Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO Ô NHIỄM ĐẦM THỊ NẠI TẠI XÃ PHƯỚC SƠN HUYỆN TUY PHƯỚC TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

NGUYỄN VĂN TRỌNG

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO Ô NHIỄM ĐẦM THỊ NẠI
TẠI XÃ PHƯỚC SƠN HUYỆN TUY PHƯỚC
TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬNVĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

NGUYỄN VĂN TRỌNG

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO Ô NHIỄM ĐẦM THỊ NẠI
TẠI XÃ PHƯỚC SƠN HUYỆN TUY PHƯỚC
TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành:Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. MAI ĐÌNH QUÝ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận“Đánh giá tổn hại ô
nhiễm nguồn nước đầm Thị Nại xã Phước Sơn huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định ”
do Nguyễn Văn Trọng , sinh viên khóa 2009 –2013, ngànhKinh Tế Tài Nguyên Môi
Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày…………………..

Ths. Mai Đình Quý
Người hướng dẫn

Ký tên, ngàytháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày

thángnăm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày

tháng

năm



LỜI CẢM TẠ
Vậy là đã gần 4 năm trôi qua, khoảng thời gian ngồi trên giảng đường đại học,
dù chưa đủ dài để tôi có thể làm được nhiều điều nhưng có lẽ không bao giờ quên. Giờ
đây khi tôi đang ngồi viết những dòng này cũng là lúc đang sắp sửa hoàn thành những
công đoạn cuối cùng của chặng đường đại học, hành trang trên vai chưa nhiều nhưng
vô cùng quý giá cho tôi bước vào đời, để đi đến ngày hôm nay cho tôi xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến những người thân, thầy cô và cả những người bạn đã đồng hành
cùng giúp đỡ và chia sẻ cùng tôi suốt thời gian qua.
Trước tiên, tự đáy lòng con xin gửi lời cảm ơn thành kính nhất đến cha mẹ và
những người thân trong đại gia đình mình, những người đã luôn động viên, an ủi và
tạo điều kiện cho con trong suốt những năm qua mà rõ ràng nhất chính là khoảng thời
gian trên giảng đường Trường Đại Học Nông Lâm này.
Khóa luận hoàn thành cũng là lúc cho tôi xin gửi những lời cảm ơn đến quý
thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP.HCM nói chung, quý thầy cô trong Bộ môn
Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường và Khoa Kinh Tế nói riêng, đã truyền dạy cho tôi
những kiến thức nền tảng quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Mai Đình Quý, cảm
ơn Thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện
Khóa luận tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị cán bộ ở UBND xã Phước Sơn ,
huyện Tuy Phước đã giúp đỡ tạo điều kiện điều tra, thu thập thông tin trong thời gian
thực tập.
Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người bạn đã ủng hộ, giúp đỡ và sát cánh
cùng tôi suốt những năm qua để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này.

Tôi xin chân thành cảm ơn
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Trọng



NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN VĂN TRỌNG, Tháng 08 năm 2013. “Đánh Giá Tổn Hại Ô Nhiễm
Nguồn Nước Đầm Thị Nại Tại Xã Phước Sơn Huyện Tuy Phước Tỉnh Bình
Định”.
TRONG NGUYENVAN, August 2013. “Evaluating Damages Caused By Thi
Nai Lagoon Pollution In Phuoc Son Commune, Tuy Phuoc District, Binh Dinh
Province”
Nuôi trồng thủy sản là ngành có đóng góp quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông
nghiệp ở nước ta. Bên cạnh những lợi ích có được, thì việc nuôi trồng thủy sản này
cũng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sự phát triển trong
tương lai. Ngay khi có Nghị quyết 09 theo Quyết định số 224/1999/QĐ–TTg ngày
8‒12–1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển nuôi trồng
thủy sản thời kì 1999–2010 cùng với lợi nhuận do con tôm mang lại, nhiều hộ dân đã
mạnh dạn phá bỏ, lấn chiếm mặt đầm trái phép để nuôi tôm . Khóa luận ước lượng giá
trị kinh tế tổn hại về năng suất thủy sản và sức khỏe người dân do ô nhiễm khu vực
đầm Thị Nại gây ra đ ối với người dân trong khu vực bằng phương pháp chi phí bệnh
tật và phân tích hồi qui. Qua quá trình tính toán đề tài đã xác định đượcvề mặt tổn hại
sức khỏe vĩnh viễn là 853,2 (triệu đồng), về mặt năng suất thu h oạch tôm vào khoảng
390,6 (tỷ đồng). Đây cũng là một cơ sở để các ban ngành lãnh đạo đề ra các chính sách
và dự án để giúp người dân nơi đây. Việc lượng hóa thành tiền các giá trị tổn hại nêu
trên được kì vọng sẽ đóng góp một phần quan trọng trong việc xây dựng chính sách,
hướng đi mới cho ngành trong việc bảo vệ và phát triển bền vững môi trường trước,
tăng canh tác phần diện tích đất bị chiếm dụng không tuân thủ các kỹ thuật tập huấn
khuyến ngư, giảm và không còn khả năng dịch bệnh bùng phát.


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề:

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung


2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Phạm vi thời gian

2

1.3.2. Phạm vi không gian

2

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2TỔNG QUAN

4


2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4

2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

6

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

6

2.2.2. Địa bàn nghiên cứu

13

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

20
20

3.1.1. Cơ sở khoa học của việc tính toán thiệt hại ô nhiễm

20

3.1.2. Ô nhiễm môi trường nước

21


3.1.3. Tác động của nước thải

22
v


3.2. Phương pháp nghiên cứu

23

3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

23

3.2.2. Phương pháp đánh giá tổn hại do ô nhiễm môi trường

23

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

28

3.2.4. Phương pháp NPV ‒ dòng tiền đều

28

CHƯƠNG 4KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm nguồn nước đầm Thị Nại

30

30

4.2. Phân tích đời sống kinh tế

31

4.2.1. Tuổi của hộ điều tra

31

4.2.2. Trình độ học vấn trong khu vực

32

4.2.3. Thu nhập người dân

33

4.2.4. Tình hình tập huấn khuyến ngư của người dân

34

4.3. Nhận thức của người dân về mức độ ô nhiễm môi trường trong khu vực
4.3.1. Tình hình hoạt động ở Đầm

34
34

4.3.2. Sự quan tâm và nhận thức của người dân đến vấn đề môi trường khu vực
sinh sống


35

4.3.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm đến người dân

38

4.3.4. Đặc điểm yếu tố khoảng cách đến nơi bị ô nhiễm – đầm Thị Nại

39

4.4. Đánh giá tổn hại sức khỏe

40

4.4.1. Kết quả ước lượng hàm chi phí sức khỏe

40

4.4.2. Kiểm định mô hình hàm chi phí sức khỏe

41

4.4.3. Phân tích mô hình – tính toán hệ số co giãn và mức tác động biên của các
yếu tố đến chi phí sức khỏe

45

4.5. Đánh giá tổn hại do ô nhiễm gây ra đối với năng suất thủy sản


49

4.5.1. Kết quả ước lượng hàm năng suất

49

4.5.2. Kiểm định mô hình hàm năng suất

50
vi


4.5.3. Phân tích mô hình – tính toán hệ số co giãn và mức tác động biên của các
yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm

53

4.6 Tổng tổn hại về sức khỏe và năng suất thủy sản

56

4.7. Đề xuất giải pháp giảm ô nhiễm

57

CHƯƠNG 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

59

5.1. Kết luận


59

5.2. Kiến nghị

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

62

PHỤ LỤC

64

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH ‒ HDH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

DTTN

Diện tích tự nhiên

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


NSTH

Năng suất thu hoạch

NLTS

Nguồn lợi thủy sản

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

NTM

Nông thôn mới

QL

Quốc lộ

RNM

Rừng ngập mặn

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

UBND


Uỷ Ban Nhân Dân

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Kết Quả Phân Tích Chất Lượng Nước Thải Qua các Năm

30

Bảng 4.2. Tình Hình Tập Huấn Khuyến Ngư

34

Bảng 4.3. Đánh Giá Người Dân về Mức Độ Ô Nhiễm Khu Vực Sinh Sống

36

Bảng 4.4. Bảng Thể Hiện các Bệnh Thường Mắc của Người Dân

38

Bảng 4.5. Bảng Thể Hiện Khoảng Cách Từ Nhà Dân Đến Khu Vực Ô Nhiễm

40

Bảng 4.6. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hồi Quy Hàm Chi Phí Sức Khỏe


41

Bảng 4.7. Kiểm Tra Lại Dấu các Thông Số Ước Lượng Mô Hình Chi Phí Sức Khỏe 42
Bảng 4.8. Hệ Số Xác Định R2 của Mô Hình Hồi Quy Phụ Hàm Chi Phí Sức Khỏe

43

Bảng 4.9. Kết Xuất Kiểm Ðịnh LM Hàm Chi Phí Sức Khỏe

44

Bảng 4.10. Kết Xuất Kiểm Ðịnh White hàm chi phí sức khỏe

44

Bảng 4.11. Hệ Số Co Giãn và Mức Tác Động Biên Hàm Chi Phí Sức Khỏe

46

Bảng 4.12. Thông Số Ước Lượng Hàm Năng Suất

49

Bảng 4.13. Kiểm Tra Dấu các Thông Số Ước Lượng Mô Hình Hàm Năng Suất

50

Bảng 4.14. Kết Quả Kiểm Ðịnh Ða Cộng Tuyến Bằng Ma Trận Tương Quan

51


Bảng 4.15. Kết Quả Kiểm Định LM hàm năng suất

52

Bảng 4.16. Kết Quả Kiểm Định White hàm năng suất

52

Bảng 4.17. Giá Trị Trung Bình các Biến của Mô Hình Hàm Năng Suất

54

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Bản Đồ Hành Chính Xã Phước Sơn:

7

Hình 4.1. Thành Phần Nhóm Tuổi của Người Được Phỏng Vấn

32

Hình 4.2. Biểu Đồ Thống Kê Trình Độ Học Vấn của Người Dân trong Khu Vực

32


Hình 4.3. Tỷ Lệ Thu Nhập Những Người Được Hỏi trong Khu Vực Năm 2012

33

Hình 4.4. Đánh Giá Người Dân về Mức Độ Ô Nhiễm Khu Vực Sinh Sống

36

Hình 4.5. Khoảng Thời Gian Mùi Hôi Nặng Nhất trong Ngày

37

Hình 4.6. Đánh Giá Người Dân về Rác Thải trong Khu Vực Sinh Sống

38

Hình 4.8. Tỷ Lệ Phần Trăm Khoảng Cách – Nơi Ô Nhiễm

40

Hình 4.9. Đồ Thị Thể Hiện Mối Quan Hệ Giữa Chi Phí Sức Khỏe và Khoảng Cách Từ
Hộ Gia Đình Đầm

48

Hình 4.10. Tỷ Lệ Diện Tích Ảnh Hưởng Do Ô nhiễm nước

56

x



DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ Lục 1. Một Số Hình Ảnh Về Đầm Thị Tại

64

Phụ Lục 2. Kết Xuất Hàm Cpsk

66

Phụ Lục 3. Giá Trị Trung Bình Các Biến Hàm Cpsk

66

Phụ Lục 4. Mô Hình Hồi Quy Nhân Tạo Hàm Cpsk

67

Phụ Lục 5. Kết Xuất Kiểm Định Lm Hàm Cpsk

68

Phụ Lục 6. Kết Xuất Ma Trận Tự Tương Quan Hàm Cpsk

68

Phụ Lục 7. Mô Hình Hồi Quy Phụ Của Hàm Cpsk


69

Phụ Lục 8. Kết Xuất Hàm Ns

71

Phụ Lục 9. Mô Hình Hồi Quy Nhân Tạo Hàm Ns

72

Phụ Lục 10. Kết Xuất Kiểm Định Lm Hàm Ns

73

Phụ Lục 11. Kết Xuất Ma Trận Tự Tương Quan Hàm Ns

73

Phụ Lục 12. Mô Hình Hồi Quy Phụ Của Hàm Ns

74

Phụ Lục 13. Bảng Hỏi Điều Tra

77

xi


CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề:
Ngày nay, vấn đềô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng hơn ởViệt
Nam.Trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt
gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những
lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng.
Mức độ ô nhiễm cũng tăng cao vào vào mùa khô khi lưu lượng nước đổ về các sông
giảm. Ngoài ra, mức độ ô nhiễm nước còn phụ thuộc mạnh vào hiệu quả kiểm soát các
nguồn thải đổ vào nguồn nước. Thực tế hiện nay, do các nguồn thải đổ vào lưu vực
sông hầu như chưa được kiểm soát làm cho vấn đề ô nhiễm nước mặt đang ngày trở
nên nghiêm trọng.
Đầm Thị Nại là đầm lớn thứ 2 trong số các đầm phá Việt Nam sau thế hệ đầm
phá Tam Giang – Cầu Hai. Đầm có tiềm năng lớn về khai thác và nuôi trồng thủy sản,
đang là nguồn nuôi sống hàng ngày hộ dân quanh đầm, góp phần đáng kể nền kinh tế
của tỉnh Bình Định. Do phải tiếp nhận nhiều chất thải tự nhiên và hoạt động của con
người nên trong đầm đã phát sinh một số vấn đề môi trường.Vào mùa khô, khu vực
đỉnh đầm Thị Nại đã rơi vào tình trạng ưu dưỡng kèm theo nồng độ oxy hòa tan khá
thấp. Bên cạnh đó, mật độ vi sinh gây bệnh cũng rất lớn, nồng độ Fe (sắt) cũng cao
trong toàn đầm vào cả mùa mưa và mùa khô.
Các nguồn thải từ hoạt động kinh tế xã hộivào đầm Thị Nại : Nhiều hộ dân
không có nhà vệ sinh, nước thải được đổ trực tiếp hoặc gián tiếp vào đầm. Tổng dân số
các xã ven bờ biển đầm Thị Nại là 15.798người, với giả định khoảng 20% số người
này (3.000 người) đưa chất thải trực tiếp vào đầm lượng các chất gây ô nhiễm do các
xã thuộc khu vực đầm Thị Nại được ước tính là 148,5 kg BOD, 321 kg vật LL (lơ
lửng), 27 kg N (trong đó có 10,8 kg ammonia) và 7,2 kg P. Mặc khác , tại hệ thống


thoát nước mưa thành phố Quy Nhơn được sử dụng để thoát nước thải, đổ về sông Hà
Thanh và đầm Thị Nại.Tại khu dân cư Cồn Chim thuộc xã Phước Sơn có 159 hộ (800

dân), chỉ có 9,4% số hộ có nhà vệ sinh nên có thể nói là đây là một trong các nguyên
nhân gây nên sự nhiễm bẩn vi sinh ở mức độ đáng báo động trong đầm Thị Nại. Ước
tính khoảng 90% dân số tại Cồn Chim

(720 người) thải trực tiếp vào đầm

.

(Nguồn:TS.Võ Ngọc Anh – Phó Giám đốc Sở , 06/06/2007, Ảnh hưởng các nguồn thải
đến môi trường đầm Thị Nại, Tạp chí khoa học công nghệ).
Trước tình hình đó , đề tài tiến hành “Đánh Giá Tổn Hại Do Ô Nhiễm Đầm
Thị Nại Tại Xã Phước Sơn Huyện Tuy Phước Tỉnh Bình Định” nhằm tìm hiểu tình
hình ô nhiễm, lượng hóa những thiệt hại do ô nhiễm gây ra, từ đó đề xuất chính sách
đúng đắn và hợp lý, đưa ra những kiến nghị nhằm cải thiện tình hình ô nhiễm.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tổn hại do ô nhiễm ở đầm Thị Nại, Bình Định.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
‒Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm nguồn nước đầm Thị Nại.
–Phân tích đời sống sinh kế của các hộ dân tại đầm.
‒Đánh giá tổn hại do ô nhiễm gây ra.
–Đề xuất giải pháp giảm ô nhiễm.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện trong thời gian 6 tháng từ 30/01‒ 30/07/2013. Trong đó, từ
30/01 ‒19/03/2013 viết đề cương, lập bảng câu hỏi. Từ 20/03 – 10/04/2013 điều tra
phỏng vấn, thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp. Thời gian còn lại xử lí thông tin và số
liệu, viết thành bản báo cáo hoàn chỉnh.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài thực hiện chủ yếu trên địa bàn xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh

Bình Định.

2


1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, điều tra những hộ dân sống xung quanh khu vực
đầm, thôn Vinh Quang, Dương Thiện, Cồn Chim xã Phước Sơn huyện Tuy Phước tỉnh
Bình Định.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Nội dung của đề tài được chia làm 5 chương.
Chương 1: Mở đầu: Nêu lên những lí do thực hiện và mục đích của đề tài.
Chương 2: Tổng Quan: Giới thiệu sơ nét về đầm Thị Nại xã Phước Sơn huyện
Tuy Phước tỉnh Bình Định nơi thực hiện đề tài này.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Trình bày một số khái niệm
và phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện đề tài này.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Đưa ra những kết quả phân tích,
tính toán được, nêu những tác động môi trường do ngành thủy sản và người dân gây
ra.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Tóm lược lại những kết quả đã nghiên cứu và
đưa ra một số kiến nghị.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Ô nhiễm làm cho sức khỏe của con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hạnh

phúc con người bị giảm xuống, ốm đau bệnh tật do suy thoái của chất lượng không
khí, nước và những nguy hiểm khác về môi trường. Đặc biệt trong thời đại ngày nay
khi mà nền khoa học kĩ thuật không ngừng lớn mạnh, bên cạnh các kết quả phát triển
kinh tế xã hội đạt được, đã xuất hiện những vấn đề môi trường nan giải.
Hiện nay có nhi ều nghiên cứu của các sinh viên Khoa Kinh Tế, trường ĐH
Nông Lâm TP.HCM về đánh giá tổn hại lên nhiều đối tượng khác nhau: tổn hại đến
sức khỏe người dân do ô nhiễm, đến giá trị của đất đai trong vùng ô nhiễm, tổn hại
đến năng suất nuôi trồng thủy thủy h ải sản và cây trồng... Trong đó, có một số đề tài
liên quan đến việc đánh giá tổn hại kinh tế cho người dân như:
Đỗ Thùy Nhân, “Đánh Giá Tổn Hại Do Ô Nhiễm Ở Kênh R ạch Bà, Phường
Rạch Dừa, Thành Phố Vũng Tàu”, 7/2006. Môi trường sinh thái đã chịu sức ép của
quá trình thực hiện CNH – HĐH đất nước. Cùng với quá trình phát triển đó thì vấn đề
ô nhiễm môi trường đang là điều bức xúc và là thách thức của địa phương. Kênh Rạch
Bà thuộc phường Rạch Dừa, thành phố Vũng Tàu đang b ị ô nhiễm nghiêm trọng. Đề
tài sử dụng 2 phương pháp là phương pháp tài sản nhân lực kết hợp với phương pháp
liều lượng đáp ứng để phân tích nguyên nhân, đánh giá thực trạng ô nhiễm, đánh giá
mức tổn hại tối thiểu trong năm 2005 khoảng 925 triệu đồng. Trên cơ sở đó, nghiên
cứu cũng đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, hướng đến phát triển bền
vững.
Phàn Quế Trân, “Đánh Giá Tổn Hại Và Đề Xuất Chính Sách Về Nước Thải
Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Mì Ninh Sơn – Ninh Thuận”, 7/2008. Hòa vào xu hướng
phát triển nền công nghiệp của thế giới cùng với quá trình đô thị đó thì ngày càng


nhiều các công ty, xí nghiệp được mở ra. Điển hình ở tỉnh Ninh Thuận là Nhà Máy
Chế Biến Tinh Bột Mì Ninh Sơn đã thải một lượng nước thải tinh bột mì ra môi
trường làm ô nhiễm không khí, nước ngầm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân
trong khu vực. Đề tài đã làm rõ tình trạng ô nhiễm và đánh giá đựơc tổng tổn hại mà
nhà máy gây ra đối với sức khoẻ con người, giá trị đất đai, nguồn nước sử dụng và tổn
hại xã hội trong năm 2007 khoảng 5,28 tỷ đồng. Qua đó đề xuất những chính sách

nhằm giảm thiểu tác hại và phần nào giải quyết tình trạng ô nhiễm.
Trần Bảo Yến, “Đánh giá tổn hại và đề xuất chính sách giảm ô nhiễm nước thải
Xí nghiệp Chế biến và Dịch vụ Cao su Đăk Lăk” , 7/2010. Khóa luận đánh giá tổn hại
ô nhiễm nước thải sản xuất từ Xí Nghiệp Chế Biến Và Dịch Vụ Cao Su Đăk Lăk.
Bằng cách áp dụng phương pháp giá thị trường, phương pháp tài sản nguồn nhân lực,
phương pháp giá hưởng thụ, phương pháp phân tích hồi quikhóa luận đã tính tổng giá
trị tổn hại do ô nhiễm nước thải sản xuất gây ra đối với sức khoẻ con người, giá trị đất
đai, nguồn nước sử dụng và tổn hại xã hội trong năm 2009 khoảng 53,67 tỷ đồng.
Hoàng Thị Chi, “Đánh Gía Tổn Hại Do Ô Nhiễm Kênh Bến Đình Tại Phường
6 Thành Phố Vũng Tàu” , 7/2010. Khóa luận tìm hiểu về thực trạng ô nhiễm của kênh
Bến Đình, Sử dụng phương pháp giá thị trường để tính toán thiệt hại đối với sức khỏe,
đối với giá trị đất đai, đối với giá trị nguồn lợi thủy sản do ô nhiễm kênh gây ra. Kết
quả cho thấy ô nhiễm gây ra thiệt hại rất lớn cho người dân sống ở đó thiệt hại về sức
khỏe vào khoảng 122 triệu đồng, về giá trị đất đai là 1,91 tỷ đồng, về nguồn lợi thủy
sản khoảng 39 triệu đồng, đồng thời phân tích nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm kênh và
đề ra một số giải pháp để giúp giảm thiểu ô nhiễm.
Tóm lại, các nghiên cứu trên đều là những tư liệu đáng quý để giúp tôi thực
hiện đề tài này. Tuy nhiên để tiến hành công việc nghiên cứu được thuận lợi, điều kiện
bắt buộc người thực hiện phải có là nắm rõ được tình hình chung và một số đặc điểm
cơ bản tại địa bàn. Trong phạm vi giới hạn của đề tài này, những đặc điểm của khu
vực nghiên cứu đi từ khái quát đến cụ thể có thể được trình bày như sau.

5


2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a)

Vị trí địa lý

Tuy Phước là huyện đồng bằng lớn ở phía nam tỉnh Bình Định, có diện tích

217km2, dân số 180.400 người (2013), trong đó nữ 92.100 người, mật độ dân số 831,3
người/km2. Tuy Phước có 13 đơn vị hành chính (11 xã và 2 thị trấn).
Có ranh giới như sau:
Phía bắc và tây bắc Tuy Phước giáp huyện Phù Cát, An Nhơn.
Phía đông giáp biển Đông.
Phía nam giáp TP.Quy Nhơn.
Phía tây giáp huyện Vân Canh.
Nằm bên đầm Thị Nại có sông Kôn , sông Hà Thành ch ảy qua, có quốc lộ 1A,
QL 19, đường sắt Bắc – Nam chạy ngang qua, Tuy Phước có điều kiện thuận lợi để
phát triển kinh tế.
Toàn xã Phước Sơn có diện tích tự nhiên 2.585,50 ha; mật độ dân số trung bình
857 người/km2, được phân bổ ở 10 thôn. Với vị trí khá thuận lợi, giao thông đang
được đầu tư khá hoàn thiện, Phước Sơn có điều kiện cho phát triển kinh tế xã nhà.
Phước Sơn là xã đồng bằng ở phía Đông Bắc huyện Tuy Phước, nằm cách
trung tâm kinh tế chính trị‒ văn hóa của huyện Tuy Phước khoảng 7km, cách thành
phố khoảng Quy Nhơn khoảng 19km về phía Bắc. Xã có vị trí địa lý từ 108015’17”
đến 108015’30” kinh độ Đông và 13032’21” đến 13038’36” vĩ độ Bắc. Theo kết quả
kiểm tra đất đai năm 2010, tổng diện tích tự nhiên toàn xã 2.585,50 ha, chiếm 11,91%
DTTN toàn huyện (21.712,57ha), tổng số dân 22.163 người, mật độ dân số trung bình
857 người/km2.
Nhìn chung, vị trí địa lý của xã Phước Sơn khá thuận lợi, giao thông đang được
đầu tư khá toàn diện tạo điều kiện cho phát triển kinh tế‒ xã hội nói chung và tình
hình sử dụng đất nói riêng.
b)

Địa hình
Địa hình Tuy Phước chia thành 3 khu vực rõ rệt: các xã phía Tây Nam (gồm


Phước Thành, Phước An) có tiềm năng rất lớn về đất sản xuất cây công nghiệp, song
chưa được khai thác hết; các xã khu Đông (Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Thuận,
6


Phước Sơn) với thế mạnh về cây lúa và thủy sản, là khu vực đầy tiềm năng kinh tế của
huyện; và các xã còn lại là vùng chuyên canh cây lúa.
Địa hình của huyện là địa hình đồng bằng tích tụ ven sông và đ ồng bằng duyên
hải ở phía Đông huyện, đầm Thị Nại ở phía Đông huyện.
Xã Phước Sơn có địa hình không bằng phẳng, với độ dốc <150, địa hình bị chia
cắt bởi hệ thống các dãy đồi, núi và các sông suối. Độ cao bề mặt từ 10m đến 130m so
với mực nước biển.
Hình 2.1: Bản ĐồHành Chính Xã Phước Sơn:

Nguồn: />c)

Giao thông
Phía đông bắc Quy Nhơn có đầm Thị Nại là đầm lớn nhất Bình Định chạy dài

hơn mười cây số, bề rộng tới gần bốn cây số với nhiều loại thủy hải sản nổi tiếng bổ
dưỡng. Trong đầm, ở gần bờ phía Tây có một núi nhỏ‒trên đó có ngôi miếu nhỏ do
dân chài lập ra để thờ thủy thần ‒ hình dáng núi tựa như một ngôi tháp cổ, gọi là tháp
Thầy Bói, làm cho cảnh quan đầm thêm sinh động và hấp dẫn. Mỗi buổi ban mai,
những tối trăng tròn chìm ngập trong rừng ngập mặn xanh tươi, mặt đầm mờ mờ,
huyền ảo như chốn thần tiên.

7


Nằm về phía đông đầm Thị Nại, như một tấm bình phong khổng lồ án ngữ phía

biển cho thành phố Quy Nhơn là bán đảo Phương Mai, với hệ thống núi đá trùng điệp
và những đồi cát khổng lồ, ăn ra biển chạy dài khoảng 15km. Phía bắc bán đảo và chết
về phía tây bắc là những bãi biển tuyệt đẹp chạy dài hàng chục km. Nhìn từ xa, bán
đảo Phương Mai như đ ầu một con rồng, thân nằm dài về phía bắc đến tận cửa Đề Gi.
Tận cùng phía nam của bán đảo là một lưỡi nhọn hình m ũi mác với nhiều hóc đá kỳ
thú hiểmtrở, chim yến thường kéo về làm tổ, dâng tặng cho loài người đặc sản “yến
sào” vô cùng bổ dưỡng, quý hiếm.
Đường tỉnh: địa bàn xã có tuyến đường tỉnh 640 đi qua, đoạn qua xã dài
khoảng 5,20 km, đã được láng nhựa. Đường trục xã, liên xã: có tổng chiều dài khoảng
33km với mặt đường rộng từ 3m – 4m, nền rộng 5m ‒ 6m, đã bê tông hóa được 20km
(60,60%). Đường trục thôn, xóm: có tổng chiều dài khoảng 40,40km với mặt đường
rộng từ 3m – 4m, nền rộng 5m ‒ 6m, tỷ lệ đã được cứng hóa đạt 40%. Đường ngõ,
xóm: có tổng chiều dài khoảng 52km; trong đó, tỷ lệ đã được cứng hóa là 60%.
Đường trục chính nội đồng: có tổng chiều dài khoảng 35km; trong đó, tỷ lệ được cứng
hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện khoảng 30%.
d)

Khí hậu
Khí hậu Bình Định có tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa. Do sự phức tạp của địa

hình nên gió mùa khi vào đất liền đã thay đổi hướng và cường độ khá nhiều.
Nhiệt độ không khí trung bình năm: ở khu vực miền núi biến đổi 20,1 –
26,1°C, cao nhất là 31,7°C và thấp nhất là 16,5°C. Tại vùng duyên hải, nhiệt độ không
khí trung bình năm là 27,0°C, cao nhất 39,9°C và thấp nhất 15,8°C.Độ ẩm tuyệt đối
trung bình tháng trong năm: tại khu vực miền núi là 22,5 ‒ 27,9% và độ ẩm tương đối
79 –92%; tại vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung bình là 27,9% và độ ẩm tương đối
trung bình là 79%.
Phước Sơn là xã nằm trong vùng khí hậu ven biển miền Trung thuộc Nam
Trung Bộ và khí hậu vùng núi cao, được chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 9
đến tháng giêng năm sau; mùa nắng từ tháng 3 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình 260C,

tổng tích ôn hàng năm là 9.000 ‒ 9.500mm. Sự đa dạng của khí hậu phù hợp cho sự
phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi, thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp và
một số ngành nghề khác ở địa phương.
8


Nhiệt độ trong khu vực ở mức trung bình cao khoảng 260C, trong đó nhiệt độ
trung bình thấp nhất vào tháng 12 là 180C; nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 7
khoảng 320C.
‒Mùa nắng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình cao khoảng
300C đặc biệt trong những tháng từ tháng 6 đến tháng 7 nhiệt độ có khi lên tới >370C.
Mùa nắng cũng là mùa thường có gió Tây Nam xuất hiện gây nóng và khô hạn, thiếu
nước tưới phục vụ SXNN làm ảnh hưởng đến sản xuất vụ thu.
–Mùa mưa: thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng giêng, chiếm 85% lượng mưa
hàng năm, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.500mm. Thời gian này thường
có gió mùa Đông Bắc gây lạnh và kéo theo mưa phùn, nhiệt độ trung bình khoảng
200C.
‒Độ ẩm không khí hàng năm ở Phước Sơn tương đối cao, tháng khô hạn của
mùa hè độ ẩm thường trên 80%. Thời kỳ độ ẩm cao nhất vào những tháng cuối mùa
đông khoảng tháng 12 và tháng giêng khi khối khí cực đới lục địa tràn về qua đường
biển và khối không khí biển đông luân phiên hoạt động tạo ra mưa phùn nên độ ẩm
không khí rất cao. Thời kì độ ẩm thấp nhất là tháng 6 và tháng 7, ứng với thời kì này
là gió Tây Nam khô nóng ở mức cao.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.500mm số ngày mưa trung bình
trong năm của Phước Sơn tương đối dài từ 120 đến 140 ngày, có khi lên đến 150
ngày/năm. Lượng mưa phân bổ không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng
từ tháng 9 đến tháng giêng năm sau và thường kết thúc muộn. Vào mùa hè thường xảy
ra khô hạn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây trồng, tháng có lượng mưa lớn
nhất là tháng 10 và tháng 11 bình quân lớn hơn 100mm.
Nắng ở Phước Sơn có cường độ tương đối cao, trung bình vào các tháng mùa

hè từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm, nhiệt độ bình quân 360C ‒ 370C làm thiếu nước
tưới, có năm gây hạn hán làm thiếu nước trong sinh hoạt và trong sản xuất, đặc biệt là
trong nông nghiệp trồng lứa nước. Thời gian nắng trong năm bình quân 1.400 đến
1.700 giờ và phân bố không đều: vụ Đông Xuân thường thiếu ánh nắng, ngược lại vụ
Hè Thu ánh nắng dư thừa nên việc bố trí cây trồng phù hợp từng mùa vụ có ý nghĩa
hết sức quan trọng để tăng năng suất và bố trí sử dụng đất hợp lý.
9


Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 10 đến tháng giêng năm sau, nhiệt độ có
khi giảm xuống còn 180C. Gió mùa Đông Bắc thường gây hậu quả xấu đến sinh
trưởng của cây trồng, nhất là đầu thời kỳ sinh trưởng của cây lúa nước vụ ở Đông
Xuân. Gió Tây Nam (gió Lào) xuất hiện cao nhất vào thời điểm tháng 6 và tháng 7,
thời gian gió Tây Nam xuất hiện bình quân trong năm khoảng 30̶ 40 ngày, vào thời
điểm này thường gây khô hạn không chỉ làm cho cây trồng thiếu nước mà còn tích lũy
chất sắt gây thoái hóa đất.
Nhìn chung khí hậu tại xã thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của các loài
động, thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới.
e)

Thủy văn
Do sự phân bố địa hình và lượng mưa nên hệ thống sông ngòi của tỉnh Bình

Định hết sức phức tạp. Tỉnh Bình Định có các sông lớn là: sông Hà Thanh, sông Kôn,
sông La Tinh và sông Lại Giang. Theo các sông này là các sông nhỏ như sông Tam
Quan và sông Châu Trúc.
Sông Hà Thành:sông Hà Thanh bắt nguồn từ miền rừng núi huyện Vân Canh ở
độ cao 500m. Sông có chiều dài 58km trong đó, có 30km chảy qua miền rừng núi, độ
cao trung bình của lưu vực là 170m, độ dốc trung bình của lưu vực khoảng 0,18.
Sau khi xuống đến hạ lưu, sông Hà Thanh tách thành 2 nhánh, trong đó một

nhánh có sông Tham Đô đổ vào, cả hai nhánh đều đổ vào đầm Thị Nại.
Sông Kôn:sông Kôn bắt nguồn từ miền núi phía Tây huyện Hoài Ân và An Lão
có độ cao từ 600 – 700m, chảy theo hướng Tây Bắc ‒ Đông Nam. Qua các vùng Hoài
Ân, An Lão, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn và có rất nhiều phụ lưu. Chiều dài của sông Kôn là
171km và diện tích lưu vực khoảng 2.594km2.
Sông La Tinh: sông La Tinh bắt nguồn từ vùng núi phía Tây huyện Phù Cát.
Có độ cao bình quân là 150m. Sông có chiều dài 54km và diện tích lưu vực khoảng
719km2, gần 2/3 chiều dài, sông chảy qua vùng rừng núi và đồi trọc. Độ dốc bình
quân lưu vực khoảng 0,15. Hai sông nhánh Đập Bao và Đập Sung ở thượng lưu nhập
thành sông Bình Trị – Kiên Duyên.
Sông Lại Giang: sông Lại Giang bắt nguồn từ miền núi Tây Bắc huyện An Lão
có độ cao từ 400 ‒ 825m. Diện tích toàn lưu vực khoảng 1.269km2; độ cao trung bình
của lưu vực là 300m; độ dốc bình quân của lưu vực nhỏ hơn 0,25.
10


Hệ thống sông thuận lợi cho tưới tiêu phục vụ ngành nông nghiệp lúa nước

,

ngành thủy sản đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt người dân . Hàng năm, vào mùa mưa
lũ nước sông đã bù đắp một lượng phù sa cho diện tích đất hai bên bờ, làm tăng độ phì
nhiêu, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Hệ thống kênh mương tưới tiêu lớn, nhỏ
của xã Phước Sơn đã được xây dựng cơ bản, được điều tiết nước bởi đập dân Thạch
Hòa và hồ chứa nước An Trường, đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu, phục vụ sản xuất
nông nghiệp.
f)

Tài nguyên biển và thủy sản
Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng về du lịch biển và tập trung chủ yếu ở


khu vực miền Trung, trong đó có Bình Định. Tỉnh ta có đường bờ biển dài 134km, với
gần một nửa số huyện, thành phố giáp biển, được thiên nhiên ban tặng vô số những
thắng cảnh và bãi biển đẹp, với hàng chục bãi tắm lớn, nhỏ, trong đó có một số bãi
tắm rộng hàng trăm ha và đa phần còn nguyên sơ, chưa được khai thác bao nhiêu.
Một số đầm lớn có giá trị đối với du lịch biển như: đầm Trà Ổ, đầm Đề Gi và
đặc biệt là đầm Thị Nại. Đầm Thị Nại là đầm lớn nhất Bình Định, có hệ sinh thái rừng
ngập mặn độc đáo, có cồn chim và nhiều loại hải sản ngon nổi tiếng. Cây cầu Thị Nại
được khánh thành vào cuối năm 2006, vắt ngang qua đầm như tôn thêm vẻ đẹp lung
linh vốn có của đầm. Hiện tại, đầm Thị Nại đang có một dự án du lịch quy mô lên đến
800 ha (trong đó có 200 ha phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn) đang xúc tiến mời
gọi các nhà đầu tư.
Ngoài ra, hệ sinh thái thuỷ sinh của vùng biển Bình Định cũng khá phong phú
với khu hệ cá biển gồm 500 loài; khu hệ cá ở đầm có 116 loài, khu hệ tôm có 15
loài.Tài nguyên thuỷ sinh vật ngập mặn không chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển đời
sống, kinh tế, da dạng sinh học mà còn có vai trò quan trọng đối với hoạt động dịch vụ
du lịch, góp phần làm tăng tính hấp dẫn của du lịch địa phương qua các món ăn hải
sản. Từ lâu, hải sản của Quy Nhơn ‒ Bình Định đã trở thành một trong những điều thú
vị nhất của du khách khi đến với Miền đất võ. Bên cạnh những loại hải sản quen thuộc
như: tôm, cua, cá, mực,… vùng biển tỉnh ta còn nổi tiếng với một số loại thủy hải sản
đặc trưng như: cua huỳnh đế, cá ngừ đại dương, cá chua, cá dìa, chình mun, lịch
huyết, yến sào.
11


Trong những năm gần đây, tỉnh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mới nhiều tuyến
đường ven biển mang tính chiến lược, đem lại lợi ích nhiều mặt cho kinh tế – xã hội
và có ý nghĩa đặc biệt đối với hoạt động du lịch biển như: tuyến Quy Nhơn ‒ Sông
Cầu, tuyến cầu đường Quy Nhơn ‒ Nhơn Hội, tuyến Nhơn Hội – Tam Quan…Đặc
biệt, tỉnh đã rất quyết tâm đẩy mạnh công tác chỉnh trang đô thị Thành phố Quy Nhơn

theo hướng quay mặt về phía biển, nhằm khai thác tối đa lợi thế du lịch biển. Đến nay,
có thể nói Quy Nhơn đang trên đà phát triển và ngày càng mang dáng dấp của một đô
thị du lịch nghỉ biển lớn của khu vực. Trong số các công trình chỉnh trang đô thị
TP.Quy Nhơn đáng chú ý nhất là việc xây dựng đường Xuân Diệu. Mặc dù con đường
này chỉ dài hơn 3km nhưng đường Xuân Diệu đã mở toang “mặt tiền” của thành phố
hướng ra biển Đông, làm cho Quy Nhơn ngày càng xanh ‒ sạch – đẹp và hấp dẫn
khách du lịch hơn.
Đi liền với công tác đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tỉnh cũng rất chú trọng
công tác quy hoạch du lịch trên các tuyến, điểm du lịch ven biển như: quy hoạch chi
tiết các điểm trên tuyến Quy Nhơn– Sông Cầu, tuyến Nhơn Lý ‒ Cát Tiến, tuyến Đề
Gi – Tam Quan và đặc biệt là tuyến Phương Mai– Núi Bà. Tuyến du lịch Phương Mai
‒ Núi Bà được đánh giá là có nguồn tài nguyên du lịch khá đa dạng và đặc sắc, được
xem là “mỏ vàng” của du lịch tỉnh nhà trong thời gian đến. Tại đây, chúng ta có thể
khai thác phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng
biển. Hơn nữa, tuyến Phương Mai – Núi Bà lại có lợi thế rất lớn là nằm trong Khu
Kinh tế Nhơn Hội, được hoạt động theo cơ chế ưu đãi đặc biệt và ngày càng hấp dẫn
các nhà đầu tư du lịch trong nước và quốc tế.
Bờ biển Quy Nhơn dài 42km diện tích đầm, hồ nước lợ lớn, tài nguyên sinh vật
biển phong phú, có nhiều loại đặc sản quý, có giá trị kinh tế cao... Các ngành kinh tế
chính của thành phố gồm công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng
biển, nuôi và khai thác thuỷ hải sản, du lịch và khu kinh tế Nhơn Hội.
Các ngành chức năng tỉnh Bình Định, Viện Hải dương học Nha Trang và tổ
chức Môi trường thế giới nỗ lực khôi phục chức năng thiên nhiên của khu vực Cồn
Chim, nơi phân bố của rừng ngập mặn và là một trong những vùng có hệ sinh thái
động thực vật phong phú nằm trên địa bàn huyện Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn,
tỉnh Bình Định.
12


Cồn Chim là khu vực bao gồm các cồn nổi như Cồn Chim, Cồn Gía , Cồn

Trạng và vùng nước lân cận nằm gần vùng đỉnh đầm Thị Nại, thuộc các xã Phước
Sơn, Phước Hoà, Phước Thuận huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cồn Chim có tổng
diện tích trên 480 ha, trước đây là một vùng có hệ sinh thái động, thực vật phong phú
và giàu tiềm năng. Khu vực Cồn Chim là nơi phân bố của rừng ngập mặn và thảm cỏ
biển tạo thành vùng cư trú, kiếm ăn và sinh sản của nhiều loại thuỷ sản có giá trị.
Vùng đáy mềm bao bọc xung quanh các cồn nổi là môi trường thuận lợi cho sự phân
bố cho các loại thân mềm có giá trị.
Tính đa dạng hệ sinh thái Cồn Chim đã tạo ra sự đa dạng về loài và nguồn lợi
phong phú ở khu vực. Theo số liệu thống kê của các nhà khoa học, cho đến nay đã xác
định được 25 loài cây ngập mặn, trong đó có 18 loài cây ngập mặn chủ yếu và 7 loài
cây tham gia rừng ngập mặn và bên cạnh đó còn 5 loài cỏ biển được phân bố ở khu
vực xung quanh Cồn Chim tạo thành thảm cỏ biển với tổng diện tích 50 ha.Về động
vật, Cồn Chim hiện nay có khoảng 64 loài động vật phù du, 76 loài cá thuộc 40 họ; 35
loài giác xác, 31 loài thân mềm và 01 loài da gai. Về chim có tổng cộng 33 loài trong
đó có 23 loài chim nước và 10 loài chim rừng.
Nguồn lợi thủy sản Cồn Chim cũng rất phong phú và có giá trị và sản lượng
khai thác hàng năm với sản lượng khoảng từ 3 – 10 tấn, chủ yếu các loại cá đối, cá
bống, cá liệt, các móm, các giò, cá chua và đặc biệt cá mú và cá hồng...Loài giác xác
như tôm, cua, ghẹ cho sản lượng khai thác đạt 75 tấn/năm, các loại thân mềm cũng
khai thác đạt 1.200 tấn/năm và còn cung cấp nguồn giống nuôi, trồng thủy sản quan
trọng tại địa phương.
2.2.2.Địa bàn nghiên cứu
a)

Kinh tế– xã hội ‒ giáo dục
Về kinh tế, thu nhập bình quân đầu người hiện nay khoảng 11,38 triệu

đồng/người/năm; so với mức thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn toàn
tỉnh (khoảng 8,98 triệu đồng/người/năm) thì thu nhập bình quân đầu người của xã gấp
1,2 lần. Hiên nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã chiếm khoảng 5% tổng số hộ trong xã.

Về thủy lợi, hiện nay, xã có hệ thống kênh mương thủy lợi không những phục
vụ cho việc cung cấp nước mà còn giúp tiêu nước vào mùa mưa. Ngoài các kênh tiêu
còn có đê ngăn mặn giữ ngọt phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
13


×