Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETINGMIX TẠI CÔNG TY TNHH MAI TIẾN PHÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING-MIX
TẠI CÔNG TY TNHH MAI TIẾN PHÁT

NGUYỄN THỊ YẾN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ YẾN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING-MIX
TẠI CÔNG TY TNHH MAI TIẾN PHÁT

Ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giáo viên hướng dẫn: ThS. HOÀNG THẾ VINH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012




Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích hoạt động
Marketing-mix tại công ty TNHH Mai Tiến Phát” do Nguyễn Thị Yến, sinh viên
khóa 35, ngành Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp thực hiện, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày ________________

ThS. HOÀNG THẾ VINH
Giáo viên hướng dẫn,
(Chữ ký)

_______________________
Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký)

(Chữ ký)

______________________________

______________________________


Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời cảm ơn đầu tiên cho phép tôi được nói là với cha mẹ và gia đình tôi. Những
người đã sinh thành, nuôi dưỡng, chăm lo, dạy bảo tôi từ khi còn bé cho đến lúc
trưởng thành. Một hậu phương vững chắc giúp tôi nỗ lực và phát triển mình để có
ngày hôm nay. “Con xin cảm ơn cha mẹ đã động viên con trong thời gian qua, giúp
con nỗ lực hơn và tạo mọi điều kiện để con có thể hoàn thành tốt bài khóa luận này”.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu và các thầy cô giáo
trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, đặc biệt là các thầy cô Khoa kinh tế, thầy cô đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích để tôi có thể ứng dụng vào bài Khóa Luận
Tốt Nghiệp của mình và sau này có thể áp dụng tốt những kiến thức đó vào trong thực
tế. Đặc biệt cho tôi gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Hoàng Thế Vinh, thầy đã luôn tận
tình hướng dẫn, sửa chữa những sai sót cho dù là nhỏ nhặt nhất từ khi nó còn là một đề
cương chi tiết cho đến khi hoàn chỉnh như bây giờ. Đồng thời, thầy cũng đã đưa ra
những ý kiến đóng góp chân thành để giúp tôi có những định hướng đúng đắn về bài
khóa luận của mình. Ở thầy tôi luôn có một cảm giác gần gũi, thân thiết. Một lần nữa,
tôi xin gửi đến thầy lời cảm ơn chân thành và sâu sắc từ tận đáy lòng mình.

Bên cạnh đó, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc, các cô chú, anh chị
ở công ty TNHH Mai Tiến Phát đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình thực tập tại công ty.
Và sau cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến bạn bè tôi, những người đã chia sẻ,
giúp đỡ và động viên tôi trong suốt bốn năm qua với bao nhiêu buồn vui, gian nan và
thử thách. Ở các bạn, tôi thật sự đã học được rất nhiều điều và hi vọng sau này dù ai có
đi đâu, làm gì thì cũng sẽ mãi nhớ về nhau.
Xin chân thành cảm ơn vì tất cả!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2012
Sinh viên,
Nguyễn Thị Yến


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ YẾN. Tháng 12 năm 2012. “Phân Tích Hoạt Động Marketing-mix
Tại Công Ty TNHH Mai Tiến Phát”.
NGUYEN THI YEN. December 2012. “Analysis Of Marketing-mix Activities At
The Mai Tien Phat Co., Ltd”.
Khoá luận tìm hiểu về hoạt động Marketing-mix tại công ty TNHH Mai Tiến
Phát, đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm trong từng hoạt động. Trên cơ sở đó đề
xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác Marketing-mix của công ty.
Phương pháp thực hiện khoá luận là:
- Thu thập số liệu từ sổ sách, chứng từ và báo cáo của công ty qua 3 năm 20092010-2011 (số liệu thứ cấp).
- Sử dụng phương pháp so sánh chênh lệch giữa các năm và các chỉ tiêu kinh tế
từ đó tìm ra nguyên nhân và xu hướng của sự thay đổi và đề ra giải pháp thích hợp.
- Tham khảo tài liệu sách báo, tạp chí, internet, và các luận văn tốt nghiệp khóa
trước.
- Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu từ điều tra thực tế.
Qua khoá luận chúng ta có thể thấy Mai Tiến Phát là công ty kinh doanh tương
đối tốt trên thị trường thiết bị điện, nước; doanh thu và lợi nhuận tăng đều qua các

năm; các hoạt động Marketing-mix tại công ty là khá tốt và đem lại hiệu quả cao.
Công ty đã và đang nỗ lực hết mình cho sự phát triển vững mạnh của công ty. Tuy vậy
vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong các hoạt động marketing và khoá luận đã trình
bày được những hạn chế đó, cũng như các giải pháp khắc phục cho công ty.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. xi
DANH MỤC PHỤ LỤC .............................................................................................. xii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1.

Đặt vấn đề.......................................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................2

1.2.1. Mục tiêu chung ..........................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................2
1.3.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................2

1.3.1. Phạm vi không gian ...................................................................................2
1.3.2. Phạm vi thời gian .......................................................................................2
1.4.


Cấu trúc khoá luận..........................................................................................2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4
2.1.

Giới thiệu chung về Công ty TNHH Mai Tiến Phát ......................................4

2.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Mai Tiến Phát .............................4
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Mai Tiến Phát .....4
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh ..................................................................................5
2.2.

Chức năng, nhiệm vụ và định hướng phát triển của doanh nghiệp ................5

2.2.1. Chức năng ..................................................................................................5
2.2.2. Nhiệm vụ ....................................................................................................5
2.2.3. Định hướng phát triển của doanh nghiệp ...................................................6
2.3.

Bộ máy tổ chức của công ty ...........................................................................6

2.3.1. Sơ đồ tổ chức .............................................................................................6
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban ..................................................7
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................10
3.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................10
v



3.1.1. Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của Marketing....................................10
3.1.2. Khái niệm Marketing ...............................................................................11
3.1.3. Vai trò và chức năng của Marketing ........................................................12
3.1.4. Marketing-mix .........................................................................................13
3.1.5. Môi trường tác động đến hoạt động Marketing .......................................23
3.1.6. Các công cụ phân tích môi trường kinh doanh ........................................24
3.2.

Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................25

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................26
4.1.

Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây .....26

4.1.1. Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2010
và 2011 ..................................................................................................................26
4.1.2. Doanh thu .................................................................................................29
4.1.3. Lợi nhuận .................................................................................................30
4.1.4. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động .......................................................31
4.2.

Môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động Marketing của công ty .....32

4.2.1. Môi trường bên ngoài...............................................................................32
4.2.2. Môi trường bên trong ...............................................................................37
4.2.3. Môi trường cạnh tranh .............................................................................41
4.3.


Phân tích thực trạng hoạt động Marketing-mix của công ty ........................45

4.3.1. Đối với chiến lược sản phẩm ...................................................................45
4.3.2. Đối với chiến lược giá cả .........................................................................51
4.3.3. Đối với hoạt động phân phối....................................................................55
4.3.4. Đối với chiến lược chiêu thị cổ động .......................................................57
4.4.

Phân tích một số rủi ro trong hoạt động Marketing-mix của công ty ..........61

4.4.1. Rủi ro từ các nhà cung cấp .......................................................................61
4.4.2. Rủi ro trong quá trình vận tải ...................................................................62
4.4.3. Rủi ro trong quản lý hàng tồn kho ...........................................................63
4.4.4. Rủi ro từ khách hàng ................................................................................63
4.5.

Phân tích ma trận SWOT .............................................................................64

4.5.1. Ma trận SWOT .........................................................................................64
vi


4.5.2. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng chiến
lược Marketing ......................................................................................................66
4.6.

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing-mix của

công ty ......................................................................................................................66
4.6.1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường..............................................66

4.6.2. Thiết kế lại cơ cấu tổ chức phòng Marketing và kinh doanh...................67
4.6.3. Về sản phẩm .............................................................................................69
4.6.4. Về giá cả...................................................................................................70
4.6.5. Về phân phối ............................................................................................71
4.6.6. Về chiêu thị cổ động ................................................................................72
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................74
5.1.

Kết luận ........................................................................................................74

5.1.1. Kết luận chung .........................................................................................74
5.1.2. Hạn chế của khoá luận .............................................................................75
5.2.

Kiến nghị ......................................................................................................75

5.2.1. Đối với nhà nước......................................................................................75
5.2.2. Đối với công ty ........................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................77 
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of
Southeast Asean Nations)


BH & CCDV

Bán hàng và cung cấp dịch vụ

BP

Bộ phận

CNXD

Công nghiệp, xây dựng

CP

Chi phí

CSH

Chủ sở hữu

DT

Doanh thu

DV

Dịch vụ

ĐVT


Đơn vị tính

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

GDP

Tổng thu nhập quốc dân (Gross Domestic Product)

HĐKD

Hoạt động kinh doanh



Lao động

LN

Lợi nhuận

LNST

Lợi nhuận sau thuế

NLTS

Nông, Lâm, Thủy sản


PR

Quan hệ cộng đồng (Public Relation)

QLKD

Quản lý kinh doanh

R&D

Nghiên cứu và phát triển (research and development)

SEE

Công ty Cổ Phần thiết bị điện Sài Gòn

SWOT

Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

TC

Tài chính

THPT

Trung học phổ thông

TNDN


Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

USD

Dollar Mỹ (United State Dollar)
viii


XD

Xây dựng

TM

Thương mại

WTO

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

ix



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Kết Quả Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty TNHH
Mai Tiến Phát Trong 2 Năm 2010 Và 2011 ................................................................27
Bảng 4.2 Tình Hình Doanh Thu Của Công Ty Từ Năm 2008 – 2011 .........................29
Bảng 4.3 Tình Hình Lợi Nhuận Của Công Ty Từ Năm 2008 – 2011 ..........................30
Bảng 4.4 Chỉ Tiêu Hiệu Quả Sử Dụng Lao Động Qua 2 Năm 2010 Và 2011 ............32
Bảng 4.5 Tốc Độ Tăng Trưởng Kinh Tế Của Việt Nam Từ Năm 2001 – 2011 ..........34
Bảng 4.6 Tổng Hợp Lao Động Của Công Ty Từ Năm 2008 – 2011 ...........................38
Bảng 4.7 Tình Hình Sử Dụng Lao Động Của Công Ty Phân Theo Trình Độ Và
Bộ Phận Trong Năm 2011 ............................................................................................39
Bảng 4.8 Tình Hình Sử Dụng Lao Động Của Công Ty Phân Theo Giới Tính Và
Độ Tuổi Trong Năm 2011 ............................................................................................40
Bảng 4.9 Các Sản Phẩm Công Ty Nhập Năm 2011 .....................................................46
Bảng 4.10 Các Sản Phẩm Công Ty Hạn Chế ...............................................................47
Bảng 4.11 Thống Kê Đánh Giá Của Khách Hàng Về Thái Độ Phục Vụ Của
Nhân Viên Công Ty ......................................................................................................48
Bảng 4.12 Thống Kê Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Khách Hàng Về Dịch Vụ
Sửa Chữa Và Bảo Hành Của Công Ty .........................................................................49
Bảng 4.13 Thống Kê Đánh Giá Của Khách Hàng Về Giá Cả Của Công Ty So
Với Các Công Ty Khác ................................................................................................53
Bảng 4.14 Đánh Giá Của Khách Hàng Về Đội Ngũ Nhân Viên Marketing ................57
Bảng 4.15 Đánh Giá Của Khách Hàng Về Phương Tiện Thông Tin Của Công Ty ....58
Bảng 4.16 Đánh Giá Của Khách Hàng Về Hình Thức Khuyến Mãi Của Công Ty .....60
Bảng 4.17 Phân Tích Ma Trận SWOT .........................................................................65
Bàng 4.18 Ý Kiến Đóng Góp Của Khách Hàng...........................................................70

x



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Logo Của Công Ty ..........................................................................................4
Hình 2.2 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty ............................................................7
Hình 3.1 Các Yếu Tố ảnh Hưởng Đến Các Quyết Định Về Giá..................................15
Hình 3.2 Trung Gian Phân Phối Có Thể Đem Lại Sự Tiết Kiệm Như Thế Nào?........18
Hình 3.3 Các Loại Kênh Phân Phối..............................................................................18
Hình 4.1 Tình Hình Doanh Thu Của Công Ty Từ Năm 2008 – 2011 .........................29
Hình 4.2 Tốc Độ Gia Tăng Doanh Thu Và Lợi Nhuận Từ Năm 2008 – 2011 ............31
Hình 4.3 Tổng Số Lao Động Của Công Ty Từ Năm 2008 – 2011 ..............................38
Hình 4.4 Thống Kê Đánh Giá Của Khách Hàng Về Thái Độ Phục Vụ Của
Nhân Viên Công Ty ......................................................................................................48
Hình 4.5 Thống Kê Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Khách Hàng Về Dịch
Vụ Sửa Chữa Và Bảo Hành Của Công Ty ...................................................................50
Hình 4.6 Thống Kê Đánh Giá Của Khách Hàng Về Giá Cả Của Công Ty So
Với Các Công Ty Khác ................................................................................................54
Hình 4.7 Cấu Trúc Kênh Phân Phối Của Công Ty.......................................................55
Hình 4.8 Hệ Thống Phân Phối Của Bộ Phận Bán Hàng ..............................................56
Hình 4.9 Đánh Giá Của Khách Hàng Về Đội Ngũ Nhân Viên Marketing ..................58
Hình 4.10 Đánh Giá Của Khách Hàng Về Phương Tiện Thông Tin Của Công Ty .....59
Hình 4.11 Đánh Giá Của Khách Hàng Về Hình Thức Khuyến Mãi Của Công Ty .....60
Hình 4.12 Cơ Cấu Phòng Marketing Và Kinh Doanh Hiện Nay .................................68
Hình 4.13 Sơ Đồ Phòng Sales Và Marketing Sau Khi Thiết Kế Lại ..........................68
Hình 4.14 Ý Kiến Đóng Góp Của Khách Hàng ...........................................................71

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Phiếu thăm dò ý kiến khách hàng
Phụ lục 2 Hình ảnh một số sản phẩm công ty kinh doanh

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường,

các doanh nghiệp Việt Nam phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt và những quy luật
khắt khe của nền kinh tế. Đặc biệt là hiện nay, Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương
mại thế giới WTO, đây là một sân chơi có tính cạnh tranh cao đòi hỏi người chơi phải
thực sự khôn khéo và tài trí mới đứng vững được trên thương trường. Đây cũng là một
cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường thế giới.
Thị trường là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa quyết định sự sống còn đối với
mỗi doanh nghiệp mà Marketing là làm việc với thị trường. Chính vì thế, thực tiễn cho
thấy, Marketing là công cụ cực kỳ quan trọng. Ngoài việc giúp doanh nghiệp tìm ra thị
trường, tạo ra lợi thế nó còn giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển thị trường đó.
Marketing là những hoạt động có tính chất nghiệp vụ và kỹ thuật thông qua việc
nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường, tìm ra các biện pháp mang tính nghiệp vụ kỹ
thuật để điều khiển các dòng hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của
thị trường.
Chính vì vậy, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình mỗi doanh nghiệp
phải biết chắc những ưu thế tương đối, xác định được ưu nhược điểm của đối thủ cạnh
tranh, cũng như hiểu được thị hiếu của khách hàng, thị trường và khả năng đáp ứng

của công ty. Để từ đó đáp ứng về chất lượng chủng loại, cũng như mẫu mã sản phẩm
theo yêu cầu của khách hàng, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có các chiến lược
marketing hợp lí. Trong bối cảnh thị trường năng động và phức tạp, người nào nắm bắt
được thị hiếu của khách hàng, thỏa mãn được các nhu cầu mới của khách hàng và
mang lại lợi nhuận cao nhất cho khách hàng thì sẽ dành được vị thế tốt trong tâm trí
người tiêu dùng. Muốn được như thế thì việc dùng công cụ Marketing-mix là một vũ


khí chiến lược, là nòng cốt trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu. Nó là khâu quan
trọng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thành công của doanh nghiệp, tạo cơ hội chiếm
lĩnh thị phần, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng nguồn vốn cho doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động Marketing hỗn hợp cũng như
muốn tìm hiểu sâu về vấn đề này, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Phân tích hoạt động
Marketing-mix tại Công ty TNHH Mai Tiến Phát”.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích các chiến lược marketing hỗn hợp của Công ty TNHH Mai Tiến Phát
nhằm tìm ra điểm mạnh, điểm yếu trong các hoạt động marketing của công ty. Trên cơ
sở đó đề xuất những giải pháp nhằm hòan thiện công tác Marketing-mix giúp công ty
hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao và phát triển ngày càng bền vững.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.

-


Phân tích môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động Marketing của công
ty.

-

Phân tích thực trạng hoạt động Marketing-mix của công ty.

-

Phân tích rủi ro trong hoạt động Marketing-mix của công ty.

-

Phân tích ma trận SWOT.

-

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing-mix của Công
ty TNHH Mai Tiến Phát.

1.3.

Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Mai Tiến Phát, 160 – 161 Vành Đai
Đông, khu đô thị An Phú – An Khánh, Phường An Phú, Quận 2, TP. HCM.
1.3.2. Phạm vi thời gian
-


Sử dụng số liệu nghiên cứu chủ yếu thu thập trong 3 năm 2009 – 2011.

-

Thời gian thực tập và hoàn thành đề tài từ tháng 09/2012 đến tháng 11/2012.

1.4.

Cấu trúc khoá luận
Đề tài “Phân tích hoạt động Marketing-mix tại Công ty TNHH Mai Tiến

Phát” bao gồm 5 chương:
2


Chương 1: Mở đầu
Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, cấu trúc của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu chung về công ty, chức năng , nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quá trình phát
triển, lĩnh vực hoạt động kinh doanh và trình bày sơ lược về sản phẩm.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Cung cấp cơ sở lý luận thông qua các thành phần marketing và phương pháp thực
hiện đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày nội dung và kết quả nghiên cứu về hoạt động Marketing-mix của Công
ty TNHH Mai Tiến Phát.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Dựa vào kết quả nghiên cứu để kết luận và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện hơn nữa hoạt động Marketing-mix của Công ty TNHH Mai Tiến Phát.


3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.

Giới thiệu chung về Công ty TNHH Mai Tiến Phát

2.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Mai Tiến Phát
 Tên công ty: Công ty TNHH Mai Tiến Phát.
 Tên giao dịch: Mai Tiến Phát CO., LTD.
 Trụ sở chính: 12/3 Đường 47, Phường Thảo Điền, Quận 2, Tp Hồ Chí Minh.
 Địa chỉ kinh doanh: 160 – 161 Vành Đai Đông, khu đô thị An Phú – An Khánh,
Phường An Phú, Quận 2, TP. HCM.
 Mã số thuế: 0303330568
 Điện thoại: 08.22108138 – 22105582.
 Fax: 08. 62813528.
 Email:
 Logo công ty:
Hình 2.1. Logo Của Công Ty

Nguồn: Phòng Kế Toán
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Mai Tiến Phát
Công ty TNHH Mai Tiến Phát được thành lập vào tháng 06 năm 2004 theo giấy
phép kinh doanh số: 4102022629 do Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp
ngày 04 tháng 06 năm 2004.
 Vốn điều lệ: 900.000.000 đ (chín trăm triệu đồng).
 Đại diện về pháp lý của doanh nghiệp:



Họ và tên:

Mai Văn Biên

Chức danh: Giám đốc

Giới tính: Nam

Sinh ngày: 16/05/1969

Dân tộc: Kinh

Quốc tịch: Việt Nam

Từ khi thành lập, công ty đã trở thành nhà phân phối thiết bị điện như dây, cáp
điện Cadivi và là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm như ổ cắm điện, cầu dao tự
động chất lượng cao của hãng Clipsal – Schneider (1995-2009) và từ năm 2010 là
Schneider xuất xứ từ Ustralia.
Bên cạnh đó, Công ty còn là nhà cung cấp các thiết bị, phụ kiện truyền dẫn
nước nhãn hiệu Bình Minh của hãng nhựa Bình Minh. Đây còn là hàng Việt Nam chất
lượng cao vì chất lượng tốt và tính đa dạng nhiều chủng loại của nó.
Vào tháng 4 năm 2008, Công ty cũng chính thức trở thành nhà phân phối các
loại đèn như đèn trang trí, đèn trụ, đèn ốp tường Acumen của hãng Tràng An V.E.M.
Và tới năm 2011, nhờ chủ trương thâm nhập và mở rộng thị trường, sản phẩm
của công ty TNHH Mai Tiến Phát đã có mặt ở hầu hết các tỉnh phía Nam, công ty
ngày càng khẳng định được vị thế và uy tín trên thị trường.
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh
Chuyên phân phối các thiết bị điện – nước cao cấp:

-

Các loại thiết bị điện: CLIPSAL – SCHNEIDER – SINO – CHENGLI –
AC – COMET.

2.2.

-

Các loại dây cáp điện: CADIVI – CADISUN.

-

Các loại ống nước nóng – lạnh: BÌNH MINH – TIỀN PHONG.

Chức năng, nhiệm vụ và định hướng phát triển của doanh nghiệp

2.2.1. Chức năng
Công ty có chức năng cung cấp các mặt hàng về thiết bị điện, nước gia dụng và
công nghiệp như: dây và cáp điện Cadivi, đèn trang trí, đèn trụ Acumen, ổ cắm điện,
cầu dao tự động, tủ điện chứa MCB,v.v của hãng Clipsal – Schneider, ống nước các
loại của hãng Bình Minh,v.v. Đồng thời cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như: bảo
hành, sửa chữa và thay mới khi có yêu cầu của khách hàng.
2.2.2. Nhiệm vụ
-

Tổ chức hoạt động kinh doanh: Công ty có trách nhiệm đảm bảo hoàn thành kế

hoạch với hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm ngày càng cao: tìm hiểu đáp ứng
5



kịp thời nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm,
chất lượng phục vụ,v.v. Thường xuyên cải tiến phương thức kinh doanh nhằm khai
thác tốt nguồn hàng.
-

Quản lý tài sản: Quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, có trách nhiệm với

các nguồn vốn huy động, sử dụng vốn đúng mục đích, kinh doanh đúng chế độ, chính
sách ngành nghề và phải được quyết toán hàng năm.
-

Đối với đối tác, khách hàng và các nhà cung cấp: Công ty có trách nhiệm thực

hiện đúng và đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng mua bán, cung cấp dịch vụ trên thị
trường, không ngừng nâng cao chất lượng cũng như uy tín trên thị trường.
-

Công tác lao động tiền lương: Thực hiện đầy đủ các chế độ và chính sách về lao

động tiền lương theo đúng quy định của nhà nước.
-

Đối với cán bộ công nhân viên trong công ty: Cải thiện điều kiện lao động,

quan tâm đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của người lao động; thực hiện tốt
các chế độ phúc lợi, tuân thủ luật lao động, bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao
động, tạo môi trường làm việc hăng say, tích cực.
-


Đảm bảo an ninh chính trị, an toàn trong hoạt động kinh doanh, tuân thủ các

quy định bảo vệ môi trường.
2.2.3. Định hướng phát triển của doanh nghiệp
-

Mở rộng thị trường ra khắp cả nước điển hình như các tỉnh miền Bắc và miền

Trung vì đây là những thị trường đầy tiềm năng.
-

Đạt doanh thu, lợi nhuận cao hơn các năm trước.

-

Phát triển đội ngũ kinh doanh cả về số lượng lẫn chất lượng.

-

Nâng cao chế độ đãi ngộ công nhân viên, đặc biệt với những nhân viên có tay

nghề, có trình độ chuyên môn.
2.3.

Bộ máy tổ chức của công ty

2.3.1. Sơ đồ tổ chức

6



Hình 2.2. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

P.TỔ CHỨC –
HÀNH CHÁNH

P.MARKETING
VÀ KINH DOANH

P.KẾ TOÁN

KHO VÀ KỸ
THUẬT

Nguồn: Phòng Tổ Chức – Hành Chánh
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
-

Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, là đại diện pháp nhân và chịu trách

nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của công ty: phân công bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ
luật,v.v. Lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp, kiểm tra giám sát toàn bộ hoạt động văn phòng
công ty. Là người trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh doanh với các đơn vị kinh tế
khác.
+ Ra quyết định phê duyệt các chính sách kinh doanh của công ty.
+ Tuyển dụng và bố trí nhân sự trong công ty.
-


Phó giám đốc: Là người tham mưu trợ giúp cho giám đốc về các hoạt động

kinh doanh và trực tiếp điều hành các phòng ban, chịu trách nhiệm trước giám đốc.
+ Mở rộng và duy trì các mối quan hệ với khách hàng.
+ Xem xét các văn bản pháp lý, hợp đồng để giám đốc ký và là đại diện hợp
pháp thay mặt giám đốc điều hành mọi công tác của công ty khi giám đốc vắng
mặt.
+ Trợ giúp giám đốc trong quá trình tuyển dụng và bố trí nhân sự của công ty.
Đánh giá năng lực của các cấp nhân viên dưới quyền.
-

Phòng kế toán: Có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc về công tác kế toán

tài chính và kế toán quản trị của công ty. Tổ chức và thực hiện hạch toán kinh tế quyết
toán, thống kê và quản lý các chứng từ kế toán theo chế độ nhà nước quy định.
+ Tổ chức thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong từng nghiệp vụ, lưu trữ,
bảo quản hồ sơ tài liệu, chứng từ.
7


+ Lập kế hoạch tài chính, hạch toán và cân đối việc thu chi tài chính trong toàn
công ty, báo cáo quyết toán chính xác, kịp thời và thường xuyên kiểm tra hoạt
động kế toán của các bộ phận.
+ Hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm để xác định kết quả kinh
doanh và phân phối thu nhập.
+ Phân tích chi tiêu tài chính, tổng hợp số liệu về tình hình kinh doanh phục vụ
cho công tác lập kế hoạch, phân tích hoạt động kinh doanh. Từ đó, hoạch định
các chính sách, kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty.

+ Phối hợp với phòng tổ chức hành chánh khi có nhu cầu tuyển thêm nhân viên
mới cho phòng mình; tiến hành chọn lọc và lên danh sách những hồ sơ đạt yêu
cầu, sau đó sẽ chuyển về phòng tổ chức hành chánh danh sách những ứng viên
được mời tham gia phỏng vấn cùng với thời gian tiến hành phỏng vấn.
+ Trong đó, kế toán trưởng giúp giám đốc công ty tổ chức thực hiện công tác
kế toán, thống kê của công ty và có các nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của
pháp luật.
+ Ngoài ra, kế toán trưởng sẽ tham gia vào quá trình tuyển dụng nhân viên mới
cho bộ phận của mình cùng với ban giám đốc.
-

Phòng Marketing và kinh doanh: Thu thập thông tin về thị trường, về khách

hàng, giữ mối quan hệ với khách hàng, tích cực tìm hiểu khách hàng tiềm năng.
+ Trực tiếp tìm kiếm khách hàng và giới thiệu sản phẩm.
+ Phối hợp với các phòng ban để duy trì và đảm bảo kinh doanh, nhất là bộ
phận kho và kỹ thuật.
+ Phối hợp với phòng tổ chức hành chánh khi có nhu cầu tuyển thêm nhân viên
mới cho phòng mình; tiến hành chọn lọc và lên danh sách những hồ sơ đạt yêu
cầu, sau đó sẽ chuyển về phòng tổ chức hành chánh danh sách những ứng viên
được mời tham gia phỏng vấn cùng với thời gian tiến hành phỏng vấn.
+ Trưởng bộ phận này sẽ tham gia vào quá trình tuyển dụng nhân viên cho bộ
phận của mình cùng với ban giám đốc.
-

Phòng tổ chức hành chánh: Hoạch định, chịu trách nhiệm về các giấy tờ hành

chính. Lưu trữ và theo dõi toàn bộ hồ sơ lý lịch gốc của các nhân viên trong công ty.
8



+ Phối hợp với các phòng ban có nhu cầu tuyển nhân viên mới, tiến hành tiếp
nhận hồ sơ, tổng hợp các hồ sơ tham dự ứng tuyển rồi sau đó chuyển về cho các
phòng ban đó. Sau khi nhận được danh sách các ứng viên được mời tham gia
phỏng vấn cùng thời gian cụ thể từ các phòng ban có nhu cầu tuyển dụng,
phòng sẽ tiến hành thông báo cho ứng viên bằng cách gọi điện thoại đến từng
ứng viên.
+ Giới thiệu cho ứng viên đạt yêu cầu tuyển dụng những phòng ban các cấp
trong công ty, năm thành lập công ty, sản phẩm công ty đang kinh doanh,v.v.
+ Cấp thẻ nhân viên, thẻ ghi giờ tăng ca, giấy giới thiệu, công lệnh hoặc phiếu
ứng lương khi có sự phân công của giám đốc cho người lao động.
+ Thực hiện công tác trả lương, khen thưởng, bảo hiểm xã hội, ký hợp đồng,
nhận việc, thôi việc cho nhân viên trong công ty.
+ Trưởng bộ phận này sẽ tham gia vào quá trình tuyển dụng nhân viên cho bộ
phận của mình cùng với ban giám đốc.
-

Kho và bộ phận kỹ thuật: Bảo đảm đúng tiến độ giao nhận hàng; đảm nhận

việc sửa chữa, bảo dưỡng và thay mới theo yêu cầu của khách hàng.
+ Theo dõi và báo cáo cho giám đốc về chất lượng, số lượng hàng hóa xuất,
nhập và còn tồn đọng trong kho.
+ Bảo quản sử dụng tốt sản phẩm, thiết bị của công ty.
+ Phối hợp với các phòng ban, đặc biệt là phòng Marketing và kinh doanh
trong quá trình giao nhận hàng, cập nhật số lượng hàng hóa nhập và tồn đọng
trong kho.
+ Phối hợp với phòng tổ chức hành chánh khi có nhu cầu tuyển thêm nhân viên
mới cho phòng mình; tiến hành chọn lọc và lên danh sách những hồ sơ đạt yêu
cầu, sau đó sẽ chuyển về phòng tổ chức hành chánh danh sách những ứng viên
được mời tham gia phỏng vấn cùng với thời gian tiến hành phỏng vấn.

+ Trưởng bộ phận này sẽ tham gia vào quá trình tuyển dụng nhân viên cho bộ
phận của mình cùng với ban giám đốc.

9


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.

Cơ sở lý luận

3.1.1. Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của Marketing
Nguồn gốc của Marketing xuất hiện cùng với việc sử dụng ngay từ ban đầu của
con người về quá trình trao đổi hàng hóa.
Marketing xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ 20 ở Mỹ, phát triển từ cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1932, đặc biệt sau cuộc thế chiến thứ hai.
Trong những năm 30 và 40 của thế kỷ 20, Marketing và những vấn đề của nó
đã xuất hiện ở Châu Âu. Nhiều cơ sở Marketing lần lượt hình thành ở Anh, Đức, Áo
và nhiều nước khác. Mục đích của Marketing trong giai đọan này là hoàn thiện những
phương pháp, kỹ thuật lưu thông hàng hóa.
Sự phức tạp của sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong những năm 50 và 60, cũng
như sự cạnh tranh gay gắt của thị trường càng làm tăng thêm vai trò, ý nghĩa của
Marketing trong quản lý nền kinh tế của các nước tư bản. Hàng lọat viện nghiên cứu,
cơ sở Marketing, văn phòng tư vấn được thành lập trong các xí nghiệp công ty.
Vào những năm 70, trong điều kiện cạnh tranh, độc quyền ngày càng gay gắt,
nhiệm vụ của Marketing ngày càng phức tạp. Lĩnh vực áp dụng Marketing được mở
rộng. Nó không chỉ được sử dụng trong các xí nghiệp, công ty, mà còn được sử dụng
trong quản lý toàn xã hội.

Quá trình chuyển đổi Marketing gắn liền với quá trình phát triển từ một xí
nghiệp, công ty bán hàng thụ động chuyển sang nhạy cảm, linh họat hơn so với thị
trường.
Tóm lại, sự phát triển của Marketing đã trải qua nhiều giai đọan để cuối cùng
đưa đến hệ thống Marketing được hình thành vững chắc hơn trong thị trường ngày
nay.


3.1.2. Khái niệm Marketing
“Các nhà tiếp thị sẽ phải chuyển từ chỗ tập trung vào những phân khúc lớn sang
chỗ nắm bắt vào các khu vực riêng biệt. Ta làm giàu được là với các khu vực riêng
biệt” (Philip Kotler, Tư duy lại tương lai).
Chúng ta có thể nói một cách chắc chắn rằng: mọi việc sẽ thay đổi! Hãy cùng
nhau nhớ lại thập niên 1950, có ai ngờ tới việc mua sắm qua truyền hình và qua
Internet đâu? Có ai lại nghĩ rằng có thể giao dịch ngân hàng ngay chính tại nhà mình?
Hoặc sẽ đạt mọi việc theo ý muốn của mình?
Từ marketing có nhiều ý nghĩa khác nhau:
+ Đối với người mua: marketing có nghĩa là mua sắm sản phẩm, dịch vụ, v.v
cho người tiêu dùng.
+ Đối với nhà sản xuất: marketing có nghĩa là việc bán ra những sản phẩm của
họ.
+ Đối với những người làm công tác trung gian trong quá trình tiêu thụ hàng
hóa: marketing có nghĩa là việc bảo quản sản phẩm, biến đổi sản phẩm thành một hình
thức được người tiêu dùng chấp nhận, vận chuyển sản phẩm đến điểm bán lẻ và
khuyến mãi, khuyếch trương, v.v sản phẩm. Tất cả những hoạt động này là một phần
của quá trình marketing.
Theo Ủy ban các hiệp hội Marketing Mỹ “Marketing là việc tiến hành các hoạt
động kinh doanh có liên quan tực tiếp đến dòng vận chuyển hàng hóa và dịch vụ từ
người sản xuất đến người tiêu dùng”.
Theo Học viện Halmilton Mỹ “Marketing là hoạt động kinh tế trong đó hàng

hóa được đưa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ”.
Theo Philip Kotler “Marketing là sự phân tích, tổ chức, kế hoạch hóa và kiểm
tra những khả năng câu khách của một công ty cũng như chính sách và hoạt động với
quan điểm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của một nhóm khách hàng đã chọn”.
Ngoài ra còn nhiều định nghĩa khác nhưng tồn tại một số nội dung tư tưởng
chính của Marketing sơ lược như sau:
-

Coi trọng khâu tiêu thụ, ưu tiên dành cho nó vị trí cao nhất trong chiến lược

của doanh nghiệp. Lý do đơn giản là muốn tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải bán
được hàng.
11


-

“Chỉ bán cái thị trường cần, chứ không bán cái có sẵn”, hàng có hợp với nhu

cầu thị hiếu của khách hàng thì mới bán nhanh, bán nhiều, không tồn đọng.
-

Muốn biết thị trường và người tiêu dùng cần gì thì phải tiến hành nghiên

cứu tỉ mỉ và phải có phản ứng linh hoạt theo sự biến động của thị trường.
-

Marketing gắn liền với tài chính và quản lí, đòi hỏi phải đưa nhanh tiến bộ

khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.

3.1.3. Vai trò và chức năng của Marketing
Vai trò của Marketing:
Marketing có vị trí quan trọng trong họat động kinh doanh của doanh nghiệp
giúp doanh nghiệp điều phối giữa các họat động một cách nhịp nhàng và hiệu quả.
Ngoài ra, còn giúp doanh nghiệp nhận biết các nhu cầu xã hội và đánh giá hiệu quả
họat động kinh doanh của mình.
Marketing xác định rõ phải sản xuất cái gì? Bao nhiêu? sản phẩm có đặc điểm
gì? sử dụng nguyên vật liệu ra sao? Giá cả như thế nào?v.v. Nó làm cho sản phẩm
thích ứng với thị trường và nhu cầu người tiêu dùng.
Marketing giúp doanh nghiệp hiểu được khách hàng mình hơn thông qua việc
tìm hiểu, đánh giá nhu cầu của người tiêu dùng và những thông tin có được về khách
hàng doanh nghiệp có chính sách phù hợp tác động đến hoạt động trong kinh doanh
của doanh nghiệp để sản xuất ra những sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng cần nhằm
thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, mang lại doanh số bán hiệu quả
hơn, giúp doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc hơn trên thương trường.
Marketing có ảnh hưởng to lớn đến quyết định doanh số, chi phí, lợi nhuận và
hiệu quả họat động sản xuất kinh doanh.
Chức năng của Marketing:
Chức năng phân phối: Bao gồm các hoạt động nhằm tổ chức sự vận động hợp
lý sản phẩm hay hàng hóa từ khi nó sản xuất xong đến khi giao cho các đại lý, cửa
hàng hoặc trực tiếp giao cho người tiêu dùng.
Chức năng tiêu thụ hàng hóa: Kiểm soát giá cả, giá dẫn hay giá tuân theo. Điều
chỉnh trong cơ cấu giá làm cho giá cả sản phẩm của doanh nghiệp được người tiêu
dùng chấp nhận và có lợi nhuận. Chỉ ra các nghiệp vụ và nghệ thuật bán hàng, đây là
một việc rất quan trọng trong chiến lược chung của Marketing.
12


×