Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH TRỒNGCACAO THEO TIÊU CHUẨN UTZ TẠIHUYỆN BÙ ĐĂNG TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH TRỒNGCACAO
THEO TIÊU CHUẨN UTZ TẠIHUYỆN BÙ ĐĂNG
TỈNH BÌNH PHƯỚC

NGUYỄN THỊ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2013


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH TRỒNG CACAO THEO TIÊU CHUẨN UTZ TẠI
HUYỆN BÙ ĐĂNG TỈNH BÌNH PHƯỚC”do NGUYỄN THỊ GIANG, sinh viên
khóa 2009-2013, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước
hội đồng vào ngày _____________________________.

PGS.TS Đặng Thanh Hà
Người hướng dẫn,

_____________________________
Ngày ............... tháng .............. năm………

Chủtịch hội đồng chấm báo cáo



Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_________________________

_________________________

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trên thực tế, không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời
gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ củagia đình, nhà trường và bạn bè.
Lời đầu tiên, con xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới cha mẹ và những người thân
trong gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiệ n tốt nhất cho con để con
hoàn thành khóa luận tốt đẹp.
Tiếp theo, xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô chuyên ngành Kinh Tế
Tài Nguyên Môi Trường và khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ

Chí Minh đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý
báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Đặng Thanh Hà - người đã hướng dẫn tôi tận tình trong
suốt quá trình làm khóa luận này.
Xin đồng gửi lời cảm ơn tới các anh, chị trong phòng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn huyện Bù Đăng, Trung Tâm Khuyến Nông huyện Bù Đăng, và các
nông hộ trồng cacao tại huyện Bù Đăng đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu,
học hỏi kinh nghiệm và những kỉ niệm trong chuyến đi thực tế này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người bạn đã ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian qua. Chúc mọi người niềm vui và thành công trong cuộc sống.

Sinh viên
Nguyễn Thị Giang


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ GIANG. Tháng 08 năm 2013. “Phân TíchHiệu Quả Kinh Tế
Mô Hình Trồng Cacao theoTiêu Chuẩn UTZ tại Huyện Bù

Đăng Tỉnh

BìnhPhước”.

NGUYỄN THỊ GIANG. August 2013. “An Asessment of the Economic
Efficiency of the UTZ Certified Cacao Production Model inBu Dang District,
Binh Phuoc Province”.

Khóa luận tìm hiểu về hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất cacao theo tiêu
chuẩn UTZ, từ đó so sánh hiệu quả kinh tế với mô hình sản xuất cacao không theo tiêu
chuẩn UTZ.Trên cơ sở phân tích số liệu điều tra của 50 hộ bao gồm 20 hộ áp dụng sản

xuất cacao theo tiêu chuẩn UTZ,30 hộ trồng cacao thông thường tại các xã Minh
Hưng, Bom Bo, Bình Minh thuộc huyện Bù Đăng.Qua đó đề tài sử dụng phương pháp
phân tích gồm có phương pháp thống kê, mô hình hàm sản xuất phân tích các số liệu
về năng suất và chi phí sản xuất, mô hình Logit về khả năng chấp nhận sản xuất theo
tiêu chuẩn UTZ của người dânở huyện Bù Đăng.
Kết quả cho thấy tùy hình thức canh tác của từng mô hình mà đem lại hiệu quả
kinh tế khác nhau. Lợi nhuận chênh lệch giữa hộ áp dụng cacao theo tiêu chuẩn UTZ
và không áp dụng là 1.652.000đ/1000m2/năm.Vậy sản xuất cacao theo tiêu chuẩn UTZ
hiệu quả hơn so với không sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ. Thông qua mô hình Logit ta
biết được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng theo tiêu chuẩn của người
dân là tuổi chủ hộ, số lao động chính trong gia đình, diện tích trồng cacao và số lần
tham gia tập huấn khuyến nông.
Do đó, cần có chính sách hỗ trợ v ề vốn, kỹ thuật và liên kết ngư ời dân với các
doanh nghiệp đ ể tiêu thụ sản phẩm đạt tiêu chuẩn cacao ch ất lượng và sản xuất thành
công trên quy mô rộng.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1. Mục tiêu tổng quát

3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Phạm vi thời gian


3

1.3.2. Phạm vi không gian

3

1.4. Cấu trúc của khóa luận
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

3
5

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

5

2.2. Tình hình sản xuất cacao trên thế giới và tại Việt Nam

6

2.2.1. Trên thế giới

6

2.2.2. Tình hình Việt Nam

8

2.2.3. Tình hình thực hiện sản xuất cacao xen điều theo tiêu chuẩn UTZ tại địa

bàn nghiên cứu
2.3. Thuận lợi và khó khăn khi trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ

10
13

2.3.1. Thuận lợi

13

2.3.2. Khó khăn

13

2.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

14

2.4.1. Tổng quan về huyện Bù Đăng

14

2.4.2. Tổng quan về các xã nghiên cứu

16


CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận


18
18

3.1.1. Khái niệm Nông nghiệp bền vững (Sustainable agriculture SA)

18

3.1.2. Chứng nhận

19

3.1.3. Giới thiệu về cây cacao

22

3.1.4. Khái niệm tiêu chuẩn UTZ

25

3.1.5. Lý do lựa chọn sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ

26

3.1.6. Lợi ích của UTZ

27

3.1.7. Quy trình để chứng nhận UTZ

29


3.1.8. Kỹ thuật trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ

30

3.1.9. Hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế

31

3.2. Phương pháp nghiên cứu

33

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

33

3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

33

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

34

3.2.4. Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí

34

3.2.5. Phương pháp phân tích hồi quy


34

3.2.6. Phương pháp hàm sản xuất

35

3.2.7. Mô hình Logit

38

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

40

4.1. Đặc điểm kinh tế xã hội các hộ điều tra

40

4.2. Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất cacao UTZ

48

4.2.1. Chi phí đầu tư ban đầu cho 1000m2 đất trồng cacao xen điều

48

4.2.2. So sánh doanh thu và lợi nhuận trung bình của 2 mô hình trên 1000m2

50


4.2.3. Tính toán các chỉ tiêu đánh giá

50

4.3. Mô hình ước lượng hàm năng suất cacao

51

4.3.1. Kết quả ước lượng các thông số của mô hình

51

4.3.2. Kiểm định mô hình

52

4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận mô hình sản xuất
cacao đạt chuẩn UTZ
4.4.1. Kết quả ước lượng các thông số của mô hình Logit

58
58


4.4.2. Đánh giá độ thích hợp của mô hình
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

59
60


5.1. Kết luận

60

5.2. Kiến nghị

61

5.2.1. Về phía người dân

61

5.2.2. Về phía chính quyền địa phương

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

CLB

Câu lạc bộ


CPVC

Chi phí vật chất

DT

Doanh thu

GTGT

Giá trị gia tăng

ICCO

Tổ chức cacao quốc tế

KH- KT

Khoa học kỹ thuật

KNKN

Khuyến nông khuyến ngư

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

OLS


Bình phương bé nhất

TCPSX

Tổng chi phí sản xuất

TT

Trung tâm

UTZ

Tiêu chuẩn Quốc tế chứng nhận sản xuất tốt

UNESCO

Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa của Liên Hiệp Quốc

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Cân Bằng Cung – Cầu Cacao Thế Giới và Chỉ Số Dự Trữ/Tiêu
thụ Của ICCO, Barclays Capital


8

Bảng 2.2. Các Chỉ Tiêu Tổng Hợp của Huyện Bù Đăng

15

Bảng 2.3. Bảng Phân Phối Nông Nghiệp Xã Bom Bo

16

Bảng 2.4. Bảng Phân Phối Nông Nghiệp Xã Minh Hưng

16

Bảng 2.5. Bảng Phân Phối Nông Nghiệp Xã Bình Minh

17

Bảng 3.1. Nhận Dạng các Lợi Ích - Chi Phí của Phương Án Trồng Cacao theo Tiêu
Chuẩn UTZ

29

Bảng 3.2. Kỳ Vọng Dấu các Hệ Số của Mô Hình Hàm Năng Suất

37

Bảng 3.3. Kỳ Vọng Dấu các Hệ Số của Mô Hình Logit

40


Bảng 4.1. Đặc Điểm của các Hộ Điều Tra

40

Bảng 4.2. Đặc Điểm Sản Xuất của các Hộ Trồng Cacao

41

Bảng 4.3. Tình Hình Tưới Nước cho Cacao

42

Bảng 4.4. Năng Suất và Giá Bán Cacao của các Hộ Điều Tra Năm 2012

43

Bảng 4.5. Mức Độ Hiểu Biết về Kỹ Thuật Canh Tác Cacao của Hộ Điều Tra

45

Bảng 4.6. Hiểu Biết của các Hộ Điều Tra về Tiêu Chuẩn UTZ

45

Bảng 4.7. Hình Thức Sử Dụng Hóa Chất và Xử Lý Tàn Dư Sau Khi Sử Dụng

47

Bảng 4.8. Chi Phí Đầu Tư Ban Đầu cho Hai Mô Hình Trồng


48

Bảng 4.10. Lợi Nhuận Thu Được từ Hai Mô Hình Trồng

50

Bảng 4.11. Các Chỉ Tiêu So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế của Hai Mô Hình Trồng

50

Bảng 4.12. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hàm Năng Suất Cacao

51

Bảng 4.13. Kết Quả Kiểm Định Đa Cộng Tuyến bằng Hồi Quy Bổ Sung

54

Bảng 4.14. Kết Xuất Kiểm Định LM

55

Bảng 4.15. Kết Quả Kiểm Định P-Value với Mức Ý Nghĩa 5% và Dấu Ước Lượng của
Biến

56

Bảng 4.16. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hàm Logit


59

Bảng 4.17. Kết Quả Kiểm Định P-Value với Mức Ý Nghĩa 10% và Dấu Ước Lượng
của Biến

60
viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Diện Tích Cacao Việt Nam từ Năm 2005 – 2011

9

Hình 2.2. Bản Đồ Hành Chính Huyện Bù Đăng

15

Hình 3.1. Mục Tiêu Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững

19

Hình 3.2. Mục Tiêu Xây Dựng Chuỗi Giá Trị Cacao Chứng Nhận UTZ

26

Hình 4.1. Cơ Cấu Thu Nhập các Hộ Trồng Cacao trong Hai Mô Hình

42


Hình 4.2. Đánh Giá về Năng Suất Cacao của Gia Đình Qua các Năm Gần Đây

44

Hình 4.3. Đánh Giá về Yếu Tố Ảnh Hưởng Quan Trọng Nhất đến Năng Suất Cacao 44

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1: Một Số Hình Ảnh Cacao UTZ
Phụ lục 2: Kết Xuất Mô Hình Hàm Năng Suất
Phụ Lục 4: Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung
Phụ Lục 5: Kết Xuất Kiểm Định LM
Phụ Lục 6: Kết Xuất Mô Hình Hàm Logit
Phụ lục 7: Mẫu Điều Tra Nông Hộ

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.Đặt vấn đề
Trong bối cảnh hiện nay nước ta đang bước vào hội nhập kinh tế quốc tế, công
nghiệp được coi là ngành kinh tế mũi nhọn . Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn đóng vai trò
khá quan trọng với nền kinh tế cả nước. Việc gia nhập WTO vừa mang đến cho nông
nghiệp Việt Nam một triển vọng về một thị trường tiêu thụ lớn, đồng thời cũng đặt ra
cho người sản xuất những thách thức về yêu cầu sản phẩm chất lượng an toàn theo tiêu

chuẩn quốc tế. Chính vì thế, yêu cầu đặt ra là cần xây dựng một quy trình nông nghiệp
an toàn, sản xuất những sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giá rẻ, bổ dưỡng, thị trường
tiêu thụ ổn định đem lại lợi ích cả cho người sản xuất và người tiêu thụ. Hiện nay, Việt
Nam đang áp dụng tiêu chuẩn quốc tế UTZ cho một số cây công nghiệp như chè,
càphê, cacao, dầu cọ.
Cacao là cây sống ở tầng thấp, cây sinh trưởng tốt dưới bóng che. Do đó có thể
trồng xen với một số loại cây công nghiệpnhư dừa, điều,cây ăn trái.... Việc trồng xen
vừa tận dụng vườn cây sẵn có làm bóng che cho cây cacao giảm cường độ ánh sáng
trực tiếp vốn không thích hợp cho quá trình quang hợp của cây cacao, vừa có thêm thu
nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Tại Bình Phước, cacao chủ yếu được tr ồng
xen trong vườn điều và một số cây ăn trái khác. Qua nghiên cứu cho thấy, cây cacao
phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương, dễ chăm sóc, mau cho trái, năng
suất ốn định và đầu ra thuận lợi.
Ngày 14/6/2012, Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia , Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã tổ chức diễn đàn khuyến nông lần thứ
Phước với chuyên đề “Phát triển sản xuất cacao bền vững”

3 năm 2012 tại tỉnh Bình
. Các nhà khoa học , nhà

quản lý, nhà nông và doanh nghiệp đã nêu bật về những thuận lợi , khó khăn trong việc
phát triển cây cacao tại các tỉnh phía Nam . Với thế mạnh cây công nghiệp , đặc biệt là


cây điều với độ che phủ cao , Bình Phước hiện đang được xem là một nơi lý tư ởng cho
cây cacao phát triển . Tỉnh h iện có gần 2.000ha cacao, trong đó nhiều nông hộ trồng
cacao đã đạt được chứng nhận tiêu chuẩn “UTZ Certified , hữu cơ và thương mại công
bằng”. Điều này đang tạo ra nhiều triển vọng tốt và tí n hiệu vui cho người trồng cây
cacao.
UTZ Certified là một chương trình chứng nhận toàn cầu, đưa ra các tiêu chuẩn

về sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp có trách nhiệm. UTZ có nghĩa là
“tốt” trong tiếng Maya, đem đến sự bảo đảm chất lượng về mặt nghề nghiệp, xã hội và
môi trường trong thực hành sản xuất mà các thương hiệu và người tiêu dùng mong đợi.
Sản phẩm UTZ Certified đã được sản xuất theo tiêu chí của Bộ Nguyên tắc UTZ
Certified. Chứng nhận UTZ Certified hiện được áp dụng cho một số ngành hàng nông
phẩm như cà phê, chè và cacao.
Với chứng nhận UTZ Certified, người sản xuất thể hiện đã thực hiện thực hành
nông nghiệp tốt, quản lý trang trại hiệu quả và sản xuất có trách nhiệm. Đối với các
nhà thương mại và đóng gói, chứng nhận UTZ Certified là sự đảm bảo việc sản xuất
có trách nhiệm mà dựa vào đó họ đưa ra các quyết định nguồn hàng thu mua.Chứng
nhận UTZ Certified được thực hiện với tất cả các khâu trong suốt chuỗi cung ứng từ
khâu canh tác trên đồng ruộng đến chế biến, vận chuyển lưu kho đóng gói tiêu dùng để
đảm bảo khả năng truy nguyên nguồn gốc.
Đi cùng những thuận lợi mà UTZ đem lại cũng không ít những khó khăn cho
người nông dân khi đang quen cách sản xuất truyền thống ít quan tâm tới vấn đề môi
trường và sức khỏe cộng đồng. Xuất phát từ thực tế trên đề tài“ Đánh giá hiệu quả
kinh tế mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại huyện Bù Đăng tỉnh Bình
Phước.” Nhằm phân tích lợi ích khi tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ để định
hướng cho các hộ nông dân phát triển trồng cacao theo hướng bền vững.

2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả của việc trồng cacao xen theo tiêu chuẩn UTZ đối với người
dân và môi trường (lợi nhuận,sức khỏe, ô nhiễm....).
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích tình hình sản xuất của các hộ trồng cacao tại huyện Bù Đăng tỉnh
Bình Phước.

So sánh hiệu quả sản xuất của những hộ trồng cacao UTZ và những hộ trồng
cacao theo phương thức thông thường.
Phân tích tác động của tiêu chuẩn UTZ đến năng suất cacao.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sản xuất cacao theo tiêu
chuẩn UTZ của nông dân và đưa ra giải pháp, chính sách nhằm thúc đẩy nông dân sản
xuất một cách bền vững.
1.3.Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ ngày 17/03/2013 đến ngày 20/06/2013
1.3.2. Phạm vi không gian
Trên địa bàn huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước, số liệu sơ cấp được điều tra theo
cách lựa chọn ngẫu nhiên 50 hộ trồng cacao tại các xã Minh Hưng, Bình Minh, Bom
Bo. Trong đó, 30 hộ trồng cacao theo phương pháp thông thường và 20 hộ trồng cacao
theo tiêu chuẩn UTZ.
1.4.Cấu trúc của khóa luận
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1- Mở đầu: Giới thiệu, trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu và trình bày tóm tắt cấu trúc của luận văn.

3


Chương 2 - Tổng quan: Mô tả tổng quan về về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý,
khí hậu, địa hình, dân số, tình hình sản xuất cacao hiện nay tại Việt Nam và trên thế
giới… các vấn đề nghiên cứu có liên quan trên địa bàn huyện Bù Đăng nhằm đánh giá
tác động chung đế tình hình sản xuất kinh doanh của nông dân tại khu vực.
Chương 3 - Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu: Trình bày các khái niệm,
định nghĩa, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của mô hình và các phương pháp được sử dụng
trong đề tài.
Chương 4 - Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Tiến hành phân tích, đánh giá tình

hình sản xuất, đặc điểm kinh tế - xã hội, hiệu quả kinh tế sản xuất cacao theo tiêu
chuẩn, đồng thời phân tích những tác động của tiêu chuẩn UTZ với người dân....
Chương 5 - Kết luận và kiến nghị: Dựa vào kết quả ở chương 4, tác giả kết luận
và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm giúp người dân hiểu rõ về hiệu quả do tiêu
chuẩn UTZ đem lại và áp dụng.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nền kinh tế ngày càng phát triển thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe
và môi trường ngày càng được quan tâm nhiều hơn trên thế giới. Vì thế, để tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường thì hầu hết các nước đang hướng đến những sản phẩm
an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và tốt cho môi trường hướng đến một nền nông
nghiệp phát triển bền vững.
Nguồn cung cấp cacao trên thế giới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của con
người. Các sản phẩm từ cacao không chỉ được xem là sản phẩm bổ dưỡng cao cấp mà
còn có tác dụng chữa bệnh, có lợi cho sức khỏe con người.Hiện nay, thị trường cacao
được mở rộng ở khắp 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó nhiều nhất
là Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản. Tiêu chuẩn UTZ hiện đang được áp dụng rộng rãi tại Việt
Nam và đang đạt được những hiệu quả nhất định.
Tác giả Nguyễn Hữu Nam (11/2010) trong bài báo cáo về tình hình thực hiện
các mô hình cacao hữu cơ sau 5 năm tại Bà Rịa – Vũng Tàu và Đak Lak đã nêu lên bật
những lợi ích của việc sử dụng phân sinh học WEHG (Worldwise Enterprises Heavens
Green). Những lợi ích đó là: sử dụng phân sinh học WEHG giúp cây phát triển tốt,
nhiều chồi và cành, lá bóng và dày kháng được nhiều sâu bệnh, giảm chi phí do không
sử dụng phân hóa học và thuốc BVTV, quả bóng và đẹp hơn, phát sinh nhiều thiên

địch hơn, làm cho đất ngày càng tơi xốp và giữ ẩm tốt, năng suất trái liên tục tăng qua
các năm dù thời tiết bất thường hay mưa nhiều, về sâu bệnh như sâu ăn lá và châu
chấu đã giảm hoặc hầu như không phát hiện ở một số hộ. Sử dụng phân sinh học
WEHG còn bảo vệ môi trường và an toàn cho người sản xuất lẫn người tiêu dùng.


Nguyễn Văn Thiết – đại diện UTZ Certified Việt Nam (2011) đã nêu ra những
lợi ích về mặt kinh tế sau khi người nông dân tham gia sản xuất cacao theo tiêu chuẩn
UTZ so với sản xuất theo cách truyền thống. Theo tác giả, trên cùng một đơn vị canh
tác là 1ha, sản xuất cacao theo tiêu chuẩn UTZ sẽ đem lại lợi nhuận là 61,6 triệu đồng,
trong khi đó sản xuất theo phương thức truyền thống đem lại lợi nhuận là 30 triệu
đồng. Như vậy, sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ sẽ làm tăng lợi nhuận là 31,6 triệu đồng
so với sản xuất truyền thống. Phần lợi ích này bao gồm lợi ích do sản lượng tăng và
mức tiền thưởng khi tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ. Mức chi phí bỏ ra khi sản
xuất theo tiêu chuẩn (32 triệu đồng) cũng nhiều hơn so với sản xuất truyền thống (25
triệu đồng), tuy nhiên mức tổng thu (90 triệu đồng so với 55 triệu đồng) cao hơn rất
nhiều so với chi phí bỏ ra, vì vậy mà lợi nhuận của nông dân sản xuất cacao theo tiêu
chuẩn UTZ cũng cao hơn nhiều so với những nông dân canh tác theo phương thức
truyền thống.
Các nghiên cứu về cacao theo tiêu chuẩn chứng nhận trước đây đã nêu ra được
những sự khác biệt về kỹ thuật chăm sóc cũng như lợi ích chi phí của việc sản xuất
cacao theo tiêu chuẩn chứng nhận so với sản xuất truyền thống. Tuy nhiên, các nghiên
cứu này chỉ thiên về tính kĩ thuật, cách xác định lợi ích chi phí chưa rõ ràng, chưa có
hệ thống. Mặt khác, tùy từng vùng miền, từng địa phương với những đặc điểm và điều
kiện khác nhau, phương pháp nghiên cứu khác nhau sẽ cho ra những kết quả khác
nhau. Do đó, nghiên cứu nhằm cung cấp một kết quả rõ ràng, có hệ thống những lợi
ích – chi phí của mô hình trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ tại địa bàn nghiên cứu.
2.2. Tình hình sản xuất cacao trên thế giới và tại Việt Nam
2.2.1. Trên thế giới
Theo chuyên trang thông tin nông sản toàn cầu Gappingworld, trong 50 năm

qua, nhu cầu về cacao đã tăng lên gấp 4 lần, từ 800.000 tấn lên gần 4 triệu tấn/năm.
Thị trường xuất khẩu cacao hàng năm vào khoảng 2,5 triệu tấn. Đối tượng tiêu thụ
chủ yếu là các nước có thu nhập cao. Hiện trên thế giới có trên 80 quốc gia nhập khẩu
cacao, chủ yếu là Mỹ, châu Âu và Nhật Bản (chiếm 76,22% tổng sản lượng hạt cacao
trên thế giới). Tây Phi là khu vực sản xuất nhiều cacao nhất thế giới với sản lượng
6


chiếm khoảng 68% tổng sản lượng toàn cầu, chủ yếu là Bờ Biển Ngà và Ghana. Châu
Á và khu vực Thái Bình Dương sản xuất khoảng 15,5% với nước sản xuất nhiều nhất
là Indonesia và Papua New Guinea. Khu vực Nam Mỹ với đại diện chủ yếu là
Ecuador và Braxin, sản xuất xấp xỉ 14,4% (theo Tổ chức cacao Quốc Tế ICCO).
Nhu cầu thế giới ngày càng tăng cao, tuy nhiên trước những diễn biến thất
thường của thời tiết, sâu bệnh hại đã khiến cho tình hình sản xuất cacao thế giới có
nhiều biến động, đặc biệt là thâm hụt cung – cầu cacao thế giới. Những vấn đề như
cắt giảm hỗ trợ nhiên liệu, thời tiết bất lợi và mùa vụ bị tàn phá bởi vật hại đang ảnh
hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất cacao và khiến thế giới thâm hụt mặt hàng
hàng này.
Theo ICCO, niên vụ 12/2011, nguồn cung cacao của thế giới sẽ thâm hụt 71
ngàn tấn cacao, mùa vụ thâm hụt thứ 6 liên tiếp. Nhu cầu đối với cacao, tính bằng sản
lượng nghiền, sẽ tăng 2% lên mức 3,99 triệu tấn, nhờ sản lượng tăng 10% tại châu Phi
và tình hình chính trị tại Bờ Biển Ngà (nước sản xuất cacao hàng đầu thế giới) ổn định
hơn sau khi sản lượng sụt giảm trong năm 2010 do nội chiến.
Tuy nhiên, sản lượng cacao giảm đến 8% so với mức sản lượng kỷ lục của niên
vụ 2010, xuống dưới mức 4 triệu tấn, sau khi diễn biến thời tiết xấu đi tại khu vực Tây
Phi. Sản lượng cacao giảm mạnh tại châu Phi, giảm 384 ngàn tấn, xuống mức 2,84
triệu tấn do điều kiện thời tiết bất lợi.
Thiệt hại mùa vụ do thời tiết bất lợi: Trong khi mùa cacao tại Bờ Biển Ngà bắt
đầu khá tốt, thì mưa lớn và gió mạnh đã làm ảnh hưởng đến mùa vụ tại khu vực trung
tâm vành đai cacao Bờ Biển Ngà và dẫn đến những mối lo ngại về tốc độ sinh trưởng

của vụ chính sau tháng 1/2012. Sản xuất cacao rất nhạy cảm với tình hình thời tiết Bờ
Biển Ngà, chịu ảnh hưởng của những cơn gió mạnh thổi từ sa mạc Sahara, là gió mùa
đông hàng năm, sẽ khiến sản lượng cacao của nước này sụt giảm 160 ngàn tấn, xuống
mức 1,53 triệu tấn.
Sâu bướm gây hại mùa màng:Tại Nigeria, nhà sản xuất cacao lớn thứ 4 thế giới,
sản lượng sẽ giảm khoảng 10%, xuống mức 210 ngàn tấn do mưa lớn triền miên và độ
ẩm cao, gây hại cho sản xuất cacao. ICCO cũng nhấn mạnh những ảnh hưởng tới mùa
7


vụ do những tranh cãi xoay quanh quyết định của Tổng thống Goodluck Jonathan của
nước này về việc cắt giảm hỗ trợ nhiên liệu. Việc chính phủ ngừng trợ cấp nhiên liệu,
vốn được xem là biện pháp không bền vững sẽ gây thiệt hại cho ngành cacao, do
ngành cacao cần nhiên liệu để chuyển cacao thu hoạch từ các nông trại tới các trung
tâm phân loại tại các thị trấn và thành phố, đồng thời từ kho đến các cảng xuất khẩu.
Trong khi đó, Cameroon, nhà sản xuất cacao lớn thứ 5 thế giới, có sản lượng dự
đoán giảm 20% so với mức sản lượng kỷ lục của niên vụ trước, do vật hại tấn công
khu vực trung du và sâu bướm gây hại cho mùa vụ tại khu vực phía Tây Nam.
Sản lượng cacao tại Indonesia được cải thiện lên mức 500 ngàn tấn nhờ ảnh
hưởng tốt của hiện tượng La Nina, thường mang đến cho nước này những cơn mưa bất
thường và tốt cho mùa vụ.
Bảng 2.1. Tình Hình Cân Bằng Cung – Cầu Cacao Thế Giới và Chỉ Số Dự
Trữ/Tiêu thụ Của ICCO, Barclays Capital
Đơn vị: tấn
Năm

Cung – cầu

Dự trữ/tiêu thụ


2011 – 2012

-71.000

-42,70%

2010 – 2011

3.471.000

-45,40%

2009 – 2010

-121.000

-40,20%

2008 – 2009

52.000

-45,60%

2007 – 2008

-34.000

-41,20%


2006 – 2007

-302.000

-431%
Nguồn tin: Số liệu thống kê

2.2.2. Tình hình Việt Nam
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt tại Hội nghị Quốc tế về cacao Việt Nam ngày
13/12/2011.Tính đến cuối năm 2011, tổng diện tích cacao cả nước hiện nay có khoảng
20.100ha, tăng bình quân 2.638 ha/năm.Trong đó, có 2.300ha trồng chuyên canh, còn
lại là trồng xen canh. Diện tích thu hoạch đến nay khoảng 8.062ha, chiếm 40% tổng
diện tích, nhưng đa số diện tích thu hoạch ở tuổi thứ ba. Vùng có diện tích nhiều nhất
8


là khu vực đồng bằng sông Cửu Long với 12115ha trong đó B ến Tre chiếm 9000ha,
Tây Nguyên 4555ha, Đông Nam Bộ 3405ha… Khó khăn lớn nhất đối với việc phát
triển cây cacao hiện nay là năng suất thấp, bình quân cả nước chỉ đạt khoảng 7.1
tạ/ha,phụ thuộc vào các yếu tố: thổ nhưỡng, trồng xen nên phân tán nhỏ lẻ khó tác
động cacao bền vững tại Việt Nam.
Hình 2.1. Diện Tích Cacao Việt Nam từ Năm 2005 – 2011

Nguồn tin: Số liệu thống kê
Do nhu cầu cacao của thế giới tăng liên tục, giá cacao thế giới cũng tăng hàng
năm, nên cacao đang được xem là sản phẩm có khả năng tăng thu nhập cho bà con
nông dân. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã phê duyệt đề án phát triển
cây cacao đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, với mục tiêu đến năm 2015,
diện tích cacao cả nước đạt 60.000ha, trong đó có 35000ha kinh doanh cho sản lượng
hạt khô 75000 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 50-60 triệu USD. Năm 2020, trồng mới

50000ha, sản lượng 50000 tấn, tổng giá trị xuất khẩu 100 triệu USD.
Mục tiêu thực hiện của Bộ NN&PTNT xoay quanh các vấn đề xúc tiến thương
mại và phát triển phát triển; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và nâng cao chất
lượng sản phẩm cacao, tình hình chế biến, xúc tiến thương mại, hợp tác quốc tế.
9


Nhìn chung, tốc độ phát triển diện tích trồng cacao trên cả nước có tăng hàng
năm nhưng còn chậm so với chỉ tiêu của Bộ NN&PTNT đưa ra. Năng suất cacao bình
quân trong cả nước còn thấp, khoảng 7.1 tạ hạt/ha. Một số diện tích thiếu chăm sóc
(chỉ đạt 2-3 tạ hạt/ha), trong khi đó nếu đầu tư thâm canh, năng suất sẽ đạt 1.5 – 2.5
tấn hạt/ha. Về sản lượng, hiện nay đạt khoảng 5760 tấn hạt khô/năm. Tuy năng suất
bình quân chưa cao, chưa ổn định nhưng 6 năm qua sản lượng đã tăng 165 lần. Giá thu
mua hạt cacao trong nhiều năm qua đều tăng, năm 2005 giá hạt 15000 đ/kg, hiện nay
tăng lên 50000 đ/kg, một số thời điểm tăng lên trên 60000đ/kg. Cả nước có trên 10
doanh nghiệp và hàng trăm điểm thu mua, chế biến cacao.
Chia sẻ về chương trình cacao UTZ, ông Phạm Thanh Truyền, phụ trách kỹ
thuật Chương trình UTZ thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn cacao A1 cho biết: “Giá
cacao bình thường là 40.900 đồng/kg khô, nhưng nông dân sẽ được thưởng thêm 1.600
đồng/kg chất lượng nếu chất lượng lên men đạt trên 92%. Ngoài ra, cacao đạt chứng
nhận UTZ sẽ được thưởng thêm 1.500-2.000 đồng/kg.Như vậy, nếu làm đúng quy
trình mà tiêu chuẩn UTZ Certified đưa ra, nông dân sẽ được hưởng lợi thêm từ 3.1003.600 đồng/kg.Điều quan trọng là khi tham gia UTZ, giá cả thu mua luôn ổn định, hệ
thống thu gom chặt chẽ nên đỡ chi phí vận chuyển.”
2.2.3.Tình hình thực hiện sản xuất cacao xen điều theo tiêu chuẩn UTZ tại địa
bàn nghiên cứu
UTZ Certified đến Việt Nam vào cuối năm 2001 và triển khai công tác chứng
nhận vào năm 2002 trên cây cà phê ở Tây Nguyên và trên cây cacao Bến Tre, Tiền
Giang từ năm 2010. Vào cuối tháng 3/2011 Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư đã
phối hợp với công ty cacao A1 tổ chức khoá tập huấn cho các cán bộ khuyến nông,
nông dân trồng cacao trong tỉnh Bình Phước về hướng dẫn thực hiện chương trình

chứng nhận UTZ Certified cho cây cacao từ đó khuyến khích người dân trồng trọt có
trách nhiệm và hiệu quả.
Trong năm 2005 – 2006, có hơn 2.000 hộ tham gia dự án. Sau 3 năm thực hiện
Dự án, hiện nay diện tích trồng cacao ở Bù Đăng đã lên hơn 1.200 ha, trong đó có trên
600 ha đang cho thu hoạch.
10


Hiện nay, cây cacao không chỉ được trồng xen ở Bù Đăng mà đã được nhân
rộng trên những vườn điều, cây ăn trái của cả tỉnh. Mô hình này vừa tiết kiệm được
công chăm sóc, phân bón mà lại tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Dự tính trong
năm 2008, Bù Đăng sẽ trồng mới trên 100 ha cacao, và từ nay đến 2015, Bình Phước
sẽ phát triển khoảng 7.000 ha trồng xen cacao ở 8 huyện, thị xã.
Giá cacao hiện đang dao động 40-45 triệu đồng/tấn, năng suất trung bình trồng
xen trong vườn điều 1,8 tấn/ha, cho thu nhập khoảng 75 triệu đồng/ha, cộng thêm 2 tấn
hạt điều/ha thì mỗi năm 1 ha trồng điều xen cacao thu khoảng 115 triệu đồng.
Năm 2005-2007, dự án phát triển cacao cho các nông hộ nhỏ ở Việt Nam do
Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ. Năm 2010, dự án phát triển nông nghiệp bền vững do tổ
chức Roots of Peace (ROP) triển khai tiếp tục hỗ trợ đầu tư phát triển cacao tại Bình
Phước.Ngoài ra, Bình Phước đã nhận được sự quan tâm của các viện nghiên cứu trong
và ngoài nước, các trường đại học, tổ chức phi chính phủ xúc tiến nghiên cứu, điều tra
đánh giá, quy hoạch, xây dựng chương trình phát triển cacao. Đến nay, tỉnh đã xây
dựng được bộ quy trình kỹ thuật trồng xen cacao trong vườn điều, khảo nghiệm các
giống cacao nhập nội như: TD1, TD3, TD5, TD6 đều cho thấy có triển vọng.Toàn tỉnh
hiện có khoảng 1300 ha cacao, trong đó 500 ha đã cho thu hoạch. Năng suất bình quân
đạt 1.8 tấn/ha, cá biệt có hộ thâm canh thuần cacao đạt 2.5-3 tấn/ha. Hạt cacao ở Bình
Phước được đánh giá có chất lượng cao hơn so với trồng ở các địa phương khác về bơ,
vỏ hạt, tỷ lệ acid béo tự do, độ pH…Theo một số nông hộ thì cây cacao là cây dễ
trồng, sinh trưởng phát triển nhanh, chăm sóc đúng kỹ thuật chỉ sau 14 – 15 tháng cho
trái bói, cây trên 3 năm tuổi có thể cho năng suất bình quân 1 kg hạt. Với giá thị

trường hiện nay trên 45000 đ/kg hạt, như vậy thu nhập trên 1 ha cacao được khoảng 45
triệu/ha/năm, chưa kể nguồn thu từ cây che bóng.
Cacao là cây trồng mới tại Bình Phước, chi phí đầu tư không nhiều, nhưng đòi
hỏi nông dân phải có kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, lên men… TT Khuyến nông
– Khuyến ngư tỉnh đã xây dựng các mô hình trình diễn, chuyển giao KH-KT tiên tiến
tới nông dân; hướng dẫn cách lên men, sơ chế cacao sau thu hoạch và xưởng chế biến
cacao nguyên liệu quy mô vừa và nhỏ; hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống cacao ghép
11


năng suất cao cho các doanh nghiệp và hộ nông dân. Người dân nên áp dụng các mô
hình trồng cacao sinh học (nuôi kiến đen, kiến vàng để hạn chế rệp sáp, bọ xít muỗi
gây hại), mô hình cacao tiết kiệm nước tưới, phân bón (ủ phân từ vỏ trái cacao và các
thành phần khác) để có cơ sở nhân rộng.So với một số cây công nghiệp khác như điều,
cao su thì cacao được phát triển ở Bình Phước muộn hơn nhưng đã tạo ra nhiều hiệu
quả kinh tế.
Thông qua việc sản xuất caocao bền vững theo tiêu chuẩn UTZ Certified người
nông dân giờ đây sẽ có điều kiện nâng cao năng lực trong thực hành nông nghiệp tốt,
quản lý sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và đáp ứng các đòi hỏi về tinh thần trách
nhiệm đối với xã hội và môi trường. Đây cũng là một mục tiêu đảm bảo thu nhập cao
cho nông dân và là cơ sở để cacao Bình Phước đạt chứng nhận toàn cầu phát triển
mạnh mẽ trong những năm tới.
Để phát triển cây cacao bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Phước, ngành đã và
đang thực hiện những giải pháp cơ bản: Xây dựng vùng cacao tập trung năng suất cao
theo hướng hữu cơ bền vững; đầu tư phát triển thủy lợi tạo nguồn nước tưới; xây dựng
hạ tầng giao thông, hệ thống điện tại các vùng nguyên liệu tập trung; xây dựng hệ
thống thu mua cacao tại địa phương và thông tin về giá để nông dân yên tâm sản xuất.
Tuyên truyền, vận động nông dân, người thu gom và doanh nghiệp về ý thức nâng cao
chất lượng sản phẩm, ý thức về tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng; mở rộng mạng lưới
thương mại và tăng cường trưng bày, giới thiệu sản phẩm cacao nước ta ra thị trường

quốc tế; tăng cường hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tỉnh sẽ mở rộng hợp tác và tiếp nhận nguồn hỗ trợ từ các tổ chức
nghiên cứu, đầu tư, phát triển cacao trong và ngoài nước, tổ chức phi chính phủ. Điều
quan trọng nhất là chính sách tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận nguồn vốn vay, đáp
ứng nhu cầu đầu tư thâm canh. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các công ty phát
triển vùng nguyên liệu riêng của tỉnh thông qua việc đầu tư ứng trước vốn, giống cây
năng suất cao cho nông dân.Mục tiêu phát triển cây cacao trên địa bàn tỉnh là đ ẩy
mạnh phát triển diện tích cacao ở những vùng có khả năng tưới. Dự kiến quy hoạch
đến năm 2015, tổng diện tích trồng cacao trên địa bàn toàn tỉnh Bình Phước đạt 5000
12


ha và đạt 20 ngàn ha vào năm 2020 (chủ yếu trồng xen dưới tán điều), với năng suất
bình quân 1.5 tấn/ha.
2.3. Thuận lợi và khó khăn khi trồng cacao theo tiêu chuẩn UTZ
2.3.1. Thuận lợi
Trồng cacao xen điều tận dụng được tán điều và không gian dưới gốc điều vì
cacao là loại cây ưa bóng. Trồng cacao xen điều còn tạo ra nguồn thu nhập lớn gấp 2
lần nếu chỉ trồng điều không. Việc đẩy mạnh trồng cacao xen điều theo tiêu chuẩn
UTZ không chỉ giúp nông dân có sản phẩm chất lượng, tăng thu nhập mà còn đảm bảo
một thị trường ổn định cho người nông dân. Công ty Cagrill đã cam kết thu mua 100%
cacao đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn UTZ với giá cao. Công ty Halba Thụy Sĩ, công
ty Ritter Sport cũng đã cử chuyên gia cacao tới Việt Nam để tìm hiểu diện tích trồng
cacao hữu cơ và cam kết sẽ thu mua cacao với giá cao nếu đảm bảo theo tiêu chuẩn
quốc tế... Điều này đã tạo niềm tin cho người nông dân và thúc đẩy họ trồng cacao
theo hướng bền vững.
2.3.2. Khó khăn
Theo nông dân xã Minh Hưng (huyện Bù Đăng, Bình Phước), dù đã tiến hành
nhiều biện pháp bẫy, đánh thuốc, xua đuổi sóc nhưng vẫn không hiệu quả. Sóc thường
tập trung cắn phá vào thời điểm trái cacao già chuyển sang chín và hoạt động cả ban

đêm lẫn ban ngày.Những trái non bị sóc cắn thường thối hỏng, còn những trái chín thì
bị rụng hạt xuống đất, phải tốn tiền thuê nhân công nhặt hạt.Hiện Hội Nông dân xã
Minh Hưng đã có văn bản kiến nghị lên Hội Nông dân huyện và các cơ quan chức
năng tiến hành nghiên cứu các biện pháp để chống sóc, giúp bà con nông dân yên tâm
sản xuất.Ngoài bị sóc phá hại, cacao cũng giống như các loại cây công nghiệp khác, có
nhiều tác nhân gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển như: bọ xít muỗi,
sâu hồng, bọ cánh cứng hại lá, mối, nấm bệnh Phytophthora,…
Sản xuất cacao trong tỉnh Bình Phước còn tồn tại một số hạn chế như: Chưa
quy hoạch được vùng sản xuất tập trung ổn định, sản xuất cacao sạch theo tiêu chuẩn
UTZ (Chứng nhận UTZ Certifed dành cho cacao, cà phê và trà), cacao hữu cơ….
Bên cạnh đó, ngành chưa có sự đầu tư tốt về chất lượng giống cũng như quy trình kỹ
13


thuật.Phần lớn trồng cacao là nông dân nghèo, thiếu vốn nên ít đầu tư về giống và kỹ
thuật chăm sóc, dẫn tới năng suất, chất lượng hạt cacao có xu hướng giảm.
Tính đến tháng 10 năm 2012, tỉnh Bình Phước có khoảng 1600 ha cacao, trong
đó, diện tích thu hoạch khoảng 600 ha; năng suất bình quân đạt 1,8 tấn/ha. Bên cạnh
đó, chất lượng hạt cacao cũng được đánh giá cao hơn so với các địa phương khác.Tuy
nhiên việc sản xuất cacao ở tỉnh Bình Phước cũng bộc lộ những mặt tồn tại, hạn chế.
Bất cập lớn nhất hiện nay là tỉnh Bình Phước vẫn chưa xây dựng được vùng sản
xuất tập trung ổn định để thâm canh hiệu quả theo tiêu chuẩn tốt nhất. Thời gian qua,
nhiều người trồng cacao theo phong trào mà chưa quan tâm đến chất lượng giống, kỹ
thuật tưới, kỹ thuật canh tác nên năng suất và chất lượng cacao giảm dần qua từng
năm. Đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sản xuất cacao ở Bình Phước chưa đạt
so với tiềm năng.
Theo đề án phát triển cây cacao ở tỉnh Bình Phước, đến năm 2015 diện tích cây
cacao toàn tỉnh đạt khoảng 30 ngàn ha, sản lượng cacao trái tươi 450-500 ngàn
tấn/năm, cacao hạt thương phẩm 40-45 ngàn tấn/năm. Theo đó, Bù Đăng sẽ phát triển
mạnh nhất với 7000 ha, tiếp đến là Bù Đốp với 5000 ha, còn lại các địa phương khác

từ 1000-3000 ha.Để người trồng cacao đạt hiệu quả cao nhất thì vai trò của công tác
khuyến nông các cấp hiện nay là rất quan trọng vì thực tế cho thấy cây cacao nếu
không được đầu tư bài bản sẽ khó cho hiệu quả như mong muốn.
2.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.4.1. Tổng quan về huyện Bù Đăng
Bù Đăng là một huyện của tỉnh Bình Phước. Huyện lị là thị trấn Đức Phong.
Địa bàn huyện này thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên đã được UNESCO công nhận là khu
dự trữ sinh quyển thế giới.Trong huyện Bù Đăng có sóc Bom Bo nổi tiếng của đồng
bào Stiêng.Huyện Bù Đăng có 15 xã và 1 thị trấn trấn Đức Phong, gồm xã Bom
Bo, Bình Minh, Đoàn Kết, Đăng Hà, Đồng Nai, Đức Liễu, Đường 10, Minh Hưng,
Nghĩa Bình, Nghĩa Trung, Phú Sơn, Phước Sơn, Thọ Sơn, Thống Nhất, Đak Nhau.

14


×