Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN, MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO NÁI VÀ HEO CON THEO MẸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.52 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN, MỘT SỐ BỆNH
THƯỜNG GẶP TRÊN HEO NÁI VÀ HEO CON THEO MẸ

Sinh viên thực hiện: VÕ THỊ TRINH
Lớp: DH08TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2008 – 2013

THÁNG 08/2013


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
0B

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

VÕ THỊ TRINH

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN, MỘT SỐ BỆNH
THƯỜNG GẶP TRÊN HEO NÁI VÀ HEO CON THEO MẸ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y



Giáo viên hướng dẫn:
TS. VÕ THỊ TRÀ AN

THÁNG 08/2013

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
B
1

Họ và tên sinh viên thực hiện: Võ Thị Trinh.
Tên khóa luận: "Khảo sát năng suất sinh sản, một số bệnh thường gặp trên heo
nái và heo con theo mẹ".
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa.
............Ngày ...... Tháng ...... Năm ......
Giáo viên hướng dẫn

TS. Võ Thị Trà An

ii


LỜI CẢM ƠN
B
2


Sau một thời gian thực hiện khoá luận, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp
của mình với đề tài: "Khảo sát năng suất sinh sản, một số bệnh thường gặp trên
heo nái và heo con theo mẹ" cho phép tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Võ
Thị Trà An, người đã tận tình chỉ dẫn tôi trong quá trình thực tập, phân tích kết quả
và hoàn thành luận văn.
Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình về nhiều
mặt của Thầy Cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
Tôi xin trân trọng cám ơn sự giúp đỡ của Công ty TNHH thực phẩm CJ Vina
Food, ban giám đốc, phòng kỹ thuật, trại heo gia công Nguyễn Thị Dung đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ quí báu của
bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Trong quá trình thực hiện khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong ý kiến chỉ bảo, phê bình của quý thầy cô.

VÕ THỊ TRINH

iii


TÓM TẮT
Khóa luận "Khảo sát năng suất sinh sản, một số bệnh thường gặp trên
heo nái và heo con theo mẹ" được thực hiện từ ngày 18/03/2013 đến ngày
18/07/2013 trên 140 heo nái và 1412 heo con theo mẹ tại trại heo gia công Công ty
TNHH thực phẩm CJ ViNa Food. Kết quả được ghi nhận như sau:
Số heo con sơ sinh đẻ ra trên ổ là 10,53 con/ổ, số heo con sơ sinh còn sống
trên ổ là 10,31 con/ổ. Số heo con chọn nuôi trên ổ là 10,08 con/ổ, tỷ lệ heo con chọn
nuôi là 95,79 %. Số heo con cai sữa trên ổ là 9,74 con/ổ, tỷ lệ heo con cai sữa là
96,53 %.

Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống là 13,70 kg/ổ, trọng lượng bình
quân heo con sơ sinh còn sống 1,35 kg/con. Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa là
58,26 kg/ổ, trọng lượng bình quân heo con cai sữa là 6,20 kg/con. Thời gian lên
giống lại sau cai sữa là 5,49 ngày. Giảm trọng của heo nái là 14,44 kg. Tỷ lệ phối
đậu là 92,86 %.
Tỷ lệ trung bình nái bị viêm tử cung là 12,14 %, viêm vú, sót nhau, sót con là
1,43 %, mất sữa là 5,00 %, sốt và bỏ ăn là 32,14 %. Tỷ lệ heo con bị tiêu chảy là
15,79 %, viêm khớp là 0,99 %, hô hấp là 0,99 %, viêm da là 2,48 %. Tỷ lệ ngày con
tiêu chảy trung bình của heo con theo mẹ theo tình trạng nái là 4,15 %.
Tất cả 10 mẫu phân heo con theo mẹ bị tiêu chảy được gửi xét nghiệm thì
đều dương tính với vi khuẩn E.coli và vi khuẩn E.coli nhạy cảm nhất với kháng sinh
enrofloxacin là 5/10 mẫu, doxycycline là 6/10 mẫu, nhưng đề kháng với nhiều loại
kháng sinh như ampicillin, amoxicillin, cephalexin, gentamicin, streptomycin,
ceftiofur, tobramycin, colistin, sulfa/trimethoprim, apramycin là 10/10 mẫu.
Trên heo nái, tỷ lệ khỏi bệnh cao nhất là nhóm nái viêm vú và mất sữa với
100 % và thấp nhất là nhóm nái sót nhau, sót con với 50 %. Trên heo con, tỷ lệ khỏi
cao nhất là nhóm heo con bị viêm khớp với 92,86 % và thấp nhất thuộc về nhóm
heo con bị viêm da với 82,86 %.

iv


MỤC LỤC
B
3

TRANG
Trang tựa .................................................................................................................. i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ..........................................................................ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................ iii

Tóm tắt ................................................................................................................... iv
Mục lục ................................................................................................................... v
Danh sách các từ viết tắt ......................................................................................... ix
Danh mục các bảng ................................................................................................. x
Danh mục các hình ................................................................................................ xii
Chương 1 MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu .......................................................................................... 1
1.2.1 Mục đích......................................................................................................... 1
1.2.2 Yêu cầu .......................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ....................................................................................... 2
2.1 Giới thiệu sơ lược về trại ................................................................................... 3
2.1.1 Qui mô đàn ..................................................................................................... 3
2.1.2 Cơ sở vật chất ................................................................................................. 3
2.1.3 Thức ăn........................................................................................................... 5
2.1.4 Nước uống ...................................................................................................... 6
2.1.5 Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng ....................................................................... 6
2.1.6 Vệ sinh thú y................................................................................................... 8
2.2 Những yếu tố ảnh hưởng năng suất sinh sản của heo nái.................................... 8
2.2.1 Trưởng thành sinh dục của heo hậu bị............................................................. 8
2.2.2 Số lứa đẻ/nái/năm và số con cai sữa/nái/năm .................................................. 9
2.2.3 Những yếu tố khác .......................................................................................... 9
2.3 Một số bệnh thường xảy ra trên heo nái đẻ ...................................................... 10

v


2.3.1 Viêm tử cung ................................................................................................ 10
2.3.2 Viêm vú ........................................................................................................ 12
2.3.3 Mất sữa ......................................................................................................... 12

2.2.4 Sót nhau, sót con........................................................................................... 13
2.4 Một số bệnh thường xảy ra trên heo con theo mẹ ............................................. 13
2.4.1 Tiêu chảy ...................................................................................................... 13
2.4.2 Hô hấp .......................................................................................................... 14
2.4.3 Viêm khớp .................................................................................................... 15
2.4.4 Viêm da ........................................................................................................ 15
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ............................... 17
3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát ........................................................................ 17
3.2 Đối tượng khảo sát........................................................................................... 17
3.3 Nội dung khảo sát ............................................................................................ 17
3.4 Dụng cụ ........................................................................................................... 17
3.5 Phương pháp khảo sát ...................................................................................... 17
3.6 Phương pháp điều trị và qui trình chủng ngừa vaccine ..................................... 18
3.7 Lấy mẫu phân heo con theo mẹ bị tiêu chảy phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh
đồ ........................................................................................................................ 199
3.8 Các chỉ tiêu và cách tính .................................................................................. 20
3.8.1 Năng suất sinh sản trên heo nái ..................................................................... 20
3.8.1.1 Số heo con sơ sinh đẻ ra trên ổ ................................................................... 20
3.8.1.2 Số heo con sơ sinh còn sống trên ổ............................................................. 20
3.8.1.3 Số heo con chọn nuôi trên ổ ....................................................................... 20
3.8.1.4 Tỷ lệ heo con sơ sinh chọn nuôi ................................................................. 20
3.8.1.5 Số heo con cai sữa trên ổ............................................................................ 20
3.8.1.6 Tỉ lệ heo con cai sữa .................................................................................. 20
3.8.1.7 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống ............................................ 20
3.8.1.8 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống....................................... 20
3.8.1.9 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa ........................................................... 20

vi



3.8.1.10 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa .................................................... 21
3.8.1.11 Thời gian lên giống lại sau cai sữa ........................................................... 21
3.8.1.12 Giảm trọng heo nái .................................................................................. 21
3.8.1.13 Tỷ lệ phối đậu .......................................................................................... 21
3.8.1.14 Tỷ lệ heo con chết và loại thải .................................................................. 21
3.8.2 Một số bệnh thường gặp trên heo nái ............................................................ 21
3.8.2.1 Tỷ lệ viêm tử cung ..................................................................................... 21
3.8.2.2 Tỷ lệ viêm vú ............................................................................................. 21
3.8.2.3 Tỷ lệ mất sữa ............................................................................................. 21
3.8.3 Một số bệnh thường gặp trên heo con theo mẹ .............................................. 21
3.8.3.1 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ............................................................................ 21
3.8.3.2 Tỷ lệ tiêu chảy ........................................................................................... 22
3.8.3.3 Tỷ lệ viêm khớp ......................................................................................... 22
3.8.3.4 Tỷ lệ bệnh hô hấp ...................................................................................... 22
3.8.3.5 Tỷ lệ viêm da ............................................................................................. 22
3.9 Cách xử lý số liệu ............................................................................................ 22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 23
4.1 Năng suất sinh sản trên nái theo lứa đẻ ............................................................ 23
4.1.1 Số heo con sơ sinh đẻ ra trên ổ...................................................................... 23
4.1.2 Số heo con sơ sinh còn sống trên ổ ............................................................... 24
4.1.3 Số heo con chọn nuôi trên ổ .......................................................................... 25
4.1.4 Trọng lượng heo con sơ sinh còn sống .......................................................... 26
4.1.5 Số heo con cai sữa trên ổ .............................................................................. 27
4.1.6 Trọng lượng heo con cai sữa ......................................................................... 28
4.1.7 Giảm trọng của heo nái ................................................................................. 30
4.1.8 Thời gian lên giống lại sau cai sữa ................................................................ 30
4.1.9 Tỷ lệ phối đậu ............................................................................................... 31
4.2 Một số bệnh thường gặp trên heo nái ............................................................... 32
4.2.1 Tỷ lệ chung một số bệnh thường gặp trên heo nái ....................................... 322


vii


4.2.2 Tỷ lệ một số bệnh thường gặp trên heo nái theo lứa đẻ ............................... 333
4.3 Một số bệnh thường gặp trên heo con theo mẹ ............................................... 344
4.3.1 Tỷ lệ chung một số bệnh thường gặp trên heo con theo mẹ ........................ 344
4.3.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo tình trạng nái .................................................. 34
4.3.3 Tỷ lệ heo con chết và loại thải theo từng nhóm nái ....................................... 35
4.4 Kết quả điều trị một số bệnh thường gặp trên heo nái và heo con theo mẹ ....... 36
4.4.1 Kết quả phân lập vi khuẩn và thử kháng đồ phân heo con theo mẹ tiêu chảy. 36
4.4.2 Hiệu quả điều trị bệnh................................................................................... 37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 39
5.1 Kết luận ........................................................................................................... 39
5.2 Đề nghị ............................................................................................................ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 400
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 422

viii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
X : Trung bình

SD: Standard Deviation (độ lệch chuẩn)
BMD: Bacitracin methylene disallicylate
MMA: Metritis, Mastritis, Agalactiae (viêm tử cung, viêm vú, mất sữa)
PRRS: Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome
PED: Porcine Epidemic Diarrhea
TLHCSSCN: Trọng lượng heo con sơ sinh chọn nuôi
TLHCCS: trọng lượng heo con cai sữa

TLTOHCSSCS: Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống
TLTOHCCS: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa
TLBQHCCS: trọng lượng bình quân heo con cai sữa
TLPĐ: Tỷ lệ phối đậu
TLNCTC: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
4B

Bảng 2.1 Qui mô đàn
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn 1011
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng thức ăn 1071
Bảng 3.1 Phương pháp điều trị
Bảng 3.2 Qui trình vaccine
Bảng 4.1 Số heo con sơ sinh đẻ ra trên ổ
Bảng 4.2 Số heo con sơ sinh còn sống
Bảng 4.3 Số heo con chọn nuôi
Bảng 4.4 Tỷ lệ heo con chọn nuôi
Bảng 4.5 Trọng lượng heo con sơ sinh còn sống
Bảng 4.6 Số heo con cai sữa
Bảng 4.7 Tỷ lệ heo con cai sữa
Bảng 4.8 Trọng lượng heo con cai sữa
Bảng 4.9 Giảm trọng heo nái
Bảng 4.10 Thời gian lên giống lại sau cai sữa
Bảng 4.11 Tỷ lệ phối đậu
Bảng 4.12 Tỷ lệ chung một số bệnh thường gặp trên heo nái
Bảng 4.13 Tỷ lệ chung một bệnh thường gặp trên heo nái theo lứa đẻ

Bảng 4.14 Tỷ lệ chung các biểu hiện bệnh xảy ra trên heo con theo mẹ
Bảng 4.15 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo tình trạng nái
Bảng 4.16 Tỷ lệ heo con chết và loại thải theo từng nhóm nái
Bảng 4.17 Kết quả thử kháng sinh đồ phân heo con theo mẹ bị tiêu chảy
Bảng 4.18 Hiệu quả điều trị

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
5B

Hình 2.1 Chuồng nái đẻ nuôi con
Hình 2.2 Viêm tử cung trên heo nái
Hình 2.3 Heo con bị tiêu chảy
Hình 2.4 Heo con bị viêm khớp
Hình 2.5 Heo con bị viêm da

xi


Chương 1
B
6

MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
B
2
1


Ngành chăn nuôi heo ở Việt Nam hiện nay rất được quan tâm và chú trọng.
Việt Nam từng bước khẳng định mình về chất lượng cũng như số lượng đàn heo.
Vấn đề về con giống, dinh dưỡng, chăm sóc quản lý, qui trình phòng bệnh là những
vấn đề then chốt quyết định sự thành công của nhà chăn nuôi. Trong đó, con giống
là yếu tố cốt lõi. Để cho ra đời những heo thương phẩm khoẻ mạnh, tăng trọng
nhanh, đạt được các chỉ tiêu về tăng trưởng và phát dục thì năng suất sinh sản của
heo nái đóng vai trò rất lớn. Việc tăng năng suất sinh sản của heo nái sẽ đem đến
cho nhà chăn nuôi nhiều lợi nhuận kinh tế hơn. Ngoài ra, vấn đề về bệnh trên heo
nái và heo con cũng gây cho những nhà chăn nuôi không ít khó khăn. Heo con theo
mẹ xuất hiện tình trạng bệnh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh trưởng sau
này nếu không được xử lý kịp thời.
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y
Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, cùng với sự hướng dẫn của TS. Võ Thị Trà
An, tôi tiến hành thực hiện đề tài "Khảo sát năng suất sinh sản, một số bệnh
thường gặp trên heo nái và heo con theo mẹ" nhằm nâng cao kiến thức thực tế và
tìm hiểu những thiếu sót để có biện pháp khắc phục hiệu quả hơn.
1.2 Mục đích và yêu cầu
B
3
1

1.2.1 Mục đích
B
3

Tìm hiểu năng suất sinh sản, những bệnh thường gặp trên heo nái và heo con
theo mẹ, hiệu quả điều trị tại trại, từ đó sẽ làm cơ sở cho việc phòng chống bệnh và
nâng cao năng suất tại trại.


1


1.2.2 Yêu cầu
B
4
3

Lập phiếu theo dõi heo nái và heo con, ghi nhận thành tích sinh sản của heo
nái, những bệnh thường gặp trên heo nái và heo con theo mẹ trong thời gian thực
hiện đề tài, kết quả điều trị tại trại, lấy mẩu phân tiêu chảy heo con theo mẹ làm xét
nghiệm và thử kháng sinh đồ.

2


Chương 2
B
7

TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu sơ lược về trại
B
4
1

Trại heo Nguyễn Thị Dung là trại chăn nuôi heo hoạt động theo mô hình
chăn nuôi gia công của công ty TNHH thực phẩm CJ Vina Food được xây dựng tại
xã Long Nguyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
2.1.1 Qui mô đàn

B
5
3

Tính đến ngày 18/07/2013 thì số heo tại trại được ghi nhận và trình bày trong
Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Qui mô đàn
Loại heo

Số con (con)

Đực giống

7

Heo hậu bị

30

Heo nái cai sữa

41

Heo nái có vấn đề (sẩy thai, mủ tử cung, không lên
giống lại sau cai sữa)

2

Heo nái mang thai


251

Heo nái nuôi con

36

Heo con theo mẹ

390

Heo con cai sữa

386

2.1.2 Cơ sở vật chất
B
6
3

Chuồng trại nái nuôi con và heo con theo mẹ là hệ thống chuồng lạnh, gồm 2
dãy chuồng đôi, các ô chuồng đối xứng nhau qua hành lang, chuồng được xây dựng
theo hướng Đông Tây, mái chuồng lợp bằng tôn, lợp trần bằng bạt nilon, nền xi
măng, tường gạch xây cao 80 cm, phần còn lại được phủ bạt kín. Diện tích của sàn
đẻ là 2 m x 1,6 m trong mỗi ô chuồng có lồng úm heo con với diện tích lồng úm là

3


0,7 m x 0,5 m, mỗi lồng úm được gắn đèn úm 100 W. Sát cửa ra vào được gắn 2
tấm tổ ong lớn, phía tường đối diện được gắn 3 cái quạt lớn nhằm đảm bảo độ thông

thoáng và nhiệt độ trong chuồng. Ngoài ra, trên nóc chuồng có hệ thống núm xoay
phun nước tự động. Hệ thống nước uống được bơm từ giếng khoan lên bồn rồi dẫn
xuống cho heo uống bằng núm uống tự động riêng cho mỗi ô chuồng, hệ thống
cống thoát nước tiểu và phân chạy sát theo hành lang nằm ở hai bên dãy chuồng
(Hình 2.1).
Khu nuôi heo cai sữa nằm ở phía cuối của chuồng nái nuôi con, là các
chuồng lồng bằng sắt với kích thước 2,4 m x 2 m, gồm hai dãy đối xứng nhau, sàn
cách mặt đất 60 cm, mỗi ô chuồng nuôi 15 con, có gắn thêm mỗi ô chuồng một
bóng đèn 100 W để sưởi ấm.
Khu nuôi heo hậu bị, nái mang thai và đực giống cũng được xây dựng theo
hệ thống chuồng lạnh, có trần bằng bạt nilon, có quạt lớn và có các tấm tổ ong để
làm mát, ngoài ra còn được trang bị thêm hệ thống phun sương bên trong chuồng và
bạt di động ở hai bên vách chuồng. Nền được làm bằng xi măng với diện tích mỗi ô
đực giống là 2 m x 2 m, mỗi ô cá thể heo nái là 2,1 m x 0,65 m.

Hình 2.1 Chuồng nái đẻ nuôi con
(Nguồn: Tư liệu cá nhân)

4


2.1.3 Thức ăn
B
7
3

Trong quá trình nuôi con, heo nái được cho ăn thức ăn hỗn hợp dạng viên
1071 của công ty Master. Lượng thức ăn được chia làm 3 lần/ngày và cho ăn theo
qui trình sau: Ngày đẻ, cho nhịn đói hoặc cho ăn 0,5 kg/con/ngày. Ngày thứ 2, cho
ăn từ 1,5 - 2 kg/con/ngày. Ngày thứ 3, cho ăn 3 kg/con/ngày. Ngày thứ 4, cho ăn 4

kg/con/ngày. Ngày thứ 5, cho ăn 5 kg/con/ngày. Ngày thứ 6, cho ăn 6 kg/con/ngày.
Từ ngày thứ 7 trở đi, cho heo ăn tự do nhưng phải đảm bảo tối thiểu đạt 85 % tiêu
chuẩn theo công thức sau:
Lượng thức ăn ăn vào (kg/con/ngày) = 2 kg + 0,5 kg x số lượng heo con đang nuôi.
Heo con theo mẹ được cho ăn thức ăn hỗn hợp dạng viên 1011 của công ty
Master. Từ 7 ngày tuổi heo con bắt đầu tập ăn, đến 18 - 20 ngày heo con bắt đầu có
khả năng ăn thức ăn tốt. Đối với heo con 6 - 8 ngày tuổi, cho một lượng nhỏ thức ăn
vào máng để kích thích tính thèm ăn. Từ 9 ngày tuổi trở lên, mỗi ngày cho 4 - 6 lần
lượng nhỏ thức ăn vào máng tập ăn và phải luôn duy trì thức ăn mới và sạch.
Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn được trình bày trong Bảng 2.2 và
Bảng 2.3.
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn 1011
Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng

Năng lượng trao đổi tối thiểu (Kcal/kg)

3250

Protein tối thiểu (%)

20

Xơ thô tối đa (%)

5

Canxi (%)


0,7 - 1,2

Photpho tổng số (%)

0,4 - 1,2

Lysin tổng số

1,25

Methionin + cystein tổng số (%)

0,7

Colistin hoặc halquinol (mg/kg)

150 hoặc 240

Enramycin hoặc BMD (mg/kg)

20 hoặc 30

Tiamulin hoặc carbadox (mg/kg)

40 hoặc 55

Ẩm độ tối đa (%)

14


5


Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng thức ăn 1071
Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng

Năng lượng trao đổi tối thiểu (Kcal/kg)

3000

Protein tối thiểu (%)

17

Xơ thô tối đa (%)

7

Canxi (%)

0,8 - 2,5

Photpho tổng số (%)

0,4 - 1,2

Lysin tổng số (%)


0,88

Methionin + cystein tổng số (tối thiểu) (%)

0,4

Ẩm độ tối đa (%)

14

Colistin hoặc tylosin hoặc neomycin (mg/kg)
Enramycin hoặc BMD hoặc lincomycin (mg/kg)

100 hoặc 40 hoặc 100
20 hoặc 30 hoặc 20

2.1.4 Nước uống
B
8
3

Nước uống luôn được cung cấp đầy đủ cho heo. Nguồn nước được lấy từ một
giếng khoan bơm lên bốn bồn chứa nước lớn, mỗi bồn với dung tích 10 m3. Hai bồn
được đặt giữa chuồng nái đẻ và chuồng hậu bị, hai bồn còn lại được đặt ở đầu khu
chuồng nái mang thai. Sau đó, nước uống theo các ống dẫn đến núm uống tự động
cho tất cả các ô trong chuồng. Ngoài ra nước từ các bồn chứa này còn được xả vào
các bể chứa nước của các tấm tổ ong ở đầu mỗi dãy chuồng để phục vụ cho hệ
thống làm lạnh.
2.1.5 Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng
B

9
3

Trước lúc đẻ 5 - 7 ngày, nái được đưa lên chuồng đẻ và cho ăn thức ăn và
khẩu phần của nái đẻ. Tất cả heo nái của trại sau khi đẻ được 2 - 3 con thì chích
Lutalyse kết hợp cho heo con bú ngay để tận dụng sữa đầu và giúp kích thích heo
mẹ đẻ nhanh hơn, những con có trọng lượng nhỏ cho bú vú trước, những nái đẻ trên
10 con có thể ghép bầy với những nái ít con hơn. Sau khi đẻ xong chích Bio Oxytocin kích thích tử cung co bóp tống ra ngoài hết các chất sản dịch còn sót lại
bên trong.

6


Chích thuốc chống nhiễm trùng tử cung, đường sinh dục như Tenaline* 20 %
L.A và bổ sung thêm Glucose 5 % có pha thêm thuốc bổ Catobus, Bio - Calcium và
Bio - Cevit nhằm tăng cường sức khỏe cho heo nái sau khi sinh. Giữ cho chuồng đẻ
luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát với heo mẹ (nhiệt độ khoảng 27oC - 29oC) và ấm
với heo con (nhiệt độ khoảng 32oC - 34oC). Chuồng đẻ phải được dọn sạch phân,
nước tiểu và sát trùng nhằm đảm bảo chuồng đẻ, ô úm heo con, các dụng cụ hộ sản
phải sạch sẽ gần như vô trùng.
Với heo con theo mẹ, khi heo con sinh ra, dùng khăn lông hoặc khăn sợi
chuẩn bị sẵn lau quanh mũi và miệng trước, rồi lăn heo con vào xô bột Mistral, cắt
rốn và sát trùng rốn bằng cồn iod. Heo con được chọn để nuôi là những con có trọng
lượng ≥ 800 g và không bị dị tật. Sau khi sưởi ấm cho heo con mới sinh bằng đèn
úm 100 W từ 10 - 15 phút, cho heo con bú sữa đầu, những con có trọng lượng nhỏ
bú những vú trên, những con có trọng lượng lớn bú những vú phía dưới. 24 giờ sau
khi sinh tiến hành bấm răng và ghép bầy. Việc ghép bầy được phân loại theo trọng
lượng heo con và số vú của heo mẹ hoặc trường hợp phát sinh heo con mồ côi vì
heo mẹ đẻ quá nhiều phải gửi cho heo mẹ khác nuôi (ưu tiên chọn những con heo
mẹ có kế hoạch loại thải như heo mẹ đẻ dưới 7 con/ổ, những con heo mẹ đẻ con bị

khô, chết trên 40 % số con sinh ra, heo mẹ đẻ trên 6 lứa). Những con có trọng lượng
nhỏ chuyển cho những con nái từ lứa 2, lứa 3 nuôi.Thường xuyên kiểm tra, phát
hiện những con heo mẹ bị mất sữa, những heo con bú những vú không có sữa (hoặc
ít sữa) để tách ghép vào con mẹ khác để tránh heo con bị còi cọc, tiêu chảy. Vì vậy,
phải chọn những con mẹ nuôi con tốt, heo con lớn đã biết ăn nên cai sữa sớm để lấy
heo mẹ nuôi những con heo con mà heo mẹ mất sữa. Trong tuần lễ đầu phải sưởi
ấm heo con đầy đủ. Heo con bắt đầu tập ăn vào lúc 7 ngày tuổi, những ngày đầu cho
ít thức ăn vào máng và cho heo ăn 4 lần/ngày, khi heo đã quen dần với thức ăn thì
tăng khẩu phần, đến 18 - 20 ngày heo con bắt đầu có khả năng ăn thức ăn tốt. Trước
lúc cai sữa 2 ngày, phải trộn cám nước cho ăn từ 3 - 5 lần/ngày nhằm kích thích cho
heo ăn nhiều để bổ sung lượng dinh dưỡng thiếu hụt do tách mẹ. Phải tiến hành tiêm
vaccine trước khi cai sữa.

7


2.1.6 Vệ sinh thú y
B
0
4

Dọn vệ sinh chuồng và hốt phân thường xuyên. Tắm heo phải dựa vào thời
tiết và lứa tuổi, thường thì nái nuôi con không tắm. Chuồng trại được sát trùng định
kỳ 2 lần/tuần, nếu có dịch xảy ra thì sát trùng mỗi ngày bằng thuốc sát trùng
Bioxide. Sau mỗi đợt chuyển heo sàn chuồng được tháo ra, cọ rữa, quét vôi và sát
trùng thật kỹ.
Trên heo con theo mẹ, cho uống Ig One - S (lần 1) 2 ml/con trước khi cho bú
sữa đầu. Chích sắt, cho uống Ig One - S (lần 2) 2 ml/con, chích Baytril - Max ngừa
tiêu chảy cho tất cả heo con (lúc 3 ngảy tuổi) và cho uống thuốc phòng cầu trùng
như Baycoc 5 % hoặc Toltraril kết hợp với chích vitamin (Bio - Vitamin AD3E)

nhằm tăng cường sức đề kháng (lúc 7 ngày tuổi).
Trên nái nuôi con, chích thuốc tăng co bóp tử cung để tống các sản dịch,
nhau thai còn sót lại bên trong ra ngoài như Lutalyse, Bio - Oxytocin, Han - Prost.
Chích kháng sinh phòng MMA: oxytetracycline, amoxicillin, tetracycline ...
2.2 Những yếu tố ảnh hưởng năng suất sinh sản của heo nái
B
5
1

2.2.1 Trưởng thành sinh dục của heo hậu bị
B
1
4

Heo hậu bị khi được tuyển chọn đưa vào làm giống phải đạt các chỉ tiêu như
heo phải có trọng lượng từ 80 - 110 kg, đạt ngày tuổi từ 170 - 190 ngày tuổi, lý lịch
phải rõ ràng và phải đạt các tiêu chuẩn làm giống như thể hiện đầy đủ các đặc tính
của giống, ngoại hình đẹp (mông vai nở, lông mượt, không có dấu hiệu mắc các
bệnh về hô hấp, tiêu hoá, các bệnh về sinh sản...), vú phải đạt 12 vú trở lên, các vú
phải lộ rõ, không có vú lép, chân móng tốt, không có dấu hiệu về viêm móng, viêm
khớp.
Heo hậu bị bắt đầu phối giống khi heo đạt đủ 5 yêu cầu sau: Chích ngừa đầy
đủ các loại vaccin theo qui định công ty, phải trên 240 ngày tuổi, trọng lượng phải
từ 145 kg trở lên, lên giống từ lần thứ 3 trở lên và độ dày mỡ lưng đạt từ 18 mm trở
lên (CJ Vina Food, 2013).

8


2.2.2 Số lứa đẻ/nái/năm và số con cai sữa/nái/năm

B
2
4

Số lứa đẻ/nái/năm: phụ thuộc chủ yếu vào khoảng cách giữa hai lứa đẻ.
Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như dinh dưỡng, con giống, tình
trạng nái sau khi sinh, thời gian nuôi con... Heo nái có biểu hiện động dục lại thông
thường từ 5 - 7 ngày sau cai sữa, trung bình là 5 ngày. Nếu đến 7 ngày mà chưa thấy
triệu chứng lên giống thì phải kích thích heo lên giống bằng cách 2 lần/ngày thả
toàn bộ nái cai sữa không lên giống vào ô nuôi hậu bị, và sau đó cho heo đực vào
tiếp xúc với heo nái cai sữa không lên giống, mỗi lần 30 phút, đến 10 ngày mà nái
không lên giống thì phải chích hocmon kích dục để bổ trợ. Trong thời gian này,
người chăn nuôi phải quan sát kỹ để phối giống cho đúng thời điểm, nếu không sẽ
bỏ lỡ một chu kỳ và phải chờ chu kỳ tiếp theo. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ tốt nhất
là 145 ngày (CJ Vina Food, 2013).
Số con cai sữa/nái/năm: tổng số heo con cai sữa trong năm của một nái đánh
giá lớn đến thành tích của nái đó. Yếu tố này phụ thuộc vào kỹ thuật phối giống, số
con đẻ ra trên ổ, số con sơ sinh còn sống, tỷ lệ nuôi sống... Theo Heo Team (2012),
các chỉ tiêu sinh sản của trại thương phẩm như số heo con sơ sinh đẻ ra trên ổ là
12,50 con/ổ, số heo sơ sinh còn sống trên ổ là 11,60 con/ổ, trọng lượng toàn ổ heo
con sơ sinh còn sống là 20,90 kg/ổ, số heo con cai sữa trên ổ là 10,80 con/ổ, tuổi cai
sữa heo con là 20,20 ngày, trọng lượng cai sữa toàn ổ là 76,40 kg/ổ, giảm trọng heo
nái là 11,10 kg.
2.2.3 Những yếu tố khác
B
3
4

Điển hình là 2 yếu tố di truyền và ngoại cảnh. Trong đó, yếu tố di truyền là
đặc tính sinh học, chúng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau những đặc tính

vốn có của nó. Các yếu tố ngoại cảnh khác bao gồm khí hậu, dinh dưỡng, chăm sóc
nuôi dưỡng, chuồng trại, vệ sinh phòng dịch, quản lý...
Khí hậu: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, độ thông thoáng chuồng nuôi ảnh hưởng
đáng kể đến khả năng phát dục và sinh sản của heo nái. Khí hậu quá nóng hay quá
lạnh, độ thông thoáng không đảm bảo rất dễ làm heo nái mệt mỏi, chán ăn, thở dốc
hoặc có thể bị stress sẽ làm giảm khả năng sinh sản của heo nái.

9


Dinh dưỡng là yếu tố quyết định sự thành công trong chăn nuôi, cần bổ sung
vào thức ăn cho heo nái đẩy đủ thành phần các chất dinh dưỡng và đảm bảo độ cân
đối theo từng giai đoạn sinh sản của heo nái. Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị
Dân (2000) thức ăn thiếu vitamin và protein hay thức ăn ẩm mốc kém phẩm chất sẽ
làm phôi ngừng phát triển. Vì vậy cần cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, vitamin
(chủ yếu là vitamin A, E), khoáng và các loại acid amin thiết yếu. Để đảm bảo cho
sự phát triển, duy trì thể trạng, khả năng nuôi thai và nuôi con.
Chuồng trại cần đảm bảo sự khô ráo, sạch sẽ, ổn định về nhiệt độ, ẩm độ, ánh
sáng đầy đủ, thoáng mát để khí độc không tích tụ bên trong chuồng gây ảnh hưởng
xấu đến sức khoẻ của heo. Nhiệt độ thích hợp cho heo nái mang thai, nái đẻ và nuôi
con là 27oC - 29oC, của heo con theo mẹ là 32oC - 34oC. Ẩm độ phù hợp trong
chuồng nuôi khoảng 60 %. Thiết kế phù hợp, đúng kỹ thuật sẽ dễ dàng trong việc vệ
sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như năng suất sinh sản của heo nái cũng sẽ tốt
hơn.
Vệ sinh phòng dịch ảnh hưởng đến năng suất của heo một cách rõ rệt. Vì
vậy, cần áp dụng thường xuyên và chặt chẽ các biện pháp vệ sinh, cách ly heo bệnh,
heo nghi ngờ lây bệnh, thường xuyên sát trùng chuổng trại, không cho người lạ,
phương tiện vận chuyển vào bên trong khu vực chuồng, nếu vào phải được sát trùng
thật kĩ. Nếu heo nái bị bệnh (mủ tử cung, MMA) sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng
sinh sản, sức kháng bệnh của cả heo nái và heo con vì vậy cần thực hiện đầy đủ qui

trình tiêm phòng vaccine và các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh dịch bệnh.
Chăm sóc và quản lý góp phần không nhỏ đến năng suất sinh sản của đàn
heo nái. Thường xuyên theo dõi chăm sóc sẽ giúp phát hiện kịp thời các con heo bị
bệnh và có hướng điều trị hợp lý, can thiệp kịp thời các heo bị nghi ngờ mắc bệnh
cũng như khi trại có sự cố xảy ra.
2.3 Một số bệnh thường xảy ra trên heo nái đẻ
B
6
1

2.3.1 Viêm tử cung
B
4

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm tử cung trên heo nái như dinh dưỡng,
tuổi, tình trạng sức khoẻ, lứa đẻ, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi, nái đẻ khó, sót

10


nhau, can thiệp trong quá trình sinh gây xây sát đường sinh dục tạo cơ hội cho các
vi sinh vật như Streptococcus, Staphylococcus, Proteus... xâm nhập vào cơ quan
sinh dục gây bệnh.
Bệnh ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của heo nái và thường có 3 dạng:
viêm dạng nhờn, viêm có mủ và viêm có mủ lẫn máu. Triệu chứng bệnh thường là:
Viêm nhờn: Đây là dạng viêm nhẹ, hiện tượng viêm chỉ xuất hiện trên lớp
viêm mạc, bệnh xảy ra sau khi sinh khoảng 1- 3 ngày với các triệu chứng như dịch
viêm lỏng, nhờn có lợn cợn đục, mùi hơi tanh, thân nhiệt nái bình thường hay sốt
nhẹ, vài ngày sau dịch tiết giảm dần, đặc lại. Heo nái ăn ít, sản lượng sữa giảm
không đáng kể, do đó ít ảnh hưởng đến heo con.

Viêm có mủ: Dạng viêm này là do hậu quả việc không điều trị dạng viêm
nhờn hoặc do các vi trùng sinh mủ tấn công vào tử cung. Bệnh thể hiện nặng với
các triệu chứng như sốt cao (40oC - 41oC), bỏ ăn, khát nước, thở dồn dập, nái
thường nằm úp và ít cho con bú vì sản lượng sữa rất ít hoặc mất hẳn, tử cung có
nhiều vết loét. Sau một thời gian ngắn kể từ khi xuất hiện triệu chứng viêm nhờn,
mủ sẽ chảy ra nhiều hơn, có màu vàng xanh đậm, có khi lẫn máu. Mùi tanh, hôi,
thường kéo dài vài ngày, có khi đến một tuần. Sau đó xuất hiện mủ đặc, dính vào
âm hộ, nếu không can thiệp kịp thời có thể chuyển sang dạng viêm nặng rất khó
điều trị (Hình 2.2).

Hình 2.2 Viêm tử cung trên heo nái
(Nguồn: Tư liệu cá nhân)

11


Viêm mủ lẫn máu: dịch tiết có màu xám đen lẫn máu, nái có thể chết do
nhiễm trùng máu (Nguyễn Văn Thành, 2004).
Có thể sử dụng kháng sinh để phòng và trị viêm tử cung. Ngoài ra để phòng
ngừa cần cho ăn khẩu phần thích hợp trong giai đoạn mang thai và trước khi sinh
một tuần, tắm rửa, vệ sinh chuồng trại và nếu có can thiệp trong quá trình sinh thì
phải đảm bảo vô trùng để tránh bệnh xảy ra.
2.3.2 Viêm vú
Bệnh thường gặp trên heo nái, có thể xảy ra ở một vú hay ở cả bầu vú. Phổ
biến nhất là do liên cầu khuẩn Streptococcus gây ra, có thể xâm nhập bằng nhiều
đường khác nhau nếu chuồng trại dơ bẩn.
Triệu chứng: vú bị viêm sưng, nóng, cứng, có màu đỏ bầm, khi ấn vào sẽ để
lại vết lõm và nái rất đau. Nái thường nằm úp không cho con bú, khi vuốt mạnh sữa
chảy ra lợn cợn có thể có lẫn máu. Heo con thường la nhiều do khát sữa, còi cọc,
chậm lớn, tiêu chảy. Nếu được điều trị bằng kháng sinh kết hợp với biện pháp vắt

sạch sữa viêm bệnh sẽ khỏi sau 3 - 4 ngày, việc điều trị không hợp lý sẽ làm xơ hoá
tuyến vú, làm vú mất khả năng tiết sữa ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo
nái.
2.3.3 Mất sữa
B
5
4

Mất sữa (bao gồm kém sữa) là hiện tượng thiếu sữa sau khi sinh. Mất sữa
xảy ra do nhiểu nguyên nhân: phù tuyến vú hoặc tuyến vú kém phát triển, độc tố vi
khuẩn (Escherichia coli, Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus, Streptococcus),
nái bị sốt, ảnh hưởng của viêm vú hoặc viêm tử cung. Mất sữa cũng có thể xảy ra
khi nái bị táo bón hoặc nhu động ruột bị ức chế trong thời gian đẻ, khi đó các độc tố
đường ruột có thể đi vào trong máu gây ức chế tác động của hormon prolactin và
oxytocin làm giảm tiết sữa. Để phòng tránh mất sữa trên heo nái, chúng ta cần kiểm
soát khẩu phần ăn cho nái, phòng và trị viêm vú, viêm tử cung càng sớm càng tốt,
sử dụng kháng sinh trộn cám để giảm vi khuẩn tiết độc tố vào cơ thể heo.

12


2.3.4 Sót nhau, sót con
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sót nhau, sót con như thiếu vận động trong
thời gian mang thai, thiếu chất dinh dưỡng nhất là các vitamin, khoáng, heo mẹ bị
nhiễm vi sinh vật gây ra các bệnh xảy thai truyền nhiễm, do heo mẹ đẻ non, sinh
nhiều thai, sức rặn và co bóp tử cung yếu. Heo nái bị sót nhau, sót con có các biểu
hiện như rặn liên tục, ăn ít hay bỏ ăn, không cho con bú, hay cắn con, nái sốt 40oC 41oC, sản dịch viêm và nhau thai thối tống ra âm hộ có mùi hôi tanh. Trong trường
hợp này, chúng ta cần chú trọng đến vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng, khẩu phần thức
ăn phải đầy đủ và cân đối chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, chúng ta bổ sung thêm
kích dục tố nhằm kích thích nái rặn tống những thứ còn sót lại ra ngoài, thụt rửa,

tiêm kháng sinh và tăng cường trợ lực trợ sức cho nái.
2.4 Một số bệnh thường xảy ra trên heo con theo mẹ
B
7
1

2.4.1 Tiêu chảy
B
6
4

Tiêu chảy thường xảy ra trên heo con do nhiều nguyên nhân: Thứ nhất, đặc
điểm sinh lý tiêu hoá của heo con chưa hoàn chỉnh, thường thiếu men tiêu hoá nên
rất dễ bị nhiễm bệnh đường tiêu hoá. Thứ hai, bị nhiễm vi khuẩn E. coli, virus viêm
dạ dày, ruột, nhiễm xoắn khuẩn Treponema hyodysenteriae, nhiễm vi khuẩn
Clostridium perfringens, hay nhiễm cầu trùng. Thứ ba, nhiễm giun sán, nhiễm trùng
cuốn rốn, vi trùng xâm nhập đường ruột gây tiêu chảy. Thứ tư, do giai đoạn tập ăn
không đúng cách, thay đổi khẩu phần ăn đột ngột, thiếu các nguyên tố vi lượng như:
Fe, Cu, Co. Thứ năm, do khẩu phần ăn của heo mẹ thiếu dinh dưỡng nên heo con
sinh ra cơ thể yếu rất dễ bị nhiễm các vi khuẩn gây tiêu chảy. Ngoài ra, nếu heo mẹ
bị một số bệnh như viêm tử cung, viêm vú, sữa bị nhiễm độc, nhiễm trùng kế phát
thì heo con bú sữa của heo mẹ sẽ bị tiêu chảy. Thứ sáu, do thời tiết thay đổi đột ngột
tạo nên sự mất cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt, rối loạn chức năng tiết dịch và
nhu động dạ dày ruột làm rối loạn tiêu hoá gây tiêu chảy.
Triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ là heo
con đi phân lỏng hoặc sệt, có khi có bọt, mùi hôi tanh, phân dính vào đuôi hoặc hậu

13



×