Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN VietGAP TẠI HỢP TÁC XÃ NGÃ BA GIỒNG – HUYỆN HÓC MÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.86 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM


NGUYỄN MẬU THỊ THÙY

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC SẢN XUẤT
RAU AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN VietGAP TẠI HỢP TÁC
XÃ NGÃ BA GIỒNG – HUYỆN HÓC MÔN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chính Minh
Tháng 07 năm 2013


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Hiệu Quả
Kinh Tế Của Việc Sản Xuất Rau An Toàn Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Tại Hợp
Tác Xã Ngã Ba Giồng – Huyện Hóc Môn – TP. Hồ Chí Minh” do Nguyễn Mậu Thị
Thùy, sinh viên khóa 36, ngành Kinh Doanh Nông Nghiệp, đã bảo vệ thành công trước
Hội đồng vào ngày ___________________

TS. Thái Anh Hòa
Người hướng dẫn

________________________
Ngày



tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

năm 2013

Ngày

 
 

năm

tháng

năm 2013


 

LỜI CẢM TẠ
 
Lời đầu tiên cho con gửi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, cảm ơn ba mẹ đã ban 

cho con cuộc sống này, cảm ơn đã nuôi nấng dạy dỗ con nên người, cảm ơn ba mẹ 
đã hi sinh tất cả vì con. Cảm ơn vì đã luôn bên con, là chỗ dựa vững chắc để con có 
thêm tự tin, nghị lực vượt qua mọi thử thách, chông gai của cuộc sống. Với con ba 
mẹ mãi là quà tặng thiêng liêng và là tài sản quí giá nhất mà ông trời đã ban tặng 
cho con, con sẽ mãi khắc ghi công ơn của ba mẹ và hứa dù đường đời có khó khăn 
đến đâu thì con cũng sẽ cố gắng vượt qua để không phụ lòng ba mẹ đã đặt niềm 
tin ở nơi con. 
Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại Học Nông 
Lâm TP.HCM, đặc biệt là thầy cô thuộc Khoa Kinh Tế đã tận tình giảng dạy, truyền 
đạt  cho  tôi  vốn  kiến  thức  quý  báu,  đây  sẽ  là  hành  trang  giúp  tôi  có  thêm  tự  tin 
bước vào đời, đem kiến thức mà mình đã học được góp ích một phần vào sự phát 
triển của xã hội, đất nước. 
Đặc  biệt,  tôi  xin  gửi  lời  cảm  ơn  sâu  sắc  và  chân  thành  đến  thầy  Thái  Anh 
Hòa, thầy đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm đề tài. 
Xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Hợp Tác Xã Ngã Ba Giồng đã tận tâm 
giúp  đỡ,  đặc  biệt  là  các  cô  chú  trồng  rau  trên  địa  bàn  xã  Xuân  Thới  Thượng  đã 
nhiệt tình chia sẻ những thông tin quý báu giúp tôi hoàn thành tốt quá trình thu 
thập số liệu. 
Xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp DH10KN và những người bạn đã cùng tôi 
học tập, chia sẻ những kiến thức cũng như những buồn vui trong suốt quãng thời 
gian qua. 
Một lần nữa cho tôi gửi lời cảm ơn, lời chúc sức khỏe đến ba mẹ, gia đình, 
bạn bè, quí thầy cô và những người đã đã hỗ trợ giúp đỡ tôi trong suốt quá trình 
học tập và làm đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! 
Sinh viên 
    Nguyễn Mậu Thị Thùy 

 



 

NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN MẬU THỊ THÙY, Tháng 07 năm 2013. “Phân Tích Hiệu Quả
Kinh Tế của việc Sản Xuất Rau An Toàn Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Tại Hợp
Tác Xã Ngã Ba Giồng – huyện Hóc Môn – TP. Hồ Chí Minh”
NGUYEN MAU THI THUY, July 2013. “Analysis  of  the  economic 
efficiency of safe vegetables production based on VietGAP standards at the 
Nga Ba Giong Cooperative, Hoc Mon District, Ho Chi Minh City” 
Đề tài tiến hành phân tích hiệu quả của việc sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn
VietGAP tại HTX Ngã Ba Giồng xã Xuân Thới Thượng – huyện Hóc Môn –
TP.HCM. So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất rau của hai nhóm hộ trong và ngoài
HTX Ngã Ba Giồng tại xã Xuân Thới Thượng. Qua đó đề ra một số giải pháp nâng
cao hiệu quả sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, phân tích được lợi ích của
việc sản xuất rau áp dụng VietGAP. Nguồn số liệu phân tích dựa trên cơ sở điều tra
trực tiếp từ 60 hộ nông dân trồng rau tại xã Xuân Thới Thượng, trong đó có 17 hộ
tham gia HTX và 43 hộ không tham gia HTX. Số liệu thứ cấp thu thập từ UBNN xã
Xuân Thới Thượng và BCN HTX Ngã Ba Giồng, Internet, sách báo....Các số liệu được
thống kê, mô tả, phân tích dựa trên các công cụ Word, Excel, Eview 4.0.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại
nhiều lợi ích và hiệu quả kinh tế cao. Những hộ tham gia HTX sản xuất rau theo tiêu
chuẩn VietGAP có thu nhập TB/tháng là 17.320.000 đồng trong đó thu nhập từ trồng
rau là 10.820.000 đồng, nhóm ngoài HTX không tham gia sản xuất rau theo tiêu chuẩn
VietGAP 12.750.000 đồng trong đó thu nhập từ trồng rau 8.740.000 đồng. Tuy nhiên
bên cạnh đó thì cũng có nhiều khó khăn, khó khăn lớn là tìm đầu ra cho sản phẩm rau,
hiện chỉ có 11% sản phẩm rau của các hộ dân tham gia HTX được thu mua, sơ chế và
bán cho HTX với giá RAT, còn lại chủ yếu bán cho thương lái, tiểu thương hoặc đem
ra chợ bán, giá cả thường bấp bênh.

 



 

MỤC LỤC
 
TRANG
MỤC LỤC ................................................................................................................................................. v 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................. vii 
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................................. viii 
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................................................... ix 
DANH MỤC PHỤ LỤC ......................................................................................................................... x 
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 
1.1.Đặt vấn đề ................................................................................................................................... 1 
1.2.Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................... 2 
1.2.1.Mục tiêu chung .................................................................................................................. 2 
1.2.2.Mục tiêu cụ thể .................................................................................................................. 3 
1.3.Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................ 3 
1.4.Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................ 3 
1.5.Cấu trúc khóa luận (gồm 5 chương) ................................................................................ 3 
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ............................................................................................................... 5 
2.1.Tổng quan về tài liệu nghiên cứu ...................................................................................... 5 
2.2.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ..................................................................................... 7 
2.2.1.Tổng quan huyện Hóc Môn – TP. Hồ Chí Minh .................................................... 7 
2.2.2.Tổng quan về hợp tác xã Ngã Ba Giồng, TP. Hồ Chí Minh ............................. 10 
2.2.3.Tình hình chung về dân số lao động, diện tích đất đai và cơ sở hạ tầng ở 
xã Xuân Thới Thượng – Hóc Môn – TP. Hồ Chí Minh ................................................ 10 
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 12 
3.1.Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................... 12 
3.1.1.Khái niệm về RAT ......................................................................................................... 12 

3.1.2.Các quy trình và công nghệ sản xuất RAT ở Việt Nam ................................... 12 
3.1.3.Những điều kiện cơ bản để sản xuất RAT ........................................................... 13 
3.1.4.Khái niệm về GAP ......................................................................................................... 15 
3.1.5.Một số lợi ích cơ bản mà GAP mang lại ................................................................ 17 



 

3.1.6. Quy trình kỹ thuật trồng khổ qua ......................................................................... 17 
3.1.7. Hệ  thống tiêu chuẩn GAP trên thế giới ............................................................... 20 
3.1.8.Tình hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn GAP ở Việt Nam ............................. 23 
3.1.9.Các chỉ tiêu về hiệu quả và kết quả sản xuất rau.............................................. 23 
3.2.Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 25 
3.2.1.Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................. 25 
3.2.2.Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................... 26 
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................................. 29 
4.1.Đặc điểm chung của hộ điều tra ..................................................................................... 29 
4.2. Tình hình sản xuất rau tại xã Xuân Thới Thượng – huyện Hóc Môn – TP Hồ 
Chí Minh ........................................................................................................................................... 33 
4.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất rau tại xã Xuân Thới Thượng – huyện Hóc Môn 
– TP. Hồ Chí Minh ......................................................................................................................... 43 
4.3.1.Hiệu quả sản xuất trái khổ qua giữa hai nhóm ................................................. 43 
4.4.Kết quả kiểm định mô hình .............................................................................................. 44 
4.4.1.Kết quả ước lượng các thông số của mô hình ................................................... 45 
4.4.2.Giải thích ý nghĩa của các thông số ........................................................................ 46 
4.4.3.Kiểm định mô hình ....................................................................................................... 46 
4.4.4.Nhận xét chung về mô hình ...................................................................................... 47 
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 47 
5.1.Kết luận ..................................................................................................................................... 47 

5.2.Kiến nghị .................................................................................................................................. 48 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 50 

vi 


 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

CP

Chi phí

DT

Doanh thu

FAO

Tổ chức Liên Hợp Quốc về lương thực và nông nghiệp

GAP

Thực hành nông nghiệp tốt

HTX


Hợp tác xã

IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp

LN

Lợi nhuận

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

RAT

Rau an toàn

SL

Sản lượng

TB

Trung bình

UBNN

Uỷ ban nhân dân


vii 


 

DANH MỤC CÁC BẢNG
 
TRANG
Bảng 3.1. Kỳ vọng dấu cho hệ số của mô hình ước lượng ................................................... 28 
Bảng 4.1.Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội của hai nhóm điều tra ............................... 29 
Bảng 4.2.Bảng chi tiết về việc sử dụng lao động giữa hai nhóm hộ trong và ngoài 
HTX ........................................................................................................................................................ 33 
Bảng 4.3.So sánh về chi phí đầu tư sản xuất trái khổ qua giữa hai nhóm hộ trong 
và ngoài HTX ...................................................................................................................................... 34 
Bảng 4.4. Sản lượng rau thu hoạch và bán ra của hai nhóm hộ trong và ngoài HTX 
trong vụ vừa rồi ................................................................................................................................ 35 
Bảng 4.5.Sản lượng rau trồng và thu hoạch ở một số loại rau của nhóm hộ trong 
HTX ........................................................................................................................................................ 36 
Bảng 4.6.Sản lượng rau trồng và thu hoạch ở một số loại rau của nhóm hộ ngoài 
HTX ........................................................................................................................................................ 36 
Bảng 4.7.Xử lý rau tồn đọng của hai nhóm hộ trong và ngoài HTX ............................. 38 
Bảng 4.8.Ý hiến về giá RAT so với giá rau thường của hai nhóm hộ trong và ngoài 
HTX ........................................................................................................................................................ 39 
Bảng 4.9.Phương tiện vận chuyển rau chủ yếu ở hai nhóm hộ trong và ngoài HTX
 ................................................................................................................................................................. 40 
Bảng 4.10. Kết quả sản xuất trái khổ qua giữa hai nhóm hộ trong và ngoài HTX .. 43 
Bảng 4.11.Các thông số ước lượng của mô hình hàm năng suất trái khổ qua ........ 45 

viii 



 

DANH MỤC CÁC HÌNH
 
TRANG
Hình 2.1.Bản đồ huyện Hóc Môn – TP. Hồ Chí Minh ............................................................. 8 
Hình 4.1.Trình độ học vấn của hai nhóm hộ trong và ngoài HTX ..................................... 31 
Hình 4.2.Thu nhập từ trồng rau của hai nhóm hộ trong và ngoài HTX ........................... 32 
Hình 4.3.Tình hình sản lượng rau bán ra thị trường của hai nhóm hộ trong và 
ngoài HTX ............................................................................................................................................ 37 
Hình 4.4.Ý kiến của hai nhóm về việc tiêu thụ RAT so với rau thường của hai 
nhóm hộ trong và ngoài HTX ...................................................................................................... 40 
Hình 4.5.Sơ đồ sản phẩm rau đến với tay người tiêu dùng của các hộ dân tham gia 
HTX ........................................................................................................................................................ 42 

ix 


 

DANH MỤC PHỤ LỤC
 
TRANG 
Phụ lục 1. Kết suất mô hình hàm năng suất trái khổ qua ................................................ 52 
Phụ lục 2. Kết suất các mô hình hồi quy phụ ........................................................................ 52 
Phụ lục 3. Một số hình ảnh tại địa bàn nghiên cứu trực tiếp chụp được .......................... 56 
Phụ lục 4.Kiểm định White ............................................................................................................ 57 
Phụ lục 5.Kiểm định các giả thiết trong mô hình ................................................................ 59 

Phụ lục 6. Bảng câu hỏi phỏng vấn .............................................................................................. 61 
 




CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.Đặt vấn đề 
Rau là một thức ăn rất cần thiết và không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng 
ngày, rau cung cấp các chất dinh dưỡng, vitamin, axit hữu cơ, chất khoáng…quan 
trọng cho sự tồn tại và phát triển của con người. Theo tính toán của các nhà dinh 
dưỡng học để cơ thể hoạt động bình thường thì cần cung cấp 2.300 – 2.500 gam 
rau mỗi ngày (tương đương với 7,5 – 8 kg/tháng hay 90 – 108 kg/năm Trần Khắc 
Thi). Như vậy tổng nhu cầu rau của cả nước hiện nay sẽ là 7.990 – 9.588 ngàn tấn 
rau/năm.  
Đặc  biệt,  trong  những  năm  gần  đây  kể  từ  khi  Việt  Nam  gia  nhập  vào  Tổ 
chức  thương  mại  thế  giới  WTO  và  khu  vực  Mậu  dịch  tự  do  châu  Á  –  Thái  Bình 
Dương đó là một cơ hội lớn cho nền sản xuất rau nói riêng và nền sản xuất nông 
nghiệp trong nước nói chung. Sản lượng sản xuất nông nghiệp tăng đáng kể xuất 
khẩu qua nhiều nước trên thế giới mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho 
người  dân.  Tuy  nhiên,  bên  cạnh  những  cơ  hội  thì  thách  thức  luôn  đi  kèm,  bốn 
thách thức quan trọng bắt buộc nền sản xuất nông sản của ta phải vượt qua nếu 
muốn tồn tại trên thị trường thế giới đó là số lượng, chất lượng, giá thành, và vấn 
đề an toàn thực phẩm. Trong những thách thức trên thì vấn đề an toàn thực phẩm 
là một bài toán khó nhất, đã và đang được Nhà nước và các tổ chức quan tâm đặc 
biệt bỏ ra rất nhiều tiền, thời gian để nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm. Thực hành 
nông  nghiệp  tốt  (viết  tắt  là  GAP)  đã  được  chứng  minh  là  một  công  cụ  hiệu  quả 
giúp người sản xuất nông nghiệp trong nước vượt qua những thử thách nói trên. 

Hiện nay, thực hành nông nghiệp tốt được thừa nhận và thực hiện ở các cấp độ 


 

toàn  cầu  (UREPGAP,  GlobalGAP),  cấp  độ  khu  vực  AseanGAP  và  cấp  độ  quốc  gia 
VietGAP, ThaiGAP, ChinaGAP…) 
Thành phố Hồ Chí Minh có 9 hợp tác xã (HTX) và 33 tổ hợp tác sản xuất rau 
an  toàn  (RAT).  Trong  đó,  HTX  Ngã  Ba  Giồng  là  một  trong  những  đơn  vị  chuyên 
trồng rau, củ sạch đầu tiên của thành phố lấy chứng nhận VietGAP vào năm 2009. 
Trên diện tích 70 ha đất canh tác của HTX thì có 40 ha diện tích trồng rau, củ, quả 
(dưa  leo,  khổ  qua…)  và  30  ha  trồng  rau  lá  (cải,  dền,  mồng  tơi…)  (Báo  Dân  Việt 
2011)  hiện  HTX  đang  cung  cấp  rau  cho  nhà  phân  phối  Metro,  hệ  thống  siêu  thị 
Coop  Mart  ,  Maxi  Mart  và  thỉnh  thoảng  cho  xuất  ăn  công  nghiệp  ở  các  khu  chế 
xuất,  đời sống của xã viên từ chỗ chỉ có thể bán rau cho thương lái thì giờ đây đã 
ổn định hơn. Tuy nhiên, việc sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP ở nơi đây vẫn 
còn nhiều khó khăn, do sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ nên việc áp dụng quy trình 
VietGAP chưa  rộng  rãi,  mới  dừng  lại  ở  các  mô  hình,  nhận  thức  của  người  tiêu 
dùng về các sản phẩm của VietGAP còn hạn chế. Thêm vào đó, áp dụng quy trình 
VietGAP,  người  sản  xuất  phải  đầu  tư  rất  tốn  kém  nhưng  chất  lượng  sản  phẩm 
chưa cao, vẫn còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và vi sinh vật gây bệnh 
cho người tiêu dùng, do người dân chưa áp dụng đúng theo nguyên tắt của tiêu 
chuẩn sản xuất rau VietGAP. 
Đề tài nghiên cứu và đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ RAT tại HTX 
Ngã  Ba  Giồng  –  xã  Xuân  Thới  Thượng  –  huyện  Hóc  Môn  –  TP.HCM,  phân  tích 
những mặt lợi khi tham gia sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP để người dân 
có cái nhìn đúng đắn hơn, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm đề 
xuất những giải pháp mở rộng quy mô sản xuất RAT VietGAP mang lại hiệu quả 
kinh  tế  cao  và  lâu  dài  hơn  cho  người  dân,  góp  phần  phát  triển  thương  hiệu  sản 
xuất  rau  trong  nước và  có  thể  xuất  khẩu  qua  nhiều  nước  trên  thế  giới  mang  lại 

hiệu quả kinh tế cao cho nền sản xuất nông nghiệp nước ta. 
1.2.Mục tiêu nghiên cứu 
1.2.1.Mục tiêu chung 
Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo quy trình VietGAP của các hộ 
nông dân tại HTX Ngã Ba Giồng – huyện Hóc Môn – TP. Hồ Chí Minh. 



 

1.2.2.Mục tiêu cụ thể 
 Phân  tích  thực  trạng  sản  xuất  rau  theo  tiêu  chuẩn  VietGAP  tại  địa  bàn 
nghiên cứu. 
 Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại HTX Ngã 
Ba Giồng – xã Xuân Thới Thượng – huyện Hóc Môn – TP.HCM. 
 Phân  tích  những  thuận  lợi  và  thách  thức  trong  sản  xuất  và  tiêu  thụ  rau 
VietGAP. 
 Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế sản 
xuất  rau  theo  tiêu  chuẩn  VietGAP  tại  HTX  Ngã  Ba  Giồng  –  xã  Xuân  Thới 
Thượng –huyện Hóc Môn – TP.HCM. 
1.3.Đối tượng nghiên cứu 
 Các loại rau củ sản xuất tại địa bàn xã Xuân Thới Thượng – Hóc Môn. Trong 
đó chủ yếu là rau khổ qua. 
 Các  hộ  nông  dân  trồng  rau  được  lựa  chọn  ngẫu  nhiên  tại  xã  Xuân  Thới 
Thượng – Hóc Môn. 
1.4.Phạm vi nghiên cứu 
‐ Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình sản xuất và 
tiêu thụ rau tại địa bàn HTX Ngã Ba Giồng – xã Xuân Thới Thượng – huyện Hóc 
Môn  –  TP.HCM,  phân  tích  những  thuận  lợi  và  khó  khăn  trong  việc  áp  dụng  quy 
trình  sản  xuất  RAT  theo  tiêu  chuẩn  VietGAP,  đồng  thời  đề  ra  những  giải  pháp 

nhằm  khắc  phục  những  khó  khăn  này.  Giúp  mở  rộng  và  phát  triển  mô  hình  sản 
xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP. 
‐  Về  địa  điểm  nghiên  cứu: Đề  tài  được nghiên  cứu  tại  xã  Xuân  Thới Thượng  –
huyện Hóc Môn – TP.HCM. 
‐ Về thời gian nghiên cứu: Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 22/02/2013 đến 
30/06/2013. 
1.5.Cấu trúc khóa luận (gồm 5 chương) 
Chương 1: Mở đầu. Chương này nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, 
đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu (nội dung nghiên cứu, địa điểm nghiên 
cứu, thời gian nghiên cứu) và cấu trúc của khóa luận. 



 

Chương 2: Tổng quan. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu 
(điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội,…) 
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Trình bày các khái niệm cơ 
bản và các quy trình hay quy định có liên quan đến sản xuất RAT, các chỉ tiêu hiệu 
quả, kết quả sản xuất rau và một số phương pháp được sử dụng để giải quyết các 
mục tiêu đã đề ra như phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, phương 
pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, sử dụng mô hình kinh tế lượng. 
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này trình bày các kết quả 
nghiên cứu bao gồm tình hình sản xuất rau tại xã Xuân Thới Thượng – huyện Hóc 
Môn, đặc điểm của hộ điều tra như diện tích, năng suất, sản lượng, chi phí…. So 
sánh  phân  tích  giữa  các  hộ  trồng  rau  theo  và  không  theo  VietGAP,  những  khó 
khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất rau theo tiêu cuẩn VietGAP 
đồng  thời  nêu  ra  những  giải  pháp  định  hướng  nâng  cao  hiệu  quả  sản  xuất  rau 
theo  tiêu  chuẩn  VietGAP  tại  HTX  Ngã  Ba  Giồng  –  Huyện  Hóc  Môn  –  TP.  Hồ  Chí 
Minh.   

Chương 5: Kết luận và kiến nghị.  Đưa ra những kết luận, kiến nghị từ kết quả 
phân tích và tổng hợp. 




 
 
CHƯƠNG 2 
TỔNG QUAN 
 
 
2.1.Tổng quan về tài liệu nghiên cứu  
Với xu thế hội nhập như hiện nay, để ổn định về giá sản phẩm nông nghiệp 
cũng như ổn định thu nhập từ cây rau, thì sản phẩm rau sạch phải đạt chất lượng 
và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản xuất rau an toàn theo chuẩn VietGap 
là điều kiện bắt buộc nếu muốn sản phẩm tồn tại trên thị trường. Hiểu được sự 
cần thiết đó nên đã có không ít mô hình thí nghiệm và các đề tài nghiên cứu về 
vấn đề này, nhằm giúp cho việc thúc đẩy sản xuất RAT ngày càng được phổ biến, 
phát triển rộng rãi, mang lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời tạo dựng thương hiệu 
và lợi ích lâu dài cho nền sản xuất nông nghiệp ở nước ta. 
Ngày  09/09/2009,  Bộ  Nông  nghiệp  và  Phát  triển  nông  thôn  (NN&PTNT) 
cho  biết,  đầu  tư  9  tỷ  đồng  cho  dự  án  "Sản  xuất  rau  an  toàn  theo  tiêu  chuẩn 
VietGAP" tại 9 địa phương: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, 
Nghệ An, Lâm Đồng, Đắk Lắk và Ninh Thuận. Trong 3 năm thực hiện dự án sẽ xây 
dựng 9 mô hình tại 9 tỉnh/thành, trình diễn ứng dụng VietGAP để sản xuất được 7 
loại rau an toàn chủ lực trên quy mô 675 ha, đồng thời tổ chức 27 lớp huấn luyện, 
đào tạo 810 lượt khuyến nông viên giám sát. Bên cạnh đó, dự án sẽ tổ chức 405 
lớp để huấn luyện nông dân có đủ năng lực ứng dụng VietGAP trong sản xuất rau 
an toàn. Theo Cục trồng trọt, mô hình sản xuất nông nghiệp VietGAP sẽ cho ra rau 

quả  tươi  và  đáp  ứng  những  nguyên  tắc  và  mang  đến  sự  an  toàn  cho  người  tiêu 
dùng.  Theo  đó,  người  nông  dân  thực  hiện  dự  án  sẽ  được  hướng  dẫn  kỹ  thuật, 
trình  tự  sản  xuất,  thu  hoạch,  sơ  chế  bảo  đảm  an  toàn,  nâng  cao  chất  lượng  sản 
phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng cũng 


 

như bảo vệ môi trường. Dự án sẽ góp phần hình thành vùng sản xuất rau theo tiêu 
chuẩn VietGAP, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất, nâng cao 
chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trong việc tiêu thụ trong nước cũng như 
xuất khẩu, đồng thời từng bước hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất từ quản lý, 
sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. 
Các đề tài nghiên cứu ở nước ngoài 
Theo  Nicolas  Bricas,  Paule  Mousier  và  Vincent  Baron  ở  Pháp  (2006), 
nghiên cứu thương mại hóa sản phẩm của nghề làm vườn, trong đó có sản phẩm 
rau tại nước Pháp đã chỉ ra rằng giá trị sản phẩm được tăng lên rất nhiều khi sản 
phẩm  được  bán  trên  thị  trường  so  với  giá  trị  sản  phẩm  đó  được  bán  ngay  tại 
vườn. Kết quả nghiên cứu về tiêu dùng và nhận thức về thị trường rau, đã chỉ ra 
sự đặc trưng về việc tiêu dùng rau cũng như những nhận thức về thị trường của 
người dân tại đây. 
Theo S. R. Subramanian và S. Varadarajan ở Ấn Độ (2008), cho thấy chính 
sách của Ấn Độ là tập trung nghiên cứu phát triển giống chống chịu phù hợp với 
từng  vùng,  cung  cấp  giống  tốt,  nghiên  cứu  phát  triển  công  nghệ  sau  thu  hoạch 
thích hợp để giảm tỉ lệ hư hao, chính phủ cần quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ 
tầng cần thiết và trang thiết bị phục vụ chế biến rau. 
Các đề tài nghiên cứu trong nước 
Theo Lâm Hải Sâm (2010), khó  khă n lớn nhat củ a xã  viê n HTX là m VietGAP 
là   ở khâ u tiê u  thụ  sả n  pham. Chı̉  hơn 30% sả n  pham củ a xã  viê n  được HTX  thu 
mua sơ che, đó ng gó i và  tiê u thụ  với giá  RAT, phan cò n lạ i van phả i bá n cho cá c 

thương lá i như giá  rau thô ng thường trong khi nhu cau ve RAT, đặ c biệ t là  RAT đạ t 
tiê u chuan VietGAP là  rat  lớn. Nếu vấn đề đầu ra cho sản phẩm được giải quyết 
tốt, tất cả rau của xã viên được sản xuất đúng theo tiêu chuẩn VietGAP được thu 
mua  đúng  với  giá  của  RAT  thı̀  khả   nă ng á p  dụ ng  VietGAP  trong  sả n  xuat  rau  tạ i 
HTX Phước Hả i mới có thể thành công. 
Trần Khắc Thi và công sự (2003), nghiên cứu công nghệ tiên tiến trong sản 
xuất,  các  sản  phẩm  xuất  khẩu  và  sản  phẩm  chủ  lực,  xác  định  giống  và  kỹ  thuật 
thâm canh một số loại rau. Đề tài cũng đưa ra một số quy trình công nghệ sau thu 



 

hoạch  với  một  số  sản  phẩm  rau  và  hoa  cho  xuất  khẩu,  đưa  ra  các  biện  pháp  kỹ 
thuật  nhằm  nâng  cao  chất  lượng  sản  phẩm  rau,  phát  triển  vùng  thị  trường  xuất 
khẩu. 
Bùi  Thị  Gia  (2001),  đã  tập  trung  nghiên  cứu  một  số  lý  luận  về  phát  triển 
rau, nghiên cứu thực trạng phát triển rau và đề xuất một số biện pháp phát triển 
rau ở huyện Gia Lâm, Hà Nội. 
Và một số tài liệu khác có liên quan, chủ yếu là các tài liệu nghiên cứu về 
cách thức sản xuất, canh tác rau áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP. 
Các  để  tài  nghiên  cứu trong và  ngoài  nước  là  tiền đề  vô cùng  quan trọng, 
hữu  ích  rất  nhiều  trong  việc  phân  tích  hiệu  quả  sản  xuất  RAT  theo  tiêu  chuẩn 
VietGAP  tại  HTX  Ngã  Ba  Giồng  –  huyện  Hóc  Môn  –  TP.  Hồ  Chí  Minh.  Các  đề  tài 
nghiên cứu và thảo luận về kỹ thuật sản xuất hay tiêu thụ rau ở nhiều khía cạnh 
khác  nhau  với  nội  dung  và  địa  bàn  nghiên  cứu  nhất  định.  Tuy  nhiên  các  đề  tài 
nghiên cứu này chưa tìm hiểu và phân tích rõ về hiệu quả của việc sản xuất RAT 
theo  tiêu  chuẩn  VietGAP,  những  trở  ngại  chính  trong  việc  sản  xuất  rau  áp  dụng 
VietGAP hiện nay và đó cũng chính là lý do tôi thực hiện đề tài “Phân Tích Hiệu
Quả Kinh Tế Của Việc Sản Xuất Rau An Toàn Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Tại

Hợp Tác Xã Ngã Ba Giồng – Huyện Hóc Môn – TP. Hồ Chí Minh”. 
2.2.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 
2.2.1.Tổng quan huyện Hóc Môn – TP. Hồ Chí Minh 
‐ Điều kiện tự nhiên:  
Từ 10000’43” đến 10049’00” vĩ độ Bắc 
Từ 106031’20” đến 106040’45” kinh độ Đông 
Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương có ranh giới là sông Sài Gòn. 
Phía Tây giáp tỉnh Long An ranh giới là các kênh thủy lợi. 
Phía Nam giáp quận 12 có ranh giới là Quốc lộ 1A, hương lộ 80, kinh Trần 
Quang Cơ, rạch Cầu Dừa, rạch Gòn, rạch Cầu Vông. 
Phía  Bắc  giáp huyện Củ  Chi  có ranh  giới  là  kinh Thầy  Cai, sông  Cầu Xáng, 
sông Rạch Tra, sông Sài Gòn. 
Phía Tây Nam giáp huyện Bình Chánh ranh giới là kênh thủy lợi và ruộng. 



 

‐Thổ nhưỡng: 
Theo  bảng  đồ  thổ  nhưỡng  năm  1990,  thành  phần  thổ  nhưỡng  của  huyện 
Hóc Môn được chia thành 3 nhóm đất gồm: 
Nhóm đất xám: Với diện tích 5.171,82 ha chiếm 47,37% tổng diện tích tự 
nhiên. 
Nhóm  đất  phèn:  Diện  tích  4.106,38  ha  chiếm  37,61%  tổng  diện  tích  tự 
nhiên,  chủ  yếu  ở  vùng  ven  sông  rạch,  tập  trung  ở  các  ấp  Nhị  Tân  2,  ấp  Tân  Lập 
thuộc  xã  Tân  Thới  Nhì,  ấp  4,  ấp  5  xã  Xuân  Thới  Sơn  và  vùng  đất  thuộc  nông 
trường Nhị Xuân với các kênh lớn là kênh Thầy Cai, kênh An Hạ. 
Nhóm  đất  khác:  Có  diện  tích  1640,31  ha  chiếm  15,02%  tổng  diện  tích  tự 
nhiên, phần lớn sử dụng cho trồng cây lâu năm và cây hàng năm. 
Hình 2.1.Bản đồ huyện Hóc Môn – TP. Hồ Chí Minh 


 

Nguồn: UBNN huyện Hóc Môn, 2012 
‐ Địa hình: 

 

Địa hình phân bổ thấp dần từ Đông Bắc đến Tây Nam, chia thành 5 dạng địa 
hình chính, được phân bố như sau: 
Cao  từ  8m  –  10m  có  diện  tích  327,62  ha  (chiếm  3,00%  tổng  diện  tích  tự 
nhiên)  phân  bố  chủ  yếu  ở  các  xã:  Xuân  Thới  Sơn,  Xuân  Thới  Đông,  Xuân  Thới 
Thượng. 



 

Cao từ 6m – 8m có diện tích 1546,54 ha (chiếm 13,34% tổng diện tích tự 
nhiên) phân bố chủ yếu ở các xã Tân Thới Nhì, Bà Điểm. 
Cao từ 4m – 6m có diện tích 2962,03 ha (chiếm 27,13% tổng diện tích tự 
nhiên) phân bố chủ yếu ở thị trấn Hóc Môn, xã Thới Tam Thôn, xã Tân Xuân, xã 
Trung Chánh, xã Tân Hiệp. 
Cao từ 2m – 4m có diện tích 1274,75 ha (chiếm 11,68% tổng diện tích tự 
nhiên). 
Cao < 2m có diện tích 4897,57 ha (chiếm 44,85% tổng diện tích tự nhiên) 
phân bố chủ yếu ở xã Đông Thạnh, xã Nhị Bình. 
‐Đặc điểm khí hậu: 
Hóc Môn có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo miền 
Đông  Nam  Bộ.  Khí  hậu  được  phân  thành  hai  mùa  rõ  rệt:  mùa  mưa  bắt  dầu  từ 

tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình 1.979 mm/năm, mùa khô từ tháng 
12 đến tháng 4 năm sau. Thời tiết mang tính ổn định ít xảy ra thiên tai, đây là điều 
kiện để phát triển nông nghiệp. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 270C, biên 
độ  dao  động  giữa  các  tháng  trong  năm  rất  thấp  tạo  điều  kiện  để  sản  xuất  nông 
nghiệp quanh năm. 
‐Tài nguyên nước: 
Nguồn nước ngầm: Tầng 1 nằm ở độ sâu 15m – 20m, tầng 2 nằm ở độ sâu 
hơn 20m – 50m, đây là tầng nước cao áp, tầng 3 nằm ở độ sâu 50m – 100m, tầng 4 
ở độ sâu 100m – 200m, tầng 5 nằm ở độ sâu hơn 200m. 
Việc khai thác nước ngầm chưa được quản lý chặt chẽ nên người dân khai 
thác rất tùy tiện ảnh hưởng đến các công trình xây dựng cũng như việc sản xuất 
rau tại đây. 
Nguồn nước mặt: Có hệ thống sông ngòi tương đối chằng chịt gồm 6 sông, 
rạch chính: Sài Gòn, rạch Tra, sông Cầu Sáng, kinh An Hạ, kinh Thầy Cai, rạch Hóc 
Môn chủ yếu tập trung ở phía Bắc và phía Nam huyện Hóc Môn. 
Bên  cạnh  đó  còn  có  một  số  hệ  thống  kênh,  rạch  nhỏ  và  thủy  lợi  phục  vụ 
công tác tưới tiêu. Các sông, rạch của huyện Hóc Môn chiệu ảnh hưởng mạnh của 
nước sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông. 



 

2.2.2.Tổng quan về hợp tác xã Ngã Ba Giồng, TP. Hồ Chí Minh 
Là nơi người dân có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, điều kiện 
tự nhiên thuận lợi do thiên nhiên ban tặng, phù sa màu mỡ nguồn nước dồi dào. 
Hợp tác xã Nông Nghiệp và dịch vụ Ngã Ba Giồng được thành lập vào năm 2004, 
trụ sở giao dịch đặt tại ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.HCM. Đây 
là một trong những hợp tác xã hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp 
trên  địa  bàn  huyện  Hóc  Môn.  Hiện  nay,  HTX  gồm  có  30  hội  viên  (có  góp  vốn) 

chuyên trồng rau, củ sạch trên diện tích 70 ha đất canh tác, trong đó 40 ha trồng 
củ  quả  (dưa  leo,  khổ  qua…),  và  30  ha  trồng  rau  lá  (cải,  dền,  mồng  tơi…).  Hiện 
4,5/70  ha  được  Chi  cục  BVTV  TP.HCM  công  nhận  sản  xuất  rau  theo  tiêu  chuẩn 
VietGAP  cuối  năm  2009.  Tại  đây  người  nông  dân  canh  tác  ba  vụ  chính/năm:  vụ 
Đông Xuân (tháng 10 – tháng 3 AL), vụ Hè Thu (tháng 4 – tháng 7 AL) và vụ mùa 
(tháng 8 AL) nhằm giúp tăng thu nhập cho nông dân do tận dụng được lao động 
nông nhàn. 
2.2.3.Tình hình chung về dân số lao động, diện tích đất đai và cơ sở hạ tầng 
ở xã Xuân Thới Thượng – Hóc Môn – TP. Hồ Chí Minh 
‐ Đặc điểm tình hình: Xã Xuân Thới Thượng có diện tích tự nhiên 1.857 ha, 
trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 1.030 ha, diện tích gieo cấy lúa 737 ha, 
diện  tích  sản  xuất  rau  màu  293  ha.  Dân  số  có  9.671  hộ  với  366.389  nhân  khẩu 
trong đó có 752 hộ sản xuất nông nghiệp với 3.916 nhân khẩu có 1.575 lao động. 
Được sự quan tâm của huyện và thành phố, xã đã được chọn để xây dựng điểm 
mô hình nông thôn mới theo hướng CNH ‐ HĐH, kinh tế của xã chuyển dịch đúng 
hướng, thương mại – dịch vụ ‐ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – nông nghiệp, 
lao động nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực giảm dần 10% hàng năm. 
Mức thu nhập bình quân của người dân hiện nay ước tính 25,6 triệu/người/năm, 
đời sống nhân dân dần dần ổn định, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần từ 4,25% năm 2007 
còn 2,9% năm 2011 với 288 hộ nghèo trên tổng số 9.671 hộ. 
‐ Thuận lợi: Xã được phong tặng danh hiệu là xã anh hùng, có truyền thống 
cách mạng lâu đời. Người dân Xuân Thới Thượng hầu hết xuất thân là nông dân 
do đó rất cần cù và sáng tạo trong lao động sản xuất. Hội nông dân xã luôn được 
10 


 

sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy xã và các cấp chính quyền. Xuân Thới Thượng 
đã  được  chọn  làm  xã  điểm  xây  dựng  mô  hình  phát  triển  nông  thôn  theo  hướng 

CNH ‐ HĐH từ năm 2002 và tiếp tục được chọn làm xã điểm xây dựng mô hình xã 
nông thôn mới năm 2010. Được thành phố và huyện đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng 
kỹ thuật góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn mới và phát triển kinh tế. Xã Xuân 
Thới Thượng có diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn, địa hình tương đối bằng 
phẳng, có đường Phan Văn Hớn nối liền từ ngoại ô đi qua Xuân Thới Thượng đến 
Đức Hòa ‐ Long An và hệ thống đường giao thông nông thôn, đường liên xã huyện. 
‐  Khó  khăn:  Những  năm  gần  đây  tình  hình  đô  thị  hóa  làm  cho  diện  tích 
nông nghiệp thu hẹp dần, diện tích sản xuất nông nghiệp xen cài dân cư. Nhiều dự 
án khu công nghiệp, khu dân cư theo quy hoạch chưa triển khai đầu tư xây dựng 
nên ảnh hưởng nhất định đến bộ phân nông dân có đất nằm trong khu quy hoạch. 
Có tư tưởng chần chừ chờ nhận đền bù nên chưa mạnh dạn đầu tư phát triển sản 
xuất nông nghiệp. Gần đây nhiều hộ nông dân có đất ruộng ở đồng ruộng ấp 1 cho 
người dân nhập cư đến thuê để chăn nuôi heo không thực hiện đúng quy trình kỹ 
thuật gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến dự án thực hiện mô hình nông 
thôn mới và an ninh trật tự tại địa phương. 

11 


 
 
CHƯƠNG 3 
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
 
 
3.1.Nội dung nghiên cứu 
3.1.1.Khái niệm về RAT 
Theo quyết định số 67/1998 /QĐ – BNN – KHCN ngày 28/04/1998 về các 
quyết  định  tạm  thời  về  sản  xuất  RAT  của  Bộ  Nông  Nghiệp  và  Phát  Triển  Nông 
Thôn: 

“Những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn củ quả, thân lá, 
hoa, quả có chất lượng đúng với đặc tính giống của chúng, hàm lượng các hóa chất 
độc hại và mức độ nhiễm các vi sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, an 
toàn  cho  người  tiêu  dùng  và  môi  trường  thì  được  coi  là  rau  đảm  bảo  an  toàn  vệ 
sinh thực phẩm, gọi tắt là Rau an toàn”. 
3.1.2.Các quy trình và công nghệ sản xuất RAT ở Việt Nam 
Hiện  nay  nước  ta  đang  áp  dụng  nhiều  quy  trình  sản  xuất  RAT  như    quy 
trình  IPM,  quy  trình  rau  hữu  cơ…và  gần  đây  nhất  Bộ  nông  nghiệp  và  phát  triển 
nông thôn đã ban hành quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong rau an 
toàn. 
Quy trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM: Quy trình này đã được áp dụng 
khá lâu trong sản xuất rau an toàn ở nước ta. Quản lý dịch hại tổng hợp là một hệ 
thống điều khiển dịch hại bằng cách sử dụng hài hòa những biện pháp kỹ thuật 
một cách thích hợp trên cơ sở phân tích hệ sinh thái đồng ruộng một cách hợp lý, 
để giữ cho chủng quần dịch hại luôn ở dưới ngưỡng gây hại kinh tế. IPM trong sản 
xuất RAT được biểu hiện dưới 3 hình thức cơ bản đó là: 


 

Trồng RAT ngoài đồng ruộng là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Với 
đặc điểm là quá trình sản xuất rau diễn ra hoàn toàn ngoài điều kiện tự nhiên nên 
phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết, khí hậu và thường bị các loại sâu bệnh phá hoại 
nhưng do chi phí thấp nên đây vẫn là hình thức được người dân áp dụng rộng rãi. 
Trồng  RAT  trong  điều  kiện  có  che  chắn  (trong  nhà  lưới,  màng  P.E…).  Ưu 
điểm  của  hình  thức  này  là  ít  dịch  bệnh  gây  hại  và  cỏ  dại  nên  ít  sử  dụng  thuốc 
BVTV, đồng thời rút ngắn được thời gian sinh trưởng của rau, củ , quả do đó làm 
tăng năng suất. Nhược điểm đó là chí phí sản xuất cao nên vẫn chưa được áp dụng 
rộng rãi. 
Phương pháp thủy canh trong RAT, mới được áp dụng những năm gần đây, 

phương pháp này có ưu điểm đó là có thể sản xuất RAT trong điều kiện thiếu đất, 
nước giảm được công lao động do đó chi phí thấp, ít chăm sóc, ít sâu bệnh. Hiện 
nay đầu tư cho hình thức sản xuất này còn khá cao và còn nhiều vấn đề cần bàn về 
dung dịch trồng rau nên trồng rau trong dung dịch chưa được phát triển. 
Quy trình sản xuất rau hữu cơ: Dự án trồng rau hữu cơ do Hội Nông Dân 
Việt Nam kết hợp với tổ chức ADDA (Đan Mạch) triển khai tại Việt Nam từ 2005 
đến  nay.  Cách  trồng  rau  hữu  cơ  này  khác  với  cách  trồng  rau  an  toàn  hiện  đang 
được áp dụng tại Việt Nam ở chỗ: RAT được sản xuất theo một quy trình nghiêm 
ngặt nhưng vẫn sử dụng thuốc BVTV nếu cần, chỉ cần đảm bảo thời gian cách ly, 
nhưng rau hữu cơ là rau trồng với 3 điều kiện cơ bản: không phân bón – hóa chất, 
không phun thuốc trừ sâu độc hại và không tồn dư chất kháng sinh. 
Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP): Là quy trình do Bộ nông 
nghiệp và nông thôn ban hành năm 2008 về các quy định trong sản xuất RAT, từ 
sản xuất, thu hoạch, sau thu hoạch, chế biến vận chuyển rau quả nhằm nâng cao 
chất lượng, đảm bảo an toàn nhằm hạn chế tối đa những mối nguy tiềm ẩn về hóa 
học,  sinh  học,  vật  lý,  đảm  bảo  phúc  lợi  xã  hội,  sức  khỏe  người  sản  xuất  và  tiêu 
dùng, bảo vệ môi trường, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. 
3.1.3.Những điều kiện cơ bản để sản xuất RAT 
(Theo quyết định số 04/2007/QĐ – BNN ngày 19/01/2007 của Bộ trưởng 
BNN&PTNT về quản lý và chứng nhận RAT) 
13 


 

Quy định về RAT: 
Chỉ tiêu hình thái: Sản phẩm phải được thu hoạch đúng thời điểm, đúng yêu 
cầu  của  từng  loại  rau,  đúng  độ  chín  kỹ  thuật  (thương  phẩm)  không  dập  nát,  hư 
thối, không sâu bệnh và có bao gói thích hợp. 
Chỉ tiêu nội chất:  

 Dư lượng các loại hóa chất bảo vệ thực vật trong các loại sản phẩm rau 
 Hàm lượng NO3‐ tích lũy trong sản phẩm rau 
 Hàm lượng tích lũy của một số kim loại nặng như Pb, Hg, As, Cu… 
 Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh 
Sản  phẩm  chỉ  được  coi  là  đảm  bảo  an  toàn  vệ  sinh  thực  phẩm  khi  hàm 
lượng tồn dư của các chỉ tiêu không vượt quá giới hạn tiêu chuẩn quy định. 
Quy định về điều kiện sản xuất RAT: 
Nhân  lực:  Tổ  chức  sản  xuất  RAT  phải  có  đội  ngũ  cán  bộ  kỹ  thuật  chuyên 
ngành hoặc hợp đồng thuê cán bộ chuyên ngành về trồng trọt hoặc BVTV từ trung 
cấp trở lên để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất RAT. Người sản xuất RAT phải qua lớp 
huấn luyện sản xuất RAT. 
Đất trồng: Có đặc điểm lý, hóa, sinh học phù hợp với sự phát triển của rau, 
không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các 
khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, các nghĩa trang…đảm bảo 
tiêu  chuẩn  môi  trường  đất  trồng  trọt  theo  tiêu  chuẩn  TCVN  5941  :  1995,  TCVN 
7209 : 2000, đất phải được kiểm tra mức độ ô nhiễm định kỳ hoặc đột xuất. 
Phân  bón:  Chỉ  sử  dụng  các  loại  phân  bón  được  cho  phép  trong  danh  mục 
phân  bón  sản  xuất  kinh  doanh  ở  Việt Nam,  phân hữu  cơ  đã qua  xử  lý  và  ủ  hoai 
mục nhằm tránh nguy cơ nhiễm hóa chất và vi sinh vật gây hại. Không sử dụng các 
loại  phân  có  nguy  cơ  ô  nhiễm  cao  như:  phân  chuồng  tươi,  nước  thải,  phân  chế 
biến từ rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp để bón và tưới trực tiếp lên cây, sử 
dụng hợp lý và cân đối giữa các loại phân (hữu cơ, vô cơ). Hạn chế tối đa việc sử 
dụng thuốc kích thích và thuốc điều hòa sinh trưởng, tất cả các loại phân không 
bón gần thời điểm quy hoạch. 

14 


 


Nước  tưới:  Chỉ  sử  dụng  nước  giếng  khoan,  nước  từ  các  sông,  suối,  hồ 
lớn…nước tưới cho rau phải lấy từ nguồn không bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật và 
hóa chất độc hại, phải đảm bảo chất lượng nước tưới theo tiêu chuẩn TCVN 6773 : 
2000. Không sử dụng nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, nước thải từ các bệnh 
viện,  các  khu  tập  trung  dân  cư,  các  trại  chăn  nuôi,  các  lò  giết  mổ  gia  súc,  nước 
phân tươi, nước ao tù đọng để tưới cho cây, nguồn nước tưới cho RAT phải được 
kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. 
3.1.4.Khái niệm về GAP 
GAP (là chữ viết tắt của Good Agriculture Practices) có nghĩa là thực hành 
nông  nghiệp  tốt,  GAP  là   mộ t  loạ i  chứng  nhậ n  tự  nguyệ n  trong  sả n  xuat  nô ng 
nghiệ p,  nhà   sả n  xuat  khô ng  bị  rà ng  buộ c  ve  mặ t  phá p  lý   bang  cá c  quy  định  ve 
phá p luậ t mà  họ  tự nguyệ n tham gia vı̀  thay được lợi ı́ch từ GAP mang lạ i cho họ , 
lợi  ı́ch  cho  người  tiê u  dù ng, mô i  trường và   xã   hộ i.  Theo  tài  liệu  của  FAO  2003  ‐ 
GAP là các quá trình thực hành canh tác chế biến tại trang trại hướng tới sự bền 
vững về môi trường, kinh tế và xã hội. Kết quả là an toàn về chất lượng của thực 
phẩm và các sản phẩm nông nghiệp không phải là thực phẩm. 
Đánh  giá  và  lựa  chọn  vùng  sản  xuất:  Vùng  sản  xuất  rau,  quả  theo  tiêu 
chuẩn VietGAP phải được khảo sát đánh giá phù hợp với điều kiện sản xuất thực 
tế và quy định hiện hành của nhà nước đối với các mối nguy gây ô nhiễm về sinh 
học, hóa học và vật lý trên rau, quả. Trong trường hợp không thể đáp ứng các điều 
kiện trên thì phải có đủ cơ sở chứng minh có thể khắc phục được hoặc làm giảm 
các nguy cơ tìm ẩn. 
Vùng sản xuất rau, quả có nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học, vật lý cao và 
không thể khắc phục thì không được sản xuất theo VietGAP. 
Giống và gốc ghép: Giống và gốc ghép phải có nguồn gốc rõ ràng được cơ 
quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất. Giống và gốc ghép tự sản xuất 
thì phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý hạt giống, xử lý cây con, hóa 
chất  sử  dụng,  thời  gian,  tên  người  xử  lý  và  mục  đích  xử  lý.  Trong  trường  hợp 
không thể tự sản xuất hạt giống thì phải có hồ sơ ghi rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá 
nhân, thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý giống, gốc ghép. 

15 


×