Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG SUẤT VÀ ẢNH HƯỞNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI TRỒNG CHÈ CÀNH THÀNH PHỐ BẢO LỘC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.22 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ

PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG SUẤT VÀ ẢNH
HƯỞNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN SỨC KHỎE
NGƯỜI TRỒNG CHÈ CÀNH THÀNH PHỐ BẢO LỘC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8 /2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ

PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG SUẤT VÀ ẢNH
HƯỞNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN SỨC KHỎE
NGƯỜI TRỒNG CHÈ CÀNH THÀNH PHỐ BẢO LỘC
Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: MAI ĐÌNH QUÝ



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2013


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Yếu Tố Ảnh
Hưởng Năng Suất Và Ảnh Hưởng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Đến Người Trồng Chè
Cành Thành Phố Bảo Lộc-Lâm Đồng” do Nguyễn Thị Bích Hà, sinh viên khóa 2009 –
2013, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày _____________________________.

Mai Đình Quý
Người hướng dẫn,

_____________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó, nó cũng
là kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của nhiều cá
nhân, tổ chức. Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin:
Gửi đến thầy Mai Đình Quý lòng biết ơn chân thành nhất. Cảm ơn Thầy đã rất
nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, và sự hướng dẫn
tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH. Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm Khoa
Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy, cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường
khóa 35 đã gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Cảm ơn các anh chị, cô chú thuộc Trung tâm nông nghiệp Bảo Lộc đã nhiệt tình
cung cấp số liệu và hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Sau cùng, để có được như ngày hôm nay tôi không thể nào quên công ơn ba mẹ đã
sinh thành, dưỡng dục, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để con được
bước tiếp con đường mà mình đã chọn. Xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia
đình đã luôn động viên và ủng hộ cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày

tháng


năm 2013

Sinh viên
Nguyễn Thị Bích Hà


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ, Tháng 8 năm 2013, “Phân Tích Yếu Tố Ảnh Hưởng Năng
Suất Và Ảnh Hưởng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Đến Người Trồng Chè Cành Thành
Phố Bảo Lộc-Lâm Đồng”.
NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ, August 2013, “Analysis of factors affecting the
productivity and Drugs Affect Plant Protection By The Tea Plant Stems Bao Loc
city-Lam Dong province”.

Đề tài thưc hiện điều tra 80 hộ trồng chè cành tại hai xã Lộc Châu, Lộc Thanh, và
phường B’Lao. Kết quả thu được các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất là phân bón, thuốc
BVTV, kinh nghiệm và trình độ học vấn người dân. Và đưa ra mức tối ưu cho phân bón
là tăng 0,22 tấn/ha/năm, với thuốc BVTV là 0,06 lit/ha/năm. Ngoài ra, cũng tính được
mức chi phí sức khỏe hàng năm mà người trồng chè phải chịu đó là 383,750 đồng/năm.
Do công tác trồng, chăm sóc dựa trên hiểu biết chủ quan của bản thân nên họ chỉ quan
tâm tới năng suất mà bỏ quên môi trường. Việc đưa ra giải pháp nhãn sinh thái là rất cần
thiết, hướng người dân tới sản phẩm sạch, kiến nghị chính quyền địa phương tuyên
truyền, khuyến khích hộ dân từ khâu trồng, chăm sóc đến bảo quản đúng quy định, sử
dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng”, hướng tới nền nông nghiệp bền vững.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. ix

DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................ x
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ........................................................................................ xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu chi tiết .............................................................................................. 2
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.2.4 Cấu trúc đề tài ................................................................................................. 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ............................................................................................ 4
2.1 . Tổng quan tài liệu nghiên cứu .............................................................................. 4
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu ............................................................................. 5
2.2.1 Vị trí địa lí....................................................................................................... 5
2.2.2 Địa hình .......................................................................................................... 6
2.2.3 Khí hậu ........................................................................................................... 7
2.2.4 Thủy văn ......................................................................................................... 7
2.2.5 .Lịch sử ........................................................................................................... 8
2.2.6. Cơ cấu dân số ................................................................................................. 8
2.2.7. Kinh tế ........................................................................................................... 9
2.2.8 Du lịch .......................................................................................................... 10
2.2.9. Giáo dục, y tế ............................................................................................... 10
2.3. Tổng quan về chè ................................................................................................ 10
2.4. Tổng quan về thuốc BVTV và tình hình sử dụng ở Việt Nam hiện nay .............. 11
v


2.4.1. Lịch sử phát triển ......................................................................................... 11
2.4.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV nước ta hiện nay......................................... 12
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 14
3.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 14

3.1.1. Khái niệm chè .............................................................................................. 14
3.1.2. Khái niệm nông nghiệp bền vững ................................................................. 15
3.1.3. Khái niệm thuốc BVTV ............................................................................... 15
3.1.4. Các nhóm thuốc BVTV ................................................................................ 15
3.1.5. Các phương pháp sử dụng thuốc BVTV ....................................................... 16
3.1.6. Tác dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp .................................................... 16
3.1.7. Khái niệm dư lượng thuốc ............................................................................ 16
3.1.8. Những ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với môi trường và sức khỏe con người
.............................................................................................................................. 16
3.1.9 Dãn nhãn sinh thái......................................................................................... 17
3.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 19
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 19
3.2.2 Phương pháp xử lí số liệu .............................................................................. 19
3.2.3 Phương pháp thống kê mô tả ......................................................................... 19
3.2.4. Xác định mô hình năng suất cây chè cành ................................................... 20
3.2.5. Xác định hàm tổn hại chi phí sức khỏe do ảnh hưởng của thuốc BVTV ....... 21
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................... 23
4.1. Thực trạng trồng chè .......................................................................................... 23
4.1.1. Tình hình trồng chè ở thành phố Bảo Lộc..................................................... 23
4.1.2. Khảo sát tình hình trồng chè của các hộ trên vùng nghiên cứu ...................... 24
4.1.2.1. Trình độ học vấn.............................................................................. 24
4.1.2.2. Quy mô diên tích hộ điều tra ............................................................ 24
4.1.2.3. Kinh nghiệm trồng chè cành ............................................................ 24
4.1.2. 4.Số lần tập huấn canh tác chè cành .................................................... 25
vi


4.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV hiện nay ............................................................ 25
4.2.1. Số lần phun .................................................................................................. 26
4.2.2. Liều lượng sử dụng so với quy định ............................................................. 27

4.2.3. Mức độ quan tâm của nông hộ về ảnh hưởng của thuốc BVTV khi phun ..... 27
4.3 Hàm năng suất ..................................................................................................... 30
4.4 Mô hình ước lượng hàm chi phí sức khỏe ............................................................ 33
4.4.1. Kết quả ước lượng mô hình .......................................................................... 33
4.4.2. Kiểm định vi phạm của mô hình ................................................................... 34
4.5. Đánh giá tác động biên các yếu tố ....................................................................... 37
4.6. Dán nhãn sinh thái .............................................................................................. 38
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 41
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 41
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 42
5.3. Giải pháp: Nhãn sinh thái .................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 44

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

TTNN

Trung tâm nông nghiệp

NST

Nhãn sinh thái

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Kỳ Vọng Dấu Các Hệ Số của Mô Hình Hàm Năng Suất Trồng Chè Cành

21

Bảng 3.2. Kỳ Vọng Dấu Các Hệ Số của Mô Hình Hàm Chi Phí Sức Khỏe

22

Bảng 4.1 Kết Quả Trình Độ Học Vấn Người Dân

24

Bảng 4.2 Quy Mô Diện Tích Hộ Điều Tra

24

Bảng 4.3. Bảng Điều Tra Kinh Nghiệm Trồng Chè Cành

24

Bảng 4.4. Một Số Loại Thuốc Các Hộ Dân Thường Sử Dụng

26

Bảng 4.5. Tình Hình Phun Thuốc BVTV


27

Bảng 4.6. Danh Mục Thuốc BVTV Hạn Chế và Cấm Sử Dụng

28

Bảng 4.7. Ước Lượng Mô Hình Chưa Hiệu Chỉnh Của Các Hộ

33

Bảng 4.8. Kết Xuất Kiểm Định LM

34

Bảng 4.9. Kết Xuất BG Sau Khi Hiệu Chỉnh Tự Tương Quan

35

Bảng 4.10. Kết Xuất Kiểm Định White

35

Bảng 4.11.Kết Xuất Kiểm Định White Khắc Phục Hiện Tượng Phương Sai Sai Số.

36

Bảng 4.12. Kết Quả Kiểm Định P-Value Với Mức Ý Nghĩa 10% Và Dấu Ước Lượng Của
Các Biến

36


Bảng 4.13. Chi phí sức khỏe

37

Bảng 4.14. Hàm năng suất

Error! Bookmark not defined.

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản đồ hành chính thành phố Bảo Lộc

6

Hình 4.1. Tỉ Lệ Tập Huấn Canh Tác Mỗi Năm Của Người Dân

25

Hình 4.2. Tỉ Lệ Sử Dụng Thuốc BVTV Đúng Quy Định

27

Hình 4.3. Tỉ Lệ Sử Dụng Thuốc BVTV Không Có Trong Danh Mục Cho Phép

28


Hình 4.4. Tỉ Lệ Quan Tâm Hướng Gió

28

Hình 4.5. Tỉ Lệ Cách Thức Xử Lí

29

Hình 4.6. Tỉ Lệ Sử Dụng Đồ Bảo Hộ Lao Động

30

Hình 4.7. Tỉ lệ hiểu biết về nhãn sinh thái

39

x


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ Luc 1. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Năng Suất
Phụ Lục 2. Kiểm Định Hiên Tượng Phương Sai Sai Số Thay Đổi
Phụ Lục 3. Kiểm Định Tự Tương Quan
Phụ Lục 4. Giá Trị Trung Bình Các Biến
Phụ Lục 5. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hàm Chi Phí Sức Khỏe
Phụ Lục 6. Kiểm Định Hiện Tượng Tự Tương Quan
Phụ Lục 7. Kiểm Định BG Khắc Phục Tự Tương Quan (Lần 1)
Phụ Lục 8. Mô Hình Chi Phí Sức Khỏe Sau Khi Hiệu Chỉnh
Phụ Lục 9. Kiểm Định BG Khắc Phục Tự Tương Quan (Lần 2)

Phụ Lục 10. Mô Hình Chi Phí Sức Khỏe Sau Khi Hiệu Chỉnh
Phụ Lục 11. Kiểm Định Hiện Tượng Phương Sai Sai Số Thay Đổi
Phụ Lục 12. Kiểm Định White Khắc Phục Phương Sai Sai Số Thay Đổi
Phụ Lục 13. Giá Trị Thống Kê Các Biến
Phụ Lục 14. Bảng Câu Hỏi

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Nước trà là một thức uống quen thuộc đối với tất cả mọi người. Nhắc đến nó là
người ta nghĩ đến cái gọi là nghệ thuật tao nhã, một biểu hiện văn hóa của con người khi
thưởng thức. Thưởng thức trà là một nghệ thuật, nó đem lại bao cảm xúc thanh tao, thi vị
của cuộc sống, gắn kết con người với con người lại gần nhau hơn v. v… Nói đến những
lợi ích của trà thì rất nhiều như là giúp cơ thể tỉnh táo, thúc đẩy tiêu hóa và bài tiết, tốt
cho hô hấp và tim mạch, phòng đau răng, các phế liệu của xưởng trà còn dùng sản xuất
cafein, chất màu dùng cho ngành dược phẩm (Tống Văn Hằng, 1985). Trong đời sống
văn hóa Việt Nam, uống trà là một nếp sống văn hóa truyền thống đặc trưng của người
phương Đông.
Ở Việt Nam chè được trồng nhiều ở trung du miền núi phía Bắc, duyên hải miền
Trung và Tây Nguyên. Năm 2012, xuất khẩu chè Việt Nam đạt khoảng 148 ngàn tấn,
hiện là nước xuất khẩu đứng thứ năm trên thế giới và đứng thứ hai về sản xuất chè xanh.
Lâm Đồng được biết đến là một tỉnh trồng nhiều chè nhất khu vực Tây Nguyên, nó cũng
chia ra vùng phân bố trọng điểm đó là Bảo Lộc, Bảo Lâm, và Di Linh.
Bảo Lộc nổi tiếng với sản phẩm trà đa dạng và đa thành phần, nhưng những cây
trà này cũng thường xuyên sâu, bệnh. Để thoát khỏi tình trạng đó và kích thích sự phát
triển, tăng trưởng của trà nên con người đã phun vào chúng một lượng không nhỏ thuốc

BVTV với mong muốn có được năng suất tốt. Và điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến
môi trường, sức khỏe người trồng cũng như người sử dụng các sản phẩm này. Hiện nay,
các nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khỏe người trồng chè là rất ít. Vì
vậy, đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng năng suất chè và ảnh hưởng thuốc


BVTV đến sức khỏe người trồng chè cành trên thành phố Bảo Lộc” được thưc hiện
với mong muốn hướng đến một nền nông nghiệp bền vững đi đôi với việc bảo vệ sức
khỏe cộng đồng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất chè cành và chi phí sức khỏe ảnh
hưởng bởi thuốc BVTV
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-Thực trạng trồng chè và sử dụng thuốc BVTV ở Bảo Lộc
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất chè cành
- Phân tích ảnh hưởng việc sử dụng thuốc BVTV đối với sức khỏe người trồng chè
- Đề xuất giải pháp: dán nhãn sinh thái
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: đề tài thực hiện trên hai xã Lộc Thanh, Lộc Châu, và phường
B’Lao.
Phạm vi thời gian: đề tài thưc hiện từ tháng 3/2013 đến tháng 7/ 2013
Giới hạn về nội dung: đề tài tập trung làm rõ các yếu tố ảnh hưởng năng suất, và
ảnh hưởng thuốc BVTV với người trồng chè cành trên địa bàn thành phố.
1.2.4 Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm 5 chương:
Chương 1. Mở đầu
Nêu lên tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu
trúc của đề tài.
Chương 2. Tổng quan

Tổng quan đề tài nghiên cứu, tổng quan về thành phố Bảo Lộc-Lâm Đồng (điều
kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình, thủy văn, thổ nhưỡng, dân tộc, dân cư…). Tổng quan về
cây chè (đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh thái, diện tích phân bố…).
Chương 3. Nội dung và Phương Pháp nghiên cứu

2


Trình bày cơ sở lí luận có liên quan như: Các khái niệm về nông nghiệp bền vững,
thuốc BVTV, các nhóm thuốc BVTV, phương pháp sử dụng và bảo vệ thuốc, khái niệm
chè sạch, chè an toàn, dán nhãn sinh thái và các cơ sở nghiên cứu có liên quan. Nêu lên
các phương pháp thưc hiện đề tài, các công cụ thực hiện đánh giá liên quan.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Xác định được các yếu tố ảnh hưởng năng suất chè cành. Đánh giá mức độ ảnh
hưởng thuốc BVTV đối với sức khỏe người trồng chè cành, từ đó có các giải pháp nhằm
thúc đẩy phát triển chè cành và bảo vệ sức khỏe con người.
Chương 5. Kết luận và Kiến nghị
Nêu tổng quát kết quả nghiên cứu đạt được cũng như những hạn chế của đề tài.
Ngoài ra còn đề xuất một số kiến nghị với cơ quan để có hướng phát triển hơn đối với
ngành chè nói chung và chè cành nói riêng.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của một loại cây trồng, tính mức tối ưu của các
yếu tố đầu vào như thuốc BVTV, phân bón luôn là đề tài mà các nhà kinh tế quan tâm và

đang cố gắng tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho viêc sử dụng các yếu tố đầu vào
một cách hợp lí và hiệu quả.
Nghiên cứu “Tác động của việc sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất lúa đến nuôi
trồng thủy sản tại ĐBSCL” do Đặng Minh Phương thưc hiện năm 2002, chứng minh rằng
việc sử dụng thuốc trừ sâu là nguyên nhân chính, gây ô nhiễm môi trường nước và những
tác động bất lợi trong việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Nó làm tăng giá cả, suy yếu
sức khỏe người nông dân và người tiêu dùng, suy giảm đa dang sinh học. Những thiệt hại
này không nằm trong chi phí sản xuất. Tác giả tính được tổng thiệt hại do việc sử dụng
sai thuốc trừ sâu ở ĐBSCLlà khoảng 9 tỷ trong năm 2001.
Đinh Xuân Thắng và cộng tác viên (2006) đã nghiên cứu ảnh hưởng của hóa chất
bảo vệ thưc vật tới sức khỏe nông dân trồng rau ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh. Kết
quả cho thấy, tiếp xúc lâu dài với thuốc BVTV có thể dẫn tới rối loạn tim phổi, thần kinh,
các triệu chứng về máu và các bệnh về da, sử dụng thuốc BVTV có ảnh hưởng tiêu cực
đáng chú ý tới người nông dân. Tẩn suất các rủi ro về sức khỏe được đánh giá là có liên
quan đến mức độ liều lượng sử dụng, loại thuốc sử dụng và một số đặc điểm cá nhân của
người sử dụng thuốc. Tuy nhiên tác giả vẫn chưa lượng hóa được rủi ro và thiệt hại kinh
tế về sức khỏe của người nông dân do tiếp xúc với thuốc. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu
Dũng và cộng tác viên (1997) đã tập trung đánh giá tác động của thuốc trừ sâu đến năng
suất lúa và sức khỏe người dân thông qua mô hình hồi quy tuyến tính trên cây lúa tại


đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả cho thấy đã ước tính được chi phí sức khỏe của
người dân khi tiếp xúc trực tiếp với thuốc là 43.390 đồng/ vụ và 91.390 đồng/ vụ nếu
cộng với chi phí cơ hợi. Ngoài ra khi tăng 1% tổng lượng thuốc BVTV thì chi phí y tế sẽ
tăng lên 0,385%. Đồng thời khi tăng 1% lượng thuốc trừ sâu sẽ tăng chi phí y tế 0,075%
và 0,1445 chi phí y tế nếu tăng 1% lượng thuốc diệt cỏ. Nghiên cứu “Kết quả kinh tế và
sức khỏe thuốc trừ sâu trong sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long” của Nguyễn Hữu
Dũng và Trần Thị Thanh Dung (1999), các tác giả đã tập trung đánh giá tác động sử dụng
thuốc BVTV lên sức khỏe người dân và chỉ ra mối quan hệ giữa thuốc BVTV và năng
suất lúa. Nghiên cứu cho thấy trung bình người dân lạm dụng 274,4 gram thành phần

hoạt chất trừ sâu, gây thiệt hại khoảng 105.644 đồng/ha.
“Khảo sát dư lượng của một số thuốc BVTV thường sử dụng trên cây trà” của
Trần Thị Hồng Loan (1999) đề tài thực hiện trên hai huyện Bảo Lâm và Bảo Lộc, kết quả
cho thấy các hộ vẫn còn sử dụng thuốc trừ sâu nằm trong danh mục cấm hay hạn chế
như: Methamidophos, methyl pathion, monoceotophos. Riêng Methamidophos, dư lượng
trên 80% số mẫu nhưng chưa vượt quá dư lượng cho phép nhưng cũng chứng tỏ rằng
thuốc BVTV vẫn còn tồn đọng trên lá trà tươi, đó là khi đề tài thực hiện vào mùa khô,
vào mùa mưa, có thể dư lượng thuốc nhiều hơn vì có sương và mưa, nên người trồng chè
phải tăng lượng thuốc lên.
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.2.1 Vị trí địa lí
Thành phố Bảo Lộc ngày nay là một trong hai trung tâm lớn của tỉnh Lâm Đồng
nằm trên cao nguyên Di Linh- Bảo Lộc, ở độ cao 800-1000m; phía bắc, đông, nam giáp
huyện Bảo Lâm; phía tây và tây nam giáp huyện đạ Huoai. Với diện tích tự nhiên 232,4
km2, Bảo Lộc có 11 đơn vị hành chính gồm 6 phường (phường B’Lao, phường 1,
phương 2, Lộc phát, Lộc Tiến, Lộc Sơn) và 5 xã (Lộc Nga, Lộc Châu, Đam Bri, Lộc
Thanh, Đại Lào).

5


Hình 2.1 Bản đồ hành chính thành phố Bảo Lộc

Nguồn:
2.2.2 Địa hình
Địa hình thành phố Bảo Lộc có ba dạng địa hình chính: núi cao, đồi dốc và thung
lũng.
+ Núi cao: phân bố tập trung ở phía Tây Nam thành phố Bảo Lộc, bao gồm các
ngọn núi cao từ 900 đến 1100m, độ dốc lớn. Diện tích khoảng 2500ha, chiếm 11% diện
tích toàn thành phố

+ Đồi dốc: bao gồm các khối bazan bị chia cắt mạnh tạo nên các ngọn đồi vá các
dải đồi dốc có đỉnh tương đối bằng với độ cao phổ biến từ 800-850m. Độ dốc sườn đồ
lớn, rất dễ bị sói mòn, dạng địa hình này chiếm 79,8% tổng diện tích , là địa bàn sản xuất
cây lâu năm như chè, cà phê, dâu.
+ Thung lũng: phân bố tại xã Lộc Châu và xã Đại Lào, chiếm 9,2%. Đất tương đối
bằng phẳng, nhiều khu vực bị ngập nước sau các trận mưa lớn, nhưng sau đó rút nhanh.
Vì vậy thích hợp phát triển cà phê và chè nhưng có thể trồng dâu và cây ngắn ngày.

6


2.2.3 Khí hậu
Nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do nhiệt độ cao trên 800m và tác động
của địa hình nên khí hậu Bảo Lộc có nhiều nét đặc trưng sau:
+ Nhiệt độ trung bình cả năm 21-22oC, nhiệt độ cao nhất trong năm 27,4oC, nhiệt
độ thấp nhất trong năm là 16,6oC
+ Số giờ nắng trung bình 1.680 giờ/năm, bình quân 4,6 giờ/ ngày (tháng mùa mưa:
2-3 h/ngày, tháng mùa khô: 6-7h/ ngày), mùa khô nắng nhiều nhưng nhiệt độ trung bình
thấp tạo nên nét đặc trưng độc đáo của khí hậu Bảo Lộc.
+Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, lượng mưa trung bình hàng năm 1.513mm, số
ngày mưa trung bình cả năm 190 ngày, mưa nhiều và tập trung từ tháng 7 đến tháng 9.
+ Độ ẩm trung bình hàng năm khá cao từ 80 -90%.
+ Gió: gió chủ đạo theo hai hướng chính:
* Gió Đông Bắc thịnh hành từ tháng 1 đến tháng 4
* Gió Tây Nam thịnh hành từ tháng 6 đến tháng 9
+ Nắng ít, độ ẩm không khí cao, nhiều ngày có sương mù, cường độ mưa lớn tạo
nên những nét đặc trưng riêng cho vùng đất này.
2.2.4 Thủy văn
Hệ thống thủy văn bao gồm có ba hệ thống:
+ Hệ thống sông DaR’Nga: phân bố ở phía đông thành phố Bảo Lộc, là ranh giới

giữa thành phố và huyện Bảo lâm, các phụ lưu lớn của sông trong thành phố bao gồm có:
suối DaSre Drong, suối DaM’ Drong, suối DaBrian. Các suối này có nước quanh năm
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
+ Hệ thống suối Đại Bình: phân bố chủ yếu ở phía Nam Quốc lộ 20, bắt nguồn từ
dãy núi cao ở phía Nam và Tây Bảo Lộc. Các phụ lưu gồm: suối Dalab, suối Tân Hồ,
suối Đại Bình có lượng nước phong phú, có thể sử dụng làm nguồn nước tưới ổn định
cho thung lũng Đại Bình.
+ Hệ thống suối ĐamB’ri: là vùng đầu nguồn của suối ĐamB’ri, phân bố tập trung
ở xã ĐamB’ri, phần lớn các nhánh suối chỉ có nước vào mùa mưa. Suối ĐamB’ri có
nhiều nghềnh thác, trong đó có thác ĐamB’ri là cảnh quan có giá trị rất lớn về du lịch.
7


+ Nước ngầm: nhìn chung trữ lượng nước ngầm ở khu vực Bảo Lộc tương đối
khá, chất lượng nước tương đối tốt có thể vừa phục vụ cho sinh hoạt vừa phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp và công nghiệp.
2.2.5 .Lịch sử
Năm 1958, Bảo Lộc được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng cũ, một vùng rộng
lớn của tỉnh Đồng Nai thượng ngày xưa, bao gồm cả huyện Đa Huoai, Đại Tẻh, Cát Tiên
và huyện Bảo Lâm mới được tách ra và thành lập sau này. Vùng Bảo Lộc xưa là nơi sinh
sống chủ yếu của người Mạ. Bảo Lộc đã được người Pháp đặt vấn đề khai thác khá sớm
cùng một lúc với việc xây dựng đô thị Đà Lạt. Năm 1899, một phái đoàn người Pháp do
ông Ernest Outrey chỉ huy mở một cuộc thám hiểm tìm hiểu khả năng vùng Đồng Nai
Thượng và vạch một con đường nối liền vùng này với Bình Thuận. Ngày 1-11-1899,
Toàn quyền Paul Doumer ký quyết định thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng, đặt tỉnh lỵ tại
Djiring. Năm 1905, tỉnh Đồng Nai Thượng bị bãi bỏ, sát nhập vào tỉnh Bình Thuận.
Năm 1920 tỉnh Đồng Nai Thượng được tái lập, gồm có 3 quận: BLao (Bảo Lộc), Djiring
(Di Linh) và Dran-Fyan (Đơn Dương). Ngày 19-5-1958, chính quyền Ngô Đình Diệm
đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng là Lâm Đồng và sau đó tách quận Dran ra khỏi tỉnh Lâm
Đồng, sáp nhập vào tỉnh Tuyên Đức. Tỉnh Lâm Đồng chỉ còn 2 quận: Bảo Lộc và Di

Linh. Ngày 30-11-1958, Bảo Lộc được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng và công việc
kiến thiết mở mang đô thị mới cũng bắt đầu phát triển mạnh từ thời gian này.
Sau ngày thống nhất đất nước, huyện Bảo lộc lần lượt tách thành các huyện Bảo Lộc, Đa
Huoai, Đại Tẻh, Cát Tiên. Ngày 11-7-1994, Chính phủ quyết định chia huyện Bảo Lộc
thành 2 đơn vị hành chính là thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm.
Tháng 3-2009, Bảo Lộc được công nhận là đô thị loại 3 thuộc tỉnh và ngày 8-4-2010,
chính phủ đã ra nghị quyết thành lập thành phố Bảo Lộc (trực thuộc tỉnh Lâm Đồng).
2.2.6. Cơ cấu dân số
Theo thống kế năm 1999, dân số Bảo Lộc có 135.313 người. Sự hình thành dân số
Bảo Lộc chia làm 3 nhóm:
Trong số các dân tộc bản địa, dân tộc Mạ chiếm tỉ lệ cao nhất. Buôn làng người
Mạ là tổ chức xã hội duy nhất có tính xã hội tương đối hoàn chỉnh, tương đối độc lập và
8


tách biệt khép kín về khu vực canh tác, khu vực cư trú. Với thiết chế xã hội chặt chẽ, hiện
nay một bộ phận vẫn còn sản xuất theo lối tự nhiên, cuộc sống còn khó khăn. Người Kinh
đến bảo Lộc trước năn 1975 thường sống tập trung ở các phường Lộc Tiến, Lộc Phát, xã
Lộc Châu, Lộc Thanh, Lộc Nga, dọc theo Quốc lộ 20, được đầu tư cơ sở hạ tầng khá, tiếp
cận sớm với cơ chế thị trường, năng động, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất hàng hóa.
2.2.7. Kinh tế
Khác với Đà Lạt, Bảo Lộc được khai thác mạnh về nông nghiệp, công nghiệp,
nhiều nông trang, đồn điền đã được các tập đoàn người pháp lập nên từ những năm 19301940 để trồng caphe, chè v.v....về sau, nhân dân phát triển trồng cây dâu tằm, cây ăn quả.
Cây chè có một lịch sử khá lâu đời tại Bảo Lộc (trên 50 năm) đã khẳng định ưu thế tuyệt
đối mặc dù có những bước thăng trầm nhất định do nhiều yếu tố khác nhau. Cho đến nay
cây chè Bảo Lộc vẫn tiếp tục phát triển về diện tích và sản lượng. Năm 1999, Bảo Lộc có
8.743ha chè với sản lượng 45.311 tấn chè búp tươi, trong đó khu vực quốc doanh đã
chiếm gần 20% diện tích và 70% công suất chế biến. Ở Bảo Lộc đã hình thành vùng sản
xuất tập trung chuyên môn hóa cao, gắn dược sản xuất nguyên liệu với công nghệp chế
biến, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước. Cây chè gần như chiếm vị trí

độc quyền ở các tỉnh phía Nam. Thị trường xuất khẩu chè được tiếp tục mở sang các
nước Cộng Hòa Liên bang Nga, Pháp, Châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ, Xin-ga-po,
Hồng Công, Đài Loan, Ả Rập v v... Bảo Lộc có 6.144ha cà phê với sản lượng 8.478 tấn
cà phê nhân, giữ vị trí thứ 4 sau Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm. Đây là cây có giá trị xuất
khẩu cao, rất thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của Bảo Lộc. Bảo Lộc cũng là địa
phương có điều kiện để đưa ngành dâu tằm tơ trở thành ngành kinh tế- kỹ thuật tiên tiến,
có quy mô lớn, khép kín từ khâu nuôi tằm đến ươm tơ, dệt lụa. Cây ăn quả cũng rất thích
hợp và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhờ có đặc điểm là cho các sản phẩm trái mùa với
các tỉnh phía Nam, đó là sầu riêng, chôm chôm, mít tố nữ, bơ v.v…
Công nghiệp của thành phố chiếm trên 40% tỉ lệ công nghiệp của cả tỉnh, bao gồm
các ngành chế biến trà, cà phê, se tơ, dệt, may mặc v.v… Các nhà máy, xí nghiệp tập
trung ở khu công nghiệp Lộc Sơn, phường 2 và khu vực xã Đại Lào. Bảo Lộc có tiềm

9


năng lớn về phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản. Tại đây có trữ lượng boxit
và cao lanh, trong đó boxit có khoảng 378 triệu tấn với trữ lượng loại C1.
Ngành bưu chính- viễn thông phát triển mạnh, đạt chỉ tiêu 7 máy/100 dân; tổng đài
EWSD 3.000 số phục vụ thông tin liên lạc trực tiếp trong nước và ngoài nước.
Ngành phát thanh truyền hình không ngừng phát triển, toàn thành phố có một đài
phát thanh- truyền hình và 9 đài phát thanh ở các xã, phường.
2.2.8 Du lịch
Bảo Lộc có nhiều thắng cảnh như đèo Bảo Lộc, thác Đam Bri, hồ Nam Phương,
suối Đá Bàn, núi Đại Bình, suối Tân Thành v.v…Bên cạnh các thắng cảnh thiên nhiên đó
là những vườn, đồi trà thoai thoải xanh mượt, thỉnh thoảng vươn lên những hàng cây che
bóng, phía sau là những ngọn núi cao đã làm cho Bảo Lộc càng thêm xinh đẹp, bao la, trù
phú.
Do có khí hậu mát mẻ quanh năm nên đây là nơi lý tưởng đề xây các khu du lịch
nghỉ dưỡng. Bảo Lộc có nhiều thác, hồ, suối đẹp như: Thác ĐamB’ri, thác Bảy Tầng, Hồ

Nam Phương, suối Đá Bàn v. v…
Khu du lịch ĐamB’ri nổi tiếng với thác nước hùng vĩ cao 57m và các cánh rừng
nguyên sinh, là nơi có thể nghỉ dưỡng, cắm trại v. v…
2.2.9. Giáo dục, y tế
Hệ thống giáo dục mẫu giáo, phổ thông phát triển tốt. Trong năm 1999-2000, toàn
thành phố có 38 trường với tổng số 35.868 học sinh. Trường kĩ thuật và dạy nghề Bảo
Lộc (trước đây là trường nông lâm súc đươc thành lập từ năm 1959) đã có những tác
động tích cực cho vùng sản xuất chuyên canh chè, càphê, dâu tằm của thành phố.
Mạng lưới y tế đã được phát triển tận cơ sở xã phường và từng bước được xã hội
hóa. Có được ngày hôm nay, không thể nào quên được cuộc đấu tranh gian khổ của biết
bao đồng chí, đồng bào trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ ngay tại mảnh
đất Bảo Lộc xanh tươi này.
2.3. Tổng quan về chè
Chè là cây công nghiệp lâu năm có lịch sử trồng trọt lâu đời nhât. Là loài cây xanh
lá quanh năm, hoa màu trắng, thân bụi, tán cây rộng, thấp, phân cành nhiều. Chè trồng
10


một lần có thể thu hoạch 30-40 năm hoặc lâu hơn nữa. Chịu tác động của điều kiện sinh
thái trong quá trình sống nhưng so với một số loài cây thì không nghiêm khắc lắm. Để
sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao và ổn định cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất,
nước…
Là sản phẩm có thị trường quốc tế ổn định, rộng lớn và ngày được mở rộng. Ở
nước ta, chè có giá trị xuất khẩu rất cao. Căn cứ vào năng suất trung bình năm 1969 của
khu vực nông trường quốc doanh (4,24 tấn/ha), xét về mặt xuất khẩu thì một ha chè so
với một số cây công nghiệp dài ngày của cùng khu vực này thì bằng hơn 5 lần so với một
ha cà phê, gần 10 lần so với 1 ha sả.
Thu hoạch trên búp chè, búp chè là đoạn non của một cành chè, là nguyên liệu để
chế biến ra các loại chè, vì vậy nó quan hệ trực tiếp đến năng suất và phẩm chất của chè.
Bảo Lộc, giống chè cành chủ yếu là Shan, TB14, tán trà rộng, chất lượng tốt, búp to, có

nhiều bạch mao thích hợp với thị yếu tiêu thụ, toàn thành phố có khoảng 1583 ha chiếm
19,1% tổng diện tích chè của địa phương, năng suất trong điều kiện bình thường là 15-16
tấn/ha, thâm canh đúng kĩ thuật là 26-28 tấn /ha . Từ thưc tế canh tác giống chè này cho
năng suất trung bình khoảng 18-20 tấn/ha, có hàm lượng đạm và hòa tan cao, cafein thấp,
khả năng chống chịu sâu bệnh khá cao theo.
2.4. Tổng quan về thuốc BVTV và tình hình sử dụng ở Việt Nam hiện nay
2.4.1. Lịch sử phát triển
+Trên thế giới: Theo Daniel D. Chras (1991), trong những năm gần đây hóa
chất BVTV đã trở thành phương tiện thiết yếu trong việc quản lý các loài dịch hại. Thuốc
BVTV là các hóa chất sử dụng để tiêu diệt các loài dịch hại bao gồm cỏ dại, loài gặm
nhấm và côn trùng. Thuốc BVTV thế hệ đầu tiên là những hợp chất đơn giản được sử
dụng từ tro, lưu huỳnh, arsenic, thuốc lá, hydrogen cyanic, kẽm, thủy ngân. Ngày nay
người ta ít sử dụng những hợp chất này vì chúng độc hoặc không có tác dụng hữu hiệu.
Tuy nhiên, nhiều hợp chất vẫn còn tồn dư trong đất đến khoảng 50 năm sau.
Vào năm 1939, nhà hóa học người Thụy Sỹ Paul Muller đã khám phá ra thuốc diệt
côn trùng từ các chất hữu cơ tổng hợp là DDT (dichlorodiphenyltrichloroethane). Đây là
thời kỳ đầu của thế hệ thuốc BVTV thứ hai. Thời kì này xuất hiện những hợp chất hữu cơ
11


tổng hợp tiêu diệt được nhiều loại côn trùng khác nhau. Trong vòng 25 năm, sự xuất hiện
của DDT như là cứu tinh cho nhân loại.
Chiến lược sử dụng các tác nhân tự nhiên để kiểm soát dịch hại và không sử dụng
hóa chất nên thế hệ hóa chất thứ hai vẫn được duy trì một phần. Tuy nhiên ngày nay các
tác nhân hóa học đã được phát triển như pheromore, hormonn hóa chất BVTV tự nhiên.
Những loại hóa chất này là thuốc BVTV thứ ba. Đây là những hóa chất tổng hợp có hoạt
tính tương tự những chất của cơ thể côn trùng sản xuất, với mục đích làm rối loạn quá
trình giao phối và đẻ trứng, từ đó kiểm soát sự gia tăng dân số các loại dịch hại trong
trường hợp đối với pheromone, hay can thiệp vào chu kỳ sống các loài côn trùng như
trường hợp các homone hoặc sử dụng một số chất diệt côn trùng tự nhiên do một số cây

tự sản xuất ra như trường hợp đối với các hóa chất tự nhiên. Điểm thuận lợi của các chất
này là có thể phối hợp nhiều phương pháp khác nhau, không độc và dễ dàng bị phân hủy
bởi vi khuẩn, sử dụng nồng độ thấp cho những loài đặc trưng mà không ảnh hưởng tới
môi trường. Tuy nhiên có khuyêt điểm là phí tốn cao trong việc đưa ra nghiên cứu và
tổng hợp những loại pheromone, hormone, chất BVTV tự nhiên mới (Daniel D. Chias,
1991).
+ Tại Việt Nam: Theo ông Bùi Cách Tuyến, Trần Ngọc Viễn (1996), từ thế
kỷ 19 trở về trước, ngành hóa BVTV không xuất hiện ở Việt Nam. Trước các dịch hại,
nông dân Việt Nam chỉ dùng các biện pháp mê tín dị đoan hơn là có cơ sở phòng trị. Tới
đầu thế kỷ 20, cùng với sự phát triển nông nghiệp Việt Nam mà chủ yếu là các đồn điền,
trang trại lớn, việc sử dụng hóa chất bắt đầu. Thuốc được sử dụng trong thời kỳ này vẫn
là các chất vô cơ. Từ những năm 1980 trở về trước, các thuốc được sử dụng nhiều vẫn là
gốc clo và lân hữu cơ, các thuốc bị cấm như DDT, lidan v.v… Phải tới cuối thập niên 80
trở lại đây, các hóa chất được sử dụng phong phú hơn, có hiệu quả cao, liều lượng thấp,
thời gian tồn lưu ngắn trên nông sản và môi trường.
2.4.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV nước ta hiện nay
Hàng năm, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư Danh mục thuốc BVTV. Đến
nay, Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt
Nam bao gồm:
12


Danh mục thuốc BVTV sử dụng ở Việt Nam: Với 1446 hoạt chất, 3564 tên thương
mại bao gồm thuốc trừ sâu 662 hoạt chất (1.549 tên thương phẩm); thuốc trừ bệnh 468
hoạt chất (1098 tên thương phẩm); thuốc trừ cỏ 195 hoạt chất (584 tên thương phẩm);
thuốc trừ chuột 10 hoạt chất (21 tên thương phẩm); thuốc điều hòa sinh trưởng 49 hoạt
chất (133 tên thương phẩm) v.v…
Danh mục thuốc BVTV hạn chế sử dụng: 15 hoạt chất trong đó: thuốc trừ sâu 4
hoạt chất, thuốc trừ chuột 1 hoạt chất và trừ mối 2 hoạt chất, bảo quản lâm sản 5 hoạt
chất, khử trùng kho 3 hoạt chất.

Danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng: thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản 21
hoạt chất, trừ bệnh 6 hoạt chất, trừ chuột 1 hoạt chất, thuốc trừ cỏ 1 hoạt chất.
Hằng năm, Cục BVTV và Chi cục BVTV lấy mẫu rau tại các vùng sản xuất và
trên thị trường để kiểm tra về dư lượng thuốc BVTV. Kết quả từ năm 2006 đến nay, tỷ lệ
mẫu có dư lượng thuốc BVTV vượt quá mức giới hạn cho phép vẫn ở mức cao (8,53%).
Theo số liệu kiểm tra từ năm 2007 - 2009, tỷ lệ số hộ vi phạm: 35 -17,8 %, trong đó:
không đảm bảo thời gian cách ly: 2,0 - 8,43%, không đúng nồng độ và liều lượng: 10,24 14,34 %, sử dụng thuốc cấm: 0,19 - 0,0 % , thuốc ngoài danh mục: 2,17 -0,52 %. Mặc dù
việc sử dụng thuốc có nhiều tiến bộ, trình độ nhận thức của người dân được tăng lên
nhưng vẫn còn nhiều hạn chế: sử dụng không đúng liều lượng, không tuân thủ thời gian
cách ly; sử dụng thuốc BVTV không có trong danh mục thuốc. Tăng liều lượng so với
khuyến cáo, hỗn hợp nhiều loại thuốc trong một lần phun, phun thuốc định kỳ theo tập
quán, tỷ lệ phun theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật còn rất thấp; vỏ bao bì thuốc BVTV
sau khi sử dụng chưa được thu gom, vứt bừa bãi trên đồng ruộng.

13


×