Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

KHẢO SÁT CÁC TRƯỜNG HỢP BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG MẠCH DR. KIM THANH QUẬN 9 TP. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT CÁC TRƯỜNG HỢP BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
TRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI
PHÒNG MẠCH DR. KIM THANH
QUẬN 9 TP. HCM

Ngành:

Dược thú y

Khóa :

2008 - 2013

Lớp

DH08DY

:

SVTH :

Nguyễn Lệ Hương Giang


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

NGUYỄN LỆ HƯƠNG GIANG

KHẢO SÁT CÁC TRƯỜNG HỢP BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
TRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI
PHÒNG MẠCH DR. KIM THANH
QUẬN 9 TP. HCM

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y chuyên ngành dược

Giáo viên hướng dẫn
TS. Trần Thị Bích Liên
ThS. Phạm Ngọc Kim Thanh


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Bích Liên
ThS. Phạm Ngọc Kim Thanh
Họ và tên sinh viên thực tập: Nguyễn Lệ Hương Giang
Tên luận văn: “KHẢO SÁT CÁC TRƯỜNG HỢP BỆNH ĐƯỜNG HÔ
HẤP TRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG MẠCH DR. KIM
THANH QUẬN 9 TP. HCM”
Đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và
các ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày
Giáo viên hướng dẫn

TS. Trần Thị Bích Liên

ThS. Nguyễn Ngọc Kim Thanh



LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên con xin chân thành cảm ơn đến ba mẹ và anh chị, những
người đã nuôi dưỡng, dạy dỗ con nên người, luôn dõi bước theo con trên đường đời
và nâng con dậy khi con vấp ngã.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các giảng viên Khoa Chăn Nuôi Thú Y, cùng
toàn thể các thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm đẽ truyền dạy cho em những kiến
thức quý báu trong suốt năm năm qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến TS. Trần Thị Bích Liên đã hướng dẫn giúp
đỡ tận tình để tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin cảm ơn ThS. Phạm Ngọc Kim Thanh đã tận tình giúp đỡ tôi suốt thời
gian thực tập ở đây. Có thể nói đây là khoảng thời gian ngắn nhưng qua đó tôi đã
học hỏi được nhiều điều, có thêm vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn trong
công tác điều trị bệnh trên chó.
Cuối cùng, cảm ơn lớp dược thú y khóa 2008 - 2013, BS Lại Thành Hưng,
BS Nguyễn Thị Ngọc Yến, bạn Nguyễn Thị Kim Thoa, bạn Nguyễn Thị Diệu Thu,
đã cùng mình chia sẻ những những khó khăn, những niềm vui, những nổi buồn
trong suốt thời gian học tập và thực tập.
Tuy nhiên cũng không tránh những thiếu sót trong nội dung trình bày mặc dù
đã cố gắng học hỏi, sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, song do thời gian có hạn nên
lượng kiến thức còn nhiều hạn hẹp, em rất mong nhận được nhiều sự đóng góp ý
kiến của quý thầy cô để giúp em hoàn thiện hơn nữa vốn kiến thức còn nhiều thiếu
sót.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn.

i


TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Đề tài “KHẢO SÁT CÁC TRƯỜNG HỢP BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN
CHÓ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG MẠCH DR. KIM THANH QUẬN
9 TP. HCM” được tiến hành tại phòng mạch thú y Dr. Kim Thanh số 6 – Trần Hưng
Đạo – phường Hiệp Phú – quận 9 – TP. Hồ Chí Minh, thực hiện từ ngày 25/7/2012
đến 5/2/2013.
Qua thời gian khảo sát lâm sàng 1553 chó bệnh được mang đến phòng mạch,
có 319 ca bệnh có biểu hiện triệu chứng đường hô hấp. Tỉ lệ chó bệnh có triệu
chứng hô hấp là 20,54 %. Trong đó không có sự khác biệt về tỉ lệ bệnh giữa giới
tính đực và cái. Tỉ lệ hô hấp theo nhóm tuổi có sự khác biệt, trong đó nhóm chó từ 2
- 6 tháng tuổi là chiếm tỉ lệ cao nhất 26,38 %. Tỉ lệ nhiễm bệnh của chó giống ngoại
cao hơn chó giống nội (31,27 % so với 13,82 %).
Các triệu chứng lâm sàng chủ yếu trong bệnh hô hấp là thay đổi tần số hô
hấp (83,70 %),chảy dịch mũi (57,05 %), sốt (45,45 %), ho (27,57 %), suy nhược cơ
thể (22,88 %), bỏ ăn (8,15 %).
Chẩn đoán 38 trường hợp qua phim X – quang cho hiệu quả tốt trong công
tác chẩn đoán bệnh, nâng cao tỉ lệ khỏi bệnh, rút ngắn thời gian điều trị.
Hiệu quả điều trị có triệu chứng đường hô hấp chiếm tỉ lệ khá cao 79,31 %.
Hiệu quả điều trị cao hơn khi phát hiện sớm, kết hợp sử dụng các thiết bị hỗ trợ như
máy thở oxy, máy xông mũi, đèn hồng ngoại, điều trị đúng liệu trình và có chế độ
dinh dưỡng, chăm sóc theo chỉ định của bác sĩ thú y.

ii


MỤC LỤC
TRANG

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ..................................................... iii 
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i 
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ......................................................................................... ii 

MỤC LỤC ................................................................................................................. iii 
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... vii 
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................... viii 
DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................... ix 
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1 
1.1 Đặt vấn đề ..........................................................................................................1 
1.2 Mục đích ............................................................................................................2 
1.3 Yêu cầu ..............................................................................................................2 
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................3 
2.1 Đặc điểm sinh lý của chó ..................................................................................3 
2.1.1 Thân nhiệt .......................................................................................................3 
2.1.2 Tần số tim .......................................................................................................3 
2.1.3 Tần số hô hấp..................................................................................................3 
2.2 Phương pháp cố định .........................................................................................3 
2.2.1 Buộc mõm ......................................................................................................3 
2.2.2 Banh miệng .....................................................................................................3 
2.2.3 Túm gáy ..........................................................................................................4 
2.2.4 Đeo vòng Alizabeth ........................................................................................4 
2.2.5 Dùng thuốc .....................................................................................................4 
2.2.6 Cố định chó trên bàn mổ ................................................................................4 
2.3 Phương pháp chẩn đoán đặc biệt .......................................................................4 
2.4 Cấu tạo đường hô hấp của chó ..........................................................................4 
2.4.1 Mũi .................................................................................................................5 

iii


2.4.2 Yết hầu............................................................................................................5 
2.4.3 Thanh quản .....................................................................................................5 
2.4.4 Khí quản .........................................................................................................6 

2.4.5 Phế quản .........................................................................................................6 
2.4.5 Phổi .................................................................................................................7 
2.5 Sinh lý hô hấp của chó ......................................................................................9 
2.5.1 Sinh lý hô hấp bình thường ............................................................................9 
2.5.2 Tình trạng hô hấp bất thường .......................................................................10 
2.6 Rối loạn hoạt động hô hấp ...............................................................................11 
2.6.1 Định nghĩa rối loạn hoạt động hô hấp ..........................................................11 
2.6.2 Nguyên nhân làm rối loạn hoạt động hô hấp................................................11 
2.6.2.1 Bệnh đường hô hấp do virus .....................................................................11 
2.6.2.2 Bệnh đường hô hấp do vi khuẩn................................................................11 
2.6.2.3 Bệnh đường hô hấp do ký sinh vật ............................................................12 
2.6.2.4 Do nấm ......................................................................................................13 
2.6.2.5 Do tân bào..................................................................................................13 
2.6.2.6 Do dị tật bẩm sinh .....................................................................................14 
2.6.2.7 Do tổn thương ............................................................................................14 
2.6.2.8 Do chất kích ứng .......................................................................................14 
2.6.2.9 Do ngoại vật ..............................................................................................14 
2.7 Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh đường hô hấp trên chó ............................14 
2.7.1 Yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng ........................................................................14 
2.7.2 Yếu tố thời tiết ..............................................................................................14 
2.7.3 Yếu tố tiêm phòng và xổ giun ......................................................................15 
2.7.3.1 Yếu tố tiêm phòng .....................................................................................15 
2.7.3.2 Yếu tố xổ giun ...........................................................................................15 
2.7.3.3 Ngoài ra, các quá trình bệnh lý khác của cơ thể cũng ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động hô hấp .............................................................................................15 
2.8 Một số bệnh thường gặp trên đường hô hấp của chó ......................................15 
2.8.1 Bệnh truyền nhiễm .......................................................................................15 
2.8.1.1 Bệnh Carré .................................................................................................15 

iv



2.8.1.2 Bệnh ho cũi chó .........................................................................................16 
2.8.2 Bệnh nội khoa ...............................................................................................17 
2.8.2.1 Bệnh ở đường hô hấp trên .........................................................................17 
2.8.2.2 Bệnh ở đường hô hấp dưới ........................................................................19 
2.9 Các liệu pháp điều trị.......................................................................................21 
2.10 Một số thiết bị hỗ trợ trong điều trị bệnh đường hô hấp ...............................22
2.11 Lượt duyệt một số nghiên cứu về bệnh đường hô hấp trên chó ....................24 
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................27 
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................27 
3.2 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................27 
3.3 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................27 
3.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................27 
3.4.1 Dụng cụ và hóa chất .....................................................................................27 
3.4.2 Phương pháp khám bệnh cho chó ................................................................28 
3.4.2.1 Đăng ký hỏi bệnh ......................................................................................28 
3.4.2.2 Phiếu khám bệnh .......................................................................................28 
3.4.2.3 Khám lâm sàng ..........................................................................................28 
3.4.2.4 Chẩn đoán phi lâm sàng ............................................................................29 
3.4.3 Phân loại theo từng nhóm bệnh trên đường hô hấp......................................30 
3.5 Điều trị .............................................................................................................32 
3.5.1 Liệu pháp điều trị cho nhóm bệnh đường hô hấp trên .................................32 
3.5.2 Liệu pháp điều trị cho nhóm bệnh đường hô hấp dưới và nghi bệnh ho cũi
chó .........................................................................................................................32 
3.5.3 Liệu pháp điều trị cho nhóm nghi bệnh Carre’ ............................................33 
3.6 Xử lý số liệu ....................................................................................................33 
3.7 Các chỉ tiêu khảo sát và công thức tính ...........................................................33 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................35 
4.1 Tình hình chó bệnh đường hô hấp và các triệu chứng bệnh lâm sàng ............35 

4.1.1 Tỉ lệ chó bệnh đường hô hấp ........................................................................35 
4.1.2 Tỉ lệ chó biểu hiện bệnh hô hấp theo nhóm giống, tuổi, giới tính ...............37 
4.1.2.1 Tỉ lệ chó có biểu hiện đường hô hấp theo giống .......................................38 

v


4.1.2.2 Tỉ lệ chó bệnh đường hô hấp theo nhóm tuổi ............................................40 
4.1.2.3 Tỉ lệ chó bệnh đường hô hấp theo giới tính ..............................................42 
4.1.3 Các triệu chứng lâm sàng trên chó bệnh đường hô hấp ...............................42 
4.2 Đánh giá hiệu quả điều trị ...............................................................................48 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................56 
5.1 Kết luận ...........................................................................................................56 
5.2 Đề nghị ............................................................................................................57 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................58 
Phụ lục 1 ....................................................................................................................60 
Phụ lục 2 ....................................................................................................................61 

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
 

Bảng 4.1. Tỉ lệ chó bệnh đường hô hấp .............................................................35 
Bảng 4.2 Bảng phân loại nhóm bệnh đường hô hấp..........................................36 
Bảng 4.3 Tỉ lệ chó bệnh đường hô hấp theo nhóm giống, tuổi, giới tính ..........38 
Bảng 4.4 Một số triệu chứng lâm sàng phổ biến của chó bệnh đường hô hấp ..43 
Bảng 4.5 Thời gian điều trị có hiệu quả bệnh đường hô hấp ............................49 


vii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
 

Biểu đồ 4.1 Tỉ lệ chó bệnh đường hô hấp ..........................................................35 
Biểu đồ 4.2 Tỉ lệ các nhóm bệnh đường hô hấp ................................................37 
Biểu đồ 4.3 Tỉ lệ bệnh đường hô hấp theo giống ..............................................38 
Biểu đồ 4.4 Tỉ lệ chó bệnh đường hô hấp theo nhóm tuổi ................................40 
Biểu đồ 4.5 Tỉ lệ chó bệnh đường hô hấp theo giới tính ...................................42 
Biểu đồ 4.6 Hiệu quả điều trị của nhóm bệnh đường hô hấp ............................50 

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cấu tạo hệ thống hô hấp của chó nhìn ngang .......................................5 
Hình 2.2 Cấu tạo mũi chó ....................................................................................6 
Hình 2.3 Hình dạng và cấu trúc của phổi ............................................................8 
Hình 2.4 Máy thở oxy ........................................................................................22 
Hình 2.5 Máy xông mũi và thực hiện xông mũi cho chó ..................................23 
Hình 2.6 Phim X – quang phổi bình thường......................................................29 
Hình 4.7 Chó bị chảy dịch mũi đục ...................................................................44 
Hình 4.8 Chó bị chảy máu mũi ..........................................................................45 
Hình 4.9 Phim X - quang viêm phổi nặng trên chó ...........................................46 
Hình 4.10 Phim X - quang bệnh viêm phổi kèm tim to.....................................47 
Hình 4.11 Viêm phổi kèm tim to .......................................................................48 
Hình 4.12 Từ trái qua phải, liệu pháp xông đèn; thở oxy; xông mũi ................53 
Hình 4.13 Chó bị suy nhược nặng .....................................................................54 


ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, chó được xem như người bầu bạn, loài vật trung thành, gần gũi
với con người, mọi gia đình. Nhờ những đặt tính riêng của chúng như thông minh,
thân thiện, trung thành nên chó được nuôi phổ biến ở nhiều nơi từ nông thôn đến
thành thị với nhiều mục đích khác nhau như giữ nhà, làm bạn, phục vụ quân đội,
khoa học, giải trí, làm cảnh, săn mồi…Chính vì thế số lượng đàn chó nuôi ở nước ta
gia tăng nhanh chóng.
Do mang nhiều lợi ích trong việc kinh doanh, nhập khẩu chó ngoại vào nước
ta ngày càng phát triển nên đàn chó trong nước không chỉ gia tăng về số lượng mà
còn về chủng loại. Song song với đàn chó phát triển thì vấn đề bệnh tật ở chó cũng
tăng theo. Ngoài các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì bệnh nội khoa chiếm phần
đáng kể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của đàn chó tạo điều kiện cho bệnh khác
phát sinh, có thể dẫn tới tử vong nếu không điều trị kịp thời. Đặc biệt khi có nhiễm
kết hợp giữa bệnh nội khoa và bệnh truyền nhiễm thì diễn biến của bệnh trở nên
phức tạp, khó lường. Do đó, việc chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả trở thành vấn
đề quan trọng được quan tâm lớn trong công tác thú y.
Bệnh đường hô hấp cho dù bất kỳ nguyên nhân nào thì hậu quả của nó bao
giờ cũng gây tổn thương thực thể tổ chức và cuối cùng là một quá trình nhiễm
trùng. Để có phương pháp điều trị thích hợp hạn chế tác hại của bệnh chúng tôi bổ
sung thêm vào liệu trình điều trị một số thiết bị hỗ trợ cho chó bệnh là một việc làm
cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên và được sự đồng ý của khoa chăn nuôi thú y trường
Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh; cùng với sự chấp nhận của phòng mạch thú y
Dr. Kim Thanh - quận 9 TP. Hồ Chí Minh chúng tôi thực hiện đề tài: “KHẢO SÁT


1


CÁC TRƯỜNG HỢP BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ
ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG MẠCH DR. KIM THANH QUẬN 9 TP.HCM”
Đề tài được thực hiện với sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Bích Liên và ThS.
Phạm Ngọc Kim Thanh, cùng với sự giúp đỡ của các bác sĩ của phòng mạch Dr.
Kim thanh.
1.2 Mục đích
Đánh giá tình hình bệnh về đường hô hấp trên chó và hiệu quả liệu trình điều
trị bệnh hô hấp trên chó tại phòng mạch Dr. Kim Thanh quận 9, làm cơ sở rút ra
những kinh nghiệm điều trị bệnh hô hấp.
1.3 Yêu cầu
Ghi nhận tỉ lệ chó bệnh có triệu chứng đường hô hấp theo tuổi, giống, giới
tính.
Hỗ trợ chẩn đoán và điều trị, theo dõi và ghi nhận kết quả điều trị.

2


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Đặc điểm sinh lý của chó
2.1.1 Thân nhiệt
Thân nhiệt trung bình ở chó khoảng 380 - 390C. Chó sơ sinh trong hai tuần
đầu không tự điều hòa được thân nhiệt, dao động vào khoảng 35,6 - 36,10C; sau đó
sẽ tăng lên trong vòng 1 tuần ( Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2006).
2.1.2 Tần số tim
Chó trưởng thành nhịp tim bình thường là 70 - 130 lần/phút, còn chó con vào

khoảng 200 - 220 lần/phút.
2.1.3 Tần số hô hấp
Theo Nguyễn Văn Phát (2006), tần số hô hấp của chó từ 10 – 30 lần/phút,
nhịp thở (tỷ lệ với thời gian hít vào và thở ra) 1 : 1,64.
2.2 Phương pháp cố định
Theo Lê Văn Thọ (2009), vì tính chất nguy hiểm nên trong việc khám và
chẩn đoán bệnh cũng như việc tiến hành điều trị ta nên áp dụng các phương pháp
cầm cột cho thích hợp.
2.2.1 Buộc mõm
Dùng rọ mõm hoặc dây thừng buộc quanh mõm chó lại.
Áp dụng cho trường hợp sờ nắn trên vùng đau của thú, rửa vết thương, tiêm
thuốc trong trường hợp thú quá dữ.
2.2.2 Banh miệng
Dùng dụng cụ banh miệng riêng dùng cho chó hoặc có thể dùng hai vòng dây
để cho vào hàm trên và hàm dưới và kéo mạnh về hai phía để mở miệng thú ra.
Áp dụng để lấy ngoại vật, cạo cao răng trên chó, hoặc xem những tổn thương
vùng miệng.

3


2.2.3 Túm gáy
Là phương pháp thường được sử dụng trong khám chó, đo nhiệt độ, tiêm
chích. Phương pháp này kiểm soát được phần đầu ngăn sự tấn công của chó.
2.2.4 Đeo vòng Alizabeth
Hạn chế không cho chó liếm được vết thương, vết mổ, vùng bôi thuốc nhằm
tránh làm vết thương đứt chỉ hoặc lâu lành.
2.2.5 Dùng thuốc
Trong trường hợp chó quá dữ ta sử dụng thuốc an thần acepromazine 0,1
mg/kg. Không dùng khi chó bị bệnh lý về gan, tim, thận, hạ huyết áp.

2.2.6 Cố định chó trên bàn mổ
Tùy vào mục đích và vị trí giải phẫu mà buộc chó ở các tư thế khác nhau:
buộc chó nằm sấp, nằm ngửa, nằm nghiêng, … nhưng chú y cột chân chó tránh bị
trật khớp.
2.3 Phương pháp chẩn đoán đặc biệt
Sử dụng phim X- quang.
Xét nghiệm máu: ký sinh trùng máu, thử sinh hóa, ion đồ.
2.4 Cấu tạo đường hô hấp của chó
Hệ hô hấp có chức năng chính là cung cấp khí O2 cho các tế bào trong cơ thể
và thải ra ngoài khí CO2 , thông qua tế bào hồng cầu của hệ thống tuần hoàn. Ngoài
ra, hệ thống hô hấp còn tham gia vào việc điều hoà thân nhiệt,hấp thu một số chất
bay hơi, tham gia vào quá trình phát âm của thú, giúp đỡ cơ quan khứu giác nhận
biết mùi qua không khí.
Về cấu trúc tổng quát, hệ thống hô hấp bao gồm xoang và các hệ thống ống
dẫn. Từ trước ra sau có: mũi, yết hầu, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi (Đỗ
Quang Thử và Phan Quang Bá, 2002).

4


Hình 2.1 Cấu tạo hệ thống hô hấp của chó nhìn ngang
()
2.4.1 Mũi
Gồm có lỗ mũi, xương mũi, hốc mũi. Trong hốc mũi có nhiều cơ quan cảm
giác có khả năng phản ứng với các hóa chất trong không khí tạo cảm giác về mùi.
Niêm mạc mũi có tế bào tiết chất nhờn và hệ thống lông rung có chức năng giữ và
đưa ra ngoài các chất bẩn có trong không khí, đồng thời còn sởi ấm không khí đi
vào hệ thống mao mạch (Đỗ Quang Thử và Phan Quang Bá, 2002).
2.4.2 Yết hầu
Là nơi nối liền giữa mũi và khí quản để không khí qua lại và cũng là bộ phận

thông với miệng và tai.
2.4.3 Thanh quản
Là một xoang ngắn nằm giữa yết hầu và thực quản, dưới xương thiệt cốt.
Ngoài chức năng hô hấp còn là cơ quan để phát âm, bảo vệ đường hô hấp không
cho thức ăn tràn vào miếng sụn đặc biệt gọi là tiểu thiệt. Phần trước của niêm mạc
thanh quản nằm ở sụn tiểu thiệt, là nơi rất nhạy cảm, khi có vật lạ rơi vào, nó sẽ tạo
phản xạ ngay tức thì để lấy vật lạ ấy ra khỏi đường hô hấp.

5


2.4.4 Khí quản

Hình 2.2 Cấu tạo mũi chó
()
Là ống dẫn khí bắt đầu từ sụn của thanh quản đến ngã ba phế quản. Cấu trúc
chính của khí quản là các vòng sụn hình chữ C ghép lại với nhau, khoảng 16 – 20
vòng sụn. Các sụn khí quản nối với nhau bằng một loại dây chằng vòng, tạo nên sự
liên kết đàn hồi. Niêm mạc khí quản có rất nhiều tuyến dịch nhầy, nhưng không
nhạy cảm bằng niêm mạc thanh quản.
2.4.5 Phế quản
Là hai lá nhánh tận cùng của khí quản, mỗi phế quản đi vào một lá phổi
tương ứng. Khi đi vào trong phổi nó tiếp tục phân chia thành nhiều nhánh nhỏ, tạo
thành một hệ thống nhiều cỡ, ngày càng nhỏ dần và tận cùng ở các phế nang.
Phế quản gốc phải tương đối lớn tạo thành một gốc 20 – 350 so với đường
khí quản giữa, do tương đối thẳng nên dị vật rất dễ lọt vào, phế quản gốc trái nhọn
hơn và dài hơn tạo thành một góc khoảng 500 so với đường giữa khí quản hơi dốc.

6



Hai phế quản gốc tạo thành một góc 700. Cấu tạo của phế quản gốc giống như cấu
tạo của khí quản cũng do sụn nhẫn hình chữ C, cơ trơn và mô liên kết tạo thành,
nhưng sụn nhẫn nhỏ hơn, số lượng ít hơn, phế quản gốc trái có 7 – 8 sụn nhẫn, phế
quản gốc phải thường chỉ có 3 – 4 sụn nhẫn (nguồn tin: phòng chữa bệnh viêm phế
quản).
Sự phân chia theo từng cấp độ sau:
Phế quản gốc

Tiểu phế quản thùy hay phế quản trong

Tiểu phế quản

Tiểu phế quản tận cùng

Tiểu phế quản hô hấp

Tiểu phế nang

Túi phế nang
(Đỗ Vạn Thử và Phan Bá Quát, 2002)
2.4.5 Phổi
Gồm hai lá phải và trái, chiếm gần trọn vẹn lồng ngực. Thông thường dung
tích của lá phổi phải lớn hơn lá phổi trái. Mặt ngoài của lá phổi phồng lên theo hình
dạng của thành bên xoang ngực. Mặt trong có các lỗ lồi lõm ứng với cấu tạo của các
cơ mạch lớn. Phổi trái gồm ba thùy: thùy đỉnh, thùy tim, thùy hoành cách mô. Phổi
phải gồm ba thùy như phổi trái và có thêm thùy thứ tư gọi là thùy giữa hay thùy
Azygot.

7



Mặt ngoài của phổi có một mô liên kết mỏng bao phủ, đó chính là lá tạng của
xoang ngực. Phổi bình thường có màu hồng sáng hay đỏ nhạt, nếu có tụ máu sẽ
chuyển thành màu đỏ hay sậm đen.
Đơn vị nhỏ nhất của phổi là phế nang, phế nang là nơi trao đổi khí chính, mặt
trong là một lớp mô bì đặc biệt, xếp sát nhau, bên dưới là mô liên kết và mạng lưới
mao mạch dày đặc, vì vậy phổi có tính đàn hồi rất cao.
Các phế nang liên kết lại thành chùm phế nang, bao bọc các tiểu ống phế
nang.
Các tiểu ống phế nang liên kết lạ thành tiểu thùy.
Các tiểu thùy liên kết lại thành phổi.

Hình 2.3 Hình dạng và cấu trúc của phổi
()
Các thùy phổi tạo thành hai lá phổi phải và trái.
Xen kẽ với các tổ chức trên phổi, còn có một mạng lưới dày đặc các mạch
máu được phân chia với nhiều cấp độ khác nhau và tận cùng ở các phế nang.

8


2.5 Sinh lý hô hấp của chó
2.5.1 Sinh lý hô hấp bình thường
Theo Nguyễn Văn Phát (2006), tần số hô hấp của chó từ 10 – 30 lần/phút,
nhịp thở (tỷ lệ với thời gian hít vào và thở ra) 1 : 1,64. Chó khoẻ thở thể ngực bụng.
Hô hấp là một quá trình trao đổi khí liên tục giữa cơ thể với môi trường xung
quanh. Hệ thống hô hấp kết hợp với hệ thống tuần hoàn vận chuyển oxy cần cho sự
biến dưỡng các chất ở mô bào. Tham gia vào quá trình này là O2 cần cho sự biến
dưỡng các chất ở mô bào (oxy hoá) và CO2 là sản phẩm cuối cùng của quá trình

trao đổi chất. Ngoài ra CO2 phổi còn tham gia bài tiết các sản phẩm bay hơi khác ra
khỏi cơ thể như các thể keto, thể axit, … (Nguyễn Như Pho, 1995).
Ở chó, hệ thống hô hấp có một vai trò quan trọng, nó như một cái máy điều
chỉnh nhiệt hay sự trao đổi nhiệt. Do chó không thể thải nhiệt bằng cách đổ mồ hôi
mà thải nhiệt ra bên ngoài bằng quá trình trao đổi khí, vì thế chó có hiện tượng thở
hổn hển khi trời nắng (Trần Thị Dân, 2003).
Ngoài ra, hệ thống hô hấp còn tham gia vào quá trình phát âm của thú nhờ sự
lưu chuyển của không khí qua thanh quản. Khi hít vào không khí sẽ qua mũi họng,
vào khí quản, phế quản, rồi đến phế nang. Khi vào hệ thống hô hấp không khí sẽ
được hâm nóng, làm ẩm và lọc sạch bụi nhờ hệ thống mạch quản ở niêm mũi, các
lông mũi rồi mới vào phế nang. Khi thở ra, không khí đi ngược lại (Trần Thị Dân,
2003).
Trung khu hô hấp nằm ở hành tuỷ và trung khu này bị ảnh hưởng bởi trung
khu cao cấp ở vỏ não. Tiến trình hô hấp được điều khiển bởi trung khu thông qua
dây thần kinh phế vị. Ngoài ra còn có sự điều hoà phản xạ được khơi mào bởi kích
thích bên ngoài hay bên trong thông qua dây thần kinh hay dịch thể (Trần Thị Dân,
2003).
Trong điều kiện sinh lý, hàng rào bảo vệ cơ thể bị yếu hay không còn hiệu
lực. Sự hoàn chỉnh của đường hô hấp bị giảm hoặc các trường hợp bệnh làm giảm
diện tích hô hấp của phổi. Các trường hợp biến động làm rối loạn trao đổi khí của

9


cơ thể, dẫn đến hậu quả giảm lượng O2 ở mô, thiếu dưỡng khí, đưa đến rối loạn trao
đổi chất ở mô bào (Nguyễn Như Pho, 1995).
Ở nước ta, các tỉnh miền bắc mùa đông khí hậu lạnh, mùa hè khí hậu ẩm ướt
biên độ và nhiệt độ ngày và đêm quá cao, nhất là các tỉnh miền núi. Các tỉnh phía
nam có biên độ và nhiệt độ ngày và đêm quá lớn. Do đó bệnh hô hấp thường xảy ra
vào các mùa này, làm cho bệnh ở đường hô hấp của thú chiếm tỷ lệ khá lớn trong

các bệnh nội khoa (Nguyễn Như Pho, 1995).
Các phản xạ như ho, hắt hơi có tác dụng loại trừ các sản vật, kích thước ra
khỏi cơ quan hô hấp… Trong điều kiện bệnh lý, hàng rào bảo vệ cơ thể bị suy yếu
hay không còn hiệu lực nên sự hoàn chỉnh của hệ hô hấp bị giảm như: phù, hẹp, co
thắt phế quản, xơ cứng, u bướu, thuỷ thủng, … Các trường hợp này làm rối loạn quá
trình trao đổi khí của cơ thể, hậu quả làm giảm lượng oxy trong mô và thừa
cacbonic trong máu.
2.5.2 Tình trạng hô hấp bất thường
Khi lượng khí oxy trong mô bị giảm và lượng cacbonic trong máu dư sẽ kích
thích trung khu hô hấp làm tăng tần số và cường độ hoạt động của tim gây tăng
huyết áp và tăng tuần hoàn máu.
Nguyên nhân làm rối loạn các hoạt động hô hấp:
 Điều kiện ngoại cảnh như: nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng của
không khí, chất độc,…chế độ chăm sóc cho hàng rào bảo vệ cơ thể ở hệ hô hấp bị
suy yếu hoặc không còn hiệu lực.
 Vius, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm.
 Các bất thường về hệ hô hấp như bướu, ngoại vật, hẹp khí quản, thoát
vị cơ hoành.
 Ngoài ra, bệnh tim mạch cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp
của chó (Nguyễn Như Pho, 2000).

10


2.6 Rối loạn hoạt động hô hấp
2.6.1 Định nghĩa rối loạn hoạt động hô hấp
Rối loạn hoạt động hô hấp là sự điều tiết trao đổi khí của bộ máy hô hấp như:
mũi, thanh quản, khí quản, phế quản lớn, phế quản nhỏ, phế nang bị biến đổi về mặt
hình thái. Sự tuần hoàn máu và trao đổi khí ở phổi bị trở ngại (Nguyễn Như Pho,
1995).


2.6.2 Nguyên nhân làm rối loạn hoạt động hô hấp
2.6.2.1 Bệnh đường hô hấp do virus
Paramyxovirus: Là virus thuộc họ Paramyxoviridae, acid nhân là ARN một
sợi, có vỏ bọc là lipoprotein dễ bị vô hoạt ở môi trường bên ngoài và bị phá huỷ bởi
các dung môi chất béo. Virus gây bệnh Carré hay còn gọi là bệnh sài sốt chó con.
Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới và trên nhiều ký chủ, bệnh có tính lây lan mạnh,
hầu hết thú ăn thịt đều có thể nhiễm bệnh. Riêng trên chó thì tất cả các giống đều
cảm thụ nhưng nhạy cảm nhất là các giống chó chăn cừu và chó Berger (Trần
Thanh Phong, 1996).
Canine Adenovirus 2 (gây bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm): là virus
thuộc họ Adenoviridae, có acid là nhân ADN 2 sợi, ái lực vơis mô lympho, phôir và
đường tiêu hóa. Virus kháng với ether, chloroform nhưng không bền với nhiệt độ,
nhạy cảm với tia tử ngoại, formol và các chất sát trùng thông thường (Lê Anh
Phụng, Trần Thị Bích Liên, 2001).
2.6.2.2 Bệnh đường hô hấp do vi khuẩn
Staphylococcus: Là loại cầu khuẩn Gram +, có hơn 20 loài Staphylococcus
nhưng có 3 loài gây bệnh là S.aureus, S.epidenmidis, S.saprophytidis. Vi khuẩn có
khả năng tồn tại trên cơ thể động vật. Khi sức đề kháng của cơ thể thú giảm, từ đó
vi khuẩn tấn công sinh sôi phát triểm gây viêm phổi.
Streptococcus pneumoniae: Là loại cầu khuẩn Gram + thường cư trú ở
đường hô hấp, đến khi sức đề kháng của cơ thể yếu vi khuẩn bắt đầu trở nên gây
bệnh viêm phổi ở người và động vật. Tỷ lệ nhiễm bệnh ở động vật non cao hơn
động vật trưởng thành, ở động vật thường thấy kết hợp với bệnh do Mycoplasma,

11


bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm và gây bệnh tử vong cao. Streptococcus
pneumoniae còn gọi là một trong những nguyên nhân gây viêm xoang mũi, viêm tai

giữa, viêm màng não, viêm nội tâm mạc và viêm khớp (Tô Minh Châu và Trần Thị
Bích Liên, 1998).
Klebsiella: Là trực khuẩn Gram +, có vỏ tế bào lipopolysacharides, có khả
năng tiết độc tố gây sốt, tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu gây thiếu máu và nhiễm độc
máu. Vi khuẩn có ở đường hô hấp, ruột và đường sinh dục.
Escherichia coli: Là trực khuẩn Gram -, không bào tử và di động nhờ những
lông quanh cơ thể. Đây là một loại vi khuẩn cơ hội, ký sinh ở ruột, khi sức đề kháng
của thú giảm, vi khuẩn phát triển và thường gây bệnh viêm kết mạc mắt, viêm niêm
mạc mũi...
Pseudomonas: Là trực khuẩn Gram -, không bào tử, không giáp mô, di
động nhờ tiêm mao ở một đầu. Vi khuẩn gây bệnh viêm mũi xanh ở người và động
vật.
Haemophilus influenza: Là vi khuẩn đa hình thái, bắt màu Gram -, ký sinh ở
đường hô hấp trên và gây bệnh viêm mũi, viêm hầu, viêm xoang, viêm khí quản,
viêm màng phổi...bệnh thường xảy ra ở trẻ em và động vật non hơn là ở động vật
trưởng thành. Trong điều kiện bình thường vi khuẩn không gây bệnh do ở dạng
không có giáp mô.
Mycobacterium tuberculosis: Là trực khuẩn dài mảnh, có khi hơi cong, Gram
+, thường đứng riêng lẻ hay kết dính thành từng đám. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ
thể qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa nhưng đường hô hấp là đường lây nhiễm
quan trọng. Khi hít phải vi khuẩn lao trong không khí, vi khuẩn sẽ vào các phế
nang, bám vào các phế nang và tạo các vị trí gây bệnh đầu tiên.
Rickettsia: Là những vi sinh vật rất nhỏ, đa hình thái, có kích thước nhỏ hơn
vi khuẩn, bắt màu Gram -, sống ký sinh nội bào bắt buộc và gây bệnh sốt phát ban
với triệu chứng điển hình là xuất huyết ồ ạt hai bên mũi.
2.6.2.3 Bệnh đường hô hấp do ký sinh vật
Theo Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1997.

12



Capillaria aerophila: ký sinh trong khí quản và phế quản thú ăn thịt.
Crenosoma vulpis: ký sinh trong khí quản, phế quản, chỗ gây viêm khí quản,
phế quản và viêm xoang mũi.
Linguatala serrata (Giun xoang mũi): ký sinh trong hốc mũi, các xoang vùng
mũi chó mèo.
Paragonimus westermami (Sán lá phổi chó)
Angiostrogylus vasorum (Baillet, 1866): ký sinh ở động mạch phổi chó, sẽ
lấy chất dinh dưỡng và nguyên sinh chất của tế bào và hút máu, làm thú kém ăn, ho
khan kéo dài, khó thở, chảy dịch mũi, làm cho thú gầy còm rồi chết.
Toxocara larvae ( Ấu trùng giun đũa): khi ấu trùng di hành qua mặt phổi gây
hoại tử, viêm phổi, phù thủng và xuất huyết.
Dirofilaria immitis (Giun tim): khí sinh ở động mach phổi, động mạch chủ
và tim chó.
Spirocerca lupi (Giun thực quản)
2.6.2.4 Do nấm
Aspergillus fumigatus (nấm phổi): xâm nhập chủ yếu vào phổi qua đường hô
hấp gây bệnh tích kết hạt giống lao.
Histoplasma capsulatam: xâm nhập vào đường hô hấp gây bệnh nhiễm trùng
tiên phát. Bệnh xảy ra trên hầu hết các loài, nấm gây hoại tử giống lao phổi, bệnh
tích ở thận, lách, gây viêm loét ruột, viêm tủy xương và gây nhiễm trùng toàn thân
(Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2001)
2.6.2.5 Do tân bào
Trên chó thường do tân bào độc biểu mô phế quản, tân bào thứ phát ở phổi
có rất nhiều và phát sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Tân bào di căn đến phổi
theo đường huyết và sẽ huỷ hoại nhu mô phổi khi sinh sản và lan rộng, các phế
nang có thể bị tân bào làm hư hại hoàn toàn. Một số chó bị u bướu mọc trong mũi ở
thời kỳ khạc. Nếu một số trường hợp u bướu mọc ở ngực chó thì biến thành ung
thư, chân của ung thư mọc lan dần đến phổi.


13


×