Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG BỆNH HÔ HẤP VÀ TIÊU HÓA CỦA FOSBAC® PLUS T TRÊN HEO TỪ CAI SỮA ĐẾN 120 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
***************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG BỆNH HÔ HẤP VÀ
TIÊU HÓA CỦA FOSBAC® PLUS T TRÊN HEO
TỪ CAI SỮA ĐẾN 120 NGÀY TUỔI

Sinh viên thực hiện : NGÔ THỊ BÍCH HOÀNG
Lớp

: DH08TY

Ngành

: Thú Y

Niên khóa

: 2008 – 2013

Tháng 08/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
**************



NGÔ THỊ BÍCH HOÀNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG BỆNH HÔ HẤP VÀ
TIÊU HÓA CỦA FOSBAC® PLUS T TRÊN HEO
TỪ CAI SỮA ĐẾN 120 NGÀY TUỔI

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS LÂM THỊ THU HƯƠNG

Tháng 08/2013

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Ngô Thị Bích Hoàng.
Tên luận văn “Đánh giá hiệu quả phòng bệnh hô hấp và tiêu hóa của
Fosbac® Plus T trên heo từ cai sữa đến 120 ngày tuổi”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khóa ngày 5/09/2013.
Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS Lâm Thị Thu Hương

ii



TÓM TẮT LUẬN VĂN
0B

Đề tài “Đánh giá hiệu quả phòng bệnh hô hấp và tiêu hóa của Fosbac® Plus
T trên heo từ cai sữa đến 120 ngày tuổi” được tiến hành tại trại heo tư nhân xã
Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Thời gian từ ngày 13/01/2013 đến
ngày 9/06/2013.
Thí nghiệm trên 100 con heo chia thành 2 đợt thí nghiệm, mỗi đợt phân làm
2 lô, mỗi lô gồm 20 con (đợt 1) và 30 con (đợt 2).
Lô đối chứng: sử dụng thức ăn của trại.
Lô thí nghiệm: sử dụng thức ăn của trại có bổ sung Fosbac® Plus T trong 2
giai đoạn: giai đoạn cai sữa – 70 ngày tuổi, liều lượng 1,5 kg/tấn trong 7 ngày liên
tục và liều lượng 0,75 kg/tấn trong 14 ngày liên tục ở giai đoạn 70 – 120 ngày tuổi.
Kết quả thí nghiệm :
Tỷ lệ ngày con có biểu hiện bệnh hô hấp ở giai đoạn cai sữa – 70 ngày tuổi ở
lô đối chứng (8,65 %) cao hơn lô thí nghiệm (7,26 %) và giai đoạn 70 – 120 ngày
tuổi ở lô đối chứng (6,86 %) cao hơn lô thí nghiệm (4,94 %).
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở giai đoạn cai sữa – 70 ngày tuổi ở lô đối chứng
(3,32 %) cao hơn lô thí nghiệm (2,52 %) và giai đoạn 70 – 120 ngày tuổi ở lô đối
chứng (4,65 %) cao hơn lô thí nghiệm (2,83 %).
Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) ở giai đoạn cai sữa – 70 ngày tuổi ở lô thí
nghiệm(495,08 ± 60,65) cao hơn lô đối chứng (469,43 ± 62,54) và giai đoạn 70 –
120 ngày tuổi ở lô thí nghiệm (563,17 ± 47,48) cao hơn lô đối chứng (545,73 ±
53,08).
Hệ số chuyển biến thức ăn (kg thức ăn/kg tăng trọng) cao nhất là ở lô đối
chứng (2,59 ± 0,05), thấp nhất là lô thí nghiệm (2,46 ± 0,03).
Chi phí cho 1 kg tăng trọng của lô đối chứng (37.239 đồng/kg) cao hơn lô thí
nghiệm (36.279 đồng/kg).

iii



LỜI CẢM ƠN
B
1

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài em đã nhận được sự
giúp đỡ của các Thầy Cô giáo, gia đình và bạn bè. Em xin tỏ lòng biết ơn chân
thành đến:
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, quý Thầy Cô
giảng viên Khoa Chăn nuôi thú y đã trang bị kiến thức, kinh nghiệm cho em trong
suốt thời gian em học tập dưới mái trường đại học.
Gửi lời biết ơn sâu nặng đến ba mẹ đã sinh ra con, tần tảo, chắt chiu nuôi
nấng con khôn lớn từng ngày và luôn che chở con trước những sóng gió cuộc đời.
Em xin tỏ lời cảm ơn đến PGS.TS Lâm Thị Thu Hương với tấm lòng thành
kính nhất, người đã hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị làm việc tại trại heo Anh Hiếu đã
giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Đặc biệt, em vô cùng cảm ơn Anh Hiếu và Chị
Vân đã tận tình chỉ dẫn, cũng như tạo mọi điều kiện giúp hoàn thành tốt trong thời
gian thực hiện đề tài.
Cảm ơn tất cả các bạn trong lớp Thú Y 34 và ngoài lớp đã động viên giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Cuối cùng, xin kính chúc ba mẹ, quý thầy cô, các anh chị công tác tại trại và
các bạn dồi dào sức khỏe.

iv


MỤC LỤC

B
2

Trang
TÓM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ iv
MỤC LỤC .............................................................................................................. v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... xi
Chương 1 MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU .............................................................................. 2
1.2.1 Mục đích......................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu .......................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
2.1 MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ KHÁNG SINH ......................................................... 3
2.1.1 Định nghĩa ...................................................................................................... 3
2.1.2 Phân loại kháng sinh ....................................................................................... 3
2.1.2.1 Theo cấu trúc hóa học .................................................................................. 3
2.1.2.2 Theo cơ chế tác động ................................................................................... 4
2.1.2.3 Theo tác động kháng khuẩn ......................................................................... 5
2.1.3 Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh ............................................................. 5
2.2 GIỚI THIỆU CHẾ PHẨM FOSBAC® PLUS T ................................................ 6
2.3 SƠ LƯỢC VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CHẾ PHẨM FOSBAC®
PLUS T ................................................................................................................... 7
2.3.1 FOSFOMYCIN .............................................................................................. 7
2.3.1.1 Nguồn gốc ................................................................................................... 7
2.3.1.2 Dạng thuốc .................................................................................................. 7
2.3.1.3 Cấu tạo hóa học ........................................................................................... 8

2.3.1.4 Lý hóa tính................................................................................................... 8

v


2.3.1.5 Dược động học ............................................................................................ 8
2.3.1.6 Dược lực học ............................................................................................... 9
2.3.1.7 Chỉ định ....................................................................................................... 9
2.3.1.8 Chống chỉ định........................................................................................... 10
2.3.2.1 Nguồn gốc ................................................................................................. 10
2.3.2.2 Cấu tạo hóa học ......................................................................................... 10
2.3.2.3 Lý hóa tính................................................................................................ 10
2.3.2.4 Dược động học .......................................................................................... 10
2.3.2.5 Dược lực học ............................................................................................. 11
2.3.2.6 Chỉ định ..................................................................................................... 11
2.4 BỆNH DO VI KHUẨN THƯỜNG XẢY RA TRÊN HEO TỪ CAI SỮA ĐẾN
120 NGÀY TUỔI .................................................................................................. 12
2.4.1 Bệnh đường hô hấp ....................................................................................... 12
2.4.2 Bệnh đường tiêu hóa ..................................................................................... 13
2.5 LƯỢC DUYỆT MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .............................. 14
2.6 GIỚI THIỆU VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HEO ................................................... 15
2.6.1 Vị trí địa lý ................................................................................................... 15
2.6.2 Nhiệm vụ ..................................................................................................... 15
2.6.3 Cơ cấu đàn ................................................................................................... 15
2.6.4 Giống........................................................................................................... 15
2.6.5 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng ............................................................... 16
2.6.5.1 Hệ thống chuồng trại .................................................................................. 16
2.6.5.2 Thức ăn và nước uống................................................................................ 17
2.6.5.3. Chăm sóc quản lý...................................................................................... 18
2.6.5.4 Quy trình vệ sinh phòng bệnh .................................................................... 19

2.6.5.5 Quy trình tiêm phòng ................................................................................. 19
2.6.5.6 Một số thuốc phòng và trị bệnh .................................................................. 20
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.............................. 21
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THÍ NGHIỆM ................................................... 21

vi


3.1.1 Thời gian ...................................................................................................... 21
3.1.2 Địa điểm ....................................................................................................... 21
3.2 ĐỐI TƯỢNG THÍ NGHIỆM ........................................................................... 21
3.3 VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM ............................................................................... 21
3.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 21
3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 22
3.5.1 Nội dung 1: Đánh giá hiệu quả phòng bệnh của chế phẩm Fosbac® Plus T trên
heo từ cai sữa đến 120 ngày tuổi ............................................................................ 22
3.5.1.1 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................ 22
3.5.1.2 Phân lô thí nghiệm ..................................................................................... 22
3.5.1.3 Đánh giá về sức khỏe của heo .................................................................... 23
3.5.1.4 Đánh giá khả năng tăng trưởng của heo ..................................................... 23
3.5.2 Nội dung 2: So sánh hiệu quả kinh tế giữa các lô thí nghiệm ........................ 23
3.6 CÔNG THỨC TÍNH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU .................................................... 24
3.6.1 Công thức tính .............................................................................................. 24
3.6.2 Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm.................................................................... 24
3.6.3 Xử lý số liệu ................................................................................................. 24
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 25
4.1 HIỆU QUẢ PHÒNG BỆNH CỦA CHẾ PHẨM FOSBAC® PLUS T TRÊN
HEO TỪ CAI SỮA ĐẾN 120 NGÀY TUỔI ......................................................... 25
4.1.1 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁSỨC KHỎE CỦA HEO ........................................... 25
4.1.1.1 Bệnh trên đường hô hấp ............................................................................. 25

4.1.1.2 Bệnh tiêu chảy ........................................................................................... 27
4.1.2 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG CỦA HEO ............ 29
4.1.2.1 Trọng lượng bình quân............................................................................... 29
4.1.2.2 Tăng trọng bình quân và tăng trọng tuyệt đối ............................................. 30
4.1.2.3 Lượng thức ăn tiêu thụ vàhệ số chuyển biến thức ăn .................................. 31
4.1.2.4 Tỷ lệ ngày con mắc các bệnh khác ............................................................. 32
4.2 SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỮA CÁC LÔ THÍ NGHIỆM .................. 34

vii


Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 35
5.1 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 35
5.2 ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................ 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 36
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 39

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
3B

CRD

: Chronic respiratory disease

ĐC

: Đối chứng


HB

: Hậu bị

HSCBTA

: Hệ số chuyển biến thức ăn

LTATT

: Lượng thức ăn tiêu thụ

MIC

: Nồng độ ức chế tối thiểu



: Thức ăn

TL

: Trọng lượng

TLBQ

: Trọng lượng bình quân

TLNC có BHBHH


: Tỷ lệ ngày con có biểu hiện bệnh hô hấp

TLNCTC

: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy

TN

: Thí nghiệm

TT

: Tăng trọng

TTBQ

: Tăng trọng bình quân

TTTĐ

: Tăng trọng truyệt đối

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
4B

Bảng 2.1 Liều khuyến cáo cho kháng sinh fosfomycin ............................................ 9

Bảng 2.2 Liều khuyến cáo cho kháng sinh tylosin ................................................. 12
Bảng 2.3 Các vi khuẩn và bệnh đường hô hấp thường xảy ra trên heo ................... 12
Bảng 2.4 Các vi khuẩn và bệnh đường tiêu hóa thường xảy ra trên heo ................. 13
Bảng 2.5 Công thức trộn TINO tại trại Anh Hiếu .................................................. 17
Bảng 2.6 Công thức cám trộn AIT ở trại heo Anh Hiếu......................................... 17
Bảng 2.7 Thành phần dinh dưỡng các loại cám HIGRO ........................................ 18
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm 1 ................................................................................. 22
Bảng 3.2 Bố trí thí nghiệm 2 ................................................................................. 23
Bảng 4.1 Tỷ lệ con và ngày con có biểu hiện bệnh hô hấp qua các đợt .................. 25
Bảng 4.2 Tỷ lệ tiêu chảy và ngày con tiêu chảy của heo thí nghiệm ...................... 28
Bảng 4.3 Trọng lượng bình quân của heo ở đầu và cuối thí nghiệm ...................... 29
Bảng 4.4 Tăng trọng bình quân và tăng trọng tuyệt đối của heo thí nghiệm........... 31
Bảng 4.5 Lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số chuyển biến thức ăn của heo thí nghiệm
.............................................................................................................................. 32
Bảng 4.6 Tỷ lệ chết và loại thải qua các giai đoạn theo dõi ................................... 32

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
5B

Hình 2.1 Chế phẩm Fosbac® Plus T (Zachary Tee Chin Tat, 2012) ....................... 6
Hình 2.2 Công thức hóa học của fosfomycin tromethamine (Michalopoulos, 2011) 8
Hình 2.3 Công thức hóa học của tylosin (Van Bambeke, 2010; Clark, 2008) ....... 10
Hình 2.4 Chuồng nuôi heo cai sữa ....................................................................... 16
Hình 4.1 Heo bị tiêu chảy phân vàng ................................................................... 27
Hình 4.2 Lô TN ................................................................................................... 30
Hình 4.3 Lô ĐC ................................................................................................... 30
Hình 4.4 Heo số 11 bị co giật ............................................................................... 33

Hình 4.5 Mặt trên phổi (trái) và mặt dưới phổi (phải) bình thường....................... 33
Hình 4.6 Hạch ruột hơi sưng (trái) và hạch bẹn sưng đỏ (phải) ............................ 33

xi


Chương 1 MỞ ĐẦU
6B

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
B
3
1

Ngày nay, chăn nuôi giữ vị trí hàng đầu trong việc cung cấp thực phẩm bổ
dưỡng cho con người và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp ở
nước ta.
Trong chăn nuôi heo nhất là chăn nuôi công nghiệp, các bệnh về đường hô
hấp và đường tiêu hóa thường xuyên xuất hiện, đặc biệt từ giai đoạn sau cai sữa gây
nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi. Ở giai đoạn này, heo được chuyển đổi sang
môi trường mới, mật độ nuôi cao hơn và kháng thể mẹ truyền giảm dần. Cùng sự
hiện diện của mầm bệnh ở chuồng nuôi là một trong những nguyên nhân gây ra các
bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hóa trên heo. Các vi khuẩn như Mycoplasma
spp.,

Pasteurella

multocida,

Actinobacillus


pleuropneumoniae,Bordetella

bronchiseptica,Streptococcus spp.,Haemophilus parasuis,… gây ra các phức hợp
bệnh như viêm phổi địa phương, tụ huyết trùng, viêm phổi – màng phổi, viêm teo
mũi truyền nhiễm, bệnh do Streptococcus, bệnh Glasser…Trên đường tiêu hóa, các
vi khuẩn như Salmonella spp., E. coli, Shigella spp., Enterococcus spp.,… gây ra
các bệnh thương hàn, tiêu chảy do E.Coli, hồng lỵ, tiêu chảy cấp tính, viêm ruột
kết,… Những bệnh này làm heo còi cọc, chậm lớn ảnh hưởng đến năng suất và thiệt
hại đáng kể đến kinh tế nhà chăn nuôi. Đặc biệt đường hô hấp có tỷ lệ bệnh cao, tỷ
lệ chết thấp nhưng bệnh chuyển sang thể mãn và kéo dài gây thiệt hại về kinh tế do
tăng hệ số chuyển hóa thức ăn, giảm tăng trọng. Heo bị bệnh do viêm phổi sẽ kéo
dài thời gian nuôi thịt, tốn kém chi phí về điều trị.
Thực tế có nhiều phương pháp phòng bệnh như vệ sinh chuồng trại, chất
lượng giống… nhưng đơn giản và phổ biến nhất là dùng các premix có chứa kháng
sinh. Hiện nay, một sản phẩm của công ty Bedson S.A là Fosbac® Plus T rất
hữuhiệu trong việc phòng và trị các bệnh nói trên. Để đánh giá hiệu quả của sản

1


phẩm này, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh cùng với sự hướng dẫn của PGS.TS Lâm Thị Thu Hương
chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiệu quả phòng bệnh hô hấp và tiêu hóa
của Fosbac® Plus T trên heo từ cai sữa đến 120 ngày tuổi”.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
B
4
1


B
5
1

Đánh giá hiệu quả của chế phẩm Fosbac® Plus T trong việc phòng một số
bệnh trên đường hô hấp và đường tiêu hóa trên heo từ cai sữa đến 120 ngày tuổi, kết
quả góp phần vào việc khuyến cáo cho nhà chăn nuôi phương pháp phòng các bệnh
nói trên.
1.2.2 Yêu cầu
Bố trí thí nghiệm bổ sung chế phẩm Fosbac® Plus T vào khẩu phần ở 2 giai
B
6
1

đoạn: giai đoạn heo cai sữa và heo chuyển thịt của lô thí nghiệm với 2 mức độ bổ
sung khác nhau theo từng giai đoạn.
Theo dõi ghi nhận các chỉ tiêu khảo sát như: tăng trọng bình quân, hệ số
chuyển hóa thức ăn, tỷ lệ bệnh và tính hiệu quả kinh tế.

2


Chương 2 TỔNG QUAN
7B

2.1 MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ KHÁNG SINH
B
7
1


2.1.1 Định nghĩa
B
8
1

Kháng sinh hay theo danh pháp quốc tế là “antibiotic”, dùng để chỉ những
chất có nguồn gốc từ vi sinh vật có khả năng kìm hãm sự phát triển hoặc tiêu diệt vi
sinh vật gây bệnh cho người hoặc gia súc, gia cầm…ở liều lượng nhỏ và không
hoặc ít gây hại cho vật chủ.
Như vậy, theo quan niệm trên kháng sinh có thể bao gồm cả thuốc sát trùng
nhưng lại loại trừ các hợp chất kháng khuẩn tổng hợp (như sufonamide,
quinolone…).Theo quan niệm mới ngày nay, thuốc kháng sinh là tất cả những chất
hóa học, không kể nguồn gốc (chiết xuất từ môi trường nuôi cấy vi sinh vật, bán
tổng hợp hay tổng hợp) có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn
(bacteriostatic) hoặc tiêu diệt vi khuẩn (bactericidal) bằng cách tác động chuyên biệt
trên một giai đoạn chuyển hóa cần thiết của vi sinh vật (Võ Thị Trà An, 2010).
2.1.2 Phân loại kháng sinh
B
9
1

2.1.2.1 Theo cấu trúc hóa học
Nhóm beta – lactam: penicillin, amoxcillin, cephalothin, ceftifur…
B
0
2

Nhóm aminoglycoside: streptomycin, gentamycin, kanamycin, neomycin…
Nhóm polipeptide: colistin, bacitracin, polymyxin, enramycin…

Nhóm

tetracycline:

tetracycline,

oxytetracycline,

chlotetracycline,

doxycycline…
Nhóm phenicol: chloramphenicol, thiamphenicol, florfenicol…
Nhóm

macrolide:

erythromycin,

spiramycin,

tylosin,

josamycin,

kistasamycin, tilmicosin, tulathrommycin…
Nhóm kháng sinh gần gũi với macrolide: licomycin, virginiamycin…
Nhóm sulfonamide: sulfaguanidin, sulfacetamid, sulfamethoxazole…
Nhóm diaminopyrimidine: trimethoprim, diaveridin, ormethoprin…

3



Nhóm quinolone: acid nalodixic, flumequin, norfloxacin, enrofloxacin…
Nhóm nitrofuran: nitrofurazone, furazolidone, furaltadone…
Các nhóm khác: glycopeptide, pleuromutilin, polyether ionophore…
2.1.2.2 Theo cơ chế tác động
B
1
2

Tác động lên thành tế bào của vi khuẩn: Các nhóm kháng sinh gồm có
penicillin, bacitracin, vancomycin…tác động lên quá trình tổng hợp thành tế bào
nên làm cho vi khuẩn dễ bị các đại thực bào phá vỡ do thay đổi áp suất thẩm thấu.
Tác động lên màng tế bào: Kháng sinh thuộc nhóm polypeptide (colistin,
polymyxin) và polyen (chất kháng nấm) gắn kết trên các chất hóa học riêng biệt làm
xáo trộn chức năng thẩm thấu khiến các chất trong bào tương như Mg2+, K+, Ca 2+
thoát ra ngoài (tác động như một chất tẩy loại cation) (Võ Thị Trà An, 2010).
Ức chế quá trình sinh tổng hợp protein:
-

Nhóm aminoglycoside gắn với receptor trên tiểu phân 30S của ribosome làm

cho quá trình dịch mã không chính xác.
-

Nhóm chloramphenicol gắn với tiểu phân 50S của ribosome ức chế enzyme

peptidyltransferase ngăn cản việc gắn các acid amin mới vào chuỗi polypeptide.
(Võ Thị Trà An, 2010).
-


Nhóm macrolides và lincosamide gắn với tiểu phân 50S của ribosome làm

ngăn cản quá trình dịch mã các acid amin đầu tiên của chuỗi polypeptide.
Ức chế quá trình tổng hợp acid nucleic:
-

Nhóm quinolone (acid nalidixic và các fluoroquinolone) ức chế mạnh sự

tổng hợp DNA trong giai đoạn nhân đôi do ức chế DNA gyrase. Trong khi đó
rifapin ức chế tổng hợp RNA do ức chế RNA polymerase(Võ Thị Trà An, 2010).
-

Nhóm sulfamide có cấu trúc giống PABA (p – aminobenzonicacid) có tác

dụng cạnh tranh PABA và ngăn cản quá trình tổng hợp acid nucleotid.
-

Nhóm trimethoprim tác động vào enzyme dihydrofolat reductase xúc tác cho

quá trình tạo nhân purin làm ức chế quá trình tạo acid nucleic.

4


2.1.2.3 Theo tác động kháng khuẩn
B
2

Kháng sinh có thể được phân loại làm hai nhóm: kháng sinh sát khuẩn (diệt

khuẩn) và kháng sinh kìm khuẩn (tĩnh khuẩn). Sự phân biệt này chỉ có tính tương
đối vì bất kì kháng sinh nào cũng có tác dụng kìm khuẩn và sát khuẩn tùy theo liều
lượng cung cấp (Võ Thị Trà An, 2010).
Kháng sinh kìm khuẩn: chỉ có tác dụng ức chế sự nhân lên của vi khuẩn.
Nhóm này gồm: tetracycline, macrolide, lincosamide, phenicol, diaminopyrimidine,
sulfonamide.
Kháng sinh sát khuẩn có hoạt tính tiêu diệt vi khuẩn. Nhóm này gồm:
-

Kháng sinh sát khuẩn phụ thuộc nồng độ như aminoglycoside,

fluroquinolone (khi tác động lên vi khuẩn G–), polypeptide và sulfonamide kết hợp
với diaminopyrimidin. Tốc độ sát khuẩn của nhóm này phụ thuộc vào nồng độ của
chúng trong máu, cần cung cấp 1 – 2lần trong ngày.
-

Kháng sinh sát khuẩn phụ thuộc thời gian như beta – lactam, glycopeptide,

quinolone (khi tác động trên Staphylococcus), rifampicin. Tốc độ sát khuẩn phụ
thuộc vào thời gian vi khuẩn tiếp xúc kháng sinh ở nồng độ lớn hơn hay bằng nồng
độ ức chế tối thiểu (MIC). Vì vậy, cần chia tổng liều thành nhiều liều nhỏ trong
ngày.
2.1.3 Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh
Không có thuốc kháng sinh nào là vô hại đối với cơ thể. Do đó, việc sử dụng
B
3
2

thuốc kháng sinh phải đảm bảo đúng liều lượng, liệu trình và đúng cách mới đem lại
hiệu quả cao.

Nếu sử dụng tùy tiện, không đảm bảo liều lượng dễ dẫn tới tình trạng đề
kháng kháng sinh, tồn dư kháng sinh, làm tăng tác dụng phụ… Vì vậy, khi sử dụng
thuốc kháng sinh cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
-

Dùng thuốc càng sớm càng tốt.

-

Lựa chọn đúng thuốc, đúng bệnh, đủ liệu trình, dùng liều điều trị ngay từ

đầu.

5


-

Nên phối hợp thuốc khi điều trị để làm tăng khả năng diệt khuẩn, hạn chế

hiện tượng đề khángkháng sinh của vi khuẩn.
-

Trong thời gian dùng thuốc nên kết hợp bổ sung các loại vitamin và điều tiết

khẩu phần ăn hợp lý nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
2.2 GIỚI THIỆU CHẾ PHẨM FOSBAC® PLUS T
B
4
2


Tên thương mại: FOSBAC® PLUS T

Hình 2.1 Chế phẩm Fosbac® Plus T (Zachary Tee Chin Tat, 2012)
86B

Thành phần
Fructose 1.6 Diphosphate…………………………….18%
Fosfomycin…………………………………………...20%
Tylosin (tinh khiết)….…………………………………5%
Chất điện giải
Liều lượng và cách sử dụng
-

Liều phòng: 400 – 600 g/ tấn thức ăn

-

Liều điều trị: 800 – 1300 g/tấn thức ăn

Chỉ định
Phòng việc nhiễm các vi khuẩn Gram âm và Gram dương, bệnh viêm phổi –
màng phổi (do Actinobacillus pleuropneumoniae), tụ huyết trùng (do Pasteurella
multocida),viêm teo xoang mũi truyền nhiễm (do Bordetella bronchiseptica), viêm
phổi, khớp, xoang và màng não (bệnh Glasser do Haemophillus parasuis), hô hấp
mãn tính (suyễn heo do Mycoplasma hyopneumoniae), hội chứng CRD, bệnh do
E.Coli, hội chứng O.R, bệnh phó thương hàn, bệnh dịch tả heo, bệnh do
Staphylococcus, bệnh do Listeria, bệnh hồng lỵ, bệnh hoại tử ruột, viêm khớp, hội

6



chứng MMA trên heo và các bệnh khác có vi khuẩn nhạy cảm với fosfomycin hay
tylosin.
Chống chỉ định
Ngưng sử dụng 7 ngày trước khi hạ thịt
Giữ ở nhiệt độ từ 10 – 250C
Thời hạn sử dụng
2 năm kể từ ngày sản xuất.
Qui cách
FOSBAC® PLUS T : thùng 20, 25, 30 và 40 kg; xô 1, 5 và 10 kg; gói 1 kg.
Nhà sản xuất
Công ty Bedson S.A, Agrentina.
2.3 SƠ LƯỢC VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CHẾ PHẨM FOSBAC®
PLUS T
2.3.1 FOSFOMYCIN
2.3.1.1 Nguồn gốc
Fosfomycin – dẫn xuất của acid phosphoric (ban đầu được gọi là
B
5
2

B
6
2

B
7
2


phosphonomycin hay phosphomycin, tên thương mại là Monurol) được phát hiện
bởi sự nỗ lực chung của Merck & Covà công ty Cepa (Compañía Española de
Penicilina y Antibióticos), Tây Ban Nha. Lần đầu tiên nó được tách chiết từ
Streptomyces fradiae phân lập từ mẫu đất. Phát hiện này được mô tả trong một loạt
các bài báo xuất bản vào năm 1969. Năm 1971, công ty Cepa bắt đầu sản xuất
fosfomycin trên quy mô công nghiệp tại cơ sở ở Aranjuez.
2.3.1.2 Dạng thuốc
Fosfomycin có sẵn trong hai công thức thông thường là fosfomycin
B
8
2

tromethamine (trometamol), một dạng muối hòa tan được cải thiện sinh khả dụng
trên fosfomycin và một loại được tổng hợp, canxi fosfomycin. Ngoài ra còn có một
dạng tiêm tĩnh mạch là sodium fosfomycin (Michalopoulos và cs, 2011).

7


2.3.1.3 Cấu tạo hóa học
B
9
2

Fosfomycin tromethamine gồm 2 phân tử: fosfomycin (trọng lượng phân tử
138) và tromethamine (trọng lượng phân tử 121) (Arthur và cs, 1991). Công thức
hóa học dạng rút gọn là C3H7O4P.C4H11NO3(Michalopoulos và cs, 2011).

Hình 2.2 Công thức hóa học của fosfomycin tromethamine (Michalopoulos, 2011)
B

7
8

2.3.1.4 Lý hóa tính
Thuốc không vững bền trong dung dịch, đặc biệt là nước nóng. Trong dung
B
0
3

dịch natri clorid 0,9% hoặc glucose 5% fosfomycin ổn định được 24 giờ.
2.3.1.5 Dược động học
Fosfomycin được hấp thu nhanh sau khi uống và được chuyển thành các acid
B
1
3

tự do và fosfomycin. Sinh khả dụng khoảng 40% cho fosfomycin tromethamine và
12% đối với canxi fosfomycin (Michalopoulos và cs, 2011). Sinh khả dụng của
dinatri fosfomycin trên heo con cai sữa là 85,5 ± 9,90% (Soraci và cs, 2010).
Fosfomycin phân bố tốt vào các mô, đạt nồng độ lâm sàng trong các nơi như
huyết thanh, mô mềm, phổi, xương, não tủy và van tim (Raz R., 2011).
95% fosfomycin được bài thải qua thận, không bài tiết ở ống thận, thời gian
bán hủy thay đổi từ 4 – 8 giờ (Michalopoulos và cs, 2011).
Fosfomycin có tác dụng hiệp đồng tăng mức với kháng sinh nhóm
cephalosporins (Stahl và cs, 1986; Portier và cs, 1987), penicillin G hay ampicillin
(Nissen và cs, 1986), aminoglycoside (Boulard và cs, 1983), cloramphenicol (Perea
và cs, 1978), vancomycin (Lagier và cs, 2008) (trích dẫn bởi Roussos và cs, 2009),
gentamicin, amikacin, aztreonam, rifampin hoặc sulbactam (trích dẫn bởi Matthew
và cs, 2008) và macrolide (Kasai và Homma, 1981)…


8


2.3.1.6 Dược lực học
B
2
3

Fosfomycin có tác dụng diệt khuẩn. Nó ức chế enzym enolpyruvyl
transferase, dẫn đến làm giảm sự tạo thành acid uridin diphosphat – N –
acetylmuramic, là giai đoạn đầu của quá trình tạo thành thành tế bào của vi khuẩn.
Fosfomycin có phổ tác dụng rộng.Fosfomycin tác dụng chống lại cocci Gram
dương như Staphylococcus aureus kháng methicillin (MSSA) và cephalosporin;
Streptococcus pneumoniae kháng penicillin, S. aureus kháng methicillin (MRSA);
nhóm Enterococcus, thậm chí chủng kháng vancomycin. Fosfomycin cũng có tác
dụng tốt chống lại vi khuẩn Gram âm như E. coli, Proteus mirabilis, K. pneumonia,
nhóm Enterobacter, Citrobacter spp., Serratia marcescens, Neisseria meningitides,
Shigella spp. và Salmonella typhi, hầu hết đều nhạy cảm ở nồng độ fosfomycin ≤ 64
µg/ml (Michalopoulos và cs, 2011).
2.3.1.7 Chỉ định
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu chưa có biến chứng (viêm bàng quang cấp) do
B
3

E. coli hoặc Enterococus faecalis nhạy cảm với fosfomycin, đặc biệt là đối với phụ
nữ. Không được chỉ định để điều trị viêm thận, bể thận hoặc áp xe quanh thận.
Phòng nhiễm khuẩn trong khi làm các thủ thuật hoặc phẫu thuật qua niệu
đạo.
Trước và sau khi dùng fosfomycin cần phải nuôi cấy bệnh phẩm nước tiểu để
tìm và xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với thuốc. Nếu sau điều trị vẫn còn vi

khuẩn trong nước tiểu, phải thay kháng sinh khác.
Bảng 2.1 Liều khuyến cáo cho kháng sinh fosfomycin
94B

Kháng sinh

Fosfomycin

Loài

Liều

Đường
cấp

Nhịp cấp
(giờ)

Gà thịt

40mg/kg

PO

8

Heo

15 mg/kg
30 mg/kg


IM, IV

24

Gia súc

20 mg/kg

IM, IV

8, 10

Ngựa

10 mg/kg
20 mg/kg

IM, IV,
SC

12

Chó lai

80 mg/kg

SC

12


9

Tham khảo
Gutierrez và cs,
2010
Soraci và cs,
2011
Sumano và cs,
2007
Zozaya và cs,
2008
Gutierrez và cs,
2007


2.3.1.8 Chống chỉ định
B
4
3

Mẫn cảm với thuốc
Suy thận, có độ thanh thải creatinin dưới 5 ml/phút
Viêm thận – bể thận hoặc áp xe quanh thận.
2.3.2 TYLOSIN
2.3.2.1 Nguồn gốc
B
5
3


Kháng sinh tylosin thuộc nhóm Macrolide được chiết suất từ nấm
Streptomycesfradiae (Võ Thị Trà An, 2010).
2.3.2.2 Cấu tạo hóa học
B
6
3

Đây là nhóm kháng sinh có cấu trúc tối thiểu gồm 2 phân tử đường amine
hoặc các đường trung tính gắn với 1 vòng lactone lớn (macro) nhờ nối glycosic.
Vòng lactone lớn của tylosin có 16 nguyên tử được dùng trong lâm sàng (Võ Thị
Trà An, 2010).

Hình 2.3 Công thức hóa học của tylosin (Van Bambeke, 2010; Clark, 2008)
B
8

2.3.2.3 Lý hóa tính
B
7
3

Tylosin dạng tinh thể trắng, có tính base, khá bền, kém tan trong nước,
nhưng tan tốt trong dung môi hữu cơ. pH tối ưu=7,8 – 8. pH <4 hay >10 sẽ gây hư
hỏng thuốc, do đó người ta bọc viên nhộng khi dùng đường uống hoặc bào chế dạng
ester: tartrate, phosphate (Võ Thị Trà An, 2010).
2.3.2.4 Dược động học
Muối tartrate tylosin hấp thu tốt ở ruột nhưng muối phosphate tylosin thì hấp
B
8
3


thu rất ít (Phạm Khắc Hiếu, 2009).
Tylosin phân bố ở dịch nội bào, khuếch tán vào khắp các mô nhất là phổi,
màng phổi, xương, gan, mật, tuyến sữa, nhau thai trừ dịch não tủy (Võ Thị Trà An,

10


2010). Nồng độ trong đại thực bào và bạch cầu đa nhân gấp 10 – 25 lần trong huyết
tương (Đào Văn Phan, 2003).
Tylosin được bài thải ở dạng tự do (Võ Thị Trà An, 2010).
Tylosin được cấp qua đường tiêm bắp (IM) hoặc tiêm tĩnh mạch (IV). Tuy
nhiên có thể thấy phản ứng đau và sưng khi tiêm kháng sinh này (Võ Thị Trà An,
2010).Khi tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch (IV), nồng độ tylosin trong sữa cao hơn
nhiều lần so với trong máu (Phạm Khắc Hiếu, 2009).
2.3.2.5 Dược lực học
B
9
3

Tylosin có tác động tĩnh khuẩn ở liều điều trị. Kháng sinh này ức chế tổng
hợp protein bằng cách gắn kết với tiểu đơn vị ribosome 50S của vi khuẩn và ức chế
hoạt động của peptidyltransferans. Có thể có tính sát khuẩn ở liều cao hơn (Võ Thị
Trà An, 2010).
Chủ yếu trên vi khuẩn G (+) (Staphylococcus spp., Streptococcus spp.,
Corynebacterium spp., Clostridium spp., Listeria spp., Erysipelothix rhsiopathiae),
một vài vi khuẩn G (–) (Actinobacillus spp., Brucella spp., Campylobacter spp.) và
Mycoplasma(Võ Thị Trà An, 2010).
2.3.2.6 Chỉ định
Tylosin dùng điều trị bệnh mắt đỏ (pinkeye do Moraxella bovis), viêm màng

B
0
4

phổi (H. parahemolyticus), viêm móng, viêm khớp, viêm tử cung, viêm vú do cầu
khuẩn G (+) cho trâu, bò, dê cừu. Kháng sinh này dùng để điều trị viêm phổi và
viêm xoang mũi truyền nhiễm, hồng lị, leptospirosis ở heo. Trên chó, tylosin thành
công trong trị liệu abcess, vết thương nhiễm trùng, viêm da, viêm đường hô hấp trên
(viêm họng, viêm khí phế quản), viêm phổi gây bởi Staphylococcus spp.,
Streptococcus spp., vi khuẩn kị khí và Mycoplasma. Ở gia cầm tylosin dùng đường
uống để điều trị bệnh do Spirochete(Võ Thị Trà An, 2010).
Tylosin đã được sử dụng rộng rãi như một chất phụ gia trong thức ăn chăn
nuôi nhằm thúc đẩy tăng trưởng ở động vật như heo, bò, gà…(Wilson, 1984).

11


Bảng 2.2 Liều khuyến cáo cho kháng sinh tylosin
95B

Kháng sinh

Loài

Liều

Đường cấp Nhịp cấp (giờ)




10 – 20mg/kg
10mg/kg

Tylosin
Heo

44mg/kg

IM

24

PO, IM

8, 24

IM

24

100ppm

(trích dẫn Võ Thị Trà An, 2010; EMEA, 1998)

2.4 BỆNH DO VI KHUẨN THƯỜNG XẢY RA TRÊN HEO TỪ CAI SỮA
B
1
4

ĐẾN 120 NGÀY TUỔI

2.4.1 Bệnh đường hô hấp
B
2
4

Bảng 2.3 Các vi khuẩn và bệnh đường hô hấp thường xảy ra trên heo
96B

Vi khuẩn gây bệnh hô hấp

Bệnh

Tuổi

Pasteurella mutocida

Viêm phổi

1 – 8 tuần

Bordetella bronchiseptica

Viêm teo xoang mũi, phổi

Trễ hơn

Mycoplasma hyopneumoniae

Viêm hô hấp mãn


Heo thịt, heo lớn, gây phụ
nhiễm

Actinobacillus pleuropneumoniae

Viêm phổi, màng phổi

Heo thịt, heo lớn, kéo dài tới
10 tuần

Actinobacillus suis

Nhiễm trùng huyết

5 – 28 ngày

Viêm phổi dính sườn

Cai sữa đến xuất chuồng
(trích dẫn Võ Thị Trà An, 2012)

Bệnh truyền nhiễm do Mycoplasma hyopneumoniae thường xảy ra ở thể mãn
tính, lưu hành ở một địa phương, với đặc điểm gây viêm phế quản, phổi tiến triển
chậm (Trần Thanh Phong, 1996). Đây là bệnh đường hô hấp trên heo phổ biến ở
nước ta và trên thế giới. Bệnh được xem là nguyên nhân quan trọng gây thiệt hại
kinh tế do làm giảm sức đề kháng, giảm năng suất chăn nuôi, heo còi cọc chậm lớn,
tỷ lệ tiêu tốn thức ăn cao, tăng chi phí thuốc điều trị (Nguyễn Thị Phước Ninh,
2010). Nếu có sự kế phát các vi sinh vật khác như Pasteurella multocida chẳng hạn
sẽ làm bệnh nặng hơn, vật có thể chết nhanh và nhiều hơn (Trần Thanh Phong,
1996).


12


Bệnh truyền nhiễm do Actinobacillus spp. gây nên với đặc điểm gây bại
huyết, gây viêm nội tâm mạc, viêm khớp trên heo con 1 – 6 tuần tuổi. Trên thú lớn
có thể gây bệnh tích ở da và viêm phổi (Trần Thanh Phong, 1996).
Bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Pasteurella multocida gây nên với tính chất
lẻ tẻ, nhưng cũng có khi thành dịch địa phương. Đặc điểm của bệnh là bại huyết,
xuất huyết và xáo trộn hô hấp (chủ yếu viêm phổi). Pasteurella multocida thường
phối hợp gây bệnh với nhiều vi sinh vật gây bệnh khác, nhất là Mycoplasma
hyopneumoniae(Trần Thanh Phong, 1996).
Viêm teo mũi heo cổ điển do độc tố của Bordeltella bronchiseptica gây ra.
Trong khi đó, viêm teo mũi có tiến triển lại do độc tố Pasteurella multocida gây ra
hoặc kết hợp. Triệu chứng lâm sàng bao gồm ho, chảy dịch mũi, xuất huyết mũi, đổ
ghèn mắt, vẹo mũi, mũi ngắn (Võ Thị Trà An và Võ Ngọc Bảo, 2011).
2.4.2 Bệnh đường tiêu hóa
Vi khuẩn là nguyên nhân thường xuyên hiện diện trong những trường hợp
B
3
4

tiêu chảy trên heo bệnh cạnh các yếu tố khác như: vệ sinh chăm sóc kém, thiếu dinh
dưỡng, thời tiết khí hậu không phù hợp…
Bảng 2.4 Các vi khuẩn và bệnh đường tiêu hóa thường xảy ra trên heo
97B

Vi khuẩn gây bệnh tiêu hóa

Bệnh


Tuổi

E. coli

Tiêu chảy heo con sơ sinh

1 – 3 ngày

Tiêu chảy heo con theo mẹ

7 – 14 ngày

Tiêu chảy heo con cai sữa

5 – 14 ngày sau cai sữa

Type C – viêm ruột hoại tử

1 – 7 ngày

Type A – tiêu chảy

10 – 12 ngày, heo cai sữa

Clostridium difficile

Tiêu chảy

3 – 7 ngày


Salmonella spp.

Tiêu chảy, nhiễm trùng huyết,

Heo thịt 6 – 16 tuần

Clostridium perfingens

chết
Lawsonia intracellularis

Brachyspira hyodysenteria

Viêm hồi tràng, viêm ruột xuất

Heo thịt, heo lớn

huyết, hoại tử

16 – 40 tuần

Hồng lị

Heo thịt và heo lớn,
6 – 26 tuần
(trích dẫn Võ Thị Trà An, 2012)

13



×