Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH TRÊN HEO NÁI SAU KHI SINH VÀ BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO CẨM MỸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.47 KB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH TRÊN HEO NÁI SAU KHI SINH
VÀ BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ
TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO CẨM MỸ

Họ và tên sinh viên:

PHẠM THỊ KIỀU OANH

Ngành:

Thú y

Lớp:

Thú y Vĩnh Long

Niên khóa:

2003 - 2008

Tháng 05/2009


KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH TRÊN HEO NÁI SAU KHI SINH VÀ BỆNH TIÊU
CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO CẨM MỸ

Tác giả



PHẠM THỊ KIỀU OANH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sĩ ngành
Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Văn Phát

Tháng 05/2009
i


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng toàn thể thầy cô trong Khoa Chăn
Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thưc tập tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thạc sĩ Nguyễn Văn Phát đã tận tình chỉ
dạy hướng dẫn, đóng góp ý kiến và tạo diều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn quí thầy cô trường Cao Đẳng Cộng Đồng Vĩnh Long
đã tận tình giảng dạy suốt thời gian học tập.
Chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc trại Cẩm Mỹ cùng các anh chị em công
nhân viên đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời
gian thực tập.
Xin cảm ơn các bạn cùng lớp Bác Sĩ Thú Y Vĩnh Long hết lòng hỗ trợ giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức năng lực còn nhiều hạn chế nên

khóa luận không tránh khỏi thiếu sót. Tôi xin trân trọng đón nhận sự đánh giá và đóng
góp ý kiến của quí thầy cô và bạn đọc.
Chân thành cảm ơn!

ii


TÓM TẮT
Đề tài đựơc tiến hành từ ngày 15/8/2008 đến 15/11/2008 tại trại heo Cẩm Mỹ
với mục đích khảo sát tình trạng viêm đường sinh dục, viêm vú của heo nái sau khi
sinh và tiêu chảy trên heo con theo mẹ.
Qua khảo sát 150 heo nái chúng tôi ghi nhận được kết quả như sau:
Tỷ lệ viêm đường sinh dục là 19,33%. Trong đó cao nhất là viêm dạng mủ
14%, thấp nhất là viêm dạng nhờn là 5,33% và không ghi nhận được tình trạng viêm
vú trên heo nái sau khi sinh.
Tỷ lệ lên giống lại của nái không viêm 90,08%, nái viêm đường sinh dục
75,86%.
Số ngày điều trị bình quân chung của nái viêm đường sinh dục là 4,3 ngày.
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của heo con ở nái viêm đường sinh dục dạng mủ
19,83%, nái viêm dạng nhờn 16,84%, nái bình thường 6,16%.
Tỷ lệ khô thai và chết thai ở nái bình thường 9,64%, ở nái viêm đường sinh dục
11,71%
Trọng lượng bình quân heo con 21 ngày tuổi cao nhất là ở nái bình thường 6,10
kg/con, kế đến là nái viêm dạng nhờn 6,07 kg/con, và thấp nhất là nái viêm dạng mủ
6,01 kg/con.

iii


MỤC LỤC

Trang tựa ..........................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ................................................................ viii
Chương 1. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU........................................................................................... 2
U

1.2.1. Mục đích.........................................................................................................2
1.2.2.Yêu cầu............................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN .............................................................................................3
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HEO CẨM MỸ-ĐỒNG NAI .. 3
2.1.1.Lich sử hình thành...........................................................................................3
2.1.2. Vị trí địa lý, đất đai ........................................................................................3
2.1.3. Cơ cấu tổ chức................................................................................................3
2.1.4. Cơ cấu đàn......................................................................................................3
2.2. ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG.............................................................. 4
2.2.1. Chuồng trại.....................................................................................................4
2.2.2. Thức ăn, nước uống .......................................................................................4
2.2.3.Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng .................................................................5
2.2.4. Quy trình phòng bệnh ....................................................................................6
2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN....................................................................................................... 8
2.3.1. Viêm tử cung heo nái sau khi sinh.................................................................8
2.3.2.Viêm vú.........................................................................................................12
2.3.3. Bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ ...........................................................14
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ...................................17
3.1. Thời gian và địa điểm................................................................................................ 17

iv


3.2. Đối tượng khảo sát. ................................................................................................... 17
3.3. Nội dung khảo sát...................................................................................................... 17
3.4. Phương pháp và các chỉ tiêu khảo sát....................................................................... 17
3.4.1. Phương pháp tiến hành.................................................................................17
3.4.2. Các chỉ tiêu khảo sát ....................................................................................17
3.5. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................................... 19
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................20
4.1. Khảo sát nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi ................................................................. 20
4.2. Bệnh trên heo nái....................................................................................................... 20
4.2.1. Tỷ lệ viêm đường sinh dục, viêm vú trên heo nái........................................20
4.2.2. Tỷ viêm đường sinh dục theo lứa đẻ trên heo nái khảo sát..........................21
4.2.3. Tỷ lệ các dạng viêm đường sinh dục ...........................................................23
4.2.4. Thời gian trung bình lên giống lại sau khi cai sữa heo con .........................24
4.2.5. Tỷ lệ khô thai và chết thai ............................................................................26
4.2.6: Hiệu quả điều trị viêm đường sinh dục ở trại ..............................................27
4.2.7. Số ngày điều trị bình quân ...........................................................................28
4.3. Trên heo con theo mẹ................................................................................................ 29
4.3.1. Số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con chọn nuôi trên ổ, số heo con còn sống
đến 21 ngày trên ổ, trọng lượng sơ sinh bình quân................................................29
4.3.2.Tỷ lệ nuôi sống heo con đến 21 ngày tuổi theo thể trạng .............................31
4.3.3. Trọng lượng bình quân heo con 21 ngày tuổi theo thể trạng của nái ..........33
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................36
5.1. Kết luận...................................................................................................................... 36
5.2. Đề nghị....................................................................................................................... 36

v



DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
E.coli

: Escherichia coli

FMD

: Foot and mouth disease (bệnh lở mồm long móng).

MMA

: Metritis-mastitis-agalactia (viêm tử cung, viêm vú, mất sữa)

P

: Trọng lượng

PRRS

: Porcine reproductive respiratory syndrome (hội chứng rối loạn hô hấp sinh

sản)
Kg

: kilogam

LGLSCS : Lên giống lại sau cai sữa
SMEDI


: Stillbirth mummification embryonic death infertility (heo con chết ngay

lúc sinh ra, thai hóa gỗ, chết phôi, nân)
TB

: Trung bình

TLHCNS : Tỷ lệ heo con nuôi sống
TLHC21N: Trọng lượng heo con 21 ngày tuổi
VĐSD

: Viêm đường sinh dục

IM

: Intramuscular (tiêm bắp)

IV

: Intravascular (tiêm tĩnh mạch)

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Định mức thức ăn cho heo nái sau khi đẻ .......................................................5
Bảng 4.1. Tỷ lệ viêm đường sinh dục, viêm vú trên heo nái sau khi sinh ....................20
Bảng 4.2. Tỷ lệ viêm đường sinh dục theo lứa đẻ trên nái khảo sát .............................21
Bảng 4.3. Tỷ lệ các dạng viêm đường sinh dục ............................................................23
Bảng 4.4. Thời gian lên giống lại sau khi cai sữa heo con............................................24

Bảng 4.5. Tỷ lệ heo con yếu, dị tật, khô thai và chết thai .............................................26
Bảng 4.6. Tỷ lệ heo nái khỏi bệnh viêm đường sinh dục ..............................................27
Bảng 4.7. Số ngày điều trị bình quân ............................................................................28
Bảng 4.8. Số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con chọn nuôi trên ổ, số heo con còn sống
đến 21 ngày trên ổ, trọng lượng sơ sinh bình quân. ......................................................29
Bảng 4.9. tỷ lệ nuôi sống heo con đến 21 ngày tuổi theo thể trạng của nái ..................31
Bảng 4.10. Trọng lượng bình quân heo con 21 ngày tuổi theo thể trạng của nái .........33
Bảng 4.11. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên heo con theo mẹ...........................................34

vii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Cơ chế gây viêm vú......................................................................................13
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ viêm đường sinh dục của nái sau khi sinh.......................................21
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ viêm đường sinh dục theo lứa đẻ trên nái khảo sát. ........................22
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ các dạng viêm đường sin dục ..........................................................23
Biểu đố 4.4. Thời gian trung bình lên giống lại sau cai sữa heo con ............................25
Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ lên giống lại sau cai sữa của nái ......................................................25
Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ khô thai và chết thai.........................................................................27
Biểu đồ 4.7. Tỷ lệ heo nái khỏi bệnh việm đường sinh dục theo thời gian điều trị. .....28
Biểu đồ 4.8. Số ngày điều trị bình quân ........................................................................29
Biểu đồ 4.9. Số heo con đẻ ra trên ổ, chọn nuôi trên ổ, còn sống trên ổ, trọng lượng sơ
sinh bình quân................................................................................................................30
Biểu đồ 4.10. Tỷ lệ nuôi sống heo con 21 ngày tuổi theo từng thể trạng nái................32
Biểu đồ 4.12. Tỉ lệ heo con tiêu chảy theo từng thể trạng nái.......................................35

viii



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây do sự hợp tác và hội nhập thị trường quốc tế đã đưa ngành
chăn nuôi công nghiệp phát triển, đặc biệt là ngành chăn nuôi heo. Với vị trí rất quan
trọng, chăn nuôi heo chiếm một phần khá lớn trong việc cung cấp thực phẩm cho cả
nước và hướng tới xuất khẩu trong tương lai gần khi chúng ta đã gia nhập khối thị
trường chung thế giới. Vì lí do đó từ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ đã dần thành
phương thức chăn nuôi công nghiệp với kỹ thuật cao ở các trang trại với qui mô ngày
càng lớn.
Trong cách chăn nuôi và chọn con giống đã nảy sinh nhiều bất ổn như: trong
thời gian sinh sản và nuôi con là hai giai đoạn quan trọng nhất của heo nái và cũng là
thời gian heo nái dễ nhiễm bệnh nhất. Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn này là viêm vú,
viêm tử cung.
Viêm vú, viêm đường sinh dục trên heo nái sinh sản cũng có mối liên hệ mật
thiết đến bệnh tiêu chảy của heo con là nỗi lo lớn cho nhà chăn nuôi. Bệnh tiêu chảy
trên heo con theo mẹ do nhiều nguyên nhân gây ra như: sữa mẹ, thức ăn kém phẩm
chất, heo con sinh ra không được bú sữa đầu, không cung cấp sắt kịp thời. Ngoài ra
yếu tố ngoại cảnh như thay đổi thời tiết, quá trình chăm sóc cũng góp phần vào việc
gây tiêu chảy ở heo con.
Vì vậy muốn năng suất sinh sản của heo nái cao, ta phải tạo điều kiện đảm bảo
sức khỏe cho heo nái và tiến hành điều trị cấp thời khi heo nái bị bệnh, đồng thời chữa
trị bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ để hạn chế thiệt hại góp phần nâng cao năng
xuất sinh sản và phát triển đàn heo.
Được sự đồng ý và phân công của khoa chăn nuôi thú y trường Đại Học Nông
Lâm cùng với sự hướng dẫn của Thạc Sĩ Nguyễn Văn Phát và sự giúp đỡ của công ty
cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát một
số bệnh trên heo nái sau khi sinh và tiêu chảy trên heo con theo mẹ” tại trại heo
Cẩm Mỹ.


1


1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Khảo sát các bệnh thường xảy ra trên heo nái sinh sản và heo con theo mẹ để đề
ra các biện pháp quản lý hữu hiệu.
1.2.2.Yêu cầu
Theo dõi và ghi nhận đầy đủ triệu chứng lâm sàng, tình hình bệnh, cách điều trị
và kết quả điều trị trên đàn nái sinh sản và trên heo con trong thời gian theo mẹ.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HEO CẨM MỸ-ĐỒNG
NAI
2.1.1. Lich sử hình thành
Trại chăn nuôi Cẩm Mỹ-Đồng Nai là một trại thuộc công ty cổ phần chăn nuôi
CP-Group tập đoàn của Thái Lan liên kết với Việt Nam chuyên sản xuất thức ăn gia
súc, gia cầm và con giống.
Trại được thành lập vào tháng 7 năm 2007 do bà Đoàn Thị Hồng đứng tên xây
dựng và phát triển cho đến nay.
Trại nuôi chủ yếu là heo nái: Landrace thuần, Yorkshire thuần và heo nái 2 máu
Landrace x Yorshire, Yorkshire x Landrace.
2.1.2. Vị trí địa lý, đất đai
Vị trí địa lý: Trại chăn nuôi heo Cẩm Mỹ-Đồng Nai được xây dựng trên vùng
đất cao thuộc xã Nhân Nghĩa, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Cách xa đường quốc lộ
1A là 6km, trại có hệ thống Bio-gas dùng làm khí đốt cho trại, xung quanh trại có

tường rào bảo vệ.
Trại nằm cách xa khu dân cư nên cũng hạn chế được dịch bệnh và không gây
ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh hoạt của người dân xung quanh.
Đất đai: Trại được xây dựng trên đất Feralit vàng đỏ, trại đươc xây dựng trên
diện tích 10 hecta.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Trại gồm kĩ thuật và công nhân
2.1.4. Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 15 tháng 11 năm 2008
Tổng đàn heo: 4380 con
Heo đực sinh sản: 50 con
Heo nái sinh sản: 1270 con
Heo hậu bị chờ phối: 60 con
Heo con từ 1-30 ngày tuổi: 3000 con
3


2.2. ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG
2.2.1. Chuồng trại
Chuồng được xây dựng theo mô hình khép kín với trang thiết bị hiện đại. có 2
mái lợp tôn, xung quanh được xây kín bằng tường và chừa cửa gắn kín không màu,
trần được đóng la phông bằng nhựa, nền được lót đan. Có hệ thống làm mát bằng nước
và phía đối diện là hệ thống quạt hút.
- Chuồng nái mang thai, nái khô
Chuồng được chia làm hai dãy chính mỗi dãy chia làm hai lô, mỗi lô có 59 lồng
sắt. một ô nhốt heo đực thí tình và nơi để tạo stress đối với heo nái mới cai sữa chuyển
qua. chính giữa là lối đi 1,5m kích thước ô chuồng 2m x 0,6m x 0,92m (dài x rộng x
cao).
Máng ăn có hình bán nguyệt.
Nước uống lấy từ giếng khoan bơm lên bể chứa.

- Chuồng nái đẻ, nái nuôi con
Được xây dựng kế bên trại nái mang thai gồm hai dãy chính mỗi dãy được chia
làm hai lô và mỗi lô có 19 lồng sắt dùng để nuôi nái đẻ và heo con theo mẹ.
Kích thước ô chuồng 2,2m x 2m (dài x rộng ).
Chính giữa lồng sắt nhốt heo mẹ kích thước 2,2m x 0,6m x 0,92 (dài x rộng x
cao).
Ổ úm heo con được làm bằng khung sắt bao quanh bằng tôn có kích thước 0,8m
x 0,5m (dài x rộng), bên trên có đèn úm bằng bóng đèn điện 100w cho heo con mới
sinh khi trời lạnh.
Máng ăn cho heo mẹ có hình bán nguyệt.
Máng ăn cho heo con làm bằng nhựa có cánh chắn có móc khóa để tránh đổ
ngã.
Núm uống đặt cạnh máng ăn của heo mẹ.
2.2.2. Thức ăn, nước uống
Gồm 4 loại cám hỗn hợp của công ty CP-Vina
Cám cho heo con tập ăn : số 550 FX
Cám cho heo con cai sữa : số 551 FX
Cám cho heo nái mang thai : số 566 SF
4


Cám cho heo nái nuôi con : số 567 SF
Nước sử dụng cho toàn trại là nước giếng khoan được khử trùng.
2.2.3. Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng
- Nái khô
Cho ăn cám 567 SF, mỗi ngày ăn từ 2,5 – 6 kg/con/ngày.
- Nái mang thai
Từ lúc phối đến ngày 84 cho ăn 566 SF với lượng 1,8 - 2 kg/con/ngày, đến ngày
85 - 98 tăng cám 2,2 - 2,8 kg/con/ngày.
Từ ngày thứ 99 của chu kỳ mang thai đến trước ngày sinh 4 ngày cho ăn cám

567F với 2,2 - 2,8 kg/con/ngày (tùy theo thể trạng).
- Nái đẻ
Đối với nái đẻ cho ăn cám 567 SF từ 2,5 – 6 kg/con/ngày thay đổi tùy theo số
lứa đẻ và số ngày sau khi đẻ, được trình bày qua bảng 2.1.
Bảng 2.1. Định mức thức ăn cho heo nái sau khi đẻ
Sau khi đẻ (ngày)

Lứa 1 (kg/con/ngày)

Lứa 2 (kg/con/ngày)

1

2,5

3,5

2

3,5

4,5

3

4,5

5,0

4


5,0

5,5

5

5,5

6,0

6

6,0

6,0

>6

6,0

6,0

- Heo con theo mẹ
Sau khi sinh ra heo con được lau sạch, móc hết nhớt, bấm răng, cắt đuôi, cắt
rốn, sát trùng, cân trọng lượng, loại bỏ những con dị tật yếu hoặc trọng lượng quá nhỏ
(dưới 0,8 kg) , cho vào lồng úm và cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt.
Tiêm sắt Fe-Dextran 2ml/con vào lúc từ 1-3 ngày tuổi, bấm số tai, thiến heo
đực vào 7-10 ngày tuổi, tập ăn lúc 5-7 ngày tuổi.


5


2.2.4. Quy trình phòng bệnh
2.2.4.1. Vệ sinh và chăm sóc
Sau mỗi đợt xuất heo tiến hành vệ sinh bằng cách xịt nước, để khô quét vôi, sát
trùng chuồng trại bằng dung dịch omnide với liều lượng 4 cc/1lít nước, sau đó để trống
vài ngày mới lùa heo vào.
Ở đầu mỗi dãy chuồng có chậu sát trùng chứa dung dịch omnide pha với liều
lượng 4 cc/1lít nước dùng để nhúng ủng vào khi xuống trại.
Công nhân được bố trí phụ trách không được ra ngoài thường xuyên. Khách
tham quan, công nhân khi ra ngoài trở vào trại phải thay quần áo, tắm sát trùng bằng
dung dịch omnide pha với liều lượng 2 cc/1lít nước, mang ủng, bước qua hố sát trùng
trước mới được vào trại.
- Đực giống làm việc
Tắm, dọn phân rửa chuồng vào buổi sáng, cho ăn ngày 2 lần.
- Đực và cái hậu bị
Tắm, dọn phân, rửa chuồng ngày 1 lần, cho ăn ngày 2 lần.
- Heo nái khô và nái chửa
Tắm, dọn phân, rửa chuồng vào buổi sáng, cho ăn ngày 2 lần. Hằng ngày kiểm tra lên
giống bằng cách kiểm tra âm hộ, dịch âm hộ, ấn lên lưng để xác định thời điểm phối
giống thích hợp.
- Đối với heo nái đẻ
+ Kiểm tra đàn heo.
+ Dọn vệ sinh chồng trại và cho heo ăn.
+ Chuẩn bị dụng cụ cần thiết trước khi nái đẻ như: tấm lót, đèn úm, lồng úm,
kiềm bấm răng, thuốc thú y.
+ Sau khi đẻ: Kiểm tra thân nhiệt, dịch âm hộ.
- Đối với heo con
Đỡ đẻ, nhúng bột, cân trọng lượng heo con sơ sinh, bấm răng, cắt đuôi, cho heo

con bú sữa đầu.
+ Tập ăn cho heo con lúc 6-10 ngày tuổi.
+ Thiến heo đực, bấm tai, lúc 4 ngày tuổi.
+ Kiểm tra và điều trị kịp thời khi heo bị tiêu chảy.
6


- Đối với heo cai sữa
19-21 ngày cai sữa tuỳ theo thể trạng heo con, ủ ấm 7-10 ngày.
2.2.4.2. Qui trình tiêm phòng
- Heo con theo mẹ
+ 3 ngày tuổi: tiêm Fe – Dextran 2ml/con (phòng bệnh thiếu máu).
+ 2 tuần tuổi: tiêm Hyoresp (phòng bệnh viêm phổi).
+3 tuần tuổi: tiêm Pestiffa (phòng bệnh dịch tả).
- Heo nái
+ Mang thai tuần thứ 10: tiêm Pestiffa (phòng bệnh dịch tả).
+ Mang thai tuần thứ 12: tiêm Neocolipor + tiêm Astopor (phòng E.coli và lở
mồm long móng).
+ Mang thai tuần thứ 14: tiêm Neocolifor. Định kỳ Akipor 6.3 tháng: 4, 8 và 12
trong năm (phòng E.coli và giả dại).
- Hậu bị thay thế đàn
Sau khi nhập vào trại:
+ Tuần 2: tiêm Parvovax + tiêm Akipor 6.3 (phòng bệnh Parvovirus và giả dại)
+ Tuần 3: tiêm Pestiffa + tiêm Astopor (phòng bệnh dịch tả và lở mồm long
móng)
+ Tuần 4: tiêm Hyoresp (phòng bệnh viêm phổi).
+ Tuần 5: tiêm Amervac ( phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản)
+ Tuần 6: tiêm Parvovax + tiêm Akifor 6.3 ( phòng bệnh parvovirus và giả dại)
- Heo thịt
+ 5 Tuần tuổi: tiêm Pestiffa (phòng bệnh dịch tả)

+ 7 Tuần tuổi: tiêm Astopor (phòng bệnh lở mồm long móng)
+ 11 tuần tuổi: tiêm Astopor (phòng bệnh lở mồm long móng)
- Heo nọc thay thế đàn
Sau khi nhập vào trại
+ Tuần 2: tiêm Akipor 6.3 (phòng bệnh giả dại)
+ Tuần 3: tiêm Amervac (phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản)
+ Tuần 4: tiêm Akipor 6.3 + tiêm Astopor (phòng bệnh dịch tả và bệnh lở mồm
long móng)
7


- Heo nọc
+ tiêm Akipor 6.3, tiêm Astopor định kỳ vào tháng 4, 8, 12 (phòng bệnh giả dại
và lở mồm long móng)
+ tiêm Pestiffa định kỳ 8 tháng 1 lần sau khi chích Akipor 6.3 và Astopor 1 tuần
(phòng bệnh dịch tả)
2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.3.1. Viêm tử cung heo nái sau khi sinh
2.3.1.1. Khái niệm viêm tử cung
Viêm tử cung có dịch viêm tiết ra nhiều.Tùy mức độ và thành phần dịch viêm
mà chia ra các dạng viêm: dạng viêm nhờn, dạng viêm mủ, dạng viêm mủ lẫn máu.
Dạng viêm nhờn: Là thể viêm nhẹ nhất thường xuất hiện rất sớm sau khi sinh từ
1-3 ngày, lớp niêm mạc tử cung bị tổn thương nhẹ, kích thích tiết nhiều dịch nhờn, vài
ngày sau tiết dịch giảm dần, đặc lại, hết hẳn. Đôi khi không cần điều trị mà có thể hết
hẳn nếu trình trạng sức khoẻ nái tốt. Theo Nguyễn Văn Thành (2002), ở dạng viêm
này thân nhiệt tăng nhẹ (39,5-400C).
Dạng viêm mủ: Thể này tương đối nặng, niêm mạc tử cung bị tổn thương nặng,
có sư xâm nhập của vi trùng sinh mủ. Biểu hiện với các triệu chứng sốt, thân nhiệt
tăng 40 - 410C, phản ứng viêm lan toả vào lớp cơ tử cung, dịch viêm tích lại trong
xoang tử cung trở thành nhày, có mủ vàng đục, sềnh sệt, mùi rất tanh hôi thường kéo

dài 3 - 4 ngày hay có thể hơn, nái bỏ ăn, vào những ngày cuối mủ đặc dính vào âm hộ.
Dạng viêm mủ lẫn máu: là dạng viêm rất nặng, thường đi kèm với nguyên nhân
đẻ khó, sót nhau… tử cung bị tổn thương nặng. Biểu hiện là heo sốt cao 40 - 410C, bỏ
ăn, dịch viêm sềnh sệt, có mủ lẫn máu, mùi rất tanh và hôi thối, sản lượng sữa giảm
hoặc mất hẳn, nhịp thở tăng, nái mệt mỏi hay nằm.
Viêm tử cung còn làm cho niêm mạc tử cung bị biến đổi về mặt mô học, xơ
hoá. Điều này sẽ hạn chế sự định vị của thai do đó sẽ làm giảm năng suất sinh sản của
nái ở các lứa sau.
2.3.1.2. Nguyên nhân gây viêm tử cung
Heo nái bị viêm tử cung thường do những nguyên nhân sau:
Công tác phối giống không đúng kĩ thuật làm tổn thương niêm mạc tử cung, các
dụng cụ dẫn tinh không được vô trùng, khi phối giống có thể đưa vi khuẩn từ ngoài
8


vào tử cung heo nái gây viêm tử cung.
- Heo nái phối giống trực tiếp, heo đực mắc bệnh viêm bao dương vật, hoặc
mang vi khuẩn từ những con heo nái khác đã bị viêm tử cung, viêm âm đạo truyền
sang heo khoẻ.
- Heo nái đẻ khó phải can thiệp thủ thuật, gây tổn thương niêm mạc tử cung dẫn
đến nhiễm trùng, viêm tử cung.
- Heo bị sót nhau xử lý không triệt để cũng dẫn đến nhiễm trùng, viêm tử cung,
hoặc do thục rửa làm tổn thương niêm mạc tử cung, rối loạn sinh lý nội tiết, chuồng
trại dơ bẩn dễ bị xâm nhiễm bởi các loại vi khuẩn dẫn đến viêm .
- Theo Nguyễn Như Pho (2002) nguyên nhân gây hội chứng M.M.A (Metritis,
Mastitis, Agalactia) do thiếu dinh dưỡng, thiếu 1 hay nhiều sinh tố trong khẩu phần.
+ Vitamin
• Thiếu sinh tố A trên heo nái thì có ít trứng rụng, đặc biệt sinh tố A rất cần
thiết để hình thành hoàng thể, cơ quan nội tiết sản xuất ra hormon progesterone giúp
định vị phôi bào trong sừng tử cung, cho nên nái thiếu sinh tố A thì số thai đẻ ra ít.

Nếu thiếu sinh tố A trầm trọng có thể cả đàn con của heo nái đẻ ra không có tròng mắt
(Võ Văn Ninh, 1985).
+ Protein:
• Protein là cơ sở của sự sống là cấu tạo của những chất điều hòa sự sống như
hormon, enzyme trong cơ thể. Nếu thiếu protein, cơ thể sẽ tự phân giải protein của cơ
thể (thường là mô cơ) để tổng hợp những chất cần cho sự sống như hormon,
enzym…vì vậy thú bị gầy còm, teo cơ, suy nhược... (Võ Văn Ninh,1985).
+ Khoáng
• Chất sắt (Fe2+)
Thiếu sắt heo chậm lớn, da lông xơ xác, giảm khả năng sinh sản, dễ bị stress và
dễ bị nhiễm bệnh vì giảm sức đề kháng.
Dư thừa sắt trên nái chửa cũng không làm tăng hàm lượng sắt dự trữ trong gan
heo con sơ sinh, mà có thể gây ngộ độc cho nái (Võ Văn Ninh, 1985).
• Ca, P (Calcium, phospho)
Ca, P thiếu hay thừa có hậu quả trên thú non sẽ bị bệnh còi xương, còn trên thú
trưởng thành bị xốp xương, rỗng xương hoặc hoại xương. Trên heo nái chửa thiếu
9


calci và phospho thường bị bại hai chân sau (Võ Văn Ninh, 1985).
+ Chất xơ
Chất xơ có vai trò như chất độn làm cho con vật có cảm giác no, đồng thời iàm
tăng nhu động ruột giảm táo bón là nguyên nhân gây hội chứng M.M.A. Theo Nguyễn
Như Pho (1991), khuyến cáo nên sử dụng chất xơ 9% trong khẩu phần heo nái mang
thai trong giai đoạn hai của thai kỳ và sắp sinh sẽ giảm được hôi chúng M.M.A.
Theo Trần Thị Dân (2003), độc tố nấm và giảm calci huyết khi không cân bằng
calci trong thức ăn cũng ảnh hưởng đến hội chứng này.
- Quản lí – chăm sóc
Trong thời gian mang thai tránh để cho nái dư thừa dưỡng chất, trở nên quá
mập. nái mập thường lười rặn, đẻ chậm gây tình trạng ngộp thai, thai chết khi hạ thai

và sau khi đẻ dễ mắc hội chứng M.M.A. (Metritis, Mastitis, Agalactia). Nái mập chịu
nóng kém dễ bị say nóng gây chết, xoay trở chậm, vụng về dễ đè chết con.
Nái mang thai quá gầy lại mang nhiều bào thai thì bào thai nhỏ vóc, sức sống
kém không cao sau khi đẻ ra và nái kém sữa, thiếu sữa cho con bú. Nái gầy nuôi nhiều
con thì èo uột, dễ mắc bệnh, bản thân nái dễ bị bại, yếu chân, chậm lên giống lại sau
cai sữa (Võ Văn Ninh, 1985).
Ngoài ra thay đổi chuồng, nền chuồng ẩm ướt, uống nước ít trong giai đoạn
mang thai và vài ngày trước khi sinh cũng gây ra hội chứng M.M.A (Trần Thị Dân,
2003).
- Kích thích tố
Sự rối loạn kích thích tố là một nguyên nhân gây nên hội chứng M.M.A làm rối
loạn về kích tố trong cơ thể là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng chậm
động dục sau cai sữa.
Tuy nhiên kích thích tố oxytocin cũng góp phần làm giảm hội chứng M.M.A.
Thuốc này gây co thắt cơ trơn làm cho tử cung co bóp làm co thắt cơ làm cho tử cung
co bóp giúp tống dịch ra. Vì sản dịch này chủ yếu là máu và chất nhày, là môi trường
rất tốt cho vi sinh vật phát triển.
- Tiểu khí hậu chuồng nuôi
Trong thời gian sinh sản môi trường thay đổi đột ngột như thời tiết quá nóng
hay quá lạnh, biên độ dao động nhiệt độ lớn, ẩm độ không khí cao, đều ảnh hưởng đến
10


sức khỏe của nái dễ dẫn đến viêm tử cung.
Nhiệt độ quá nóng gây tress cho heo dẫn đến xáo trộn sinh lý làm giảm protein,
creatinin và ure trong huyết tương. Nếu nhiệt độ chuồng nuôi nái tăng 300C có nguy
cơ dẫn đến chết thai trong bụng mẹ.
- Sinh đẻ không bình thường
+ Lứa đẻ, tình trạng sức khỏe
Nái già hoặc nái gầy có sức rặn yếu gây khó đẻ dễ dẫn đến viêm tử cung, những

nái có thể trạng béo tỷ lệ viêm tử cung càng cao.
+ Đẻ khó: Do thai quá lớn, vị trí bào thai không bình thường, cấu tạo xương
chậu hẹp, nái mập mỡ, làm cho nái rặn nhiều, tự gây tổn thương trên đường sinh dục
Do sự phát triển kém ở heo nái tơ (phối giống quá sớm hoặc nái già sinh đẻ
nhiều lứa mang thai nhiều con, thai quá lớn, thai khô, vị trí và tư thế thai bất
thường…). Do heo nái biếng rặn hoặc rặn đẻ yếu, thời gian sinh đẻ kéo dài trương lực
cơ tử cung giảm, sự co thắt cổ tử cung yếu đi làm ứ đọng nhiều dịch chất trong tử cung
nhưng thường làm tổn thương ở bộ phận sinh dục do can thiệp bằng tay của người đỡ
đẻ, kỹ thuật đỡ đẻ không đúng tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển.
+ Sót nhau, sót thai:
Cũng có trường hợp sau khi tống hết số nhau (bằng số con đẻ ra) vẫn còn kẹt lại
một con cuối cùng, con này thường to và cũng do nái mệt, ngủ nên không rặn đẻ ra kịp
thời, kẹt con như vậy thường gây chết sau vài giờ, thai và nhau thai bị sình thối gây
viêm nhiễm trùng nặng làm cho nái sốt cao, bỏ ăn, mất sữa… chết nhiều heo con vì
đói (Võ Văn Ninh, 1985).
2.3.1.3. Tác hại của viêm tử cung
Sữa có thể giảm hoặc ngừng hẳn. Nái suy yếu, giảm sức đề kháng. Heo con tiêu
chảy, còi cọc chết dần do liếm sản dịch heo mẹ. Trường hợp nái bị quá yếu có thể bị
chết hoặc chữa khỏi cũng nên loại thải vì tổ chức tử cung bị thay đổi, khả năng đậu
thai kém khả năng nuôi thai cũng không bình thường (Nguyễn như pho, 1995).
2.3.1.4. Biện pháp phòng và điều trị
Khâu vệ sinh, quản lý chăm sóc cũng rất quan trọng nhằm ngăn chặn sự xâm
nhập của vi sinh vật cơ hội vào tử cung, vú gây hội chứng M.M.A.
Bên cạnh còn có những biện pháp kỹ thuật tác động vào việc phòng và điều trị
11


bệnh viêm đường sinh duc
(1) Sử dụng kích thích tố
Sử dụng oxytocin có tác dụng kích thích thải sữa, co bóp tử cung để tống sản

dịch hoặc nhau sót, có tác dụng phòng ngừa kém sữa và viêm tử cung.
(2) Sử dụng kháng sinh
Tiêm kháng sinh điều trị toàn thân. Nguyễn Văn thành (2002) đã tiến hành
nghiên cứu kháng sinh gentamycin, cephalexin dạng đặt vào tử cung sau khi sinh, để
phòng ngừa viêm tử cung.
(3) Điều trị
Để điều trị có kết quả cần tiến hành cấp thuốc ngay khi nái có dấu hiệu sốt, dịch
viêm xuất hiện mép âm hộ, đồng thời kết hợp thêm các biện pháp thục rửa tử cung,
chích oxytoxin, xoa bóp bầu vú, hỗ trợ thêm vitamin C, B-complex… để nâng đỡ cơ
thể thú. Trường hợp sốt cao nên dùng thuốc hạ sốt và truyền dịch.
2.3.2.Viêm vú
Trường hợp này ít gặp hơn viêm tử cung.
2.3.2.1.Nguyên nhân
Heo bị viêm vú thường do chuồng trại không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn tồn
tại trên nền chuồng xâm nhập vào tuyến sữa gây nên.Vi khuẩn xâm nhập vào tuyến
sữa từ những vết xây xát ở đầu vú do heo con trong khi bú mẹ gây nên. Ngoài ra, nếu
heo bị viêm tử cung, viêm âm đạo cũng bị viêm vú kế phát.
2.3.2.2. Triệu chứng
Viêm vú có thể xãy ra ở một hoặc vài vú hoặc cả bầu vú, vú bị viêm sưng, cứng
màu đỏ bầm, nóng và đau, da căng mọng, vú không tiết sữa, sữa heo cợn hoặc có lẫn
máu. Vú viêm thường đi kèm sốt cao 40- 410C, vú đau thường thường không cho con
bú nên heo hay nằm úp xuống.
Vú viêm sẽ bị teo lại, mất sữa đôi khi bị xơ hoá, mất khả năng cho sữa. Viêm
vú ảnh hưởng đến sự tiết sữa, Nếu can thiệp kịp thời vú sẽ bình phục và còn khả năng
cho sữa, nếu không vú sẽ mất sữa hoàn toàn.

12


2.3.2.3. Cơ chế gây viêm vú


Sinh lý sự tiết sữa

Bình thường

Vấy nhiễm vi
khuẩn từ môi
truờng

Không bình thường

Áp lực mút bú

Bệnh
heo
con

Bệnh trên heo nái

heo con

Nhiễm trùng vú

Giảm sữa sau khi sinh

Viêm vú (đa tuyến)

Sơ đồ 2.1. Cơ chế gây viêm vú
(Nguyễn Văn thành, 2002)
13


Sưng vú sau khi sinh


2.3.2.4 Yếu tố ảnh hưởng đến thành tích sinh sản của heo nái
Thành tích sinh sản của heo nái được tính trên khả năng đẻ, nuôi con, chỉ số
tiêu tốn thức ăn, số con đẻ ra mỗi lứa, trọng lượng heo sơ sinh, trọng lượng cai sữa, số
lứa đẻ trong năm.
(1) Yếu tố di truyền
Mỗi giống có khả năng sinh sản khác nhau, tùy vào yếu tố di truyền mà chọn
giống heo tùy thuộc vào điều kiện sản xuất.
(2) Điều kiện chăm sóc - nuôi dưỡng
Chế độ dinh dưỡng hợp lí và đầy đủ sẽ tăng tỷ lệ rụng trứng, đậu thai và nuôi
con tốt, hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
(3) Bệnh tật
Ảnh hưởng lớn đến năng suất vật nuôi, nhất là trong chăn nuôi công nghiệp với
mật độ cao. Bệnh xảy ra toàn thân hay cục bộ ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của thú
nhất là bệnh xảy ra trên đường sinh dục, làm chậm động dục trở lại sau cai sữa hay
phối giống không đậu thai từ đó làm giảm số lứa đẻ trong năm của nái, giảm số con
cũng như trọng lượng cai sữa toàn ổ.
2.3.3. Bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ
2.3.3.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa ở heo con
Heo con trong bụng mẹ trực tiếp nhận dưỡng chất thông qua động mạch rốn,
nên lúc này bộ tiêu hóa chưa hoạt động. Khi sinh ra heo con bị cắt đứt nguồn dinh
dưỡng cung cấp này nên bộ máy tiêu hóa phải hoạt hoạt động để cung cấp dinh dưỡng
cho sự tồn tại của chúng. Tuy nhiên sự hoạt động của hệ thống tiêu hóa vẫn chưa hoàn
chỉnh nên gây bệnh đường ruột.
2.3.3.2. Bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy trên heo con là bệnh rất đa dạng đặc biệt là gây viêm dạ dày,
ruột, đi phân lỏng làm mất nước và chất điện giải, máu cô đặc làm con vật gầy nhanh

dẫn đến tử vong hoặc còi cọc, chậm lớn.
2.3.3.3. Nguyên nhân gây tiêu chảy
Theo Nguyễn Như Pho (1995) bệnh tiêu chảy heo con là một bệnh rất phổ biến,
thường gặp ở heo từ 1 – 21 ngày tuổi và cũng chiếm tỷ lệ cao. Ở giai đoạn sau đó bệnh
xãy ra nhiều mức độ khác nhau và xãy ra do nhiều nguyên nhân kết hợp.
14


(1) Do heo mẹ
Heo nái mang thai nuôi dưỡng kém, thiếu các chất khoáng, protein. . . khả năng
chống đỡ bệnh kém, do nái viêm vú, sót nhau, bệnh truyễn nhiễm ảnh hưởng chất
lượng sữa gây nên chứng tiêu chảy ở heo con theo mẹ.
Heo mẹ bị hội chứng M.M.A heo con bú sữa có chứa sản dịch viêm, liếm dịch
viêm trên nền chuồng gây tiêu chảy.
(2) Do heo con
Do heo con tăng trưởng quá nhanh nên thường hay thiếu sắt để tạo hồng cầu
đẫn đến thiếu máu làm giảm sức đề kháng dẫn đến tiêu chảy hoặc heo con bú quá
nhiều sữa, sữa không tiêu hóa hết hoặc heo con bi viêm rốn do E.coli cũng dẫn đến
tiêu chảy (Nguyễn Như Pho, 1995).
Heo con tập ăn lúc thành phần dinh dưỡng trong thức ăn sẽ khác nhiều với sữa
mẹ, bộ máy tiêu hóa của heo con sẽ không tiêu hóa được hết vì thiếu enzyme tiêu hóa
từ đó dễ nhiểm khuẩn dẫn đến tiêu chảy.
(3) Do ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng
- Chuồng trại vệ sinh kém, cho heo con uống nước kém vệ sinh cũng gây tiêu
chảy.
- Chuồng trại thiết kế không đúng kĩ thuật, ẩm ướt mưa tạt gió lùa, độ thông
thoáng kém, thời tiết biến đổi đột ngột cũng đều có thể gây tiêu chảy heo con.
Do quản lí, chuyển chuồng, nhập tách đàn gây stress, do heo con tập ăn đột ngột
cũng gây tiêu chảy.
Các vi khuẩn, độc tố, chất độc do phân giải thức ăn sẽ tác động lên niêm mạc

ruột, gây viêm ruột làm nhu động ruột tăng gây tiêu chảy. Tiêu chảy lâu làm mất nước,
chất điện giải máu bị cô đặc, cơ thể trúng độc, thú bị suy nhược nặng do hai yếu tố.
+ Cơ thể mất nước, gầy nhanh, mắt hõm, bụng thóp, da nhăn.
+ Heo con lười bú nên bú ít sữa, dẫn đến thiếu dinh dưỡng và sữa bị đẩy nhanh
qua đường tiêu hóa do nhu động ruột tăng, chất dự trữ của cơ thể giảm heo con suy
nhược nhanh và thường chết vào ban đêm do lạnh.

15


2.3.3.4. Triệu chứng
Xác định dựa vào trạng thái phân, phân loãng có màu trắng hay hơi vàng, nhiều
bọt khí. Heo con bị khát nước, đôi khi ợ và nôn ra sữa không tiêu, tăng số lần đi phân
trong ngày.
Ngoài trạng thái phân còn quan sát một số triệu chứng lâm sàng như: heo con
mới tiêu chảy vẫn còn phản xạ bú bình thường, sau đó tiêu chảy nhiều, bệnh nặng, heo
con bỏ bú, gầy tóp nhanh do mất nước và các chất điện giải. Niêm mạc mắt, mũi, mõm
nhợt nhạt, heo bị thiếu máu, thường mằm một chỗ, xù lông, run cơ, co giật, thân nhiệt
tăng và thường dẫn đến chết.

16


×