Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

TỐI ƯU HÓA HỆ THỐNG VẬN TẢI GẠO XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 171 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

TRNG NGC TUN

VAI TRò CủA CHíNH QUYềN ĐịA PHƯƠNG
TRONG VIệC THựC HIệN CHíNH SáCH TÔN GIáO
ở THANH HóA HIệN NAY

LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: CH NGHA DUY VT BIN CHNG
V CH NGHA DUY VT LCH S

H NI - 2018


HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

TRNG NGC TUN

VAI TRò CủA CHíNH QUYềN ĐịA PHƯƠNG
TRONG VIệC THựC HIệN CHíNH SáCH TÔN GIáO
ở THANH HóA HIệN NAY
LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: CH NGHA DUY VT BIN CHNG
V CH NGHA DUY VT LCH S
Mó s: 62 22 03 02

Ngi hng dn khoa hc: 1. GS. TS. NGUYN HNG HU
2. TS. NGUYN TH THệY ANH

H NI - 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định.
Tác giả

Trƣơng Ngọc Tuấn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các công trình nghiên cứu về tôn giáo, chính sách tôn giáo, vai
trò của chính quyền đia phƣơng trong việc thực hiện chính
sách tôn giáo ở nƣớc ta hiện nay ........................................................ 7
1.2. Các công trình nghiên cứu về vai trò của chính quyền địa phƣơng
trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hóa -Thực
trạng và những vấn đề đặt ra ............................................................ 18
1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp chủ yếu phát
huy vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện
chính sách tôn giáo ở Thanh Hóa hiện nay ...................................... 21
1.4. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu ......................................................... 24
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÕ CỦA
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG TRONG VIỆC THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở NƢỚC TA HIỆN NAY ....... 28
2.1. Khái quát chung về tôn giáo và chính sách tôn giáo ............................. 28
2.2. Những Vấn đề chung về chính quyền địa phƣơng và vai trò của
chính quyền địa phƣơng trong thực hiện chính sách tôn giáo ......... 64

2.3. Vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện chính
sách tôn giáo ..................................................................................... 72
CHƢƠNG 3:VAI TRÕ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG TRONG
VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở THANH
HÓA - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA.................. 80
3.1. Tình hình tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa ..................................................... 80
3.2. Thực trạng thực hiện vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc
thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hóa ........................................ 99
3.3. Hạn chế và nguyên nhân ...................................................................... 114


1
3.4. Những vấn đề đặt ra đối với chính quyền địa phƣơng trong việc
thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hóa hiện nay .................... 118
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG CƠ BẢN VÀ GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA CHÍNH
QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở THANH HÓA HIỆN NAY .......... 126
4.1. Phƣơng hƣớng cơ bản .......................................................................... 126
4.2. Một số giải pháp chủ yếu ..................................................................... 127
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 154
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................. 165


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ANTQ

: An ninh Tổ quốc


ANTT

: An ninh trật tự

ANXH

: An ninh xã hội

BCH

: Ban Chấp hành

HĐND

: Hội đồng nhân dân

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

TW

: Trung ƣơng

UBND

: Ủy ban nhân dân


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Có những tôn giáo lớn mang
tính quốc tế du nhập từ bên ngoài nhƣ: Công giáo, Phật giáo, Tin lành; có tôn
giáo nội sinh trong lòng dân tộc nhƣ: Cao Đài, Hòa Hảo...Hiện nƣớc ta có
khoảng 27% dân số sinh hoạt tôn giáo thƣờng xuyên. Ngay sau khi nƣớc nhà
đƣợc độc lập, nhận thức đúng về tầm quan trọng của vấn đề tôn giáo, chính
sách tôn giáo đã đƣợc Nhà nƣớc ban hành, lập tức hòa mình vào đời sống xã
hội, phù hợp đƣờng hƣớng của các tổ chức tôn giáo, đáp ứng sự mong muốn
của một bộ phận nhân dân nên tạo đƣợc sự đoàn kết và đồng thuận cao trong
xã hội, góp phần đƣa sự nghiệp cách mạng nƣớc ta đạt nhiều thành tựu vĩ đại.
Đông đảo chức sắc, tín đồ các tôn giáo phát huy truyền thống yêu nƣớc, gắn
bó, đồng hành cùng dân tộc, đoàn kết lƣơng giáo trong khối đại đoàn kết toàn
dân tộc; hăng hái tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố và tăng cƣờng
về quốc phòng an ninh, góp phần quan trọng vào những thành tựu của công
cuộc đổi mới quê hƣơng, đất nƣớc. Hệ thống chính trị nói chung và các
ngành, các cấp quan tâm xây dựng, bổ sung hoàn thiện chính sách cũng nhƣ
không ngừng nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo. Nhƣng ngƣợc lại cũng còn
một số cá nhân, nhóm tín đồ tôn giáo chƣa nhận thức đúng và thực hiện đúng
chính sách tôn giáo. Một số vấn đề nổi lên là: tình trạng khiếu kiện, khiếu nại
về đất đai, cơ sở thờ tự các tôn giáo; hoạt động tôn giáo trái quy định; lợi
dụng tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để chống đối chính
quyền, gây mất an ninh trật tự. Một số địa phƣơng, nhất là ở cấp cơ sở thiếu
quan tâm, thờ ơ, buông lỏng công tác lãnh đạo, quản lý nhà nƣớc về tôn giáo;
sử dụng cán bộ, đảng viên yếu kém đã vô tình tiếp tay cho hoạt động tôn giáo
trái pháp luật. Thực tế trên đang đòi hỏi Đảng và Nhà nƣớc phải coi trọng và
ngày càng tăng cƣờng công tác tôn giáo. Nghị quyết 25 của Ban chấp hành


2

Trung ƣơng Đảng khóa IX nêu rõ: “Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả
hệ thống chính trị” [4].
Hệ thống chính trị ở Việt Nam đƣợc xác định bao gồm: Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nhà nƣớc, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội,… Do vậy,
việc nghiên cứu để làm rõ vai trò và phƣơng thức thực hiện công tác tôn giáo của
các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị là hết sức quan trọng, đặc biệt là
vai trò quản lý nhà nƣớc mà sâu sát và trực tiếp là chính quyền địa phƣơng.
Thanh Hoá là một tỉnh đông dân có địa hình sinh thái đa dạng, có nhiều
dân tộc sinh sống với 4 tôn giáo chính là: Công giáo, phật giáo, Tin lành và
Cao Đài (chiếm khoảng 7% dân số cả tỉnh). Ngoài ra còn khoảng trên 80% có
sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo không thƣờng xuyên. Bộ phận nhân dân theo
tôn giáo cƣ trú không tập trung tại một khu vực hành chính nhất định mà nằm
rải rác ở nhiều nơi của nhiều huyện trong tỉnh, lịch sử của các tôn giáo cũng
có nhiều biến động, do đó vấn đề thực hiện chính sách tôn giáo có những đặc
thù riêng so với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc [32, tr1].
Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách tôn
giáo ở địa phƣơng, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội đã quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo, vận động tổ chức thực hiện, đồng thời đƣợc đông đảo nhân dân tự giác
chấp hành. Do vậy, những năm qua, nhất là trong những năm đổi mới, công
tác tôn giáo ở Thanh Hoá đã thu đƣợc những thành tựu đáng kể, đó là sự ổn
định về chính trị – xã hội, đảm bảo về an ninh quốc phòng, đời sống nhân dân
đƣợc cải thiện, nhân dân theo đạo “sống tốt đời, đẹp đạo”, đoàn kết lƣơng
giáo trong mặt trận thống nhất, hoàn thành vƣợt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã
hội, tạo những tiền đề quan trọng để quyết tâm phấn đấu xây dựng Thanh Hóa
thành tỉnh “tiên tiến” vào năm 2020, tiến tới xây dựng Thanh Hoá thành tỉnh
“kiểu mẫu” nhƣ tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời.


3

Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, công tác tôn giáo ở Thanh Hoá
còn nhiều hạn chế cần khắc phục nhƣ: chƣa cụ thể hóa chủ trƣơng của Đảng
để xây dựng chủ trƣơng, chính sách đặc thù để lãnh đạo và tổ chức thực hiện
công tác tôn giáo ở địa phƣơng, các cơ quan, tổ chức làm công tác tôn giáo
chƣa đồng bộ, thiếu thống nhất, đặc biệt vai trò quản lý nhà nƣớc đối với tôn
giáo của một số đơn vị địa phƣơng còn bị buông lỏng, chƣa bám sát thực tiễn,
chƣa chú trọng tính khoa học trong quản lý; một số cán bộ làm quản lý nhà
nƣớc về tôn giáo ở cấp tỉnh, huyện làm không đúng chuyên môn đƣợc đào
tạo, không ổn định thƣờng xuyên; cán bộ cấp cơ sở vừa thiếu, vừa yếu, chƣa
đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; quan điểm giải quyết các
vấn đề tôn giáo thiếu thống nhất; việc tuyên truyền chính sách tôn giáo đến
với nhân dân chƣa rộng khắp và chƣa đến trực tiếp với đối tƣợng tuyên
truyền. Ngoài ra còn gặp phải một số khó khăn mang tính khách quan là xu
hƣớng du nhập tôn giáo mới, các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để hoạt
động chống phá cách mạng; một số chức sắc, bà con nhân dân lách luật, xé
rào các qui định về đất đai, cơ sở thờ tự, công tác từ thiện, nhân đạo để thực
hiện các hành vi trái pháp luật.
Tất cả những vấn đề trên đang đặt ra yêu cầu phải đổi mới và tăng
cƣờng công tác tôn giáo ở địa phƣơng Thanh Hoá. Việc tổng kết, khái quát
thực tiễn công tác tôn giáo để tìm ra phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm phát
huy vai trò của chính quyền địa phƣơng để tăng cƣờng hiệu quả thực hiện
chính sách tôn giáo là việc làm cần thiết. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Vai trò
của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở
Thanh Hoá hiện nay ” làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sỹ của mình. Đây
là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý nhà nƣớc
về tôn giáo ở Thanh Hoá nói riêng và trong phạm vi cả nƣớc nói chung trong
giai đoạn hiện nay.


4


2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ thực trạng vai trò của chính quyền địa phƣơng của
việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá, luận án góp phần đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của chính quyền địa phƣơng trong
việc thực hiện chính sách tôn giáo, góp phần ổn định bền vững tình hình tôn
giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát hoá những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh về tôn giáo, cơ sở lý luận để xây dựng chính sách tôn giáo của
Đảng và Nhà nƣớc ta.
- Phân tích tình hình tôn giáo; thực trạng tình hình thực hiện chính sách
tôn giáo; vai trò của chính quyền địa phƣơng với tƣ cách là nhân tố chủ quan
trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá để làm rõ những thành
tựu, hạn chế và nguyên nhân của nó.
- Nêu lên một số vấn đề đang đặt ra cần giải quyết đối với việc thực hiện
chính sách tôn giáo ở tỉnh Thanh Hoá; đề xuất một số phƣơng hƣớng cơ bản và
giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của chính quyền địa phƣơng trong
việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá trong điều kiện hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân; Ủy ban
nhân dân, các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức thuộc Ủy ban nhân dân;
các cấp tỉnh Thanh Hóa trong việc thực hiện chính sách tôn giáo.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
- Thời gian: Từ 1990 (khi ra đời nghị quyết 24 – NQ/TW) đến năm 2015.



5

4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận án đƣợc thực hiện dựa trên quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc
ta về tôn giáo nói chung và chính sách tôn giáo nói riêng.
- Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng
mối quan hệ biện chứng giữa khách quan - chủ quan, giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thƣợng tầng, giữa lý luận và thực tiễn. Đồng thời sử dụng tổng hợp
các phƣơng pháp: so sánh; lôgic - lịch sử; phân tích - tổng hợp nhằm đạt mục
đích và hoàn thành nhiệm vụ mà Luận án đặt ra.
5. Đóng góp mới của Luận án
- Bƣớc đầu phát hiện một số vấn đề mới đặt ra cần giải quyết trong việc
thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá hiện nay.
- Phân tích thực trạng để làm rõ bản chất của những nguyên nhân tồn
tại về đất đai có liên quan đến tôn giáo ở Thanh Hóa.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của chính
quyền địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá hiện
nay, nhất là chính sách về đất đai, vấn đề đoàn kết tôn giáo.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
- Ý nghĩa lý luận: Làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa chính quyền địa
phƣơng với tƣ cách là nhân tố chủ quan tác động đến các điều kiện khách
quan liên tục vận động biến đổi, đó là các yếu tố mới, các biểu hiện mới của
tôn giáo và hoạt động tôn giáo.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Luận án đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo để xây dựng, bổ sung,
hoàn thiện chính sách tôn giáo; làm rõ và đề xuất giải pháp nhằm phát huy vai
trò của chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách tôn giáo và
vận dụng vào thực tiễn công tác tôn giáo ở Thanh Hoá.



6
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy
các môn Triết học, Chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tôn giáo học
v.v...ở một số cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kiến nghị và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo,
Luận án gồm có 4 chƣơng, 13 tiết.


7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Tôn giáo là một thực thể khách quan của xã hội, luôn gắn liền với đời
sống chính trị, kinh tế xã hội, văn hoá của mỗi quốc gia, là nhu cầu tinh thần
của một bộ phận nhân dân. Do vậy, bất cứ Nhà nƣớc nào cũng phải định ra
một thái độ và cách ứng xử đối với tôn giáo, đó là xây dựng chính sách tôn
giáo. Xây dựng chính sách tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo là yêu
cầu của sự nghiệp đổi mới ở nƣớc ta. Cho nên, từ khi Nghị quyết 24 –
NQ/TW của Bộ Chính trị, đặc biệt là Nghị quyết 25 – NQ/TW của Ban Chấp
hành Trung ƣơng Đảng khóa IX ra đời, việc đi vào nghiên cứu về tôn giáo, đề
ra chủ trƣơng, chính sách tôn giáo ngày càng đƣợc nhiều nhà lý luận, chính trị
quan tâm hơn. Từ nghiên cứu cơ bản về tôn giáo, chính sách tôn giáo đến việc
thực hiện chính sách tôn giáo ở các địa phƣơng đã có nhiều kết quả. Nhiều
công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này đã đƣợc công bố nhƣ:
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÔN GIÁO, CHÍNH SÁCH
TÔN GIÁO, VAI TRÕ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG TRONG VIỆC THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở NƢỚC TA HIỆN NAY

1.1.1. Công trình

- Đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Quá trình thực hiện chính sách tôn
giáo, dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ta qua tổng kết thực tiễn ở Tây Bắc, Tây
nguyên, Tây Nam bộ” [131].
Đề tài đi sâu nghiên cứu các vấn đề về dân tộc, tôn giáo; tình hình thực
hiện chính sách tôn giáo ở 3 khu vực có vị trí địa chính trị rất quan trọng của
đất nƣớc, tổng kết về lý luận, đề xuất các chủ trƣơng, chính sách cho Đảng và
Nhà nƣớc trong hoạch định chiến lƣợc cho các vấn đề nhạy cảm này.
- Đề tài cấp Nhà nước: “Tình hình và xu hƣớng tôn giáo ở Việt Nam
hiện nay - những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý và lãnh đạo” năm 2002


8
do Lê Hữu Nghĩa làm chủ nhiệm đề tài [98]. Đề tài đã nêu lên thực trạng và
xu hƣớng biến động của tôn giáo thế giới và ở Việt Nam hiện nay. Phân tích
nguyên nhân, các điều kiện chính trị, kinh tế xã hội của sự tồn tại và phát triển
của các tôn giáo. Trên cơ sở đó nêu phƣơng hƣớng và kiến nghị nhằm nâng
cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc đối với
những hoạt động tôn giáo ở nƣớc ta trong thời gian tới.
- Đề tài: “Đổi mới chính sách tôn giáo và quản lý nhà nƣớc về tôn giáo
hiện nay - những bài học kinh nghiệm và kiến nghị cụ thể” do Nguyễn Đức
Lữ làm chủ nhiệm [76]. Đề tài đã khái quát những quan điểm, chủ trƣơng,
chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta trong quá trình cách
mạng Việt Nam. Sau khi tổng kết những kết những kết quả đã đạt đƣợc, tác
giả kiến nghị những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tôn
giáo ở Việt Nam.
- Đề tài khoa học cấp bộ: “Xu hƣớng phát triển và những giải pháp giải
quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo và nhân quyền ở Tây Nguyên”, do Nguyễn
Quốc Phẩm làm Chủ nhiệm [100].
Công trình đã làm rõ về lí luận và lịch sử, thực chất của vấn đề dân tộc,
tôn giáo và nhân quyền và quan hệ giữa các vấn đề đó nhằm nâng cao nhận

thức về tầm quan trọng chiến lƣợc của việc thực hiện chính sách dân tộc, chính
sách tôn giáo bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số ở Tây nguyên, vạch trần
những âm mƣu lợi dụng vấn đề dân tộc, tín ngƣỡng, tôn giáo và nhân quyền
chống phá sự nghiệp cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch.
Điều tra, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng việc giải quyết vấn đề dân
tộc, tôn giáo, nhân quyền ở Tây Nguyên, dự báo xu hƣớng phát triển của các
vấn đề dân tộc, tôn giáo và nhân quyền trong thời gian tới.
Xác định rõ quan điểm cơ bản, đề xuất và luận chứng làm rõ hệ thống
các giải pháp, một số kiến nghị cụ thể để giải quyết đúng, có hiệu quả vấn đề
dân tộc, tôn giáo và nhân quyền nhằm củng cố, tăng cƣờng khối đại đoàn kết


9
các dân tộc, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc, tôn
giáo, làm thất bại âm mƣu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.
- Đặng Nghiêm Vạn: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt
Nam” [113]. Cuốn sách là tập hợp các bài viết về tôn giáo, chủ yếu bàn về chủ
nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và lý giải một số
hiện tƣợng tôn giáo trên góc độ kinh tế.
- Đặng Nghiêm Vạn: “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt
Nam” [114]. Cuốn sách đề cập đến một số vấn đề lý luận liên quan đến tôn
giáo ở Việt Nam, nghiên cứu đặc điểm và vai trò của tôn giáo trong đời sống
hiện nay, đặc biệt là đời sống văn hoá khi đất nƣớc ta đang bƣớc vào thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hội nhập theo xu thế toàn
cầu. Từ đó, đề cập đến một số vấn đề về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà
nƣớc ta.
- Nguyễn Hồng Dƣơng: “Tôn giáo trong mối quan hệ văn hoá và phát
triển ở Việt Nam” [46]. Tác giả đã chứng minh: trong quá trình truyền giáo
phát triển đạo ở Việt Nam, tôn giáo trở thành cầu nối tiếp xúc văn hoá bởi tôn
giáo là một thành tố của văn hoá; sự giao thoa văn hoá Việt Nam với văn

minh Trung Hoa, Ấn Độ và sau này là phƣơng Tây bắt đầu từ tiếp xúc tôn
giáo. Qua đó khẳng định vai trò của tôn giáo đối với văn hoá và phát triển ở
Việt Nam. Tác giả nghiên cứu phần lý luận, giải quyết cơ sở lý luận mối quan
hệ của tôn giáo với văn hoá và phát triển, trong đó đƣa ra định nghĩa tôn giáo
dƣới góc nhìn văn hoá, xem xét tôn giáo nằm trong cơ tầng nào của văn hoá.
Tác giả tập trung vào vai trò của tôn giáo trong cộng đồng dân tộc Kinh, còn
vai trò của tôn giáo trong dân tộc thiểu số chỉ bƣớc đầu đề cập đến Phật giáo
Khơme, Bàlamôn giáo - Ấn giáo, Hồi giáo trong ngƣời Chăm.
- Nguyễn Hồng Dƣơng: “Quan điểm, đƣờng lối của Đảng về tôn giáo và
những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam” [45].


10
Cuốn sách phân tích những quan điểm, đƣờng lối của Đảng về tôn giáo,
phác họa toàn cảnh bức tranh tôn giáo ở Việt Nam hiện nay; đồng thời phân
tích kinh nghiệm giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam từ cái nhìn so sánh,
đối chiếu với một số nƣớc nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Singapo, trên cơ sở đó,
tác giả phân tích những vấn đề đặt ra và đề xuất một số khuyến nghị đối với
công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
- “Mác, Ăngghen, Lênin bàn về tôn giáo và chủ nghĩa vô thần”, sách
dịch của Trần Khang và Lê Cự Lộc [72]. Cuốn sách tập hợp những tác phẩm,
những ý kiến chủ yếu của các nhà kinh điển về các vấn đề lý luận tôn giáo,
chính sách tôn giáo, chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa duy vật, quan hệ giữa chủ
nghĩa duy tâm và tôn giáo. Các luận điểm đƣợc tập hợp đã vạch rõ nguyên
nhân xuất hiện và bản chất của tôn giáo, cuộc đấu tranh với tôn giáo phải gắn
liền với việc vũ trang cho quần chúng tri thức khoa học, quan điểm duy vật
biện chứng và kết hợp với cuộc đấu tranh giai cấp. Cuốn sách đã cung cấp
khá đầy đủ và toàn diện quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin về tôn giáo.
- Nguyễn Đức Lữ: “Tôn giáo, quan điểm, chính sách đối với tôn giáo
của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay” [79].

Cuốn sách là một công trình nghiên cứu tỷ mỷ, nghiêm túc, bài bản và
rất khoa học về quan điểm và chính sách tôn giáo. Từ lý luận của chủ nghĩa
Mác -Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, thực tiễn tình hình tín
ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, nêu rõ những đặc
điểm tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Tác giả cũng đã thống kê đầy đủ các
quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về tôn giáo qua
các giai đoạn lịch sử cách mạng. Hiệu quả tích cực của nó đối với phong trào
đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là đại đoàn
kết toàn dân tộc, phát huy tính độc lập tự chủ, tự lực tự cƣờng và sự nghiệp
cách mạng. Điểm đáng chú ý là tác giả đã tạo điều kiện cho ngƣời đọc đƣợc
nghiên cứu tham khảo chính sách tôn giáo ở Trung Quốc, qua đó vận dụng


11
vào thực tiễn tình hình thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam, đề xuất các
giải pháp thực tiễn và các ý kiến xây dựng pháp luật về tôn giáo ngày càng
thiết thực và hiệu quả hơn.
- Nguyễn Đức Lữ: “Tôn giáo với dân tộc và Chủ nghĩa xã hội” [132].
Xuất phát từ việc tổng hợp những vấn đề lý luận của Chủ nghĩa Mác -Lênin,
những quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và lịch sử thực tiễn tình hình tôn giáo
thế giới, tác giả khẳng định: Tôn giáo đã từng tồn tại ở các thể chế chính trị
khác nhau và nó cũng đã từng biến đổi để phù hợp với xã hội đƣơng thời. Cuốn
sách trang bị cho ngƣời đọc những kiến thức cơ bản để hiểu rõ hơn mối quan
hệ giữa tôn giáo, dân tộc và chủ nghĩa xã hội; những bài học từ lịch sử trong
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nƣớc; ý nghĩa của đặc điểm
khoan dung tôn giáo; dự báo tình hình tôn giáo ở Việt Nam, nhiệm vụ của công
tác tôn giáo trong tình hình mới.
- Nguyễn Thanh Xuân: “Một số tôn giáo ở Việt Nam” [123]. Cuốn sách
đã khái quát lịch sử ra đời và phát triển, giáo lý, luật lệ, lễ nghi, cách thức
hành đạo, cơ cấu tổ chức Giáo hội của 6 tôn giáo lớn là: Phật giáo, Công giáo,

Tin lành, Hồi giáo, Cao Đài và Hòa Hảo đang tồn tại và hoạt động tại Việt
Nam. Cuốn sách cũng đồng thời cung cấp đến độc giả các văn bản pháp lý
quan trọng trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về tôn giáo nhƣ: Pháp lệnh tín
ngƣỡng, tôn giáo (2004), Nghị định số 92/NĐ-CP, ngày 08 tháng 11 năm
2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín
ngƣỡng, tôn giáo.
- Nguyễn Thanh Xuân (Chủ biên): “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở
Việt Nam” [124]. Cuốn sách giới thiệu về chính sách tôn giáo của Đảng,
Nhà nƣớc Việt Nam qua các thời kỳ và việc thực hiện chính sách tôn giáo,
nhất là từ khi đổi mới đến nay. Trong phần kết luận, nhóm tác giả khẳng
định: “Đổi mới tôn giáo ở Việt Nam không phải là ngẫu nhiên, cũng không
phải chịu một áp lực nào từ bên ngoài. Đổi mới tôn giáo ở Việt Nam tƣơng


12
xứng với đổi mới về kinh tế, văn hóa, xã hội. Không những thế, đổi mới đối
với tôn giáo là một trong những nội dung đổi mới lớn nhất với những thành
tựu to lớn trong quá trình đổi mới toàn diện ở Việt Nam.
- Ngô Hữu Thảo: “Công tác tôn giáo. Từ quan điểm Mác -Lênin đến
thực tiễn Việt Nam” [133]. Cuốn sách đã hệ thống hóa và làm rõ những quan
điểm của các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác -Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
về tôn giáo và công tác tôn giáo; phân tích việc vận dụng những quan điểm đó
vào thực tiễn công tác tôn giáo trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, từ đó đề
xuất một số kiến nghị về công tác tôn giáo của hệ thống chính trị ở nƣớc ta
trong giai đoạn tới.
- Đỗ Quang Hƣng: “Chính sách tôn giáo và Nhà nƣớc pháp quyền”
[68]. Công trình đƣợc xác định là sách chuyên khảo dùng làm giáo trình đào
tạo cho học viên cao học và nghiên cứu sinh trong và ngoài nƣớc.. Tác giả tập
trung nghiên cứu sâu về chính sách tôn giáo. Trên cơ sở dẫn chứng, phân tích
và so sánh chính sách tôn giáo của một số quốc gia điển hình nhƣ: Mỹ, Pháp,

Đức, Nga, Trung Quốc, tác giả khẳng định chính sách tôn giáo phải là chính
sách công. Từ đó xây dựng nội hàm cho khái niệm chính sách tôn giáo ở Việt
Nam.
- Đỗ Quang Hƣng: “Nhà nƣớc - Tôn giáo - Luật pháp” [70]. Tác giả
khái quát hóa lộ trình xây dựng, hoàn thiện luật pháp tôn giáo của Nhà nƣớc
Việt Nam trong nỗ lực hƣớng tới một môi trƣờng thích hợp để các cộng đồng
tôn giáo không những thực hiện tốt pháp luật với tƣ cách công dân mà còn
qua luật pháp về tôn giáo có thể tìm thấy sự thỏa mãn đời sống. Đồng thời,
gợi mở đối với việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền về tôn giáo ở nƣớc ta.
- Nguyễn Minh Khải: “Tín ngƣỡng, tôn giáo và thực hiện chính sách tín
ngƣỡng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” [134]. Ngoài việc khái quát những vấn
đề lí luận về tôn giáo nhƣ: Khái niệm tôn giáo, tín ngƣỡng, nguồn gốc, bản
chất, chức năng và vai trò xã hội của tín ngƣỡng, tôn giáo, nội dung cuốn sách


13
tập trung giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình hình, đặc điểm tín ngƣỡng, tôn giáo
ở Việt Nam; một số giải pháp cơ bản đấu tranh làm thất bại âm mƣu, thủ đoạn
lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực
thù địch trong giai đoạn hiện nay.
- Lê Văn Lợi: “Văn hóa tôn giáo trong đời sống tinh thần xã hội Việt
Nam hiện nay” [73]. Với mục tiêu theo tiêu đề của cuốn sách, tác giả đi sâu
phân tích mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa tôn giáo với đời sống tinh
thần xã hội qua một số lĩnh vực cơ bản nhƣ: Văn hóa tôn giáo với lĩnh vực tƣ
tƣởng chính trị, lĩnh vực đạo đức lối sống, lĩnh vực nghệ thuật. Trên cơ sở đó
nêu một số nguyên tắc và giải pháp nhằm khai thác, phát huy ảnh hƣởng tích
cực của văn hóa tôn giáo trong đời sống tinh thần xã hội, trở thành nguồn lực
quan trọng cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc trong giai đoạn mới.
- Đỗ Lan Hiền: “Khoan dung tôn giáo với dân chủ và đồng thuận xã hội
- Trƣờng hợp Việt Nam” [64]. Nội dung cuốn sách cung cấp tri thức cho

ngƣời đọc, là tài liệu để nghiên cứu, tham khảo nhằm hiểu sâu hơn về khoan
dung tôn giáo - khái niệm, lịch sử hình thành và nội dung biểu hiện; cơ sở và
những đặc điểm biểu hiện của tinh thần khoan dung tôn giáo của ngƣời Việt;
khoan dung tôn giáo với dân chủ, đoàn kết và đồng thuận xã hội ở Việt Nam.
Từ những phân tích logic và khoa học về khoan dung tôn giáo theo các cách
hiểu của phƣơng Tây, phƣơng Đông, ở Việt Nam, khẳng định khoan dung tôn
giáo là một trong những truyền thống văn hóa của ngƣời Việt cần đƣợc phát
huy hơn nữa để góp phần củng cố sự đồng thuận, đoàn kết xã hội ở Việt Nam
hiện nay.
- Nguyễn Ngọc Quỳnh: “Chính sách tôn giáo thời Tự Đức (1848 1883)” [135]. Cuốn sách phác họa nên bức tranh toàn cảnh về một giai đoạn
lịch sử đầy biến động của dân tộc ta trong thời kỳ phong kiến - triều vua Tự
Đức (1848 - 1883). Vua Tự Đức và triều đình đã phải đối diện với những khó
khăn về đối nội và đối ngoại nhƣ: sự đe dọa xâm lƣợc của chủ nghĩa tƣ bản


14
phƣơng Tây, sự “ly tâm” trong hàng ngũ các quan lại triều đình. Với những
chính sách đối với các tôn giáo lớn thời kỳ này nhƣ Phật giáo, Đạo giáo, Nho
giáo và đặc biệt là Công giáo, vua Tự Đức muốn gửi gắm vào đó khát vọng
bảo vệ bản sắc dân tộc và giữ gìn non sông bờ cõi trƣớc âm mƣu xâm lƣợc
của kẻ thù. Song, sự kiệt quệ về kinh tế, khối đại đoàn kết dân tộc bị chia rẽ
giữa dân lƣơng và dân giáo, sự không thống nhất giữa chủ trƣơng chủ chiến
và chủ hòa trong triều đình nhà Nguyễn thời kỳ này. Tất cả đã dẫn đến kết cục
đen tối: nƣớc ta từ một nƣớc phong kiến độc lập trở thành một nƣớc thuộc địa
nửa phong kiến. Cũng từ đây, dân tộc ta bƣớc vào quá trình đấu tranh không
mệt mỏi để giành độc lập suốt nhiều thập kỷ sau đó. Do vậy, những nội dung
trong cuốn sách chuyển tải những kinh nghiệm quý báu cho việc hoạch định
và tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo, nhất là trong điều kiện khách quan
phức tạp nhƣ hiện nay.
- Mai Thanh Hải: “Các tôn giáo trên thế giới và ở Việt Nam” [136]. Bộ

sách gồm 3 tập.
+ Tập I: Khái quát lịch sử ra đời và phát triển của Phật giáo, Nho giáo
và Đạo giáo và những nét đặc sắc của các tôn giáo này ở Việt Nam. Bằng
cách đặt vấn đề nhƣ những câu hỏi liên quan đến tôn giáo, tín ngƣỡng, tác giả
đã tự giải quyết một cách khoa học, sâu sắc và thuyết phục, làm cho ngƣời
đọc tiếp cận và ghi nhớ nội dung nhƣ những câu chuyện. Phần phụ lục của tập
sách tác giả trình bày khái niệm, nguồn gốc, bản chất, phân loại tôn giáo,
chiến tranh tôn giáo, phong trào tôn giáo mới… Đặc biệt tác giả thống kê các
tôn giáo “bồng bềnh” trên thế giới, các đạo lạ ở Việt Nam, nguồn gốc, bản
chất và địa bàn hoạt động của các tổ chức này.
+ Tập II. Phần I: Nêu khái quát lịch sử hình thành của đạo Công giáo,
vai trò của Công đồng Vatican II và những vấn đề đƣơng đại. Trong nội dung
về Công giáo ở Việt Nam, làm rõ công lao của một số ngƣời Công giáo tiêu


15
biểu mà tác giả gọi là “Những con ngƣời đáng quý trọng” trong lịch sử cách
mạng Việt Nam.
Phần II: Nêu khái quát lịch sử của đạo Do Thái, kinh thánh Do Thái,
đất thánh Giêruxalem; Nhà nƣớc Ixraen ngày nay. Sách trình bày mối quan hệ
đặc thù giữa Nhà nƣớc, dân tộc và tôn giáo của tôn giáo này, những vấn đề cơ
bản về giáo lý, giáo hội và những biến chuyển của nó trong sự phát triển xã
hội ngày nay.
Phần III: Nêu sơ lƣợc lịch sử của đạo Baha‟i, quá trình truyền giáo vào
Việt Nam.
+ Tập III: Làm rõ khái niệm Tin lành qua câu hỏi: Tin lành hay Tin dữ?
Từ đó liệt kê danh sách các giáo hội chính thống trên thế giới và khẳng định
hiện nay có khoảng 300 giáo hội Tin lành. Tập sách cũng làm rõ các cứ liệu
liên quan đến giáo chủ, tổ chức, lịch sử đạo Hồi, đạo Hòa Hảo và đạo Cao Đài.
- Phạm Ngọc Anh - ThS Nguyễn Xuân Trung: “Mối quan hệ giữa tôn

giáo và dân tộc, giữa đoàn kết tôn giáo và đoàn kết dân tộc trong tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh” [137]. Bài viết làm rõ: trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, giữa tôn giáo
và dân tộc luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau, đồng bào tôn giáo cũng
là công dân của nƣớc Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, vì thế hiển nhiên đoàn
kết tôn giáo cũng thống nhất và nằm trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Mục tiêu của đoàn kết tôn giáo là đoàn kết dân tộc. Lợi ích của mỗi tôn giáo
đều gắn liền với lợi ích của cả cộng đồng dân tộc. Để đất nƣớc đƣợc độc lập,
tự do thì phải đoàn kết đƣợc sức mạnh của toàn dân tộc, trong đó, đồng bào
tôn giáo chiếm vị trí rất quan trọng. Đảng ta đã vận dụng, quán triệt quan
điểm này của Hồ Chí Minh vào việc hoạch định chính sách tôn giáo trong
công cuộc đổi mới của đất nƣớc.
- Trần Thị Kim Oanh: “Chức năng xã hội của tôn giáo - nhìn từ góc độ
Triết học” [138]. Bài viết luận giải: với tƣ cách là một hình thái ý thức xã hội,
một tiểu hệ thống kiến trúc thƣợng tầng, ngay từ khi mới ra đời, tôn giáo đã


16
có những chức năng xã hội đặc thù. Thực hiện những chức năng này, tôn giáo
ngày càng có nhiều ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống xã hội trên cả hai
phƣơng diện tích cực và tiêu cực. Mặc dù không để lại một hệ thống lý luận
hoàn chỉnh về tôn giáo, song các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã đặt
nền móng và tạo cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu tôn giáo và chức năng
xã hội của nó. Nhìn từ góc độ Triết học, tác giả tập trung làm rõ những chức
năng xã hội đặc trƣng nhất của tôn giáo. Đó là chức năng “bù đắp tinh thần”,
chức năng liên kết, chức năng thế giới quan và chức năng điều chỉnh - kiểm
tra.
- Bài viết: “Quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo trong các văn bản pháp
luật quốc tế và sự tƣơng thích của pháp luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn
Thị Diệu Thúy đăng trên Website của Ban Tôn giáo Chính phủ.
Tác giả dẫn giải nội dung một số văn bản pháp luật quốc tế đề cập đến

quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo nhƣ: Hiến chƣơng Liên Hợp Quốc năm
1945; Tuyên ngôn thế giới nhân quyền năm 1948; Công ƣớc quốc tế về các
quyền dân sự và chính trị năm 1996 và đƣa ra cái nhìn tổng quát về vấn đề
này. Đồng thời nêu rõ sự tƣơng thích của pháp luật Việt Nam qua hiến pháp,
pháp lệnh tín ngƣỡng tôn giáo và các văn bản của Chính phủ nƣớc Cộng hòa
xã hội Việt Nam.
1.1.2. Những nội dung của Luận án kế thừa
Có thể khẳng định rằng trong những năm trở lại đây, những vấn đề về
tôn giáo đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ những hƣớng tiếp
cận, những góc độ và cấp độ khác nhau (từ các loại sách đến các đề tài khoa
học cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ, các bài viết đăng ở các Tạp chí, các Luận án, Luận
văn…) và đã đạt đƣợc những kết quả rất quan trọng, góp phần làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận, lịch sử hình thành và phát triển, căn bản về giáo lý, nghi
lễ của các tôn giáo, mối quan hệ của tôn giáo đối với các bộ phận còn lại thuộc


17
kiến trúc thƣợng tầng, và các điều kiện kinh tế - xã hội. Đồng thời, cũng làm rõ
những ảnh hƣởng tích cực của tôn giáo đến đời sống nhƣ văn hóa, đạo đức...
- Tác giả Mai Thanh Hải với cuốn sách “Các tôn giáo trên thế giới và Việt
Nam”. Ba tập sách của ông đƣợc biên soạn công phu, trình bày sâu sắc và dễ
hiểu, hƣớng cho ngƣời đọc tìm hiểu, nắm bắt đƣợc ý tứ nông sâu của từng khía
cạnh chi tiết, thông qua những bài viết nhƣ câu chuyện kể, ngƣời đọc tiếp thu,
lĩnh hội tri thức một cách tự nhiên. Tác giả cũng rất chú ý đến việc liên hệ những
điều kiện khách quan của Việt Nam và sự tiếp biến trong quá trình ngƣời Việt
tiếp thu tôn giáo. PGS. TS Nguyễn Thanh Xuân và một số tác giả khác cũng có
những kết quả tƣơng tự khi nghiên cứu một số tôn giáo ở Việt Nam.
- Nhiều tác giả nghiên cứu tôn giáo, khai thác những giá trị về văn hóa,
đạo đức và khẳng định dƣới góc độ này tôn giáo có rất nhiều tích cực. Bên
cạnh hƣớng nghiên cứu về văn hóa đƣợc tìm hiểu dƣới góc nhìn nhân văn là

khoan dung tôn giáo và ngoài ra còn đề cao chức năng xã hội của nó.
Nhiều kết luận khẳng định: nghiên cứu, tổng kết thực tiễn tình hình
thực hiện chính sách tôn giáo là việc làm thƣờng xuyên của Đảng, Nhà nƣớc
và các tổ chức chính trị - xã hội ở nƣớc ta. Thông qua hoạt động đó, rút ra
những vấn đề mới về lý luận, bổ sung tài liệu, những luận cứ nhằm phát triển,
hoàn thiện chính sách tôn giáo.
- Các đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ do Tập thể, nhóm các nhà
khoa học của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì thực hiện, đã đƣợc
công bố là những tài liệu khoa học vô cùng quý giá, nhất là trang bị phƣơng
hƣớng và giải pháp giải quyết những vụ việc phức tạp, điểm nóng về tôn giáo ở
các khu vực nhạy cảm nhƣ Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ của nƣớc ta.
- Các công trình của các nhà khoa học hàng đầu nghiên cứu về chính
sách tôn giáo của hai tác giả Đỗ Quang Hƣng và Nguyễn Thanh Xuân đã nêu
một cách tỷ mỷ, toàn diện và phân tích sâu sắc về chính sách tôn giáo, xây
dựng nội hàm của chính sách tôn giáo; vẽ ra bức tranh toàn cảnh, chi tiết về


18
tình hình thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam và đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo.
- Một số công trình nghiên cứu chính sách, pháp luật quốc tế, một số
quốc gia đối với tôn giáo trong quan hệ so sánh với chính sách tôn giáo của
nƣớc ta; những kinh nghiệm giải quyết vấn đề tôn giáo của một số quốc gia
trong khu vực. Nhóm tác giả Nguyễn Hồng Dƣơng, Nguyễn Thị Diệu Thúy,
Nguyễn Thanh Xuân, Đỗ Quang Hƣng, Mai Thanh Hải.
- Một số công trình của các tác giả Nguyễn Đức Lữ, Nguyễn Thanh Xuân
và Đỗ Quang Hƣng đã nghiên cứu vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc
thực hiện chính sách tôn giáo thông qua những văn bản pháp luật của Nhà nƣớc
ta về tôn giáo nhƣ: Hiến pháp, Pháp lệnh và các nghị định của Chính phủ.
1.1.3. Những vấn đề cần trao đổi với các tác giả

- Nghiên cứu cơ bản về tôn giáo, các tác giả chƣa quan tâm nghiên cứu
tính đặc thù về tôn giáo của các vùng, các khu vực hành chính, chƣa có tác giả
nào nghiên cứu cụ thể, chi tiết về tình hình tín ngƣỡng, tôn giáo ở Thanh Hóa.
- Những công trình nghiên cứu đã nêu chƣa đề xuất đƣợc những giải
pháp về chính sách phù hợp với tình hình mới, sát hợp với thực tiễn nhƣ: chính
sách về đất đai, cơ sở thờ tự của các tôn giáo, vấn đề ngƣời nƣớc ngoài sinh
hoạt tôn giáo ở Việt Nam, chƣa phản ánh đƣợc tình trạng bất bình đẳng trong
thực tế thực hiện chính sách giữa các tổ chức tôn giáo, những bất cập trong việc
thực hiện luật Di sản đối với các cơ sở tôn giáo là di tích đƣợc xếp hạng.
- Khi đề cập đến vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc thực
hiện chính sách tôn giáo, các tác giả mới tiếp cận ở phƣơng diện pháp lý chứ
chƣa đi vào nghiên cứu cụ thể, về tính chủ thể của chính quyền địa phƣơng
trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở nƣớc ta hiện nay.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÕ CỦA CHÍNH QUYỀN
ĐỊA PHƢƠNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở THANH
HÓA - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA


19
1.2.1. Các công trình
- Đề tài cấp Nhà nước: “Tình hình và xu hƣớng tôn giáo ở Việt Nam hiện
nay - những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý và lãnh đạo” năm 2002 do GS.TS
Lê Hữu Nghĩa làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã phân tích công tác lãnh đạo và
quản lý đối với tôn giáo ở nƣớc ta và nêu lên một số vấn đề đặt ra hiện nay. Các
tác giả điều tra, khảo sát một cách nghiêm túc, khách quan thực trạng tình hình
quản lý nhà nƣớc về tôn giáo ở các địa phƣơng, qua đó thể hiện vai trò của chính
quyền các cấp ở địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách tôn giáo.
- Đề tài cấp bộ: "Đổi mới chính sách tôn giáo và quản lý nhà nƣớc về tôn
giáo hiện nay - những bài học kinh nghiệm và kiến nghị cụ thể" năm 2002 do
PGS.TS Nguyễn Đức Lữ làm chủ nhiệm. Tập trung phân tích nội dung, kết quả

của quá trình Nhà nƣớc quản lý đối với tôn giáo, nhóm tác giả nhận thấy vai trò
quan trọng, trực tiếp của chính quyền địa phƣơng trong quản lý nhà nƣớc về tôn
giáo nói riêng và trong việc thực hiện chính sách về tôn giáo nói chung.
- PGS.TS Ngô Hữu Thảo: “Công tác tôn giáo. Từ quan điểm Mác Lênin đến thực tiễn Việt Nam”, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2012.
Dƣới góc độ tiếp cận phân tích việc vận dụng những quan điểm Chủ nghĩa
Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo vào thực
tiễn công tác tôn giáo trong hệ thống chính trị ở Việt Nam. Qua đó nhấn mạnh
vai trò quản lý nhà nƣớc về tôn giáo của cấp địa phƣơng, cơ sở.
- ThS. Võ Duy Sang: “Các giải pháp chủ yếu phòng ngừa và giải
quyết “điểm nóng”, góp phần bảo đảm ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, Đề tài khoa học cấp tỉnh, Thanh Hóa, năm
2014. Đề tài đã nghiên cứu diễn biến tình hình của các “điểm nóng” ở tỉnh
Thanh Hóa từ năm 2000 đến năm 2014, trong đó có nhiều điểm nóng về
tôn giáo. Trong trách nhiệm chung của toàn hệ thống chính trị, tác giả đề
cập vai trò của chính quyền địa phƣơng, đặc biệt là vai trò của Chủ tịch


×