Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH DA DO DEMODEX, SARCOPTES, NẤM VÀ BỆNH DA LIÊN QUAN THIỂU NĂNG TUYẾN GIÁP TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y MODERN PET

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.56 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH DA DO DEMODEX, SARCOPTES,
NẤM VÀ BỆNH DA LIÊN QUAN THIỂU NĂNG TUYẾN GIÁP
TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y MODERN PET

Sinh viên thực hiện : LÊ THỊ THU SƯƠNG
Lớp

: DH08DY

Ngành

: Dược Thú Y

Niên khóa

: 2008 – 2013

Tháng 09/2013


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y

LÊ THỊ THU SƯƠNG



KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH DA DO DEMODEX,
SARCOPTES, NẤM VÀ BỆNH DA LIÊN QUAN THIỂU
NĂNG TUYẾN GIÁP TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y MODERN
PET
Khóa luận tốt nghiệp dùng để đệ trình cấp bằng bác sỹ thú y chuyên ngành dược

Giáo viên hướng dẫn
TS. LÊ QUANG THÔNG

Tháng 09/2013


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: Lê Thị Thu Sương
Tên luận văn: “khảo sát tình hình bệnh da do ký sinh trùng, nấm và
bệnh da liên quan thiểu năng tuyến giáp tại bệnh viện thú y Modern Pet”
Sinh viên đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp theo đúng yêu cầu của giáo
viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp
khoa Chăn Nuôi – Thú Y.

Ngày…… tháng…….. năm 2013
Giáo viên hướng dẫn

TS. LÊ QUANG THÔNG

iii


LỜI CẢM ƠN

*Kính dâng cha mẹ
Những cố gắng phấn đấu của con, niềm kính yêu và biết ơn vô hạn trước
những khó khăn, vất vả của cha mẹ để cho con yên tâm học tập có được ngày hôm
nay.
*Thành kính ghi ơn
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM
Ban Chủ Nhiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y cùng toàn thể quý Thầy Cô
trong khoa đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu
cho tôi trong suốt khóa học.
*Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
TS. Lê Quang Thông
Dr. Surasit Dechom
Đã hết lòng chỉ bảo, động viên, tạo điều kiện thực hành và hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận này.
*Chân thành cảm ơn
Các bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện thú y Modern Pet tận tình giúp đỡ
trong suốt thời gian thực tập tại bệnh viện.

Lê Thị Thu Sương

iv


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nguyên cứu “Khảo sát tình hình bệnh da do ký sinh trùng, nấm và
bệnh da liên quan thiểu năng tuyến giáp tại bệnh viện thú y Modern Pet” được tiến
hành trong thời gian từ ngày 01/12/2013 đến ngày 30/06/2013. Qua thời gian khảo
sát, bằng sự kết hợp phương pháp chẩn đoán lâm sàng và phi lâm sàng để xác định
bệnh, đồng thời theo dõi các dấu hiệu lâm sàng và sự biến đổi cận lâm sàng trong
máu chó nghi bệnh da liên quan thiểu năng tuyến giáp, cách ghi số liệu trực tiếp

trên từng ca bệnh theo ngày, chúng tôi đã ghi nhận được các kết quả như sau:
Trong tổng số 2347 chó đến khám và điều trị tại bệnh viện thú y Modern
Pet có 421 trường hợp chó bệnh trên da, chiếm tỷ lệ 17,94%. Tiến hành xét nghiệm
219 con trong tổng số 421 chó bị bệnh trên da cho thấy tỷ lệ nhiễm Demodex var
canis là cao nhất (26,94%), tỷ lệ nhiễm nấm là 15,98 % và tỷ lệ nhiễm Sarcoptes
scabiei là thấp nhất (7,31%), ở lứa tuổi từ 1 – 2 năm tuổi nhiễm Demodex var canis
ở chiếm tỷ lệ là 36,92%.
Trong tổng 51 chó có dấu hiệu nghi ngờ bệnh da do thiểu năng tuyến giáp
được kiểm tra cho kết quả 15 con chó có chỉ tiêu T3, T4 giảm, chiếm tỷ lệ 29,41%.
Tần suất các biểu hiện lâm sàng trên chó bị bệnh da liên quan thiểu năng tuyến giáp:
lâm sàng như lừ đừ/ chậm chạp/ lười vận động (73,33%),...; cận lâm sàng: tăng
cholesterol (40%), giảm glucose (60%), giảm protein toàn phần/ máu (33,33%).
Ngoài ra, các yếu tố tuổi, giới tính cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh da do thiểu năng
tuyến giáp.

v


MỤC LỤC
PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................ iii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. iv
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ............................................................................................ v
MỤC LỤC .................................................................................................................. vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... x
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................... xi
Chương 1 Mở đầu......................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ............................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu ...................................................................................................... 2

1.2.2 Yêu cầu ....................................................................................................... 2
Chương 2 Tổng quan .................................................................................................... 3
2.1 Tổng quan về da .................................................................................................. 3
2.1.1 Sơ lược cấu tạo da ....................................................................................... 3
2.1.2 Chức năng của da ........................................................................................ 4
2.2 Các nguyên nhân gây bệnh da trên chó................................................................ 4
2.2.1 Ngoại ký sinh trùng ...................................................................................... 4
2.2.2 Nhiễm trùng ................................................................................................. 7
2.2.3 Dinh dưỡng .................................................................................................. 8
2.2.4 Miễn dịch – gián tiếp .................................................................................... 8
2.2.5 Di truyền ...................................................................................................... 9
2.2.6 Rối loạn nội tiết tố ...................................................................................... 10
2.2.7 Các nguyên nhân khác ................................................................................ 12
2.3 Các chỉ tiêu sinh lý máu trên chó....................................................................... 12
2.4 Các chỉ tiêu sinh hóa ......................................................................................... 13
2.5 Hormon tuyến giáp............................................................................................ 13

vi


2.5.1 Triiodothyronine (T3).................................................................................. 13
2.5.2 Tetraiodothyronine (T4) .............................................................................. 14
2.5.3 Tetraiodothyronine tự do (FT4) ................................................................... 14
2.5.4 Kích thích tố ảnh hưởng tuyến giáp (TSH) ................................................. 14
2.6 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................................ 15
2.6.1 Nghiên cứu trong nước .............................................................................. 15
2.6.2 Nghiên cứu nước ngoài .............................................................................. 16
Chương 3 Nội dung và phương pháp .......................................................................... 18
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện ........................................................................ 18
3.2 Đối tượng khảo sát ............................................................................................ 18

3.3.1 Nội dung 1 .................................................................................................. 18
3.3.2 Nội dung 2 .................................................................................................. 18
3.4 Hóa chất và dụng cụ sử dụng............................................................................. 19
3.5 Phương pháp tiến hành ...................................................................................... 19
3.5.1 Lập bệnh án theo dõi .................................................................................. 19
3.5.2 Chẩn đoán lâm sàng.................................................................................... 19
3.5.3 Chẩn đoán phi lâm sàng .............................................................................. 20
3.5.4 Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính ....................................................... 21
3.6 Xử lí số liệu ...................................................................................................... 22
Chương 4 Kết quả và thảo luận................................................................................... 23
4.1 Tình hình bệnh da trên chó do ngoại ký sinh trùng và nấm ................................ 23
4.1.1 Tỷ lệ chó bị bệnh da .................................................................................. 23
4.1.2 Tỷ lệ chó bị bệnh do Demodex, Sarcoptes và nấm trên tổng số chó được
xét nghiệm........................................................................................................... 24
4.1.3 Tỷ lệ chó bị bệnh do Demodex, Sarcoptes, và nấm theo lứa tuổi ................. 27
4.1.4 Tỷ lệ chó bị bệnh do Demodex, Sarcoptes và nấm da theo giới tính ............ 29
4.1.5 Tỷ lệ chó bị bệnh do Demodex, Sarcoptes và nấm da theo giống ................ 30
4.2 Bệnh da liên quan thiểu năng tuyến giáp trên chó.............................................. 33
4.2.1 Tỷ lệ bệnh da liên quan thiểu năng tuyến giáp trên chó ............................... 33

vii


4.2.2 Tỷ lệ chó bị bệnh da theo nồng độ của T3, T4 .............................................. 35
4.2.3 Tần suất các biểu hiện lâm sàng ở chó bị viêm da liên quan thiểu năng
tuyến giáp ........................................................................................................... .36
4.2.4 Những thay đổi thành phần máu của chó bị bệnh da liên quan thiểu năng
tuyến giáp ............................................................................................................ 39
4.2.5 Những yếu tố nguy cơ đối với bệnh da liên quan thiểu năng tuyến giáp
trên chó ............................................................................................................... 47

Chương 5 Kết luận và đề nghị .................................................................................... 50
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 50
5.2 Đề nghị ............................................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 52
PHỤ LỤC................................................................................................................... 56

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt tiếng Anh
AMP: adenosine mono phosphate
FT4: free tetraiodothyronine
Hb: hemoglobin
Hct: hematocrit
MSH: melanocyte releasing hormone
STH: stimulation of thyroid hormone
T3: triiodothyronine
T4: tetraiodothyronine
TBG: thyroxine – binding globulin
TRH: thyrotropin releasing hormone
TSH: thyroid stimulating hormone
TSH – RF: thyroid stimulating hormone – releasing factor

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tần số xuất hiện các triệu chứng trên chó bệnh da liên quan thiểu năng
tuyến giáp .................................................................................................................. 11

Bảng 2.2 Những giá trị huyết học bình thường trong xét nghiệm máu ....................... 13
Bảng 2.3 Giá trị các chỉ tiêu sinh hóa máu chó tham khảo .......................................... 13
Bảng 4.1 Tỷ lệ chó bị bệnh da do Demodex, Sarcoptes, nấm da, các nguyên nhân
khác trên tổng số chó xét nghiệm (n = 219)..............................................................25
Bảng 4.2 Tỷ lệ chó bị bệnh do Demodex, Sarcoptes và nấm da theo lứa tuổi .............. 27
Bảng 4.3 Tỷ lệ chó nhiễm Demodex, Sarcoptes và nấm da theo giới tính ................... 29
Bảng 4.4 Tỷ lệ chó bị bệnh do Demodex, Sarcoptes và nấm da theo giống ................. 31
Bảng 4.5 Tỷ lệ chó bị nhiễm Demodex, Sarcoptes và nấm theo nhóm chó lông ngắn
và chó lông dài ........................................................................................................... 32
Bảng 4.6 Tỷ lệ chó bị bệnh trên da theo nồng độ của T3, T4........................................ 35
Bảng 4.7 Tần suất các biểu hiện lâm sàng ở chó bị bệnh da liên quan thiểu năng
tuyến giáp ................................................................................................................... 37
Bảng 4.8 Tỷ lệ chó có biến đổi chỉ tiêu sinh lý ........................................................... 40
Bảng 4.9 Tỷ lệ chó có biến đổi chỉ tiêu sinh hóa ......................................................... 41
Bảng 4.10 Biến động các chỉ tiêu sinh lý máu theo giống chó bị bệnh da kiên quan
đến thiểu năng tuyến giáp ........................................................................................... 44
Bảng 4.11 Biến động các chỉ tiêu sinh hóa máu theo nhóm chó bị bệnh da liên quan
thiểu năng tuyến giáp.................................................................................................. 46
Bảng 4.12 Tỷ lệ chó bị bệnh da liên quan thiểu năng tuyến giáp theo tuổi .................. 47
Bảng 4.13 Tỷ lệ chó bị bệnh da liên quan thiểu năng tuyến giáp theo giới tính ........... 48
Bảng 4.14 Tỷ lệ chó bị bệnh da liên quan thiểu năng tuyến giáp theo giống ............... 49

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cấu trúc của da ......................................................................................... 3
Hình 2.2 Hình dạng Sarcoptes scabiei ..................................................................... 5
Hình 2.3 Hình dạng Demodex var canis ................................................................... 6
Hình 2.4: Nấm da trên chó ....................................................................................... 7

Hình 4.1 Chó bị bệnh do Demodex canis dạng mò toàn thân ............................... 24
Hình 4.2 Chó bị bệnh do Demodex canis dạng mò cục bộ ..................................... 24
Hình 4.3 Biểu hiện nấm da trên chó ....................................................................... 24
Hình 4.4 Chó bị bệnh da do Sarcoptes scabiei var canis ........................................ 24
Hình 4.5 Rụng lông, da gấp nếp .......................................................................... 34
Hình 4.6 Da tăng sắc tố ở vùng đùi ........................................................................ 34

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, đời sống tinh thần con người càng
đi lên. Nhu cầu về vật chất làm con người trở nên bận rộn với công việc, ít thời gian
để quan tâm đến niềm vui của bản thân, áp lực công việc làm họ trở nên căng thẳng.
Chính lúc đó con người đã nghĩ đến một người bạn trung thành thời nguyên thủy, là
người bạn luôn sát cánh trong những cuộc đi săn, giữ nhà, một người dẫn
dắt…Trong thời đại hiện nay, chó đã được con người xem là thú cưng, là cảnh
khuyển và là người bạn thân thiết. Do vậy nhu cầu nuôi chó làm thú cưng càng ngày
càng gia tăng, tiêu chuẩn chọn người bạn của con người càng phong phú, nhu cầu
về các giống, chủng loại chó khác nhau. Bên cạnh những giống chó ta, cùng với sự
hội nhập kinh tế thế giới nhiều giống chó ngoại đã được nhập vào nước ta nhằm
phục vụ cho nhu cầu của con người.
Thú cưng trở thành một phần cuộc sống của con người, nên việc chăm sóc
chúng cũng càng ngày càng khó khăn và phức tạp. Việc chăm sóc những chú thú
cưng này chúng ta không chỉ chú ý đến những bệnh bệnh truyền nhiễm do virus, vi
khuẩn gây mà còn có một nhóm bệnh khác cũng quan trọng không kém, đó là
những bệnh trên da. Sự biểu hiện bất thường trên da không những do các tác nhân
bên ngoài như các ngoại kí sinh (ghẻ, nấm,…) mà còn thể hiện sự rối loạn nội tiết tố

bên trong cơ thể.
Vì vậy, để nắm bắt được tình hình bệnh da hiện nay, được sự đồng ý của
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi - Thú Y, bộ môn Thú Y Lâm Sàng trường Đại Học

1


Nông Lâm TP. HCM, dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Quang Thông chúng tôi thực
hiện: “Khảo sát tình hình bệnh da do ngoại ký sinh, nấm và bệnh da liên quan
thiểu năng tuyến giáp trên chó tại bệnh viện thú y Modern Pet”
1.2 Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu
Đánh giá tình hình bệnh da trên chó do ký sinh trùng, nấm và mối liên quan
giữa bệnh da và thiểu năng tuyến giáp.
1.2.2 Yêu cầu
Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh ngoài da trên chó được đem đến phòng khám và
điều trị tại bệnh viện thú y Modern Pet thành phố Hồ Chí Minh.
Ghi nhận biểu hiện lâm sàng trên chó bị bệnh da liên quan thiểu năng tuyến
giáp.
Khảo sát một số chỉ tiêu cận lâm sàng trên chó nghi bị bệnh da liên quan
thiểu năng tuyến giáp
Tìm hiểu yếu tố nguy cơ đối với bệnh da liên quan thiểu năng tuyến giáp
trên chó.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về da

2.1.1 Sơ lược cấu tạo da

biểu bì

đám rối mạch
cơ đứng lông

lớp bì

tuyến bã nhờn
tuyến mồ hôi

mô dưới
da

nang lông

Hình 2.1 Cấu trúc của da
(Nguồn )
Da gồm có ba lớp: Lớp ngoài cùng của da là lớp biểu mô vảy nhiều lớp, gọi
là biểu bì. Bên dưới lớp biểu bì là lớp bì. Đây là lớp mô liên kết sợi đậm đặc và thô
nên làm cho da trở nên vững mạnh. Lớp mô ngay dưới da được gọi là lớp dưới bì.
Da có vài loại tế bào thần kinh cảm giác để chuyển các thông tin về nhiệt độ, kích
thích cơ học và cảm giác đau (Trần Thị Dân, 2006).

3


2.1.2 Chức năng của da
Bảo vệ cơ thể không bị tổn thương bởi tác nhân cơ học và hóa học. Ngăn

ngừa mất nước của cơ thể. Ngăn chặn vi sinh vật xâm nhập. Điều hòa thân nhiệt.
Cung cấp cảm giác về áp lực, nhiệt độ, đau, tiếp xúc. Truyền các tính hiệu hóa học
ra xung quanh. Dự trữ mỡ và nước. Tổng hợp 7 – dehydrocholesterol để chuyển
thành vitamin D3 bởi tia cực tím từ mặt trời. Bảo vệ những mô bên dưới da tránh
khỏi tác dụng bất lợi của tia cực tím từ mặt trời (Trần Thị Dân, 2006).
2.2 Các nguyên nhân gây bệnh da trên chó
Đánh giá tình trạng của lông và da chó có thể xem là một chỉ tiêu quan
trọng thể hiện sức khỏe của chó. Bệnh trên hệ lông da thường có những biến đổi bất
thường như hiện tượng rụng lông, lông khô và xơ xác, tăng tiết bã nhờn, tăng sắc tố
da, da hóa sừng, da bị bong tróc, nổi mẩn, viêm nhiễm,…Có nhiều nguyên nhân gây
bệnh trên da của chó như ngoại ký sinh, nhiễm trùng, dinh dưỡng, miễn dịch
2.2.1 Ngoại ký sinh trùng
Theo Lê Hữu Khương (2010), ngoại ký sinh phổ biến trên chó gồm các loài
như sau:
2.2.1.1 Sarcoptes scabiei var canis
Hình thái: Cơ thể hình tròn hay bầu dục. Kích thước từ 0,2 - 0,5 mm. Trên
mình phủ nhiều lông tơ. Capitulum có hình nón. Mặt lưng có nhiều đường vân song
song, nhiều lông tơ. Bốn đôi chân ngắn nhú ra như búp măng. Mỗi chân có 5 đốt
cuối bàn chân có giác tròn với ống cán dài và có nhiều lông tơ.
Chu kì phát triển: Ghẻ ngầm đào rãnh dưới biểu bì lấy dịch lâm ba và dịch
tế bào làm chất dinh dưỡng. Sau khi giao phối ghẻ cái bắt đầu đẻ trứng, sau 3-4
ngày trứng nở ra larva có 6 chân, larva chui ra khỏi hang, sống trên mặt da sau đó
chui vào lỗ chân lông phát triển rồi biến thành nymph có 8 chân. Sau 4-6 ngày biến
thái thành ghẻ trưởng thành. Toàn bộ chu trình phát triển 17-21 ngày.
Triệu chứng: ngứa, rụng lông và đóng vẩy da đóng vảy. Bệnh làm cản trở
chức năng da, con vật ngứa liên tục, mất ngủ, trúng độc, chỗ gãi bị nhiễm trùng,
viêm tạo ung nhọt trong da.

4



Truyền lây: tiếp xúc trực tiếp.

Hình 2.2 Hình dạng Sarcoptes scabiei
(Nguồn: />2.2.1.2 Demodex var canis
Hình thái: Mò nhỏ, có thể hơi dài, kích thước 0,1 – 0,39 mm, không có
lông. Bốn đôi chân tiêu giảm rất ngắn. Đầu ngắn hình móng ngựa, gồm có palp và
chelicera. Palp có 3 đốt, đốt cuối có 4 – 5 tơ hình que. Mò gây rụng lông, xung
huyết, viêm da nếu có kế phát.
Chu kì phát triển: Demodex ký sinh trong nang lông. Qua 4 giai đoạn:
Trứng - ấu trùng - thiếu trùng - trưởng thành, cần khoảng thời gian là 21- 28 ngày.
Ấu trùng có 3 đôi chân. Thiếu trùng (có 2 giai đoạn là protonymph và nymph) và
Trưởng thành có 4 đôi chân. Mỗi chân có 5 đốt.
Truyền lây: tiếp xúc. Bệnh có thể thấy ở gia súc ở vài ngày đầu tiên sau khi
sinh, sau đo tỷ lệ nhiễm cao dần do gia súc non tiếp xúc trực tiếp với gia súc già.
Demodex mất khả năng xâm nhiễm vào nang lông khi không có vật chủ trong một
thời gian ngắn.

5


Hình 2.3 Hình dạng Demodex var canis
(Nguồn: www.petmd.com)
Triệu chứng: Dấu hiệu ở chó thường thấy những đám loang lỗ nhỏ không
có lông chung quanh mắt hay toàn bộ cơ thể. Dạng cục bộ tổn thương phân bố từng
vùng nhỏ ở trên mặt, chân trước hoặc cả hai mắt. Tổn thương không phát triển
thành dạng viêm mủ kế phát. Dạng toàn thân da đỏ với nhiều dịch rỉ máu và huyết
thanh. Nếu viêm nhiễm kế phát có mủ. Các vi khuẩn thường là Staphylococcus
aureus đặc biệt là Pseudomonas sp. Demodex làm suy giảm miễn dịch do xuất hiện
trong huyết thanh một nhân tố làm kìm hãm phản ứng của tế bào lympho T.

2.2.1.3 Bọ chét
Ctenocephalides canis, C. felis là loài ký sinh phổ biến ở chó, mèo, là ký
chủ trung gian truyền sán dây Dipilidium caninum, Dipetalonema reconditum. Có 2
lược, đầu trơn. Khi hút máu bọ chét gây ngứa, viêm da, rụng lông làm cho vật luôn
cào gãi.
2.2.1.4 Ve
Ve thường thấy trên chó là Rhipicephalus sanguineus, có hình quả lê và
màu nâu đen. Ve thường bám trong và ngoài vành tai, vùng cổ, kẽ ngón chân hoặc
khắp cơ thể (Ugbomoiko và ctv, 2008). Khi ve hút máu gây ngứa ngáy, khó chịu,
giảm ăn, kém ngủ, làm ảnh hưởng đến tăng trọng. Những độc tố do ve tiết ra gây
viêm da và ngứa (trích Lê Hữu Khương, 2010). Chó bị nhiễm nhiều ve sẽ tự cắn

6


hoặc gãi quá mức làm trầy da, rụng lông nhiều, dễ nhiễm trùng thứ phát, abscess
hay loét.
2.2.1.5 Rận
Bên cạnh những loài ve và bọ chét sống ký sinh trên lông da, chó còn có thể bị
nhiễm rận Trichodectes canis, Heterodoxus spiniger. Rận hút máu. Vết cắn của rận gây
viêm biểu bì, viêm bao lông, làm rụng lông lổ chổ. Vật ngứa, chậm lớn, thiếu máu.
2.2.2 Nhiễm trùng
2.2.2.1 Nấm
Bệnh trên lông và da do các giống nấm như Aspergillus, Candida,
Microsporum, Trichophyton, Epidermophyton (Lý Thị Liên Khai, 2010). Tô Minh
Châu (1999) cho rằng nấm da gây bệnh trên chó chủ yếu là các loài thuộc 2 giống
Trichophyton và Microsporum. Bệnh thường xuất hiện ở cổ, u vai, bề mặt của lưng
và chân gồm những mảng tròn, đường kính 2 – 3 cm. Trong trường hợp bị nấm
Microsporum bệnh tích được phủ bởi nhiều chân lông gãy, nhú ra khỏi mặt da.
Trong trường hợp bị nấm Trichophyton bệnh tích thường ở bụng sau. Ngoài các

giống kể trên, trên cơ thể chó luôn có sự hiện diện một loại nấm men thuộc giống
Pityrosporum canis.
Khi da của chó bị dị ứng do thức ăn hay do tiếp xúc ngoại kí sinh, bị nhiễm
khuẩn, bị rối loạn sự tiết bã nhờn hay cơ thể bị tăng năng tuyến thượng thận, thiểu năng
tuyến giáp, hệ lông và da của chó bị rối loạn sản xuất tạo điều kiện cho Pityrosporum

Hình 2.4: Nấm da trên chó (Nguồn )

7


canis phát triển mạnh thành bệnh trên da chó và được gọi là bệnh viêm da
malassezia. Chó bệnh bị giảm sắc tố da và dễ mở đường cho nhiễm khuẩn thứ phát
trên da chó. Nấm hoại sinh trên da gây giảm sự đồng hóa. Triệu chứng bệnh trên
chó là ngứa dữ dội, chó có mùi khó chịu do da bị viêm nhiễm. Bệnh tích viêm có
thể thấy ở tai, mũi, nếp gấp da đuôi, cổ, bụng, đùi, gối, khu vực quanh hậu môn. Có
thể có hiện tượng bong tróc vảy (màu vàng hay xám), da nhờn hoặc khô. Bệnh gia
tăng khi khí hậu ấm hơn vào mùa hè, độ ẩm gia tăng (Lâm Thị Hưng Quốc, 2010).
2.2.2.2 Bệnh chảy mủ ngoài da
Chó bị nhiễm trùng ngoài da với Staphylococcus trên một diện tích rộng
hoặc ăn sâu xuống thịt, xung quanh nơi da bị nhiễm trùng thường có nhiều mủ màu
xanh hay màu trắng đục. Bệnh thường gặp trên chó con. Mủ thường thấy ở dưới
cằm, môi, tai, mép ở cạnh sườn bụng, mủ ở quanh miệng thường chảy ra nhất là ở
môi trong cạnh các răng hàm. Đôi khi mép âm hộ của chó cũng có mủ do chó cái có
tầm vóc lớn, sinh sản nhiều lần cũng mắc bệnh này.
2.2.3 Dinh dưỡng
Do nhu cầu trao đổi chất cao nên da có một yêu cầu tương đối cao về năng
lượng, protein, và các chất khác. Tình trạng sức khỏe của da và lông thú bị ảnh
hưởng nhiều bởi sự mất cân bằng dinh dưỡng có liên quan đến năng lượng, protein,
vitamin A, vitamin E, axit béo thiết yếu như vitamin nhóm B.

Triệu chứng: phổ biến nhất là ngứa, lông khô, bạc màu, da dày có vảy nhẹ,
lâu ngày da tiết nhiều bã nhờn, mở đường cho viêm da có mủ thứ phát, nhất là giữa
các ngón chân (Nguyễn Như Pho, 1995). Những thương tổn nhỏ trên da hay mụn
mủ thường gây ra bởi tụ cầu (Andrew, 2002) (trích dẫn bởi Lâm Thị Hưng Quốc,
2010).
2.2.4 Miễn dịch – gián tiếp
2.2.4.1 Rối loạn hệ thống miễn dịch trung gian da
Da chó bị bệnh có thể do suy yếu trong hệ thống chức năng miễn dịch. Da
chó trở nên quá mẫn cảm, nhiễm trùng da thường xuyên tạo điều kiện cho các

8


nhiễm khuẩn thứ phát. Triệu chứng bắt gặp là tình trạng mụn mủ, viêm lở ban đỏ
(Carlotti, 2009).
2.2.4.2 Ngứa do nhiều nguyên nhân
Thường xảy trên những giống chó có cơ địa dị ứng hay nhạy cảm bất
thường, có thể tạo thành tình trạng ngứa mãn tính. Ngứa có thể do một trong những
nguyên nhân tổn thương da hay có sự nhiễm trùng ở các mức độ. Da chó tăng tính
mẫn cảm đối với các tác nhân như chất hóa học hoặc môi trường, thức ăn,…làm cho
da bị dị ứng và ngứa dữ dội (Lâm Thị Hưng Quốc, 2010).
2.2.4.3 Viêm nang chân lông
Da dày lên, chai cứng và không có lông. Lớp bì nằm bên trên thường loét
do thú gặm hay cào. Có sự biến đổi hoại tử và viêm phần sâu của nang chân lông
(Carlotti, 2009).
2.2.5 Di truyền
2.2.5.1 Bì chí lậu
Bệnh do tăng tiết bã nhờn quá mức, bệnh này thường gặp trên các giống
chó nhiều lông và lông xù, có 3 dạng: khô (da khô, có nhiều vảy, nhiều gàu), ướt
(như có dầu, chất nhờn trên bề mặt da), sừng (có biểu hiện như các bệnh ngoài da

khác).
2.2.5.2 Sự tróc vảy ở da
Da của chó bị tróc vảy dạng như gàu. Biểu hiện ở hai dạng: viêm da do
tăng tiết bã nhờn (vùng da rụng lông có vảy nhờn và viêm), viêm da do sừng hóa
(lớp biểu bì bên ngoài dày lên).
2.2.5.3 Rối loạn sắc tố da
Bệnh xảy ra hầu hết trên các giống chó. Triệu chứng điển hình là sự dày lên
ở lớp biểu bì ở cả hai nách với sự rụng lông và da trở nên sậm màu quá mức. Chó
nhỏ hơn 6 tháng tuổi thường thấy xuất hiện vùng sậm màu ở giữa ngực nên có thể
rất giống trường hợp bệnh da do Demodex hay nấm da.

9


2.2.6 Rối loạn nội tiết tố
Sự rối loạn hormone cũng dẫn đến tình trạng rụng lông, viêm da trên chó.
Bệnh thường có tính chất đối xứng ở hai bên. Lớp da ngoài dày lên, màu da khác
thường, da tróc vẩy, có thể rụng lông thành từng đốm sau vài tháng. Những vùng
thường bị nhiễm là ngực, cổ, hông, đùi (Nguyễn Văn Khanh, 2010).
2.2.6.1 Hormon vỏ thượng thận
Rối loạn hormone vỏ thượng thận có nguyên nhân ung thư hay triển dưỡng
của vỏ thượng thận. Tăng năng tuyến thượng thận: da chó mỏng và khô với nhiều
vùng calci và rối loạn sắc tố ở từng mảng, mạch máu nổi lên mặt da.
2.2.6.2 Estrogen
Chó bị viêm da, rụng lông do rối loạn estrogen: tăng sự bài tiết estrogen,
thường thấy trên chó đực bị bướu ở tế bào sertoli (Trần Thị Dân, 2006).
2.2.6.3 Bệnh da liên quan thiểu năng tuyến giáp
Tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp, làm giảm hormone tuyến giáp.
Phần lớn là suy giáp tiên phát với các nguyên nhân khác nhau, chỉ 5 – 10 % là sự
suy giáp thứ phát sau suy tuyến yên, vùng dưới đồi. Bệnh xảy ra ở con cái nhiều

hơn con đực và tần suất tăng dần theo tuổi (Trần Đức Thọ, 2004).
Nguyên nhân
Do tế bào lympho xâm lấn tuyến giáp. Nang tế bào tuyến giáp bị teo, dẫn
đến việc tuyến không hoạt động. Sự tiết kích thích tố TSH suy yếu do bệnh bẩm
sinh, hay do khối u hay bệnh truyền nhiễm. Một nguyên nhân ít phổ biến hơn là do
thiếu hụt iodine và sự phá hủy tuyến giáp bởi các khối u ung thư hay bệnh truyền
nhiễm.
Biểu hiện lâm sàng
Các triệu chứng thường xảy ra từ từ nên bệnh thường chỉ được chẩn đoán ở
giai đoạn muộn, đặc biệt trên thú già (Trần Đức Thọ, 2004). Biểu hiện lâm sàng của
thiểu năng tuyến giáp thay đổi theo cá thể. Theo Foster và Smith (1963) không thú
bệnh nào có tất cả các triệu chứng (trích dẫn bởi Lâm Thị Hưng Quốc, 2010).

10


Bảng 2.1 Tần số xuất hiện các triệu chứng trên chó bệnh da liên quan thiểu
năng tuyến giáp
Triệu chứng

Tỷ lệ biểu hiện triệu chứng (%)

Lừ đừ/chậm chạp

70

Rụng lông

65


Tăng cân/béo phì

60

Lông khô, xơ xác

60

Tăng sắc tố da

25

Sợ lạnh

15

Nhịp tim chậm

10

Tăng cholesterol toàn phần

80

Thiếu máu

50

(Nguồn: Foster và Smith, 1963 trích dẫn bởi Lâm Thị Hưng Quốc, 2010)
Chẩn đoán

Thiểu năng tuyến giáp trên chó là một loại bệnh tương đối khó chẩn đoán
vì triệu chứng của nó khá giống với một số bệnh khác. Cần kết hợp cả chẩn đoán
lâm sàng và cận lâm sàng để tăng sự chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Các xét nghiệm nội tiết giúp chẩn đoán suy giáp
Định lượng T3: T3 là nội tiết tố tuyến giáp mạnh nhất ở cấp độ tế bào
(Feldman, 2004), có vẻ hợp lý khi đo nồng độ T3 để chẩn đoán suy giáp, tuy nhiên
theo Iverson (1998) đo nồng độ T3 ít chính xác hơn T4 (trích Lâm Thị Hưng Quốc,
2010).
Định lượng T4: Đo nồng độ huyết thanh T4 là một thử nghiệm hữu ích chó
bị suy giáp. Độ chính xác của việc đo nồng độ T4 để đánh giá chức năng tuyến giáp
là 85 – 90%, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào phương pháp đo. Ngoài ra, còn
một số xét nghiệm đặc biệt dùng chẩn đoán thiểu năng tuyến giáp là đo nồng độ
FT4, cTSH, kháng TSH hay một số xét nghiệm không đặc hiệu trong chẩn đoán đó
là đo đáp ứng thử nghiệm TRH, đo kháng thể ATA, sinh thiết tuyến giáp và trị liệu
dùng thử (trích Lâm Thị Hưng Quốc, 2010).

11


2.2.7 Các nguyên nhân khác
2.2.7.1 Cơ học
Vết thương trên cơ thể có thể do bị vướng, quấn phải dây kẽm gai, làm rách
da, mất da, có thể bị đâm chân, chọc thủng da, bị phỏng hoặc bị rắn, sâu bọ cắn.
Nếu để lâu ngày không điều trị dẫn đến tình trạng vết thương sâu, lan rộng sẽ bị
nhiễm trùng (Hồ Văn Nam, 1996).
2.2.7.2 Môi trường
Là yếu tố cần được quan tâm, chuồng nuôi phải sạch và thoáng mát. Cỏ
khô, rơm khô, gỗ bào, nền chuồng xi măng là những chất gây kích ứng mạnh nhất
đối với chó có da mẫn cảm. Đặc biệt môi trường xung quanh còn có thể là nguồn
lây nhiễm các ngoại ký sinh trùng như Demodex, Sarcoptes và các vi khuẩn sinh mủ

khác (Vũ Văn Hóa, 1997). Điều này thấy rõ ở những chó được nuôi tập trung hay
được nuôi nhốt ở mật độ cao (Nguyễn Như Pho, 1995).
2.3 Các chỉ tiêu sinh lý máu trên chó
Vai trò của máu là phân phối, điều chỉnh hàm lượng O2 và CO2, năng
lượng kiến tạo cho cơ thể như glucose, axit amin, lipid giúp bảo vệ cơ thể và bình
ổn nội môi. Thể tích và thành phần cấu tạo của máu là điều quan trọng để duy trì
các hoạt động sinh lý, sinh hóa bình thường. Hồng cầu chó không có nhân, lõm 2
mặt, đường kính khoảng 7,0 µm và độ dày khoảng 1,7 µm ở bờ rìa. Hồng cầu có
vùng trung tâm nhạt màu và không đồng đều, có mép răng cưa nhỏ, những thay đổi
về hình dáng đều là không bình thường. Hemoglobin (Hb) ít nhiều tùy thuộc vào
tuổi, giới tính, giống, thức ăn và các điều kiện nuôi dưỡng khác (Lê Văn Thọ,
1992). Hematocrit (Hct): tỉ dung máu gia súc thay đổi ngay cả trong điều kiện bình
thường. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ dung gồm số lượng và kích thước hồng cầu,
dinh dưỡng, cao độ, vận động (Trần Thị Dân, 2006). Bạch cầu có chức năng chủ
yếu là loại trừ kháng nguyên, chống sự xâm nhiễm của vi sinh vật gây bệnh bằng
cách tạo ổ viêm, thực bào, tạo lymphokin và tạo kháng thể để bảo vệ cơ thể.

12


Bảng 2.2 Những giá trị huyết học bình thường trong xét nghiệm máu (Trần Thị
Dân, 2006)
Chỉ tiêu

Giá trị

Bạch cầu (103/mm3)

6 – 17


Hồng cầu (106/mm3)

5,5 – 8,5

Hemoglobin (g/L)

120 – 180

Hematocrit (%)

37 – 55

2.4 Các chỉ tiêu sinh hóa
Glucose vào máu qua 2 cơ chế: hấp thu từ ruột non qua tiêu hóa thức ăn và
thoái biến glycogen ở gan, đồng phân fructose, galactose và tân sinh đường từ acid
amin. Tiến trình hấp thu thay đổi theo mức độ hoạt động của thyroxine và hormone
ở bộ máy tiêu hóa. Cholesterol là một chất béo steroid, có ở màng tế bào của tất cả
các mô trong cơ thể, lượng cholesterol trung bình trong máu thay đổi theo tuổi tác,
thường tăng dần theo tuổi. Nồng độ cholesterol cũng thay đổi theo mùa, cao hơn
vào mùa đông (Lâm Thị Hưng Quốc, 2010). Protein huyết tương được tổng hợp chủ
yếu trong gan, giảm trong bệnh truyền nhiễm mãn tính và suy dinh dưỡng. Tỉ lệ tiểu
phần protein huyết tương thay đổi theo loài (Trần Thị Dân, 2006).
Bảng 2.3 Giá trị các chỉ tiêu sinh hóa máu chó (Trần Thị Dân, 2006)
Chỉ tiêu

Giá trị

Cholesterol (mg/dl)

130 – 370


Protein toàn phần (g/dl)

5,4 – 7,4

Glucose (mg/dl)

65 – 122

2.5 Hormon tuyến giáp
2.5.1 Triiodothyronine (T3)
Triiodothyronine được sản xuất bởi quá trình khử iod hóa từ T4, ảnh hưởng
đến hầu hết các quá trình sinh lý trong cơ thể, bao gồm cả tăng trưởng và phát triển,
sự trao đổi chất, nhiệt độ cơ thể, và nhịp tim. Hệ lông và da của cơ thể chó là một
trong những cơ quan có cường độ trao đổi chất cao, đòi hỏi thường xuyên tạo tế bào

13


mới. Do đó khi cơ thể chó bị thiếu hụt T3, tình trạng lông và da của chó sẽ bị tác
động rõ rệt. Lông bị thiếu dưỡng chất nên trở nên khô, dễ rụng (Lâm Thị Hưng
Quốc, 2010).
2.5.2 Tetraiodothyronine (T4)
Thyroxine là một hormone tổng hợp và bài tiết của tuyến giáp. Hình thức
phân tiết chính của hormone tuyến giáp là tetraiodothyronine (T4), được tiết ra bởi
các tế bào nang của tuyến giáp, mặc dù T3 (triiodothyronine) cũng tiết vào máu. Tỷ
lệ T4:T3 trong nang là 25:1. Trong máu, T4 và T3 được gắn vào các protein vận
chuyển. Các protein liên kết chính là thyroxine – binding globin (TBG) ở chó và
albumin ở mèo. Hormone tuyến giáp có nhiều hiệu ứng trên cơ thể, bao gồm cả lâm
sàng, sinh lý, trao đổi chất (carbohydrate, protein). Các dấu hiệu thường gặp nhất

của suy giáp là lông da chó thay đổi, chẳng hạn như lông khô xơ xác, lười vận động,
cơ bắp teo, đục giác mạc.
2.5.3 Tetraiodothyronine tự do (FT4)
Bên cạnh những phức hợp T4 gắn với protein vận chuyển còn có một
lượng nhỏ T4 tự do (FT4) là thành phần thực hiện chức năng hoạt động của thyroxin.
Việc xác định T4 tự do có ưu điểm là nồng độ đo FT4 được độc lập, không bị các
liên kết protein làm ảnh hưởng việc đo lường. Việc đo trực tiếp FT4 và FT3 bằng
phương pháp miễn dịch thường được sử dụng cho các mục đích chẩn đoán rối loạn
nội tiết tuyến giáp. Trong cơ thể lượng FT4 chiếm 0,1% lượng T4 (Lâm Thị Hưng
Quốc, 2010).
2.5.4 Kích thích tố ảnh hưởng tuyến giáp (TSH)
TSH là một glycoprotein (trọng lượng phân tử = 30.000 aa) và có tính đặc
hiệu theo loài, giá trị xét nghiệm của hàm lượng TSH trong máu chó quá thấp dưới
0,005mIU/mL (trích Lâm Thị Hưng Quốc, 2010). TSH ảnh hưởng lên hoạt động và
hình dạng của tuyến giáp. Tăng hoạt động tuyến giáp dưới ảnh hưởng của TSH thể
hiện qua 3 mặt: bắt giữ iod từ máu, sản xuất và phóng thích thyroxine, thủy phân
chất dự trữ (thyroprotein). Do đó, nang tuyến giáp bội dưỡng (tăng kích thước) và
bội triển (tăng số lượng tế bào) khi nhiều TSH. Yếu tố điều hòa sự phân tiết TSH

14


×