Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

HIỆU QUẢ BỔ SUNG CHẾ PHẨM AXÍT HỮU CƠ TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN HEO CON SAU CAI SỮA ĐẾN 65 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.01 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI-THÚ Y
**************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HIỆU QUẢ BỔ SUNG CHẾ PHẨM A-XÍT HỮU CƠ TRONG
KHẨU PHẦN THỨC ĂN HEO CON SAU CAI SỮA
ĐẾN 65 NGÀY TUỔI

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN THỊ KIM LÝ

Lớp

: DH08DY

Ngành

: Dược Thú Y

Niên khoá

: 2008 - 2013

Tháng 09/2013


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI-THÚ Y
**************

NGUYỄN THỊ KIM LÝ

HIỆU QUẢ BỔ SUNG CHẾ PHẨM A-XÍT HỮU CƠ TRONG
KHẨU PHẦN THỨC ĂN HEO CON SAU CAI SỮA
ĐẾN 65 NGÀY TUỔI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn
TS . NGUYỄN TẤT TOÀN

Tháng 09/2013

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Kim Lý
Tên khóa luận: “Hiệu quả bổ sung chế phẩm a-xít hữu cơ trong khẩu
phần thức ăn heo con sau cai sữa đến 65 ngày tuổi”
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các
ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp.
Ngày…….. tháng……năm…...
Giáo viên hướng dẫn

TS . NGUYỄN TẤT TOÀN


ii


LỜI CẢM ƠN
• Với những tình cảm sâu sắc
Con mãi ghi nhớ công ơn của ba má, người đã sinh thành và nuôi dạy con
khôn lớn.
• Xin chân thành biết ơn
TS. Nguyễn Tất Toàn đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức và hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chú Nguyễn Minh Quang, Chú Đỗ Văn Trong, Chú Thái Văn Mùi cùng tập
thể các cô chú, anh, chị công nhân trong trại đã giúp đỡ, truyền đạt những kinh
nghiệm quý báu cho tôi trong thời gian thực tập tại trại.
Chị Hồ Thị Kim Cúc và công ty SuChiang Chemical & Pharmaceutical Co.,
Ltd đã đồng hành và hỗ trợ tôi thực hiện đề tài này.
• Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm cùng toàn thể thầy cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tận tình
chỉ dạy và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và hoàn thành khóa luận
này.
• Gửi lòng cảm ơn đến
Các bạn thân yêu lớp DH08DY đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ và chia
sẻ cùng tôi những vui buồn, khó khăn trong suốt thời gian học tập cũng như trong
thời gian hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Thị Kim Lý


iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Hiệu quả bổ sung chế phẩm a-xít hữu cơ trong khẩu
phần thức ăn heo con sau cai sữa đến 65 ngày tuổi” được tiến hành tại trại heo
Phú Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai từ ngày 22/10/2012 đến ngày
06/02/2013. Thí nghiệm được tiến hành trên 160 heo con sau cai sữa từ 27 - 65
ngày tuổi theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố. Heo con được chia làm 2 lô:
lô đối chứng và lô thí nghiệm, trong đó lô thí nghiệm được bổ sung chế phẩm a-xít
hữu cơ Gustor XXI Monogastrics® với liều 2kg/ tấn thức ăn. Qua thời gian tiến
hành đề tài, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Tỷ lệ con tiêu chảy và tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở lô thí nghiệm đều thấp hơn
lô đối chứng. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở lô đối chứng là 6,58% và lô thí nghiệm
4,23% (P<0,05). Tỷ lệ nuôi sống của các lô đối chứng và thí nghiệm lần lượt là 90%
và 92,5% (P>0,05).
Tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm tổng số E.coli trong phân ở lô đối chứng là
6,33 (log10 MPN/1 g phân) và lô thí nghiệm là 6,61 (log10 MPN/1 g phân) (P>0,05).
Tại thời điểm kết thúc thí nghiệm tổng số E.coli ở lô thí nghiệm là 5,33 (log10
MPN/1 g phân), lô đối chứng là 5,6 (log10 MPN/1 g phân) (P>0,05). Tổng số E.coli
ở lô thí nghiệm vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm cao hơn ở lô đối chứng 0,28 (log10
MPN/1 g phân), nhưng vào thời điểm kết thúc thí nghiệm thì lô thí nghiệm có tổng
số E.coli thấp hơn lô đối chứng 0,27 (log10 MPN/1 g phân).
Tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm, trọng lượng bình quân giữa các lô không
có sự khác biệt về mặt thống kê (P>0,05). Trọng lượng bình quân tại thời điểm kết
thúc thí nghiệm ở lô đối chứng và lô thí nghiệm lần lượt là 20 kg/con và 19,83
kg/con. Tăng trọng bình quân của lô đối chứng là 12,66 kg/con và lô thí nghiệm là
12,51 kg/con. Tăng trọng tuyệt đối của 2 lô theo thứ tự trên lần lượt là 333,06
g/con/ngày và 329,23 g/con/ngày (P>0,05).

Hệ số chuyển biến thức ăn (giai đoạn 27 – 65 ngày tuổi) ở lô thí nghiệm tốt
hơn lô đối chứng. Hệ số chuyển biến thức ăn ở lô đối chứng và lô thí nghiệm lần
lượt là 1,65 (kgTA/kgTT) và 1,54 (kgTA/kgTT) (P>0,05).

iv


Lô thí nghiệm giúp tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi vì đã giảm được
1.070 (VNĐ) chi phí sản xuất 1kg heo con sau cai sữa so với lô đối chứng.

v


MỤC LỤC
TRANG TỰA.......................................................................................................... i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................... ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................iii
TÓM TẮT ............................................................................................................. iv
MỤC LỤC............................................................................................................. vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. ix
DANH MỤC CÁC BẢNG , HÌNH VÀ SƠ ĐỒ .................................................... x
Chương 1 MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ...................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu....................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích ..................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ....................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
2.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của heo con sau cai sữa .......................................... 3
2.1.1 Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa heo con ................................................... 3
2.1.1.2 Sự phát triển hệ thống men tiêu hóa .......................................................... 4

2.2 Tiêu chảy trên heo con ................................................................................... 5
2.2.1 Khái niệm .................................................................................................... 5
2.2.3 Nguyên nhân ............................................................................................... 5
2.2.3.1 Do heo mẹ ................................................................................................ 6
2.2.3.2 Do heo con ............................................................................................... 6
2.2.3.3 Do thức ăn, nước uống.............................................................................. 7
2.2.3.4 Do ngoại cảnh và chăm sóc nuôi dưỡng .................................................... 7
2.2.3.5 Do vi sinh vật ........................................................................................... 8
2.3.4 Hậu quả sinh lý của tiêu chảy .................................................................... 11
2.3.5 Một số bệnh tiêu chảy thường gặp trên heo con ......................................... 12
2.3.5.1 Tiêu chảy do E.coli ................................................................................. 12
2.3.5.2 Tiêu chảy do Salmonella......................................................................... 13

vi


2.3.5.3 Tiêu chảy do Clostridium perfringens ở heo con ..................................... 14
2.3.5.4 Tiêu chảy do viêm dạ dày ruột truyền nhiễm TGE .................................. 15
2.3.5.5 Dịch tiêu chảy Pocine Epidemic Diarrhoea (PED) .................................. 16
2.3.5.6 Tiêu chảy do Rotavirus ........................................................................... 17
2.3.5.7 Tiêu chảy do cầu trùng ........................................................................... 17
2.4 A-xít hữu cơ ................................................................................................. 18
2.4.1 Khái quát về a-xít hữu cơ .......................................................................... 18
2.4.2 Một số acid hữu cơ thường dùng trong chăn nuôi hiện nay ........................ 18
2.4.3 Tác dụng của acid hữu cơ trong chăn nuôi ................................................. 19
2.4.4 Cơ chế kháng khuẩn của acid hữu cơ ......................................................... 19
2.6 Giới thiệu về chế phẩm Gustor XXI Monogastrics® ..................................... 22
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 25
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện ................................................................... 25
3.1.1 Thời gian ................................................................................................... 25

3.1.2 Địa điểm.................................................................................................... 25
3.2 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 25
3.3 Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 25
3.4 Điều kiện thí nghiệm .................................................................................... 25
3.4.1 Hệ thống chuồng trại ................................................................................. 25
3.4.2 Chế độ dinh dưỡng .................................................................................... 26
3.4.3 Chăm sóc, nuôi dưỡng heo thí nghiệm ....................................................... 26
3.5 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 27
3.5.1 Bố trí thí nghiệm ....................................................................................... 27
3.5.2 Đánh giá khả năng phòng ngừa tiêu chảy và giảm số lượng vi khuẩn ........ 28
3.5.2.3 Khảo sát tổng số E.coli trong phân ......................................................... 29
3.5.3 Khảo sát các chỉ tiêu về tăng trọng và hiệu quả kinh tế .............................. 29
3.5.2.1 Các chỉ tiêu tăng trọng ............................................................................ 29
3.5.2.2 Hiệu quả kinh tế ..................................................................................... 29

vii


Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 32
4.1 Đánh giá khả năng phòng ngừa tiêu chảy và giảm số lượng vi khuẩn E.coli
trong đường ruột ................................................................................................ 32
4.1.1 Tỷ lệ tiêu chảy ........................................................................................... 32
4.1.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ............................................................................ 33
4.1.3 Tỷ lệ nuôi sống .......................................................................................... 34
4.1.4 Khảo sát tổng số E.coli .............................................................................. 36
4.2 Khảo sát các chỉ tiêu về tăng trọng và hiệu quả kinh tế ................................. 37
4.2.1 Trọng lượng bình quân .............................................................................. 37
4.2.2 Tăng trọng bình quân và tăng trọng tuyệt đối............................................. 39
4.2.3 Hệ số chuyển biến thức ăn ......................................................................... 40
4.2.4 Hiệu quả kinh tế ........................................................................................ 42

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ DỀ NGHỊ ................................................................ 43
5.1 Kết luận........................................................................................................ 43
5.2 Đề nghị......................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 44
PHỤ LỤC............................................................................................................. 48

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chế phẩm G

: Chế phẩm Gustor XXI Monogastrics®

ĐC

: Đối chứng

FMD

: Foot and Mouth Disease

HSCBTA

: Hệ số chuyển biến thức ăn

LMLM

: Lở mồm long móng


MMA

: Metritis Mastitis Agalactia

NT

: Ngày tuổi

PRRS

: Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome

TA

: Thức ăn

TB

: Trung bình

TGE

: Transmissible Gastro Enteritis

TLBQ

: Trọng lượng bình quân

TLCTC


: Tỷ lệ con tiêu chảy

TLNCTC

: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy

TLNS

: Tỷ lệ nuôi sống

TN

: Thí nghiệm

TT

: Tăng trọng

TTBQ

: Tăng trọng bình quân

TTTĐ

: Tăng trọng tuyệt đối

VNĐ

: Việt Nam Đồng


ix


DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Bảng 2.2 Độ pH ở những đoạn khác nhau của ống tiêu hóa............................................. 3
Bảng 2.1 Kích thước và dung tích bộ máy tiêu hóa của heo con ...................................... 4
Bảng 2.3 Một số nguyên nhân gây tiêu chảy trên đường tiêu hóa .................................. 10
Bảng 2.4 Thành phần trong 1 kg sản phẩm Gustor Monogastric® ................................. 22
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................. 28
Bảng 3.2 Số lượng và thời điểm lấy mẫu xét nghiệm E.coli .......................................... 29
Bảng 4.1 Tỷ lệ tiêu chảy Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của các lô ........................................ 32
Bảng 4.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của các lô................................................................. 33
Bảng 4.3 Tỷ lệ nuôi sống ............................................................................................... 35
Bảng 4.4 Tổng số E.coli của các lô qua các giai đoạn .................................................... 36
Bảng 4.5 Trọng lượng bình quân của heo qua từng thời điểm (kg/con) ......................... 37
Bảng 4.6 Tăng trọng bình quân và tăng trọng tuyệt đối qua các giai đoạn thí nghiệm ... 39
Bảng 4.7 Hệ số chuyển biến thức ăn .............................................................................. 40
Bảng 4.8 Hiệu quả kinh tế .............................................................................................. 42
Sơ đồ 2.1 Sự biến đổi của các enzyme tiêu hóa ở heo con ............................................... 4
Sơ đồ 2.2 Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy............................................................................. 11
Hình 2.1 Cơ chế diệt khuẩn của a-xít hữu cơ ................................................................. 20
Hình 2.3 Sự phân ly của một vài a-xít hữu cơ ở pH khác nhau trong ống tiêu hóa ........ 21

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước đang phát triển với nền nông nghiệp là chủ yếu.

Trong đó chăn nuôi là một ngành thế mạnh và đang từng bước phát triển. Tuy
nhiên, vài năm gần đây ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi heo nói
riêng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức. Một trong những nguyên
nhân gây ra hiện trạng này là tình hình dịch bệnh kéo dài, khó kiểm soát và xảy ra
phổ biến trên mọi đàn heo đặc biệt là tiêu chảy trên heo con.
Trên heo con, các rối loạn tiêu hóa thường xảy ra ở thời kỳ sau cai sữa.
Nguyên nhân chính là do bộ máy tiêu hoá chưa hoàn chỉnh, khả năng tiết dịch tiêu
hoá còn kém, hơn nữa các men tiêu hoá còn quá ít. Cai sữa đồng nghĩa với nguồn
thức ăn và môi trường sống bị thay đổi. Trong giai đoạn này, heo con phải đối mặt
với những tác nhân gây nên stress trong khi sức đề kháng của heo con kém, nhạy
cảm với ngoại cảnh dẫn đến tình trạng chậm tăng trưởng, heo con dễ nhiễm bệnh,
dịch bệnh gia tăng, đặc biệt là tiêu chảy. Tiêu chảy làm gia tăng tỷ lệ tử vong, chi
phí điều trị, làm giảm nghiêm trọng tỷ lệ tăng trưởng của heo con trong suốt thời kì
cai sữa và cả các giai đoạn phát triển tiếp theo gây thiệt hại kinh tế cho người chăn
nuôi. Giải pháp được nhiều nhà chăn nuôi áp dụng là bổ sung kháng sinh để phòng
bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh một cách thường xuyên sẽ dẫn
đến tình trạng đề kháng kháng sinh, gây khó khăn cho việc phòng trị và tồn dư
trong thực phẩm gây hại cho người tiêu dùng.
Đứng trước thực tại đó, hàng loạt những nghiên cứu được đưa ra nhằm tìm
kiếm giải pháp thay thế kháng sinh bổ sung trong thức ăn. Các giải pháp được
nghiên cứu như sử dụng acid hữu cơ, probiotic, thảo dược, enzym hoặc phối hợp

1


chúng nhằm để thay thế kháng sinh bổ sung trong thức ăn chăn nuôi. Trong đó, a xít hữu cơ được đánh giá là khắc phục được sự thiếu hụt tiềm tàng về tính a – xít tự
nhiên của ruột sau cai sữa và như vậy có thể kích thích sự tiêu hoá và tránh được
bệnh tiêu chảy và chậm lớn của heo con (Viện chăn nuôi, 2007). Theo Vũ Duy
Giảng (2008), bổ sung a-xít hữu cơ vào thức ăn có lợi ích cao vì nó sở hữu những
đặc tính như: an toàn đối với vật nuôi và người, ức chế được vi khuẩn gây bệnh và

tăng cường khả năng miễn dịch cho gia súc, cải thiện được khả năng tiêu hóa,
không tồn dư và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự cho phép của Khoa Chăn Nuôi
Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, sự hướng dẫn của TS.
Nguyễn Tất Toàn chúng tôi thực hiện đề tài: “Hiệu quả bổ sung chế phẩm a-xít
hữu cơ trong khẩu phần thức ăn heo con sau cai sữa đến 65 ngày tuổi”
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá hiệu quả của a–xít hữu cơ lên tỷ lệ tiêu chảy và tăng trọng khi bổ sung vào
khẩu phần thức ăn heo con sau cai sữa đến 65 ngày tuổi.
1.2.2 Yêu cầu
Bố trí thí nghiệm thành 2 lô: lô đối chứng không bổ sung chế phẩm và lô thí
nghiệm bổ sung chế phẩm a-xít hữu cơ Gustor XXI Monogastrics ® (a-xít hữu cơ G)
Ghi nhận tỷ lệ tiêu chảy, tỷ lệ chết và loại thải
Đếm tổng số Escherichia coli trong mẫu phân
Theo dõi các chỉ tiêu về tăng trọng và hệ số chuyển hoá thức ăn
Tính hiệu quả kinh tế

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của heo con sau cai sữa
2.1.1 Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa heo con
Khi mới sinh, cơ thể heo con phát triển chưa hoàn chỉnh, các chức năng chưa
hoàn thiện, khả năng thích ứng kém khi môi trường sống đột ngột thay đổi. Giai
đoạn này thức ăn chính là sữa mẹ. Khi chuyển qua giai đoạn cai sữa, heo con phải
trải qua quá trình thay đổi đột ngột về dinh dưỡng và môi trường. Vì thế ở giai đoạn
này, bộ máy tiêu hóa của heo con có nhiều biến đổi cả về kích thước, cấu tạo lẫn hệ

thống men tiêu hóa.
Màng nhầy ruột non có những thay đổi khi heo được cai sữa ở 3 – 4 tuần tuổi.
So với trước khi cai sữa, nhung mao ngắn đi 75% trong vòng 24 giờ sau cai sữa và
tình trạng này vẫn tiếp tục cho đến ngày thứ 5 sau cai sữa (Hampson and Kidder,
1986). Do đó làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của heo con giai đoạn sau cai sữa (Trần Thị Dân, 2003).
Độ pH thay đổi và khác nhau trong từng đoạn của bộ máy tiêu hoá
Bảng 2.2 Độ pH ở những đoạn khác nhau của ống tiêu hóa
0 ngày

3 ngày

6 ngày

9 ngày

Dạ dày

3,8

6,4

6,1

6,6

Tá tràng

5,8


6,5

6,2

6,4

Không tràng

6,8

7,3

7,3

7,0

Hồi tràng

7,5

7,8

7,8

8,1

(Theo Makkink, 1994; dẫn liệu Bùi Trọng Nghĩa, 2003)
Độ pH trong ống tiêu hóa ở những ngày đầu sau cai sữa thấp sau đó tăng lên
nhiều vào các ngày tiếp theo, đó là do sự thay đổi thức ăn từ sữa mẹ sang thức ăn


3


đậm, điều này rất bất lợi cho đường tiêu hóa vì không những chúng ảnh hưởng đến
sự phân tiết các enzyme tiêu hóa mà còn tạo cơ hội cho vi sinh vật gây bệnh phát
triển gây rối loạn tiêu hóa.
Kích thước và dung tích bộ máy tiêu hóa cũng có nhiều biến đổi để thích nghi
với những thay đổi trên.
Bảng 2.1 Kích thước và dung tích bộ máy tiêu hóa của heo con
Dạ dày

Tuổi

Ruột non

Ruột già

Trọng

Dung

Trọng

Dung

Chiều

Trọng

Dung


Chiều

lượng

tích

lượng

tích

dài

lượng

tích

dài

(g)

(ml)

(g)

(ml)

(m)

(g)


(ml)

(m)

1

4.5

25

40

100

3,8

10

40

0,8

10

15

73

95


200

5,6

22

90

1,2

20

24

213

115

700

7,3

36

100

1,2

70


232

1825

996

6000

16,5

458

2100

3,1

(ngày)

(Kvansnitski, 1951 dẫn liệu bởi Nguyễn Gia Minh, 2004)
2.1.1.2 Sự phát triển hệ thống men tiêu hóa
Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa heo con ngoài việc gia tăng về kích thước,
trọng lượng, dung tích còn phát triển hệ thống men tiêu hóa. Sự phát triển và hoàn
chỉnh sự tiết HCl ở dịch vị và hệ thống men tiêu hóa có thể giúp heo tiêu hóa một
cách dễ dàng và hữu hiệu nguồn thức ăn ngoài sữa mẹ.

Tuần tuổi
Sơ đồ 2.1 Sự biến đổi của các enzyme tiêu hóa ở heo con
(Kidder and Manner, 1978; Megan Edwards, 2010)


4


Các enzyme tiêu hóa biến đổi theo tuổi của heo, do đó khi cung cấp thức ăn
cho heo trong giai đoạn này cần nắm rõ để tổ hợp khẩu phần sao cho phù hợp. Sự
dư thừa hay thiếu hụt các chất dinh dưỡng đều gây bất lợi cho đường tiêu hóa, đồng
thời cũng là tiền đề gây tiêu chảy trên heo.
2.2 Tiêu chảy trên heo con
2.2.1 Khái niệm
Theo Võ Văn Ninh (2008), tiêu chảy là hiện tượng rối loạn tiêu hóa, thay vì
nhu động của ruột diễn ra bình thường thì trở nên co thắt quá độ làm cho những
chất chứa trong lòng ruột non, ruột già thải qua hậu môn quá nhanh, dưỡng chất
không kịp tiêu hóa và ruột già chưa hấp thụ được nước … Tất cả đều được tống ra
hậu môn với thể lỏng hoặc sền sệt. Hậu quả nghiêm trọng là cơ thể bị mất nhiều
nước, mất nhiều ion điện tích và ngộ độc các loại độc tố do vi khuẩn gây bệnh tiêu
chảy sản sinh ra, con vật suy nhược rất nhanh và có thể chết rất nhanh trong trường
hợp thú sơ sinh, thú non, gầy ốm, sức chịu đựng kém.
2.2.3 Nguyên nhân
Tiêu chảy ở heo con là một hiện tượng bệnh lý phức tạp gây ra bởi tác động
của nhiều yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân
thứ phát. Do vậy việc phân biệt rõ các nguyên nhân gây tiêu chảy là rất khó khăn.
Nguyên nhân gây tiêu chảy kết hợp với tác động của điều kiện ngoại cảnh bất lợi,
gây stress cho cơ thể heo con, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập và phát triển
của các vi sinh vật gây bệnh vào vật chủ, đặc biệt là các vi sinh vật gây bệnh đường
tiêu hóa dẫn đến sự nhiễm khuẩn và loạn khuẩn đường ruột (Trần Đức Hạnh, 2012).
Theo Phạm Sỹ Lăng (1997) tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của nhiều tác nhân gây
bệnh khác nhau như vi-rút, vi khuẩn, kí sinh trùng, thời tiết, ngoại cảnh, độc tố, …
Nguyễn Như Pho (2001) thì cho rằng tất cả những yếu tố trên đều dẫn đến nguyên
nhân cuối cùng là nhiễm trùng đường ruột.


5


2.2.3.1 Do heo mẹ
Trong thời gian heo mẹ mang thai, do dinh dưỡng không đầy đủ như thiếu
protein, thiếu vitamin A, thiếu Cu, Fe, Zn… làm rối loạn quá trình trao đổi chất ở
bào thai nên heo con mới sinh ra yếu, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh, nhất là bệnh
đường tiêu hóa.
Trên heo mẹ công tác tiêm phòng không được tiến hành nghiêm ngặt và đúng
định kỳ, đặc biệt là các loại vắc-xin như: vắc-xin phó thương hàn, TGE
(Transmissible Gastroenteritis), E.coli,… Heo con của những heo mẹ này có nguy
cơ nhiễm vi sinh vật và bệnh tiêu chảy cao hơn vì không được nhận kháng thể thụ
động truyền qua sữa đầu.
Theo Nguyễn Như Pho (2001), heo mẹ mắc hội chứng M.M.A (Metritis
Mastitis Agalactia), nhiễm trùng vú hoặc tử cung sau khi sinh sẽ gây vấy nhiễm vi
trùng vào đường tiêu hóa heo con khi heo con bú sữa viêm, liếm các sản vật viêm
rơi vãi trên nền chuồng gây viêm ruột, tiêu chảy.
2.2.3.2 Do heo con
Heo con mới sinh bộ máy tiêu hóa phát triển chưa hoàn chỉnh, sự phân tiết
enzyme tiêu hóa chưa đầy đủ nên khả năng tiêu hóa kém dễ dẫn đến tiêu chảy.
Lượng HCl tự do ít, không đủ để làm tăng độ toan của dạ dày, do vậy vi khuẩn bất
lợi theo đường miệng vào có điều kiện sống sót ở dạ dày, vào ruột non phát triển
mạnh gây nên tiêu chảy.
Ở heo con hấp thu tốt kháng thể trong sữa đầu sẽ giúp cho đường ruột của heo
sơ sinh giới hạn hấp thu những chất gây bệnh. Nếu heo con bú đủ sữa và hấp thu tốt
kháng thể thì hiệu giá kháng thể trong máu heo con sơ sinh gần bằng hiệu giá kháng
thể của heo mẹ ở 24 giờ sau khi sinh (Trần Thị Dân, 2003). Do vậy nếu heo con
không bú sữa đầu sẽ không nhận được kháng thể mẹ truyền dẫn đến sức đề kháng
kém nên rất dễ bị nhiễm mầm bệnh qua đường ruột và gây ra tiêu chảy.
Theo Võ Văn Ninh (2008), thời kỳ heo con mọc răng cũng dễ mắc bệnh tiêu

chảy. Thời điểm mà heo con sốt và tiêu chảy với tỉ lệ cao nhất là lúc 10 -17 ngày
tuổi và 23 – 29 ngày tuổi, ứng với thời gian mọc răng sữa tiền hàm số 3 ở hàm dưới
và răng sữa tiền hàm số 4 ở hàm trên.

6


2.2.3.3 Do thức ăn, nước uống
Sự mất cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần, thức ăn có
nhiều chất béo, nhiều đạm hoặc nhiều xơ, thức ăn không đảm bảo chất lượng vệ
sinh, không phù hợp với từng giai đoạn phát triển của heo con… làm cho bộ máy
tiêu hóa không phân giải được hết thức ăn, thức ăn dư thừa đi ra ngoài nhanh dưới
dạng phân lỏng hoặc tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển sinh độc tố
gây rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Theo Tsolis và ctv (1999), thức ăn thiếu một số
nguyên tố đa lượng, vi lượng như sắt, đồng, kẽm… cũng có thể gây ra những rối
loạn tiêu hóa. Thức ăn bị lẫn các chất độc hóa học như chì, thủy ngân, các muối
nitrat… thường gây ra những rối loạn tiêu hóa kết hợp với các triệu chứng về thần
kinh (dẫn liệu Trần Đức Hạnh, 2012).
Thức ăn khi chế biến hoặc bảo quản không đúng phương pháp dễ bị nhiễm
nấm mốc. Một số loài nấm mốc như Aspergillus, Penicillium… phân bố rộng rãi
trong tự nhiên, có khả năng xâm nhập và phát triển mạnh trong thức ăn và sản sinh
nhiều loại độc tố rất nguy hại cho cơ thể động vật, là nguyên nhân của nhiều căn
bệnh nguy hiểm.
Ở các vùng đông dân cư, những nơi tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế
biến, trang trại chăn nuôi… nguồn nước dễ bị ô nhiễm bởi các loại chất thải, làm
thay đổi tính chất cũng như chất lượng nguồn nước. Nguồn nước bị ô nhiễm là môi
trường thuận lợi cho các vi sinh vật tồn tại và phát triển, trong đó có các vi sinh vật
gây bệnh (Trần Thị Hạnh và Đặng Xuân Bình, 2002).
2.2.3.4 Do ngoại cảnh và chăm sóc nuôi dưỡng
Môi trường là một trong những yếu tố thường xuyên tác động lên cơ thể động

vật. Khi thời tiết thay đổi đột ngột sẽ gây rối loạn hệ thống điều hòa nhiệt của cơ
thể, dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, từ
đó các mầm bệnh trong đường tiêu hóa có cơ hội tăng cường độc lực và gây bệnh.
Sự thay đổi môi trường sống như: chuyển chuồng, nhập đàn, tách mẹ,… làm
heo con bị stress dẫn đến cơ thể suy yếu, nhu động ruột giảm đột ngột nên thức ăn

7


nằm một chỗ, tạo điều kiện cho một số vi khuẩn cơ hội như E.coli phát triển nhanh,
gia tăng số lượng, trở nên có sức gây bệnh và sinh độc tố.
Không úm heo con hoặc úm không đúng cách dẫn đến heo con nhiễm lạnh,
gây tiêu chảy. Ngoài ra, theo Võ Văn Ninh (2001), 80% tiêu chảy ở heo con do
viêm rốn, làm giảm sức đề kháng. Theo Nguyễn Như Pho (1995), do bấm răng
không kỹ, khi bú heo con làm trầy vú mẹ và heo con bú sữa của vú bị viêm cũng
gây tiêu chảy.
Chuồng trại không đúng quy cách, các yếu tố thời tiết bất lợi như: nóng, lạnh,
mưa gió thất thường, độ ẩm cao dễ tác động trực tiếp lên heo con, đồng thời đây
cũng là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có hại phát triển gây bệnh.
2.2.3.5 Do vi sinh vật
Vi sinh vật là nguyên nhân luôn hiện diện trong mọi trường hợp của bệnh tiêu
chảy ở heo con, có thể nói đây là tác nhân chủ yếu của bệnh tiêu chảy trên heo con.
Sự nhiễm trùng đường ruột thường xảy ra với các loại mầm bệnh có sẵn, mầm bệnh
truyền từ heo mẹ sang hoặc mầm bệnh có trong thức ăn, nước uống. Theo Đào
Trọng Đạt và ctv (1995), sự mất cân bằng của quần thể vi sinh vật trong đường tiêu
hóa ảnh hưởng lớn đến sức khỏe động vật chủ. Khi cơ thể gặp những tác động ảnh
hưởng khác nhau như sai sót về chế độ dinh dưỡng, sai sót trong việc dùng thuốc
điều trị nhất là dùng kháng sinh hoặc trong một số trường hợp bệnh mà các đáp ứng
miễn dịch bị thay đổi, đều có thể làm cho quẩn thể vi sinh vật mất cân đối dẫn đến
rối loạn đường tiêu hóa. Vi khuẩn Lactic có ngay khi heo con vừa sinh, chúng phát

triển và trấn áp các vi sinh vật đường ruột khác gây hại. Nếu vi khuẩn Lactic phát
triển kém hoặc giảm số lượng tạo điều kiện cho các vi khuẩn khác tăng sinh hoặc
gây xáo trộn hệ vi sinh vật đường ruột gây bệnh tiêu chảy trên heo con.
Do vi khuẩn
Trong đường tiêu hóa, ngoài các vi khuẩn có lợi tác động phân giải các chất
trong đường tiêu hóa, giúp sinh lý tiêu hóa của gia súc diễn ra bình thường còn một
số vi khuẩn như E.coli, Salmonella, Clostridium perfringens, Klebsiella,… là những

8


vi khuẩn thường gây rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, tiêu chảy khi có điều kiện thuận
lợi. Nhiều tác giả khi nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy đã chứng minh rằng khi
gặp điều kiện thuận lợi, những vi khuẩn ở đường tiêu hoá sẽ tăng độc lực, phát triển
với số lượng lớn và gây bệnh (Phạm Thị Hải Yến, 2012). Theo Phạm Sỹ Lăng và
ctv (2004), tiêu chảy ở heo do vi khuẩn chủ yếu do một số vi khuẩn như E.coli,
Salmonella, Clostridium perfringens, Treponema hyodysenteriae, Campylobacter...
Theo Đào Trọng Đạt (1996), nghiên cứu xác định E.coli là tác nhân gây bệnh quan
trọng so với các loại vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy khác. Nguyễn Quế Hoàng
(2006) cho rằng bình thường E.coli là loại vi khuẩn thường xuyên cư trú trong ống
tiêu hóa. Nếu điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, E.coli sẽ thừa cơ hội trổi dậy
sinh sản rất nhanh và gây nên sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và gây
bệnh.
Do vi-rút
Theo Phạm Sỹ Lăng (1997), đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng vi-rút là
nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy trên heo. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và kết
luận một số vi-rút như: Enterovirus, Rotavirus, Corconavirus, vi-rút dịch tả heo ...
có vai trò nhất định gây hội chứng tiêu chảy trên heo đặc biệt là heo con. Sự xuất
hiện của vi-rút sẽ làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá, sự hấp thu dưỡng chất
giảm, suy giảm sức đề kháng và gây tiêu chảy ở thể cấp tính.

Theo Bergenland H.U (1992), trong số những mầm bệnh gây tiêu chảy
thường gặp trên heo trước và sau cai sữa có rất nhiều loại vi–rút trong những mẫu
phân phân lập được. Trong đó, Rotavirus chiếm 29%, vi–rút TGE (Transmissible
Gastroenteritis virus) là 11,2%, Enterovirus 0,7% và Parvovirus là 0,7%.
Do kí sinh trùng
Kí sinh trùng trong đường tiêu hóa cũng là một trong các nguyên nhân phổ
biến gây hội chứng tiêu chảy ở gia súc. Kí sinh trùng tác động thông qua việc tranh
chấp dinh dưỡng với ký chủ, tiết nội hoặc ngoại độc tố làm giảm sức đề kháng và
làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, tạo điều kiện cho các tác nhân khác tấn

9


công gây rối loạn quá trình tiêu hoá (Trần Đức Hạnh, 2012). Trong đó, cầu trùng là
nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy.
Theo Nguyễn Như Pho (2003), Isospora suis, Crytosporidium thường gây tiêu
chảy cấp hoặc mãn tính chủ yếu ở gia súc non đặc biệt từ sơ sinh đến 4 tuần tuổi,
còn ở heo trên 2 tháng tuổi do đã tạo được miễn dịch nên chỉ mang mầm bệnh, ít
khi xuất hiện triệu chứng tiêu chảy.
Bảng 2.3 Một số nguyên nhân gây tiêu chảy trên đường tiêu hóa
Loại mầm bệnh

Vi-rút

Vi trùng

Nguyên sinh động
vật

Tên mầm bệnh


Tên bệnh

Coronavirus

Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm

Coronavirus

Dịch tiêu chảy trên heo con

Rotavirus

Tiêu chảy do Rotavirus

Clostridium perfringens type A

Tràn độc huyết

Clostridium perfringens type C

Viêm ruột hoại tử

E.coli

Tiêu chảy do E.coli

Salmonella

Phó thương hàn


Tryponema hypdysenteriae

Hồng lỵ

Campylobacter coli

Tiêu chảy do Campylobacter

Issospora suis

Cầu trùng

Cryptosporidium spp

Cẩu trùng

Eimeria

Cầu trùng
(Nguyễn Như Pho, 2001)

10


2.3.3 Cơ chế sinh bệnh
Theo Nguyễn Như Pho (1995), cơ chế sinh bệnh tiêu chảy được trình bày như sau:
Nguyên nhân không
do vi sinh vật


Stress, giảm sức
đề kháng

Nhiễm trùng
đường tiêu hóa

Độc tố vi
sinh vật
tấn công
niêm mạc

Kích thích nhu
động ruột

Ức chế thần kinh
phó giao cảm
Mất nước và
chất điện giải

Giảm nhu động ruột

Thức ăn ứ lại không
tiêu hóa được

Viêm ruột

Vi sinh vật phát triển

Tiêu chảy


Thiếu chất dinh
dưỡng
Nhiễm độc

Sơ đồ 2.2 Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy

Chết

2.3.4 Hậu quả sinh lý của tiêu chảy
Theo Trần Thị Dân (2003), có 3 hậu quả sinh lý do tiêu chảy gây ra:
Ảnh hưởng rõ rệt nhất là mất dịch ngoại bào (dịch nằm giữa các tế bào, nước
của mạch máu). Khi mất một lượng dịch ngoại bào đáng kể khoảng 15% thì cơ thể
sẽ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như giảm huyết áp, tim đập nhanh, thú tím tái
và có thể gây chết thú nếu mất quá nhiều dịch ngoại bào. Do đó, cung cấp dịch
ngoại bào là biện pháp ưu tiên trong điều trị bệnh tiêu chảy. Sự thành công của giải
pháp truyền dịch qua đường miệng thay đổi tùy theo loại tiêu chảy. Trong tiêu chảy
do thú nhiễm nội độc tố vi khuẩn, vận chuyển đồng hướng Na/glucose ở ruột không

11


làm ảnh hưởng, cho thú uống dung dịch điện giải chứa glucose rất hữu hiệu. Trong
tiêu chảy nhẹ, lớp màng nhầy ở ruột non vẫn còn khả năng tiếp nhận dung dịch khi
cho uống, nhưng dung dịch uống không hữu hiệu khi tiêu chảy nặng mà nguyên
nhân chủ yếu là do vi-rút.
Thay đổi nồng độ ion trong máu. Toan huyết (giảm pH máu) trầm trọng bởi
nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu do mất HCO3- qua phân dẫn đến tăng
kali huyết. Khi hàm lượng K+ trong máu tăng thì nhịp tim giảm. Tỷ số K+ của ngoại
bào và K+ của nội bào thay đổi làm hoạt động của cơ tim bị rối loạn và có thể gây
chết thú.

Thay đổi quá trình biến dưỡng cơ thể. Giảm glucose huyết thường xảy ra
trong trường hợp tiêu chảy cấp tính vì thú biến ăn, giảm hấp thu dưỡng chất, ức chế
tân tạo đường và tăng thủy phân glycogen. Khi đó, thân nhiệt của cơ thể hạ thấp vì
không đủ glucose để tạo năng lượng cho các cơ quan hoạt động, giảm sức đề kháng
của cơ thể, thú dễ bị nhiễm trùng.
2.3.5 Một số bệnh tiêu chảy thường gặp trên heo con
2.3.5.1 Tiêu chảy do E.coli
Trực

khuẩn

Escherichia

coli

thuộc

họ

vi

khuẩn

đường

ruột

Enterobacteriaceae, là vi khuẩn bắt màu Gram âm, hai đầu tròn, kích thước 2 – 3 x
0,6 µm, chiếm 80% số lượng các vi khuẩn hiếu khí đường ruột. E.coli xuất hiện
sớm trong đường ruột, chỉ trong 24 giờ kể từ khi con vật được sinh ra. Trong điều

kiện bình thường, chúng khu trú ở phần sau của ruột (ruột già) ít khi có ở dạ dày (Lê
Minh Chí, 1995). Khi gặp điều kiện ngoại cảnh bất lợi, sức đề kháng của con vật
yếu thì E.coli tăng nhanh về số lượng, trở nên cường độc và có khả năng gây bệnh.
Theo Trần Thanh Phong (1996), số lượng E.coli ở ruột non heo bình thường là
103 – 104/g chất chứa còn lượng E.coli ở ruột non heo bị bệnh là 107 – 109/g chất
chứa. Cù Hữu Phú (2001) cho rằng vi khuẩn E.coli chiếm một tỷ lệ cao (79,75%)
trong các mẫu phân của những con heo theo mẹ mắc bệnh tiêu chảy và là một yếu
tố gây bệnh quan trọng. Heo con theo mẹ mắc bệnh tiêu chảy với tỷ lệ trung bình là
28,36% và tỷ lệ chết trung bình là 4,45% so với tổng số heo mắc bệnh. Tương tự

12


Đào Trọng Đạt và ctv (1996) cũng cho rằng vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy
chiếm tỷ lệ cao nhất là E.coli (45,6%). Vì vậy bệnh tiêu chảy do E.coli có tầm quan
trọng đặc biệt trong các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở heo con.
Trần Đức Hạnh (2012) cho rằng bệnh do E.coli gây ra là bệnh truyền nhiễm,
diễn biến cấp tính ở dạng nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm độc đường ruột ở heo con.
Theo Nguyễn Như Pho (2001), heo con bị tiêu chảy do E.coli thường có những triệu
chứng như: heo con trở nên uể oải, không thích bú, lông xù, mắt sâu, niêm mạc mắt,
mũi trắng bệch, đôi khi có sắc thái vàng, heo gầy còm, giảm tăng trọng hằng ngày
so với những con khác. Tiêu chảy trên heo con sơ sinh (từ 0 – 4 ngày tuổi) phân
màu vàng kem hoặc hơi xanh với nhiều nước, sau 2 – 3 ngày tiêu chảy lợn cợn, bị
mất nước. Heo con tiêu chảy mất nước nặng dẫn đến suy kiệt cơ thể, co giật, run cơ
rồi chết dần.
Phòng bệnh bằng cách thường xuyên sát trùng chuồng trại, khử trùng nguồn
nước nhằm hạn chế sự hiện diện của E.coli và một số mầm bệnh khác, duy trì nhiệt
độ thích hợp (32oC – 34oC) cho heo con chưa cai sữa và (28oC – 30oC) cho heo vừa
cai sữa, không cho heo con ăn các thức ăn hư thối. Tạo kháng thể cho heo con bằng
cách tiêm vắc-xin cho heo mẹ, cho heo con bú sớm sau khi sinh và bú thường xuyên

để đảm bảo nhận đủ lượng kháng thể truyền qua sữa đầu. Sử dụng các chế phẩm
sinh học như: a-xít hữu cơ, men tiêu hóa… nhằm ức chế vi sinh vật gây bệnh.
2.3.5.2 Tiêu chảy do Salmonella
Vi khuẩn Salmonella thuộc họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae, sống
hoại sinh trong đường tiêu hóa, khi sức đề kháng của heo con giảm chúng sẽ xâm
nhập và gây bệnh. Với số lượng, chủng loại phong phú và sự phân bố rộng rãi trong
tự nhiên Salmonellosis là mầm bệnh chung của nhiều loài động vật và con người.
Khi tiêu chảy kéo dài làm thể trạng sút kém, kháng thể giảm thấp, hiện tượng
trúng độc toan,… là cơ hội thuận tiện cho vi khuẩn gây bệnh tiếp tục đi sâu và xâm
nhập vào các cơ quan hệ thống, đặc biệt là hệ tuần hoàn, gây nhiễm trùng huyết, nếu
ở mức cao sẽ gây chết ở giai đoạn này. Đối với những cá thể sống sót, di chứng
bệnh tích lưu lại ở các hạch, màng treo ruột và một số cơ quan khác trong cơ thể và

13


trở thành nguồn bệnh tiềm tàng, thải trùng ra ngoài qua sự bài tiết hoặc nhiễm vào
các sản phẩm thịt, trứng, sữa… Khi vật mang trùng bị yếu đi do các yếu tố tác động,
hoặc bị mắc bởi các bệnh khác, bệnh có thể tái phát tới mức nhiễm trùng huyết ở
thể cấp và gây tỉ lệ chết cao (Trần Đức Hạnh, 2012).
Việc dùng kháng sinh phối hợp với corticoid và tăng cường trợ sức, trợ lực có
thể mang lại kết quả khả quan trong trường hợp bệnh do Salmonella gây ra. Công
tác phòng bệnh quan trọng nhất là vệ sinh phòng bệnh đặc biệt là xử lý phân vì
nhiều quốc gia cho rằng vắc–xin có ít tác dụng. Bên cạnh đó cần kiểm soát nguồn
thức ăn nhằm đảm bảo vệ sinh, hạn chế mầm bệnh xâm nhập (Trần Thanh Phong,
1996).
2.3.5.3 Tiêu chảy do Clostridium perfringens ở heo con
Clostridium perfringens là vi khuẩn hình que ngắn, Gram dương, không di
động, sống kỵ khí và có khả năng tạo bào tử. Clostridium perfringens sống ở khắp
nơi trong tự nhiên và thường gặp trong đường ruột động vật có xương sống. Bệnh

lây chủ yếu qua đường tiêu hóa như: thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, sữa mẹ…
Bình thường Clostridium perfringens hiện diện ở các cơ quan tiêu hóa của tất cả các
heo con trước khi cai sữa. Nếu chăm sóc và nuôi dưỡng không tốt, yếu tố ngoại
cảnh xấu, sức đề kháng yếu thì heo con dễ phát bệnh (Trần Thanh Phong, 1996).
Thể quá cấp tính: xảy ra rất nhanh trong vòng 8 giờ đầu tiên sau sinh, heo
con trở nên yếu ớt, dần dần rồi chết. Thường không biểu hiện triệu chứng gì bên
ngoài, có khi thấy tiêu chảy ra máu. Thể cấp tính: thường thấy trên heo con khoảng
2 – 5 ngày tuổi. Dấu hiệu đầu tiên là chết bất thình lình và kèm theo ỉa chảy ra máu.
Bệnh xảy ra rất nhanh, heo con chết sau khi tiêu chảy ra máu. Thể bán cấp tính: heo
con đi phân thường có màu nâu đỏ có chứa những mảng hoại tử, heo con trở nên
yếu dần rồi chết sau 2 – 3 ngày mắc bệnh. Cả hệ thống tiêu hóa ở heo con xung
huyết và xuất huyết, heo con gầy còm, yếu ớt rõ rệt trước khi chết. Ở thể cấp tính
nhẹ và bán cấp tính thường ruột viêm xuất huyết, sưng to và trở nên dày trong ruột,
ruột căng phồng.

14


×