014) (Hình 1).
Hình 1. Vị trí huyện Bình Đại trong tỉnh Bến Tre và đập Ba Lai
trong hệ thống sông Tiền Giang
Sông Ba Lai dài khoảng 55 km, nằm trọn trong tỉnh Bến Tre, đi
qua các huyện Châu Thành, Giồng Trôm và đi tiếp giữa hai huyện
Bình Đại, Ba Tri, rồi đổ ra cửa Ba Lai, là 1 trong 9 cửa của dòng Cửu
Long. Dòng chảy sông Ba Lai chịu tác động sâu sắc của yếu tố ngoại
lai tự nhiên và nhân sinh, bao gồm việc xây dựng đập thủy điện ở
thượng nguồn, biến đổi khí hậu và nước biển dâng, dẫn đến gây thiếu
nước ngọt, xâm nhập mặn... Dự án thủy lợi Bắc Bến Tre có ba hợp
phần, với mục tiêu: (i) phòng chống, ứng phó với xâm nhập mặn, cung
cấp nước ngọt cho sinh hoạt; (ii) quản lý dòng chảy và cải thiện hệ
thống mùa vụ; (iii) nâng cao năng lực quản lý trong công tác thích
255
nghi với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Cống đập Ba Lai trên
sông Ba Lai là một phần của dự án thủy lợi Bắc Bến Tre, được đặt tại
vị trí nối hai xã là xã Thạnh Trị (huyện Bình Đại) và xã Tân
Xuân (huyện Ba Tri), tỉnh Bến Tre. Cống đập dài 544 m, gồm 10 cửa
khẩu độ 84 m, vận hành bằng van tự động 2 chiều, có nhiệm vụ: (i)
ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng, tiêu chua, rửa phèn, cải tạo đất canh tác;
(ii) đảm bảo nguồn cấp nước sinh hoạt cho các huyện Châu Thành,
Giồng Trôm và thị xã Bến Tre; (iii) kết hợp phát triển giao thông thủy,
bộ, cải tạo môi trường sinh thái vùng dự án.
Đập Ba Lai có tổng chiều rộng cửa 84 mét, chia làm 10 khoang
cửa, hai khoang giữa mỗi khoang rộng 10 mét, 8 khoang còn lại mỗi
khoang rộng 8 mét. Thời gian mở cống và đóng cống phụ thuộc vào
con nước mùa lũ và mùa khô để ngăn mặn. Từ tháng 1 đến tháng 6,
cống Ba Lai có nhiệm vụ ngăn mặn và trữ ngọt, mỗi tháng xổ cống 2
lần, mỗi lần 1 con nước vào ngày 15 và 29 (âm lịch). Cao điểm giữa
mùa mặn có thể chỉ xổ 1 con nước ngày 15 (âm lịch) hoặc không xổ
cống. Từ tháng 7 đến tháng 12, mỗi tháng xổ cống 2 lần, mỗi lần 2
con nước vào ngày 15, 16 và ngày 29, 30 (âm lịch).
Hệ sinh thái nhân văn huyện Bình Đại nằm dọc một bên bờ hạ lưu
sông Ba Lai, trong vùng cửa sông ven biển, vốn là một hệ thống mở,
nên phải đón nhận tác động của các yếu tố động lực sông biển hoạt
động phức tạp. Huyện Bình Đại đã có hệ thống đê bao dọc sông Ba
Lai dài 34 km và dọc sông Cửa Đại dài 25 km, có vai trò kiểm soát
ngăn chặn mặn xâm nhập để phục vụ các hoạt động kinh tế theo xu
hướng ngọt hóa. Cống đập Ba Lai chắn ngang dòng sông, được đưa
vào vận hành từ tháng 4 năm 2002, đã làm thay đổi hoàn toàn các quá
trình động lực sông biển của hệ thống và thay đổi đáng kể đặc điểm tự
nhiên của các vùng nội đồng. Vùng trên đập hoàn toàn chỉ còn nguồn
cấp là nước ngọt, hệ sinh thái mặn, lợ ven sông Ba Lai bị ngọt hóa
hoàn toàn.
Vấn đề được đặt ra là từ khi cống đập Ba Lai được xây dựng thì
các hoạt động sinh kế của người dân tại huyện Bình Đại chuyển đổi
ra sao? Tác động của đập Ba Lai đến người dân có ý nghĩa thật sự
hay không? Ảnh hưởng của đập đến hệ sinh thái tự nhiên như thế
nào? Đó là những vấn đề mà nhóm tác giả muốn chia sẽ trong bài
tham luận này.
256
1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu có kết quả từ cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái
(ecosystem-based approach) thể hiện qua các vùng sinh thái nông
nghiệp với các loại hình sinh kế mặn, ngọt khác nhau. Với các phương
pháp cụ thể sau:
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp đánh giá nhanh
nông thôn với các kỹ thuật chính là kế thừa tài liệu thứ cấp, phỏng vấn
và điều tra bằng bảng hỏi.
Thông tin thứ cấp về điều kiện tự nhiên, môi trường, dân số, tình
hình phát triển kinh tế - xã hội và các số liệu liên quan khác được thu
thập từ các cơ quan hành chính các cấp tỉnh, huyện và xã.
Nghiên cứu đã thực hiện việc khảo sát bằng bảng hỏi với 190 hộ
dân, nhằm tìm hiểu những tác động tích cực và tiêu cực của đập Ba
Lai đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của người dân. Khảo
sát được tiến hành đợt 1 vào tháng 9/2015 và đợt 2 vào tháng 6/2016
tại tám xã Long Hòa, Châu Hưng, Thới Lai, Phú Long, Thạnh Trị, Đại
Hòa Lộc, Thạnh Phước và Thới Thuận. Quy mô mẫu khảo sát trong
điều tra kinh tế - xã hội được áp dụng theo hướng dẫn của Thống kê
ứng dụng (Miah, 1993). Tổng số phân phối dưới 5.000 hộ, thì thống
kê khảo sát trên quy mô mẫu 5% của tổng số hộ (khảo sát chi tiết); đối
với tổng số phân phối trên 5.000 hộ thì thống kê khảo sát trên quy mô
mẫu tính theo công thức có phân phối ở độ tin cậy 95% hoặc 99%
(khảo sát đánh giá chung). Vậy, tổng số hộ gia đình trong vùng khảo
sát thuộc huyện Bình Đại ước tỉnh khoảng 30.000 hộ.
Số mẫu khảo sát được dựa vào công thức của Miah (1993):
n=
NZα2 / 2 (1 − P)
Nd 2 + Zα2 / 2 P(1 − P )
Trong đó, n: Số mẫu cần khảo sát
N: Tổng số hộ vùng khảo sát
Zα/2: Phân phối z ở độ tin cậy 95%
P: Tỷ lệ ước lượng tổng số hộ (98%)
d: Sai số giới hạn (2%)
Với khoảng 30.000 hộ và với các mức tỷ lệ như trên, tổng số hộ
khảo sát ở huyện Bình Đại dự kiến khoảng 190-205 hộ:
- Số hộ khảo sát trong đợt 1 là 100 hộ;
- Số hộ điều tra trong đợt khảo sát 2 là 90 hộ.
257
Dữ liệu thu được từ phiếu điều tra được xử lý thống kê bằng phần
mềm MS Excel (2007). Nghiên cứu cũng đã tiến hành phỏng vấn
nhanh lãnh đạo các cấp và hộ gia đình theo mẫu phiếu điều tra trong
hai giai đoạn 2002-2005 và 2010-2015. Các kết quả phỏng vấn nhanh
là nền tảng giúp nhóm tác giả tổng hợp và có cách nhìn bao quát nhất
về tác động của đập Ba Lai trên địa bàn huyện Bình Đại.
2. KẾT QUẢ
Tác động của cống đập Ba Lai đến hệ sinh thái nông nghiệp huyện
Bình Đại trong thời gian nghiên cứu thể hiện rõ nét ở sự thay đổi cơ
cấu sử dụng đất, chuyển đổi sinh kế, cũng như sự cạn kiệt nguồn tài
nguyên thiên nhiên, xâm nhập mặn và sạt lở đất.
2.1. Thay đổi môi trường và tài nguyên thiên nhiên của huyện
Bình Đại từ khi có cống đập
2.1.1. Vấn đề sạt lở đất và thay đổi cấu trúc sinh thái
+ Gây sạt lở, xói mòn, bồi lấp đất đai trong khu vực: Việc ngăn
chặn dòng chảy tự nhiên của một con sông đã làm đổi chiều bản
chất của dòng chảy. Sự thay đổi này đã làm sạt lở, xói mòn, bồi lấp
theo chiều ngược lại. Các kênh rạch, sông phía sau đập chắn thuộc
các xã Thới Thuận, Thạnh Phước, Đại Hòa Lộc, một phần của xã
Thạnh Trị bị bồi lấp ngược lại các khu vực phía trên đập bị sạt lở
và xói mòn. Một số hộ bị mất đất (đất ở, đất vườn, đất nuôi trồng
thủy sản).
+ Thay đổi cấu trúc sinh thái: Nếu như trước đây toàn bộ khu
vực Bình Đại có khoảng 6 tháng nước ngọt và 6 tháng mặn, hiện
nay khu vực phía sau đập gần như bị mặn hóa hoàn toàn, ngược lại
khu vực trên đập lại gần như bị ngọt hóa (chỉ có khoảng 1 tháng
nước lợ). Sự thay đổi này đã kéo theo một hệ sinh thái mới phát
triển. Các loài thực vật, động vật thích nghi với hệ sinh thái lợ mặn
đã dần biến mất ở khu vực trên đập (như đước, mắm, tôm sắt, các
loại cua, còng, cá bống sao, cá kèo, cá úc...), thay vào đó là các loài
cá nước ngọt xuất hiện gần như quanh năm (cá rô phi, cá lòng tong,
cá sặc, cá dầm...).
2.1.2. Sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên tự nhiên
Trong tổng số hộ được phỏng vấn, có 150 hộ (chiếm 78,94% tổng
số hộ) đưa ra 224 ý kiến cho rằng, kể từ thời kỳ có đập Ba Lai tới nay,
258
nguồn lợi thủy sản trong khu vực giảm, số hộ còn lại (21,05%) không
cho ý kiến (không rõ). Nguyên nhân dẫn đến nguồn lợi thủy sản trong
tự nhiên giảm được người dân đưa ra là do tác động của đập, chiếm
đến 72% (mất đường di chuyển, mất nơi cư trú, ô nhiễm môi trường từ
khi có đập, kênh rạch bị bồi lấp). Và do tác động ngoài đập, như ngư
cụ khai thác hoặc khai thác quá mức chiếm 21%. Tỷ lệ các ý kiến về
nguồn lợi thủy sản tự nhiên trong khu vực giảm trình bày ở Hình 2.
Hình 2. Tỷ lệ % ý kiến về nguyên nhân giảm
nguồn lợi thủy sản tự nhiên
Nguồn: Kết quả điều tra, tháng 9/2015 và 6/2016.
Sự suy giảm nguồn lợi thủy sản cũng được đánh giá cả về số
lượng loài cũng như kích thước cá thể. Tất cả các ý kiến về loài bị tác
động, đều cho rằng, các loài cá nguồn gốc lợ - mặn giảm đi rất nhiều.
Trong tất cả những loài bị suy giảm, các loài sau đây được nhắc đến
nhiều nhất: cá chẽm (Lates calcarifer), cá kèo (Pseudapocryptes
borneensis), cá bồng sao (Boleophthalmus boddarti), cua (Scylla
paramamosain), tôm sú (Penaeus monodon), cá bông lau (Pangasius
krempfi), cá dứa (Pangasius polyuranodon), cá ngát (Plotosus canius),
tôm sắt (Parapenaeopsis cf. cultirostris), cá úc (Arius sp.), ba khía
(Episesarma chentongense, Episesarma versicolor), còng (Uca
forcipata, Uca cf. annulipes), tôm bạc (Penaeus merguiensis,
Metapenaeus tenuipes)...
Ngoài ra, ở khu vực thượng nguồn đập Ba Lai thuộc các xã
Long Hòa, Châu Hưng, Thới Lai, Phú Long... nhiều ý kiến cho
259
rằng, các loài như cá kèo, cá bống sao, cá bông lau, cá dứa, cua
biển, còng, tôm sú, tép bạc... hoàn toàn biến mất khỏi khu vực. Hầu
hết các ý kiến đều cho rằng, sự vắng mặt các loài trên là do môi
trường trong khu vực gần như bị ngọt hóa, nên chúng không thích
nghi được và phần khác là do khi đóng cống, chúng không có
đường di chuyển lên.
Cũng thông qua quá trình điều tra, có 48% tổng số hộ điều tra cho
rằng, các loài động vật hoang dã cũng giảm đi đáng kể so với thời kỳ
chưa xây đập. Các loài được nhắc đến nhiều là chim nước, chuột, rắn,
sóc, ếch đồng... Khi được hỏi về nguyên nhân, các hộ cho rằng, kể từ
khi có đập, nhiều vùng đất để hoang, đất trồng dừa, đất trồng cây tự
nhiên bị chặt phát để làm ao nuôi trồng thủy sản và trồng các loại cây
khác, những loài động vật trên mất dần nơi cư trú, nên có thể chúng di
chuyển đến vùng khác hoặc không thể tồn tại được.
2.2. Chuyển đổi sinh kế của người dân từ sau khi có đập
Kết quả điều tra hoạt động sinh kế của hộ trong vùng nghiên cứu
trong giai đoạn 2002-2005 và 2010-2015 được trình bày trong Bảng 1.
Từ kết quả điều tra này có thể đưa ra nhận định chung là sinh kế của
công đồng khá đa dạng, chủ yếu thuộc lĩnh vực nông nghiệp, mỗi
nông hộ thường tham gia một số sinh kế khác nhau.
Phân tích kết quả điều tra trong Bảng 1 cho thấy, từ 2002 đến
2005, trong tổng số hộ được phỏng vấn, hoạt động làm vườn chiếm
50%, khai thác thủy sản chiếm 44% và nuôi trồng thủy sản chiếm
21%. Các hoạt động khác có số người tham gia không nhiều. Trong
giai đoạn 2010-2015, sinh kế hộ đã có những thay đổi, với một số
nghề phát triển khá nhanh, bên cạnh các hoạt động truyền thống ít
thay đổi là làm vườn, trồng cây đặc sản như dừa, nhãn...
Chăn nuôi phát triển nhanh nhất, số hộ tham gia giai đoạn
2002-2005 là 17 hộ, đến giai đoạn 2010-2015 có 107 hộ, chủ yếu
tập trung ở các xã Thạnh Trị, Đại Hòa Lộc, Thới Lai, Châu Hưng
và Long Hòa. Theo ý kiến của người dân, kể từ sau khi có đập, khu
vực này gần như được ngọt hóa hoàn toàn, mỗi năm chỉ có khoảng
1 tháng nước lợ, nên nguồn thức ăn phục vụ cho chăn nuôi ngoài tự
nhiên khá dồi dào, người dân tận dụng nguồn thức ăn này để phát
triển chăn nuôi. Ngoài ra, một số hộ khác còn trồng thêm cỏ để
phục vụ nuôi bò, dê.
260
Nuôi trồng thủy sản chủ yếu tập trung ở các xã Thới Thuận,
Thạnh Phước (ở gần biển, dưới đập), khu vực này chủ yếu nuôi tôm
nước mặn như tôm thẻ chân trắng, tôm sú. Ngược lại, ở xã Phú Long
và Thạnh Trị (nằm trên đập), chủ yếu nuôi thủy sản nước ngọt như
tôm càng xanh, cá nước ngọt, từ 40 hộ nuôi trồng thủy sản trong giai
đoạn 2002-2005, tăng lên 70 hộ giai đoạn 2010-2015. Người dân cho
biết, họ tăng nuôi trồng thủy sản vì nghề này mang lại thu nhập cao
hơn các nghề khác và điều kiện ở khu vực này đã chuyển sang phù
hợp hơn với nghề nuôi trồng thủy sản.
Bảng 1. Kết quả điều tra hoạt động sinh kế của hộ
giai đoạn 2002-2005 và 2010-2015
Hoạt động sinh kế
của hộ
2002-2005
2010-2015
Số hộ
%
Số hộ
%
1
Làm vuờn
95
50
132
69
2
Khai thác thủy sản
84
44
53
28
3
Nuôi trồng thủy sản
40
21
70
37
4
Làm ruộng
31
16
21
11
5
Làm mướn
28
15
22
12
6
Làm rẫy
27
14
7
4
7
Chăn nuôi
17
9
107
56
8
Làm muối
11
6
12
6
9
Buôn bán
7
4
12
6
10
Làm công nhân
0
0
3
2
11
Khác
7
4
10
5
Ghi chú
Hầu hết các
hộ đều
phát triển
nhiều hoạt
động sinh
kế khác
nhau
Nguồn: Kết quả điều tra, tháng 9/2015 và 6/2016.
Những hoạt động giảm số hộ tham gia là trồng lúa: từ 16% giai
đoạn 2002-2005, giảm xuống 11% giai đoạn 2010-2015, trồng rẫy
(chủ yếu là mía): từ 14% trong giai đoạn 2002-2005, giảm xuống 4%
trong giai đoạn 2010-2015, khai thác thủy sản: từ 44%, giảm xuống
còn 28%. Theo ý kiến của người dân, đây là những hoạt động sinh kế
mang lại hiệu quả thấp, ngoài ra nguồn thủy sản tự nhiên giảm từ sau
khi có đập. Do đó, hoạt động khai thác thủy sản giảm.
261
Bảng 2. Chuyển đổi hoạt động sinh kế của các hộ
từ sau khi có đập Ba Lai
TT
Hoạt động
Mức tham gia
Số hộ
%
Ghi chú
1
Đổi nghề
43
23
Chuyển đổi hoàn toàn hoạt
động sinh kế so với trước khi có
đập
2
Tăng thêm sinh kế
mới
53
28
Vừa phát triển hoạt động sinh
kế cũ vừa phát triển thêm hoạt
động sinh kế mới
3
Chuyển đối tượng
sản xuất
56
29
Chuyển đổi từ rẫy sang vườn
hoặc từ lúa sang màu hoặc từ
tôm sú sang tôm thẻ
4
Phát triển 1 loại hình
sinh kế
25
13
Đời sống của họ chỉ phụ thuộc
vào một loại hình sinh kế duy
nhất
5
Khác
13
10
Không thể hiện rõ ràng
Nguồn: Kết quả điều tra, tháng 9/2015 và 6/2016.
Theo kết quả điều tra, cộng đồng địa phương cho rằng, cống đập
Ba Lai đã gây tác động lên đời sống của một bộ phận lớn dân cư trong
khu vực, làm cho đời sống của họ trở nên khó khăn hơn, khiến họ phải
chuyển đổi sang sinh kế khác, hoặc tìm thêm sinh kế mới để góp phần
ổn định đời sống (Bảng 2). Dựa trên kết quả phỏng vấn, từ giai đoạn
2002-2005, có 43 hộ (chiếm 23%) phải bỏ sinh kế cũ, chuyển sang
sinh kế mới vì nghề cũ không còn đảm bảo để ổn định đời sống hàng
ngày của họ. Phần lớn nhóm hộ này là những người chủ yếu phụ thuộc
vào hoạt động khai thác thủy sản. Một số hộ khác, để đảm bảo cuộc
sống, họ phải tìm thêm một số hoạt động sinh kế khác để kiếm thêm
thu nhập cho gia đình (53 hộ, chiếm 27,89%). Ngoài ra, một số hộ
chuyển đổi đối tượng sản xuất cũ sang đối tượng sản xuất mới có hiệu
quả hơn và có giá trị cao hơn. Đa số trong nhóm này là các hộ nuôi
tôm, chuyển đổi từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ hoặc các hộ chuyển
từ trồng mía kém hiểu quả sang trồng màu, hoặc bưởi, hoặc nhãn,
hoặc dừa, một số hộ khác chuyển diện tích trồng lúa sang sản xuất
màu (bí, dưa leo, khổ qua, ớt...).
262
2.3. Thay đổi cơ cấu sử dụng đất sau khi cống đập hoạt động
Cơ cấu sử dụng đất có sự thay đổi rõ rệt, với sự chuyển mạnh từ
trồng lúa màu sang nuôi thủy sản (xem Hình 3).Vào năm 2001, trước
khi có cống đập Ba Lai, trong tổng diện tích đất tự nhiên 40.458 ha
của huyện Bình Đại, đất trồng chiếm 21.768 ha (tức 54%), trong đó
đất lúa là 13.038 ha, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 23%. Năm 2014,
sau khi cống đập hoạt động, đất trồng lúa giảm ba lần, chỉ còn 4.212
ha, diện tích trồng ngô, khoai, sắn, rau đậu cũng giảm nhẹ. Riêng diện
tích trồng dừa đã tăng từ 4.390 ha năm 2001 lên 5.443 ha năm 2014,
do huyện có định hướng chú trọng vào việc trồng các loại cây đặc sản,
có hiệu quả kinh tế cao như dừa xiêm, nhãn lồng, bưởi, chuối...
Hình 3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Bình Đại
năm 2001 và năm 2014
Nguồn: Cục Thống kê Bến Tre, 2003, 2014.
Giai đoạn 2002-2008, nuôi tôm sú được ưu tiên phát triển, tuy
nhiên từ khoảng năm 2008, diện tích nuôi tôm sú đã giảm đi đáng kể,
do người dân chuyển mạnh sang nuôi tôm thẻ chân trắng, một phần do
lợi nhuận kinh tế từ nuôi tôm sú không cao hơn so với nuôi tôm thẻ và
nguồn nước bị ô nhiễm, gây nên dịch bệnh. Diện tích đất khác như đất
lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất nhà ở giảm từ 23% xuống còn 16%.
2.4. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi
2.4.1. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Giai đoạn 2002 - 2005, khi cống đập Ba Lai mới đi vào hoạt động,
các loại cây trồng trong vùng nghiên cứu chưa có nhiều thay đổi so với
trước đó. Chủng loại cây trồng trong khu vực khảo sát cũng tương đối
đa dạng, tuy nhiên, tỷ lệ trung bình diện tích từng loại cây trồng có sự
chênh lệch rõ rệt. Đa số người dân trong khu vực chỉ trồng một số loại
263
cây nhất định có vai trò chủ đạo. Trong tất cả các loài cây ghi nhận
được từ điều tra, cây dừa chiếm diện tích lớn nhất, với 43% tổng diện
tích trong khu vực khảo sát, tiếp đến là cây lúa (chiếm 23%); diện tích
cây mía chiếm 19%; diện tích cây nhãn chiếm 10%. Các loại cây trồng
khác chiếm diện tích không nhiều (dao động từ 1-3%) (Hình 4).
Hình 4. Tỷ lệ trung bình diện tích các loại cây trong trong khu vực
khảo sát giai đoạn 2002-2005 và 2010-2015
Nguồn: Kết quả điều tra, tháng 9/2015 và 6/2016.
Giai đoạn 2010-2015, cơ cấu sản xuất đã ổn định hơn, các loại cây
trồng ghi nhận được là khá phong phú. Người dân địa phương vẫn chỉ
phát triển một số loại cây nhất định, trong tổng diện tích cây trồng được
khảo sát, có hai loài chiếm diện tích lớn nhất là cây dừa (51%) và cây
nhãn (13%). Các loại cây còn lại chiếm tỷ lệ không nhiều (từ 4-10%).
Diện tích các loại cây truyền thống của khu vực giai đoạn
2010-2015 tăng lên đáng kể so với giai đoạn 2002-2005: diện tích dừa
tăng thêm 31% và diện tích nhãn tăng thêm 37%. Bên cạnh tăng thêm
về diện tích, các giống dừa và nhãn cao sản cũng được người đầu tư
để nâng cao năng suất cũng như chất lượng. Nhiều tổ chức bảo vệ
người sản xuất và chống phá giá sản phẩm được thành lập, như Tổ sản
xuất nhãn lồng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tại Châu Hưng, Long Hòa.
Điển hình cho mô hình này là mô hình cánh đồng nhãn tại xã Châu
Hưng (105 ha), xã Long Hòa (50 ha) và xã Tam Hiệp (390 ha), hay Tổ
sản xuất và tiêu thụ trái dừa ở Phú Long, Thạnh Trị.
Về cây lúa, so với giai đoạn 2002-2005, tổng diện tích trồng lúa
trong khu vực khảo sát giảm đáng kể (giảm 47,86%), chủ yếu tập trung
ở các xã Thạnh Phước, Thạnh Trị và Phú Long (diện tích trồng lúa
giảm ở vùng hạ lưu đập). Nguyên nhân diện tích trồng lúa giảm ở khu
vực này là do một phần diện tích chuyển qua nuôi trồng thủy sản, phần
264
khác chuyển qua sản xuất theo mô hình luân phiên lúa tôm. Ngoài ra,
điều kiện nguồn nước ở khu vực một phần bị ảnh hưởng mặn do người
dân phát triển mô hình nuôi tôm. Ở vùng phía trên đập thuộc các xã
Châu Hưng, Thới Lai, Long Hòa, diện tích trồng lúa biến đổi theo 2
phương thức: đối với những vùng đất tốt, người dân lại tập trung sản
xuất các giống lúa năng suất cao, thời gian ngắn để xoay vòng tăng vụ
sản xuất trong năm từ 1 vụ/năm tăng lên 3 vụ/năm. Điển hình cho
phương thức sản xuất này là mô hình “Cánh đồng mẫu”. Vụ đông xuân
năm 2013-2014, mô hình “Cánh đồng mẫu” được thực hiện trên diện
tích 153 ha với 307 hộ dân tại ấp Tân Hưng, Hưng Nhơn và Hưng
Thạnh của xã Châu Hưng, thì đến vụ thu đông năm 2014, mô hình này
đã tăng lên 204 ha với 447 hộ tham gia và năm 2015, diện tích mô hình
này đã tăng lên 810 ha. Ngoài việc tăng về diện tích cho mô hình cánh
đồng mẫu, năng suất sản xuất của mô hình này cũng tăng lên theo từng
năm. Nếu năm 2014, năng suất bình quân của mô hình này là 4,5
tấn/ha, thì năm 2015, năng suất bình quân đạt 5,28 tấn/ha. Đối với
những vùng đất trồng lúa kém hiệu quả, chuyển sang trồng các loại cây
màu. Tính đến năm 2015, có hơn 70 ha đất trồng lúa kém hiệu quả tại
ấp Hưng Thạnh và Hưng Nhơn của xã Châu Hưng đã chuyển qua trồng
các lại rau màu, như ớt chỉ thiên, bắp lai, dưa leo, cà chua... đây là một
trong các nguyên nhân làm diện tích trồng lúa giảm.
Bảng 3. Một số mô hình tiêu biểu về phát triển
cây trồng trong khu vực
TT
Họ và tên
Địa chỉ
Mô hình
Ước tính
Diện
thu nhập
tích
(triệu đ) từ 1
(m2)
ha/năm
1
Bùi Văn Khôi
Ấp 3, Thạnh Trị
Chuối + dừa
2.000
420
2
Võ Văn Nghĩa
Giống Kiếng,
Phú Long
Nhãn xen cải
2.000
300
3
Võ Văn Hồ
Xoài
2.000
250
4
Lý Văn Thành
Ớt chỉ thiên
11.000
245
5
Nguyễn Văn Trọn Giồng Hổ, Thới Lai
Dưa leo
3.000
200
6
Nguyên Tuyến
Mai
Hưng Thạnh,
Châu Hưng
Bí xen dừa
3.000
167
7
Ngô Văn Tân
Hưng Thạnh,
Châu Hưng
Ớt
6.000
100
Hưng Thạnh,
Châu Hưng
Nguồn: Kết quả điều tra, tháng 9/2015 và tháng 6/2016.
265
Hình 5. Mô hình trồng dưa leo
của anh Trọn ở Giồng Hổ, xã
Thới Lai
Hình 6. Mô hình trồng bí xen
dừa của chị Mai ở Hưng Thạnh,
xã Châu Hưng
Nhiều đối tượng cây trồng mới như dưa hấu, bí đỏ, dưa leo, khổ
qua, ớt, đậu phụng cũng được nhiều hộ dân phát triển. Xuất hiện nhiều
mô hình kinh tế mới về trồng xen giữa cây dài ngày và rau màu, trong
đó tiêu biểu nhất là mô hình trồng cải dưới tán cây nhãn tiêu Huế của
ông Võ Văn Nghĩa (ấp Giống Kiếng, Phú Long, Bình Đại), mô hình
trồng chuối của ông Bùi Văn Khôi (ấp 3, Thạnh Trị), mô hình trồng
dưa leo của anh Tài ở Giồng Hổ, mô hình trồng bí xen dừa của chị
Mai ở Hưng Thạnh. Nếu xét về hiệu quả, các mô hình trồng rau màu
có hiệu quả gấp 3-5 lần so với lúa.
2.4.2. Chuyển đổi cơ cấu vật nuôi
Bảng 4. Vật nuôi (con) trong huyện qua các năm
Vật nuôi
(con)
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Bò
6.121
5.307
4.357
4.998
6.565
7.500
Dê
3.341
2.851
2.206
2.772
3.932
4.500
Lợn
14.813
16.744
15.227
14.956
16.100
20.500
Gia cầm
301.992
373.400
465.027
374.000
460.000
400.000
Nguồn: Báo cáo tổng kết kế hoạch phát triển 5 năm của huyện Bình Đại giai đoạn
2010-2015.
Về vật nuôi, từ khi xây dựng đập Ba Lai tới nay, thông qua nhiều
hình thức khác nhau, nhiều mô hình vật nuôi trong khu vực được hình
thành và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Số lượng loài
266
vật nuôi được nuôi trong khu vực cũng tương đối đa dạng. Đáng chú ý
nhất là trong thời gian qua, số lượng bò, lợn, dê, vịt trong huyện có
chiều hướng tăng.
Bên cạnh việc tăng nhanh về số lượng, nhiều mô hình nuôi bò, dê,
nuôi vịt tại huyện trở thành những mô hình tiêu biểu và mang lại
nguồn thu nhập cao cho người dân trong khu vực.
Bảng 5. Một số mô hình tiêu biểu về phát triển vật nuôi trong khu vực
TT
Họ và tên chủ hộ
Địa chỉ
1
Nguyễn Thành Sơn
Ao Vuông, Phú Long
2
Nguyễn Tấn Kim Thành Hưng Nhơn,
Châu Hưng
3
Lê Văn Nhân Em
Hưng Thạnh,
Châu Hưng
4
Nguyễn Văn Đô
Tân Hưng, Châu Hưng
5
Đỗ Thành Phố
6
Mô hình
Thu nhập
tiêu biểu (triệu đ/năm)
Tổng hợp
150
Bò lai sin
140
Bò
125
Vịt M2
120
Chánh Hưng,
Châu Hưng
Bò
100
Lê Văn Trung
Hưng Thạnh,
Châu Hưng
Dê
90
7
Nguyễn Văn Bế
Ấp 4, Thạnh Trị
Bò
80
8
Nguyễn Thanh Hùng
Bình Thạnh, Thạnh Trị
Bò
73
9
Phan Van Thâu
Giồng Kiếng,
Phú Long
Tổng hợp
70
Nguồn: Kết quả điều tra, tháng 9/2015 và tháng 6/2016.
Dựa trên kết quả điều tra cho thấy, trong tổng số 190 hộ được
phỏng vấn, có 127 hộ phát triển thêm nghề chăn nuôi (chiếm 66,84%
tổng số hộ khảo sát). Cũng từ kết quả điều tra, nghề chăn nuôi của các
hộ dân chỉ phát triển trong giai đoạn 2010-2015, trong đó phát triển
mạnh nhất là năm 2012 và 2013, với đối tượng nuôi chủ yếu là gia
cầm và bò. Còn trong giai đoạn 2002-2005, số lượng hộ tham gia chăn
nuôi rất ít, chủ yếu là các hộ đã nuôi trước đó vẫn tiếp tục nuôi (21 hộ)
(xem Hình 7).
267
Hình 7. Tỷ lệ trung bình số hộ phát triển chăn nuôi
trong khu vực khảo sát
Nguồn: Kết quả điều tra, tháng 9/2015 và 6/2016.
Mặc dù mô hình chăn nuôi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
các hộ dân trong khu vực, nhưng nhìn chung, các mô hình chăn
nuôi đang ở hình thức nhỏ, lẻ ở quy mô hộ gia đình và ở mức tự
phát (với mức bình quân khoảng 2-3 con/hộ). Mục đích nuôi chủ
yếu là để cải thiện đời sống trong gia đình và tăng thêm thu nhập.
Hình thức chăn nuôi này chưa thể mang lại hiệu quả kinh tế cao và
bền vững cho khu vực bởi nguồn thức ăn phục vụ cho chăn nuôi
mới chỉ ở mức tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên và
nguồn nguyên liệu đầu ra cũng không được đảm bảo. Hình thức này
chỉ mới phù hợp với điều kiện kinh tế tự cung cấp tại địa phương.
Khi nguồn cung chưa đủ để đáp ứng nhu cầu, mô hình phát triển
vẫn còn hiệu quả, nhưng khi nhu cầu đã đáp ứng đủ thì tính hiệu
quả của mô hình sẽ không còn.
2.5. Chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện Bình Đại tăng liên tục
qua các năm từ sau khi có đập. Như kết quả phân tích trên về tình hình
thay đổi diện tích đất của huyện Bình Đại từ sau khi có đập, tính đến
năm 2014, diện tích đất nuôi trồng thủy sản chiếm 51% diện tích đất
tự nhiên của huyện Bình Đại.
268
ha
năm
Hình 8. Diện tích nuôi trồng thủy sản huyện Bình Đại qua các năm
Nguồn: Cục Thống kê Bến Tre, 2003, 2005, 2010, 2014.
So với diện tích nuôi trồng thủy sản của toàn tỉnh là 26.648 ha,
huyện Bình Đại chiếm tới 20.712 ha. Trong nuôi trồng thủy sản,
người dân chủ yếu nuôi tôm. Từ năm 2011, diện tích tôm sú có xu
hướng giảm rõ rệt. Một phần do dịch bệnh, một phần do giá tôm sú
không ổn định nên người dân chuyển sang nuôi tôm thẻ, thu nhập ổn
định hơn.
ha
năm
Hình 9. Diện tích nuôi tôm qua các năm của huyện Bình Đại
Nguồn: Kết quả điều tra, tháng 9/2015 và 6/2016.
Qua kết quả ở Hình 9 cho thấy, kể từ năm 2003-2005, diện tích
nuôi tôm sú có xu hướng ổn định với tổng diện tích tương đối lớn
(hơn 13.000 ha). Giai đoạn này, khi đập Ba Lai đi vào hoạt động,
nguồn nước ở phía sau đập gần như ổn định quanh năm với môi
trường nước lợ mặn và ít bị ngọt hóa trong mùa mưa (do cống có chức
269