Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO NÁI SINH SẢN VÀ HEO CON THEO MẸ TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HƯNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO NÁI
SINH SẢN VÀ HEO CON THEO MẸ TẠI
TRẠI CHĂN NUÔI HƯNG VIỆT

Sinh viên thực hiện: ĐẶNG DIỆP THANH TRÚC
Lớp: DH08TY
Ngành: Bác Sĩ Thú Y
Niên khóa: 2008 – 2013

Tháng 9/201


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

ĐẶNG DIỆP THANH TRÚC

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO NÁI
SINH SẢN VÀ HEO CON THEO MẸ TẠI TRẠI CHĂN NUÔI
HƯNG VIỆT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y



Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN VĂN PHÁT

Tháng 09/2013

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Đặng Diệp Thanh Trúc.
Tên khóa luận: “Khảo sát một số bệnh thường gặp trên heo nái sinh sản
và heo con theo mẹ tại trại chăn nuôi Hưng Việt”.
Đã hoàn thành khóa luận theo yêu cầu của các giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn nuôi – Thú y,
ngày 06 tháng 09 năm 2013.

Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Văn Phát

ii


LỜI CẢM TẠ
Mãi mãi nhớ ơn:
Ba mẹ là người đã sinh thành và nuôi dưỡng con.
Thành kính ghi ơn:
Tiến sĩ Nguyễn Văn Phát đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt kiến thức cho
tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi – Thú y.
Toàn thể quý thầy cô Khoa Chăn nuôi – Thú y.
Đã tận tình truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm quí báu cho tôi trong
suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Trân trọng cảm ơn:
Ban giám đốc trại chăn nuôi Hưng Việt, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: chú
Nguyễn Ngọc Côn và cô Lê Thị Long Tài.
Kỹ sư Lê Văn Việt.
Tổ trưởng tổ nái nuôi con và heo con theo mẹ: cô Quách Thị Kim Thoa.
Toàn thể các cô chú và các anh chị em công nhân đang làm việc tại trại chăn
nuôi Hưng Việt.
Đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian
thực tập tốt nghiệp.
Xin cảm ơn:
Tập thể lớp Bác sĩ thú y khóa 34 đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Đặng Diệp Thanh Trúc

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu “ Một số bệnh thường gặp trên heo nái sinh sản và heo
con theo mẹ tại trại chăn nuôi Hưng Việt” được tiến hành trong thời gian từ
25/02/2013 đến 02/06/2013. Đề tài khảo sát trên 79 nái sinh sản và 792 heo con
theo mẹ, kết quả ghi nhận được như sau:
Chuồng nuôi nái sinh sản và heo con theo mẹ có nhiệt độ trung bình là
29,51oC, ẩm độ trung bình là 70,42 %, phù hợp cho heo con theo mẹ nhưng cao hơn

so với mức yêu cầu của nái.
Tỷ lệ bệnh trên nái sinh sản là 53,16 %, trong đó nái sốt và bỏ ăn chiếm tỷ lệ
cao nhất với 21,52 %; kế đến là nái nái viêm tử cung với tỷ lệ 20,25 %; nái đẻ khó
có tỷ lệ 7,59 %; nái mắc bệnh viêm vú dẫn đến kém sữa, bại liệt sau khi sinh và sa
âm đạo cùng có tỷ lệ 1,27 %.
Bệnh thường xảy ra trên heo con theo mẹ có tiêu chảy chiếm tỷ lệ cao nhất
(26,01 %), kế đến là viêm khớp (3,03 %) và thấp nhất là bệnh đường hô hấp (1,01
%).
Phân lập được vi khuẩn Staphylococcus aureus, Streptococcus spp. và E.
coli có trong mẫu dịch viêm tử cung; vi khuẩn E.coli có trong mẫu phân tiêu chảy
của heo con theo mẹ.
Kết quả thử kháng sinh đồ vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung:
Staphylococcus aureus nhạy cảm với các kháng sinh như cephalexin, ceftiofur,
tobramycin, florfenicol, enrofloxacin, norfloxacin (50 % - 100 %); Streptococcus
spp. nhạy cảm với cephalexin, florfenicol, ceftiofur, norfloxacin, linco – spectin,
doxycyclin (50 % - 100 %); E.coli nhạy cảm với kháng sinh gentamycin,
norfloxacin (100 %).
Kết quả thử kháng sinh đồ của vi khuẩn E.coli có trong mẫu phân tiêu chảy
của heo con theo mẹ nhạy cảm với kháng sinh cephalexin (100 %); norfloxacin,
ceftiofur (80 %).

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .................................................................................................................. i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn .......................................................................... ii
Lời cảm tạ .............................................................................................................. iii
Tóm tắt ................................................................................................................... iv

Mục lục ................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt ...................................................................................... ix
Danh sách các bảng ................................................................................................. x
Danh sách các hình và sơ đồ .................................................................................. xii
Chương 1 MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu .......................................................................................... 1
1.2.1 Mục đích......................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu .......................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
2.1 Giới thiệu sơ lược về trại ................................................................................... 3
2.1.1 Vị trí địa lý ..................................................................................................... 3
2.1.2 Phương thức hoạt động ................................................................................... 4
2.1.3 Cơ cấu của trại ................................................................................................ 4
2.1.4 Cơ cấu đàn ...................................................................................................... 5
2.1.5 Bố trí chuồng trại ............................................................................................ 5
2.2 Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng heo nái sinh sản và heo con theo mẹ tại
trại chăn nuôi Hưng Việt ......................................................................................... 6
2.2.1 Chuồng trại ..................................................................................................... 6
2.2.2 Thức ăn........................................................................................................... 6
2.2.2.1 Thức ăn cho heo nái sinh sản và nuôi con .................................................... 6
2.2.2.2 Thức ăn bổ sung cho heo con theo mẹ.......................................................... 7

v


2.2.3 Nước uống ...................................................................................................... 7
2.2.4 Chăm sóc và quản lý ....................................................................................... 8
2.2.4.1 Nái sinh sản ................................................................................................. 8
2.2.4.2 Heo con theo mẹ .......................................................................................... 9

2.2.5 Quy trình vệ sinh thú y ................................................................................. 10
2.2.5.1 Chuồng trại ................................................................................................ 10
2.2.5.2 Công nhân và khách tham quan ................................................................. 10
2.2.6 Quy trình tiêm phòng .................................................................................... 11
2.3 Cơ sở lý luận ................................................................................................... 12
2.3.1 Một số bệnh thường gặp trên heo nái sinh sản............................................... 12
2.3.1.1 Viêm tử cung ............................................................................................. 12
2.3.1.2 Viêm vú ..................................................................................................... 14
2.3.1.3 Kém sữa, mất sữa....................................................................................... 14
2.3.1.4 Sót nhau ..................................................................................................... 15
2.3.1.5 Đẻ khó ....................................................................................................... 16
2.3.1.6 Sốt ............................................................................................................. 16
2.3.1.7 Bỏ ăn ......................................................................................................... 17
2.3.1.8 Bại liệt sau khi sinh.................................................................................... 18
2.3.1.9 Sa âm đạo .................................................................................................. 18
2.3.2 Một số bệnh thường gặp trên heo con theo mẹ .............................................. 19
2.3.2.1 Tiêu chảy ................................................................................................... 19
2.3.2.2 Bệnh trên đường hô hấp ............................................................................. 21
2.3.2.3 Viêm khớp ................................................................................................. 22
2.4 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu về bệnh trên heo nái sinh sản và heo
con theo mẹ tại trại chăn nuôi Hưng Việt ............................................................... 23
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ............................... 25
3.1 Thời gian và địa điểm ...................................................................................... 25
3.2 Đối tượng khảo sát........................................................................................... 25
3.3 Nội dung khảo sát ............................................................................................ 25

vi


3.4 Phương pháp khảo sát ...................................................................................... 26

3.4.1 Trên nái sinh sản ........................................................................................... 26
3.4.2 Trên heo con theo mẹ.................................................................................... 26
3.5 Nguyên, vật liệu .............................................................................................. 27
3.6 Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................ 27
3.7 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 29
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 30
4.1 Kết quả khảo sát nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi ............................................. 30
4.2 Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu trên heo nái sinh sản...................................... 32
4.2.1 Tỷ lệ một số bệnh trên heo nái sinh sản......................................................... 32
4.2.2 Tỷ lệ một số bệnh trên nái sinh sản theo lứa đẻ ............................................. 33
4.2.3 Tỷ lệ các dạng viêm tử cung trên heo nái sinh sản theo lứa đẻ ...................... 34
4.2.4 Thời gian lên giống lại của nái sau cai sữa .................................................... 36
4.2.5 Kết quả khảo sát hiệu quả điều trị một số bệnh trên nái sinh sản ................... 37
4.2.5.1 Liệu pháp điều trị ....................................................................................... 37
4.2.5.2 Hiệu quả điều trị ........................................................................................ 38
4.2.6 Kết quả phân lập và thử kháng sinh đồ một số vi khuẩn có trong mẫu dịch
viêm tử cung của heo nái sau khi sinh.................................................................... 39
4.2.6.1 Kết quả phân lập vi khuẩn có trong mẫu dịch viêm tử cung ....................... 39
4.2.6.2 Kết quả thử kháng sinh đồ của vi khuẩn có trong mẫu dịch viêm tử cung .. 40
4.3 Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu trên heo con từ sơ sinh đến khi cai sữa theo
từng nhóm nái ....................................................................................................... 42
4.3.1 Số heo con sơ sinh đẻ ra còn sống, số heo con sơ sinh chọn nuôi, trọng lượng
của heo con sơ sinh trung bình trên ổ theo từng nhóm nái...................................... 42
4.3.2 Số heo con cai sữa, trọng lượng của heo con lúc cai sữa trung bình trên ổ theo
từng nhóm nái ....................................................................................................... 44
4.3.3 Tỷ lệ nuôi sống heo con từ sơ sinh đến khi cai sữa theo từng nhóm nái......... 45
4.3.4 Kết quả khảo sát một số bệnh trên heo con theo mẹ ...................................... 46
4.3.4.1 Tỷ lệ một số bệnh trên heo con theo mẹ ..................................................... 46

vii



4.3.4.2 Tỷ lệ một số bệnh trên heo con theo mẹ theo từng nhóm nái ...................... 47
4.3.5 Kết quả khảo sát hiệu quả điều trị một số bệnh trên heo con theo mẹ ............ 49
4.3.5.1 Liệu pháp điều trị ....................................................................................... 49
4.3.5.2 Hiệu quả điều trị ........................................................................................ 49
4.3.6 Kết quả phân lập và thử kháng sinh đồ một số vi khuẩn trong mẫu phân tiêu
chảy của heo con theo mẹ ...................................................................................... 50
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 53
5.1 Kết luận ........................................................................................................... 53
5.2 Đề nghị ............................................................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 55
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 58

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FMD

: Foot and Mouth Disease

M.M.A

: Metritis, Mastitis, Agalactiae

E. coli

: Escherichia coli


T.G.E

: Transmissible gastroenteritis

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng có trong cám số 6 ............................................... 7
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng có trong cám viên RED – 1012 và
GOLD – 1020 .......................................................................................................... 7
Bảng 2.3 Quy trình tiêm phòng của trại chăn nuôi Hưng Việt ................................ 11
Bảng 2.4 Một số mầm bệnh gây nhiễm trùng đường tiêu hóa ở heo gây nên bệnh
tiêu chảy ................................................................................................................ 21
Bảng 4.1 Kết quả khảo sát nhiệt độ và ẩm độ ........................................................ 30
Bảng 4.2 Nhiệt độ tối ưu đối với chuồng nuôi nái nuôi con và heo con theo mẹ .... 31
Bảng 4.3 Tỷ lệ các bệnh xảy ra trên heo nái khảo sát ............................................. 32
Bảng 4.4 Tỷ lệ các bệnh trên nái sinh sản theo lứa đẻ ............................................ 33
Bảng 4.5 Tỷ lệ các dạng viêm tử cung trên nái sinh sản theo lứa đẻ ....................... 35
Bảng 4.6 Thời gian trung bình lên giống lại sau cai sữa của các nái khảo sát ......... 36
Bảng 4.7 Kết quả khảo sát hiệu quả điều trị một số bệnh trên nái sinh sản ............. 38
Bảng 4.8 Kết quả phân lập vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung của nái sau khi
sinh........................................................................................................................ 40
Bảng 4.9 Kết quả thử kháng sinh đồ của vi khuẩn Staphylococcus aureus có trong
mẫu dịch viêm tử cung của heo nái sau khi sinh .................................................... 41
Bảng 4.10 Kết quả thử kháng sinh đồ vi khuẩn Streptococcus spp. có trong mẫu
dịch viêm tử cung của heo nái sau khi sinh ............................................................ 42
Bảng 4.11 Số heo con sơ sinh đẻ ra còn sống trung bình trên ổ, số heo con sơ sinh
chọn nuôi trung bình trên ổ, trọng lượng của heo con sơ sinh trung bình trên ổ theo

từng nhóm nái ....................................................................................................... 43
Bảng 4.12 Số heo con cai sữa trung bình trên ổ, trọng lượng của heo con lúc cai sữa
trung bình trên ổ theo từng nhóm nái ..................................................................... 45
Bảng 4.13 Tỷ lệ nuôi sống heo con từ sơ sinh đến khi cai sữa theo từng nhóm nái
.............................................................................................................................. 46
Bảng 4.14 Tỷ lệ một số bệnh trên heo con theo mẹ ................................................ 47

x


Bảng 4.15 Tỷ lệ một số bệnh trên heo con theo mẹ theo từng nhóm nái ................. 48
Bảng 4.16 Kết quả khảo sát hiệu quả điều trị một số bệnh trên heo con theo mẹ .... 49
Bảng 4.17 Kết quả thử kháng sinh đồ vi khuẩn E.coli có trong mẫu phân tiêu chảy
của heo con theo mẹ .............................................................................................. 51

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Trại chăn nuôi Hưng Việt.......................................................................... 3
Hình 2.2 Chuồng nuôi nái sinh sản và heo con theo mẹ ........................................... 6
Hình 2.3 Heo nái bị viêm tử cung dạng nhờn ......................................................... 12
Hình 2.4 Heo nái bị viêm tử cung dạng mủ ............................................................ 13
Hình 2.5 Bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ ....................................................... 19

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của trại ............................................................................ 5

xii



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, người chăn nuôi heo
đã áp dụng những mô hình chăn nuôi hiện đại với trang thiết bị tiên tiến, sử dụng
những con giống tốt và thực hiện các biện pháp an toàn sinh học.
Trong đó khâu chăm sóc, quản lý heo nái sinh sản và heo con theo mẹ có tầm
quan trọng rất lớn đối với số lượng và chất lượng của các sản phẩm từ đàn heo, ảnh
hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Nhưng do việc chăm sóc, quản lý còn
nhiều hạn chế gây phát sinh bệnh như viêm vú, viêm tử cung, mất sữa,…làm giảm
khả năng sinh sản trên heo nái và là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến
sựsinh trưởng và phát triển của heo con theo mẹ, gây bệnh tiêu chảy trên heo con
theo mẹ. Bên cạnh đó một số bệnh xảy ra trên heo con theo mẹ như: bệnh đường hô
hấp, viêm khớp cũng làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của
chúng.
Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều
trị. Tuy nhiên, việc quan sát theo dõi về mặt lâm sàng sẽ góp phần không nhỏ vào
công tác chẩn đoán và điều trị. Do đó, cần khảo sát để đánh giá tình hình bệnh
thường xảy ra trên heo nái sinh sản và heo con theo mẹ trong điều kiện chăn nuôi
hiện nay.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý và phân công của Bộ môn
Thú y Lâm sàng Khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Phát, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài “ Khảo sát một số bệnh thường gặp trên heo nái sinh sản và heo con
theo mẹ tại trại chăn nuôi Hưng Việt”.

1



1.2 Mục đích, yêu cầu:
1.2.1 Mục đích
Khảo sát và đánh giá các bệnh xảy ra trên heo nái sinh sản và heo con theo
mẹ, ảnh hưởng của các bệnh xảy ra trên heo nái sinh sản đến heo con theo mẹ, qua
đó đề ra các biện pháp phòng ngừa và điều trị.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi, ghi nhận các triệu chứng lâm sàng và tình hình bệnh trên heo nái
sau khi sinh.
Khảo sát tình trạng bệnh lý của heo con theo mẹ.
Theo dõi, ghi nhận hiệu quả điều trị.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu sơ lược về trại
2.1.1 Vị trí địa lý
Doanh nghiệp tư nhân chăn nuôi Hưng Việt được thành lập ngày 11/
06/1990, nằm trên quốc lộ 56, đường Hùng Vương, phường Long Tâm, thành phố
Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách trung tâm thành phố Vũng Tàu 3 km.

Hình 2.1 Trại chăn nuôi Hưng Việt
Trại nằm trên khu đất cao, tương đối bằng phẳng, có tường rào bao quanh, có
tổng diện tích 76.000 m2, trong đó:
Diện tích đường đi: 4.000 m2.
Diện tích nhà kho: 1.600 m2.
Diện tích chuồng trại: 3.500 m2.
Diện tích nhà ở, văn phòng: 800 m2.

Phần còn lại là diện tích đất trồng trọt và một số công trình của trại.

3


2.1.2 Phương thức hoạt động
Mô hình sản xuất của trại chăn nuôi Hưng Việt là chăn nuôi kết hợp với
trồng trọt, trại sử dụng toàn bộ chất thải của chăn nuôi để phục vụ cho trồng trọt
tránh gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Chăn nuôi heo: là hướng sản xuất chính và chủ lực của trại, toàn bộ heo con
sau cai sữa được giữ lại và chuyển sang nuôi heo thịt. Trại cung cấp heo thịt cho
nhu cầu trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Ngoài ra trại còn cung cấp heo giống, tinh
heo,…cho các hộ chăn nuôi tại địa phương.
Chăn nuôi bò: trại nuôi khoảng 29 con bò sữa giống Holstein Friesian (trong
đó có 11 con bò đang cho sữa), bê cái sinh ra được giữ lại làm giống còn bê đực
được nuôi theo hướng thịt. Sản phẩm sữa sử dụng để nuôi bê, làm thức ăn bổ sung
cho heo con theo mẹ và heo con cai sữa, một phần bán ra thị trường còn lại trại sử
dụng làm yaourt, sữa tươi để kinh doanh quán.
Trồng trọt: chủ yếu trồng cỏ voi để nuôi bò, rau muống để bổ sung trong thức
ăn của heo. Ngoài ra trại còn trồng các loại cây hoa màu ngắn ngày và trồng theo
phương thức luân canh như: bắp, đậu, ớt,… sản phẩm cung cấp cho nhu cầu trong
trại và bán ra bên ngoài.
Kinh doanh quán vào ban đêm các sản phẩm sữa tươi, yaourt, kem,…
2.1.3 Cơ cấu của trại
Trại có tổng cộng 39 người phân theo trình độ gồm: 1 Thạc sĩ, 3 Đại học, 1
Trung cấp, còn lại là công nhân, bảo vệ, nhà bếp. Trong đó riêng tổ chăn nuôi heo
có 18 người gồm có:
Quản lí chung: 1 người
Nái nuôi con và heo con theo mẹ: 5 người
Heo con sau cai sữa: 2 người

Nái khô, nái chửa, nái hậu bị, heo đực giống và đực hậu bị: 3 người
Heo thịt: 6 người
Kho trộn cám: 1 người

4


BAN GIÁM ĐỐC

PHÂN XƯỞNG 1

TỔ NÁI
NUÔI
CON VÀ
HEO
CON
SAU CAI
SỮA

TỔ
PHỐI
GIỐNG

PHÂN XƯỞNG 2

TỔ
HEO
THỊT

TỔ

CHẾ
BIẾN
THỨC
ĂN

TỔ
CHĂN
NUÔI

SỮA

TỔ
TRỒNG
TRỌT

TỔ
BẢO
VỆ

TỔ
NHÀ
BẾP

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của trại
2.1.4 Cơ cấu đàn
Tính đến cuối tháng 5/2013, trại có tổng đàn heo là 2087 con, trong đó có:
Nái sinh sản: 197 con.
Heo con theo mẹ: 209 con.
Heo con sau cai sữa: 502 con.
Nái hậu bị: 83 con.

Đực hậu bị: 5 con.
Đực giống: 15 con.
Heo thịt: 1076 con.
2.1.5 Bố trí chuồng trại
Chuồng A1 và B1: nuôi nái sinh sản và heo con theo mẹ.
Chuồng A2.1 và A2.2: nuôi heo con sau cai sữa.
Chuồng A3 và B3: nuôi nái chửa, nái khô và nái hậu bị.
Chuồng A4: nuôi đực giống và đực hậu bị.
Chuồng B2, A5.1, A5.2, A6 và B6: nuôi heo thịt.

5


2.2 Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng heo nái sinh sản và heo con theo mẹ tại
trại chăn nuôi Hưng Việt
2.2.1 Chuồng trại
Chuồng nuôi heo nái sinh sản và heo con theo mẹ được thiết kế dạng chuồng
kín để đảm bảo nhu cầu sinh lý heo mẹ và heo con, đồng thời có lắp đặt hệ thống
quạt hút ở cuối chuồng đảm bảo thông thoáng và làm giảm bớt khí độc trong
chuồng nuôi, hệ thống phun sương ở đầu chuồng để làm mát khi thời tiết nóng. Mỗi
chuồng nái phân chia thành hai dãy, mỗi dãy 16 ô cho nái đẻ và nuôi con, mỗi ô
được thiết kế dạng lồng, sàn sắt với kích thước dài 2,35 m x rộng 1,65 m, có máng
ăn và núm uống dành riêng cho heo nái sinh sản và heo con theo mẹ, có đèn úm để
sưởi ấm cho heo con. Hệ thống nước thải của nền chuồng chảy ra phía sau và thông
với hầm xử lý để cung cấp cho trồng trọt.

Hình 2.2 Chuồng nuôi nái sinh sản và heo con theo mẹ
2.2.2 Thức ăn
2.2.2.1 Thức ăn cho heo nái sinh sản
Cám sử dụng cho heo nái sinh sản là cám số 6 do trại mua nguyên liệu về và

tự trộn. Thành phần dinh dưỡng trong cám số 6 được trình bày ở Bảng 2.1.

6


Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng có trong cám số 6
Thành phần dinh dưỡng

Cám số 6

Vật chất khô (%)

88,14

ME (kcal/kg)

3200

Protein (%)

19,72

Béo (%)

7,50

Xơ thô (%)

5,00


Lysine (%)

1,05

Methionine (%)

0,35
(Nguồn: phòng kỹ thuật trại chăn nuôi heo Hưng Việt)

2.2.2.2 Thức ăn bổ sung cho heo con theo mẹ
Heo con theo mẹ sử dụng cám viên RED – 1012 (cám đỏ) và GOLD – 1020
(cám vàng) của Cargill. Thành phần dinh dưỡng trong cám viêm RED – 1012 và
GOLD – 1020 được trình bày ở Bảng 2.2.
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng có trong cám viên RED – 1012 và GOLD – 1020
Thành phần dinh dưỡng

RED – 1012

GOLD - 1020

3200

3100

Vật chất khô (%)

86

86


Protein (%)

20

19

Béo (%)

3

3

Xơ thô (%)

5

5

2,6

2,6

Năng lượng trao đổi (kcal/kg)

Khoáng tổng số (%)

((Nguồn: phòng Kỹ thuật trại chăn nuôi heo Hưng Việt)
2.2.3 Nước uống
Trại sử dụng nước được bơm từ các giếng khoan, qua xử lý chlorin và được
đưa lên bồn chứa lớn (20 m3) đặt trên cao 10 m so với mặt đất bằng các máy bơm

chạy tự động.
Nước theo hệ thống ống dẫn được phân phối cho các dãy chuồng và đến từng
núm uống tự động cho mỗi ô chuồng.

7


2.2.4 Chăm sóc và quản lý
2.2.4.1 Nái sinh sản
Nái chờ đẻ:
Khi nhập nái, chuồng trại đã được chà rửa và xịt sát trùng sạch sẽ (sát trùng 3
lần).Chuyển nái vào lúc trời mát (5 giờ – 5 giờ 30 chiều) và làm mát nái 1 giờ sau
đó.Khi chuyển nên chuyển nái ở cùng một ô đi chung với nhau, tạo cho nái thoải
nái, tránh làm kinh động hoảng sợ dẫn đến nái dễ bị động thai, đẻ non.
Chăm sóc nái chờ đẻ: cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 5 giờ và 14 giờ với khẩu
phần 2kg/ngày, trừ con nào ốm quá cho ăn 2,5 – 3 kg/ngày.
Hàng ngày vệ sinh chuồng trại, theo dõi thân nhiệt những nái bỏ ăn, ăn ít, thở
nhiều.
Nhập heo được 5 – 7 ngày, nái có dấu hiệu đẻ (xuống bầu vú, bầu vú căng
tròn), tiến hành vệ sinh chuồng trại, xịt sát trùng.
Nái đẻ:
Theo dõi thân nhiệt của nái thường xuyên.
Tiêm Prozil cho nái đau đẻ, chồm nhảy, quậy phá, tránh cho nái bị stress, sốt,
động thai, con chết khi sinh nhiều.
Tiêm Shotapen 1 cc/25kg P cho nái khi nái có dấu hiệu đẻ.
Tiêm Oxytocin 2 ống/lần (2 ml/ống) trong trường hợp nái đẻ quá lâu hoặc
không rặn đẻ, bình thường nái đẻ gần xong thì tiêm Oxytocin cho nái đẻ và tống
nhau ra luôn.
Nái sau khi đẻ:
Cho ăn mỗi ngày 2 lần vào 5 giờ và 14 giờ theo khẩu phần: ngày đầu cho ăn

1 kg, tăng mỗi ngày 1 kg cho đến ngày thứ 4 cho ăn tự do và cho ăn theo sức ăn của
mỗi nái. Bắt đầu cho ăn 3 lần/ngày (5 giờ – 14 giờ – 20 giờ) khi tất cả các nái trong
chuồng đã đẻ hết.
Cho mỗi nái ăn rau muống 0,8 – 1 kg/ngày.
Theo dõi thân nhiệt của nái mới đẻ bỏ ăn, thở nhiều.

8


Rửa tử cung của nái bằng dung dịch thuốc tím pha loãng 2 lần/ngày (sáng –
chiều), mỗi nái được rửa 4 lần, rửa từ 3 – 5 lít/lần.
Đặt thuốc Amphorim cho nái 2 lần/ngày, 1 viên/lần và mỗi nái đặt 3 lần.
2.2.4.2 Heo con theo mẹ
Khi nái có dấu hiệu đẻ thì phải thả đèn, lót bao, vệ sinh bầu vú.
Heo con mới đẻ, tập cho heo con biết bú và con nào cũng được bú sữa đầu,
bấm răng, cột rốn, sát trùng rốn, cắt đuôi, bấm tai.
Tiến hành ghép bầy những nái đẻ ít con sau 10 – 12 giờ.
Heo con được 3 ngày tuổi: tiêm Feriron (cung cấp sắt) 2 cc/con/lần.
Heo con được 4 ngày tuổi cho uống Baycox 5 % với liều 1 cc/con/lần để
ngừa cầu trùng gây tiêu chảy.
Heo con được 6 – 7 ngày tuổi: tiêm vitamin AD3E 1 cc/con.
Heo con được 7 – 10 ngày tuổi: tập ăn cho heo con và thiến đực. Khi thiến
đực thì chọn những con đực thuần đẹp trong bầy chừa lại; những con thuần xấu,
phối tạp thì thiến hết.
Tập cho uống sữa bò những con yếu, nhỏ trong những bầy nái đẻ nhiều con,
mỗi con uống 100 – 200 cc sữa/ngày.
Tiêm thuốc bổ Glucose 5 % + BI.COM – C + Calciforte B12 bằng đường tiêm
xoang bụng cho những heo còi nhẹ trong bầy.
Khi điều trị bệnh, tiến hành điều trị từ heo nhỏ đến heo lớn, từ bầy bệnh nhẹ
đến bầy bệnh nặng trong chuồng; nếu có phát hiện heo bệnh nên tách riêng và cho

người chăm sóc riêng hoặc chăm sóc sau khi đã làm mọi việc trong chuồng xong
(sát trùng tay chân và dụng cụ sau khi điều trị).
Cám cho heo con tập ăn: lúc đầu cho ăn cám đỏ (RED – 1012), sau đó pha
cám vàng (GOLD – 1020) với tỷ lệ 3 đỏ: 1 vàng, đến 4 – 5 ngày trước khi cai sữa
pha với tỷ lệ 2 đỏ: 1 vàng.
Hàng ngày luôn vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, máng ăn của heo mẹ và heo con;
hốt phân; xịt sàn (tránh làm ướt chuồng).
Trước khi cai sữa chích vitamin AD3E lần thứ 2 với liều 1 cc/con.

9


2.2.5 Quy trình vệ sinh thú y
2.2.5.1 Chuồng trại
Bố trí hố sát trùng ở cổng ra vào, ở đầu mỗi dãy chuồng; nước sát trùng được
thay mỗi ngày.
Phun thuốc sát trùng cho xe vào trại mua bán heo, bò; xe chở nguyên, thực
liệu.
Sau mỗi đợt bán và chuyển heo đi, chuồng trại được chà rửa sạch sẽ bằng xà
phòng, phun xịt thuốc sát trùng 3 lần và để trống chuồng vài ngày trước khi nhận
đợt heo mới.
Sàn chuồng được dọn phân sạch sẽ mỗi ngày; các dụng cụ trong chuồng cũng
thường xuyên được rửa sạch, ngâm thuốc sát trùng và phơi khô.
Quét dọn xung quanh các dãy chuồng, nạo vét cống rãnh, đường mương tháo
nước, định kỳ sát trùng toàn trại vào đầu tháng.
2.2.5.2 Công nhân và khách tham quan
Công nhân được trang bị đồ bảo hộ lao động (quần áo, ủng, bao tay,…),
trước khi vào cổng phải đi qua hố sát trùng và có thau nước để sát trùng tay. Công
nhân không được qua lại giữa các chuồng.
Khách tham quan cũng phải mặc áo blouse, mang ủng mới được vào khu vực

chăn nuôi.
Các loại thuốc sát trùng sử dụng tại trại: Benkocid, Pacoma, Virkon,
Longlife,…và có sự luân phiên thay đổi thuốc thường xuyên để tránh sự kháng
thuốc của mầm bệnh.

10


2.2.6 Quy trình tiêm phòng
Quy trình tiêm phòng của trại chăn nuôi Hưng Việt được trình bày ở Bảng
2.3.
Bảng 2.3 Quy trình tiêm phòng của trại chăn nuôi Hưng Việt
Bệnh

Quy trình tiêm phòng

FMD (Lở mồm

Hậu bị phát dục: 1 lần ở tuần thứ 2 sau khi được chọn làm giống.

long móng)

Nái, nọc: 2 lần/năm vào tháng 3 và tháng 9.
Heo con cai sữa: 2 lần lúc 35 – 37 ngày tuổi và 65 – 68 ngày tuổi.

Hogcholera

Hậu bị phát dục: 1 lần sau khi được chọn làm giống.

(Dịch tả)


Nái sinh sản: 2 lần/năm (sau khi đẻ 7 ngày và tiêm nhắc lại sau khi
đẻ 7 ngày của lứa đẻ sau).
Nọc: 2 lần/năm vào tháng 3 và tháng 9.
Heo con sau cai sữa: 2 lần vào lúc 28 – 30 ngày tuổi và 49 – 52
ngày tuổi.

Aujeszky

Hậu bị phát dục: 2 lần (sau khi chọn làm giống 3 tuần và tiêm nhắc

(Giả dại)

lại sau 4 tuần).
Nái sinh sản: 2 lần lúc 7 tuần trước khi đẻ và 3 tuần trước khi đẻ.
Nọc: 4 lần/năm.

Parvovirus

Hậu bị phát dục: 2 lần sau khi tuyển chọn (lần đầu lúc 4 tuần nuôi
và tiêm nhắc lại sau đó 4 tuần)
Nái sinh sản: 1 lần sau khi đẻ 15 – 17 ngày.
Nọc: 2 lần/năm.

Do Escherichia

Nái sinh sản: 2 lần (lần 1 trước khi đẻ 6 tuần, lần 2 trước khi đẻ 2

coli


tuần).

Do Pasteurella

Hậu bị phát dục, nái, nọc 2 lần/năm.

(Tụ huyết trùng)

Heo con sau cai sữa: 1 lần lúc 42 - 47 ngày tuổi.
(Nguồn: phòng Kỹ thuật trại chăn nuôi Hưng Việt)

11


2.3 Cơ sở lý luận
2.3.1 Một số bệnh thường gặp trên heo nái sinh sản
2.3.1.1 Viêm tử cung
Theo Nguyễn Văn Thành (2000), viêm tử cung là hiện tượng heo nái tiết
dịch viêm nhiều sau khi sinh. Nguyên nhân là do sự can thiệp, đẻ khó, sót nhau và
sự nhiễm vật lạ vào tử cung, sự suy nhược của cơ thể thú mẹ, sự căng thẳng do sinh
đẻ.
Thông thường sau khi sinh từ 1 – 2 ngày ở âm hộ heo nái có tiết dịch chảy ra
nhưng không hôi, không đục với một lượng ít thì đó là hiện tượng bình thường của
quá trình sinh đẻ. Ngược lại nếu lượng dịch chảy ra nhiều, kéo dài, màu trắng đục
với mùi hôi khó chịu, kèm theo thú bị sốt, âm hộ không teo mà còn hơi sưng thì đó
là biểu hiện của quá trình viêm tử cung. Nái giảm ăn hoặc bỏ ăn, khi nằm thỉnh
thoảng co chân lên, đôi khi có những cơn rặn nhẹ. Dịch viêm dễ thấy nhất là khi nái
cho heo con bú, trong quá trình kích thích tiết sữa, mủ ở âm hộ cũng rỉ ra hoặc nhìn
chỗ nằm của nái qua đêm thấy mủ đọng lại trên nền hoặc trên chất độn chuồng, ở
khấu đuôi (Lê Văn Thọ và Lê Quang Thông, 2009)

Phân loại các dạng viêm tử cung:

Hình 2.3 Heo nái bị viêm tử cung dạng nhờn
Dạng viêm nhờn: là dạng viêm nhẹ, hiện tượng viêm chỉ xuất hiện trên lớp
niêm mạc, bệnh xảy ra sau khi sinh khoảng 1 – 3 ngày với các triệu chứng: dịch
viêm lỏng, nhờn, có lợn cợn đục, mùi hơi tanh, nái sốt nhẹ. Heo nái mắc thể bệnh

12


×