Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH SINH HỌC VÀ HÌNH THÁI QUẢ THỂ CỦA CÁC CHỦNG NẤM LINH CHI Ganoderma lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst. THU THẬP Ở MỘT SỐ TỈNH TRONG NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH SINH HỌC VÀ HÌNH THÁI
QUẢ THỂ CỦA CÁC CHỦNG NẤM LINH CHI
Ganoderma lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst.
THU THẬP Ở MỘT SỐ TỈNH TRONG NƯỚC

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: PHAN THỊ KIỀU

Niên khóa

: 2009 – 2013

Tháng 06/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH SINH HỌC VÀ HÌNH THÁI


QUẢ THỂ CỦA CÁC CHỦNG NẤM LINH CHI
Ganoderma lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst.
THU THẬP Ở MỘT SỐ TỈNH TRONG NƯỚC

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

KS. NGUYỄN MINH QUANG

PHAN THỊ KIỀU

ThS. VÕ THỊ THÚY HUỆ

Tháng 06/2013


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, trau dồi kiến thức tại trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ
Chí Minh, với bao sự cố gắng, tôi có cơ hội thực hiện khóa luận tốt nghiệp này dưới sự
hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy cô, bạn bè để có thể hoàn thành trọn vẹn việc
học, tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ
nhiệm Bộ môn Công Nghệ Sinh Học cùng tất cả thầy cô đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ tôi
trong thời gian tôi theo học tại trường.
Cảm ơn thầy Lê Đình Đôn, cô Tô Thị Nhã Trầm đã hết lòng vì học trò, tận
tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận.
Chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Minh Quang và cô Võ Thị Thúy Huệ đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo và động viên, truyền đạt bao kiến thức quý báu để tôi hoàn thành

khóa luận này và là hành trang để tôi bước vào đời.
Xin cảm ơn anh Phan Hữu Tín, anh Huỳnh Đăng Sang cùng các bạn sinh viên
nhóm nấm, Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, trường đại học Nông Lâm Tp.
Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Cảm ơn các bạn sinh viên lớp DH09SH, những người đã giúp đỡ, góp ý và chia sẻ
cùng tôi những khó khăn trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã quan tâm, hướng dẫn và hỗ trợ
tôi. Chúc nhà trường, Bộ môn Công Nghệ Sinh Học, trại thực nghiệm ngày càng phát
triển lớn mạnh.
Sau cùng con chân thành gửi lời cảm ơn đến ba mẹ đã nuôi dưỡng, ủng hộ, tạo cho
con điều kiện tốt nhất và là chỗ dựa vững chắc để con có được hôm nay.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2013
Phan Thị Kiều

i


TÓM TẮT
Từ xưa đến nay, nấm Linh Chi đã được biết đến như một loại siêu thảo dược, một
loại thần dược có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiều loại bệnh, điều
chỉnh cân bằng sinh lý, làm chậm quá trình lão hóa. Nấm Linh Chi chứa nhiều dược
chất quan trọng đặc biệt là polysaccharide (β – D – glucans) có khả năng ức chế tế bào
ung thư. Hiện nay, trên thế giới nấm Linh Chi đã được đưa vào quy mô sản xuất công
nghiệp và mang lại lợi ích kinh tế vô cùng to lớn. Ở Việt Nam, trong những năm gần
đây nấm Linh Chi cũng được chú trọng trong sản xuất cũng như nghiên cứu, tuy nhiên
việc sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, chủ yếu là tự phát. Những nghiên cứu về giá trị kinh tế
và dược liệu của các chủng nấm Linh Chi ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó,
đề tài “Nghiên cứu hoạt tính sinh học và hình thái quả thể nấm Linh Chi (Ganoderma
lucidum) ở một số tỉnh trong nước” được tiến hành nhằm đánh giá các chủng nấm về
mặt ý nghĩa kinh tế để đưa các chủng nấm vào sản xuất đại trà.

Nội dung nghiên cứu: Khảo sát hoạt tính enzyme amylase và cellulase của các
chủng nấm Linh Chi, đánh giá tốc độ lan tơ, hình thái quả thể và hiệu suất sinh học
của từng chủng nấm. Cải tiến quy trình ly trích DNA các chủng nấm Linh Chi thu
thập được.
Kết quả: Đánh giá được hoạt tính sinh học của enzyme amylase và cellulase giữa
các chủng nấm Linh Chi. Ghi nhận sự khác nhau về tốc độ lan tơ, đường kính và độ
dày quả thể của từng chủng nấm, chọn ra các chủng có hiệu suất sinh học cao hơn so
với các chủng nấm còn lại. Ly trích DNA theo quy trình cải tiến mang lại kết quả tốt
hơn, DNA sạch hơn và hàm lượng cao hơn so với quy trình cũ.
Kết luận: Hai chủng nấm Linh Chi thu thập tại trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ
Chí Minh và tỉnh Đồng Nai vượt trội hơn so với các chủng nấm còn lại về tốc độ lan
tơ, hình thái quả thể và hiệu suất sinh học. Do đó, có thể đưa vào sản xuất, mang lại
hiệu quả kinh tế cao. Quy trình ly trích DNA sau khi cải tiến đảm bảo DNA ly trích
được có chất lượng và hàm lượng cao hơn có thể sử dụng cho các phản ứng RAPD –
PCR trong nghiên cứu đánh giá đa dạng di truyền của các chủng nấm Linh Chi.

ii


SUMMARY
The thesis title: Surveying biological and morphological fruiting body traits of
Ganoderma lucidum in provinces in Vietnam.
Ancient times until nows, Ganoderma lucidum is well-known a super herbal,
which is a panacea with capacity of strengthen the immune system, prevention of
the diseases, adjustment of physiological balance, delay aging process. Ganoderma
lucidum contain important phamaceutical substances, especially, β-D-glucans is
ability to inhibit process of cancel cells. Nowadays, Ganoderma lucidum is used
into industrial production and bring a large of economical profit in the world. In
Vietnam, in recent years, Ganoderma lucidum is also significantly notible for
production and study, but which happened in small scale and household. There is a

few of studies about economical value and medicinal herbs of Ganoderma lucidum
species in Vietnam. Therefore, the thesis “Survey biological and morphological
fruiting body traits of Ganoderma lucidumin some provinces in Vietnam” was
conducted with purpose to evaluate Ganoderma lucidum species for economical
value to apply for production.
Our research includes: Survey biological activity of amylase and cellulase enzyme
of Ganoderma lucidum species, evaluating of growth rate, morphological fruiting body
and biological performance of each strain. Improving the protocol for DNA extraction
of collected Ganoderma lucidum species.
These results are evaluated biological activity of amylase and cellulase enzyme of
Ganoderma lucidum species. It is recorded the differences about growth rate, diameter
and thickness of fruiting body of each strain. Choosing species, which is high biological
performance compare with the others. Extracted DNA followed advance protocol bring
better results, DNA is clearner and higher concentration than old protocol.
These conclusion are two Ganoderma lucidum strains were collected in Nong Lam
University, Ho Chi Minh City and Dong Nai province are superior than the others
strains about growth rate, morphological fruiting body and biological performance.
Therefore, its can apply into production, bring high economic efficiency. DNA
extraction process after improving to ensure the extracted DNA were higher in quality
and concentration, which’s able to use in RAPD – PCR reaction in the study of genetic
diversity assessment of lingzhi mushroom.
Key words: Ganoderma lucidum, morphological fruiting body Ganoderma lucidum.
iii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ................................................................................................................... i
Tóm tắt ........................................................................................................................ ii
Summary .................................................................................................................... iii
Mục lục ...................................................................................................................... iv

Danh sách các chữ viết tắt.......................................................................................... vii
Danh sách các bảng .................................................................................................. viii
Danh sách các hình ..................................................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................................. 2
1.3. Nội dung thực hiện................................................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 3
2.1. Sơ lược về nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum) ................................................... 3
2.2. Vị trí phân loại của nấm Linh Chi ......................................................................... 3
2.3. Nguồn gốc và sự phân bố của nấm Linh Chi ........................................................ 3
2.4. Đặc điểm hình thái của nấm Linh Chi ................................................................... 4
2.5. Đặc điểm sinh học của nấm Linh Chi ................................................................... 5
2.5.1. Đặc điểm sinh dưỡng của nấm Linh Chi............................................................. 5
2.5.2. Điều kiện ngoại cảnh.......................................................................................... 6
2.6. Công dụng của nấm Linh Chi............................................................................... 6
2.6.1. Thành phần hóa học và đặc tính dược lý của Linh Chi ....................................... 6
2.6.2. Công dụng của nấm Linh Chi............................................................................. 8
2.7. Tình hình nghiên cứu và sản xuất Linh Chi trên thế giới và ở Việt Nam ............. 10
2.7.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm Linh Chi trên thế giới........................... 10
2.7.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm Linh Chi ở Việt Nam ........................... 11
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 13
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài................................................................. 13
3.2.1. Chủng nấm Linh Chi ........................................................................................ 13
3.2.2. Môi trường nuôi cấy nấm Linh Chi .................................................................. 13

iv


3.2.3. Thiết bị và hóa chất dùng trong thí nghiệm ...................................................... 15

3.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 16
3.3.1. Phương pháp phân lập và tăng sinh các chủng nấm Linh Chi .......................... 16
3.3.2. Khảo sát khả năng tổng hợp enzyme amylase và cenllulase ............................. 16
3.3.3. Khảo sát tốc độ lan tơ và hình thái quả thể các chủng nấm Linh Chi ................ 17
3.3.4. Tách chiết DNA ............................................................................................... 18
3.3.4.1. Phương pháp ly trích DNA các chủng nấm Linh Chi..................................... 18
3.3.4.2. Định tính DNA mẫu bằng phương pháp điện di trên gel agarose ................... 19
3.3.4.3. Định lượng DNA mẫu bằng phương pháp đo mật độ quang .......................... 19
3.3.5. Phản ứng RAPD - PCR .................................................................................... 20
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 21
4.1. Khả năng tổng hợp enzyme amylase và cellulase của các chủng nấm Linh Chi ... 21
4.1.1. Khả năng tổng hợp enzyme amylase của các chủng nấm Linh Chi ................... 21
4.1.2. Khả năng tổng hợp enzyme cellulase của các chủng nấm Linh Chi .................. 22
4.2. Sự phát triển của nấm Linh Chi trên bịch phôi .................................................... 23
4.2.1. Thời gian tăng trưởng tơ nấm ........................................................................... 23
4.2.2. Tốc độ tăng trưởng trung bình của tơ nấm ........................................................ 24
4.2.3. Tỷ lệ nhiễm nấm hại của các bịch phôi nấm Linh Chi ...................................... 25
4.2.4. Thời gian xuất hiện quả thể của các chủng nấm Linh Chi................................. 27
4.3. Độ lớn quả thể các chủng nấm Linh Chi ............................................................. 28
4.4. Trọng lượng quả thể và hiệu suất sinh học các chủng nấm Linh Chi ................... 31
4.5. Kết quả ly trích DNA các chủng nấm Linh Chi ................................................... 33
4.5.1. Kết quả định tính DNA các chủng nấm Linh Chi ............................................. 33
4.5.2. Kết quả định lượng DNA các chủng nấm Linh Chi .......................................... 35
4.6. Kết quả phân tích đa dạng di truyền nấm Linh Chi.............................................. 36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 38
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 38
5.2. Đề nghị ............................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 39
PHỤ LỤC


v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA

Analysis of Variance

CMC

Carboxyl Methyl Cellulase

DNA

Deoxyribo Nucleic Acid

EDTA

Ethylene Diamine Tetra Acetic acid

GC

Gas Chromatography

HPLC

High Pressure Liquid Chromatography

ICP


Inductively Coupled Plasma

IR

Infrared Rays

MS

Mass Spectometry

NMR

Nuclear Magnetic Resonance

OD

Optical Density

PGA

Potato Glucose Agar

PGAY

Potato Glucose Agar Yeast

TBE

Tris – borate – EDTA


TE

Tris – EDTA

UV

Ultraviolet Radiation

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm Linh Chi .......................... 6
Bảng 2.2 Thành phần hóa học của G. lucidum ............................................................ 6
Bảng 2.3 Các hoạt chất sinh học và dẫn xuất trong nấm Linh Chi ............................... 7
Bảng 2.4 Phân loại Linh chi và tác dụng trị liệu ......................................................... 8
Bảng 3.1 Nguồn gốc các chủng nấm Linh Chi ........................................................... 13
Bảng 3.2 Thành phần hóa chất thực hiện phản ứng RAPD – PCR ............................. 19
Bảng 3.3 Chu trình nhiệt cho phản ứng RAPD – PCR ............................................... 19
Bảng 4.1 Đường kính vòng phân giải amylase của các chủng nấm Linh Chi ............. 20
Bảng 4.2 Đường kính vòng phân giải cellulose của các chủng nấm Linh Chi ............ 21
Bảng 4.3 Tốc độ lan tơ trung bình của các chủng nấm Linh Chi ................................ 24
Bảng 4.4 Thời gian xuất hiện quả thể của các chủng nấm Linh Chi ........................... 26
Bảng 4.5 Đường kính quả thể của các chủng nấm Linh Chi....................................... 27
Bảng 4.6 Độ dày quả thể của các chủng nấm Linh Chi .............................................. 29
Bảng 4.7 Trọng lượng quả thể tươi của các chủng nấm Linh Chi............................... 30
Bảng 4.8 Trọng lượng quả thể khô của các chủng nấm Linh Chi ............................... 30
Bảng 4.9 Hiệu suất sinh học của các chủng nấm Linh chi.......................................... 31
Bảng 4.10 Kết quả đo OD của các chủng nấm Linh Chi ở quy trình chưa cải tiến ..... 34

Bảng 4.11 Kết quả đo OD của các chủng nấm Linh Chi ở quy trình cải tiến .............. 35

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Quả thể nấm Linh Chi .................................................................................. 3
Hình 4.1 Vòng phân giải amylase của các chủng nấm Linh Chi ................................ 21
Hình 4.2 Vòng phân giải cellulose của các chủng nấm Linh Chi ............................... 22
Hình 4.3 Tốc độ tăng trưởng của tơ nấm theo thời gian ............................................. 23
Hình 4.4 Tỷ lệ nhiễm bệnh của các chủng nấm Linh Chi........................................... 25
Hình 4.5 Tỷ lệ nhiễm các loại bệnh trên nấm Linh Chi.............................................. 25
Hình 4.6 Đường kính quả thể các chủng nấm Linh Chi ............................................. 28
Hình 4.7 Độ dày quả thể của các chủng nấm Linh Chi .............................................. 29
Hình 4.8 Kết quả điện di DNA của 7 chủng nấm Linh Chi trên gel agarose 1% ........ 31
Hình 4.9 Kết quả điện di DNA ly trích theo quy trình cải tiến trên gel agarose 1%.... 34
Hình 4.10 Sản phẩm của phản ứng RAPD – PCR...................................................... 36

viii


Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nấm Linh Chi có nhiều tên gọi khác nhau như Bát Lão Thảo, Vạn Niên Thảo, Trần
Tiên Thảo, Đoạn Thảo, nấm Lim v.v. Mỗi tên gọi của nấm Linh Chi đều thể hiện giá
trị dược liệu của nó. Tên gọi của nấm Linh Chi bắt nguồn từ Trung Quốc, có phiên âm
là Lingzhi, theo tiếng Nhật là Reishi hoặc Mannentake, tên khoa học là Ganoderma
lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst.
Từ lâu, nấm Linh Chi (G. lucidum) được biết tới như một loại thuốc dân gian có

tác dụng tăng cường sức khoẻ và chữa trị nhiều loại bệnh (bệnh thận, gan, bệnh tiểu
đường, bệnh tim mạch, dị ứng, v.v). G. lucidum có khả năng tăng cường sự thải độc
ở gan và kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. G. lucidum còn
kìm hãm sự sinh tổng hợp DNA mới của tế bào ung thư, kìm hãm sự phát triển của
các khối u và hạn chế sự di căn. Các nghiên cứu y và dược học cũng cho thấy các
loài G. lucidum khác nhau có thể sản sinh ra các loại hợp chất sinh học có hoạt tính
khác nhau.
Nhận thấy tầm quan trọng và lợi ích nấm Linh Chi mang lại rất lớn, một số nước
trên thế giới đã đưa nấm Linh Chi vào quy mô sản xuất công nghiệp. Các nước có sản
lượng nấm Linh Chi sản xuất hằng năm lớn trên thế giới như: Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Sri Lanka và Indonesia.
Nấm Linh Chi mang lại lợi ích vô cùng lớn, việc phát triển ngành nấm là rất cần
thiết. Tuy trong những năm gần đây Việt Nam cũng phát triển nghề trồng nấm, nhưng
chủ yếu là tự phát, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Vì
vậy, để phát triển ngành nấm, đặc biệt là nấm Linh Chi cần tuyển chọn những giống
nấm Linh Chi có phẩm chất tốt, không nhiễm bệnh, phát triển nhanh, thời gian sinh
trưởng, phát triển ngắn, có giá trị dược liệu cao, nhất là các giống Linh Chi rừng đặc
trưng của rừng núi Việt Nam để đưa vào sản xuất và bảo tồn. Chính vì thế, đề tài
“Nghiên cứu hoạt tính sinh học và hình thái quả thể của các chủng nấm Linh Chi
(Ganoderma lucidum) thu thập tại một số tỉnh trong nước” được thực hiện không chỉ
mang ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn góp phần vào việc nghiên cứu các chủng nấm
Linh Chi ở nước ta.
1


1.2. Yêu cầu của đề tài
Khảo sát đặc điểm sinh học và hình thái quả thể của các chủng nấm Linh Chi
được thu thập ở một số tỉnh trong nước, chọn ra các chủng nấm có ý nghĩa về mặt
kinh tế để bảo tồn và phát triển.
1.3. Nội dung thực hiện

Khảo sát hoạt độ enzyme amylase và cellulase của các chủng nấm Linh Chi dựa vào
kích thước đường kính vòng phân giải enzyme trên môi trường Czapek Dox có bổ
sung tinh bột/CMC.
Khảo sát tốc độ lan tơ của các chủng nấm Linh Chi trong phòng thí nghiệm.
Khảo sát đặc điểm hình thái quả thể của các chủng nấm Linh Chi thu thập được ở
một số tỉnh trong nước.
Đánh giá năng suất sinh học của các chủng nấm Linh Chi thu thập được ở một số
tỉnh trong nước.
Thiết lập quy trình ly trích DNA từ các chủng nấm Linh Chi thu thập được nhằm
đánh giá đa dạng di truyền các chủng nấm bằng kỹ thuật sinh học phân tử.

2


Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu sơ lược về nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum)
Nấm dược liệu có nhiều loài như nấm Linh Chi, nấm Phục Linh, nấm Vân Chi,
nấm Thượng Hoàng v.v. Hầu hết chúng là những loài nấm mục gỗ, trong đó có
nhiều loài chúng ta chưa phát hiện được giá trị của chúng. Nấm Linh Chi ngày nay
được rất nhiều người tin dùng và được xếp vào loại siêu thảo dược vì giá trị mà
chúng mang lại rất lớn.
Ở các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
v.v, việc nghiên cứu, phát triển và sử dụng Linh Chi đang được công nghiệp hóa
với quy mô lớn về phân loại, nuôi trồng chủ động, chế biến và bào chế dược
phẩm. Đồng thời nghiên cứu hóa dược các hoạt chất có tác dụng dược lý và
phương pháp điều trị lâm sàng.
Trong số các loài Linh Chi tìm thấy cho đến nay thì Xích Chi (Ganoderma
lucidum) được nghiên cứu y dược chi tiết nhất. Loài chuẩn Ganoderma lucidum
có thành phần hoạt chất sinh học phong phú và chứa hàm lượng nhiều nhất (Lê
Xuân Thám, 2005).

2.2. Vị trí phân loại của nấm Linh Chi
Nấm Linh Chi có vị trí phân loại được thừa nhận rộng rãi hiện nay
Giới:

Mycetalia

Ngành: Basidiomycota
Lớp:

Basidiomycetes

Bộ:

Ganodermatales

Họ:

Ganodermataceae

Chi:

Ganoderma

Loài:

Ganoderma lucidum (Leyss, Ex Fr.) Krast.

Hình 2.1 Quả thể nấm Linh Chi

2.3. Nguồn gốc và phân bố của nấm Linh Chi

Trong tự nhiên, Linh Chi mọc ở rừng rậm, ít ánh sáng và có độ ẩm, thường mọc
trên thân cây mận, cây dẻ (pasania), và guercus serrata. Tuy nhiên số lượng cây mọc
được nấm Linh Chi là rất nhỏ. Chính vì thế Linh Chi tự nhiên rất quý hiếm. Trong lịch

3


sử đã có rất nhiều người tìm cách gây giống và trồng loại nấm này nhưng đều thất bại.
Mãi tới năm 1971, hai nhà bác học người Nhật Zenzaburo Kasai và Yukio Naoi, giáo
sư khoa Nông Nghiệp Đại học Kyoto mới thành công trong việc gây giống, từ đó nấm
Linh Chi bắt đầu đưa vào sản xuất ở quy mô công nghiệp.
Ganoderma lucidum gặp nhiều ở vùng lạnh Tứ Xuyên, Quảng Đông, Trung Quốc.
Ở Việt Nam, có 15 loài Linh Chi đã được biết đến, mọc hoang ở rừng Bắc Cạn, Thái
Nguyên, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước, Gia
Lai, Đắk Lắk.
Hàng năm, trên thế giới sản xuất được khoảng 4300 tấn, riêng Trung Quốc trồng
khoảng 3000 tấn còn lại là các nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hoa
Kỳ, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Sri Lanka và Indonesia. Nhật Bản tuy đã tìm ra
cách trồng nhưng chỉ sản xuất khoảng 500 tấn mỗi năm, đứng sau Trung Quốc. Cách
trồng nấm Linh Chi ngày càng phát triển, ở Việt Nam nhiều nhà nông nghiệp học cũng
đã nghiên cứu và lập ra một số trại trồng và bào chế nấm Linh Chi từ năm 1987. Hiện
nay, đã có nhiều trang trại trồng và phát triển nấm Linh Chi như ở thành phố Hồ Chí
Minh và một số tỉnh khác trong cả nước.
2.4. Đặc điểm hình thái của nấm Linh Chi
Cuống nấm dài hoặc ngắn, thường đính bên, đôi khi trở thành đính tâm do quá
trình liền tán mà thành, có hình trụ, đường kính 0,5 – 3,0 cm. Cuống nấm ít phân
nhánh, đôi khi uốn khúc. Lớp vỏ cuống không có lông, bóng, màu nâu, nâu đỏ hoặc
nâu đen.
Mũ nấm dạng thận hay gần tròn, đôi khi xòe hình quạt hoặc ít nhiều dị dạng, mặt
trên bóng như đánh vecni, màu từ vàng chanh, vàng nghệ đến vàng nâu, vàng cam, đỏ

nâu, nâu tím, có đường vân đồng tâm, lượn sóng và vân tán xạ. Phần cổ cuống đính
hơi gồ lên hoặc lõm xuống. Mặt dưới màu nâu nhạt, mang các ống rất nhỏ chứa bào tử,
Bào tử khi chín có màu nâu. Khi nấm trưởng thành thì phát tán bào tử. Kích thước tán
biến động lớn từ 2 – 36 cm, dày khoảng 0,8 – 3,3 cm.
Phần thịt nấm dày 0,4 – 2,2 cm màu vàng kem, nâu nhạt, kem trắng, phân chia
kiểu lớp trên và lớp dưới, thấy rõ các lớp trên các tia sợi hướng lên. Trên lát cắt
giải phẩu dưới kính hiển vi chỉ thấy đầu các sợi phình hình chùy, máng rất dày,
đan khít nhau, tạo thành lớp vỏ láng (dày khoảng 0,2 – 0,5 mm) bởi sự tiết các
4


chất laccate (tan mạnh trong cồn). Nhờ lớp laccate láng bóng không tan trong
nước mà nấm chịu được mưa, nắng. Ở lớp dưới, hệ sợi tỉa xuống đều đặn và tiếp
giáp vào tầng sinh bào tử.
Tầng sinh sản (bào tầng, thụ tầng – Hymenium) là một lớp vồng dày khoảng 0,2 –
1,8 cm có màu kem, nâu nhạt gồm các ống nhỏ thẳng, miệng gần tròn màu trắng hay
màu chanh nhạt, khoảng 3 – 5 ống/mm.
Đảm bào tử dạng trứng cụt (truncate), cấu trúc lớp vỏ kép (bitunicate), màu vàng
mật ong sáng, chính giữa khối nội chất tụ lại một giọt hình cầu, dạng giọt dầu. Kích
thước dao động 8,0 – 11,5 x 6,0 – 7,7 μm.
2.5. Đặc điểm sinh học của nấm Linh Chi
2.5.1. Đặc điểm dinh dưỡng của nấm Linh Chi
Nấm Linh Chi là loại nấm gỗ. Trong quá trình sinh trưởng, phát triển yêu cầu cung
cấp đầy đủ các hợp chất cacbon, đạm, chất khoáng và chất sinh trưởng. Nguồn cacbon
chủ yếu là các loại đường đa, đường đơn. Đối với các chất cao phân tử như lignin,
cellulose và tinh bột thì chúng không thể sử dụng trực tiếp mà phải tiết ra các enzyme
ngoại bào để phân giải thành các chất đơn giản để hấp thụ (Trần Văn Mão, 2004).
Theo Lê Xuân Thám (1998), các loại bột ngũ cốc, bột cám gạo, bột bánh dầu được
xem là nguồn dinh dưỡng cơ bản cho nấm, hàm lượng bổ sung của chúng khá cao: từ
15 – 20% so với tổng lượng cơ chất vì nấm Linh Chi đòi hỏi tỷ lệ C/N nhỏ.

Theo Nguyễn Hữu Đống (2002), nấm Linh Chi hoại sinh rộng khắp trên các loài
cây lá rộng đến lá kim, thậm chí ở các tre, trúc, dừa, cau, cọ dừa và nho. Nấm Linh Chi
tiết ra các enzyme phân giải màng tế bào endopolygalacturonase (endo – PG) và
endopectin methyl – translinase (endo – PMTE) có tác dụng làm nhũn tế bào thực vật
rất mạnh làm cho các loại gỗ và rễ cây bị mùn ra.
Theo Trần Văn Mão (2008), nếu bổ sung nhiều đạm, sợi nấm sẽ mọc nhiều và khó
hình thành quả thể. Trong quá trình sinh trưởng sợi nấm tỷ lệ C/N là 25/1 và giai đoạn
hình thành quả thể tỷ lệ C/N là 30/1 hoặc 40/1.
Sự sinh trưởng của nấm Linh Chi còn cần các nguyên tố vi lượng như: Ca, P, Mg,
K (Trần Văn Mão, 2008).

5


2.5.2. Điều kiện ngoại cảnh
Bảng 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm Linh Chi
Yếu tố

Giai đoạn lan tơ

Giai đoạn ra quả thể

Nhiệt độ

20 oC – 35oC

25oC – 30oC

Ẩm độ


55% – 60%

90% – 95%

4,5 – 6

4,5 – 6

Không cần

Cần ánh sáng tán xạ

pH
Ánh sáng

(Nguyễn Lân Dũng, 2002)
Ẩm độ giữa hai giai đoạn chính của nấm Linh Chi có sự khác biệt đáng kể nên
trong quá trình nuôi trồng cần chú ý việc đảm bảo độ ẩm cho nấm.
2.6. Công dụng của nấm Linh Chi
2.6.1. Thành phần hóa học và đặc tính dược lý của Linh Chi
Nấm Linh Chi được các nước trên thế giới nghiên cứu từ hơn 30 năm nay, chủ yếu
là nghiên cứu thành phần hóa học và giá trị dược liệu của nấm. Các phương pháp cổ
điển trước đây đã phân tích thành phần hóa học tổng hợp của nấm Linh Chi như sau:
Bảng 2.2 Thành phần hóa học của G.lucidum
Thành phần

Tỷ lệ

Nước


12 – 13%

Cellulose

54 – 56%

Lignin

13 – 14%

Hợp chất nitơ

1,6 – 2,1%

Hợp chất phenol

0,08 – 0,1%

Chất béo

2%

Chất khử

4 – 5%

Saponin toàn phần

0,3 – 1,23%


Acaloide và glucoside tổng số

1,82 – 3,06%
( Lê Xuân Thám, 1998)

Từ những năm 1980 đến nay, bằng các phương pháp hiện đại: phổ kế UV (tử
ngoại), IR (hồng ngoại), phổ kế khối lượng – sắc ký khí (GC – MS), phổ cộng
hưởng từ hạt nhân (NMR) và đặc biệt là kỹ thuật sắc ký lỏng cao áp (HPLC) cùng

6


phổ kế plasma (ICP), đã xác định chính thức gần 100 hoạt chất và dẫn xuất trong
nấm Linh Chi.
Bảng 2.3 Các hoạt chất sinh học và dẫn xuất trong nấm Linh Chi
Hoạt chất

Nhóm chất

RNA

Nucleic acid

**(không xác
định)
**

Hoạt tính dược lý

Loại mô nấm


Kích thích hệ miễn dịch
Chống virus

Bào tử

Alkaloid

Bổ tim

Quả thể

Glycoprotein

Ức chế khối u

Quả thể

Tăng sự lưu thông máu
Adenosine

Nucleotide

Thư giãn cơ

Quả thể

Giảm đau
Chống khối u
β-D-glucans


Polysaccharide

Kích thích hệ miễn dịch
Giảm lượng đường huyết

Quả thể

Bổ tim
Chống dị ứng
Ganoderic acids

Triterpenoid

Bảo vệ gan

Quả thể

Ức chế tổng hợp
cholesterol

Ganodermadiol

Triterpenoid

Adenosine

Nucleotide

Giảm huyết áp


Quả thể

Ức chế ACE
Tăng sự lưu thông máu
Thư giãn cơ, giảm đau

Hệ sợi nấm

Chống khối u
β-D-glucans

Polysaccharide

Kích thích hệ miễn dịch

Hệ sợi nấm

Tăng sản xuất kháng thể
Uridine, Uracil
Cyclooctasulpher

Nucleoside

Phục hồi sự dẻo dai

Hệ sợi nấm

Chống dị ứng


Hệ sợi nấm
(Nguyễn Minh Khang, 2005)

7


2.6.2. Công dụng của nấm Linh Chi
Cách đây hàng ngàn năm, nấm Linh Chi đã được dùng để làm thuốc. Các sách
dược thảo của nhiều triều đại ở Trung Quốc đều ghi nhận Linh Chi được sử dụng làm
thuốc từ lâu đời. Sách “Thần nông bản thảo” có nói: “Linh Chi là thuốc kết tinh được
cái quý của mây mưa trên núi cao, cái tinh của ngũ hành trong ngày đêm mà khoe năm
sắc nên có thể giữ sức khoẻ cho các bậc đế vương”. Đến đời Minh (năm 1590) trong
sách “Bản thảo cương mục”, tác giả Lý Thời Trân đã mô tả 6 loại Linh Chi và khái
quát tác dụng trị liệu của Linh Chi
Bảng 2.4 Phân loại Linh Chi và tác dụng trị liệu
Tên gọi
Thanh Chi
(Long Chi)
Hồng Chi
(Xích Chi, Đơn Chi)
Hoàng Chi
(Kim Chi)
Bạch Chi
(Ngọc Chi)
Hắc Chi
(Huyền Chi)
Tử Chi

Màu
Xanh


Đỏ

Vàng
Trắng
Đen
Tím

Đặc tính dược lý
Vị chua, tính bình, không độc, chủ trị sáng mắt,
bổ gan khí an thần, tăng trí nhớ
Vị đắng, tính bình, không độc, tăng trí nhớ,
dưỡng tim, bổ trung, trị tức ngực
Vị ngọt, tính bình, không độc, an thần, ích tì khí
Vị cay, tính bình, không độc, ích phổi, an thần,
thông mũi, chữa ho, nghịch hơi
Vị mặn, tính bình, không độc, trị chứng bí
tiểu,ích thận khí
Vị ngọt, tính ôn, không độc, trị đau nhức khớp
xương, gân cốt
(Nguyễn Duy Đại, 2009)

Các nghiên cứu được thực hiện ở Trung Quốc và các nước phương Tây qua hàng
ngàn năm đã khẳng định lợi ích của nấm Linh Chi, nó không phải là phép thuật chữa
tất cả các loại bệnh nhưng Linh Chi cung cấp lợi ích to lớn đối với việc duy trì sức
khỏe tốt và ngăn ngừa rối loạn. Theo như nền y học cổ truyền Trung Quốc, Linh Chi là
một trong những loại thuốc thảo dược mạnh và quý nhất, được coi là một loại thuốc có
hiệu quả “thần thánh”, thuốc được sử dụng để bảo vệ sức khỏe. Linh Chi hoàn toàn
không có tác dụng phụ ngay cả khi dùng nhiều lần với số lượng lớn trong thời gian
8



dài, có thể dùng để điều tiết và ổn định thể chất sinh lý của con người, và đáng ngạc
nhiên trong hiệu quả chống lại các bệnh hiểm nghèo (Lingzhi experts, 1987).
Theo cách diễn đạt truyền thống của người phương Đông các tác dụng cụ thể của
nấm Linh Chi được tập hợp vào những mặt lớn sau:
 Kiện não: làm sáng suốt, minh mẫn
 Bảo can: bảo vệ gan
 Cường tâm, cường phế: thêm sức cho tim, phổi
 Kiện vị: củng cố dạ dày và hệ tiêu hóa
 Giải độc: giải tỏa trạng thái nhiễm độc
 Giải cảm: giải tỏa trạng thái bị cảm
 Trường sinh: sống lâu, tăng tuổi thọ.
Qua phân tích các hoạt chất về mặt dược tính, dược lý và sử dụng nấm Linh Chi,
người ta thấy nấm Linh Chi có tác dụng rất tốt với các bệnh như:
 Bệnh về tim mạch: tác dụng điều hòa, ổn định huyết áp.
 Đối với các bệnh về hô hấp: nấm Linh Chi đem lại kết quả tốt, nhất là với
những ca điều trị viêm phế quản dị ứng, hen phế quản tới 80% có tác dụng giảm và
làm nhẹ bệnh theo hướng khỏi hẳn.
 Khả năng miễn dịch: nấm Linh Chi có chứa một lượng lớn germanium hữu cơ,
polysaccharide và triterpenes. Những thành phần này đã được chứng minh là tốt
cho hệ miễn dịch và cải thiện hệ miễn dịch của chúng ta.
 Chữa gan: điều trị 2 – 15 tuần thì tỷ lệ chữa bệnh hiệu quả khoảng 70,7 – 98%.
 An thần: các kết quả nghiên cứu dược lý đã chứng minh Linh Chi có tác dụng
an thần, làm giảm hưng phấn của thần kinh trung ương, giảm đau.
 Chế phẩm polysaccharide của Linh Chi dùng chữa chứng giảm bạch cầu
(Nguyễn Hữu Đống, 2003).
 Hiệu quả chống ung thư: nấm Linh Chi có thể ngăn chặn sự bám dính và di căn
của những tế bào ung thư tuyến vú và tuyến tiền liệt. Polysaccharide trong Linh
Chi có tác dụng ức chế các tế bào ung thư, tăng miễn dịch cơ thể. Bác sĩ Fukumi

Morishige, chuyên gia giải phẫu tim đang nghiên cứu công dụng của Linh Chi
trong việc trị bệnh ung thư tại viện Linus Paulong Institate of Science and
9


Medicine (Hoa Kỳ) cho biết dùng Linh Chi chung với Vitamine C liều lượng lớn
có tác dụng mạnh hơn vì Vitamine C tăng tính hấp thụ dược tính của Linh Chi
(Nguyễn Thị Hương, 2008).
 Ngoài ra, Linh Chi còn được dùng để chữa bệnh mất ngủ, lở dạ dày, tê thấp,
suyễn sưng cổ họng. Người Trung Quốc hiện nay còn dùng Linh Chi để làm mịn
da mặt. Nhiều y gia Nhật Bản đã dùng loại nấm này trong các loại thuốc trị rụng
tóc. Vì tác dụng bổ khí và làm tăng hệ thống miễn dịch của cơ thể mà Linh Chi đã
được sử dụng trong phòng chống ung thư.
Từ những tính năng tác dụng của Linh Chi mà người ta xếp nó vào loại dược liệu
đặc biệt mà những sinh vật khác không thể có được (Nguyễn Hữu Đống, 2003).
2.7. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm Linh Chi trên thế giới và ở Việt Nam
2.7.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm Linh Chi trên thế giới
Việc nuôi trồng nấm Linh Chi được ghi nhận từ năm 1621, nhưng đến hơn 300
năm sau (1936) với thành công của GS. Dật Kiến Vũ Hưng (Nhật Bản) thì ngành nuôi
trồng nấm mới được phổ biến.Năm 1936, Nhật Bản đưa nấm Linh Chi vào sản xuất
đại trà và sản lượng tăng vọt. Nếu tính đến công trình tổng quan của Jong và
Brirmingham (1992), thì thống kê chưa đầy đủ cho con số trên 200 công trình khảo
cứu hóa dược lý của các loài nấm Linh Chi.
Theo Wang (dẫn theo Chang, 1993), từ đầu thế kỷ XVII, Trung Quốc đã nuôi
trồng đại trà nấm Linh Chi do giá trị mà nó mang lại quá lớn. Ở Đài Loan, Peng
(1990) và Hseu (1992) đã sưu tầm, nuôi trồng với hơn 10 loài nấm Linh Chi
khác nhau.
Hàn quốc cũng chiếm một thị phần đáng kể và được đặc biệt chú trọng là loài Linh
Chi cổ Ganoderma applanatum có hiệu lực chống khối u cao (Lê Xuân Thám, 1998),
song Trung Quốc vẫn là trung tâm lớn nhất thế giới về nuôi trồng và sản xuất nấm

Linh Chi trên thế giới.
Gần đây, ở các nước Đông Nam Á cũng bắt đầu nuôi trồng nấm Linh Chi.
Malaysia chú trọng cải tiến các quy trình ngắn ngày. Thái Lan đã có một số trang trại
nuôi trồng nấm Linh Chi cỡ vừa, góp phần vào sản lượng chung cho thế giới.
Do giá trị dược liệu cao của các chủng nấm Linh Chi, nên Mỹ đã bắt đầu nghiên
cứu và nuôi trồng ở quy mô công nghiệp. Vào tháng 7/1994, hội nghị Nấm học thế
10


giới tại Vancouver (Canada) đã quyết định thành lập Viện nghiên cứu Linh Chi quốc
tế, trụ sở đặt tại New York (Mỹ). Tháng 10/1994, hội nghị Quốc tế đầu tiên về nấm
Linh Chi đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Tháng 7/1996, Hội nghị quốc tế
nấm học châu Á lại dành một năm hội thảo cho các báo cáo về nấm Linh Chi tại Đại
học Chiba (Nhật Bản). Tháng 8/1996, Hội nghị Quốc tế nghiên cứu nấm Linh Chi
được tổ chức tại trung tâm hội nghị quốc tế Đài Bắc (Đài Loan). Tại mỗi hội nghị số
lượng báo cáo rất lớn, thể hiện tầm quan trọng kinh tế và sự phong phú kì thú của
nấm Linh Chi.
Hiện nay, nghề trồng nấm đã phát triển trở thành ngành công nghiệp ở nhiều nước
trên thế giới, đặc biệt phải kể đến là Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và một số nước khác.
Ở châu Âu và Bắc Mỹ, ngành công nghiệp trồng nấm đã được cơ giới hóa toàn bộ nên
năng suất và sản lượng rất cao. Ở nhiều nước châu Á, trồng nấm còn mang tính chất
thủ công, chủ yếu là trên quy mô gia đình và trang trại, sản lượng chiếm 70% tổng sản
lượng nấm ăn của toàn thế giới. Hàn Quốc nổi tiếng với nấm Linh Chi, mỗi năm xuất
khẩu nấm thu về hàng trăm triệu USD. Đến nay công nghệ nuôi trồng nấm ở các quốc
gia này đã phát triển ở quy mô công nghiệp hiện đại và đem lại nguồn lợi nhuận khá
lớn trong kim ngạch xuất khẩu.
2.7.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm Linh Chi ở Việt Nam
Ngành nuôi trồng nấm dược liệu ở nước ta trong những năm gần đây phát triển
mạnh mẽ, tổng sản lượng ước tính đạt khoảng 100.000 tấn/năm. Với công nghệ
ngày càng hiện đại, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu thành công các nguồn

nguyên liệu nuôi trồng nấm Linh Chi thay cho mùn cưa cao su trước đây. Kết quả
này đã góp phần tránh lãng phí và hạn chế sự ô nhiễm môi trường bởi nguyên liệu
được sử dụng là phế thải từ các nhà máy đường, công nghiệp dệt như: bã mía, bông
thải (Nguyễn Hữu Đống, 2002).
Vào năm 1978, Viện Dược liệu Hà Nội đã trồng thành công nấm Linh Chi
(giống nấm của Trung Quốc). Năm 1987, các nhà khoa học thuộc đại học Khoa
Học Tự Nhiên Hà Nội đã chọn được giống nấm Linh Chi tự nhiên, mọc ở vùng
rừng núi Lâm Đồng để nhân giống và đưa vào sản xuất đại trà tại trại trồng nấm
Linh Chi của xí nghiệp dược phẩm TW 24, đạt kết quả tốt vào năm 1988. Trong

11


20 năm trở lại đây việc trồng nấm Linh Chi ở thành phố Hồ Chí Minh thực sự
phát triển (Lê Duy Thắng, 2006).
Hiện nay, các chế phẩm từ Linh Chi đã được con người ưa chuộng và sử dụng ngày
càng rộng rãi với nhiều hình thức đa dạng về chủng loại như: thuốc tiêm, cồn thuốc,
cao dán, thuốc xông và cao thuốc dùng ngoài. Việc nghiên cứu phân lập nhóm hoạt
chất làm thuốc còn rất hạn chế, cần được quan tâm nhiều hơn. Trong công nghiệp điều
chế thuốc, nhóm polysaccharide rất được chú ý. Ngoài ra các acid amin và các nguyên
tố vi lượng cũng được quan tâm.
Đặc biệt trong một vài năm gần đây, con người đã tìm kiếm và phát triển một
lượng khá lớn nấm cổ Linh Chi tại một số vùng núi cao ở nước ta. Đây là một kho
tàng sản phẩm quý giá của y dược Việt Nam, cần được nghiên cứu sâu hơn để ứng
dụng đưa vào sản xuất, khai thác và phát triển các chủng nấm Linh Chi ở nước ta
(Nguyễn Thượng Dong, 2007).
Tóm lại, phát triển ngành trồng nấm ở nước ta hiện nay là điều tất yếu. Nó
không chỉ giải quyết về vấn đề môi trường, lao động mà còn mang lại lợi ích kinh
tế cho người nuôi trồng. Tuy nhiên để nghề trồng nấm nhanh chóng phát triển ở
nước ta, bên cạnh sự vận động theo nhu cầu xã hội, cần có sự đầu tư về mặt khoa

học như giống nấm, kỹ thuật nuôi trồng, vấn đề phòng bệnh, chế biến sản phẩm,
cung cấp thông tin cũng như huấn luyện kỹ thuật trồng nấm và nhất là có chính
sách ưu đãi cho người trồng nấm như cho vay vốn ưu đãi, miễn giảm thuế
(Nguyễn Phương Hà, 2009).

12


Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện tại Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường,
trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh từ ngày 15/12/2012 đến ngày 15/6/2013.
3.2. Vật liệu nghiên cứu
3.2.1. Chủng nấm Linh Chi
Bảng 3.1 Nguồn gốc các chủng nấm Linh Chi
Nguồn gốc

Ký hiệu

Nấm Linh Chi thu thập tại Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

LC-NL

Nấm Linh Chi thu thập tại Củ Chi Tp. Hồ Chí Minh

LC-CC

Nấm Linh Chi thu thập tại Quảng Nam

LC-QN


Nấm Linh Chi thu thập tại Đà Lạt

LC-DL

Nấm Linh Chi thu thập tại Bình Dương

LC-BD

Nấm Linh Chi thu thập tại Đồng Nai

LC-DN

Nấm Linh Chi thu thập tại Hà Nội

LC-HN

3.2.2. Môi trường nuôi cấy nấm Linh Chi
 Môi trường phân lập PGA (Potato Glucose Agar)
Khoai tây

200 g

Glucose

20 g

Agar

20 g


Nước cất

1000 ml

pH

6,5

Chuẩn bị môi trường: Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng cho vào 600 ml
nước cất, nấu cho tới khi chín nhừ khoảng 30 phút. Chiết lấy nước, thêm agar vào nấu
cho tan. Bổ sung nước cất cho đủ 1000ml. Đun sôi trở lại, thêm glucose chiết nhanh
vào ống nghiệm, mỗi ống 3 – 5 ml, làm nút bông và khử trùng. Đặt các ống nghiệm
nằm nghiêng khoảng 15o (so với mặt bàn).
 Môi trường tăng sinh PGAY (Potato Glucose Agar Yeast)
Khoai tây

200 g
13


Glucose

20 g

Agar

20 g

Cao nấm men


2g

Nước cất

1000 ml

pH

6,5

Chuẩn bị môi trường: Tương tự môi trường PGA nhưng có bổ sung cao nấm men.
 Môi trường Czapek dox bổ sung tinh bột
Glucose

20 g

NaNO3

3,5 g

K2HPO4

1,5 g

MgSO4

0,5 g

KCl


0,5 g

FeSO4

0,1 g

Agar

20 g

Tinh bột

2g

Nước cất

1000 ml

Chuẩn bị môi trường: Agar cho vào nước cất nấu hòa tan, sau đó hòa hóa chất
trong nước ấm và thêm vào. Kiểm tra và bổ sung đủ lượng nước theo công thức 1000
ml nước cất. Đun trở lại và cho glucose vào. Cho vào ống nghiệm và khử trùng 121 oC
trong 21 phút, sau đó tạo thạch nghiêng 15o so với mặt bàn.
 Môi trường Czapek dox bổ sung CMC
Glucose

20 g

NaNO3


3,5 g

K2HPO4

1,5 g

MgSO4

0,5 g

KCl

0,5 g

FeSO4

0,1 g

Agar

20 g

CMC

2g

Nước cất

1000 ml


Chuẩn bị môi trường: Tương tự môi trường Czapek Dox có bổ sung tinh bột, môi
trường này thay tinh bột bằng CMC.
14


 Môi trường meo lúa
Nguyên liệu gồm hạt thóc và cám gạo hoặc bột ngô. Môi trường thóc hạt chủ yếu
để làm và nhân giống cấp 2.
Thóc hạt tốt (đã được thu hoạch từ năm trước) được ngâm qua đêm rồi đãi sạch.
Cho thóc vào nồi cùng với nước ngập thóc và đun sôi cho nứt vỏ thóc (thời gian
sôi khoảng 20 – 30 phút).
Vớt thóc cho vào rổ, rá hoặc thúng tre để ráo nước (độ ẩm đạt 70 – 75%), sau đó
trộn cám gạo và bột ngô theo tỉ lệ quy định (5 – 10%).
Đóng nguyên liệu vào túi polyetylen chịu nhiệt hoặc chai thủy tinh chịu nhiệt, đậy
nút bông và khử trùng bằng nồi hấp, 1 atm (121 0C) trong thời gian 90 phút.
Sau khi khử trùng, cho nhiệt độ hạ xuống bình thường thì có thể sử dụng để cấp
giống hoặc cất giữ ở nhiệt độ thấp (100C) để sử dụng dần.
 Môi trường bịch phôi nấm Linh Chi
Nguyên liệu chính là mùn cưa (tươi hoặc khô của các loại cây mềm không có tinh
dầu và không độc hoặc một số cây thân thảo: rơm rạ…). Ở nước ta mùn cưa cao su
đáp ứng tốt yêu cầu và rất phong phú. Mùn cưa vừa mới được mua về, ủ đống tự
nhiên nơi khô ráo, thoáng mát.
Tiến hành tạo ẩm và bổ sung thêm dinh dưỡng vào mùn cưa. Đảo đều sao cho độ
ẩm cuối cùng đạt khoảng 60% độ ẩm của cơ chất trồng nấm. Cơ chất đã được trộn đều,
loại bỏ những mảnh dăm bào và gỗ còn sót lại. Sau đó tiến hành cho cơ chất được sàng
vào bịch nylon chịu nhiệt và nện nhẹ, đồng thời xoay tròn bịch để cơ chất được nén
đều vừa đủ chặt.
Mỗi bịch cơ chất có trọng lượng 1,2 – 1,5 kg/bịch. Buộc cổ bịch, dùng bông không
thấm bịt miệng bịch và đậy nắp nhựa chuyển vào nhà hấp khử trùng.
3.2.3. Thiết bị và hóa chất dùng trong thí nghiệm

Hóa chất ly trích DNA: Dung dịch TE (10 mM Tris HCl, pH = 8, 1 mM EDTA);
Extraction buffer (200 mM Tris HCl, pH = 8, 25mM EDTA, 250 mM NaCl, 0,5%
SDS); Phenol : Chloroform : Isoamyl alcohol (25 : 24 : 1); Isopropanal; Natri acetate;
Ethanol 70 o; Chloroform : Isoamyl alcohol (24 : 1).
Hóa chất dùng cho điện di: TBE 0.5X; Gel Agarose; Loading dye; Dung dịch
nhuộm Ethidium bromide.

15


×