Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH CHIN HSIN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

PHẠM DUY TOÀN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY TNHH CHIN HSIN VIỆT NAM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
******************

PHẠM DUY TOÀN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY TNHH CHIN HSIN VIỆT NAM

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: GV. NGUYỄN VIẾT SẢN


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Thực Trạng
Quản Trị Nguồn Nhân Lực tại Công ty TNHH CHIN HSIN VIỆT NAM” do PHẠM
DUY TOÀN, sinh viên khóa 35, khoa Kinh Tế, chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
(Tổng Hợp), đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ______________________

GV.NGUYỄN VIẾT SẢN
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày


tháng năm


LỜI CẢM TẠ
Để trưởng thành và học hành như ngày hôm nay, trước hết con xin cảm ơn đến
sự nuôi dưỡng của Bố, Mẹ và sự đùm bọc của anh chị em trong gia đình.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Quý thầy cô khoa Kinh tế trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, đặc biệt
là Quý Thầy Cô trong bộ môn Quản trị kinh doanh đã tận tình truyển đạt những kiến
thức tạo nền tảng cho chúng em bước vào nghề, vào đời đầy tự tin.
Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy NGUYỄN VIẾT SẢN – là người
đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ em lựa chọn, nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt
nghiệp.
Chân thành cảm ơn đến Ban Giám Đốc Công Ty TNHH CHIN HSIN VIỆT
NAM, đặc biệt là Chị Hà Hải Yến đã hướng dẫn giúp đỡ tận tình cho tôi trong việc lấy
số liệu nghiên cứu, cảm ơn toàn thể cán bộ phòng Hành Chánh-Nhân Sự, phòng kế
toán… đã giúp đỡ tôi rất nhiều về mặt tinh thần trong suốt thời gian học tập cũng như
thực tập tốt nghiệp ở Công ty.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả bạn bè đã cùng tôi chia sẽ những kiến thức trong
suốt thời gian qua để cùng nhau bước tiếp chặng đường phía trước.
Xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên
Phạm Duy Toàn


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM DUY TOÀN. Tháng 11 năm 2012. “Phân Tích Thực Trạng Quản Trị
Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty TNHH CHIN HSIN VIỆT NAM”.

PHAM DUY TOAN. November 2012. “Analysis Human Resource
Management At CHIN HSIN VIET NAM Ltd. Company”.
Với nguồn số liệu thứ cấp tại Công ty và mẫu điều tra 60 nhân viên, khóa luận
đã phân tích công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH CHIN HSIN VIỆT
NAM. Nội dung phân tích gồm hoạt động thu hút nguồn nhân lực, hoạt động đào tạo
và phát triển, các hoạt động duy trì nguồn nhân lực. Khóa luận cũng phân tích kết quả
và hiệu quả quản trị nguồn nhân lực thông qua các chỉ tiêu như: năng suất lao động,
chi phí nguồn nhân lực, lợi nhuận/ chi phí nguồn nhân lực.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, Công ty đã chú trọng phát triển nguồn nhân lực
trong những năm trở lại đây, trong công tác tuyển dụng, đào tạo và duy trì nguồn nhân
lực Công ty đã thực hiện rất tốt và được các nhân viên đánh giá rất tốt, hiệu quả sử
dụng nguồn nhân lực cũng tăng so với các năm trước tuy nhiên trong công tác đào tạo
của Công ty thì được các nhân viên đánh giá là chưa thực tế và không có gì mới mẻ.
Qua quá trình tìm hiểu, khóa luận cũng đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện hơn nữa công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH

viiix


DANH MỤC PHỤ LỤC

ix

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1 Mục tiêu chung

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

2

1.3 Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1 Phạm vi thời gian


2

1.3.2 Phạm vi không gian

2

1.4 Cấu trúc khóa luận

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1 Vài nét về công ty

4

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty

4

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

4

2.2 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh

5


2.3 Cơ cấu tổ chức của công ty

6

2.3.1 Sơ đồ cơ cấu cấu tổ chức

6

2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

7

2.4 Tình hình kết quả kinh doanh của CHIN HSIN VN

9

2.5 Định hướng phát triển

10

2.6 Những thuận lợi và khó khăn của công ty

10

2.6.1 Thuận lợi

10

2.6.2 Khó khăn


11

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
v

12


3.1 Cơ sở lý luận

12

3.1.1 khái niêm về quản trị nguồn nhân lực

12

3.1.2 Vai trò của QTNNL cho các tổ chức tồn tại và phát triển trên thị trường 12
3.2 Chức năng của quản trị nguồn nhân lực

14

3.3 Phương pháp nghiên cứu

25

3.3.1 Thu thập số liệu

25


3.3.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

25

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

27

4.1 Tình hình lao động tại CHIN HSIN VN

27

4.1.1 Tình hình sử dụng lao động qua các năm

27

4.1.2 Đặc điểm, cơ cấu NNL trong Công ty

28

4.2 Phân tích thực trạng Quản Trị nhân lực tại công ty

29

4.2.1 Tuyển dụng nguồn nhân lực tại CHIN HSIN VN

29

4.2.2 Đào Tạo và Phát Triển Nguồn Nhân Lực


39

4.2.3 Duy Trì Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty CHIN HSIN VN

45

4.3 Đánh giá hiệu quả QTNNL tại CHIN HSIN VN

60

4.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị NNL của công ty

62

4.4.1 Ảnh hưởng của môi trường bên trong

62

4.4.2 Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài

63

4.5 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại CHIN
HSIN VN

65

4.5.1 Hoàn thiện công tác tuyển dụng

65


4.5.2 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển

66

4.5.3 Hoàn thiện công tác lương bổng, chế độ đãi ngộ lao động, chế độ khen
thưởng

66

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

68

5.1 Kết luận

68

5.2 Kiến nghị

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

71

PHỤ LỤC
vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

Bảo hiểm xã hội

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CHIN HSIN VN

Công Ty TNHH CHIN HSIN VIỆT NAM

CP

Chi phí

CP BH

Chi phí bán hàng

CP QL

Chi phí quản lý

DT

Doanh thu

HC-NS


Hành Chánh-Nhân Sự

LN

Lợi nhuận

NNL

Nguồn nhân lực

QTNNL

Quản trị nguồn nhân lực

UBNN

Ủy ban nhân dân

SXKD

Sản xuất kinh doanh

BP

Bộ Phận

vii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh của Công Ty

9

Bảng 4.1. Kết Cấu Lao Động của Công Ty Năm 2010 - 2011

28

Bảng 4.2. Số Lượng Lao Động Tuyển Mới Năm 2010 – 2011

33

Bảng 4.3. Chi Phí Thu Hút Tuyển Dụng Năm 2011

35

Bảng 4.4. Số Liệu Điều Tra Đánh Giá về Mức Độ Hợp Lý Công Tác Tuyển Dụng

35

Bảng 4.5. Số Liệu Điều Tra Đánh Giá Về Tỉ Lệ Thích Công Việc Hiện Tại

37

Bảng 4.6. Số Liệu Điều Tra Đánh Giá của Nhân Viên về Vị Trí Làm Việc So Với
Năng Lực

38


Bảng 4.7. Chi Phí Công Tác Đào Tạo Tại Công Ty Năm 2010 – 2011

42

Bảng 4.8. Số Liệu Đánh Giá Về Mức Độ Quan Tâm Đến Công Tác Đào Tạo

43

Bảng 4.9. Số Liệu Điều Tra Đánh Giá Về Công Tác Đào Tạo Của Cty

44

Bảng 4.10. Đánh Giá Của Nhân Viên Về Việc Đánh Giá Kết Quả Công Việc

45

Bảng 4.11. Tổng Quỹ Lương Tháng và Tiền Lương Bình Quân của Người Lao Đông
Trong Công Ty Năm 2010-2011

47

Bảng 4.12. Số Liệu Điều Tra Đánh Giá Mức Độ Hợp Lý Của Tiền Lương

50

Bảng 4.13. Tình Hình Thực Hiện Nộp BHXH cho CBCNV

52


Bảng 4.14. Số Liệu Điều Tra Đánh Giá Của Nhân Viên Về Cơ Hội Thăng Tiến Trong
Cty

53

Bảng 4.15. Số Liệu Điều Tra Đánh Giá Của Nhân Viên về Mối Quan Hệ Giữa Các
Nhân Viên Trong Công ty

54

Bảng 4.16. Số Liệu Điều Tra Đánh Giá Của Nhân Viên về Mối Quan Hệ Giữa nhân
Viên Trong Công Ty Với Ban Lãnh Đạo

55

Bảng 4.17. Số Liệu Điều Tra Đánh Giá Của Nhân Viên về Hoạt Động Công Đoàn

57

Bảng 4.18. Số Liệu Điều Tra Đánh Giá Của Nhân Viên về Điều Kiện làm Việc Trong
Công Ty

58

Bảng 4.19. Số Liệu Điều Tra Đánh Giá Của Nhân Viên về Thời Gian làm Việc, Nghỉ
Ngơi, Nghỉ Phép của Công Ty

59

Bảng 4.20. Hiệu Quả về Tài Chính Trong QTNNL

viii

60


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty

6

Hình 3.1 Sơ Đồ Lợi Ích Của Phân Tích Công Việc

15

Hình 3.2. Sơ đồ Quá Trình Tuyển Dụng

16

Hình 3.3. Sơ đồ Cơ Cấu Hệ Thống Trả Công Trong Các Doanh Nghiệp.

22

Hình 3.4 Mô Hình Quản Trị Nguồn Nhân Lực

24

Hình 4.1 Sơ Đồ Tình Hình Lao Động Năm 2006 – 2011

27


Hình 4.2 Quy Trình Tuyển Dụng

30

Hình 4.3. Biểu Đồ Tỷ Lệ Đánh Giá về Mức Độ Hợp Lý của Công Tác Tuyển Dụng 36
Hình 4.4 Biểu Đồ Đánh Giá về Tỉ Lệ Thích Công Việc Hiện Tại

37

Hình 4.5. Biểu Đồ Đánh Giá Của Nhân Viên về Vị Trí Làm Việc so với Năng Lực 38
Hình 4.6 Biểu Đồ Mức Độ Quan Tâm Của Nhân Viên Đến Công Tác Đào Tạo

43

Hình 4.7 Biểu Đồ Tỷ Lệ Đánh Giá về Công Tác Đào Tạo của Công Ty

44

Hình 4.8 Biểu Đồ Đánh Giá của Nhân Viên về Việc Đánh Giá Kết Quả Công Việc 45
Hình 4.9. Biểu Đồ Tỷ Lệ Đánh Giá Mức Độ Hợp Lý của Tiền Lương

50

Hình 4.10. Biểu Đồ Đánh Giá về Cơ Hội Thăng Tiến Trong Công Ty

53

Hình 4.11. Biểu Đồ Đánh Giá của Nhân Viên về Mối Quan Hệ Giữa Các Nhân Viên
Trong Công Ty.


54

Hình 4.12. Biểu Đồ Đánh Giá của Nhân Viên về Mối Quan Hệ của Nhân Viên Trong
Công Ty với Ban Lãnh Đạo

55

Hình 4.13. Biểu Đồ Đánh Giá về Hoạt Động Công Đoàn của Công Ty

57

Hình 4.14. Biểu Đồ Đánh Giá về Điều Kiện Làm Việc Trong Công Ty

58

Hình 4.15. Biểu Đồ Đánh Giá của Nhân Viên về Thời Gian Làm Việc, Nghỉ Ngơi,
Nghỉ Phép của Công Ty

59

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng câu hỏi thăm dò mức độ thỏa mãn của CBCNV về công tác nhân sự
tại Công ty TNHH CHIN HSIN VIỆT NAM
Phụ lục 2. Bảng Thông Báo Tuyển Dụng Nhân Viên Của Công Ty
Phụ lục 3. Hệ số lương


x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Nền kinh tế phát triển đồng nghĩa với việc các thiết bị máy móc ngày càng trở
nên hiện đại. Các công nghệ mới liên tục phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của con người trong sản xuất cũng như trong cuộc sống.điều đó đòi hỏi chúng ta cần
phải có một nguồn nhân lực giàu trí thức, chuyên môn và sáng tạo để đáp ứng nhu cầu
cho nền kinh tế. Nhân lực luôn được xem là yếu tố tạo nên sự thành công của doanh
nghiệp. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đánh dấu một bước ngoặt lớn cho nền kinh
tế đất nước. Tuy nhiên sự kiện này mở ra cơ hội mới cho sự phát triển đất nước và cả
những thách thức cần phải vượt qua khi VN được tham gia vào tổ chức thương mại lớn
nhất toàn cầu này.
Một doanh nghiệp có đầy đủ cơ sở hạ tầng nhưng nếu thiếu lực lượng lao động
có tay nghề giỏi, có năng lực, thì doanh nghiệp đó khó có thể tồn tại lâu dài và tạo
dựng lợi thế cạnh tranh được. Có thể nói chính con người đã tạo ra sự khác biệt giữa
các doanh nghiệp. Tuy vậy nếu chỉ chú trọng phát triển nhân lực mà không gắn kết nó
với những nguyên tắc và mục tiêu chung của doanh nghiệp thì mọi cố gắng nhằm phát
huy hiệu quả của người lao động sẽ trở nên lãng phí vô ích. Vì thế quá trình đạo tạo
nhân lực rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Khi kỹ năng của nhân viên được
phát triển thì việc giám sát sẽ ít hơn, tăng thêm thời gian vàng cho các nhà quản trị chú
tâm vào việc kinh doanh.
Cũng giống như các cơ quan đơn vị khác tồn tại trong nền kinh tế thị trường
Công ty TNHH CHIN HSIN VIỆT NAM. Đã đặc biệt quan tâm chú trọng đến việc
quản trị nhân lực. Tổng Công ty TNHH CHIN HSIN VIỆT NAM là doanh nghiệp
100% vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, Công ty hoạt động chính: Sản xuất gia công
chỉ công nghiệp, nguyên vật liệu cho nghành giày,sản xuất gia công lõi chỉ bằng

1


nhựa… Trong nhiều năm qua công ty đã tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động
nhất là lao động phổ thông. Chính vì công ty có lực lượng lao động lớn, bên cạnh đó
công ty có rất nhiều đơn vị thành viên vì thế công tác đào tạo và phát triển nhân sự của
Công ty là nhằm tạo ra đội ngũ công nhân viên giỏi, giàu kinh nghiệm là yêu cầu hết
sức cần thiết. Nhận thấy được sự cần thiết này, tôi chọn đề tài “Phân Tích Thực
Trạng Quản Trị Nguồn Nhân Lực tại Công ty TNHH CHIN HSIN VIỆT NAM”
với mong muốn Công ty có cái nhìn tổng quát về thực trạng công tác đào tạo của
mình, từ đó đưa ra các biên pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn
nhân lực của Công ty.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân Tích Thực Trạng và đề xuất một số ý kiến hoàn thiện công tác Quản Trị
Nguồn Nhân Lực tại Công ty TNHH CHIN HSIN VIỆT NAM
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Thực trạng nhân lực của CHIN HSIN VN
 Phân tích thực trạng quản trị NNL tại công ty CHIN HSIN VN bao gồm
hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thu hút, sử dụng và duy trì nguồn nhân
lực.
 Đánh giá kết quả và hiệu quả QTNNL
 Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị nhân
sự tại Công ty.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi thời gian
 Đề tài được thực hiện từ tháng 09/2012 đến tháng 11/2012
1.3.2 Phạm vi không gian
 Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH CHIN HSIN VIỆT NAM
1.3.3 Phạm vi về nội dung

 Đối tượng nghiên cứu là tất cả nhân viên, công nhân, lao động phổ thông,
lao đông trực tiếp và gián tiếp tai Công ty.

2


1.4 Cấu trúc khóa luận
Khóa luận bao gồm 5 chương
 Chương 1: Chương mở đầu được xây dựng để tổng quát hóa đề tài nghiên
cứu, nêu lên sự cần thiết của đề tài cũng như mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
mà tác giả mong muốn để hoàn thành khóa luận.
 Chương 2: Khóa luận phát họa rõ bức tranh toàn cảnh của Công ty TNHH
CHIN HSIN VIỆT NAM. Qua đó khóa luận giúp cho người đọc có được cái nhìn tổng
quát hơn về Công ty.
 Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Khóa luận sẽ nêu lên
các khái niệm cũng như cơ sở lý luận có liên quan đến công tác tuyển dụng, đào tạo và
phát triển, duy trì nguồn nhân lực mà tác giả mong muốn.
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Tác giả sẽ phân tích và xử lý số
liệu sơ cấp và thứ cấp đã thu thập được trong quá trình thực tập tại Công ty, sau đó sẽ
đưa ra kết quả nghiên cứu cả về mặt lý luận cũng như mặt thực tiễn.
 Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Chương này tác giả sẽ đưa ra những kết
luận chung về tình hình nhân viên trong Công ty và những kiến nghị của tác giả được
đưa ra nhằm hoàn thiện hơn trong công tác quản trị nguồn nhân lực của Công ty.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1 Vài nét về công ty
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty
 Tên công ty: Công Ty TNHH CHIN HSIN VIỆT NAM
 Tên giao dich quốc tế: CHIN HSIN (VIET NAM) TEXTILE FACTORY
CO.,LTD
 Tên viết tắt : CHIN HSIN VN
 Địa chỉ : Đường D9, Khu Công Nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến Cát, Tỉnh
Bình Dương.
 Điện thoại: 0650 3558188
 Fax : 0650 3558189
 Tổng Giám đốc : Ông CHEN PAO JUNG
 Người đại diện theo pháp luật: Ông CHEN MENG HUNG Chức vụ: Phó
Tổng Giám đốc
 Vốn điều lệ đăng ký: 2.600.000 USD
Tập Đoàn CHIN HSIN HING Industrial Limited


Đc: 6/F Lawison Buiding, No 37, Hillwood Rd T.S.T., Kowlon,

HongKong.


Người Đại Diện: Huang Stun

Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị.

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
 Công ty TNHH CHIN HSIN VIỆT NAM là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư
nước ngoài, thuộc Tập Đoàn Chin Hsin Hing Industrial Limited.
 ngày 19/11/2003 Thành lập theo giấy phép đầu tư số 230/GP-KCN-BD do Ban

Quản lý các khu Công Nghiệp Bình Dương cấp.
4


 ngày 23/03/2005 Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 230/GPD9C1-KCN-BD.
 ngày 26/06/2008 thay đổi lần thứ 1 giấy phép đầu tư số 462043000510.
 ngày 26/06/2008 thay đổi lần thứ 2 giấy phép đầu tư số 462043000510
 Công ty Chin Hsin VN nhận Nguên vật liệu và trang thiết bị máy móc từ công
ty CHIN HSIN HING.
 Công ty là công ty gia công theo chỉ định từ công ty CHIN HSIN HING.
 Hầu hết khách hàng trong nước và một số khách hàng nước ngoài ( Indonesia,
Taiwan, India, Campuchia,Bangladesh).
 Theo định kỳ 4 năm/lần Công ty CHIN HSIN HING sang CHIN HSIN VN
kiểm kê và kiểm tra sổ sách chứng từ kế toán
 Thời gian hoạt động của công ty là 48 năm kể từ ngày cấp giấy phép đầu tư.
2.2 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
 Thuộc ngành dệt may gia công cho các công ty một số chi tiếc bộ phận….
 Sản phẩm của công ty là "chỉ" để may giày (Nike, Puma,...).
 Sản xuất da tổng hợp, da nhân tạo.
 Sản xuất gia công lỗi chỉ bằng nhựa.

5


2.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
2.3.1 Sơ đồ cơ cấu cấu tổ chức
Hình 2.1 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


BAN KIỂM SOÁT

TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM

PHÒNG HÀNH CHÁNH

PHÒNG AN

PHÒNG KẾ

PHÒNG

PHÒNG

PHÒNG KINH

PHÒNG ĐIỀU HÀNH

VÀ NHÂN SỰ

TOÀN

TOÁN

VẬT TƯ

KHO VẬN

DOANH


SẢN XUẤT

BP. NHÂN

SỰ

KỸ THUẬT

BP. TUYỂN

DỰ ÁN

SẢN XUẤT

KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƯỢNG

DỤNG
BP. HÀNH

Nguồn: Phòng HC – NS

CHÁNH
Y TẾ
IT

6



2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, toàn quyền
quyết định mọi hoạt động của Công ty và có nhiệm vụ:
-

Thông qua điều lệ, phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty

-

Bầu nhiệm, bãi nhiệm hội đồng quản trị và ban kiểm soát.

-

Thực hiện các một số nhiệm vụ khác do Công ty quy định.
Ban kiểm soát
Do Đại Hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh

doanh quản trị và điều hành Công ty.
Tổng giám đốc
-

Chức năng của Tổng Giám Đốc công ty:
Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty , là người đại diên theo

pháp luật của công ty .
Tổng Giám Đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công
ty , chịu sự giám sát của hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị
và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc Công ty:

 Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc sản xuất kinh doanh hàng
ngày của Công ty mà không cần phải có quyết định của hội đồng quản trị.
 Tổ chức thực hiên các quyết định của hội đồng quản trị.
 Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty.
 Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của Công ty.
 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, các
chức danh thuộc thẩm quyền của hội đồng quản trị.
 Quyết định lương, phụ cấp(nếu có) đối với người lao động trong Công ty cả
người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của tổng giám đốc.
 Tuyển dụng lao động.
 Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.
 Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ của Công
ty quyết định của hội đồng quản trị.
7


 Tổng Giám Đốc phải điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty
theo đúng quy định của pháp luật, điều lệ của công ty, hợp đồng lao động với công ty,
quyết định của hội đồng quản trị. Nếu điều hành trái với các quy định này mà gây ra
thiệt hại cho công ty thì tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải
bồi thường thiệt hại cho Công ty
Phó tổng giám đốc
 Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về tổ chức quản lý nhân sự, sản
xuất, lêm mức kế hoạch vật tư, lao động kiểm tra giám sát an toàn lao động, vệ sinh
công nghệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, thực hiện các chính sách của Công ty.
 Lên kế hoạch sản xuất của xưởng, đảm bảo tiến độ sản xuất theo đơn hàng.
 Trực tiếp tham gia phụ trách phòng kế hoạch kinh doanh, phòng tổ chức
hành chính và phòng kế toán tài vụ.

8



2.4 Tình hình kết quả kinh doanh của CHIN HSIN VN
Bảng 2.1 Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh của Công Ty
Đơn vị tính: 1000 đồng
Các chỉ tiêu

2010

2011

Chênh lệch
±∆

%

1. Doanh thu thuần

210,309,754 276,115,513

65,805,759

31.3

2. Giá vốn hàng bán

187,324,005 244,112,330

56,788,325


30.3

3. Lợi nhuận gộp

22,985,749

32,003,183

9,017,434

39.2

4. DT hoạt động tài chính

18,249,845

20,732,322

2,482,477

13.6

5. CP hoạt động tài chính

17,353,220

19,956,203

2,602,983


15.0

6. CP BH và CP QL

18,323,000

25,071,450

6,748,450

36.8

7. LN từ hoạt động KD

5,559,374

7,707,852

2,148,478

38.6

8. Thu nhập khác

7,152,312

6,334,562

-817,750


-11.4

9. Chi phí khác

6,606,112

6,002,331

-603,781

-9.1

546,200

332,231

-213,969

-39.2

11. Tổng LN trước thuế

6,105,574

8,040,083

1,934,509

31.7


12. Thuế TNDN phải nộp

1,526,394

2,010,021

483,627

31.7

13. Lợi nhuận sau thuế

4,579,181

6,030,062

1,450,882

31.7

10. Lợi nhuận khác

Nguồn: Phòng Kế Toán
Năm 2010 so với năm 2011:
Doanh thu thuần năm 2011 tăng 65,805,759,000 đồng so với năm 2011, với tỉ lệ
tăng 31,3%, như vậy năm 2011 công ty đã hoàn thành tốt công việc thực hiện doanh
thu. Doanh thu tăng chi phí tăng nhưng tăng ít hơn doanh thu điều đó đồng nghĩa với
việc lợi nhuận cũng tăng. Năm 2011 lợi nhuận tăng 1,934,509.000 đồng so với năm
2010, với tỉ lệ tăng 31,7%. Điều đó chứng tỏ năm 2011 với sự nỗ lực của CBCNV
trong công ty đã làm cho tình hình hoạt động kinh doanh của công ty tăng cao.

Song song với việc đổi mới cơ cấu đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh,
nâng cao năng suất lao động thì những năm vừa qua công ty cũng đã không ngừng
quan tâm cải thiện mức sống cho người lao động đó là nâng cao thu nhập cho người
lao động…
9


2.5 Định hướng phát triển
Với khách hàng
Cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, đồng thời đáp ứng tốt
nhất những yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ.
Với nhân viên
- Thiết lập môi trường làm việc hiện đại, tin tưởng, năng động, bình đẳng và
tôn trọng lẫn nhau.
- Phát triên đồng bộ văn hoá doanh nghiệp theo xu hướng hội nhập.
- Tạo điều kiện, cơ hội cho sự phát triển, thăng tiến cho tất cả mọi thành viên
trongcông ty.
Với cổ đông
- Đem lại giá trị lợi nhuận ngày càng cao cho các cổ đông.
- Đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bền vững của công ty.
- Đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.
2.6 Những thuận lợi và khó khăn của công ty
2.6.1 Thuận lợi
- Năm 2011 Đảng và Nhà Nước tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các nghị
quyết của trung ương về đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của các
doanh nghiệp. Nhiều chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế, xã hội được ban
hành đã có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế xã hội trong cả nước. Kinh tế cả nước
nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng ngày càng được ổn định, không ngừng phát
triển. Thực tế đó đã tạo ra những cơ hội rất lớn, đồng thời cũng đặt ra những thách
thức đối với công ty trong năm 2011 và những năm tiếp theo.

- Năm 2011, công ty tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi của lãnh đạo công ty, tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng như các sở, ban, nghành tỉnh
Bình Dương cùng với sự chỉ đạo đúng đắn, thống nhất, tập trung và toàn diện của đảng
ủy, lãnh đạo công ty và sự phấn đấu nỗ lực, khắc phục khó khăn của toàn bộ CBCNV
trong công ty.

10


2.6.2 Khó khăn
Bên cạnh những mặt thuận lợi, năm 2011 công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn
và thách thức, đó là:
- Tình hình kinh tế thế giới suy thoái, lạm phát, mất ổn định, thị tường bất
động sản trong nước đóng băng kéo dài.
- Sức mua của nhân dân giảm, môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong lĩnh vực ngày càng quyết liệt.
- Giá cả nguyên vật liệu cho sản xuất tăng mạnh và không ổn định. Đây là
những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động SXKD của công ty.
- Chế độ lương bổng không đủ hấp dẫn, không thu hút được những nhân viên
giỏi. Và đây cũng là nguyên nhân chủ yếu nhất khiến cho nhiều người lao động phải ra
đi trong thời gian qua.

11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 khái niêm về quản trị nguồn nhân lực

Quản trị nguồn nhân lực là một bộ phận quan trọng trong quản lý doanh nghiệp.
QTNNL là đảm bảo có đúng người với kỹ năng và trình độ phù hợp, vào đúng công
việc và đúng thời điểm thích hợp để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Mọi nhà
quản lý đều là người phụ trách quản lý nguồn nhân lực. Quản lý nguồn nhân lực trang
bị cho các nhà quản lý những phương pháp để đối xử một cách nhất quán với nhân
viên. Khi đó, các nhân viên được đối xử công bằng và hiểu được giá trị của họ đối với
công ty. Một môi trường làm việc tốt sẽ giảm bới tình trạng bỏ việc và giảm bớt những
phí tổn do bỏ việc gây ra.
Tuy nhiên, khái niệm và thực tiễn áp dụng quản trị nguồn nhân lực không giống
nhau ở các quốc gia. Trong một nền kinh tế chuyển đổi như ở Việt Nam, nơi trình độ
công nghệ, kỉ thuật còn ở mức độ thấp, kinh tế chưa ổn định và nhà nước chủ trương
“quá trình phát triển phải thực hiện bằng con người và vì con người”(SRV.1993.A
development perspective. Hanoi), thì quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý,
chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo- phát triển và duy trì con người
của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.
3.1.2 Vai trò của QTNNL cho các tổ chức tồn tại và phát triển trên thị trường
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh
cũng đều phải hội đủ hai yếu tố, đó là nhân lực và vật lực. Trong đó, nhân lực đóng vai
trò cực kỳ quan trọng, có tính quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Một là, do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nên các doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển buộc phải cải tiến tổ chức của mình theo hướng tinh
giảm gọn nhẹ, năng động, trong đó yếu tố con người mang tính quyết định.
12


Con người - với kỹ năng, trình độ của mình, sử dụng công cụ lao động tác động
vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm hàng hoá cho xã hội. Quá trình này cũng
được tổ chức và điều khiển bởi con người. Con người thiết kế và sản xuất ra hàng hoá
và dịch vụ, kiểm tra chất lượng, đưa sản phẩm ra bán trên thị trường, phân bố nguồn
tài chính, xác định các chiến lược chung và các mục tiêu cho tổ chức. Không có những

con người làm việc có hiệu quả thì mọi tổ chức đều không thể nào đạt đến các mục
tiêu của mình.
Hai là, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển kinh tế buộc các
nhà quản trị phải biết làm cho tổ chức của mình thích ứng. Do đó, việc thực hiện các
nội dung hoạch định, tuyển dụng, duy trì, phát triển, đào tạo, động viên và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho con người thông qua tổ chức, nhằm đạt được mục tiêu đã định
trước là vấn đề quan tâm hàng đầu.
Ba là, nghiên cứu quản trị nguồn nhân lực giúp cho nhà quản trị đạt được mục
đích, kết quả thông qua người khác. Một quản trị gia có thể lập kế hoạch hoàn chỉnh,
xây dựng sơ đồ tổ chức rõ ràng, có hệ thống kiểm tra hiện đại chính xác, v.v…nhưng
nhà quản trị đó vẫn có thể thất bại nếu không biết tuyển đúng người cho đúng việc,
hoặc không biết cách khuyến khích nhân viên làm việc. Để quản trị có hiệu quả, nhà
quản trị cần biết cách làm việc và hòa hợp với người khác, biết cách lôi kéo người
khác làm cho mình.
Bốn là, nghiên cứu quản trị nguồn nhân lực giúp cho các nhà quản trị học được
cách giao dịch với người khác, biết tìm ra ngôn ngữ chung và biết nhạy cảm với nhu
cầu của nhân viên, biết cách đánh giá nhân viên chính xác, biết lôi kéo nhân viên say
mê với công việc, tránh được các sai lầm trong tuyển chọn, sử dụng nhân viên, biết
cách phối hợp thực hiện mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của các cá nhân, nâng cao
hiệu quả của tổ chức và dần dần có thể đưa chiến lược con người trở thành một bộ
phận hữu cơ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng
và hiệu quả công tác của tổ chức.
Tóm lại, quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò trung tâm trong quá trình điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của các doanh nghiệp, giúp doanh
nghiệp có thể tồn tại, phát triển và đi lên trong cạnh tranh. Vai trò trọng tâm này xuất
phát từ vai trò của con người: con người là yếu tố cấu thành doanh nghiệp; bản thân
13


con người vận hành doanh nghiệp và con người quyết định sự thắng bại của doanh

nghiệp. Chính vì vai trò quan trọng của nguồn nhân lực nên quản trị nguồn nhân lực là
một lĩnh vực quản trị quan trọng trong mọi doanh nghiệp.
3.2 Chức năng của quản trị nguồn nhân lực
3.2.1 Chức năng
Hoạt động QTNNL liên quan đến tất cả các vấn đề thuộc về quyền lợi, nghĩa vụ
và trách nhiệm của nhân viên nhằm đạt được hiệu quả cao cho cả tổ chức và nhân
viên. Trong thực tế, những hoạt động này rất đa dạng, phong phú và rất khác biệt tùy
theo các đặc điểm về cơ cấu tổ chức, công nghệ kỉ thuật, nhân lực tài chính, trình độ
phát triển ở các tổ chức. Hầu như tất cả các tổ chức đều phải thực hiện các công việc
cơ bản như: xác định nhu cầu nhân viên, lập kế hoạch tuyển dụng, bố trí nhân viên,
đào tạo, khen thưởng, kỉ luật nhân viên, trả công… Tuy nhiên có thể phân chia các
hoạt động chủ yếu của QTNNL theo ba nhóm chức năng chủ yếu sau:
a) Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực
Nhóm chức năng này chú trọng vấn đề đảm bảo đủ số lượng nhân viên với các
phẩm chất phù hợp cho công việc của doanh nghiệp. Để có thể tuyển được đúng người
cho đúng việc, trước hết doanh nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh,
và thực trạng sử dụng nhân viên trong doanh nghiệp nhằm xác định những công việc
nào cần tuyển thêm người. Do đó tổ chức cần phải tiến hành phân tích công việc,
tuyển dụng và bố trí nhân lực
-

Phân tích công việc
Đó là quá trình nghiên cứu nội dung công việc nhằm xác định điều kiện tiến

hành, các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện công việc và các phẩm chất,
kỹ năng mà nhân viên cần thiết phải có để thực hiện tốt công việc.
Phân tích công việc cung cấp các thông tin về đặc điểm của công việc và những
tiêu chuẩn mà công việc yêu cầu, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng bản mô tả công
việc và bản tiêu chuẩn công việc.
Bản mô tả công việc là văn bản liệt kê các chức năng nhiệm vụ, các mối quan

hệ trong công việc, các điều kiện làm việc, yêu cầu kiểm tra giám sát, và các tiêu
chuẩn cần đạt được khi thực hiên công việc. Bản mô tả công việc giúp cho chúng ta
hiểu được nôi dung, yêu cầu của công việc và hiểu được quyền hạn, trách nhiệm khi
14


×