Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

HIỆU QUẢ BỔ SUNG CHẾ PHẨM AXÍT HỮU CƠ TRONG THỨC ĂN HEO NÁI GIAI ĐOẠN 84 NGÀY MANG THAI ĐẾN 27 NGÀY SAU KHI SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.16 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HIỆU QUẢ BỔ SUNG CHẾ PHẨM A-XÍT HỮU CƠ TRONG
THỨC ĂN HEO NÁI GIAI ĐOẠN 84 NGÀY MANG THAI
ĐẾN 27 NGÀY SAU KHI SINH

Sinh viên thực hiện

: ĐỖ THỊ THÙY LINH

Lớp

: DH08DY

Ngành

: Dược Thú Y

Niên khoá

: 2008 - 2013

Tháng 05/2013


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI-THÚ Y
**************

ĐỖ THỊ THÙY LINH

HIỆU QUẢ BỔ SUNG CHẾ PHẨM A-XÍT HỮU CƠ TRONG
THỨC ĂN HEO NÁI GIAI ĐOẠN 84 NGÀY MANG THAI
ĐẾN 27 NGÀY SAU KHI SINH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn
TS . NGUYỄN TẤT TOÀN

Tháng 05/2013

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Đỗ Thị Thùy Linh
Tên khóa luận: “Hiệu quả bổ sung chế phẩm a-xít hữu cơ trong thức ăn
heo nái giai đoạn 84 ngày mang thai đến 27 ngày sau khi sinh”.
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các
ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp.
Ngày…….. tháng……năm…...
Giáo viên hướng dẫn

TS . NGUYỄN TẤT TOÀN


ii


LỜI CẢM ƠN
 Với những tình cảm sâu sắc
Con mãi ghi nhớ công ơn của ba mẹ, người đã sinh thành và nuôi dạy con
khôn lớn.
 Xin chân thành biết ơn
TS. Nguyễn Tất Toàn đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Chú Quang, Chú Trong, Chú Hải, Chị Trang và các cô chú, anh, chị công
nhân trong trại đã giúp đỡ, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong thời
gian thực tập tại trại.
 Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
Ban Chủ Nhiệm cùng toàn thể thầy cô khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tận tình chỉ
dạy và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và hoàn thành khóa luận
này.
 Gửi lòng cảm ơn đến
Các bạn thân yêu lớp DH08DY đã động viên, giúp đỡ và chia sẻ cùng tôi
những vui buồn, khó khăn trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Đỗ Thị Thùy Linh

iii


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu: “ Hiệu quả bổ sung chế phẩm a-xít hữu cơ trong thức
ăn heo nái giai đoạn 84 ngày mang thai đến 27 ngày sau khi sinh” được tiến
hành tại trại heo Phú Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai từ ngày 05/11/2012
đến ngày 30/01/2013. Thí nghiệm được tiến hành trên 56 heo nái mang thai giai
đoạn 84 ngày, thuộc giống (LY và YL), lứa đẻ (2 - 5) bố trí theo kiểu hoàn toàn
ngẫu nhiên một yếu tố, lô thí nghiệm (TN) được bổ sung chế phẩm A
(Gustor Monogastric®) với liều 1 kg/ tấn thức ăn và lô đối chứng (ĐC) không bổ
sung chế phẩm A. Kết quả thí nghiệm thu được như sau:
Trên heo nái
Lô TN có tỷ lệ táo bón và tỷ lệ hao mòn nái thấp hơn so với lô ĐC nhưng sự
khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).
Tỷ lệ nái bị viêm tử cung ở lô TN thấp hơn lô ĐC (57,14 % so với 71,43 %).
Tỷ lệ lên giống lại của nái lô TN so với lô đối chứng tăng 3,57 % đồng thời lô TN
rút ngắn thời gian lên giống lại sau cai sữa (5,07 ngày so với 5,57 ngày), nhưng sự
khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).
Khả năng tiết sữa ở lô TN cao hơn so với ĐC (186,71 kg/ nái so với 164,3
kg/ nái) và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05).
Trên heo con
Lô TN có số heo con sinh ra và số heo con còn sống cao hơn so với lô đối
chứng (11,54 con/ ổ so với 10,82 con/ ổ) và (10,93 con/ ổ so với 10,18 con/ ổ). Số
con chọn nuôi ở lô TN tăng 0,85 con/ ổ và số con cai sữa tăng 0,82 con/ ổ so với lô
ĐC, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,01) và (P < 0,05).
Trọng lượng sơ sinh bình quân của lô ĐC cao hơn lô TN (1,59 kg/ con so với
1,56 kg/ con). Trọng lượng cai sữa bình quân Lô TN cao hơn lô đối chứng
(8,17 kg/ con và 7,96 kg/ con), cả hai sự khác biệt này đều không có ý nghĩa về mặt
thống kê (P > 0,05). Tăng trọng tuyệt đối lô TN là 240 g/con/ngày so với lô ĐC là
230 g/con/ngày.

iv



Tỷ lệ heo con tiêu chảy ở lô đối chứng là 48,35 % cao hơn so với lô TN là
35,85 %, sự khác biệt này rất có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,01). Tỷ lệ ngày con
tiêu chảy ở lô ĐC cao hơn lô TN (2,92 % so với 1,97 %) và sự khác biệt này rất có
ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,001).
Thời gian điều trị bệnh sinh sản trên nái sau sinh và tiêu chảy trên heo con theo
mẹ ở lô TN thấp hơn lô ĐC (2,81 ngày/nái so với 3,1 ngày/nái) và (2,19 ngày so với
2,56 ngày trên 1 ca tiêu chảy).
Lô TN giúp tăng lợi nhuận do đã giảm được 866 (VNĐ) chi phí sản xuất 1 heo
con, đồng thời cũng giảm 233 (VNĐ) chi phí để sản xuất 1 kg heo con cai sữa.

v


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ……………………………………………………………………………...i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................iii
TÓM TẮT .................................................................................................................. iv
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ i
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ ii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ......................................................................................... ii
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục đích...............................................................................................................2
1.3 Yêu cầu..................................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VÀ DINH DƯỠNG HEO NÁI .......................................3

2.1.1 Đặc điểm sinh lý và dinh dưỡng heo nái giai đoạn mang thai ...........................3
2.1.1 Đặc điểm sinh lý và dinh dưỡng heo nái giai đoạn nuôi con .............................3
2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HEO CON THEO MẸ .....................................................5
2.2.1 Sự sinh trưởng phát dục .....................................................................................5
2.2.2 Sự hoàn thiện chức năng của các cơ quan ở heo con .........................................6
2.3 Một số bệnh trên nái sau khi sinh .........................................................................7
2.3.1 Viêm tử cung ......................................................................................................7
2.3.1.1 Nguyên nhân ...................................................................................................7
2.3.1.2 Phân loại viêm tử cung ....................................................................................9
2.3.1.3 Tác hại viêm tử cung .....................................................................................10
2.3.1.4 Biện pháp phòng và điều trị viêm tử cung ....................................................10

vi


2.3.2 Viêm vú ............................................................................................................11
2.3.2.1 Nguyên nhân .................................................................................................11
2.3.2.2 Biện pháp phòng và điều trị viêm vú ............................................................12
2.3.3 Kém sữa, mất sữa .............................................................................................12
2.3.3.1 Nguyên nhân .................................................................................................13
2.3.3.2 Biện pháp phòng và điều trị ..........................................................................13
2.3.4 Hội chứng M.M.A (Metritis, Mastitis, Agalactiae) .........................................14
2.4 Tiêu chảy trên heo con theo mẹ ..........................................................................15
2.4.1 Nguyên nhân ....................................................................................................15
2.4.2 Cơ chế sinh bệnh ..............................................................................................17
2.4.3 Biện pháp phòng ngừa và điều trị ....................................................................18
2.5 Sơ lược về việc sử dụng a-xít hữu cơ trong thức ăn chăn nuôi..........................19
2.5.1 Các a-xít hữu cơ thường dùng trong chăn nuôi hiện nay .................................19
2.5.2 Tác dụng chính của a-xít hữu cơ trong chăn nuôi ............................................20
2.5.3 Cơ chế kháng khuẩn của a-xít hữu cơ ..............................................................21

2.6 Giới thiệu sơ lược về chế phẩm Gustor Monogastric® .......................................22
2.7 Lược duyệt một số công trình đã nghiên cứu......................................................23
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 25
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện..........................................................................25
3.1.1 Thời gian ..........................................................................................................25
3.1.2 Địa điểm ...........................................................................................................25
3.2 Đối tượng ............................................................................................................25
3.3 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................25
3.4 Điều kiện thí nghiệm ...........................................................................................25
3.4.1 Hệ thống chuồng trại ........................................................................................25
3.4.2 Chế độ dinh dưỡng ...........................................................................................26
3.4.3 Chăm sóc nuôi dưỡng heo thí nghiệm .............................................................26
3.5 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................27
3.5.1 Bố trí thí nghiệm ..............................................................................................27

vii


3.5.2 Nội dung 1: Khảo sát thành tích sinh sản và tình hình sức khỏe trên nái sau
sinh. ...........................................................................................................................27
3.5.2.1 Chỉ tiêu số lượng heo con .............................................................................27
3.5.2.2 Khả năng tiết sữa ...........................................................................................28
3.5.2.3 Thời gian và tỷ lệ nái lên giống lại sau cai sữa .............................................28
3.5.2.4 Quan sát hiện tượng táo bón .........................................................................28
3.5.2.5 Khảo sát hiện tượng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa...................................28
3.5.2.6 Hao mòn nái ..................................................................................................29
3.5.2.7 Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân của nái (TATTBQ/ nái) ..........................30
3.5.3 Nội dung 2: Khảo sát tình hình tiêu chảy và một số chỉ tiêu sinh trưởng trên
heo con theo mẹ ........................................................................................................31
3.5.3.1 Khảo sát tỷ lệ bệnh tiêu chảy, tỷ lệ chết và loại thải .....................................31

3.5.3.2 Khảo sát khả năng tăng trưởng của đàn heo thí nghiệm ...............................31
3.5.3.3 Tiêu tốn thức ăn tập ăn trên heo con .............................................................32
3.5.4 Nội dung 3: Đánh giá hiệu quả điều trị tại trại.................................................33
3.5.5 Nội dung 4: So sánh hiệu quả kinh tế ..............................................................33
3.6 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................33
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 34
4.1 Khảo sát thành tích sinh sản và tình hình sức khỏe trên nái sau sinh .................34
4.1.1 Các chỉ tiêu số lượng heo con ..........................................................................34
4.1.2 Khả năng tiết sữa ..............................................................................................35
4.1.3 Thời gian và tỷ lệ nái lên giống sau cai sữa .....................................................36
4.1.4 Quan sát hiện tượng táo bón ............................................................................37
4.1.5 Khảo sát hiện tượng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa ......................................38
4.1.6.1 Mức hao mòn trọng lượng nái.......................................................................41
4.1.6.2 Mức giảm dày mỡ lưng nái trong thời gian nuôi con ...................................42
4.1.7.1 Lượng TATT để sản xuất 1 HCSS, 1 kg HCSS ............................................43
4.1.7.2 Lượng TATT để sản xuất 1 HCCS, 1 kg HCCS, lượng TATTBQ/nái/ngày
trong giai đoạn nuôi con ............................................................................................44

viii


4.2 Khảo sát tình hình tiêu chảy và một số chỉ tiêu sinh trưởng trên heo con theo mẹ
...................................................................................................................................44
4.2.1 Các chỉ tiêu trọng lượng trên heo con ..............................................................44
4.2.2 Tỷ lệ bệnh tiêu chảy và tỷ lệ hao hụt ...............................................................46
4.2.3 Tiêu tốn thức ăn tập ăn và tăng trưởng heo con ...............................................47
4.3.1 Liệu pháp phòng và trị .....................................................................................48
4.3.2 Kết quả điều trị .................................................................................................49
4.4 So sánh hiệu quả kinh tế......................................................................................50
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 52

5.1 KẾT LUẬN .........................................................................................................52
5.2 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 53
PHỤ LỤC................................................................................................................. 57

ix


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQ

Bình quân

ĐC

Đối chứng

FCR

Feed Conversion Rate (Chỉ số chuyển biến thức ăn)

HCCS

Heo con cai sữa

HCSS

Heo con sơ sinh

LY


(Đực) L x (Cái) Y: heo nái có cha là Landrace và mẹ là Yorkshire

M.M.A

Metritis, Mastitis, Agalactiae (Viêm tử cung, viêm vú, mất sữa)

ME

Metabolic Energy (năng lượng trao đổi)

TATT

Thức ăn tiêu thụ

TATTBQ

Thức ăn tiêu thụ bình quân

T.G.E

Transmissible, Gastro, Enteritis (Viêm dạ dày ruột truyền

nhiễm)
TN

Thí nghiệm

VNĐ


Việt Nam Đồng

YL

(Đực) Y x (Cái) L: heo nái có cha là Yorkshire và mẹ là Landrace

i


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Độ hao mòn của nái theo lứa đẻ……………………………......................5
Bảng 2.2 Tần suất phân lập mầm bệnh gây bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ…...17
Bảng 2.3 Công thức của một số a- xít hữu cơ……………………………………...20
Bảng 2.4 Thành phần trong 1 kg sản phẩm Gustor Monogastric®………………...23
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm…………………………………………………………27
Bảng 4.1 Chỉ tiêu số lượng heo con ……………………………………………….37
Bảng 4.2 Khả năng tiết sữa của heo nái……………………………………………35
Bảng 4.3 Thời gian và tỷ lệ nái lên giống sau cai sữa……………………………...36
Bảng 4.4 Tỷ lệ táo bón trên nái…………………………………………………….37
Bảng 4.5 Tỷ lệ nái mắc bệnh sinh sản……………………………………………...38
Bảng 4.6 Mức hao mòn trọng lượng nái…………………………………………...41
Bảng 4.7 Mức giảm dày mỡ lưng nái………………………………………………42
Bảng 4.8 Lượng thức ăn tiêu thụ trên nái…………………………………………..43
Bảng 4.9 Các chỉ tiêu trọng lượng trên heo con……………………………………44
Bảng 4.10 Tỷ lệ bệnh tiêu chảy và tỷ lệ hao hụt…………………………………...46
Bảng 4.11 Tiêu tốn thức ăn tập ăn và tăng trưởng heo con………………………..47
Bảng 4.12 Kết quả điều trị bệnh sinh sản trên nái sau sinh......................................49
Bảng 4.13 Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ.............................49
Bảng 4.14 Hiệu quả kinh tế………………………………………………………..50


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cơ chế tiêu diệt vi khuẩn của a- xít hữu cơ ……………………….……22
Hình 4.1 Nái viêm tử cung dạng mủ………………………………………………40
Hình 4.2 Nái viêm tử cung dạng nhờn…………………………………………….40

ii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Chăn nuôi là một ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành nông nghiệp
nước ta và có đóng góp rất lớn vào nền kinh tế quốc dân. Những năm gần đây,
ngành chăn nuôi nước ta phát triển nhanh về số lượng lẫn chất lượng trong đó chăn
nuôi heo ngày càng trở thành một ngành thế mạnh đem lại hiệu quả kinh tế vô cùng
to lớn. Vấn đề đặt ra và được xem là nhân tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển
bền vững của ngành chăn nuôi là phải có những con thú tốt cung cấp cho chăn nuôi,
có biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ con thú đúng cách nhằm đem lại hiệu
quả kinh tế cao. Chăm sóc heo nái sinh sản là khâu quan trọng, do nó ảnh hưởng
đến việc tạo ra những heo con khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, đạt tỷ lệ heo con cai
sữa trên ổ và trọng lượng heo cai sữa cao, từ đó tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của
heo con sau này.
Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi như là một biện pháp hữu hiệu để thúc
đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi, giúp kích thích tăng trưởng và phòng chống
dịch bệnh. Song, việc lạm dụng kháng sinh dễ dẫn đến tình trạng đề kháng kháng
sinh, sử dụng kháng sinh thiếu kiểm soát trên gia súc đang là một báo động cho sức
khỏe cộng đồng. Để thay thế kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, các nước
có nền chăn nuôi tiên tiến đã áp dụng các biện pháp như: bổ sung a-xít hữu cơ,
enzyme, chế phẩm trợ sinh (probiotic) và tiền sinh (prebiotic), các chế phẩm giàu
kháng thể, kháng sinh thảo dược…vào thức ăn chăn nuôi (Vũ Duy Giảng, 2009).

Ngày nay, a-xít hữu cơ đang được dùng phổ biến trong thức ăn công nghiệp. So
sánh với các thức ăn bổ sung khác, a-xít hữu cơ được đánh giá là có lợi ích cao nhất
đối với thành tích chăn nuôi (Vũ Duy Giảng, 2008). Theo nhiều nghiên cứu cho
thấy sử dụng a-xít hữu cơ trên nái và heo con cho kết quả tốt, giúp cải thiện trọng
lượng sơ sinh, trọng lượng cai sữa và tăng trọng hàng ngày trên heo con, giảm hội

1


chứng M.M.A trên nái sau sinh (Dương Thanh Liêm và Kenvin, 2001; Vũ Duy Giảng,
2008). Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chế phẩm a-xít hữu cơ được ứng dụng
trong chăn nuôi, trong đó sản phẩm Gustor Monogastric® là một hỗn hợp các a-xít
hữu cơ a- xít hóa đường ruột, phòng chống cũng như hạn chế sự kháng thuốc trên
các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, giúp cho vật nuôi phát triển tối ưu, tăng trọng
nhanh, mang lại lợi ích cho người chăn nuôi và nguồn thực phẩm an toàn cho người
tiêu dùng.
Nhằm đánh giá hiệu quả của chế phẩm Gustor Monogastric®, được sự đồng ý
của Bộ môn Thú Y Lâm Sàng, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Tất Toàn chúng tôi thực hiện
đề tài: “Hiệu quả bổ sung chế phẩm a- xít hữu cơ trong thức ăn heo nái giai
đoạn 84 ngày mang thai đến 27 ngày sau khi sinh”.
1.2. Mục đích
Đánh giá hiệu quả của chế phẩm Gustor Monogastric® từ đó khuyến cáo ứng
dụng chế phẩm này vào chăn nuôi nhằm phòng ngừa bệnh trên nái sau sinh, tiêu
chảy trên heo con và cải thiện năng suất trên heo.
1.3 Yêu cầu
-

Bố trí thí nghiệm với 2 lô: lô thí nghiệm bổ sung chế phẩm và lô đối chứng


không bổ sung chế phẩm
-

Ghi nhận tình hình sức khỏe, thành tích sinh sản trên heo nái và hiệu quả

điều trị bệnh sinh sản sau sinh
-

Ghi nhận một số chỉ tiêu số lượng và tăng trọng ở heo con

-

Tỷ lệ bệnh tiêu chảy trên heo con

-

Hiệu quả điều trị tại trại

-

Tính hiệu quả kinh tế

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VÀ DINH DƯỠNG HEO NÁI
2.1.1 Đặc điểm sinh lý và dinh dưỡng heo nái giai đoạn mang thai
Sau khi phối giống, nếu 21 ngày thấy nái không động dục trở lại xem như đã

mang thai. Thời gian mang thai trung bình 114 - 115 ngày. Căn cứ vào sự phát triển
của thai, có thể chia thành 2 giai đoạn:
Chửa kỳ 1(1-84 ngày): thời kỳ này phôi thai còn nhỏ, sử dụng ít dưỡng chất từ
mẹ, heo mẹ hấp thu chất dinh dưỡng chủ yếu để duy trì cơ thể và dự trữ cho việc tạo
sữa sau này. Nếu thiếu dưỡng chất trong giai đoạn này sẽ tăng hiện tượng tiêu phôi,
số thai sống ít, khi đẻ chứa nhiều thai gỗ. Nếu dư thừa, tỷ lệ chết phôi cao (đặc biệt
35 ngày sau khi phối giống), sự dự trữ của nái nhiều, dẫn đến nguy cơ mập mỡ sinh
khó sau này.
Chửa kỳ 2 (85-114) ngày): các cơ quan đã hình thành hoàn chỉnh và phát triển
nhanh về tầm vóc nên sử dụng nhiều dưỡng chất trong máu heo mẹ. Do đó, thiếu
dưỡng chất trong thức ăn của nái sẽ không đủ dự trữ cho kỳ tiết sữa dẫn đến năng
suất sữa thấp, làm heo sơ sinh nhỏ vóc, còi cọc, khó nuôi, tỷ lệ hao hụt cao, thời
gian động dục trở lại sau cai sữa kéo dài làm giảm số lứa đẻ trên năm và tăng thêm
chi phí về thức ăn. Nếu dư thừa dưỡng chất, dễ làm chân yếu dẫn đến đè con trong
giai đoạn nuôi con, tiết sữa kém vì tuyến mỡ chèn ép tuyến sữa, bào thai lớn vóc
dẫn đến nái đẻ khó hoặc đẻ kéo dài cần đến can thiệp kéo thai, móc thai gây tổn
thương bộ phận sinh dục làm nái viêm nhiễm (Võ Văn Ninh, 2007; Trần Văn Phùng
và ctv, 2009; Phùng Thị Văn, 2004).
2.1.1 Đặc điểm sinh lý và dinh dưỡng heo nái giai đoạn nuôi con
Trong thời gian nuôi con sự trao đổi chất của nái diễn ra rất mạnh, heo nái
phải tập trung dưỡng chất để tiết sữa nuôi con. Do đó, nếu nái kém ăn, thức ăn thiếu
dưỡng chất thì sữa sẽ ít, heo con đói và nái sụt cân nhanh. Ngày heo nái sinh chỉ cho

3


ăn khoảng 0,5 - 1,0 kg thức ăn/ ngày và thêm khoảng 1 kg/ ngày vào những ngày
tiếp theo cho đến khi đạt tối đa (Nguyễn Thị Bạch trà, 2003). Khi cho ăn tự do,
lượng thức ăn nái ăn được hằng ngày có thể khác nhau dao động từ 3 - 9 kg.
Thường thì lượng thức ăn tiêu thụ tỷ lệ thuận với số lượng heo con mỗi ổ, ví dụ 2

kg thức ăn cộng thêm 0,4 kg thức ăn tính cho mỗi heo con (Nguyễn Thiện và Vũ
Duy Giảng, 2006).
Trong thời gian nái nuôi con cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho nái để đáp
ứng nhu cầu duy trì và tạo sữa. Năng suất sữa của nái phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
giống, cá thể, tuổi và lứa đẻ, thể trạng của nái, số con nuôi trong ổ, điều kiện khí
hậu, chăm sóc, nuôi dưỡng và bệnh tật. Trong đó, nuôi dưỡng và chăm sóc là yếu tố
ảnh hưởng chủ yếu đến sản lượng sữa của heo mẹ, vì những chất dinh dưỡng cần
thiết đều lấy từ thức ăn, việc nuôi dưỡng trong giai đoạn nuôi con phải cao hơn,
nhiều hơn lúc mang thai. Cung cấp thức ăn cho nái tiết sữa phải đạt được yêu cầu
tăng tối đa sản lượng sữa và giảm thiểu sự mất protein và mỡ trong cơ thể mẹ
(Nguyễn Thiện và Vũ Duy Giảng, 2006).
Mức năng lượng cung cấp tùy thuộc vào sức sản xuất sữa, thể trạng của nái, số
con trong ổ và số ngày nuôi con. Sau khi đẻ, giới hạn lượng thức ăn cung cấp tăng
dần và cho ăn tự do vào ngày thứ 4. Heo nái nên ăn ít nhất 5 kg thức ăn/ngày với
3100Kcal ME/kg thức ăn: 16% protein thô; 0,6 % lysin; 0,7 % Ca; 0,6 % P đồng
thời phải đủ sinh tố và các chất khoáng. Tuy nhiên, lượng thức ăn tiêu thụ thường
thấp hơn do các yếu tố ảnh hưởng đến sự ngon miệng của nái như: chất lượng thức
ăn thấp, thời tiết nóng, thể trạng nái... Vì thế để nái ăn được lượng thức ăn nhiều cần
cung cấp thức ăn có chất lượng và mùi vị thơm ngon, cho ăn nhiều lần trong ngày
3 - 4 lần/ ngày thay vì 2 lần/ ngày (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997).
Theo Võ Văn Ninh (2003), nái nuôi con trong tháng đầu thường giảm trọng
10% trọng lượng cơ thể, thức ăn xấu có thể làm nái giảm trọng nhiều hơn và làm
nái chậm động dục trở lại sau cai sữa. Trong thời gian nuôi con mức giảm trọng có
thể chấp nhận được là 20 % trọng lượng cơ thể nái (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị
Dân, 1997).

4


Theo Trương Lăng (2000), sự hao mòn nái bình quân 15 % trọng lượng cơ thể

là bình thường. Hao mòn cơ thể nái phụ thuộc vào lứa đẻ, tăng dần từ lứa 1 đến lứa
5 và giảm dần ở các lứa sau.
Bảng 2.1 Độ hao mòn của nái theo lứa đẻ
Lứa đẻ

1

2

3

4

5

6

7

Hao mòn nái (kg)

29

33

39

40

43


42

31

(Theo Trương Lăng, 2000)
2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HEO CON THEO MẸ
2.2.1 Sự sinh trưởng phát dục
Heo con ở giai đoạn này có khả năng sinh trưởng, phát dục rất nhanh, do cơ
thể còn non nên cường độ trao đổi chất mạnh, sự đồng hóa lớn hơn dị hóa heo con
phát triển một cách mạnh mẽ. Càng non cơ thể càng tích lũy các chất dinh dưỡng
nhiều, đặc biệt là protein. Cụ thể: heo con ở 3 tuần tuổi, mỗi ngày có khả năng tích
lũy 9 - 14g protein/ 1 kg khối lượng cơ thể, trong khi đó heo trưởng thành chỉ tích
lũy được 0,3 - 0,4g protein/ 1 kg khối lượng cơ thể (Nguyễn Văn Hiền, 2002). Hơn
nữa, để tăng 1 kg khối lượng cơ thể, heo con cần rất ít năng lượng, nghĩa là tiêu tốn
ít thức ăn hơn heo lớn. Vì tăng khối lượng chủ yếu của lợn con là nạc, mà để sản
xuất ra 1 kg thịt nạc thì cần ít năng lượng hơn để sản xuất ra 1 kg mỡ (Trần Văn
Phùng và ctv, 2009).
Heo con giai đoạn theo mẹ sinh trưởng phát triển nhanh nhưng không đều qua
các giai đoạn, nhanh trong 21 ngày đầu sau đó giảm. Có sự giảm này là do nhiều
nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do lượng sữa của heo mẹ bắt đầu giảm và hàm
lượng hemoglobulin trong máu heo con cũng giảm (Trần Văn Phùng và ctv, 2009).
Ở trạng thái sinh lý bình thường, heo con càng lớn thì càng cần bú nhiều sữa mẹ,
nhưng sức tiết sữa của heo mẹ chỉ đạt đỉnh cao nhất lúc 3 tuần tuổi sau đó giảm dần
theo độ dài tiết sữa nuôi con. Đây là một mâu thuẫn giữa nhu cầu về dinh dưỡng của
heo con với khả năng cung cấp sữa của heo mẹ. Để khắc phục tình trạng này cần tập
cho heo con ăn sớm (Nguyễn Văn Hiền, 2002).

5



2.2.2 Sự hoàn thiện chức năng của các cơ quan ở heo con
Khi mới sinh ra, cơ thể heo con phát triển chưa hoàn chỉnh, các chức năng
chưa hoàn thiện, khả năng thích nghi kém khi bị chuyển từ môi trường sống trong
bụng mẹ ra môi trường bên ngoài, đặc biệt là hệ thần kinh, do đó heo con phản ứng
rất chậm với các yếu tố tác động lên chúng.
Bộ máy tiêu hóa heo con trong giai đoạn theo mẹ chưa phát triển hoàn chỉnh,
lúc này heo chỉ nhận nguồn dinh dưỡng để phát triển từ nguồn sữa mẹ. Đầu tiên,
chymosin của dịch vị chịu trách nhiệm đông vón và phân giải sữa. Khi heo con lớn
lên thì pepsin dịch vị phân giải protein. Nhóm vi khuẩn Lactobacillus trong dạ dày
và ruột sử dụng đường lactose trong sữa để sản sinh ra a-xít lactic làm giảm pH
trong dạ dày, làm cho quá trình tiêu hóa tốt hơn và ngăn cản sự phát triển của những
vi khuẩn có hại khác.
Heo con 10 ngày tuổi có dung tích dạ dày tăng gấp 3 lần lúc mới sinh, đến 20
ngày tuổi là 0,2 lít, dịch vị tiết ra tương ứng với sự phát triển của dung tích dạ dày
(Đào Trọng Đạt và ctv, 1999). Theo Trần Văn Phùng và ctv (2009), dung tích ruột
non của heo con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 6 lần và
lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần (dung tích ruột non lúc sơ sinh khoảng 0,11 lít).
Ở heo con mới sinh, sự phân tiết các enzyme tiêu hóa ở dạ dày và ruột non rất
kém. Trong 2 tuần đầu tiên, heo con không sử dụng được gluxít do thiếu enzyme
amylase của tuyến tụy và maltase của ruột. Amylase của nước bọt tiết nhiều nhất
vào lúc 2 - 3 tuần tuổi, sau đó giảm 50 %, lúc này thì amylase của tuyến tụy tiết
mạnh nhất ở 3 - 5 tuần tuổi. Khả năng tiết a-xít chlohyric (HCl) của dạ dày rất ít, chỉ
đủ để hoạt hóa pepsinogen thành pepsin, do pepsin hoạt động yếu, sự tiêu hóa
protein của sữa phải nhờ vào enzyme trypsin của tuyến tụy (Nguyễn Như Pho,
2001).
Những ngày đầu sau khi sinh, trong ruột heo con xảy ra quá trình hấp thu
kháng thể từ sữa mẹ và những tiểu phần protein khác bằng con đường vận chuyển
chọn lọc chủ động bằng phương pháp ẩm bào. Những tiểu phần protein sữa tuần
hoàn trong máu mà không gây hại cho heo con vì trong thời gian này heo con chưa


6


có khả năng sản xuất ra kháng thể (Trần Cừ và Nguyễn Khắc Khôi, 1985). Theo
Trần Thị Dân (2003), sự hấp thu kháng thể xảy ra tối đa ở giai đoạn 4-12 giờ sau
khi bú sữa đầu. Kháng thể có thể tăng trong máu heo con vào 3 giờ sau khi sinh.
Nếu heo con bú sữa đầu và hấp thu kháng thể tốt, hiệu giá kháng thể trong máu heo
con ở 24 giờ sau khi sinh gần bằng hiệu giá trong máu heo mẹ. Khoảng 48 giờ sau
khi sinh, ruột không còn hấp thu kháng thể. Cơ chế này có thể giúp cho đường ruột
heo con không hấp thu những chất gây bệnh.
Khi còn là bào thai, đường ruột heo con hầu như vô khuẩn, ngay sau khi mới
được sinh ra, heo con đã bị lây nhiễm các vi sinh vật trong môi trường và từ cơ thể
mẹ, trong đó có nhiều vi khuẩn cơ hội và vi khuẩn gây bệnh. Nếu các vi sinh vật
bất lợi này xâm nhập vào cơ thể trước khi heo con hấp thu kháng thể sữa đầu, trong
lúc hệ miễn dịch của heo con chưa phát triển, thì heo con dễ mắc bệnh, biểu hiện
nhiều nhất là tiêu chảy. Do đó, nếu được bú sữa đầu ngay sau khi sinh, kháng thể
mẹ truyền qua sữa sẽ giúp heo con chống lại vi sinh vật gây hại, khỏe mạnh và tăng
trưởng tốt trong giai đoạn theo mẹ.
2.3 Một số bệnh trên nái sau khi sinh
2.3.1 Viêm tử cung
2.3.1.1 Nguyên nhân
Do chăm sóc và quản lý
Theo Frienes (1970), những yếu tố liên quan đến chăm sóc và quản lý như
môi trường, stress, dinh dưỡng sẽ làm giảm sức đề kháng, heo dễ mắc bệnh hơn
(trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thu Đông, 2011). Đặng Đắc Thiệu (1978) cho rằng, thời
gian heo nái mang thai, nếu bị stress do nhốt quá đông, vệ sinh kém hay sự thay đổi
đột ngột các điều kiện môi trường có thể dẫn đến hội chứng viêm tử cung, viêm vú,
mất sữa (Metritis, Mastitis, Agalactiae) viết tắt là hội chứng M.M.A. Gieo tinh
không đúng kỹ thuật, làm tổn thương niêm mạc tử cung dễ dẫn đến viêm nhiễm.

Heo đực bị viêm đường sinh dục khi giao phối trực tiếp sẽ lây sang cho nái.
Theo Võ Văn Ninh (2003), trong thời gian mang thai tránh để nái dư thừa
dưỡng chất dẫn đến nái mập và dễ mắc hội chứng M.M.A sau khi sinh, do nái mập

7


thường lười rặn, đẻ chậm dễ gây ngộp thai. Khẩu phần thiếu vitamin làm tăng nguy
cơ gây bệnh viêm vú và viêm tử cung trên nái, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của
heo nái, giảm khả năng đề kháng với bệnh và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Theo
Dương Thanh Liêm và ctv (2002), khi thiếu vitamin A thì lớp tế bào niêm mạc tử
cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng bị hoái hóa, sừng hóa làm cho bào thai bị chết khô
trong tử cung, tạo điều kiện nhiễm trùng gây nên hội chứng M.M.A. Vitamin E có
chức năng bảo vệ tế bào bạch cầu và đại thực bào, nhờ đó làm tăng khả năng chống
sự nhiễm trùng. Sự hạn chế thức ăn trong thời kỳ mang thai ngoài việc giúp heo nái
có thể trạng tốt, tránh mập mỡ, còn giúp quá trình sinh đẻ diễn ra bình thường tránh
được chứng đẻ khó phải can thiệp là nguyên nhân dẫn đến viêm tử cung sau sinh
(Tengerdy và ctv, 1997; McTntosh, 1996; dẫn liệu Nguyễn Như Pho, 2002b). Trong
thời gian mang thai và sau khi sinh, chất xơ là yếu tố cần thiết trong khẩu phần nái.
Heo nái được nuôi trong môi trường công nghiệp, ít vận động, cho ăn hạn chế lúc
mang thai nên nhu đông ruột kém, phân đọng lâu trong ruột già dễ mắc hội chứng
M.M.A sau khi sinh (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002).
Do tuổi đẻ và tình trạng sức khỏe
Nái đẻ lứa đầu khung xương chậu hẹp, phát triển chưa hoàn thiện sẽ gây
tình trạng đẻ khó, nái rặn đẻ nhiều làm tổn thương niêm mạc đường sinh dục, kết
hợp với sự can thiệp của người đỡ đẻ làm trầy xước niêm mạc đường sinh dục gây
viêm tử cung. Nái già sức đề kháng giảm sút, rặn đẻ kém làm ứ đọng sản dịch trong
đường sinh dục tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển.
Nái có thể trạng yếu thường dễ mắc một số bệnh truyền nhiễm trong thời
gian mang thai như: Parvovirus, Leptospirosis, Brucellosis... gây sẩy thai làm tăng

nguy cơ gây viêm tử cung. Nái mắc bệnh nhiễm trùng mãn tính thận, bàng quang và
đường niệu, với sự hiện diện vi khuẩn trong phân và nước tiểu có thể xâm nhiễm
vào tử cung gây viêm (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Mỹ Chân, 2010).
Do vi sinh vật
Sau khi sinh, cổ tử cung mở, sản dịch ứ đọng lại trong tử cung là điều kiện lý
tưởng cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển. Theo điều tra của Nguyễn Như Pho

8


(1999), các vi khuẩn gây viêm tử cung là những vi sinh vật cơ hội có nhiều ở môi
trường như: Escherichia coli, Streptoccocus spp., Staphylococcus spp., Klebsiella
spp., Citrobacter spp., Pseudomonas spp.…gây viêm tử cung. Corynebacterium
pyogenens là nguyên nhân thường xuyên gây viêm tử cung có mủ trên nái, viêm tử
cung mãn thường do Staphylococcus (Runell và cộng sự, 2001, trích dẫn bởi
Nguyễn Thị Thu Đông, 2011).
Do tiểu khí hậu chuồng nuôi
Chuồng trại thiết kế không hợp lý, không đủ độ dốc, ứ phân, nước tiểu và các
chất dơ bẩn là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển. Thời tiết quá nóng hay
quá lạnh, biên độ dao động nhiệt lớn, ẩm độ không khí cao đều ảnh hưởng đến sức
khỏe của nái nhất là trong thời gian mang thai.
Nhiệt độ quá nóng sẽ gây stress nhiệt dẫn đến xáo trộn sinh lý làm giảm tỷ lệ
protein, creatinin và ure huyết tương. Khi nhiệt độ chuồng nái trên 300 C có nguy cơ
dẫn đến chết thai trong bụng mẹ. Điều kiện môi trường thay đổi, thời tiết quá nóng
hay quá lạnh trong thời gian sinh đẻ dễ dẫn đến chứng viêm tử cung. Ẩm độ thích
hợp cho các loại gia súc là 70 – 75 %, nhiệt độ tối ưu cho lợn nái nuôi con là
20 - 220 C, tốc độ lưu thông không khí là 0,03 m/ giây (Nguyễn Thiện và Hoàng
Kim Giao, 1996).
2.3.1.2 Phân loại viêm tử cung
Dạng viêm nhờn: là thể viêm nhẹ, thường xuất hiện ở giai đoạn đầu 1 – 3

ngày sau khi sinh. Ở dạng này niêm mạc tử cung bị tổn thương nhẹ, tử cung tiết
nhiều dịch nhờn trong hoặc đục, lợn cợn, có mùi tanh, thường sau vài ngày dịch tiết
giảm dần và đặc lại. Heo nái không sốt hay sốt nhẹ, nái vẫn cho con bú và ăn bình
thường. Thể viêm này ít ảnh hưởng đến sức khỏe của nái cũng như sự phát triển của
heo con (Nguyễn Như Pho, 2002b).
Dạng viêm mủ: là thể viêm nặng, nguyên nhân do một số vi sinh vật xâm
nhiễm vào tử cung, kết hợp sức đề kháng kém hay dạng viêm nhờn kế phát. Heo nái
thường sốt 40 – 410C, nái tăng hô hấp, nằm nhiều, kém ăn và khát nước. Lúc đầu
dịch viêm màu trắng đục, sau chuyển sang dạng nhày đặc có màu vàng và lợn cợn.

9


Về sau mủ chảy ra nhiều hơn có màu vàng hay xanh đặc đôi khi có lẫn máu, mùi rất
hôi tanh. Bệnh thường kéo dài 4 – 5 ngày, sau đó mủ đặc lại dính mép âm hộ. Nếu
không can thiệp kịp thời sẽ chuyển sang dạng viêm rất nặng. Kết quả khảo sát cho
thấy Staphylococci, Diplococcus, E. coli, Streptococci là các vi khuẩn chính gây
viêm dạng mủ (Nguyễn Như Pho, 2002 b).
Dạng viêm mủ lẫn máu: Thành tử cung viêm nặng dễ rách, có nhiều tiết vật
chảy ra mùi rất hôi tanh và thối, dịch viêm có màu xám đen lẫn máu hay xác tế bào.
Nái sốt cao 40 – 410 C bỏ ăn nhiều ngày, tần số hô hấp tăng, sản lượng sữa giảm
dần hoặc mất hẳn, nái khát nước, mệt mỏi hay nằm không cho con bú và hay đè
con. Có thể chết do nhiễm trùng máu nếu không chữa trị kịp thời (Nguyễn Văn
Thành, 2002).
2.3.1.3 Tác hại viêm tử cung
Trên heo mẹ: nái suy yếu, giảm sức đề kháng, sản lượng sữa giảm, ít hoặc
không cho con bú và hay đè con. Tổ chức tế bào nội mạc tử cung thay đổi làm ảnh
hưởng đến sự phân tiết prostagladine ở tử cung, gây tác động lên buồng trứng, tiêu
hủy hoàng thể làm khả năng thụ thai giảm, khả năng nuôi thai trong tử cung không
bình thường, số con sơ sinh các lứa sau giảm đáng kể, viêm tử cung dẫn đến viêm

buồng trứng gây chậm động dục và vô sinh (Nguyễn Văn Thành, 2004).
Trên heo con theo mẹ: sản lượng sữa trên heo mẹ giảm nên heo con thiếu
sữa, còi cọc, chậm lớn, khả năng chống bệnh kém, tiêu chảy do liếm phải sản dịch
viêm của mẹ, dẫn đến chậm tăng trưởng, sức đề kháng kém và có thể chết.
2.3.1.4 Biện pháp phòng và điều trị viêm tử cung
Phòng ngừa
Để hạn chế tình trạng viêm tử cung trên heo nái thì khâu quản lý – chăm
sóc là rất quan trọng. Bên cạnh đó viêc vệ sinh sát trùng cần được thực hiện thường
xuyên và đồng bộ, hạn chế sự hiện diện vi sinh vật có hại ở môi trường. Tạo điều
kiện môi trường sống phù hợp cho nái trong giai đoạn mang thai và sinh đẻ cùng
với chế độ ăn uống hợp lý sẽ giảm thiểu được viêm tử cung. Áp dụng quy trình vệ
sinh chăm sóc heo nái nghiệm ngặt, nhất là vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể nái

10


trước khi sinh, thụt rửa tử cung sau sinh, sử dụng nguồn nước sạch và cung cấp đủ
cho nái, bấm răng, cho con bú ngay sữa đầu, ghép bầy khi nái nuôi con ít, quy trình
này có hiệu quả tốt trong việc giảm M.M.A và tỷ lệ tiêu chảy trên heo con (dẫn liệu
Nguyễn Như Pho, 2002b).
Điều trị
Việc điều trị phải tiến hành càng nhanh càng tốt khi nái có dấu hiệu sốt cao và
tiết dịch viêm. Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh có phổ rộng như: genta-tylosin,
enrofloxacin, amoxicilline, nhóm tetracylin, hỗn hợp penicillin và streptomycin, cần
kết hợp các biện pháp: thục rửa tử cung, chích oxytocine phòng, cung cấp vitamin
C, thuốc hạ sốt và truyền dịch để tăng cường đề kháng cho nái. Cho nái uống nước
đầy đủ, thức ăn ngon miệng và dễ tiêu (Nguyễn Như Pho, 2002a).
Nếu việc điều trị chậm trễ sẽ dẫn đến kéo dài thời gian điều trị, tử cung viêm
nhiễm nặng hơn, độc tố vi khuẩn vào máu, gây nhiễm trùng máu và nái có thể chết.
2.3.2 Viêm vú

Viêm vú thường ít gặp hơn viêm tử cung, tuy nhiên viêm vú xảy ra ở cấp độ
nào cũng đều ảnh hưởng đến sự tiết sữa và dạng viêm thường gặp nhất là viêm có
mủ. Viêm vú có thể xảy ra ở một hoặc vài vú hoặc cả bầu vú bị viêm, sưng cứng,
màu đỏ bầm, khi ấn vào còn để lại vết, vú không tiết sữa, sữa bị lợn cợn hoặc có lẫn
máu. Nếu chữa trị không kịp thời, vú bị teo lại, mất sữa, đôi khi còn xơ hóa, mất
khả năng cho sữa (Nguyễn Thị Thu Đông, 2011).
2.3.2.1 Nguyên nhân
Viêm vú thường xảy ra do sự chăm sóc, quản lý không tốt tạo điều kiện cho sự
kế phát nhiễm trùng. Nền chuồng nhám hay heo con sơ sinh không được bấm răng
kỹ sẽ làm tổn thương núm vú và bầu vú tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh
xâm nhập và gây viêm. Theo Nguyễn Như Pho (2002a), số heo con quá ít không bú
hết lượng sữa do nái sản xuất, do kỹ thuật cạn sữa không hợp lý hoặc do nái ăn
nhiều đạm trong thời gian mang thai sữa được tiết nhiều, heo con bú không hết đều
là nguyên nhân dẫn đến viêm vú.

11


Viêm vú thường do nhiều yếu tố tác động nhưng chủ yếu là do nhiễm trùng kế
phát các vi sinh vật như E. coli, Klebsiella spp., Enterobacter spp., Citrobacter spp.,
Staphylococcus spp., và Pseudomonas aeruginosa. Hầu hết những vi sinh vật kể
trên là những vi sinh vật cơ hội có trong môi trường xung quanh nái, chúng lợi dụng
khi bầu vú tổn thương sẽ xâm nhập vào bầu vú gây viêm. Theo Nguyễn Như Pho
(2002b), thì hai vi khuẩn gây bệnh chính là Staphylococcus aureus và Streptococcus
agalactiae.
2.3.2.2 Biện pháp phòng và điều trị viêm vú
Phòng ngừa
Vệ sinh sạch sẽ nền chuồng, máng ăn, máng uống, không nhốt nái ở nơi nền
chuồng bị lõm, nước đọng hoặc quá ẩm ướt tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển
và xâm nhập vào bầu vú. Bấm răng cho heo con sơ sinh để tránh tổn thương bầu vú,

đối với nái nhiều sữa cần tiến hành ghép bầy khi nái nuôi con ít để tránh tồn đọng
sữa dư gây viêm vú. Điều trị tích cực khi nái bị viêm tử cung mủ hoặc các vết
thương trên bầu vú nếu có để tránh viêm kế phát (dẫn liệu Nguyễn Thị Thu Đông,
2011).
Điều trị
Khi điều trị không kịp thời hoặc không hợp lý sẽ dẫn đến xơ hóa, teo bầu vú,
giảm sản lượng sữa ở kỳ sau. Như vậy, để điều trị có kết quả cần tiến hành cấp
thuốc sớm, nên sử dụng các loại kháng sinh mẫn cảm với vi khuẩn gây bệnh. Theo
Nguyễn Như Pho (2002a), các kháng sinh hiệu quả trong điều trị bệnh viêm vú là
ampicillin, cephalexin, gentamicin, norfloxacin kết hợp với corticoid để làm giảm
viêm, tuy nhiên chỉ cấp kháng sinh trong vòng 2 - 3 ngày. Trường hợp heo nái bị
viêm vú gây kém sữa sau sinh có thể sử dụng oxytocin và gluconate calcium để sự
xuống sữa dễ dàng hơn giúp cho heo con bú được sữa đầu.
2.3.3 Kém sữa, mất sữa
Chứng mất sữa thường đi kèm trong các bệnh gây sốt cao như viêm tử
cung dạng có mủ, viêm phổi, thường xảy ra ngay sau khi đẻ 1 – 2 ngày, có nái sau 1
tuần sữa giảm dần rồi mất hẳn. Trong bệnh viêm tử cung dạng nhờn, viêm vài bầu

12


vú, sự mệt nhọc do sinh đẻ chỉ làm kém sữa trong một thời gian ngắn (2 – 3 ngày).
Khi vắt sữa không thấy sữa chảy ra, vú thường teo lại, nếu bị viêm thì sưng cứng.
Heo mẹ xuống sữa ít khi cho con bú, heo con la nhiều và gầy ốm. Theo Trần Thị
Dân (2003), hội chứng kém sữa có thể xảy ra sau khi sinh vài ngày hoặc sau thời
gian nái tiết sữa tốt trong 10 – 14 ngày đầu tiên của giai đoạn nuôi con.
2.3.3.1 Nguyên nhân
Do kế phát một số bệnh sản khoa như viêm tử cung, sót nhau, cơ thể sốt cao
liên tục 2 – 3 ngày, nước trong máu và mô bào bị giảm ảnh hưởng đến quá trình
trao đổi chất, nhất là sự hấp thu chất dinh dưỡng trong đường tiêu hóa giảm dần dẫn

đến mất sữa.
Kế phát từ bệnh viêm vú, vú bị sưng dẫn đến mất sữa. Từ giai đoạn mang thai
đến lúc đẻ, khẩu phần nái không đủ protít, gluxít, lipít, khoáng, vitamin như bột cá,
bột thịt, rau xanh, các khoáng Ca, P, Cu, Fe... để cung cấp nguyên liệu cho tạo sữa.
Do suy nhược một số cơ quan nội tiết tố như tuyến yên, tuyến giáp trạng làm
lượng hormon prolactin, lacthormone, thyroxin giảm dẫn đến khả năng tạo sữa và
khả năng trao đổi chất protít kém nên sản lượng và chất lượng sữa giảm (Phùng Thị
Văn, 2004).
2.3.3.2 Biện pháp phòng và điều trị
Phòng bệnh
Bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày đủ chất đạm, khoáng, vitamin. Nái sau
khi sinh nên cho ăn thức ăn nhiều nước như rau lang, rau muống, cà rốt, chuối... cần
bơm rửa tử cung để phòng viêm tử cung và sót nhau trên nái sau khi sinh. Nếu bị
viêm tử cung hoặc viêm vú phải điều trị triệt để (Phùng Thị Văn, 2004).
Điều trị
Các trường hợp mất sữa thường rất khó điều trị. Chỉ trong trường hợp kém sữa
dùng biện pháp kích thích heo nái ăn, cung cấp đủ nước uống, chích oxytocin. Vì
vậy nếu heo nái bị viêm tử cung, sót nhau hoặc viêm vú phải điều trị ngay, vì đó là
những nguyên nhân gây mất sữa sau khi sinh.

13


×