Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TẠI CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.13 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA KINH TẾ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TẠI
CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

NGUYỄN TIẾN SANG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11/2012


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ
TRƯỜNG MỸ TẠI CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG” do
NGUYỄN TIẾN SANG, sinh viên khoá 35, ngành quản trị kinh doanh tổng hợp, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

MAI HOÀNG GIANG
Giáo viên hướng dẫn,

Ngày tháng năm 2012

Chủ tịch Hội đồng chấm báo cáo



Thư ký Hội đồng chấm báo cáo

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày

tháng

năm 2012

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày

tháng

năm 2012


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành đề tài này không những là sự nỗ lực của chính bản thân tôi mà
còn có sự giúp đỡ từ mọi người. Nhân đây tôi xin được gửi những lời cảm ơn chân
thành nhất tới những người đã giúp đỡ tôi.
Đầu tiên, sâu tận đấy lòng con xin gửi đến gia đình và ba mẹ lời cảm ơn sâu
sắc, những người đã sinh con ra và nuôi dạy con khôn lớn, là chỗ dựa vững chắc cho
con bước đi những nấc thang đầu tiên của cuộc đời. Mong gia đình ta sẽ luôn hạnh
phúc và bình an.
Xin được cám ơn quý thầy cô trường đại học Nông Lâm đã trang bị cho tôi
những kiến thức hữu ích trong suốt thời gian theo học tại trường. Đặc biệt, tôi xin chân

thành cám ơn thầy Mai Hoàng Giang đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian làm bài luận. Chúc quý thầy cô sức khoẻ và gặt hái nhiều thành công hơn
trong sự nghiệp trồng người của mình.
Xin được bày tỏ tình cảm chân thành đến ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ
công nhân viên công ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương, đặc biệt là các anh chị
trong phòng xuất nhập khẩu đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực
tập tại công ty trong suốt thời gian qua. Xin kính chúc quý công ty ngày càng phát
triển hơn nữa để vươn lên những tầm cao mới.
Do những hạn chế về kiến thức, thời gian cũng như kinh nghiệm còn non kém,
bài viết này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô và các anh chị trong công ty.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày …. Tháng… năm 2012
Sinh viên
Nguyễn tiến Sang


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN TIẾN SANG. Tháng 11 năm 2012. “Một số giải pháp nâng cao
hoạt động xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường Mỹ tại công ty TNHH
MTV May Mặc Bình Dương’’
NGUYỄN TIẾN SANG. November 2012. “Solutions to improving export
garment to USA at Protrade Garment Company LTD”
Dệt may hiện là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với
lượng thu ngoại tệ lớn, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp đáng
kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong bối cảnh hoà nhập vào nền kinh
tế thế giới, việc nghiên cứu tình hình và tìm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt
may cho các doanh nghiệp là việc làm hết sức cần thiết.
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu, phương pháp so sánh
để phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại công ty TNHH MTV

may mặc Bình Dương sang thị trường Mỹ, đưa ra những nhận xét đánh giá về hiệu quả
hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty. Trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp
nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường Mỹ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty
sang thị trường Mỹ trong những năm vừa qua ổn định và giá trị mang lại vượt trội.
Tuy nhiên công ty phần lớn chủ yếu ký kết hợp đồng với những khách hàng truyền
thống nên chưa có sự đầu tư đúng cách cho việc nghiên cứu và phát triển hoạt động
marketing tại thị trường Mỹ nên nguồn khách hàng của Công ty còn hạn chế. Kim
ngạch xuất khẩu đối với các mặt hàng chủ lực đạt giá trị chưa tương xứng với tiềm
năng phát triển, tồn tại nhiều rủi ro cho Công ty.Vì vậy, Công ty cần đa dạng hóa các
sản phẩm của mình, nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa và phải có sự vượt trội
đặc biệt thì mới có thể thuyết phục với những khách hàng tiềm năng.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii 
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... ix 
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. xi 
DANG MỤC PHỤ LỤC .............................................................................................. xii 
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1 
1.1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2 
1.3. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................2 
1.4. Cấu trúc luận văn ................................................................................................2 
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................4 
2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương ....................4 
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty .....................................................................4 
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ..............................................4 
2.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý công ty ......................................................................6 

2.2.1. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................6 
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ....................................................7 
2.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty......................................11 
2.3.1. Lĩnh vực kinh doanh .................................................................................11 
2.3.2. Tình hình nhân sự trong công ty ..............................................................12 
2.4. Tổng quan về thị trường may mặc Mỹ .............................................................13 
2.4.1. Nhu cầu sản xuất nhập khẩu và tiêu thụ hàng may mặc tại Mỹ ...............14 
2.4.2. Hệ thống các nhà sản xuất và phân phối hàng may mặc tại Mỹ ..............15 
2.4.3. Xu hướng tiêu dùng hàng may mặc trên thị trường Mỹ ...........................16 
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................17 
3.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................17 
3.1.1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu ...........................................................17 
3.1.2. Nhiệm vụ, vai trò và ý nghĩa của hoạt động xuất khẩu ............................17 
3.1.3. Các hình thức xuất khẩu ...........................................................................18 
3.1.4. Những hoạt động marketing trong xuất khẩu...........................................20 
v


3.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................21 
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu .........................................21 
3.2.2. Phương pháp phỏng vấn ...........................................................................22 
3.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................22 
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................25 
4.1. Tình hình xuất khẩu sản phẩm may mặc trên thế giới ......................................25 
4.2. Tình hình xuất khẩu hàng may mặc ở Việt Nam ..............................................26 
4.3. Sự cần thiết của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang
thị trường Mỹ ...........................................................................................................28 
4.3.1. Việt Nam có lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may...............28 
4.3.2. Mỹ là thị trường có nhu cầu lớn đối với hàng dệt may ............................29 
4.3.3. Những lợi ích của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường

Mỹ đối với Việt Nam ..........................................................................................30 
4.4. Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm
2010-2011 ................................................................................................................31 
4.5. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty .......................32 
4.5.1. Cơ cấu doanh thu của công ty ..................................................................32 
4.5.2. Phân tích tình hình xuất khẩu theo sản phẩm chủ yếu của công ty ..........33 
4.5.3. Phân tích kim ngạch xuất khẩu theo thị trường........................................37 
4.5.4. Cách thức tổ chức hoạt động xuất khẩu của công ty ................................40 
4.6. Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường Mỹ
giai đoạn 2010-2011.................................................................................................45 
4.6.1. Phân tích kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc theo kim ngạch xuất khẩu
của công ty sang thị trường Mỹ ..........................................................................45 
4.6.2. Phân tích kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty sang Mỹ ......46 
4.6.3. Cách thức tổ chức hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ 49 
4.7. Đánh giá hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ .......................54 
4.7.1. Thành công đạt được ................................................................................54 
4.7.2. Những tồn tại cần khắc phục ....................................................................56 

vi


4.8. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty
sang thị trường Mỹ ...................................................................................................58 
4.8.1. Xu hướng phát triển của ngành may mặc Việt Nam ................................58 
4.8.2. Phương hướng hoạt động của công ty trong giai đoạn mới .....................60 
4.8.3. Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của công ty ..................60 
4.8.4. Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của công ty ..................62 
4.8.5. Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên về môi trường làm việc và công
tác lương thưởng của công ty .............................................................................63 
4.8.6. Phân tích SWOT về hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang

thị trường Mỹ......................................................................................................67 
4.8.7. Một số giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu sản phẩm may mặc của
công ty sang thị trường Mỹ ................................................................................69 
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................73 
5.1. Kết luận .............................................................................................................73 
5.2. Kiến nghị ...........................................................................................................73 
5.2.1. Đối với doanh nghiệp ...............................................................................74 
5.2.2. Đối với nhà nước ......................................................................................75 
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................77 
PHỤ LỤC 

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATM

Máy rút tiền tự động (Automated Teller Machine)



Hợp đồng

IT

Công nghệ thông tin (Information Technology)

MTV

Một thành viên


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TT

Thanh toán

XK

Xuất khẩu

viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Tình hình nhân sự của công ty qua các năm 2010-2011...............................12 
Bảng 2.2. Trình độ của nhân viên năm 2011.................................................................12 
Bảng 2.3. Thâm niên công tác của nhân viên năm 2011 ...............................................13 
Bảng 3.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài..........................................................23 
Bảng 3.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong ...........................................................23 
Bảng 4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm 2010- 2011 ..........31 
Bảng 4.2. Cơ cấu doanh thu của công ty qua các năm 2010-2011................................32 
Bảng 4.3. Kim ngạch xuất khẩu theo sản phẩm chủ yếu của công ty qua các năm 20102011 ...............................................................................................................................33 
Bảng 4.4. Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường qua các năm 2010-2011 ....................37 
Bảng 4.5. Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng ngoại thương của công ty qua các
năm 2010-2011 ..............................................................................................................40 
Bảng 4.6. Doanh thu theo hình thức xuất khẩu của công ty các năm 2010-2011 .........41 

Bảng 4.7. Doanh thu xuất khẩu theo phương thức giao hàng của công ty qua các năm
2010-2011 ......................................................................................................................42 
Bảng 4.8. Doanh thu xuất khẩu theo phương thức thanh toán các năm 2010-2011 .....44 
Bảng 4.9. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường Mỹ qua các
năm 2010-2011 ..............................................................................................................45 
Bảng 4.10. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc theo mặt hàng của công ty sang thị
trường Mỹ qua các năm 2010-2011...............................................................................46 
Bảng 4.11. Tình hình ký kết hợp đồng của công ty sang thị trường Mỹ.......................49 
Bảng 4.12. Hình thức xuất khẩu chủ yếu của công ty sang thị trường Mỹ ...................49 
Bảng 4.13. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường Mỹ theo
điều kiện giao hàng qua các năm 2010-2011 ................................................................51 
Bảng 4.14. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ theo phương thức
thanh toán qua các năm 2010-2011 ...............................................................................52 
Bảng 4.15. Số liệu dự báo tình hình xuất nhập khẩu hàng may mặc Việt Nam giai đoạn
2010-2013 ......................................................................................................................59 
Bảng 4.16. Dự báo nhu cầu nguyên phụ liệu của Việt Nam giai đoạn 2010-2013 .......60 
ix


Bảng 4.17. Ma trậ n đánh giá các yếu tố bên ngoài của công ty ................................61 
Bảng 4.18. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của công ty ....................................62 
Bảng 4.19. Thống kê ý kiến của 30 nhân viên về môi trường làm việc tại công ty ......63 
Bảng 4.20. Thống kê ý kiến của 30 nhân viên về điều kiện nơi làm việc .....................64 
Bảng 4.21. Thống kê ý kiến của 30 nhân viên về mức lương, công tác tính thanh toán
lương và chính sách thưởng...........................................................................................66 

x


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty năm 2011 ..................................................6 
Hình 3.1. Mô hình ma trận SWOT ................................................................................24 
Hình 4.1. Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu cả nước và xuất khẩu dệt may qua các năm
2004-2011 ......................................................................................................................27 
Hình 4.2. Biểu đồ cơ cấu doanh thu của công ty qua các năm 2010-2011 ...................33 
Hình 4.3. Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu theo sản phẩm chủ yếu của công ty qua các
năm 2010-2011 ..............................................................................................................35 
Hình 4.4. Biểu đồ cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo sản phẩm chủ yếu của công ty ...36 
Hình 4.5. Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu theo thị trường qua các năm 2010-2011 ........38 
Hình 4.6. Biểu đồ cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo thị trường các năm 2010-2011 ...39 
Hình 4.7. Biểu đồ cơ cấu doanh thu theo hình thức xuất khẩu của công ty qua các năm
2010-2011 ......................................................................................................................41 
Hình 4.8. Biểu đồ cơ cấu doanh thu xuất khẩu theo phương thức giao hàng của công ty
qua các năm 2010-2011 .................................................................................................43 
Hình 4.9. Biểu đồ cơ cấu doanh thu xuất khẩu theo phương thức thanh toán qua các
năm 2010-2011 ..............................................................................................................44 
Hình 4.10. Biểu đồ Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc theo mặt hàng của công ty
sang thị trường Mỹ qua các năm 2010-2011 .................................................................47 
Hình 4.11. Biểu đồ cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc theo mặt hàng của
công ty sang thị trường Mỹ qua các năm 2010-2011 ....................................................48 
Hình 4.12. Biểu đồ cơ cấu hình thức xuất khẩu chủ yếu của công ty sang thị trường
Mỹ qua các năm 2010-2011 ..........................................................................................50 
Hình 4.13. Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường
Mỹ theo điều kiện giao hàng qua các năm 2010-2011 ..................................................52 
Hình 4.14. Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường
Mỹ theo phương thức thanh toán qua các năm 2010-2011 ...........................................53 
Hình 4.15. Mô hình ma trận SWOT về hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty
sang thị trường Mỹ ........................................................................................................67 
xi



DANG MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng thống kê ý kiến của nhân viên
Phụ lục 2. Bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia trong ngành

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Xuất khẩu hiện nay đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của
nước ta, góp phần rất lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Với kim ngạch xuất khẩu hằng năm cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước, dệt may là một trong những ngành có đóng góp quan
trọng trong phát triển kinh tế của đất nước. Trong những năm qua, ngành dệt may đã
có những bước phát triển vượt bậc, thị trường không ngừng được mở rộng. Bên cạnh
đó, số lượng các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng dệt
may của nước ta ngày càng gia tăng. Sự ra đời của các doanh nghiệp này không chỉ thu
hút bộ phận lớn lao động trong xã hội, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp mà hơn hết, nó
đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trên cơ sở khai thác tốt những lợi thế của
quốc gia.
Tuy nhiên, xu hướng phát triển mới của quá trình quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế đã đặt ra không ít những khó khăn và thách thức cho các doanh nghiệp dệt
may của nước ta, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng phát huy khả năng và cố
gắng tìm ra những hướng đi mới phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay.
Thị trường Mỹ là một thị trường sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế
giới hiện nay. Ngành dệt may của Mỹ đứng thứ 10 trong các ngành công nghiệp và

đứng thứ 2 trong các ngành sản xuất hàng hoá có thời hạn sử dụng không dài. Công
nghiệp dệt của Mỹ luôn gắn với thị trường sản phẩm dệt và quần áo may sẵn thế giới.
Mặt khác, Mỹ cũng là nhà nhập khẩu lớn nhất về hàng dệt may và quần áo.
Từ thực tế Mỹ mới xoá bỏ cấm vận đối với Việt Nam từ năm 1995, nhưng
quan hệ giao thương giữa doanh nghiệp hai nước mới chỉ bắt đầu từ năm 2001 khi có
hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA). Trong khi các nước khác trên thế giới đã có
1


quan hệ buôn bán với Mỹ từ rất lâu, vô số các doanh nghiệp nước ngoài đã có chỗ
đứng vững chắc tại thị trường Mỹ, vì thế việc thay đổi và thuyết phục các nhà nhập
khẩu Mỹ lựa chọn hàng hoá cho doanh nghiệp do Việt Nam cung ứng rất khó khăn và
phải cạnh tranh quyết liệt.
Công ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương là một doanh nghiệp nhà nước
thực hiện hoạch toán độc lập trong cơ chế thị trường cạnh tranh, chuyên sản xuất các
sản phẩm thời trang may mặc xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Do đó gia tăng
kim ngạch xuất khẩu là vấn đề quan trọng hàng đầu trong định hướng phát triển của
công ty.
Trong thời gian thực tập tại công ty, qua nghiên cứu tìm hiểu và quan sát thực
tế tại công ty, với sự giúp đỡ tận tình của các anh chị nhân viên trong công ty và sự
hướng dẫn của thầy Mai Hoàng Giang, tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao
hoạt động xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường tại công ty TNHH MTV
May Mặc Bình Dương” làm đề tài tốt nghiệp của mình với mong muốn có thể đóng
góp ý kiến giúp công ty đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích tình hình xuất khẩu sản phẩm hàng may mặc của công ty TNHH
MTV May Mặc Bình Dương, cụ thể trong giai đoạn 2010-2011.
Phân tích tình hình xuất khẩu sản phẩm may mặc của công ty sang thị trường
Mỹ giai đoạn 2010-2011.
Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ,

những thành công và hạn chế cần khắc phục.
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu sản phẩm may mặc sang
thị trường Mỹ, qua đó nhằm hoàn thiện hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2012.
Phạm vi không gian: tại công ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương.
1.4. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
- Chương 1: Mở đầu

2


Nêu vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, sơ lược cấu trúc luận
văn.
- Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu về công ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương thông qua phần giới
thiệu chung và lịch sử phát triển của công ty. Tổng quan về thị trường may mặc Mỹ.
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu, vai trò và ý nghĩa của
hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng
trong luận văn.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Nghiên cứu thực trạng và hoạt động xuất khẩu sản phẩm may mặc của công ty
May Mặc Bình Dương, hoạt động xuất khẩu sản phẩm may mặc của công ty sang thị
trường Mỹ, đánh giá hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ. Từ đó, đề
xuất những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu sản phẩm may mặc của
công ty sang thị trường này.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trình bày những kết quả mà luận văn đã nghiên cứu được. Đưa ra một số kiến

nghị cụ thể với công ty và nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của
công ty.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương
Tên giao dịch quốc tế: PROTRADE GARMENT COMPANY LTD
Tên viết tắt: PROTRADE GARCO., LTD
Địa chỉ: Quốc lộ 13, xã Bình Hoà, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: 0650 3755266.
Fax: 0650 3755415.
Email:
Website: www.protradegarment.com
Hình thức kinh doanh: Sở hữu vốn nhà nước
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Ngày 25/10/1982 theo quyết định số 02 & 03 của ban thường vụ Sông Bé nay là
tỉnh Bình Dương thành lập Xí Nghiệp Xuất Khẩu Hàng Cao Su 3/2 Sông Bé.
Từ ngày thành lập đến nay công ty đã thay đổi nhiều tên khác nhau cho phù hợp
với sự phát triển và đi lên của công ty. Bắt đầu từ tháng 10/1982 chỉ mới gọi là Xí
Nghiệp Sản Xuất Cao Su Sông Bé. Đến tháng 3/1989 các xí nghiệp liên doanh trên địa
bàn hợp lại và lấy tên là Liên Hiệp Xí Nghiệp Sản Xuất Hàng Xuất Khẩu Sông Bé.
Tháng 10/1990 thì liên hiệp có tên giao dịch với các đối tác nước ngoài là
Protrade Coporation, liên tục như vậy cho đến tháng 2/1997 có tên gọi là công ty Xuất
Nhập Khẩu Bình Dương. Đây là một doanh nghiệp nhà nước, chịu sự chỉ đạo và quản
lý trực tiếp của tỉnh uỷ và Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương.

Ban đầu xí nghiệp hoạt động với quy mô sản xuất và thị phần nhỏ hẹp, chủ yếu
là tiêu thụ nội địa và xuất khẩu sang các nước Xã Hội Chủ Nghĩa. Với chính sách mở
4


cửa từ năm 1986 cùng với quá trình hoạt động có hiệu quả, xí nghiệp đã mở rộng quy
mô sản xuất và từng bước chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.
Khi mới thành lập xí nghiệp chỉ có 3 phân xưởng chuyên may gia công 2 mặt
hàng chủ yếu là áo Jacket và hàng Thun. Đến tháng 7/1996, xí nghiệp đã phát triển và
mở rộng thành 7 phân xưởng chuyên sản xuất, gia công các mặt hàng may mặc xuất
khẩu với các sản phẩm chủ yếu là áo sơ-mi, T-shirt, áo Jacket, đồ thể thao, quần
Jean… Hiện nay, xí nghiệp có 6 phân xưởng chia làm 3 khu A, D và E, phân xưởng
hoàn tất bị cắt giảm và khâu này sẽ được thực hiện tại các xưởng may.
Những thành tựu mà công ty đạt được từ những năm đầu khi thành lập: Tháng
9/1982, xí nghiệp vinh dự đón nhận huân chương lao động hạng 3 (quyết định số
539/KT-HĐ9NN), là phần thưởng cao quý của hội đồng nhà nước. Tháng 11/1985, xí
nghiệp đón nhận huân chương lao động hạng 1 (quyết định số 777/KT-HĐ9NN).
Từ năm 1986-1987 hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp không ngừng
phát triển, cho đến năm 1988 tình hình kinh tế các nước Đông Âu bị xáo trộn đã ảnh
hưởng đến tình hình tiêu thụ và thanh toán ngoại tệ. Đứng trước những khó khăn này,
ban giám đốc đã chuyển hướng kinh doanh, những đơn vị không còn hoạt động tốt nữa
thì bị giải thể và lập các đơn vị mới thích hợp xu hướng thời kỳ này.
Năm 2000 quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 33/QĐ-UB tháng
10/200 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương, giấy phép kinh doanh số 103728,
trong đó kinh doanh sản phẩm chính là hàng may mặc phục vụ cho xuất khẩu. Năm
2006, công ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương chuyển sang mô hình công ty mẹcông ty con, từ đó công ty TNHH MTV May mặc Bình Dương với tên giao dịch là
PROTRADE GARMENT COMPANY LTD được thành lập và hoạt động dưới sự điều
hành của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Bình Dương.

5



2.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý công ty
2.2.1. Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty năm 2011
PHÓ
TỔNG
GIÁM

GIÁM ĐỐC

XN MAY 02

TRƯỞNG PHÒNG

PHÒNG XNK

TRƯỞNG BP

BP KSSX

TRƯỞNG PHÒNG

PHÒNG UDCN

GIÁM ĐỐC

XN MAY 04

TRƯỞNG PHÒNG


PHÒNG MẪU

TRƯỞNG PHÒNG

PHÒNG IT

QUẢN ĐỐC

XƯỞNG CẮT

TRƯỞNG BP

BP MARK

TRƯỞNG PHÒNG

PHÒNG HCQT

TRƯỞNG PHÒNG

PHÒNG NS

TRƯỞNG PHÒNG

PHÒNG ĐT-PT

ĐỐC

BAN

KIỂM

PHÓ

SOÁT

TỔNG
GIÁM
ĐỐC

HỘI
ĐỒNG

TỔNG

THÀNH

GIÁM

VIÊN

ĐỐC

GIÁM
ĐỐC
NS
GIÁM
ĐỐC

PHÒNG KT-TC


TRƯỞNG PHÒNG

TÀI
CHÍNH

PHÓ
TỔNG
GIÁM

TRƯỞNG PHÒNG

PHÒNG QA

QUẢN ĐỐC

XƯỞNG THÊU

GIÁM ĐỐC

XN MAY 03

GIÁM ĐỐC

XN MAY 01

ĐỐC
PHÓ
TỔNG


PHỤ TRÁCH KĨ THUẬT

GIÁM

WASH

ĐỐC

Nguồn: Phòng nhân sự
6


2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
a) Hội đồng thành viên
Được nhân danh là chủ sở hữu của công ty tổ chức các quyền và nghĩa vụ của
công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về những việc làm đối với kết quả hoạt động
kinh doanh. Giải quyết các giải pháp thị trường, tiếp thị sản phẩm mới và có quyền
quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức tổng giám đốc, phó tổng giám đốc,
trưởng phó các phòng ban, kế toán trưởng, thống nhất đưa ra các quyết định ban hành
quy chế của công ty.
b) Ban giám đốc
Là những người trực tiếp điều hành, quản lý những hoạt động hằng ngày của
công ty, có quyền quyết định mọi vấn đề dưới sự chỉ đạo của hội đồng thành viên và
nhà nước, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên và pháp luật về mọi hoạt động
kinh doanh của công ty.
Tổng giám đốc: Là người được hội đồng thành viên bầu ra để điều hành hoạt
động của công ty, phải tuân thủ các quy định hiện hành của nhà nước và của công ty.
Phó tổng giám đốc: Là người trợ giúp tổng giám đốc điều hành và quản lý công
ty, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về phần việc mà mình đã được phân công và
chịu trách nhiệm cá nhân về những hành vi vi phạm pháp luật.

c) Ban kiểm soát
Được hội đồng thành viên bầu ra, theo dõi và kiểm tra hoạt động của công ty.
Có nghĩa vụ báo cáo lại cho hội đồng thành viên biết tình hình hoạt động kinh doanh,
chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên và pháp luật về việc làm của mình.
d) Phòng hành chính quản trị
Là đơn vị trực thuộc chịu sự chỉ đạo của ban giám đốc công ty có quan hệ trực
tuyến trong việc điều hành nghiệp vụ hành chánh với giám đốc hành chính nhân sự
theo mức độ phân quyền. Có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban điều hành thực
hiện củng cố hệ thống công ty và các đơn vị trực thuộc.
- Đề xuất ban hành các quy chế hoạt động của các đơn vị và kiểm tra, thực hiện.
- Tham mưu tổ chức bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên về chuyên môn an toàn
lao động, vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm, phòng cháy chữa cháy tại chỗ hoặc
gửi đi học.
7


- Giúp công ty làm thủ tục, quản lý hộ chiếu cán bộ, công nhân viên đi công tác,
học tập ở nước ngoài.
- Đề xuất tổ chức, thực hiện đánh giá nhà máy có liên quan về hoạt động sản
xuất, hệ thống chất lượng, con người, chế độ chính sách cho người lao động trong
phạm vi trách nhiệm.
- Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng, môi trường, an toàn lao
động, an ninh nội bộ, phòng chống cháy nổ, theo dõi kiểm tra thực hiện.
- Xây dựng hợp đồng xuất ăn công nghiệp, bảo vệ, phế liệu không tái sản xuất,
dịch vụ phương tiện lưu thông, những tài sản không còn sử dụng hoạt động sản xuất và
các công trình sửa chữa nhỏ.
- Thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu thuộc lĩnh vực hành chính, lưu trữ
công văn đi, công văn đến, các văn bản pháp lý, hộ chiếu xuất cảnh của cán bộ, nhân
viên.
- Quản lý đội cơ điện ứng dụng.

- Quản lý, lập các biểu mẫu trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008,
SA 8000.
e) Phòng mẫu
Là phòng ban nghiệp vụ chịu sự điều hành của ban giám đốc theo mức độ phân
quyền.
- Xây dựng kế hoạch phát triển phòng mẫu hàng nội địa theo yêu cầu ban giám
đốc và bộ phận marketing.
- Xây dựng kế hoạch doanh thu và chi phí, nguồn hàng cho việc tổ chức sản
xuất hàng nội địa.
f) Phòng đào tạo và tuyển dụng
Là đơn vị trực thuộc có quan hệ trực tuyến trong việc điều hành nghiệp vụ và
hành chính với giám đốc hành chính-nhân sự theo mức độ phân quyền, hoạch định nhu
cầu đào tạo và tuyển dụng, các chính sách và chế độ đãi ngộ nhân viên về các nhu cầu
đào tạo và phát triển của công ty. Hướng dẫn thực hiện các quy trình, quy chế đào tạo
và tuyển dụng cho công ty.

8


- Hoạch định và phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo nguồn lực nhân sự để
đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, duy trì nguồn nhân lực và có kế hoạch kế thừa
nhân sự đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty trong từng giai đoạn.
- Tham mưu tư vấn cho các cấp quản lý về thực hiện chính sách, thủ tục, quy
chế đào tạo, tuyển dụng và hỗ trợ về nghiệp vụ đào tạo, tuyển dụng nhân viên. Xây
dựng kế hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên.
- Thống kê, phân tích, đánh giá nguồn nhân lực, dự báo xu hướng, khả năng sẵn
sàng đào tạo nhân viên và có kế hoạch định hướng cho việc phát triển của nhân viên.
- Biên soạn các quy trình, quy chế, thủ tục… nhằm cụ thể các chính sách đào
tạo, tuyển dụng, đãi ngộ và các chính sách phát triển nhân viên.
- Thiết lập hệ thống đào tạo, tuyển dụng của công ty, hoạch định ngân sách đào

tạo để đảm bảo nhu cầu đào tạo và phát triển nhân viên.
g) Phòng nhân sự
Là phòng ban có quan hệ trực tuyến cho việc điều hành nghiệp vụ và hành
chính với giám đốc nhân sự theo mức độ phân quyền, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của
tổng giám đốc.
- Thiết lập hệ thống cấu trúc tổ chức của phòng, xí nghiệp trên cơ sở chiến lược,
mục tiêu, giá trị cốt lõi, sứ mạng và tầm nhìn của công ty.
- Hoạch định phát triển nguồn nhân lực, bổ nhiệm, thuyên chuyển, kỷ luật,
giáng chức, sa thải, nội quy lao động… của công ty theo chiến lược phát triển và kinh
doanh của công ty.
h) Phòng ứng dụng kỹ thuật công nghệ
Bảo đảm kỹ thuật cắt may dựa trên tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật đã được
khách hàng cung cấp, đảm bảo may mẫu sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng.
Thực hiện công tác bảo trì máy móc, thiết bị của công ty, sử dụng công nghệ
hiện đại nhằm định giá sản phẩm và định mức thời gian sản xuất của sản phẩm sao cho
đưa ra phương án tối ưu cho quá trình sản xuất để tiết kiệm chi phí và đem lại lợi
nhuận cho công ty.

9


i) Phòng kế toán tài vụ
Chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác hoạch toán kế toán và báo cáo tài chính,
thống kê vốn, tài sản cho ban giám đốc công ty và các cơ quan hữu quan. Giám sát và
kiểm tra tình hình bảo quản, sử dụng tài sản, tình hình sản xuất kinh doanh.
Thực hiện mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, tham mưu cho
ban giám đốc quyết định và sử dụng các nguồn quỹ tài chính của công ty.
k) Phòng kế hoạch
- Lập kế hoạch sản xuất, đảm bảo các bộ phận, cá nhân trong xí nghiệp thực
hiện đúng chức năng nhiệm vụ.

- Phối hợp với các bộ phận liên quan trong xí nghiệp để lập kế hoạch sản xuất
theo định hướng phát triển công ty.
- Thông tin cho ban giám đốc, bộ phận marketing, phòng kinh doanh để tìm
kiếm nguồn hàng, đáp ứng kế hoạch sản xuất.
- Phân tích đơn hàng dựa vào năng lực thực tế, máy móc thiết bị, công tác
chuẩn bị, thời gian nhập nguyên phụ liệu đưa định mức sản phẩm cho từng chuyền,
đáp ứng nhu cầu xuất thành phẩm cho khách hàng, tiền lương cho công nhân, chi phí,
lợi nhuận và trình giám đốc xí nghiệp ký duyệt trước khi thực hiện.
- Lập kế hoạch cung cấp nguyên liệu, tài liệu kỹ thuật cho đơn vị nhận gia công.
- Lập kế hoạch sản xuất cho từng mã hàng và cung cấp nguyên phụ liệu cho
chuyền, tổ sản xuất theo định mức.
- Lập kế hoạch cắt-in-thêu-Wash.
- Lập Packing list và lịch xuất hàng chuyển giao cho đơn vị sản xuất và các bộ
phận có liên quan.
- Thanh lý nguyên phụ liệu, thành phẩm sau khi sản xuất kết thúc đơn hàng.
l) Phòng kinh doanh
- Phòng có nhiệm vụ tư vấn, tham mưu cho ban giám đốc, hỗ trợ các bộ phận khác
về kinh doanh, tiếp thị, marketing. Lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động xuất khẩu.
- Phân tích đơn hàng, lập định mức sản phẩm trên cơ sở tính giá thành sản phẩm
và trình giám đốc phê duyệt.
- Triển khai và liên lạc trực tiếp với khách hàng, xây dựng danh sách khách
hàng, biểu giá và các thông tin cần thiết phục vụ cho công việc kinh doanh.
10


m) Phòng IT
Chịu trách nhiệm về mặt thông tin, đảm bảo cho nguồn thông tin của công ty
luôn được thông suốt, sửa chữa, bảo trì nguồn thông tin. Hỗ trợ các bộ phận khác về
công nghệ thông tin, phụ trách điều hành hệ thống mạng.
n) Phòng nguyên phụ liệu

Kiểm tra số lượng, chất lượng vải và các phụ liệu khác.
- Phân xưởng 1: Chuyên về hàng Sơ-mi.
- Phân xưởng 2: Chuyên về mặt hàng thể thao, Kaki.
- Phân xưởng 3: Chuyên về mặt hàng Jean, váy, áo Jacket.
- Phân xưởng 4: Xưởng hoàn tất sản phẩm (đóng gói sản phẩm).
- Xưởng cắt: Cắt vải theo mẫu sản phẩm đã thiết kế.
- Xưởng thêu: Thêu sản phẩm theo mẫu đã thiết kế.
o) Phòng xuất nhập khẩu
- Thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty.
- Tham mưu cho ban giám đốc chính sách, pháp luật của Việt Nam và quốc tế
về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, giúp ban giám đốc chuẩn bị các thủ tục hợp
đồng, thanh toán quốc tế và các hợp đồng thương mại khác.
- Định hướng chiến lược hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty.
- Tổ chức, thực hiện, điều hành và theo dõi mọi hoạt động kinh doanh liên quan
đến hoạt động xuất nhập khẩu, tiến hành mọi thủ tục hải quan, chứng từ quốc tế cho
các đơn vị đúng theo kế hoạch yêu cầu của khách hàng.
- Lập báo cáo kim ngạch xuất nhập khẩu gởi đến các cơ quan.
2.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.3.1. Lĩnh vực kinh doanh
- Sản xuất quần áo may sẵn
- Sản xuất các đồ phụ trợ quần áo
- Kinh doanh hàng may thuê
- Kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may
- Kinh doanh máy móc, thiết bị ngành may
- Kinh doanh dịch vụ Wash.

11


2.3.2. Tình hình nhân sự trong công ty

Bảng 2.1. Tình hình nhân sự của công ty qua các năm 2010-2011
ĐVT: người
Tháng

Năm 2010

Năm 2011

1

2,421

2,311

2

1,918

2,292

3

1,978

2,283

4

2,063


2,376

5

2,148

2,409

6

2,146

2,467

7

2,126

2,495

8

2,165

2,474

9

2,414


2,508

10

2,440

2,515

11

2,449

2,422

12

2,427

2,482
Nguồn: Phòng nhân sự

Qua bảng 2.2 cho ta thấy nguồn lao động của công ty đang trong tình trạng ổn
định và có sự tăng trưởng về mặt số lượng. Đây là một biểu hiện cho thấy tình hình
phát triển của công ty khá tốt, đội ngũ nhân viên của công ty đa số trẻ và đã qua đào
tạo nghiệp vụ chuyên môn.
Bảng 2.2. Trình độ của nhân viên năm 2011
Trình độ

Số lượng


Tỷ lệ (%)

Cao học

2

0.08

Đại học

113

4.55

Cao đẳng

108

4.35

Trung cấp

82

3.30

2180

87.73


Lao động phổ thông

Nguồn: Phòng nhân sự
Số lượng nhân viên từ trình độ trung cấp trở lên tương chiếm tỷ lệ khá cao,
trong đó đội ngũ nhân viên quản lý đều có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 8,98%
12


tổng số nhân viên của công ty. Đa số là lao động phổ thông, chiếm 87,73% tổng cơ cấu
lao động, là nguồn nhân lực chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 2.3. Thâm niên công tác của nhân viên năm 2011
Năm

Số lượng

Tỉ lệ (%)

1 đến 5

1650

69.79%

6 đến 10

189

7.99%

11 đến 15


184

7.79%

16 đến 20

13

0.56%
Nguồn: phòng nhân sự

Đội nhũ nhân sự của công ty đa phần có trình độ thâm niên công tác dưới 5
năm, chiếm 83,66% lượng nhân viên làm việc tại công ty. Kết quả trên là nhờ vào
công tác tuyển dụng nhân sự hằng năm của công ty nhằm tiềm kiếm nguồn nhân sự bổ
sung vào đội ngũ lao động tri thức của công ty. Số lượng nhân viên làm việc lâu năm
tại công ty chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng số nhân viên làm việc tại công ty,
điều đó cho thấy công ty đã có những chính sách tốt giữ chân người lao động, môi
trường làm việc thuận lợi giúp người lao động có niềm tin vào hoạt động kinh doanh
của công ty.
Các chế độ chính sách đối với người lao động rất được công ty chú trọng và
quan tâm. Ngoài ra, công ty còn có những phúc lợi khác như:
- Đào tạo miễn phí (phụ cấp từ 1triệu đến 1,5 triệu/năm).
- Chế độ ăn trưa tại công ty.
- Khu chung cư dành cho công nhân viên (miễn phí).
- Xe đưa rước đối với những nhân viên ở xa.
- Xe đưa/đón nhân viên về quê vào dịp cuối năm.
- Tham quan du lịch tại các khu du lịch.
2.4. Tổng quan về thị trường may mặc Mỹ
Hoa kỳ nằm ở Bắc Mỹ, phía đông là bắc Đại Tây Dương, phía tây là bắc Thái

Bình Dương, phía bắc tiếp giáp với Canada, phía nam tiếp giáp với Mexicô.
Tổng diện tích nước Mỹ 9,629,091 km2, chiếm 6,2% diện tích toàn cầu, trong đó diện
tích đất đai là 9,158,960 km2 và diện tích mặt nước là 470,131 km2. Diện tích nước
13


×