Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC TIÊM VĂCXIN PORCILIS PRRS LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNGCỦA HEO GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA ĐẾN XUẤT CHUỒNG TẠI TRẠI HEO PHÚ SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC TIÊM VĂC-XIN
PORCILIS PRRS LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNGCỦA HEO GIAI
ĐOẠN SAU CAI SỮA ĐẾN XUẤT CHUỒNG
TẠI TRẠI HEO PHÚ SƠN

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN LIN
Lớp: DH08TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2008 – 2013

Tháng 08/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

NGUYỄN VĂN LIN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC TIÊM VĂC-XIN
PORCILIS PRRS LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA HEO GIAI
ĐOẠN SAU CAI SỮA ĐẾN XUẤT CHUỒNG
TẠI TRẠI HEO PHÚ SƠN



Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN ĐÌNH QUÁT

Tháng 08/2013

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Nguyễn Văn Lin
Tên luận văn: “Đánh giá hiệu quả của việc tiêm văc-xin Porcilis PRRS lên sự
tăng trưởng của heo giai đoạn sau cai sữa đến xuất chuồng tại trại heo Phú
sơn”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa, ngày…tháng…năm 2013.
Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Đình Quát

ii


LỜI CẢM ƠN
Con xin tỏ lòng thành kính biết ơn Ba Má, người đã sinh ra và nuôi dưỡng
con nên người.
Chân thành cảm ơn:
Các Thầy, Cô khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại học Nông Lâm

Tp.HCM đã tận tình chỉ dạy cho tôi trong suốt thời gian theo học ở giảng đường đại
học và thực tập tốt nghiệp.
Bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc:
Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ Trần Thị Dân, Tiến Sĩ Nguyễn Đình Quát với
sự giúp đỡ nhiệt tình, đóng góp ý kiến quý báu và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Trân trọng cảm ơn:
Ban giám đốc trại heo Phú Sơn, cùng anh chị em công nhân tại trại
heo đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành thời gian thực tập và bài khóa luậncủa mình.
Cảm ơn:
Xin nhớ mãi bạn bè thân thương lớp DH08TY, đã gắn bó suốt quãng
đời sinh viên, và những người bạn thân khác đã quan tâm, ủng hộ tôi trong suốt thời
gian thực tập.

NGUYỄN VĂN LIN

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá hiệu quả của việc tiêm văc-xin Porcilis PRRS lên sự
tăng trưởng của heo giai đoạn sau cai sữa đến xuất chuồng tại trại heo Phú
Sơn” được thực hiện tại công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn, xã Bắc Sơn, huyện
Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Thời gian thực hiện từ 14/02/2013 đến 02/07/2013. Thí
nghiệm được thực hiện trên heo con của 24 heo mẹđã được tiêm phòng văc-xin
Porcilis PRRS trước khi sinh, chia làm 2 lô, lô đối chứng 121 con, lô thí nghiệm
117 con. Trong đó, lô thí nghiệm 117 con đã được tiêm phòng văc-xin Porcilis
PRRS lúc 14 ngày tuổi.Sau 73 ngày tuổi chuyển sang giai đoạn nuôi thịt đượclô đối
chứng 117 con, lô thí nghiệm 114 con.
Kết quả ghi nhận giai đoạn heo sau cai sữa 28 ngày tuổi đến chuyển thịt(73

ngày tuổi) như sau:
Trọng lượng bình quân lúc bắt đầu thí nghiệm ở lô đối chứng là 8,22 kg/con
thấp hơn lô thí nghiệm là 8,45 kg/con.
Trọng lượng bình quân, tăng trọng bình quân và tăng trọng tuyệt đối ở lô đối
chứng (25,90 kg/con; 17,66 kg/con; 392,29 g/con/ngày) đều cao hơn so với lô thí
nghiệm (25,04 kg/con; 16,60 kg/con; 368,98 g/con/ngày).
Hệ số chuyển hóa thức ăn lượng thức ăn tiêu thụ bình quâncủa lô đối chứng
(1,74kgTĂ/kgTT; 655,94 g/con/ngày) cao hơn so với lô thí nghiệm (1,53
kgTĂ/kgTT; 544,19 g/con/ngày).
Tỷ lệ ngày con bệnh hô hấp, ngày con tiêu chảy, loại thảicủa lô đối chứng
(1,47%;2,57 % và 2,48%) cao hơn lô thí nghiệm (0,92 %;2,04% và 1,71%). Nhưng
tỷ lệ chết ở lô đối chứng là 0,83% thấp hơn lô thí nghiệm là 0,85%.
Kết quả ghi nhận giai đoạn chuyển thịt đến xuất chuồng (166 ngày tuổi) như
sau:
Trọng lượng bình quân lúc xuất chuồng ở lô đối chứng là 92,91 kg/con cao
hơn so với lô thí nghiệm là 92,42 kg/con.

iv


Tăng trọng bình quân và tăng trọng ngày tuyệt đối ở lô đối chứng (67,01
kg/con; 720,52 g/con/ngày) đều thấp hơn so với lô thí nghiệm (67,43 kg/con;
725,08 g/con/ngày).
Hệ số chuyển hóa thức ăn,lượng thức ăn tiêu thụ bình quân của lô đối chứng
(2,76 kgTĂ/kgTT; 1,96 kg/con/ngày) tương đương với lô thí nghiệm (2,76
kgTă/kgTT;1,97 kg/con/ngày).
Tỷ lệ ngày con bệnh hô hấp, tỷ lệ chết và tỷ lệ loại thải ở lô đối chứng (1,07
%; 0 % và 0,85 %) thấp hơn so với lô thí nghiệm (1,21%; 1,75 % và 0,88 %).Tỷ lệ
ngày con tiêu chảy ở lô đối chứng là 0,94 % cao hơn so với lô thí nghiệm 0,63 %.
Tỷ lệ phổi nhục hóa, xẹp, gan hóa, viêm phổi kẽ, tụ huyết, xuất huyết ở lô đối

chứng lần lượt là 60%, 60%, 50%, 40%, 20%, 20% cao hơn lô thí nghiệm lần lượt
là 40%, 30%, 30%, 30%, 10%, 10%.
Lợi nhuận thu được từ lô thí nghiệm là 161.471.366 (đ) cao hơn lô đối chứng
là 155.581.839 (đ).

v


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA........................................................................................................... i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ..................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................iii
TÓM TẮT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ............................................................................................................. vi
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... x
DANH SÁCH CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ........................................................................ xi
Chương I MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu .......................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích......................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu .......................................................................................................... 2
Chương II TỔNG QUAN ...................................................................................... 3
2.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn ............................................. 3
2.1.1 Vị trí địa lý ..................................................................................................... 3
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................... 3
2.1.3 Cơ cấu tổ chức ................................................................................................ 4
2.1.4 Phương hướng phát triển và chức năng của trại............................................... 5
2.1.5 Cơ cấu đàn heo ............................................................................................... 5

2.1.6 Công tác giống................................................................................................ 5
2.1.7 Hệ thống chuồng trại ...................................................................................... 6
2.1.8 Thức ăn........................................................................................................... 7
2.1.9 Quy trình vệ sinh thú y ................................................................................... 8
2.1.10 Quy trình phòng bệnh ................................................................................... 9
2.2 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng ....................................................................... 10
2.2.1 Heo nái ......................................................................................................... 10

vi


2.2.1.1 Nái mang thai ............................................................................................ 10
2.2.1.2 Nái đẻ và nuôi con ..................................................................................... 11
2.2.1.3 Nái khô ...................................................................................................... 12
2.2.2 Heo con ........................................................................................................ 12
2.2.3 Heo sau cai sữa ............................................................................................. 13
2.2.2 Heo thịt......................................................................................................... 13
2.3 Giới thiệu về hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ......................................... 14
2.3.1 Một số thông tin về hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) ............... 14
2.3.2 Căn bệnh học ................................................................................................ 15
2.3.3 Cơ chế gây bệnh ........................................................................................... 15
2.3.4 Triệu chứng bệnh .......................................................................................... 16
2.3.5 Bệnh tích ...................................................................................................... 16
2.4 Giới thiệu về văc-xin Poriclis PRRS ................................................................ 16
2.5 Lược duyệt một số nghiên cứu về văc-xin phòng bệnh PRRS trước đây .......... 17
2.5.1 Trên thế giới ................................................................................................. 17
2.5.2 Tại Việt Nam ................................................................................................ 19
Chương III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ............................ 20
3.1 Thời gian và địa điểm ...................................................................................... 20
3.2 Đối tượng khảo sát........................................................................................... 20

3.3 Nội dung khảo sát ............................................................................................ 20
3.4 Vật liệu và dụng cụ khảo sát…………………………………………………...20
3.5 Phương pháp khảo sát ...................................................................................... 20
3.5.1 Bố trí khảo sát............................................................................................... 20
3.5.2 Phương pháp tiến hành khảo sát ................................................................... 21
3.5.3 khảo sát năng suất tăng trưởng ..................................................................... 21
3.5.4 khảo sát tình hình bệnh ................................................................................. 22
3.5.5 Đánh giá bệnh tích phổi ................................................................................ 23
3.5.6 Hiệu quả kinh tế............................................................................................ 23
3.6 Phương pháp xử lí số liệu ................................................................................ 23

vii


Chương IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 24
4.1 Phản ứng của heo sau tiêm văc-xin…………………………………………….24
4.2 Kết quả đánh giá hiệu quả văc-xin Porcilis PRRS trên một số chỉ tiêu tăng trọng
của heo giai đoạn sau cai sữa đến xuất chuồng ...................................................... 24
4.2.1 Năng suất tăng trưởng từ sau cai sữa đến chuyển thịt (73 ngày tuổi) ............. 24
4.2.2 Năng suất tăng trưởng từ chuyển thịt đến xuất chuồng (166 ngày tuổi) ......... 26
4.3 Hệ số chuyển hóa thức ăn và lượng thức ăn tiêu thu bình quân của heo giai đoan
sau cai sữa đến xuất chuồng................................................................................... 28
4.4 Tỷ lệ ngày con bệnh hô hấp và tỷ lệ ngày con tiêu chảy của heo giai đoạn sau
cai sữa đến xuất chuồng......................................................................................... 30
4.5 Tỷ lệ heo chết và heo loại thải giai đoạn sau cai sữa đến xuất chuồng .............. 32
4.6 So sánh bệnh tích phổi ..................................................................................... 34
4.7 So sánh hiệu quả kinh tế .................................................................................. 36
Chương V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 37
5.1 Kết luận ........................................................................................................... 37
5.2 Đề nghị ............................................................................................................ 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 39
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 42

viii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐC

Đối chứng

TN

Thí nghiệm

FMD

Foot and Mouth Disease (Bệnh lở mồm long móng)

HSCBTĂ

Hệ số chuyển biến thức ăn

TĂTT

Thức ăn tiêu thụ

TĂTTBQ

Thức ăn tiêu thụ bình quân


TLBQ

Trọng lượng bình quân

TTBQ

Tăng trọng bình quân

TTTĐ

Tăng trọng tuyệt đối

PRRS

Porcine reproductive and respiratory syndrome

PRRSV

Porcine reproductive and respiratory syndrome virus

GĐSCS

Giai đoạn sau cai sữa

GĐCTĐXC

Giai đoạn chuyển thịt đến xuất chuồng

PKT


Phòng kỹ thuật

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
0B

Trang
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn heo của Công ty tính đến ngày 29/6/2013 ............................... 5
Bảng 2.2Thành phần dinh dưỡng trong 1kg thức ăn của các loại cám 6A0, 6A1,
6A2, 6B, 7, 8. .......................................................................................................... 7
Bảng 2.3Quy trình tiêm phòng văc-xin đàn heo thương phẩm tại công ty cổ phần
chăn nuôi Phú Sơn. .................................................................................................. 9
Bảng 2.4Liệu trình sử dụng cám thuốc phòng và trị bệnh trên đàn heo tại công ty . 10
Bảng 4.1 Trọng lượng bình quân, tăng trọng bình quân, tăng trọng tuyệt đối của heo
thí nghiệm. ............................................................................................................ 24
Bảng 4.2 Trọng lượng bình quân, tăng trọng bình quân, tăng trọng tuyệt đối giai
đoạn chuyển thịt đến xuất chuồng.......................................................................... 26
Bảng 4.3 Hệ số chuyển hóa thức ăn và lượng thức ăn tiêu thụ bình quân của heo giai
đoạn sau cai sữa đến chuyển thịt ............................................................................ 28
Bảng 4.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn và lượng thức ăn tiêu thụ bình quân của heo giai
đoạn chuyển thịt đến xuất chuồng.......................................................................... 29
Bảng 4.5 Tỷ lệ ngày con bệnh hô hấp và tỷ lệ ngày con tiêu chảy giai đoạn sau cai
sữa đến chuyển thịt ................................................................................................ 31
Bảng 4.6 Tỷ lệ ngày con bệnh hô hấp và tỷ lệ ngày con tiêu chảy giai đoạn chuyển
thịt đến xuất chuồng .............................................................................................. 31
Bảng 4.7 Tỷ lệ heo chết và heo loại thải giai đoạn sau cai sữa đến chuyển thịt ...... 33
Bảng 4.8 Tỷ lệ heo chết và heo loại thải giai đoạn chuyển thịt đến xuất chuồng .... 33

Bảng 4.9 Tỷ lệ phổi có các dạng bệnh tích ở 2 lô khảo sát ..................................... 34
Bảng 4.10 Cách tính toán chi tiết về tổng chí phí, tổng thu và lợi nhuận thu được từ
tổng thu trừ tổng chi. ............................................................................................. 36

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
1B

Trang
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn ........................ 4
Hình 2.1 Trại nái bầu ........................................................................................... 110
Hình 2.2 Trại nái đẻ............................................................................................... 11
Hình 2.3 Ô chuồng cai sữa heo đối chứng.............................................................. 13
Hình 2.4 Ô chuồng cai sữa heo thí nghiệm ............................................................ 13
Hình 2.5 Ô chuồng thịt heo đối chứng ................................................................... 14
Hình 2.6 Ô chuồng thịt heo thí ngiệm .................................................................... 14
Hình 2.7 Hình thái của đại thực bào bị nhiễm PRRSV ........................................... 15
Hình 2.8 Văc-xin Porcilis PRRS ............................................................................ 17
Hình 4.1 Bệnh tích phổi heo lô thí nghiệm............................................................. 35
Hình 4.2 Bệnh tích phổi heo lô đối chứng.............................................................. 35

xi


Chương I
B
2


MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
B
9

Ngày nay, chăn nuôi giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong việccung cấp thực
phẩm bổ dưỡng cho con người và giữ một vị trí quan trọng trong kinh tế nước ta.
Theo ông Hoàng Kim Giao (Cục Trưởng Cục Chăn Nuôi), sản phẩm từ heo
chiếm đến 80 % tổng lượng thịt tiêu thụ của người dân ở Việt Nam. Đây là cơ hội
cũng như thách thức lớn đối với những người chăn nuôi heo tại Việt Nam. Do đó,
người chăn nuôi bằng mọi cách tạo ra sản phẩm thịt có chất lượng tốt đáp ứng cho
người tiêu dùng.
Heo là loài có tốc độ tăng trưởng nhanh nên khả năng cho sản phẩm là rất
lớn. Tuy nhiên, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nhanh nàycòn tùy thuộc vào con giống,
điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, dịch bệnh trong đó có hội chứng rối loạn hô hấp và
sinh sản (PRRS).
Được ghi nhận đầu tiên ở Việt Nam năm 1997, hội chứng rối loạn hô hấp và
sinh sản (PRRS) gây thiệt hại không nhỏ đến ngành chăn nuôi, ảnh hưởng rất lớn
trên heo con, heo sau cai sữa đến xuất chuồng, giảm trọng và tỷ lệ bệnh hô hấp cao
trên heo con, heo sau cai sữa đến xuất chuồng.
Do vậy, việc tìm kiếm các giải pháp phòng chống bệnh PRRS hiệu quả vẫn
được các nhà khoa học và cơ quan quản lý chuyên ngành quan tâm. Bên cạnh việc
thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, chú trọng khâu chăm sóc nuôi dưỡng thì
việc phòng bệnh PRRS bằng văc-xin cho heo là hướng đi đã được các Nhà nghiên
cứu văc-xin nghĩ đến.

1


Văc-xin Porcilis PRRS của công ty Intervet đã được nghiên cứu và thử nghiệm

thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, văc-xin này cần phải được
kiểm chứng và thử nghiệm tại Việt Nam trước khi đưa vào sử dụng.Trên cơ sở thực
tế đó nên tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả của việc tiêm phòng văc-xin
Porcilis PRRS lên sự tăng trưởng của heo giai đoạn sau cai sữa đến xuất
chuồng tại trại heo Phú Sơn” được tiến hành.
1.2 Mục đích và yêu cầu
B
0
1

1.2.1 Mục đích
B
1

Giảm tỷ lệ bệnh hô hấp và cải thiện năng suất tăng trưởng trên heo sau cai
sữa đến xuất chuồng.
1.2.2 Yêu cầu
B
2
1

Bố trí thí nghiệm với 2 lô: Lô thí nghiệmđược tiêm văc-xin Porcilis PRRS
lúc heo 14 ngày tuổi và lô đối chứng không tiêm văc-xin.
Thu thập đầy đủ, chính xác các số liệu về tăng trọng, lượng thức ăn tiêu thụ,
tình trạng sức khỏe của đàn heo thí nghiệm và đối chứng để so sánh.
Ngày bán heo, đánh dấu mực phân biệt heo giữa 2 lô, cân heo và đi lò mổ
khảo sát bệnh tích đại thể phổi ở hai lô và rút ra các so sánh.
Tính toán hiệu quả kinh tế đem lại cho người chăn nuôi.

2



Chương II
B
3

TỔNG QUAN
2.1Giới thiệu về Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn
B
3
1

2.1.1 Vị trí địa lý
B
4
1

Trại chăn nuôi heo Phú Sơn thuộc ấp Phú Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai. Trại được xây dựng với diện tích khoảng 11ha, cách ngã 3 Trị
An khoảng 3km, cách đường quốc lộ 1A khoảng 2km về phía Bắc. Trại ở cách xa
khu đông dân cư, có địa thế cao ráo và độ dốc tự nhiên nên rất dễ dàng cho việc
thoát nước, xung quanh trại có hàng rào cao tách biệt với bên ngoài.
Nguồn nước sử dụng cho trại đa số là giếng khoan và một số giếng đào, do
có cấu tạo thổ nhưỡng đặc biệt nên nguồn nước khá dồi dào.Mạch nước ngầm rất
tốt, nước trong, mát, ít phèn, không hôi thối, lưu lượng nước rất lớn và đạt vệ sinh
nên được sử dụng cho hoạt động chăn nuôi của Công ty.
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
B
5
1


Trại chăn nuôi heo Phú Sơn thuộc Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn được
thành lập vào tháng 3/1976 theo quyết định số 41/UBT của UBND tỉnh Đồng Nai
trên cơ sở tiếp thu trại heo tư nhân có tên KYCANOCO. Khi mới thành lập công ty
có tên là Quốc doanh chăn nuôi heo Phú Sơn – đơn vị hạch toán độc lập thuộc Công
ty nông nghiệp Đồng Nai.
Năm 1984, Quốc doanh chăn nuôi heo Phú Sơn sát nhập vào công ty chăn
nuôi Đồng Nai theo quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai.
Tháng 7/1994 Quốc doanh chăn nuôi heo Phú Sơn được tách khỏi Công ty
chăn nuôi Đồng Nai thành đơn vị hạch toán độc lập và đổi tên thành Xí Nghiệp
Chăn Nuôi Heo Phú Sơn.

3


Tháng 12/1994, Công ty tiếp nhận Xí Nghiệp chăn nuôi heo Long Thành.
Tháng 10/2005, Công ty tiếp nhận Xí Nghiệp chăn nuôi gà Đồng Nai.
Kể từ ngày 01/10/2005 Công ty chính thức chuyển đơn vị thành Công ty cổ
phần chăn nuôi Phú Sơn.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
B
6
1

Hội đồng quản trị

Ban giám đốc

Phòng kế toán


Phòng kế hoạch và

thống kê

kinh doanh

Trại gà Phú Sơn

Ban kiểm soát

Phòng kỹ thuật

Phòng quản lý
chất lượng

Trại heo Phú Sơn

Trại heo Long
Thành

Đội thương

Đội phục vụ sản

Đội giống gốc

phẩm

xuất


Tổ

Tổ

Tổ

Tổ

Tổ

Tổ

Tổ

Tổ

Tổ cơ

nái

cai

heo

nái

cai

hậu


sản

chế

khí,

sinh

sữa

thịt

sinh

sữa

bị

xuất

biến

tổ

nhỏ

tinh

và nái


và nái

bầu

bầu

bảo
vệ

Sơ đồ 2.1Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn

4


2.1.4 Phương hướng phát triển và chức năng của trại
B
7
1

Hiện nay trại không ngừng phát triển đàn heo, đồng thời cải thiện và nâng
cao khả năng sản xuất của đàn heo. Trại nhập giống heo ngoại, tinh heo ngoại, loại
thải nái già và lốc nhiều lần, cách ly nuôi dưỡng đực ngoại nhập về hằng năm trước
khi nhập đàn, chú trọng khâu chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh sát trùng.
Trại đã cung cấp các sản phẩm chăn nuôi ra thị trường như: Heo con giống
nuôi thịt, heo thịt thương phẩm, heo giống đực, cái hậu bị thuần chủng và các nhóm
lai, tinh heo…
2.1.5 Cơ cấu đàn heo
B
8
1


Bảng 2.1 Cơ cấu đàn heo của Công ty tính đến ngày 29/6/2013
Loại heo
Tổng đàn
Giống gốc
Thương phẩm
Đực giống
210
175
35
Nái sinh sản
4201
957
3254
Hậu bị đực
57
57
0
Hậu bị cái
399
91
308
Hậu bị lớn
394
68
326
Hậu bị nhỏ
2773
2773
0

Heo con theo mẹ
5988
1268
4720
Heo con cai sữa
9401
2637
6764
Heo thịt
6106
0
6106
(Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn,2013)
2.1.6 Công tác giống
B
9
1

Con giống trại lai tạo từ đàn heo đực, cái thuần chủng cứ 3 đến 5 năm trại lại
nhập heo thuần chủng hậu bị đực,cái từ nước ngoài về thay thế, chính những heo
đực và cái thuần chủng này tạo ra thế hệ ông, bà thuần chủng trong nước phục vụ
nhu cầu giống thuần trong nước và tạo ra thế hệ bố, mẹ cho đàn heo thương phẩm
của trại.
Trại có các giống heo ngoại nhập như: Duroc, Yorkshire, Landrace. Từ
những heo ngoại nhập trại cho lai tạo ra heo 1 máu thuần chủng làm con giống
thuần cung cấp trong nước, heo 2 máu Yorkshire Landrace, Landrace Yorshire làm
nái sinh sản và heo 3 máu Duroc Yorkshire Landrace, Duroc Landrace Yorshire làm
heo thương phẩm.

5



Để kiểm soát heo đực, nái có nguồn gốc rõ ràng thì mỗi heo đực, nái có
thẻtheo dõi riêng, ghi rõ gia phả ngày sinh.
Phương pháp phối giống: Trại sử dụng gieo tinh nhân tạo, có heo nọc làm
heo thí tình. Tinh lấy từ đàn heo đực của trại.
2.1.7 Hệ thống chuồng trại
B
0
2

Chuồng nuôi heo được xây dựng theo kiểu chuồng hở gồm nhiều khu riêng
biệt phù hợp với từng mục đích sử dụng.
Dãy chuồng E, G, H, O, R (chuồng nuôi nái chờ phối và nái chửa): Kiểu
chuồng nóc đôi, mái lợp tôn, máng ăn bằng xi măng, máng uống là núm cắn tự
động, nền gồm hai phần: Phần xi măng từ máng ăn về phía sau khoảng 1m phần còn
lại là các tấm đan xếp lại với nhau, dạng chuồng cá thể kích thước 0,65m x 2m,
vách ngăn bằng những song sắt, chuồng có hệ thống làm mát bằng quạt và hệ thống
phun sương.
Dãy chuồng A, B, B2, C, C2, D, (chuồng nuôi heo thịt) kiểu chuồng nóc đôi,
nền bằng xi măng, dạng chuồng tập thể máng ăn bán tự động, máng uống là núm
cắn tự động, vách ngăn bằng song sắt hoặc tường xi măng, xung quanh chuồng có
màn che chắn gió lùa.
Dãy chuồng P2, V (chuồng nuôi heo thịt) kiểu chuồng sàn, nóc đôi, cách mặt
đất 0,5 – 1,5m (do địa hình không bằng phẳng) sàn chuồng được lót bằng các tấm
đan dễ dàng cho việc thoát nước và chất thải, xung quanh co màn che chắn gió lùa,
máng ăn là máng bán tự động, máng uống là núm cắn tự động.
Dãy chuồng Q, O, N (chuồng nuôi heo nái hậu bị, nái tồn)kiểu chuồng nóc
đôi, nền bằng xi măng, dạng chuồng tập thể, trong mỗi ô chuồng có 1 chuồng cá thể
kích thước dài × rộng × cao là: 2m × 1,5m × 1m(nhốt đực thí tình hoặc nái rạ để

“phơi nhiễm” cho đàn heo nái hậu bị), các ô được ngăn cách nhau bằng tường xây,
máng ăn tập thể bằng xi măng, máng uống là núm cắn tự động, được làm mát bằng
hệ thống quạt gió
Dãy chuồng Đ, I, K, L,M, X1, X2 (chuồng nuôi nái đẻ và heo con theo mẹ):
kiểu chuồng nóc đôi, mái lợp tôn, có hệ thống quạt làm mát, xung quanh chuồng có

6


bạt che chắn gió, có hệ thống lồng úm với kích thước dài × rộng × cao là: 0,6m ×
0,4m × 0,4m, chuồng có hệ thống đèn úm, chuồng nái đẻ và nuôi con kiểu chuồng
sàn, được thiết kế mỗi ô gồm 3 phần: Phần giữa lót đan dành cho heo mẹ có chắn
các thanh sắt hạn chế heo mẹ đè con, hai bên có phần dành cho heo con được lót
bằng nhựa, cách mặt đất 20cm, nền bằng xi măng có độ dốc 15% để dễ dàng thoát
chất thải, máng ăn dành cho heo mẹ bằng sắt, máng uống là núm cắn tự động. Mỗi ô
chuồng được trang bị một máng ăn nhỏ bằng sắt để heo con tập ăn.
Dãy chuồng C2, D2, G2, E2 (chuồng nuôi heo cai sữa): Kiểu chuồng nóc
đôi, mái lợp tôn, kiểu chuồng sàn nhựa, cách mặt đất 50cm, có kích thước dài ×
rộng × cao là: 3,2m × 1,6m × 0,8m, nền bằng xi măng với độ dốc thích hợp thuận
tiện cho việc thoát chất thải tạo độ thông thoáng, máng ăn bằng sắt và núm uống tự
động.
2.1.8 Thức ăn
B
1
2

Thức ăn được trại tự trộn theo công thức riêng phù hợp với sự sinh trưởng và
phát triển của heo. Giai đoạn sau cai sữa ăn cám 6A0, 6A1, 6A2. Giai đoạn heo thịt
đến xuất chuồng ăn cám 6B, 7, 8. Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn được
thể hiện qua bảng 2.2.

Bảng 2.2Thành phần dinh dưỡng trong 1kg thức ăn của các loại cám 6A0,
6A1, 6A2, 6B, 7, 8
Cám

6A0

6A1

6A2

6B

7

8

ME (kcal/kg)

3300

3250

3250

3150

3100

2900


Protein thô (%)
Dầu (%)
Lysin tiêu hóa(%)
Methionine tiêu hóa (%)
Met +Cys tiêu hóa (%)
Threonine tiêu hóa (%)
Tryptophan tiêu hóa (%)

19
6
1,35
0,5
0,75
0,8
0,21

19,5
6
1,2
0,56
0,83
0,86
0,2

19,5
6
1,15
0,38
0,68
0,68

0,2

17,5
4
0,95
0,3
0,6
0,6
0,12

16,5
4
0,85
0,3
0,5
0,5
0,18

15,5
4
0,8
0,24
0,45
0,45
0,15

Calci (%)
Phosphorus (%)

0,9

0,4

0,9
0,4

0,85
0,35

0,85
0,35

0,9
0,35

0,9
0,35

(Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn, 2013)

7


2.1.9 Quy trình vệ sinh thú y
Sát trùng định kỳ
Các hố sát trùng ở đầu mỗi trại, cổng chính, nhà thay đồ, khu vực văn phòng
phải được thay mới dung dịch sát trùng trong hố mỗi ngày một lần.
Khu vực nhà bảo vệ phải được phun thuốc sát trùng dung dịch thuốc sát
trùng vào cuối mỗi buổi sáng – sau khi bán tinh xong (bán kính 5m).
Khu vực xuất bán heo: Vào các buổi sáng sau khi bán heo xong phải được
rửa sạch và phun dung dịch sát trùng.

Các dãy chuồng heo: Phun thuốc sát trùng vào đàn heo và xung quanh các
dãy chuồng (trong khoảng cách 2m) định kỳ 1 tuần 1 lần.
Đường đi chính trong khu vực chăn nuôi, đường lùa heo: Phun thuốc sát
trùng định kỳ 2 lần trong 1 tuần và phun vào đầu buổi sáng.
Các dụng cụ chăn nuôi: Xe đẩy thức ăn, chổi, dụng cụ hốt phân… phải được
cọ rửa sạch sẽ sau đó phun dung dịch thuốc sát trùng định kỳ vào cuối tuần (thứ 7).
Sát trùng chuồng sau mỗi lứa heo
Sau mỗi lần bán hoặc chuyển hết heo thì phải vệ sinh sát trùng chuồng. Thời gian
sát trùng và phơi chuồng ít nhất là 3 ngày và được thực hiện qua các bước:
Tẩy rửa sạch sẽ các chất hữu cơ như phân, thức ăn… bám trên thành
chuồng, nền chuồng rồi để khô chuồng rồi mới được tiến hành phun thuốc.
Sát trùng lần 1: chọn 1 trong 2 loại thuốc sau:NaOH 2% hoặc thuốc sát trùng
và theo hướng dẫn của kỹ thuật, phơi chuồng 1 ngày. Đối với chuồng cá thể của nái
bầu, nái khô thì không sử dụng NaOH để sát trùng.Rửa lại bằng nước sạch để khô.
Sát trùng lần 2 : Nước vôi 20% phơi chuồng 2 ngày.Rửa lại bằng nước sạch
trước khi đưa heo vào nuôi.
Sát trùng dụng cụ chăn nuôi
Tất cả bao bố ủ ấm cho heo con (kể cả bao mới nhận) phải được giặt sạch,
sau đó phun thuốc sát trùng và đem phơi khô trước khi sử dụng.
(Nguồn: phòng kỹ thuật công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn)

8


2.1.10 Quy trình phòng bệnh
B
2

Bảng 2.3Quy trình tiêm phòng văc-xin đàn heo thương phẩm tại công ty cổ
phần chăn nuôi Phú Sơn.

Loại heo

Theo mẹ

Cai sữa
Heo thịt

Hậu bị

Mang
thai
Nuôi
con
Heo đực
làm việc
Heo nái

Ngày
tuổi

Dịch
tả

Aujeszky

Loại văc-xin
FMD
Do
Parvo


Do MH

PRRS

Do
PCV-2

10
X
21
X
X
42
X
49
X
56
X
84
X
175
X
180
X
185
X
190
X
195
X

200
X
205
X
210
X
215
X
80
X
85
X
90
X
10
X
15
X
21
X
Tiêm văc-xin: Porcilis PRRS chủng châu Âu, FMD, Parvo, Aujeszky, dịch tả
định kì 3 lần trong 1 năm vào các tháng 4, 8, 12.
Tiêm văc-xin FMD: định kỳ 3 lần trong 1 năm vào các tháng 1, 5, 9. Tụ huyết
trùng: định kỳ 2 lần trong 1 năm vào các tháng 3, 9.

(Nguồn:Phòng kỹ thuật trại heo công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn)

Ghi chú: Văc-xin phòng bệnh do PCV-2: CIRCUMVENT (Intervet) cho heo con
theo mẹ, cai sữa và hậu bị. CIRCOVAC (Merial) cho nái mang thai.
Tất cả nái loại không nuôi con, sẩy thai, đẻ non… trước khi chuyển phối phải

báo lại cho can bộ thú y để chỉ định tiêm phòng theo từng trường hợp.
Tất cả hậu bị cái sau khi tiêm ngừa xong 2,5 tháng (75 ngày) mà không được
phối giống thì báo cho cán bộ thú y để chỉ định tiêm phòng bổ xung tùy theo từng
trường hợp cụ thể.

9


Bảng 2.4Liệu trình sử dụng cám thuốc phòng và trị bệnh trên đàn heo tại
công ty.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Loại thức ăn

Viết tắt
Liệu trình
Số 6B xổ lãi
6BX
7 ngày
Số 6B trộn KS ngừa co giật

6BA
7 ngày
Số 6B trộn KS phòng trị bệnh hô hấp
6BH
7 ngày
Số 6B trộn KS phòng trị bệnh tiêu chảy
6BT
5 ngày
Số 7 trộn KS Phòng trị bệnh hô hấp
7H
7 ngày
Số 7 trộn KS Phòng trị bệnh hồng lỵ
7L
7 ngày
Số 8 trộn KS Phòng trị bệnh hô hấp
8H
7 ngày
Số 8 trộn KS Phòng trị bệnh hồng lỵ
8L
7 ngày
Số 9 xổ lãi
9X
7 ngày
Số 10 trộn KS Phòng trị bệnh hô hấp
10H
Theo chỉ định của PKT
(Nguồn: Phòng kỹ thuậtcông ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn)
Ghi chú: Trong trường hợp heo đã ăn cám thuốc đủ liệu trình mà đàn heo

chưa hết bệnh thì trưởng trại có nhiệm vụ báo lại cho phòng kỹ thuật để có hướng

xử lý tiếp theo.
2.2 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng
B
3
2

2.2.1 Heo nái
B
4
2

2.2.1.1 Nái mang thai
B
5
2

Hình 2.1Trại nái bầu

10


Yêu cầu chính của giai đoạn này cần đảm bảo đủ dinh dưỡng để bào thai phát
triển và đồng thời cho sinh trưởng của heo mẹ đẻ lứa đầu do cơ thể còn tăng trưởng.
Heo được cho ăn 2 lần/ngày, một lần vào lúc 7 giờ sáng và lần 2 lúc 13 giờ.
Heo được tắm 1 lần/ngày lúc 9 giờ 30 phút.
Trong giai đoạn này nái cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để bào thai
phát triển bình thường nhưng cũng tránh để cho nái dư thừa dưỡng chất, trở nên quá
mập sẽ ảnh hưởng đến việc sinh đẻ và hạn chế sử dụng thuốc.
Trước khi đẻ 1 tuần, heo được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là bộ phận sinh dục
và bầu vú để chuẩn bị chuyển sang chuồng nái đẻ.

2.2.1.2 Nái đẻ và nuôi con
B
6
2

Heo nái được theo dõi thường xuyên khi phát hiện có dấu hiệu sắp đẻ như:
cào chân, ít ăn, kêu phá chuồng, hay nằm lên nằm xuống thì công nhân chuẩn bị
đèn, lồng úm, bao bố, bột mistral và vệ sinh âm hộ, bầu vú heo nái trước lúc đẻ con
đầu tiên. Heo cho đẻ tự do nhưng theo dõi để phát hiện kịp thời những nái đẻ khó để
hỗ trợ nái đẻ nhanh và cứu heo con khỏi chết ngộp.

Hình 2.2Trại nái đẻ

11


Nái cũng cho ăn 2 lần/ngày, khoảng 3 ngày trước khi sinh giảm khẩu phần
ăn, trong ngày sinh không cho ăn để nái đẻ dễ dàng và tránh tình trạng viêm vú sau
khi sinh.
Sau khi nái sinh xong, tiêm oxytoxin, để tống hết nhau và sản dịch ra ngoài,
tiêm kháng sinh 3 – 5 ngày để chống viêm tử cung sau khi sinh.Những nái trong quá
trình sinh mà sốt, liệt thì hạ sốt cho nái bằng nước, sau đó tiêm thuốc hạ sốt và
canxi cho nái.
Không tắm heo trong suốt giai đoạn này, chuồng luôn được giữ khô ráo, nếu
nái đi phân còn sót lại trên sàn chuồng thì được công nhân hốt, làm vệ sinh lối đi và
dưới sàn chuồng bằng cách xịt nước cho xuống cống lúc 10 giờ 30 phút.
Heo được cho ăn lại sau khi sinh ngày đầu cho ăn hạn chế và sau đó tăng dần
đến ngày thứ 5 đạt mức 4,5 – 5 kg/con/ngày.
Khi nái sinh được 26 ngày thì cai sữa heo con. Trước ngày cai sữa giảm số
lượng thức ăn, ngày cai sữa không cho nái ăn.

2.2.1.3 Nái khô
B
7
2

Heo được cho ăn 2 lần/ngày, một lần vào 7 giờ và lần 2 vào lúc 13 giờ, heo
được tắm 1 lần/ngày, cào phân trong lúc heo đang ăn.
Bình thường, heo nái lên giống trở lại 5 – 10 ngày sau cai sữa. Nếu sau 10
ngày mà nái không lên giống lại thì được xem là chậm động dục sau cai sữa.
Hằng ngày vào lúc 6 giờ 30 phút, tổ trưởng cùng tổ viên đi quan sát để phát
hiện nái lên giống, đánh dấu mức độ chịu đực của nái. Heo nái được phối lặp lại 3
lần sáng, chiều, sáng.
2.2.2 Heo con
B
8
2

Heo con sau khi sinh được móc hết dịch nhờn trong mũi miệng và được rắc
bột mistral giữ ấm, heo được bú mẹ ngay sau đó.
Heo được 1 ngày tuổi tiến hành bấm răng, xăm tai, cắt đuôi và cho uống 0,5
ml/con Navetcox để ngừa cầu trùng.
Ngày thứ 3, chích 2 ml/con sắt để phòng thiếu máu và thiến heo đực.
Ngày thứ 7, tập ăn cho heo con.

12


Những con còi cọc, yếu ớt thì được tiêm ADE hoặc B – complex.
2.2.3 Heo saucai sữa
B

9
2

Tất cả heo con trong trại được cai sữa ở khoảng 26 – 28 ngày, cai sữa heo
con vào sáng thứ 2 và thứ 5, chuyển heo mẹ sang chuồng nái khô, heo con được cân
và chuyển sang chuồng cai sữa được công nhân phân đàn lớn, nhỏ theo kích thước
(ở mức tương đối), những heo còi cọc, yếu ớt được nhốt riêng vào một ô để dễ
chăm sóc quản lý. Thời kì này không tắm heo mà chỉ xịt nền chuồng những lúc trời
nắng ráo. Heo mới chuyển qua cai sữa được cho ăn nhiều lần trong một ngày với
lượng thức ăn hạn chế trong những ngày đầu, rồi sau đó tăng dần lên. Trong thời
kỳnày heo rất dễ bị tiêu chảy nên việc theo dõi phải chặt chẽ, công nhân đứng
chuồng
thường xuyên kiểm tra heo phát hiện những con bệnh nhốt riêng một ô để tiện chăm
sóc và quản lý.

Hình 2.4Ô chuồng cai sữa

Hình 2.4Ô chuồng cai sữa

2.2.2 Heo thịt heo thí nghiệm

heođối chứng

B
0
3

Heo saucai sữa đạt trọng lượng 18 kg được chuyển sang giai đoạn nuôi thịt.
Nhận heo bên cai sữa cân trọng lượng sau đó lùa về chuồng nuôi heo thịt và được
công nhân phân đàn dựa vào ngoại hình của chúng. Ngày đầu mới nhận heo về cũng

cho heo ăn ít một sau đó tăng dần lên và đổ cám cho heo ăn tự do những ngày sau
đó, nếu heo không có dấu hiệu tiêu chảy toàn đàn thì việc áp dụng ăn tự do cho đến

13


×