Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH HÔ HẤP VÀ SỰ HIỆN DIỆN MỘT SỐ MẦM BỆNH TRONG MẪU DỊCH HẦU HỌNG TRÊN HEO TỪ CAI SỮA ĐẾN 60 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.99 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH HÔ HẤP VÀ SỰ HIỆN DIỆN
MỘT SỐ MẦM BỆNH TRONG MẪU DỊCH HẦU HỌNG
TRÊN HEO TỪ CAI SỮA ĐẾN 60 NGÀY TUỔI

Sinh viên thực hiện

: LÊ THỊ NGỌC THÚY

Lớp

: DH08DY

Ngành

: Dược Thú Y

Niên khóa

: 2008 – 2013

Tháng 05/2013


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA CHĂN NUÔI-THÚ Y
**************

LÊ THỊ NGỌC THÚY

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH HÔ HẤP VÀ SỰ HIỆN DIỆN
MỘT SỐ MẦM BỆNH TRONG MẪU DỊCH HẦU HỌNG
TRÊN HEO TỪ CAI SỮA ĐẾN 60 NGÀY TUỔI
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y chuyên ngành
dược
Giáo viên hướng dẫn
TS . NGUYỄN TẤT TOÀN
ThS. ĐỖ TIẾN DUY

Tháng 05/2013

i


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực hiện: Lê Thị Ngọc Thúy
Luận văn: “ Khảo sát tình hình bệnh hô hấp và sự hiện diện một số mầm
bệnh trong mẫu dịch hầu họng trên heo từ cai sữa đến 60 ngày tuổi”
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các
ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp
Ngày…….. tháng……năm…...
Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Tất Toàn


ThS. Đỗ Tiến Duy

ii


LỜI CẢM ƠN


Thành kính ghi ơn
Cha mẹ, người đã nuôi dưỡng, dạy dỗ, luôn bên cạnh động viên để con có
được ngày hôm nay.



Xin chân thành biết ơn
TS. Nguyễn Tất Toàn và ThS. Đỗ Tiến Duy đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.



Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
Ban Chủ Nhiệm cùng toàn thể thầy cô khoa chăn nuôi thú y đã tận tình chỉ
dạy và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và hoàn thành khóa luận
này.
Gia đình Anh Mỹ cùng toàn thể các em ở trại đã yêu thương và chỉ bảo tận
tình trong thời gian tôi thực tập ở trại




Gửi lời cảm ơn đến
Các bạn, anh chị trong nhóm đề tài “Bệnh hô hấp phức hợp trên heo” đã
cùng tôi thực hiện và trao đổi những kiến thức trong suốt thời gian qua.
Tập hể lớp DH08DY và bạn bè, anh chị đã luôn bên cạnh động viên và giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành tốt luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Lê Thị Ngọc Thúy

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ................................................................................................................. i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ............................................................... ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................ iii
Tóm tắt .................................................................................................................. iv
Mục lục.................................................................................................................. vi
Danh sách các chữ viết tắt ...................................................................................... x
Danh sách các bảng ............................................................................................... xi
Danh sách các hình............................................................................................... xii
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ........................................................................................ 2
1.2.1 Mục đích ....................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ......................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN .................................................................................... 3
2.1 Hệ hô hấp ........................................................................................................ 3
2.1.1 Cấu tạo cơ thể học của hệ hô hấp ................................................................. 3
2.1.2 Các thể hô hấp .............................................................................................. 3

2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh đường hô hấp .......................................... 4
2.2.1 Dinh dưỡng ................................................................................................... 4
2.2.2 Tiểu khí hậu chuồng nuôi ............................................................................. 4
2.2.2.1 Nhiệt độ ..................................................................................................... 5
2.2.2.2 Ẩm độ ........................................................................................................ 6
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng khác .......................................................................... 7
2.2.3.1 Các khí có hại và bụi trong chuồng nuôi .................................................. 7
2.2.3.2 Yếu tố vi sinh vật gây bệnh ....................................................................... 8
2.3 Một số bệnh thường gặp trên đường hô hấp .................................................... 8

iv


2.3.1 Hội chứng rối loạn về sinh sản và hô hấp ((Porcine Reproductive and
Respiratory Syndrome - PRRS) ............................................................................. 8
2.3.2 Bệnh cúm heo (Swine influenza) .................................................................. 9
2.3.3 Hội chứng còi cọc sau cai sữa (PWMS) ...................................................... 10
2.3.4 Bệnh viêm phổi do Mycoplasma hyopneumoniae (MH) .............................. 12
2.3.5 Bệnh tụ huyết trùng thể viêm phổi (Pasteurellosis) ...................................... 12
2.3.6 Bệnh viêm phổi và viêm màng phổi ............................................................ 12
2.3.7 Bệnh do Haemophillus parasuis (bệnh Glasser)........................................... 13
2.4 Sơ lược hô hấp phức hợp (Porcine respiratory disease complex - PRDC) ...... 14
2.5 Sơ lược về phương pháp lấy mẫu dịch hầu hong ............................................. 15
2.6 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu ....................................................... 16
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 18
3.1 Thời gian và địa điểm ...................................................................................... 18
3.1.1 Thời gian ....................................................................................................... 18
3.1.2 Địa điểm ....................................................................................................... 18
3.2 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 18
3.3 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 18

3.4 Điều kiện khảo sát ............................................................................................ 18
3.4.1 Hệ thống chuồng trại ..................................................................................... 18
3.4.2 Chế độ thức ăn và nước uống........................................................................ 19
3.4.3 Chăm sóc nuôi dưỡng heo khảo sát .............................................................. 19
3.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 19
3.5.1 Bố trí khảo sát ............................................................................................... 19
3.5.2 Khảo sát tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhiệt độ, ẩm độ) ................................... 19
3.5.2.1 Dụng cụ ..................................................................................................... 20
3.5.2.2 Cách tiến hành ........................................................................................... 20
3.5.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính ..................................................... 20
3.5.3 Khảo sát tình hình bệnh hô hấp trên heo ...................................................... 20
3.5.3.1 Dụng cụ ...................................................................................................... 20

v


3.5.3.2 Cách tiến hành ........................................................................................... 20
3.5.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính ..................................................... 21
3.5.4 Khảo sát sự hiện diện một số mầm bệnh trong mẫu dịch hầu họng ở heo .. 22
3.5.4.Bố trí khảo sát ............................................................................................... 22
3.5.4.1 Dụng cụ ..................................................................................................... 22
3.5.4.2 Cách tiến hành ........................................................................................... 22
3.5.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính ..................................................... 23
3.5.5 Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh hô hấp ở trại ............................................... 23
3.5.5.1 Liệu pháp điều trị tại trại ........................................................................... 23
3.5.5.2 Cách tiến hành ........................................................................................... 24
3.5.5.3 Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính ..................................................... 24
3.6 Phần mềm xử lý ............................................................................................... 24
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 25
4.1 Kết quả khảo sát tiểu khí hậu chuồng nuôi ..................................................... 25

4.1.1 Nhiệt độ chuồng nuôi ................................................................................... 25
4.1.2 Ẩm độ chuồng nuôi ...................................................................................... 26
4.2 Kết quả khảo sát biểu hiện bệnh đường hô hấp trên heo ................................ 28
4.2.1 Tỷ lệ bệnh hô hấp trên heo khảo sát.............................................................. 28
4.2.2 Tỷ lệ ngày biểu hiện hô hấp trên heo ............................................................ 29
4.2.3 Kết quả khảo sát các bệnh khác .................................................................... 30
4.2.3.1 Tỷ lệ tiêu chảy ............................................................................................ 30
4.2.3.1 Tỷ lệ viêm khớp ......................................................................................... 32
4.3 Ghi nhận khả năng hiện diện một số mầm bệnh trong dịch hầu họng ở heo .. 33
4.4 Hiệu quả điều trị bệnh hô hấp ở trại ................................................................ 33
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 36
5.1 Kết luận ........................................................................................................... 36
5.2 Đề nghị ............................................................................................................ 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 37
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 42

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADN

: acid deoxyadenosine

APP

: Actinobacillus pleuropneumoniae

ELISA


: Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay

HP

: Haemophilus parasuis

LA

: long acting

LMLM

: lở mồm long móng

ME

: Metabolic energy (năng lượng trao đổi)

MH

: Mycoplasma hyopneumoniae

PCR

: Polymerase chain reaction

PCV

: Porcine Circovirus


PED

: Porcine Epidemic Diarhoea

Ppm

: parts per million

PRD

: Porcine respiratory disease complex

PRRSV

: Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome Virus

PWMS

: Post Weaning multisystemic wasting syndrome

RH

: Relative humidity

RT_PCR

: Real time Polymerase chain reaction

SIV


: Swine influenza virus

Tb

: trung bình

THT

: tụ huyết trùng

TL

: tỷ lệ

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Vùng nhiệt độ thích hợp nhất cho heo ở các giai đoạn khác nhau ........ 5
Bảng 2.2 Vùng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của heo ................................ 6
Bảng 2.3 Mối tương quan giữa ẩm độ và không khí chuồng nuôi ....................... 7
Bảng 2.4 Tỷ lệ đàn heo nhiễm một số bệnh đường hô hấp ở vài quốc gia ........... 8
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí khảo sát ............................................................................... 19
Bảng 3.2 Lấy mẫu dịch hầu họng .......................................................................... 22
Bảng 4.1 Nhiệt độ trung bình chuồng nuôi qua 4 tháng khảo sát ........................ 25
Bảng 4.2 Ẩm độ trung bình chuồng nuôi qua 4 tháng khảo sát ........................... 27
Bảng 4.3 Tỷ lệ bệnh hô hấp trên heo khảo sát ....................................................... 29
Bảng 4.4 Tỷ lệ (TL) ngày biểu hiện hô hấp trên heo khảo sát .............................. 30
Bảng 4.5 Tỷ lệ tiêu chảy ...................................................................................... 31

Bảng 4.6 Tỷ lệ chết trên heo đợt dịch PED .......................................................... 32
Bảng 4.7 Tỷ lệ viêm khớp ................................................................................... 33
Bảng 4.8 Kết quả xét nghiệm PCR mẫu dịch hầu họng ....................................... 34
Bảng 4.9 Hjiêu quả điều trị bệnh hô hấp trong thời gian khảo sát ....................... 35

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Heo bị còi cọc do PCV2 được đánh dấu xanh........................................ 10
Hình 2.2 Phổi có bệnh tích nhục hóa đối xứng ..................................................... 11
Hình 3.1 Ghi nhận heo có biểu hiện bệnh hô hấp ................................................. 21
Hình 3.2 Heo tiêu chảy .......................................................................................... 21
Hình 3.3 Heo bị viêm khớp ................................................................................... 21
Hình 3.4 Heo đang nhai dây .................................................................................. 23
Hình 3.2 Thu thập mẫu dịch hầu họng .................................................................. 23

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Bệnh đường hô hấp trên heo là vấn đề nổi trội nhất trong thập kỷ vừa qua ở
các nước chăn nuôi heo. Bệnh này do nhiều nguyên nhân (truyền nhiễm và không
truyền nhiễm), làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe heo, giảm tăng trọng,
thiệt hại lớn trong kinh tế trang trại hiện nay, và là vấn đề quan tâm của các nước có
nền chăn nuôi heo phát triển trong đó có Việt Nam (Trần Thị Dân và ctv, 2005;
Nguyễn Thị Phước Ninh và ctv, 2006; Lâm Thị Thu Hương, 2012). Nhiều báo cáo

cho thấy bệnh hô hấp làm tăng tỷ lệ bệnh (10-40%) và tỷ lệ chết đáng kể trên heo
cai sữa và heo choai nuôi thịt (Brockmeier và ctv., 2002).
Theo kết quả nghiên cứu về căn nguyên bệnh đường hô hấp của một số tác
giả thì tỷ lệ nhiễm Mycoplasma hyopneumoniae (MH) và Actinobacillus
pleuropneumoniae lần lượt là 78,05% và 49,52% (Đặng Thị Thu Hường, 2008). Tỷ
lệ nhiễm Pasteurella multocida là 11% (Madec và ctv, 1990; trích dẫn Đặng Thị
Thu Hường, 2008). Tỷ lệ nhiễm Haemophilus parasuis là 69% (Mousing và ctv,
1990; trích dẫn Đặng Thị Thu Hường, 2008). Tỷ lệ nhiễm Porcine Reproductive
and Respiratory Syndrome Virus (PRRSV) là 36,78% (Trần Thị Bích Liên, 2011).
Tỷ lệ nhiễm Porcine Circovirus type 2 (PCV2) là 83,33% (Lê Tiến Dũng, 2006).
Bệnh trên đường hô hấp chiếm tỷ lệ khá cao 55,1% (Swist, 2009), đặc biệt là trên
heo cai sữa, vì giai đoạn này heo rất dễ bị stress do tách mẹ, cai sữa, chuyển bầy,
thay đổi môi trường nuôi và dinh dưỡng.
Để để phát hiện sự lưu hành một số mầm bệnh ảnh hưởng đến rối loạn bệnh
đường hô hấp, ở một số nước chăn nuôi phát triển kỹ thuật lấy mẫu dịch hầu họng
bằng dây cotton thấm nước được áp dụng rộng rãi. Kỹ thuật này đơn giản hơn,

1


nhanh và ít tốn chi phí hơn (Prickett và ctv, 2008). Hiện nay, kỹ thuật lấy mẫu dịch
hầu họng được áp dụng thử nghiêm tại Việt Nam, nhằm đánh giá sự hiện diện của
một số căn nguyên quan trọng gây ảnh hưởng đến rối loạn bệnh đường hô trên heo
như PRRSV, PCV2, vi-rút dịch tả heo và MH.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên được sự đồng ý của Bộ môn Thú Y Lâm
Sàng, Khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM, dưới sự hướng
dẫn của TS. Nguyễn Tất Toàn và ThS Đỗ Tiến Duy, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Khảo sát tình hình bệnh hô hấp và sự hiện diện một số mầm bệnh trong mẫu dịch
hầu họng trên heo từ cai sữa đến 60 ngày tuổi” tại trại chăn nuôi heo huyện Châu
Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Xác định hiện trạng bệnh hô hấp của trại và sự hiện diện của các mầm bệnh
từ đó cho thấy sự lưu hành của các mầm bệnh trong các đàn heo và nguy cơ mắc
bệnh hô hấp của trại.
1.2.2 Yêu cầu
Ghi nhận tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhiệt độ và ẩm độ)
Ghi nhận tình hình bệnh đường hô hấp trên heo từ cai sữa đến 60 ngày tuổi
Ghi nhận sự hiện diện một số mầm bệnh trong mẫu dịch hầu họng trên heo từ
cai sữa đến 60 ngày tuổi
Ghi nhận hiệu quả điều trị bệnh hô hấp tại trại

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Hệ hô hấp
2.1.1 Cấu tạo cơ thể học của hệ hô hấp
Hệ hô hấp bao gồm hệ thống ống dẫn khí và hai lá phổi. Hệ thống ống dẫn
khí do đường dẫn khí phân nhánh tạo thành và dẫn không khí tới biểu mô phế nang
để trao đổi khí. Đường dẫn khí ở heo bao gồm xoang hốc mũi, xoang miệng, vùng
hầu, thanh quản, khí quản, phế quản và tiểu phế quản. Khí quản khi đi vào lồng
ngực thì chia thành hai phế quản gốc, mỗi phế quản gốc đi vào một lá phổi. Phế
quản gốc chia ống hẹp hơn gọi là tiểu phế quản. Tiếp theo tiểu phế quản là tiểu phế
quản tận cùng. Phế nang là phần chấm dứt tiểu phế quản tận cùng. Ngoại trừ xoang
miệng và vùng hầu, phía trong lòng ống dẫn khí là hệ thống tế bào có lông rung tiết
chất nhày. Tác dụng của tế bào có lông rung là bẩy bắt và loại bỏ các vi sinh vật và
vật lạ xâm nhập theo đường hô hấp (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2007).
Theo Frandson và ctv (2003), hai lá phổi nằm trong lồng ngực, mỗi lá phổi

được chia thành các thùy: thùy đỉnh, thùy giữa và thùy hoành cách mô, riêng lá phổi
phải có thêm thùy phụ nằm ở mặt bụng của thùy hoành cách mô.
2.1.2 Các thể hô hấp
Theo Nguyễn Văn Phát và Nguyễn Tất Toàn (2008), thể hô hấp gồm có thở
thể hỗn hợp, thở thể ngực và thở thể bụng. Bình thường heo thở thể hỗn hợp, khi
thở thành ngực và thành bụng cùng hoạt động nhịp nhàng. Thành ngực hoạt động
rõ, còn thành bụng và cơ hoành hoạt động ít hay không hoạt động là kiểu thở thể
ngực. Khi thở thể bụng, thành bụng của heo hoạt động rõ còn thành ngực hoạt động
yếu hay không hoạt động. Một số trường hợp heo thở thể ngực là có liên quan đến
các bệnh như: viêm phúc mạc, liệt cơ hoành, bị thương ở cơ hoành, những ca bệnh

3


làm thể tích xoang bụng tăng lên như dãn dạ dày, gan sưng to, lách sưng to,… Heo
thở thể bụng trong trường hợp bị viêm màng phổi, khí phế, tràn dịch màng phổi,
tích nước xoang ngực…
2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Bộ máy hô hấp là cơ quan thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Do đó nếu hàng rào bảo vệ (niêm mạc, hệ thống lông rung…) bị tổn thương thì
bệnh hô hấp rất dễ xảy ra nhất là ở những thú non vì cơ quan hô hấp chưa phát triển
hoàn chỉnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây suy yếu bộ máy hô hấp, dưới đây là một
số nguyên nhân chính.
2.2.1 Dinh dưỡng
Khẩu phần dinh dưỡng kém dinh dưỡng là nguyên nhân chung cho rất nhiều
bệnh trong đó có bệnh đường hô hấp. Theo Nguyễn Như Pho (2000) khi thiếu
vitamine A tổ chức biểu mô đường hô hấp phát triển không bình thường, giảm sức
bền từ đó thú dễ mắc bệnh. Sự mất cân đối giữa Ca/P trong khẩu phần làm hệ
xương lồng ngực biến dạng cũng ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Quá trình chế
biến thức ăn cũng ảnh hưởng đến bệnh hô hấp, sự xay nhuyễn thức ăn sẽ làm tăng

độ bụi của thức ăn hỗn hợp nên heo dễ bị hắt hơi, viêm phổi (Nguyễn Ngọc Tuân và
Trần Thị Dân, 1997; trích dẫn Nguyễn Minh Tuấn, 2009). Ngoài ra, vitamine C là
yếu tố tăng sức đề kháng cho cơ thể, nên bổ sung cho heo con khi cai sữa sớm và
trong điều kiện môi trường có nhiều stress. Bổ sung vitamine C khi có bệnh truyền
nhiễm, nhất là các bệnh do siêu vi trùng gây ra, không chữa trị được bằng các loại
kháng sinh (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002).
2.2.2 Tiểu khí hậu chuồng nuôi
Theo Gonyou và ctv (1999), môi trường là một từ rất rộng liên quan đến tất
cả các yếu tố tác động lên vật nuôi. Tuy nhiên không chỉ môi trường tác động mà
động vật cũng có tương tác với môi trường. Hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến đời
sống của vật nuôi là nhiệt độ và ẩm độ.

4


2.2.2.1 Nhiệt độ
Theo Gonyou và ctv (1999), heo thuộc động vật máu nóng, có thân nhiệt
o

39 C. Nhiệt độ môi trường sống thấp hơn thân nhiệt của heo làm heo bị mất nhiệt.
Nhiệt độ bị mất qua đối lưu không khí xung quanh; dẫn truyền nhiệt tới sàn chuồng,
tường và các heo khác; bức xạ tới các bề mặt bao quanh và bốc hơi vào không khí.
Nhờ tập tính và sinh lý, heo tự điều chỉnh sự sản xuất nhiệt để cân bằng với lượng
nhiệt bị mất. Tác giả này đã khuyến cáo nhiệt độ của chuồng nuôi nên từ 15oC –
20oC thì sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng tối đa và làm giảm hệ số chuyển hóa thức
ăn trên heo lứa và heo thịt. Theo Steve Priesen và ctv (2005); trích dẫn Lương Thị
Dung (2010) đưa ra vùng nhiệt độ cho heo ở các giai đoạn khác nhau trên heo qua
Bảng 2.1 và Bảng 2.2.
Bảng 2.1 Vùng nhiệt độ thích hợp nhất cho heo ở các giai đoạn khác nhau
Vùng nhiệt độ thích hợp (oC)


Giai đoạn

30 – 35 oC

Heo con mới sinh
Heo con 3 tuần tuổi

24 – 30 oC (giảm xuống đến 26oC ở 5 tuần tuổi)

Chuồng đẻ

16 – 22 oC

Heo cai sữa

28 – 30 oC ở tuần đầu ( bắt đầu ở 30oC giảm 2oC mỗi
tuần đến 22oC
20 - 24 oC

Heo đang phát triển

(Nguồn Steve Priesen và ctv, 2005; trích dẫn Lương Thị Dung, 2010)
Theo Nicks và Dechamps (1985); trích dẫn Lương Thị Dung (2010) ngoại
trừ các trường hợp quá khắc nghiệt, nếu chỉ có nhiệt độ không khí lạnh thì không
ảnh hưởng gì đến sức khỏe của heo. Những bệnh trên đường hô hấp có thể xảy ra
khi có mặt của các tác nhân vi sinh vật. Tuy nhiên, sự dao động lên xuống nhanh
của nhiệt độ không khí có thể gây bất ổn cho heo bởi các tác nhân gây bệnh có sẵn
trong không khí và giảm sức đề kháng.
Theo Hessing và Tielen (1994); trích dẫn Nguyễn Minh Tuấn (2009), ở nhiệt

độ tới hạn dưới heo sẽ cảm thấy lạnh nằm rúc vào nhau. Trong một thí nghiệm, khi
heo cai sữa được nuôi trong điều kiện nhiệt độ không khí thấp thì ở lô thí nghiệm có

5


nhiều triệu chứng của bệnh như tiêu chảy, ho, hắt hơi và tím lỗ tai hơn ở lô đối
chứng.
Bảng 2.2 Vùng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của heo
Trọng lượng

Nhiệt độ tới hạn

Nhiệt độ tới hạn

Giai đoạn

(kg)

dưới (oC)

trên (oC)

Heo cai sữa

5

27

30


6

25

29

7

22

28

8

21

26

9

20

25

Heo choai – xuất

20

16


30

thịt

50

12

28

90

9

27

(Nguồn Steve Priesen và ctv, 2005; trích dẫn Lương Thị Dung, 2010)
Ở nhiệt độ tới hạn trên heo bắt đầu thở hổn hển để làm giảm bớt sự rối loạn
hô hấp. Để đề phòng sự chết heo cần sử dụng các hệ thống hạ nhiệt chuồng trại như
phun sương, phun nước (Hồ Thị Kim Hoa, 2004). Hiện nay, nhiều trang tại áp dụng
hệ thống nước nhỏ giọt vào chăn nuôi để giảm stress cho với heo rất có hiệu quả.
2.2.2.2 Ẩm độ
Ẩm độ giữ vai trò quan trọng trong điều hòa thân nhiệt và ẩm độ thích hợp
cho vật nuôi là 70 – 75%. Theo Gonyou và ctv (1999) cho rằng nguồn gốc của hơi
nước trong chuồng nuôi là do sự bốc hơi của nước uống đổ ra, nước tiểu, phân và
nước trong thức ăn, việc cho ăn thức ăn ướt cũng góp phần chính làm ẩm độ tăng.
Những biến động về ẩm độ thường xảy ra nhất ở khí hậu lạnh do lúc đó phải giảm
thông khí để giữ nhiệt. Ẩm độ và không khí chuồng nuôi có mối tương quan với
nhau được trình bày qua Bảng 2.3.


6


Bảng 2.3 Mối tương quan giữa ẩm độ và không khí chuồng nuôi
Ẩm độ (RH)

Không khí chuồng nuôi

RH < 50%

Không khí rất khô

RH: 50 – 70%

Không khí khô

RH = 90%

Không khí ẩm

RH > 90%

Không khí rất ẩm

Ghi chú: RH (Relative humidity)

(Theo Vũ Tự Lập, trích dẫn Hoàng Quốc Uy, 2007)

Theo Hồ Thị Kim Hoa (2004), ẩm độ cao làm giảm bốc hơi nước (nóng) và

tăng mất nhiệt bằng đối lưu (lạnh) tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật phát triển. Ẩm độ
thấp sẽ gây khô da, niêm mạc, tăng lượng bụi trong không khí làm tăng khả năng
nhiễm bệnh đường hô hấp.
Để chuồng nuôi luôn giữ được ẩm độ thích hợp, hàng tuần nên dùng ẩm kế
đo độ ẩm tương đối và điều chỉnh quạt để giữ RH giữa 50 – 70%. Nếu RH trên 70%
phải tăng quạt làm bớt hơi nước, dưới 50% thì giảm tốc độ quạt. RH sẽ dao động
+/- 10% so với mức trung bình trong mỗi ngày. RH ở mức thấp thường vào ban
đêm hay trong thời gian thú nghỉ ngơi, và cao lúc cho ăn vào khoảng giữa ngày
(MacDonal, 2005; trích dẫn Nguyễn Minh Tuấn, 2009). Mặt khác, người ta có thể
áp dụng các phương pháp khác để kiểm soát ẩm độ chuồng nuôi như dùng tô đựng
nước uống sẽ ít lãng phí nước hơn dùng vòi uống và sẽ làm giảm ẩm độ trong
chuồng nuôi. Sự bốc hơi nước của nước uống bị đổ và từ nước tiểu sẽ giảm đi nếu
nền chuồng có độ dốc thích hợp và thoát nước tốt. Chuồng nuôi được sưởi bằng
điện thì môi trường khô hơn sưởi bằng gas (Gonyou và ctv, 1999).
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng khác
2.2.3.1 Các khí có hại và bụi trong chuồng nuôi
Theo Gonyou và ctv (1999) các khí chính trong chuồng nuôi ảnh hưởng đến
năng suất và tỷ lệ mắc bệnh là NH3, CO2, H2S và CO. H2S và CO có thể là nguyên
nhân trực tiếp gây chết heo, trong khi đó các khí khác có ảnh hưởng đến sản xuất và
sức khỏe một cách gián tiếp. Một ví dụ như nồng độ NH3 cao (50ppm) làm tăng tỷ
lệ viêm phổi, viêm teo xương mũi truyền nhiễm; nồng độ tiếp xúc H2S (200 ppm)

7


trong 1 giờ gây choáng váng, thần kinh suy nhược dễ sinh viêm phổi. Trong chuồng
nuôi còn có sự hiện diện của các loại bụi gây ảnh hưởng tới bệnh đường hô hấp (Hồ
Thị Kim Hoa, 2004).
2.2.3.2 Yếu tố vi sinh vật gây bệnh
Trong môi trường không khí tự nhiên hay trong môi trường các khu chăn

nuôi luôn có mặt những mầm bệnh gây bệnh hô hấp, khi chúng gặp những điều kiện
thuận lợi sẽ xâm nhập, phát triển và gây nên các bệnh trên đường hô hấp. Tỷ lệ
nhiễm các mầm bệnh trong đàn được trình bày qua Bảng 2.4.
Bảng 2.4 Tỷ lệ đàn heo nhiễm một số bệnh đường hô hấp ở một số quốc gia
Mầm bệnh
Actinobacillus pleuropneumoniae
Serotype 1 – 5
Serotype 2
Serotype 1; 3; 5; 7
Haemophilus parasuis
Mycoplasma hyopneumoniae
Pasteurells multocida
Vi - rút cúm H1N1

Tỷ lệ đàn bị
nhiễm (%)

Quốc gia

Nguồn

69*
24*
86*
69*

Iowa, Mỹ
Na Uy
Minnesota, Mỹ
Đan Mạch


85**
11**
70*

Úc
Missouri, Mỹ
Đan Mạch

Schultz và ctv, 1982
Falk và ctv, 1990
Anderson và ctv, 1990
Mousing và ctv, 1990
Mercy và Brennan,
1988
Madec và ctv, 1990
Mousing và ctv, 1990

Ghi chú: *: huyết thanh học; **: dấu hiệu lâm sàng

2.3 Một số bệnh thường gặp trên đường hô hấp
2.3.1 Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (Porcine Reproductive and
Respiratory Syndrome - PRRS)
Đặc điểm: bệnh do vi - rút thuộc họ Arteriviridae, giống Artervirus, có cấu
trúc ARN sợi đơn có vỏ bọc, kích thước 45 – 55 nm. Chúng tồn tại lâu trong nhiệt
độ lạnh, đề kháng kém với pH acid và chất sát khuẩn (Trần Thanh Phong, 1996).
Bệnh lần đầu tiên được thông báo ở Mỹ năm 1987. Năm 1991 bệnh này mang tên
chính thức là “Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo” viết tắt PRRS
(Porcine Reproductive Respiratory Syndrome).


8


Triệu chứng: bệnh do vi - rút PRRS sẽ tùy thuộc vào chủng vi - rút gây bệnh,
tuổi của thú cảm thụ và tình trạng mang thai. Trên heo cai sữa và heo nuôi vỗ béo
gia tăng xáo trộn hô hấp và tím tái ở tai, đuôi, bụng hay mõm sau 5 – 7 ngày cảm
nhiễm. Sau khi dịch bệnh phát ra ồ ạt, triệu chứng lâm sàng có thể giảm và các heo
trong đàn trở lại bình thường. Bệnh tích chủ yếu teo tuyến ức, sưng hạch lâm ba,
viêm phổi gian thùy, giảm miễn dịch. Phương pháp huyết thanh học thường dùng
trong chẩn đoán PRRSV
Phòng và trị bệnh:Tiêm phòng vắc -xin PRRS cho toàn đàn heo. Thực hiện
an toàn sinh học, cùng vào cùng ra, tạo sự thích nghi cho heo hậu bị bằng cách cho
heo hậu bị tiếp xúc với nái già ở trại cách ly ít nhất hai tháng (với điều kiện kháng
thể phải ổn định trước khi nhập đàn, tức là không bài thải vi-rút ra môi trường).
Kiểm soát bệnh bằng cách kiểm tra biến động kháng thể để xác định độ ổn định đàn
(Trần Thanh Phong, 1996).
2.3.2 Bệnh cúm heo (Swine influenza)
Đặc điểm là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính do Swine
influenza virus (SIV) thuộc họ Orthomyxoviridae. Bệnh điển hình bởi bệnh phát đột
ngột, ho, khó thở, sốt và kiệt sức. Bệnh lây mạnh trong đàn và kéo dài một thời
gian.
Triệu chứng trên heo choai và heo thịt nằm tập trung, có triệu chứng ho hoặc
không ho, heo sốt cao, da ửng đỏ thở bằng miệng, mũi khô có thể chảy dịch mũi
hoặc không. Trên heo cai sữa có triệu chứng hắt hơi nhiều sau đó bệnh chuyển sang
giai đoạn nặng hơn hoặc khỏi bệnh do cảm nhiễm từ mẹ (Anan Lertwilai và ctv,
2010). Heo mắc bệnh có tỷ lệ chết cao, lây lan nhanh. Khi mổ khám thấy đường hô
hấp trên khô, có nhiều dịch mũi, viêm phổi với những đám đỏ thẫm trên các thùy,
đặc biệt là thùy đỉnh và thùy tim, niêm mạc phế quản và phế nang tổn thương, sung
huyết đến viêm cata và phù nề, hạch phổi sưng.
Phòng và trị: bệnh do vi - rút gây ra nên không có thuốc điều trị, chỉ dùng

các kháng sinh trộn vào thức ăn để tránh phụ nhiễm. Tiêm chủng vắc - xin để phòng
bệnh vào thời điểm một lần trước khi nái thụ thai và một lần trong tháng mang bầu.

9


2.3.3 Hội chứng còi cọc sau cai sữa (PMWS)
Đặc điểm do vi-rút Porcine Circovirus Type 2 (PCV2) thuộc họ
Circoviridae, giống Circovirus là vi-rút ADN sợi đơn dạng vòng, hình cầu, kích
thước rất nhỏ 17nm, không có vỏ bọc và có khả năng sống sót cao trong môi
trường. PCV2 gây ra hội chứng còi cọc sau cai sữa (Post Weaning multisystemic
wasting syndrome - PMWS) thường tác động lên heo từ 6 – 12 tuần tuổi.

Hình 2.1 Heo còi cọc do PCV2 (được đánh dấu xanh) (Lê Tiến Dũng, 2006)
Triệu chứng trên heo cai sữa 1 – 2 tuần thường có biểu hiện lâm sàng với
diễn biến chậm và có thể kéo dài trong nhiều tháng. Heo mắc PMWS thường bị còi
cọc và viêm phổi mãn tính (thở gấp, khó thở). Heo đang bình thường trở nên xanh
xao, gầy ốm nhanh trong vòng 3 – 7 ngày và xuất hiện những con gầy nhất đàn
(Hình 2.1). Một số heo ho nhẹ, sốt, biếng ăn, thở khó, hoàng đản, rối loạn thần kinh
trung ương, viêm kết mạc và tiêu chảy nhẹ. Heo bệnh có thể chết nhưng không chết
ngay, số còn lại trong đàn khỏe mạnh và phát triển bình thường (Lê Tiến Dũng,
2006).
Phòng và trị: bệnh do vi - rút gây ra không có thuốc điều trị. Phòng bệnh do
PCV2 gây ra bằng cách tiêm vắc - xin để tạo kháng thể chủ động. Thông qua thử
nghiệm thành công tại Pháp, Madec (2006) đã nêu ra “4 quy luật vàng” trong kiểm
soát bệnh PMWS như sau: một là hạn chế việc tiếp xúc giữa các đối tượng heo
thông qua giảm một phần mật độ đàn. Hai là thú bị stress là cơ hội để bệnh bộc
phát. Nếu hệ thống miễn dịch bị kích thích thái quá, PCV2 có thể gây bệnh. Ba là

10



nhu cầu dinh dưỡng phù hợp theo lứa tuổi. Bốn là đảm bảo các điều kiện vệ sinh và
an toàn sinh học.
2.3.4 Bệnh viêm phổi do Mycoplasma hyopneumoniae (MH)
Đặc điểm bệnh viêm phổi do Mycoplasma, còn gọi là bệnh suyễn heo do
Mycoplasma hyopneumoniae gây ra làm heo ho kéo dài nhiều tuần, chậm lớn, sức
đề kháng yếu. Nếu kết hợp với các vi trùng gây viêm phổi khác sẽ tạo nên tình trạng
viêm phổi nặng với triệu chứng sốt cao, ho nhiều, khó thở (Nguyễn Như Pho,
2000).
Triệu chứng ở thể cấp tính xảy ra trên mọi lứa tuổi có biểu hiện biếng ăn, sốt,
đi cùng triệu chứng suy hô hấp bởi ho thở khó, trên 50% heo có thể chết trước khi
có biểu hiện ho rõ ràng (Taylor, 1995; trích dẫn Trần Quang Lý, 2005). Thể bệnh
chủ yếu là thể mãn tính, thường xuất hiện trên heo nuôi thịt. Triệu chứng chính là
ho nhiều, với đặc điểm là ho khan, kéo dài trong nhiều tuần, không có dấu hiệu chảy
nước mũi và sốt. Thú tăng trọng hơi chậm, tăng chỉ số biến chuyển thức ăn. Thể
mãn tính ít gây các triệu chứng đặc trưng do đó ít được nhà chăn nuôi để ý đến,
nhưng thể bệnh này gây thiệt hại kinh tế lớn nhất do heo chậm lớn và tiêu tốn thức
ăn cao (Nguyễn Như Pho, 2000). Đặc trưng của bệnh tích trên phổi do MH là viêm
phổi nhục hóa và thường có tính đối xứng giữa các thùy (Morris và ctv, 1995). Hiện
nay, nhiều phương pháp xét nghiệm thú y sử dụng PCR để chẩn đoán MH cho kết
quả chính xác và độ nhạy cao.

Hình 2.2 Phổi có bệnh tích nhục hóa đối xứng (Đặng Thị Thu Hường, 2008)

11


Phòng và điều trị: bằng cách dùng kháng sinh cùng với tăng cường trợ sức và
cải thiện điều kiện nuôi dưỡng, vệ sinh sát trùng chuồng trại, phòng bệnh bằng vắc

– xin (Respisure, Respisure lone…). Trong điều trị sử dụng các loại kháng sinh
spiramycine 25 – 50 mg/kg tiêm bắp hoặc 50 – 70 mg/kg cho uống, tylosine 10
mg/kg tiêm bắp hoặc 1 g/5 lít nước (trong 3 – 5 ngày). Có thể phối hợp tylosine
(7,5g) + chloramphenicol (10g) hoặc tylosine (1kg) + chlotetracycline (0,57kg)
trong 200kg thức ăn dùng trong 3 – 7 ngày (Trần Thanh Phong, 1996).
2.3.5 Bệnh tụ huyết trùng thể viêm phổi (Pasteurellosis)
Đặc điểm do vi khuẩn Pasteurella multocida thường được tìm thấy trong
những bệnh đường hô hấp trên heo. Pasteurella multocida gồm có các chủng có khả
năng sản xuất độc tố và không sản xuất độc tố. Ở Việt Nam, bệnh thường xảy ra vào
lúc giao mùa (tháng 4 – 5, tháng 10 – 11) và thường ghép với bệnh dịch tả heo, dịch
viêm phổi địa phương, bệnh phó thương hàn (Trần Thanh Phong, 1996).
Triệu chứng ở thể cấp tính là viêm phổi xảy ra đột ngột và nghiêm trọng, heo
sốt cao, thở nhanh, tím tái da (Anan Lertwilai và ctv, 2010). Ở thể mãn tính bệnh
kéo dài 3 – 6 tuần lễ, heo gầy ốm, khó thở, ho nhiều có thể tiêu chảy kéo dài. Có thể
thấy viêm khớp, da bong vảy, đi đứng không vững ở heo bệnh (Trần Thanh Phong,
1996). Bệnh tích chủ yếu là viêm phổi thùy lớn, phổi có nhiều vùng bị hóa gan,
hạch sưng to thủy thũng, tụ máu. Xuất huyết ở tim, màng bao tim. Lách gần như
bình thường hoặc tụ máu.
Phòng và điều trị: khi bệnh nổ ra cấp các kháng sinh dạng tiêm như
streptomycine (20mg/kg), penicilline (50.000 IU/kg), có thể dùng sulfamerazin,
sunfamethazin, sunfaquinoxaline (150 – 200 mg/kg). Phòng bệnh bằng cách bồi
dưỡng chăm sóc tốt, nhất là những lúc giao mùa, thường xuyên tẩy uế sát trùng
chuồng trại, tiêm phòng bằng vắc – xin và có thể dùng kháng sinh để phòng như
tiamulin 40 ppm/kg thức ăn (Trần Thanh Phong, 1996).
2.3.6 Bệnh viêm phổi và viêm màng phổi
Đặc điểm: Bệnh có đặc trưng là viêm phổi và viêm màng phổi do vi khuẩn
có tên Actinobacillus pleuropeumoniae (APP). Mầm bệnh thường cư trú ở hạch

12



amidan và cơ quan hô hấp. Vi khuẩn có thể tác động trên heo từ cai sữa đến xuất
chuồng nhưng chủ yếu là ở độ tuổi từ 15 – 20 tuần tuổi (Anan Lertwilai, 2010).
Triệu chứng : Trong một ổ dịch do APP có thể gặp thể bệnh quá cấp, cấp
tính và mãn tính. Ở thể quá cấp tính heo đột nhiên yếu ớt và sốt với thân nhiệt cao,
ho ngắn, thở bụng và bỏ ăn. Heo có thể chết trong vòng 24 – 36 giờ. Trước khi chết
miệng heo có dịch nhày có lẫn máu, heo bệnh lười di chuyển nếu ép di chuyển thì
sẽ ngã quỵ. Theo Nicolet (1992); trích dẫn Đặng Thị Thu Hường (2008) ở thể cấp
tính heo sốt cao, ói mửa, tiêu chảy, ở mũi sùi bọp mép cũng như tăng nhịp tim.
Theo Neilesen (1985); trích dẫn Hoàng Quốc Uy (2007) heo bệnh thể cấp
tính có thể chết hoặc hồi phục, nếu heo vượt qua 4 ngày đầu thì có thể sống sót. Tuy
nhiên, con vật sẽ chuyển sang dạng mãn tính dai dẳng. Bệnh tích chủ yếu ở hệ
thống hô hấp là viêm phổi (thùy đỉnh và thùy tim), (trích Đặng Thị Thu Hường,
2005).
Phòng và trị bệnh: Điều trị sử dụng các loại kháng sinh như amoxycillin,
ampicillin, enrofloxacin, tiamulin, penicillin. Phát hiện sớm heo bệnh, cách ly điều
trị kịp thời, khi một ô chuồng có bệnh thì biện pháp phòng nhiễm tốt nhất là điều trị
dự phòng cho tất cả heo trong ô chuồng. Tiêm vắc - xin phòng bệnh cho heo theo
định kỳ: 6 tháng/ lần ở những khu vực có lưu hành bệnh. Thực hiện vệ sinh chuồng
trại: khô sạch, thoáng mát mùa hè và kín ấm mùa đông. (Phạm Sỹ Lăng và ctv,
2002).
2.3.7 Bệnh do Haemophilus parasuis (bệnh Glasser)
Đặc điểm do vi khuẩn Haemophilus parasuis có mặt thường xuyên trong
đường hô hấp trên của heo khỏe mạnh. Dưới ảnh hưởng của stress, sự xâm nhập của
vi khuẩn hoặc vi - rút khác, Haemophilus parasuis có khả năng gây nhiễm trùng
toàn thân. Vi khuẩn gây bệnh trên heo mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là trên heo
con từ 4 – 12 tuần tuổi.
Triệu chứng: Theo Anan Lertwilai và ctv (2010), heo mắc bệnh trở nên ốm
nhanh, thân nhiệt tăng 40 – 41oC, bỏ ăn, thở nhanh và một biểu hiện đặc trưng là ho
ngắn 2 – 3 tiếng, tím bốn chân đi lại khó khăn. Hầu hết các khớp đều sưng phồng,


13


nóng và đau đớn, có thể thấy thủy thũng ở mí mắt, ở lỗ tai và mặt. Sau 2 – 5 ngày
bệnh heo sẽ chết với biểu hiện đỏ đến tím xanh ở da mặt (Trần Thanh Phong, 1996).
Bệnh tích chủ yếu viêm màng phổi nhiều sợi huyết, viêm ngoại tâm mạc, viêm phúc
mạc, các khớp viêm, dịch khớp đục và có những sợi huyết màu vàng xanh ở xương
khớp.
Phòng và điều trị: có thể điều trị bằng các kháng sinh như penicillin,
ampicillin, chloramphenicol, tetracyclines, colistines, sulfonamide, gentamicin và
trimethosprim + sulfamethoxazole. Phòng ngừa bằng cách làm tốt vệ sinh phòng
bệnh (thức ăn, chuồng trại…), tiêm vắc – xin phòng bệnh.
2.4 Sơ lược về hô hấp phức hợp (Porcine respiratory disease complex - PRDC)
Đặc điểm phức hợp PRDC là một hội chứng bệnh nghiêm trọng hiện nay làm
suy hô hấp nặng hơn, hư hại phổi nhiều và hiệu quả điều trị rất thấp (Brogden and
Guthmiller, 2003).
Nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất được ghi nhận trong trường hợp PRDC
là PRRSV, SIV, PCV2, Pasteurella multocida và Mycoplasma hyopneumoniae. Tác
nhân gây bệnh quan trọng khác (vai trò thứ phát) liên quan tới PRDC là
Streptococcus suis, Actinobacillus pleuropneumoniae và Haemophilus parasuis.
(Thacker và ctv, 2001; Harms và ctv, 2002; Choi và ctv, 2003).
Cơ chế sinh bệnh PRDC là do hệ thống phòng vệ đường hô hấp bị tổn
thương do nhiễm trùng nguyên phát gồm các mầm bệnh PRRSV, SIV, PCV2 và
Mycoplasma hyopneumoniae kết hợp với điều kiện nuôi dưỡng kém gây mất khả
năng đề kháng từ đó đường hô hấp trở nên mẫm cảm với các tác nhân gây bệnh
đường hô hấp thứ phát khác như Pasteurella multocida, Streptococcus suis,
Actinobacillus pleuropneumoniae và Haemophilus parasuis.
Triệu chứng lâm sàng PRDC khá đa dạng không chỉ là rối loạn hô hấp mà
trên cả hệ thống cơ thể tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Rối loạn hô hấp bao gồm

hắt hơi, ho nhiều mức độ, thở khó và kèm theo các dấu hiệu chậm lớn, lông xù, bỏ
ăn, yếu ớt hay suy sụp. Các trường hợp bệnh toàn thân, dấu hiệu lâm sàng có thể

14


gặp là rối loạn thần kinh, tiêu chảy, sưng khớp và què quặt, rối loạn sinh sản và dễ
dẫn đến cái chết.
Phòng bệnh bằng cách giữ ấm cho heo, tuyệt đối không tắm heo lúc sáng
sớm, lúc trời lạnh, chỉ rửa chuồng ở khu vực có nhiều phân, nước tiểu, giữ khô phần
chuồng còn lại. Hiện nay phần lớn người chăn nuôi dùng kháng sinh trộn trong thức
ăn để kiểm soát bệnh, các kháng sinh thường dùng là chlortetracyclin, tylosin,
lincomycin, amoxicillin…Biện pháp tốt nhất và kinh tế nhất là tiêm phòng vắc - xin
PRRS, PCV2, vắc - xin chứa các kháng nguyên tương ứng với các bệnh viêm teo
mũi truyền nhiễm, bệnh do Mycoplasma, viêm phổi do vi trùng Pasteurella,
Haemophilus và Actinobacillus cho heo nái và heo con.
2.5 Sơ lược về phương pháp lấy mẫu dịch hầu họng
Phương pháp này nhằm xác định cũng như theo dõi việc lưu hành của một số
mầm bệnh trong các quần thể heo. Đây không phải là một phương pháp dùng để
chẩn đoán bệnh. Khi heo có dấu hiệu lâm sàng nên được chẩn đoán bằng các
phương pháp thông thường. Phương pháp này sử dụng dịch hầu họng bởi vì việc thu
thập mẫu nhanh chóng, dễ dàng và ít tốn kém (Prickett, 2008).
Dịch hầu họng là những chất lỏng hiện diện trong xoang miệng, là một hỗn
hợp bao gồm nước bọt và các mầm bệnh trong niêm mạc miệng. Nước bọt được sản
xuất từ các tuyến nước bọt. Những mầm bệnh vào miệng bằng cách vượt qua niêm
mạc miệng từ các mao mạch. Dịch hầu họng có chứa cả hai tác nhân gây bệnh và
kháng thể. Trên heo, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dịch hầu họng có thể được sử
dụng để phát hiện vi - rút PRRS, vi - rút PCV2, vi - rút SIV và MH (Prickett,
2008).
Ưu điểm phương pháp: ít tốn kém, số lượng heo được lấy mẫu nhiều đại diện

quần thể lớn. Trong tương lai có thể phát hiện được nhiều tác nhân gây bệnh. Việc
lấy mẫu không yêu cầu cán bộ kỹ thuật chuyên môn mà dựa vào tập tính tò mò trên
heo.
Khó khăn của phương pháp: dây cotton thường không có sẵn, phải đặt mua.
Các vật liệu khác, đặc biệt là vật liệu tổng hợp thì không có độ thấm nước tốt như

15


×