Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

TÌM MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA KẾT QUẢ TINH DỊCH ĐỒ VÀCÁC YẾU TỐ NGHỀ NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA KẾT QUẢ TINH DỊCH ĐỒ
VÀCÁC YẾU TỐ NGHỀ NGHIỆP

Ngành học : CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Sinh viên thực hiện : PHẠM THỊ THU HƯỜNG
Niên khóa : 2010 – 2014

Tháng 12/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA KẾT QUẢ TINH DỊCH ĐỒ
VÀCÁC YẾU TỐ NGHỀ NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

BS. VŨ ĐÌNH TUÂN

PHẠM THỊ THU HƯỜNG


Tháng 12/2013


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh và các thầy cô đã
tận tình dạy bảo em trong những năm học qua.
Thầy Trưởng bộ môn Công nghệ Sinh học, thầy, cô chủ nhiệm và các thầy cô
trong bộ môn đã luôn yêu thương, giúp đỡ, chỉ bảo em ân cần, tận tình trong thời
gian em học, giúp đỡ em trong những lúc khó khăn nhất.
Ban Giám Đốc và PhòngChỉ đạo tuyến bệnh viện Hùng Vương và Bác sĩ Lý Thái
Lộc trưởng khoa Hiếm muộn đã tạo điều kiện cho em làm đề tài tại bệnh việnkhoa
Hiếm muộn bệnh viện Hùng Vương TP.Hồ Chí Minh.
Bác sĩ Vũ Đình Tuân và CNSH.Tăng Kim Hoàng Văn,CNXN. Mai Thanh Hoài
đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em nhiệt tình trong quá trình làm đê tài.
CNSH.Nguyễn Nữ Hải Long, CNSH. Mai Kim Châu. CNSH. Hoàng Thị Bích
Tuyền và các anh chị trong khoa đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em không chỉ về kiến
thức chuyên ngành mà cả những kiến thức cuộc sống, giúp em chuẩn bị hành trang ra
đời.
Các anh chị cùng thực tập tại phòng xét nghiệm khoa đã luôn giúp đỡ em.
Các bạn cùng phòng kí túc xá, các bạn DH10SH thân yêu luôn ở bên, yêu thương
đùm bọc nhau trong suốt thời gian qua. Cảm ơn các bạn của tôi đã luôn bên cạnh tôi
lúc khó khăn, lúc vui và buồn.
Và quan trọng nhất, con xin cảm ơn bố mẹ và các anh đã luôn yêu thương con,
dõi theo con từng bước đi, cảm ơn các anh chị và em trai đã vì rất nhiều. Con mãi
yêu mọi người!
Tháng 12 năm 2013
Phạm Thị Thu Hường

 



TÓM TẮT
Sự giảm chất lượng tinh trùng càng ngày càng tăng do sống trong môi trường
ngày càng nhiều yếu tố gây hại cho tinh trùng. Trong đó các yếu tố nghề nghiệp
cũng là một tác nhân làm suy giảm tinh trùng vẫn đang còn bàn cãi, vì thế đề tài “
Tìm mối tương quan giữa kết quả tinh dịch đồ và các yếu tố nghề nghiệp” được
thực hiện. Nghiên cứu tiến hành trên 398 bệnh nhân đến khám và điều trị vô sinh
tại khoa hiếm muộn bệnh viện Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh.
Trong số 398 bệnh nhân tới khám chỉ có 40 bệnh nhân xét nghiệm kết quả
tinh trùng bình thường còn lại 358 bệnh nhân có kết quả tinh trùng bất thường. Sau
khi loại bỏ các yếu tố gây nhiễu, kết quả thu được mối tương quan giữa một số
nhóm nghề nghiệp với chất lượng tinh trùng. Thời gian làm việc trong nghề càng
lâu càng làm chất lượng tinh trùng suy giảm về mọi thông số. Một số nhóm nghề
nghiệp có ảnh hưởng tới độ di động bình thường của tinh trùng như nhóm nghề
xây dựng, thợ vecni, sơn, sản xuất mỹ phẩm, tinh trùng bị ảnh hưởng về độ di
động với P = 0,015, nhóm nông dân có tỷ lệ di động tiến tới thấp hơn WHO với
chỉ số P là 0,010,chất lượng tinh trùng của nhóm rất thấp, tỷ lệ các loại bất thường
rất cao so với các nhóm khác. Nhóm nhân viên văn phòng, quản lý có trung bình
di động thấp hơn có ý nghĩa so với chuẩn WHO, P = 0,02.Nhóm thợ điện, thợ sửa
chữa điện công nghiệp, kỹ sư tin học, viễn thông có trung bình độ di động tiến tới
thấp hơn chuẩn với P = 0,004. Các nhóm bệnh nhân khác không có sự khác biệt có
ý nghĩa so với chuẩn tham khảo. Công việc làm ca đêm không thấy có ảnh hưởng
tới chất lượng tinh trùng. Chất lượng tinh trùng ngày càng suy giảm cả về số lượng
và chất lượng đặc biệt là hình dạng bình thường của tinh trùng.
Nghiên cứu này giúp đóng góp kiến thức để xây dựng một phương pháp để
phòng ngừa tại nơi làm việc, giúp cải thiện đáng kể chất lượng tinh trùng, thuận
tiện cho quá trình khám tư vấn của bác sĩ.
Từ khóa: chất lượng tinh trùng, yếu tố nghề nghiệp, mối tương quan, yếu tố gây
nhiễu, độ di động, vô sinh.


ii 
 


SUMMARY
There are manyfactorsaffectingsperm quality and the impact of environment
and occupation on male fertility is till under debate.Knowledge oftheimpact
factorsaffectingsperm qualitywill benefitpatientsintheprophylaxisandtreatment of
infertility. The thesis” Determine thebetweensemen analysisresultsand occupation
factors” included 398 correlationspatients, were categorized into 12 occupational
groups, the potential confounders were rejected and the semen parameter were
analysed. We investigated associations between total sperm count, sperm motility,
and sperm morphology (40 with normal semen and 359 with altered semen). Both
the quality and quantity of sperm are declining. Studies on famers showed a
decrease in the quality of semen more than the other occupation. We found
significant associations between semen impairment and some occupations:four
groups showed a proportion of reduced sperm motility:group of construction,
varnishers, painter, cosmetic production workers: p = 0,015,group of famer:P =
0,010,group of electricians, engineer of information technology: P =0,004, group
of office worker, administrator reduced sperm motility: p = 0,02. The men who
worked night shift have no reduced fertility compared to the men working in the
day time.
This

knowledge

would

patientsintheprophylaxisandtreatment


of

benefit
infertility

doctors
andallow

to

and
establish

preventive measures in workplace.
Keywords: sperm quality, occupation, correlations, potential confounders, sperm
motility, infertility.

iii 
 


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ i
TÓM TẮT..................................................................................................................... ii
SUMMARY................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................ viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề:.......................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 2

1.3.

Nội dung thực hiện ............................................................................................. 2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 3
2.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh ............................................. 4

2.4.

Tổng quan về tinh dịch ................................................................................ 5

2.5.

Khái quát về tinh dịch đồ............................................................................. 6

2.6.

Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu .......................................................................... 7


2.6.1.
Các nghiên cứu trong nước về chất lượng tinh trùng và các yếu tố nghề
nghiệp và các thói quen gây ảnh hưởng đến tinh trùng. ............................................... 7
2.6.2.
Các nghiên cứu trên thế giới về chất lượng tinh trùng và các yếu tố nghề
nghiệp và các thói quen gây ảnh hưởng đến tinh trùng. ............................................... 7
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 10
3.1.

Thời gian và địa điểm ....................................................................................... 10

3.2.

Vật liệu nghiên cứu .......................................................................................... 10

3.3.

Phương pháp thực hiện ..................................................................................... 10

3.3.1.

Thiết kế bộ câu hỏi .................................................................................... 10

3.3.2.

Kỹ thuật thu thập thông tin bệnh nhân ...................................................... 10

3.3.3.


Tinh dịch đồ ............................................................................................... 11
iv 

 


3.3.4.

Xử lý và phân tích số liệu .......................................................................... 26

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 28
4.1.
4.1.1.
4.2.
4.2.1.

Kết quả ............................................................................................................. 28
Phân tích các yếu tố có khả năng làm nhiễu .............................................. 28
Phân loại kết quả tinh dịch đồ theo đặc điểm tinh dịch ................................... 29
Tỉ lệ của các nhóm nghề nghiệp ................................................................ 30

4.2.2.
Phân tích một số thông số quan trọng trong tinh dịch đồ của các nhóm
nghề nghiệp................................................................................................................. 32
4.2.3.
4.3.

Đặc điểm nghề lao động đêm với chất lượng tinh trùng ........................... 37
Thảo luận .......................................................................................................... 40


Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 42
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 42

5.2.

Đề nghị ............................................................................................................. 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 43


 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A: Azoospermia.

ATP: Adenosin triphosphat
C: Cryptozoospermia

cs: cộng sự
DĐTT: Di động tiến tới
GC: ghi chú
HDBT: Hình dạng bình thường
NN: Nghề nghiệp
TL: Thuốc lá
TS: Tổng số

WHO: World Health Organization

XH: Xông hơi

vi 
 


 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Một số giá trị tối thiểu của tinh dịch đồ theo WHO 2010 ............................ 6
Bảng 3.1 Cách tính hệ số pha loãng .......................................................................... 18
Bảng 3.2 Một số thuật ngữ sử dụng trong tinh dịch đồ ............................................. 26
Bảng 3.3 Phân nhóm các nghề nghiệp ....................................................................... 27
Bảng 4.1 Kết quả phân tích các yếu tố có khả năng gây nhiễu.................................. 28
Bảng 4.2 Phân loại kết quả tinh dịch theo đặc điểm tinh dịch ................................... 29
Bảng 4.3 Số lượng bệnh nhân phân theo mỗi nhóm nghề nghiệp ............................. 30
Bảng 4.5 Chất lượng tinh trùng với công việc làm ca đêm ....................................... 37

vii 
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cấu trúc một tinh trùng ................................................................................. 3
Hình 3.1 Sự ly giải của tinh dịch ............................................................................... 11
Hình 3.2 Độ nhớt của tinh dịch .................................................................................. 12
Hình 3.3 Tính chất mẫu tinh dịch .............................................................................. 12
Hình 3.4 Đo thể tích tinh dịch.................................................................................... 13

Hình 3.6 Sự kết đám tinh trùng.................................................................................. 15
Hình 3.7 Sự kết dính tinh trùng ................................................................................. 15
Hình 3.8 Bộ thuốc nhuộm eosin – nigrosin và hình tinh trùng bắt màu bắt màu
nhuộm Eosin – Nigrosin ............................................................................................. 17
Hình 3.9 Buồng đếm Neubauer ................................................................................ 18
Hình 3.10 Kỹ thuật kéo lame đều ............................................................................. 20
Hình 3.11 Bộ nhuộm Papanicolaou ........................................................................... 22
Hình 3.12 Tinh trùng có hình dạng bình thường ....................................................... 23
Hình 3.13 Tinh trùng bất thường ............................................................................... 25
Hình 4.1 Biểu đồ tỷ lệ của các nhóm nghề nghiệp của bệnh nhân ............................ 30
Hình 4.2 Biểu đồ so sánh kết quả tinh dịch đồ giữa các nhóm nghề nghiệp ............. 32
Hình 4.3 Biểu đồ phân bố số lượng bệnh nhân theo tuổi nghề.................................. 38
Hình 4.4 Phân loại đặc điểm tinh dịch đồ theo tuổi nghề ......................................... 39

viii 
 



 


Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong đời sống xã hội vô sinh là nỗi buồn, nỗi thất vọng của nhiều gia đình. Có rất
nhiều những vấn đề xã hội xảy ra xung quanh vấn đề vô sinh, hiếm muộn. Các phương
pháp điều trị vô sinh đã mang lại bao niềm tin, hy vọng cho các cặp vợ chồng hiếm
muộn, vô sinh trên thế giới. Trong khám và chẩn đoán một cặp vợ chồng hiếm muộn thì
tinh dịch đồ là một phương pháp đầu tiên, bắt buộc nhằm đánh giá khả năng sinh sản của
nam giới, cung cấp những thông tin cần thiết cho lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị.

Kết quả tinh dịch đồ phản ánh chất lượng tinh trùng bao gồm nhiều thông số như: mật độ
tinh trùng, tổng số tinh trùng, độ nhớt, độ ly giải, phần trăm di động, phần trăm hình dạng
bất thường…
Có rất nhiều các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng như nhiệt độ,
tinh trùng chỉ được tạo thành và phát triển ở môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của
cơ thể từ 1 – 2oC. Việc tiếp xúc với nhiệt độ cao, ô nhiễm môi trường và hóa chất công
nghiệp, các gốc oxy hóa tự do… có thể làm tổn thương cấu trúc di truyền của tinh trùng.
Hút thuốc lá và uống rượu nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh sản tinh trùng, đến cả
tính chất, số lượng và tính di động của tinh trùng
Theo các nghiên cứu thì các yếu tố liên quan đến mỗi ngành nghề nhưnhiệt độ, tiếp
xúc hóa chất, kim loại nặng, phóng xạ, rượu bia, tư thế ngồi, thời gian làm việc,… trong
một thời gian dài cũng có những bất lợi dẫn đến những rối loạn, những vấn đề sinh lí
thậm chí là ảnh hưởng tới cấu trúc di truyền, dẫn đến thay đổi rất lớn về số lượng và chất
lượng của tinh trùng. Vấn đề này hiện vẫn đang còn tranh cãi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng có rất nhiều và rất khó xác định
nguyên nhân gây khó khăn nhiều trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Nếu hiểu biết
được các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng sẽ giúp đỡ rất nhiều cho bệnh
nhân trong việc phòng tránh các yếu tố bất lợi và quá trình điều trị vô sinh.


 


Để có một cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề có hay không mối liên hệ giữa chất lượng
tinh trùng và các yếu tố liên quan đến nghề nghiệp, giúp ích cho quá trình dự phòng vô
sinh nam, đề tài: ” Tìm mối tương quan giữa kết quả tinh dịch đồ và các yếu tố nghề
nghiệp” được thực hiện tại khoa Hiếm muộn bệnh viện Hùng Vương.
1.2. Yêu cầu của đề tài
Thống kê thông tin của bệnh nhân tìm mối tương quan, tạo một cái nhìn rõ ràng về
mối quan hệ giữa kết quả tinh dịch đồ và yếu tố nghề nghiệp.Góp phần tăng kiến thức về

các nguyên nhân vô sinh, giúp quá trình tư vấn bệnh nhân biết cách hạn chế tối đa các
nguyên nhân vô sinh.
1.3. Nội dung thực hiện
Thiết kế mẫu câu hỏi điều tra các thông tin bệnh nhân về các yếu tố công việc có khả
năng ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, và các thói quen có khả năng gây nhiễu như
hút thuốc lá, uống rượu bia và xông hơi, tiến hành phỏng vấn trực tiếp từng bệnh nhân tới
xét nghiệm tinh dịch.Tiến hành xét nghiệm tinh dịch đồ, phân tích đánh giá các thông số.
Và xử lý số liệu, dựa vào kết quả tinh dịch đồ của các nam vô sinh và các điều tra thông
tin cá nhân về chế độ, điều kiện làm việc, các yếu tố liên quan đến nghề nghiệp của bệnh
nhân xác định tương quan giữa kết quả tinh dịch đồ và yếu tố nghề nghiệp và các yếu tố
gây nhiễu.


 


Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
 

2.1.

Cấu trúc của một tinh trùng trưởng thành

Tinh trùng là tế bào có kích thước nhỏ nhất trong cơ thể và được biệt hóa cao. Một
tinh trùng trưởng thành có chiều dài khoảng 50µm, bao gồm hai phần chính là phần đầu
chứa vật liệu di truyền và phần đuôi chịu trách nhiệm chính cho khả năng di động của
tinh trùng.
Phần đầu có chiều dài 5µm, ngang 2,5µm và dày 1,5µm. Hai cấu trúc quan trọng
trong vùng đầu là nhân và thể cực đầu (acrosome). Thành phần chủ yếu của nhân là chất
nhiễm sắc đã được nén chặt, chứa DNA quấn quanh tổ hợp protein bên trong có bản chất

là protamine. Thể cực đầu là một cấu trúc dạng túi, bao bên ngoài khoảng 2/3 chu vi nhân
tính từ đỉnh, kết hợp với màng tế bào để tạo mũ chụp ở đầu. Thể cực đầu có chứa nhiều
men thủy giải trong đó có acrosin. (Hồ Mạnh Tường và cs, 2011).
Phần đuôi dài khoảng 45µm bao gồm phần cổ, đoạn giữa, đoạn chính và đoạn chóp
đuôi. Phần đuôi tinh trùng là nơi chứa các thành phần tế bào và men cần thiết cho hoạt
động trao đổi chất và di động. Đoạn cổ là đoạn kết hợp phần đuôi và đầu. Cấu trúc chính
của phần đuôi tinh trùng là lõi sợi được bao quanh bởi các vi sợi, các sợi này bắt đầu từ
phần sau của cổ, chạy dọc suốt chiều dài đuôi. Đoạn giữa dài khoảng 5 –9 µm, rộng
khoảng 1 µm, kéo dài suốt từ đoạn cổ đến đoạn chính. Đoạn giữa có chứa nhiều ti thể sắp
xếp thành từng dải, tập hợp ATP cung cấp năng lượng cho sự di động và khởi động cho
sự phân giải glucose, do đó toàn bộ hoạt động trao đổi chất của tinh trùng diễn ra ở phần
giữa. Chóp đuôi có chứa các cấu trúc phụ (Hồ Mạnh Tường và cs, 2011).

Hình 2.1Cấu trúc một tinh trùng
()

 


2.2.

Quá trình sinh tinh trùng

Quá trình sinh tinh diễn ra trong lòng các ống sinh tinh, bao gồm hai giai đoạn chính
là giai đoạn hình thành tinh tử và giai đoạn tinh tử biệt hóa thành tinh trùng.
Trong giai đoạn hình thành tinh tử, ngay sau khi các tế bào mầm sơ khai đến mào
sinh dục của phôi đực, chúng sát nhậpvào dây/lõi và ở đó cho đến khi trưởng thành. Đó
là lúc dây sinh dục bắt đầu biệt hóa thành ống sinh tinh và lớp biểu bì của ống trở thành
tế bào Sertoli có chức năng bảo vệ và nuôi dưỡng tinh trùng đang phát triển. Đầu tiên tế
bào mầm sơ khai phân bào nguyên nhiễm tạo nhiều tinh nguyên bào A1. Tiếp đó tinh

nguyên bào A1 phân chia tạo tinh nguyên bào A2, A3,A4, tinh nguyên bào trung gian và
tinh nguyên bào loại B. Tinh nguyên bào B là tiền thân của các tinh bào. Các tinh bào sơ
cấp giảm phân I thành tinh bào thứ cấp, tinh bào thứ cấp qua giảm phân II tạo thành các
tinh tử. Tiếp đó là giai đoạn biệt hóa của tinh tử thành tinh trùng. Đầu tiên là sự hình
thành cực đầu, tạo ra một nón bao phủ nhân tinh trùng, nhân nén chặt lại, các ti thể hợp
thành một vòng quanh đuôi tinh trùng.
2.3.

Các yếu tốảnh hưởng đến quá trình sinh tinh

Thuốc, xạ trị liệu, nhiệt độ cao, ngộ độc, nhiễm trùng, ô nhiễm môi trường, chế độ ăn
uống, xơ gan, suy thận... đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới khả năng sinh tinh tại
tinh hoàn (Nguyễn Quốc Hùng, 2010).
Chế độ ăn thiếu một số chất như: một số Acid béo, Acid Amin và kẽm có thể ảnh
hưởng trực tiếp lên tinh hoàn và gây giảm sinh tinh. Thiếu vitamin B có thể ảnh hưởng
đến quá trình sinh tinh do ảnh hưởng trực tiếp lên tuyến yên và gián tiếp lên tinh hoàn.
Thiếu vitamin A gây thoái hóa tinh trùng, thiếu vitamin E sẽ gây tổn thương tinh trùng,
thiếu Vitamin C làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
Béo phì cũng làm giảm độ đi động tinh trùng 30%.
Nhiệt độ ở bìu ở người thường thấp hơn thân nhiệt khoảng 2oC. Sốt trên 38,5oC có
thể ức chế quá trình sinh tinh trong thời gian 6 tháng. Nếu nhiệt độ trên 42oC thì tinh
trùng sẽ bị chết(WHO,1987) Ngoài tác dụng ức chế sinh tinh, nhiệt độ cao có thể gây tổn
thương ADN của tinh trùng(Thoneau và cs, 1998). Tăng nhiệt độ làm giảm sinh tinh và
tăng tỉ lệ tinh trùng dị dạng(Thomas và cs,1998).
Nhiễm độc một số kim loại nặng như chì, Cadmium và thủy ngân có thể gây giảm
sinh tinh và gây vô sinh(Alexander và cs, 1996). Hút thuốc nhiều và uống rượu cũng có

 



thể ảnh hưởng trực tiếp là giảm sinh tinh (Hruska và cs, 2000, trích dẫn của Hồ Mạnh
Tường và cs,2011).
Thuốc trừ sâu và các dung môi hữu cơ đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có tác
động xấu đến quá trình sinh tinh, làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Hầu hết
dung môi hữu cơ có tác dụng độc trực tiếp lên tinh hoàn.Nếu tiếp xúc với phóng xạ
cường độ cao, tất cả các loại tế bào sinh tinh đều bị ảnh hưởng có thể dẫn đến vô tinh
không hồi phục. Khi các tinh nguyên bào bị chết do phóng xạ với cường độ thấp, quá
trình sinh tinh vẫn diễn ra nhưng với số lượng tinh bào thấp nên dẫn đến giảm tinh trùng.
Mặc dù quá trình sinh tinh có thể hồi phục nhưng phóng xạ có thể gây tổn thương nhiễm
sắc thể và gây bất thường ở thế hệ sau.
Người ta ghi nhận rằng từ trường với tần số thấp và cường độ cao có thể gây tổn
thương quá trình sinh tinh. Trong môi trường sống hiện nay, từ trường chủ yếu được tạo
bởi các thiết bị điện gia dụng, thiết bị điện công nghiệp hoặc đường dẫn truyền điện.
Theo WHO (2000), một số thuốc được ghi nhận có thể ảnh hưởng đến sinh tinh như:
nội tiết tố, Cimetidene, Sulphasalazine, Spironolactone, Nitrofurantoin, Niridazone,
Colchichine (Trích dẫn bởi Nguyễn Quốc Hùng, 2010).
Các bệnh lý toàn thân đều ít nhiều có ảnh hưởng đến hoạt động của tinh hoàn, nhưng
nhiều khi không được chú ý. Các tình trạng bệnh lý cấp tính nặng như bỏng, nhồi máu cơ
tim, chấn thương, phẫu thuật... đều ức chế chức năng tinh hoàn.Suy thận mãn tính dẫn
đến rối loạn điều hòa trục dưới đồi tuyến yên và gián tiếp ức chế chức năng tinh hoàn.
Suy gan mãn tính gây rối loạn nội tiết, dẫn đến giảm sinh tinh, teo tinh hoàn, nữ hóa,
giảm chức năng sinh hoạt tình dục. Các bệnh lý về đường tiêu hóa, huyết học, nội tiết đều
được báo cáo có tác dụng giảm quá trình sinh tinh. Ở những bệnh nhân có bệnh lý ác
tính, sinh tinh thường giảm mạnh hoặc ngưng hoàn toàn, chủ yếu do tác động của các
phương pháp điều trị ung thư như xạ trị, hóa trị (Hồ Mạnh Tường và cs, 2011).
2.4.

Tổng quan về tinh dịch

Tinh dịch gồm hai thành phần chủ yếu là tinh trùng và tinh tương. Tổng số tinh trùng

phản ánh khả năng sản xuất tinh trùng của tinh hoàn và sự lưu thông của các ống dẫn sau
tinh hoàn. Tổng thể tích tinh tương được tạo thành từ các tuyến phụ khác nhau vì vậy
phản ánh hoạt động bài tiết của các tuyến (WHO, 2010).


 


Cũng theo WHO 2010 thì chất lượng tinh dịch phụ thuộc các yếu tố thường không
thể thay đổi như khả năng sản xuất tinh trùng từ tinh hoàn, tình trạng sức khỏe lúc lấy
mẫu (đặc biệt là bệnh nhân bị sốt cao), thời gian kiêng xuất tinh.Một số chứng minh cho
thấy thể tích của mẫu tinh dịch phụ thuộc vào cách xuất tinh, nên thực hiện bằng cách thủ
dâm và mẫu thu vào lọ tại phòng gần phòng xét nghiệm cho thể tích ít hơn cách thu vào
bao cao su không chứa chất diệt tinh trùng khi giao hợp ở nhà.Mẫu tinh dịch xuất ra lúc
đầu tiên là thành phần giàu tinh trùng nhất, đó là dịch tuyến tiền liệt, sau đó thì lượng tinh
trùng thấp lại, thành phần tinh dịch phần sau chủ yếu là dịch túi tinh. Mật độ tinh trùng
không đánh giá được khả năng sản xuất tinh trùng của tinh hoàn vì nó bị ảnh hưởng bởi
chức năng của các cơ quan sinh dục khác. Tuy nhiên, tổng số tinh trùng được phóng ra
(được tính bằng cách nhân mật độ tinh trùng với thể tích tinh dịch) phản ánh khả năng
sinh tinh của tinh hoàn. Dịch từ mào tinh không hoàn toàn được xuất ra hết trong một lần
xuất tinh, một số tinh trùng vẫn còn lưu lại ở mào tinh kể từ lần xuất tinh trước. Do đó sẽ
ảnh hưởng đến chất lượng của tinh trùng trong lần xuất tinh tiếp theo.
2.5.

Khái quát về tinh dịch đồ

Tinh dịch đồ là một xét nghiệm đầu tay giúp đánh giá sơ bộ khả năng sinh sản của
nam giới, bao gồm nhiều thông số như: mật độ tinh trùng, tổng số tinh trùng, độ nhớt, độ
ly giải, phần trăm di động, phần trăm hình dạng bất thường… Các thông số của tinh dịch
đồ có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán và điều trị vô sinh.

Bảng 2.1Một số giá trị tối thiểu của tinh dịch đồ theo WHO 2010
Thời gian ly giải

15-60 phút

Thể tích tinh dịch

≥ 7,2

Tổng số tinh trùng

≥ 39 triệu

Mật độ tinh trùng

≥ 15 triệu/ml

Di động tiến tới (PR)

≥ 32%

Di động tiến tới và tại chỗ (PR+NP)

≥ 40%

Hình dạng bình thường

≥ 04%.

Tỉ lệ sống


≥ 58%

Tế bào lạ

≤ 1 triệu/ml.


 


2.6. Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu
2.6.1. Các nghiên cứu trong nước về chất lượng tinh trùng và các yếu tố nghề
nghiệp và các thói quen gây ảnh hưởng đến tinh trùng.
Nghiên cứu của PNQ Duy và cs năm 2001 tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, thực hiện
trên 400 cặp vợ chồng đến khám vô sinh, nhận thấy nhóm bệnh nhân có nghề nghiệp là
tài xế đường dài có tỉ lệ bất thường về độ di động của tinh trùng cao nhất so với nhóm
nguy cơ khác. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng tìm thấy chất lượng tinh trùng giảm bớt ở
nhóm bệnh nhân làm việc trong môi trường nóng thuộc những ngành nghề khác như: Đầu
bếp, thợ hàn, thợ luyện kim, thợ lò (Trích dẫn bởi Nguyễn Quốc Hùng, 2010). Các tác
giả cho thấy tỷ lệ bất thường tinh trùng (giảm di động và hình dạng bình thường) tập
trung cao nhất ở những nhóm người thường xuyên hút thuốc lá (trên 20 điếu/ngày).
Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Hùng năm 2010 đưa ra con số tỷ lệ vô sinh của các
cặp vợ chồng có nghề nghiệp cán bộ là 3,05%, nghề nghiệp công nhân là 0%, nghề
nghiệp nông dân là 1,83%, nghề nghiệp buôn bán, tự do là 3,80%, nghề nghiệp nội trợ là
4,55%, các nghề nghiệp khác là 7,55%. Hút thuốc lá thường xuyên có nguy cơ vô sinh cao
gấp 3,9 lần so với người hút thuốc không thường xuyên với P< 0,05.
2.6.2.

Các nghiên cứu trên thế giới về chất lượng tinh trùng và các yếu tố nghề


nghiệp và các thói quen gây ảnh hưởng đến tinh trùng.
Clarke và cs năm 1998 đã thực hiện một nghiên cứu nhằm xác định mối quan hệ giữa căng
thẳng tâm lý và chất lượng tinh dịch ở nam giới thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Họ dựa
vào bảng trả lời về sư căng thẳng của bệnh nhân và các thông số tinh trùng trong một nhóm 40
người đàn ông trải qua thụ tinh ống nghiệm lần đầu tiên tại một thời gian lấy mẫu trước khi thụ
tinh ống nghiệm và tại thời điểm thu hồi trứng. Kết quả cho tổng số và và độ di động tinh trùng
giảm đáng kể từtrước khi thụ tinh ống nghiệmđến thời điểm thu hồi trứng trong phần đáng kể
của số người tham gia. Và đặc biệt tinh dịch bị suy giảm chất lượng tại thời điểm thu hồi tế bào
trứng. Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng một sự suy giảmchất lượng tinh dịch đáng kể tại
thời điểm thu hồi trứng và chứng minh có quan hệ nghịch đảo giữa chất lượng tinh dịch và các
yêu tố căng thẳng tâm lý của bệnh nhân nam thực hiện thụ tinh ống nghiệm.

Nghiên cứu của Kenkel và cs, 2001 ở Đức đã phân tích và đánh giá tinh dịch của
2054 đàn ông vô sinh từ các huyện Muenster. Các bệnh nhân được phân loại thành 29

 


nhóm nghề nghiệp. Kết quả cho thấy nông dânvà họa sĩ, thợ vecnisố lượng tinh trùng suy
giảm nghiêm trọng. Các công nhân kim khí, thợ hàn thì giảm khả năng di chuyển của tinh
trùng. Bất thường tinh dịch ở họa sĩ, thợ vecni có thể được gây ra do tiếp xúc với chất
độc. Còn nông dân tiếp xúc với phân bón, thuốc diệt cỏ. Công nhân kim khí, thợ hàn có
thể là do nhiệt hoặc độc tốtại nơi làm việc. Nghiên cứu cho thấy rằng nghề nghiệp làliên
quan đến vô sinh nam.
Swan và cs năm 2003 đã thực hiện một nghiên cứu và đưa ra kết luận ở nơi sử dụng
thuốc trừ sâu hoặc thuốc kháng côn trùng với lượng thấp không có mối tương quan đáng
kể giữa chất lượng tinh trùng và thuốc trừ sâu nhưngđối với những người sử dụng các
thuốc trừ sâu trong thời gian gần thì có sự ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng, kết quả
này cũng đồng thời chứng minh cho báo cáo trước đó của tác giả rằng đàn ông ở vùng

nông nghiệp của Mỹ có sự giảm mật độ và sự di động so với những đàn ông ở thành phố.
Støy và cs năm 2004 nghiên cứu trên 3119 bênh nhân, tác giả cho biết tăng nhiệt độ
bìu có thể làm xáo trộn khả năng sản xuất tinh dịch. Vị trí công việc ít vận động có thể
làm tăng nhiệt độ của bìu, nhưng các nghiên cứu trước đó đã thất bại trong việc xác định
có phải thay đổi nhiệt độ bìu gây ra bởi công việc ít vận động thức tế có làm ảnh hưởng
đến chất lượng tinh dịch nên nghiên cứu này để làm sáng tỏ ảnh hưởng của công việc ít
vận động đến số lượng tinh trùng và các đặc điểm khác của tinh dịch. Phân tích này
không đưa ra kết luận rằng công việc ít vận động là một yếu tố nguy cơ cho đặc điểm
tinh dịch bất thường.
Fleurian và cs năm 2009 thực hiện nghiên cứu mối liên hệ giữa nghề nghiệp và chất
lượng tinh trùng thông qua bản câu hỏi về các điều kiện việc làm có tiếp xúc với các yếu
tốt vật lý và hóa học. Họ đưa ra kết luận sau khi nghiên cứu trên 402 người: có mối tương
quan đáng kể giữa sự suy giảm của chất lượng tinh trùng với các yếu tố như tiếp xúc kim
loại nặng, dung môi hóa học, thuốc trừ sâu, xi măng. Các yếu tố vật lý cũng có liên quan
đến một số bất thường tinh trùng như nhiệt độ cao và thời gian ngồi một chỗ kéo dài với
sự suy giảm di động. Họ cũng kết luận tiếp xúc với sóng điện từ và bức xạ ion hóa không
có liên quan tới sự suy giảm chất lượng tinh trùng, tuy nhiên tác giả nhấn mạnh có thể kết
quả này không chính xác vì có rất ít báo cáo trình bày kết quả giống vậy.

 


Theo Wu và cs năm 2012 nồng độ chì trong huyết tương có tương quan nghịch đảo
với số lượng tinh trùng, nhưng không có tương quan nghịch với thể tích tinh dịch, khả
năng di động và hình thái tinh trùng. Nghiên cứu này chứng minh chì làm giảm số lượng
tinh trùng trong tinh dịch gây nên tình trang vô sinh nam.
Năm 2013 Jurewicz và cs đã thực hiện nghiên cứu để tìm hiểu xem căng thẳng do
nghề nghiệp, cuộc sống và trách nhiệm gia đình có ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng
hay không. Nghiên cứu được thực hiện trên 327 bệnh nhân đến khám chẩn đoán bệnh.
Căng thẳng tâm lý được đánh giá dựa trên hai loại câu hỏi: các đặc điểm nghề nghiệp và

sự cảm nhận chủ quan về mức độ căng thẳng. Kết quả chỉ ra rằng, một mặt, căng thẳng
do nghề nghiệp có mối liên hệ nghịch với chất lượng tinh trùng. Căng thẳng do nghề
nghiệp có mối liên hệ thuận với tỉ lệ tinh trùng bị tổn thương DNA và tinh trùng dị dạng.
Mặt khác không có sự tương quan giữa mức độ căng thẳng trong cuộc sống và các thông
số chất lượng tinh trùng.Nghiên cứu này chỉ ra rằng căng thẳng do nghề nghiệp có thể
ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng. Tuy nhiên do sự giới hạn của số liệu, tác giả đề nghị
xác nhận lại kết quả trong một nghiên cứu sâu hơn.

 
 


 


Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm
Đề tài được thực hiện từ ngày 15/07/2013 đến ngày 30/10/1013 tại phòng xét nghiệm
Nam Khoa – Khoa Hiếm muộn – Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM.
3.2. Vật liệu nghiên cứu
Các mẫu tinh dịch của bệnh nhân tới xét nghiệm tinh dịch đồ và điều trị vô sinh tại
bệnh viện Hùng Vương TP.HCM. Người nam cần được hướng dẫn rõ ràng về các vấn đề
liên quan tới cách lấy mẫu trước khi lấy mẫu.
3.3. Phương pháp thực hiện
3.3.1. Thiết kế bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi gồm các câu hỏi về thông tin bệnh nhân, nghề nghiệp và một số thói quen
của bệnh nhân, đươc chia thành 3 phần chính:
Phần 1 bao gồm thông tin cơ bản: họ tên bệnh nhân, năm sinh, nghề nghiệp.
Phần 2 tập trung đặc điểm công việc, môi trường làm việc bao gồm:Môi trường làm
việc: nhiệt độ cao, nắng nóng, tiếp xúc hóa chất (thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, phân

bón,ximăng, hóa chất phòng thí nghiệm, sơn,vecni,…), kim loại nặng (chì, thủy ngân,
cadium), điện trường, phóng xạ,thuốc nổ.Các đặc thù công việc như: ngồi nhiều một chỗ,
ít vận động, thường xuyên phải tiếp khách uống rượu, bia, làm việc ban đêm, công việc
nặng nhọc, và áp lực công việc gây căng thẳng, mất ngủ.
Phần 3 hỏi về các thói quen trong cuộc sống, các thói quen gây ảnh hưởng đến chất
lượng tinh trùng này sẽ là các yếu tố gây nhiễu khi xác định ảnh hưởng của các yếu tố
nghề nghiệp, cần phải loại trừ các bệnh nhân này ra khỏi số liệu xử lý nếu phân tích thấy
có ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng : bao gồm hút thuốc lá, uống rượu bia, xông hơi.
Vì cỡ mẫu nhỏ và để loại trừ thuận tiện các nhân tố làm nhiễu, thói quen hút thuốc lá
được chia thành các phân loại: không hút, hút ít hơn hoặc bằng 10 điếu thuốc/ngày, hút
từ 11 – 20 điếu/ngày, hút hơn 20 điếu/ngày. Uống rượu bia: hầu như không uống, ít khi
và uống thường xuyên. Thói quen xông hơi: không xông hơi, ít khi và thường xuyên.
3.3.2. Kỹ thuật thu thập thông tin bệnh nhân
Để tránh làm mất thời gian của bệnh nhân và tập chung chi tiết vào nghề nghiệp, thói
quen của bệnh nhân, bệnh nhân được phỏng vấn trực tiếp và các câu hỏi định hướng theo
10 
 


nghề nghiệp của bệnh nhân, và thay đổi cách đặt câu hỏi cho phù hợp với thái độ của mỗi
người, khéo léo trong hỏi những câu hỏi thuộc về tế nhị riêng tư. Chỉ tiến hành phỏng
vấn những bệnh nhân vui lòng được phỏng vấn sau khi giải thích cho bệnh nhân về mục
đích của nghiên cứu. Và chỉ phỏng vấn sau khi bệnh nhân đã giao mẫu để tránh bệnh
nhân phân tâm vì những câu hỏi làm ảnh hưởng tới sự xuất tinh bình thường.
3.3.3.
3.3.3.1.

Tinh dịch đồ
Sự ly giải


Sự ly giải là sự tự hóa lỏng của tinh dịch sau khi xuất tinh. Ngay sau khi xuất tinh
vào lọ chứa, tinh dịch thường ở thể thạch đặc. Vài phút sau đó ở nhiệt độ phòng, tinh dịch
bắt đầu ly giải (trở nên lỏng hơn). Khi sự ly giải tiếp diễn, tinh dịch trở nên đồng nhất
hơn và lỏng hơn, và trong giai đoạn cuối thì chỉ còn những vùng thạch nhỏ còn sót lại.
Thường thì sau khoảng 15 phút ở nhiệt độ phòng, tinh dịch sẽ ly giải hoàn toàn, đôi khi
quá trình này cũng có thể kéo dài đến 60 phút hoặc hơn. Ở mẫu chưa ly giải thường thấy
những hạt lợn cợn giống như thạch ở đáy lọ.Trong vi thể, tinh trùng bất động có khả năng
di chuyển sau khi tinh dịch ly giải bình thường vì vậy nếu thấy tinh trùng bất động cần
thêm thời gian để sự ly giải diễn ra hoàn toàn.



B

Hình 3.1Sự ly giải của tinh dịch
A: Mẫu ly giải bình thường B: Mẫu chưa ly giải
3.3.3.2.

Độ nhớt tinh dịch

Mẫu tinh dịch nhớt là một dung dịch đồng nhất, kết dính và độ nhớt không thay đổi
theo thời gian. Mẫu có độ nhớt bất thường khi có giọt kéo dài trên 2cm. Độ nhớt có thể
gây trở ngại cho việc xác định khả năng di chuyển của tinh trùng, mật độ tinh trùng.Sau
khi ly giải, độ nhớt của tinh dịch được đánh giá bằng cách hút tinh dịch vào một pipette
nhựa dùng một lần (có đường kính khoảng 1,5 mm), rồi để tinh dịch nhỏ giọt theo trọng
11 
 


lực, sau đó quan sát chiều dài của giọt, nếu mẫu bình thường thìgiọt tinh dịch nhỏ rời rạc

từng giọt nhỏ riêng lẻ. Mẫu bất thường thì tinh dịch dính chặt vào nhau khi cố dùng
pipette hút lên, giọt tinh dịch kéo dài trên 2cm.





Hình 3.2 Độ nhớt của tinh dịch
A: Mẫu tinh dịch bình thường. B: Mẫu tinh dịch nhớt
3.3.3.3.

Tính chất của mẫu xuất tinh

Mẫu tinh dịch ly giải bình thường có sự đồng nhất, màu trắng hoặc xám đục. Mẫu
tinh dịch màu vàng là domẫu nhiễm trùng, có lẫn nước tiểu hoặc do đang uống một số
loại vitamin. Mẫu có lẫn hồng cầu có màu đỏ nâu hoặc hồng.Tinh dịch loãng, trắng trong
thường là thiểu tinh hoặc vô tinh. Tinh dịch có cặn nhiều có thể do viêm nhiễm đường
tiết niệu.





Hình 3.3Tính chất mẫu tinh dịch
A: Mẫu trắng trong, B: Mẫu trắng đục

12 
 



3.3.3.4.

Thể tích tinh dịch

Cần đo lường chính xác thể tích tinh dịch để tính toán tổng số tinh trùng và tế bào lạ
trong một lần xuất tinh. Các cách đo thể tích tinh dịch:Đo bằng cách cân mẫu trong lọ:
Đây là cách đo thể tích tốt nhất, cách thực hiện như sau: Cân lọ trước khi lấy mẫu và trừ
đi khối lượng lọ sau đó cân lọ có đựng mẫu. Thể tích của mẫu là số gam của tinh dịch.
(Khối lượng riêng tinh dịch dao động trong khoảng 1,043 và 1,102). Đây là phương pháp
chính được sử dụng tại khoa Hiếm muộn bệnh viện Hùng Vương khi xác định thể tích
tinh dịch.
Đo bằng pipette (hay ống nghiệm có chia vạch): Hút mẫu từ lọ vào pipette, đọc thể
tích. Tuy nhiên phương pháp này có thể không chính xác do tinh dịch còn sót lại trong lọ.
Sai lệch thể tích nằm trong khoảng 0,3 - 0,9ml. (Brazil và cs, 2004; Iwamoto và cs, 2006;
Cooper và cs, 2007).
Ngoài ra thể tích có thể đo trực tiếp bằng cách mẫu được thu vào ống đong thủy tinh
có chia vạch, với miệng rộng và đọc thể tích từ vạch định.





Hình 3.4 Đo thể tích tinh dịch
A: Đo bằng cân. B: Đo bằng pipette
3.3.3.5.

pH tinh dịch

pH của tinh dịch phản ánh sự cân bằng pH của các dịch tiết từ các tuyến khác nhau,
chủ yếu là dịch tiết túi tinh và dịch tiết tuyến tiền liệt. pH nên được đo sau khi ly giải,

thường là 30 phút nhưng không được quá 1 giờ sau xuất tinh vì mẫu bị mất CO2 sau khi
xuất tinh, ảnh hưởng đến đánh giá. pH được đo vào một thời điểm nhất định trong vòng 1
giờ sau khi xuất tinh. Đối với mẫu bình thường, sử dụng giấy pH có thang chia độ từ 6.0
13 
 


đến 10.0: Trộn đều mẫu sau đó nhỏ 1 giọt tinh dịch lên giấy quỳ, đợi màu giấy quỳ đồng
nhất (< 30 giây) rồi so sánh màu của giấy quỳ với thang đo pH và đọc pH.
3.3.3.6.

Khảo sát vi thể ban đầu

Để kết quả chính xác mẫu nên được trộn thật kỹ trước khi tạo tiêu bản đánh giá, cần
phải trộn đều mẫu trong lọ chứa nhưng không được quá mạnh và tránh tạo bọt khí. Có thể
sử dụng pipette nhựa dùng một lần (sử dụng pipette vô trùng nếu cần) với đường kính
đầu ống khoảng 1,5 mm, hút lên xuống khoảng 10 lần. Sau khi trộn đều mẫu, hút một thể
tích tinh dịch chuẩn (10 μl) nhỏ ngay lên lame sau khi trộn, không để cho tinh trùng lắng
trở lại. Khi lấy thêm mẫu làm tiêu bản thứ hai cũng trộn đều mẫu lên. Đậy lame bằng
lamelle. Cẩn thận, tránh tạo bọt khí giữa lame và lamelle. Đánh giá tiêu bản ướt ngay khi
dịch bên trong ổn định (khoảng 60 giây). Kiểm tra sự phân bố của tinh trùng trên 2 tiêu
bản ướt. Nếu sự phân bố này là đều, tiến hành đánh giá vi thể. Ngược lại, nếu có khác
biệt lớn giữa 2 tiêu bản thì làm lại 2 tiêu bản mới.
Đánh giá tổng quát:
Sử dụng kính hiển vi quang học để đánh giá tinh dịch trên tiêu bản tươi. Đầu tiên,
đánh giá ở độ phóng đại x100 (x10 vật kính và x10 thị kính). Cách đánh giá này giúp ta
quan sát tổng thể về mẫu thử: Sự hình thành dải nhầy, sự kết dính hoặc kết đám của tinh
trùng, sự hiện diện của các tế bào không phải tinh trùng như: tế bào biểu mô, bạch cầu,
tinh trùng non, đầu tinh trùng bị tách rời hoặc đuôi tinh trùng.
Sau đó nên quan sát mẫu ở độ phóng đại x200 hay x400 (vật kính x20 hay x40 với

thị kính x10). Độ phóng đại này cho phép đánh giá độ di động của tinh trùng, xác định
nồng độ pha loãng cần thiết để đếm mật độ tinh trùng.
Sự kết đámtinh trùng
Sự kết đám là sự dính chặt của bất cứ tinh trùng bất động nào với nhau hay tinh trùng
di động với dải nhày, tế bào không phải tinh trùng hay những mảnh vụn. Nguyên nhân
của hiện tượng kết đám thường do nhiễm trùng.

14 
 


×