Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

ÁP DỤNG LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG QUYẾT ĐỊNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TIÊU THỤ MÍA TẠI XÃ SƠN THÀNH TÂY, HUYỆN TÂY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.04 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ÁP DỤNG LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG QUYẾT ĐỊNH
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TIÊU THỤ MÍA TẠI XÃ SƠN
THÀNH TÂY, HUYỆN TÂY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

TRẦN THỊ HỌA MY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012
 
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ HỌA MY

ÁP DỤNG LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG QUYẾT ĐỊNH
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TIÊU THỤ MÍA TẠI XÃ SƠN
THÀNH TÂY, HUYỆN TÂY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Hoài Nam

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012
 
 
 


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Áp dụng lý thuyết trò
chơi trong quyết định thực hiện hợp đồng tiêu thụ mía tại xã Sơn Thành Tây, huyện
Tây Hòa, tỉnh Phú Yên ” doTrần Thị Họa My, sinh viên khóa 35, ngành Kinh tế nông
lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ .

Trần Hoài Nam
Người hướng dẫn,

________________________
Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng


năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

 
 

 
 

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận tốt nghiệp đã khép lại quãng đường sinh viên dưới mái trường Đại
học Nông Lâm. 4 năm qua với tôi là khoảng thời gian với bao nhiêu trải nghiệm mà
cuộc sống mang lại, đó là những giây phút sung sướng vỡ òa, những phút buồn chạnh
lòng và cả hành trang vốn kiến thức nhất định để nâng bước tôi vào đời. Để có được
kết quả như hôm nay là sự có gắng của bản thân và sự giúp sức của những người thân
yêu nhất.
Lời đầu tiên con xin chúc ba, mẹ hạnh phúc và có nhiều sức khỏe để luôn là
điểm tựa tinh thần cho con trong những quãng đường phía trước. Một lòng biết ơn vì
tình yêu to lớn mà ba mẹ đã dành cho chúng con.

Gửi lời biết ơn đến chị gái thân yêu, những truyền đạt của chị sẽ luôn bên em
đến suốt cuộc đời này. Cầu chúc chị hạnh phúc và mãi là người phụ nữ tự tin.
Xin gửi lời ảm ơn chân thành nhất tới quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm
TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là thầy cô trong khoa kinh tế của trường. Thầy cô đã truyền
đạt kiến thức, lòng đam mê, và cả truyền lửa sống để tôi vững chân bước vào đời.
Cảm ơn thầy Trần Hoài Nam, người đã giúp tôi hoàn thành khóa luận với sự chỉ
dẫn tận tình hết mực.
Xin cảm ơn bạn bè, những người luôn bên cạnh tôi lúc tôi thật sự cần sự giúp
đỡ, động viên giúp tôi vượt qua khó khăn để học tập tốt.
Cuối cùng, tôi xin chúc toàn thể quý thầy cô trong khoa Kinh Tế luôn dồi dào
sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp giáo dục và hoạt động
nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn,
TP Hồ Chí Minh, ngày 1/12/2012
Sinh viên
Trần Thị Họa My

 
 


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN THỊ HỌA MY, tháng 12 năm 2012, “Áp dụng lý thuyết trò chơi trong
quyết định thực hiện hợp đồng tiêu thụ mía tại xã Sơn Thành Tây, huyện Tây
Hòa, tỉnh Phú Yên”
TRAN THI HOA MY, December 2012, “Apply of Game Theory in in Real
opption chosen for sugar sales contracts at Son Thanh Tay village, Tay Hoa
district, Phu Yen province”
Khóa luận thông qua 70 phiếu thu thập thông tin từ nông hộ trồng mía trêm địa
bàn xã Sơn Thành Tây để biết được tình hình sản xuất và tiêu thụ mía ở đây như thế

nào. Kết quả cho thấy sản xuât và tiêu thị ở đây gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là
khâu tiêu thụ. Diện biến của ngành nông nghiệp nói chung và tiêu thụ mía ở địa
phương nói riêng vẫn là “ được mùa thì mất giá, mất mùa thì được giá”. Để đảm bảo
đầu ra cho sản phẩm nông nghiệpngày 24/06/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
quyết định 80/2002/QĐ- TTg về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng
theo cách này thì sản phẩm nông sản do người nông dân làm ra sẽ được doanh nghiệp
bao tiêu theo hợp đồng đã ký kết. Sự thay đổi này tạo bước phát triển trong sản xuất
nông nghiệp, giúp người nông dân tiếp cận với thị trường một cách dễ dàng hơn, tạo
niềm tin để nông dân nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Tuy
nhiên khi hợp đồng mua bán mía được hình thành thì có quá nhiều vấn đề xảy ra khiến
hợp đồng không được thực hiện. Xuất phát từ nguyên nhân đó, đề tài xem xét vì sao
hợp đồng mua bán mía không thực hiện trên quan điểm áp dụng mô hình bài toán lý
thuyết trò chơi và đã thấy rõ vì lợi đôi bên phá vỡ hợp đồng mong mang lại lợi ích cao
nhất mà không quan trọng những gì đã cam kết trước đó. Luận văn cũng đưa ra mô
hình bài toán lý thuyết trò chơi có hệ số ràng buộc với mong muốn tăng khả năng thực
hiện hợp đồng của các bên. Tác giả cũng có một vài đề xuất để sản xuất, mua bán mía
của nông dân với nhà máy mang lại kết quả tốt.

 
 


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁC VIẾT TẮT

viii 

DANH SÁCH CÁC BẢNG

ix 


DANH SÁCH CÁC HÌNH



CHƯƠNG 1MỞ ĐẦU



1.1. Đặt vấn đề



1.2. Mục tiêu nhiên cứu



1.2.1. Mục tiêu chung



1.2.2. Mục tiêu cụ thể



1.3. Phạm vi nghiên cứu



1.3.1. Về nội dung




1.3.2. Về không gian



1.3.3. Về thời gian



1.4. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu



1.5. Cấu trúc luận văn



CHƯƠNG 2TỔNG QUAN



2.1.Tổng quan tài liệu nghiên cứu



2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu




2.2.1. Điều kiện tự nhiên



2.2.2.Công ty mía đường Tuy Hòa



2.3. Đặc điểm kinh tế xã hội



2.3.1 Dân số - lao động



2.3.2. Dân tộc – tôn giáo



2.3.3. Cơ sở hạ tầng



2.3.4. Về y tế - giáo dục



2.3.5. Về kinh tế




2.3.6. Tình hình sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

10 

2.3.7. Hoạt động kinh doanh – dịch vụ

10 

CHƯƠNG 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
v

11 


3.1. Cơ sở lý luận

11 

3.1.1. Thực trạng hợp đồng nông nghiệp tại Việt Nam

11 

3.1.2. Lý thuyết về hợp đồng nông nghiệp

13 

3.1.3. Khái thị trường nông sản


18 

3.1.4. Khái niệm về thị trường độc quyền

19 

3.1.5. Khái niệm rủi ro

20 

3.1.6. Lý thuyết trò chơi áp dụng trong kinh doanh

20 

3.1.7. Quyết định lựa chọn phá vỡ hợp đồng của các bên tham gia

21 

3.1.8. Thị trường và thông tin bất cân xứng

22 

3.1.9. Ý nghĩa việc phát triển ngành trồng mía

24 

3.1.10.Các chỉ tiêu phân tích kết quả - hiệu quả

25 


3.2. Phương pháp nghiên cứu

26 

3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

26 

3.2.2. Phương pháp so sánh

26 

3.2.3 Mô hình bài toán lý thuyết trò chơi

26 

CHƯƠNG 4KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

28 

4.1. Thực trạng sản xuất mía đường tại huyện Tây Hòa

28 

4.1.1. Diện tích mía đường

28 

4.1.2. Sản lượng mía đường


29 

4.1.3. Tình hình sản suất và tiêu thụ đường tại nhà máy mía đường Tuy Hòa 30 
4.2. Đặc điểm hộ điều tra

32 

4.2.1. Độ tuổi chủ hộ

32 

4.2.2. Trình độ học vấn của chủ hộ

33 

4.3. Hiệu quả trong sản suất mía tại xã Sơn Thành Tây

34 

4.4. Phân tích quyết định thực hiện hợp đồng mua bán mía giữa nông dân và nhà
máy

35 

4.4.1 Sự hình thành hợp đồng

35 

4.4.2 Điều khoản trong hợp đồng


35 

4.4.3. Sự bất cân xứng trong mua bán mía đường giữa nhà máy và người dân 37 
4.5. Ứng dụng lý thuyết trò chơi trong ký kết hợp đồng.

41 

4.5.1. Bài toán trò chơi khi không có hệ số ràng buộc
vi

41 


4.5.2 Bài toán trò chơi có hệ số ràng buộc
4.6. Đánh giá sự thành công của việc thực hiện hợp đồng tiêu thụ mía đường

43 
47 

4.6.1. Sự hài lòng của nông dân khi bán mía cho nhà máy

47 

4.6.2. Nguyên nhân người dân không hài lòng

48 

4.6.3. Một số rủi ro trong sản xuất mía cây


49 

4.6.4. Nguyện vọng của người trồng mía

51 

4.6.5. Hướng phát triển trong tương lai

52 

4.7. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thực hiện hợp đồng

53 

4.7.1. Giải pháp cho người trồng mía

54 

4.7.2. Giải pháp đối với nhà máy thu mua mía đường

55 

CHƯƠNG 5KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

56 

5.1. Kết luận

56 


5.2 Kiến nghị

57 

5.2.1 Đối với nông hộ

57 

5.2.2. Đối với đơn vị thu mua

58 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

59 

vii


DANH MỤC CHỮ CÁC VIẾT TẮT
UBND

Ủy ban nhân dân

THCS

Trung học cơ sơ 

THPT


Trung học phổ thông

GDP

Gross Domestic Product( tổng sản phẩm quốc nội)

HTX

Hợp tác xã

DFID

Bộ Phát triển Quốc tế Anh

ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

KH-ĐT

Kế hoạch – đầu tư



Trung ương




Quyết định

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

CCS

Chất lượng đường của cây mía (chữ đường

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Lợi Ích và Vấn Đề Khó Khăn của Nông Dân và Doanh Nghiệp

16 

Bảng 3.2: Kết Cục Trò Chơi Khi Giá Cuối Thời Đoạn Cao Hơn Giá Hợp Đồng

21 

Bảng 3.3: Kết Cục Trò Chơi Khi Giá Cuối Thời Đoạn Thấp Hơn Giá Hợp Đồng


22 

Bảng 4.1 Diện Tích Mía Huyện Tây Hòa Từ Năm 2009-2011

28 

Bảng 4.2 Sản Lượng Mía Huyện Tây Hòa qua Các Niên Vụ

29 

Bảng 4.3: Tổng Hợp Quy Hoạch Diện Tích Trồng(DT) Mía trong Vùng Nguyên Liệu 31 
Bảng 4.4 Cơ cấu độ tuổi chủ hộ

32 

Bảng 4.5 Diện Tích Trồng Mía Của Nông Hộ Điều Tra

33 

Bảng 4.6 . Chi Phí của 1ha Mía Theo Từng Loại Qui Mô Diện Tích Mía

34 

Bảng 4.7. Kết Quả- Hiệu Quả 1 ha Mía

35 

Bảng 4.8 Đánh Giá Tình Hình Biến Động Giá Mía của Nông Hộ

39 


Bảng 4.9 Mức tạp chất

40 

Bảng 4.10. Mức Độ Tin Tưởng của Nông Dân về Kết Quả Trừ Tạp Chất của Nhà Máy 40 
Bảng 4.11. Kết Cục Trò Chơi Khi Giá Cuối Thời Đoạn Cao Hơn Giá của Hợp Đồng

41 

Bảng 4.12.Kết Cục Trò Chơi Khi Giá Cuối Thời Đoạn Thấp Hơn Giá của Hợp Đồng

42 

Bảng 4.13. Kết Cục Trò Chơi Có Hệ Số Ràng Buộc Khi Giá Cuối Thời Đoạn Cao Hơn
Giá của Hợp Đồng

43 

Bảng 4.14.Kết Cục Trò Chơi Có Hệ Số Ràng Buộc Khi Giá Cuối Thời Đoạn Thấp
Hơn Giá của Hợp Đồng

45 

Bảng 4.15. Những Nguyên Nhân Người Dân Không Hài Lòng

48 

Bảng 4.16. Hướng Phát Triển Kinh Tế Gia Đình Trong Tương Lai của Những Nông
Hộ Trồng Mía


53 

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1 Các Bên Tham Gia Trong Hợp Đồng Nông Nghiệp

17 

Hình 3.2 Tóm Tắt Mô Hình Thông Tin Bất Cân Xứng

24 

Hình 4.1 Biểu Đồ Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ

33 

Hình 4.2 Biểu Đồ Thể Hiện Đánh Giá về Giá Mía của Nông Dân

38 

Hình 4.3 Biểu Đồ Nhận Biết Chất Lượng Mía của Người Dân

39 

Hình 4.4. Mức Độ Hài Lòng của Nông Dân Đối Với Hợp Đồng Mua Bán Mía

47 


Hình 4.5. Biểu Đồ Lựa Chọn Nơi Bán Mía Trong Tương Lai

49 

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, sản xuất nông nghiệp vẫn còn giữ một vai trò khá quan trọng trong
phát triển kinh tế. Tuy vậy, trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lại gặp
không ít khó khăn, đặt biệt là trong khâu tiêu thụ. Sản phẩm nông nghiệp khi tới mùa
vụ thu mua không thể kéo dài trong thời gian lâu nên khi giá thị trường biến động thì
người dân là người gánh chịu nhiều thiệt hại. Tình trạng “được mùa thì mất giá, mất
mùa thì được giá” thường xuyên diễn ra, khiến người nông dân nhiều lần điêu đứng.
Nông dân chạy theo thị trường, nông sản nào được giá thì trồng và tới khi thu hoạch
lại mất giá, cứ như thế trồng rồi lại chặt, chặt lại trồng diễn ra gây khó khăn trong đời
sống của họ và không ít khó khăn cho Chính phủ trong việc điều hành quản lý sản xuất
nông nghiệp. Để giải quyết khó khăn trong khâu tiêu thụ, ngày 24/06/2002 Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành quyết định 80/2002/QĐ- TTg về khuyến khích tiêu thụ nông
sản thông qua hợp đồng theo cách này thì sản phẩm nông sản do người nông dân làm
ra sẽ được doanh nghiệp bao tiêu theo hợp đồng đã ký kết. Sự thay đổi này tạo bước
phát triển trong sản xuất nông nghiệp, giúp người nông dân tiếp cận với thị trường một
cách dễ dàng hơn, tạo niềm tin để nông dân nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền
kinh tế thị trường. Tuy nhiên, hình thức giao dịch còn khá mới mẻ với cả doanh nghiệp
và nông dân, dẫn đến nhiều bất cập trong việc thực hiện hợp đồng: nông dân không
đảm bảo chất lượng sản phẩm, nông dân bị doanh nghiệp ép giá, không có khả năng

quyết định lợi ích của mình, điều khoản hợp đồng chưa chặt chẽ vì vậy các bên có xu
hướng vi phạm hợp đồng để tăng lợi ích của mình.
Theo thổng kê của sở công thương tỉnh Phú Yên, mùa vụ 2010- 2011 tổng diện
tích trồng mía khoảng 20.577 ha, năng suất bình quân đạt 56,93 tấn/ha, tập trung chủ
1


yếu ở những huyện miền núi như: Sông Hinh, Tây Hòa, Sơn Hòa, Đồng Xuân…Trước
đây khi ngành mía đường ở địa phương chưa mấy phát triển, nông dân phải trồng rất
nhiều nông sản và theo nhu thị trường, khiến cuộc sống vô cùng bấp bênh và khó
khăn.Cuộc sống được cải thiện, kinh tế hộ gia đình khấm khá nhiều lên, xóa đói giảm
nghèo một số địa phương từ khi người dân trồng ổn định cây mía, đặc biệt là khi việc
thu mua mía được nhà máy đảm bảo bằng hợp đồng đều đó chứng tỏ sức sống mạnh
mẽ của ngành mía đường Phú Yên.
Tại xã Sơn Thành Tây khi được hỏi người nông dân về việc có ký kết hợp đồng
bán mía với nhà máy mía đường trong khu vực thì đa phần là có. Tuy nhiên, vấn đề
khó khăn lớn nhất của họ là việc giá cả thấp và không ổn định. Nhiều năm tình trạng
đường nhập lậu tràn vào thị trường làm giá mía rớt giá, và tình trạng quá khắt khe
trong đánh giá chất lượng mía cũng làm giá thấp đi. Một vài năm gần đây nhà máy thu
mua mía đường Tuy Hòa đã bỏ hẳn việc lấy mẫu chữ đường nghĩa là không cần đánh
giá chất lượng của cây mía. Liệu việc làm này có đúng không và người dân có hài lòng
với nó không? Hơn nữa khi bỏ việc lấy mẫu chữ đường thì người trồng mía có vì lợi
ích trước mắt mà quên hẳn chất lượng của cây mía? Và điều đó liệu có gây bất cập cho
việc ký kết hợp đồng mua mía. Còn nhiều bất cập trong việc thu mua mía đường tại
huyện Tây Hòa mà người nông dân luôn là bên gánh chịu thiệt hại nhiều nhất. Với
mong muốn tìm ra những thách thức, rủi ro trong việc ký kết hợp đồng mua bán mía
để có những giải pháp thiết thực nhất giúp người nông dân có thể yên tâm sản xuất và
tiêu thụ mía mang lại hiệu quả. Xuất phát từ những suy nghĩ trên cùng với sự đồng ý
của giáo viên hướng dẫn tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Áp dụng lý thuyết trò
chơi trong quyết định thực hiện hợp đồng tiêu thụ mía tại xã Sơn Thành Tây,

huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên”
1.2. Mục tiêu nhiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Áp dụng lý thuyết trò chơi trong quyết định thực hiện hợp đồng tiêu thụ mía
giữa nông dân và nhà máy tại xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên
 

2


1.2.2.Mục tiêu cụ thể
 Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía tạixã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa
 Phân tích quyết định thực hiện hợp đồng mua bán mía giữa nông dân và nhà
máy
 Phân tích mức độ hài lòng của nông dân trong việc thực hiện hợp đồng mua bán
mía với nhà máy
 Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong quyết định thực hiện hợp
đồng tại địa phương.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Về nội dung
Xem xét tình hình tiêu thụ và sảnxuất của người dân để thấy được những rủi ro
trong việc thực hiện được hợp đồng hay không, áp dụng lý thuyết trò chơi để giảm rủi
ro cho nông dân và nhà máy.
1.3.2. Về không gian
Số liệu thực hiện đề tài được thu thập từ Uỷ ban nhân dân huyện Tây Hòa, từ
điều tra bảng câu hỏi từ 70 hộ nông dân trồng mía tại xã Sơn Thành Tây và những
trạm thu mua mía trên địa bàn huyện Tây Hòa.
1.3.3. Về thời gian
Từ ngày 20/08/2012 đến ngày 20/09/2012 lấy số liệu tại địa phương, làm bản
câu hỏi phỏng vấn nông hộ và trạm thu mua mía

Từ ngày 25/09/2012 xử lý số liệu và hoàn chỉnh đề tài
1.4. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Đề tài được thực hiện và hoàn thành với mong muốn có thêm những giải pháp
để việc sản xuất và đặc biệt là trong khâu tiêu thụ của nông dân được thuận lợi hơn.
Nông dân có thể yên tâm sản xuất và có đời sống kinh tế tốt hơn.
1.5. Cấu trúc luận văn
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nội
dung nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận.

3


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
Giới thiệu tổng thể về tài liệu nghiên cứu đồng thời cũng nêu tổng quan về địa
bàn nghiên cứu như về điều kiện tự nhiên gồm: vị trí địa lý, đất đai, địa hình, khí hậu,
thủy văn và điều kiện xã hội gồm: dân số- lao động, dân tộc tôn giáo, cơ sở hạ tầng,
văn hóa giáo dục, kinh tế địa phương.
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử dụng và
phương pháp để tiến hành nghiên cứu.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Đây là phần trọng tâm của khoá luận, nêu lên kết quả đạt được trong quá trình
thực hiện và phân tích các kết quả về thực tiễn và lý luận.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Đưa ra kết luận cuối cùng của đề tai nghiên cứu, khẳng định được đề tài đáp
ứng được những mục tiêu và ý nghĩa đã đặt ra trước đó. Một số khuyến cáo, kiến nghị
đối với người dân, chính quyền địa phương và nhà nước.

4



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình làm đề tài có tham khảo một số luận văn tốt nghiệp của các anh
chị trong khoa Kinh tế trường đại học Nông Lâm như: Trần Thị Tuyết Sang (2011),
luận văn tốt nghiệp, với đề tài “ Thách thức trong quyết định thực hiện hợp đồng tiêu
thụ mía đường giữa nông dân với nhà máy tại xã Xuân Quang 3, huyện Đồng Xuân,
tỉnh Phú Yên”; Cao Thị Vòng ( 2008), luận văn tốt nghiệp, với đề tài “ Đầu ra tối ưu
và áp dụng lý thuyết trò chơi nhằm giảm rủi ro đầu ra cho cây bắp lai tại xã Tân Nhựt,
huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh”. Cùng với một số lý thuyết có liên quan đến đề
tài như: lý thuyết trò chơi, thông tin bất cân xứng, độc quyền.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a)Vị trí địa lý
Tây Hòa nằm ở phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, có tọa độ đại lý từ 120 47' 15'' đến
130 03' độ vĩ Bắc và 1090 00' 45'' đến 1090 45' độ kinh Đông:


Phía Bắc giáp huyện Sơn Hòa và huyện Phú Hòa



Phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa



Phía Đông giáp huyện Đông Hòa




Phía Tây giáp huyện Sông Hinh
Trên địa bàn có các tuyến giao thông quan trọng nối với các khu vực trong và

ngoài tỉnh, là cầu nối các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ với các tỉnh Tây Nguyên, tạo
điều kiện thuận lợi trao đổi mua bán hàng hóa và liên kết, hợp tác phát triển kinh tế xã hội thông qua hàng lang kinh tế Quốc lộ 29 và ĐT 645.

5


Huyện Tây Hòa gồm 11 xã: Hòa Bình 1, Hòa Bình 2, Hòa Đồng, Hòa Mỹ
Đông, Hòa Mỹ Tây, Hòa Thịnh, Hòa Phong, Hòa Phú, Sơn Thành Đông, Sơn Thành
Tây, Hòa Tân Tây.
b) Địa hình
Địa hình dốc mạnh từ Tây sang Đông, dải đồng bằng hẹp và bị chia cắt mạnh.
Vùng núi và bán sơn địa không cao lắm gồm: hòn Dù-1.470m, hòn Chúa-1.310m, hòn
Kỳ Đà (1.193m), hòn Ong (1.110m), hòn Chảo (742m)... Cũng do cấu tạo địa chất
huyện Tây Hòa cũng có nhiều hang gộp ăn xâu vào núi như : hốc Gạo, hốc Võ, hốc
Răm, hốc Hoành, hốc Nhum. Vùng đồng bằng của huyện với những cánh đồng lúa lớn
của tỉnh Phú Yên.
c) Đất đai
 Tổng diện tích là 60945,06 ha. Gồm nhiều loại Trong đó:
 Đất nông nghiệp: 14198,21 ha
 Lâm nghiệp: 35443,99 ha
 Đất phi nông nghiệp: 4121,9 ha
 Đất chưa sử dụng: 7180,96 ha
 Các loại đất phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau tạo ra những tiểu vùng
sinh thái nông - lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây trồng lâu

năm vùng đồi núi, gồm các nhóm đất sau:
 Đất mặn phèn
 Đất phù sa
 Đất xám
 Đất đen
 Đất đỏ vàng
 Đất mùn vàng đỏ
 Đất mùn
d) Sông ngòi
Sông Ba chảy phía Bắc huyện Tây Hòa từ Tây sang Đông với lưu lượng
208m3/s, ven theo ranh giới giữa Tây Hòa và Phú Hòa với chiều dài gần 40 km, cùng
với các sông nhỏ, như sông Đồng Bò là một phụ lưu hữu ngạn của sông Ba, sông Bánh
6


Lái (phần thượng nguồn của sông Bàn Thạch), sông Bầu Hương, sông Bầu Quay, sông
Trong... Địa hình Tây Hòa chủ yếu là đồng bằng do phù sa của các con sông Ba, sông
Đồng Bò và sông Bánh Lái bồi đắp nên, một ít là vùng đất đỏ bazan nằm ở các xã tiếp
giáp với miền núi là Sơn Thành và Hòa Phú. Huyện Tây Hòa có hệ thông thủy lợi khá
đồng bộ đặc biệt là hệ thống thủy nông Đồng Cam
e) Khí hậu:
Huyện Tây Hòa của tỉnh Phú Yên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm,
đồng thời chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương, trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt:
Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12.
Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 23 – 270C. Lượng mưa trung bình các năm
ở tỉnh Phú Yên vào khoảng 1.200 - 2.300mm. Độ ẩm tương đối của không khí trung
bình 80 - 85%.
2.2.2.Công ty mía đường Tuy Hòa
Lịch sử hình thành: Công ty mía đường Tuy Hoà được thành lập theo Quyết
định số 10 NN-TCCB/QĐ ngày 10-11-1995 của Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát

Triển Nông Thôn , Hiện nay Công ty mía đường Tuy Hoà là doanh nghiệp Nhà nước,
đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công Ty Mía Đường II Công Ty
có 07 phòng chuyên môn nghiệp vụ , 04 phân xưởng , 01 trại mía giống , 10 trạm thu
mua nguyên liệu mía , 01 cửa hàng bán, giới thiệu sản phẩm.
Sản xuất kinh doanh:Mía đường, Cồn, Rượu, men thực phẩm, nước giải khát,
CO2, phân bón, ván ép, các sản phẩm cơ khí.
Diện tích đất đang sử dụng : 450.748 m2
Đất nông nghiệp : 319.101 m2
Đất nhà ở và trạm nguyên liệu : 65.610 m2
Đất nhà xưởng và đường nội bộ : 66.037 m2
2.3. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.3.1 Dân số - lao động
Theo thống kê của huyện năm 2010, toàn huyện có 11 xã với diện thích tự
nhiên 609,45 km2, với tổng dân số la 116.272 người, mật độ dân số 191,53 người/km2.
Dân số trung bình phân theo giới tính với 58.246 nam giới, 58.026 nữ giới và có
31.437 hộ gia đình sống trên địa bàn. Tỷ lệ sinh là 18,085‰, tỷ lệ tử là 6,27‰, do đó
7


tỷ lệ tăng tự nhiên là 11,81‰. Cũng theo thống kê của huyện thì có 3.101 người làm
việc trong các ngành kinh tế thuộc khu vực Nhà nước, trong đó lao động nhiều nhất là
trong ngành giáo dục với 1.877 người, ngành có lao động ít nhất thuộc khu vực Nhà
nước là sản xuất – phân phối điện nước và ngành tài chính – tín dụng.
2.3.2. Dân tộc – tôn giáo
Đa phần là dân tộc kinh, tôn giáo chính là đạo Phật còn số nhỏ theo đạo Thiên
Chúa.
2.3.3. Cơ sở hạ tầng
Theo báo cáo thường niên của huyện, năm 2010 tổng giá trị tài sản cố định tăng
lên đột biến, vào năm 2009 chỉ đầu tư vào cơ sở hạ tầng là 17.785 triệu đồng thì năm
2010 đã là 111.011 triệu. Nguyên nhân của việc tăng này là việc đầu tư này là xây

dựng công trình như UBND huyện, trường Trung học phổ thông mới. Nguồn vốn đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng được UBND tỉnh viện trợ là 93.433 triệu đồng, còn lại là từ
nhiều nguồn nguồn vốn khác như ở Trung Ương, từ nguồn vốn tín dụng, vốn đầu
tưcủa các doanh nghiệp Nhà nước, vốn nhân dân, tiền vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,
và từ nhiều nguồn vốn viện trợ khác…
2.3.4. Về y tế - giáo dục
Về y tế, với nguồn vốn ngân sách trung ương và địa phương, UBND huyện Tây
Hòa đã đầu tư xây dựng mới Trung tâm y tế huyện với trang thiết bị hiện đại, nhằm
đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Với 15 cơ sở y tế gồm 1 bệnh
viện, 2 phòng khám đa khoa, trung tâm y tế dự phòng và 10 trạm y tế xã.Bên cạnh đó
địa phương cũng thực hiện chính sách thu hút nhân tài, từ đây chất lượng dịch vụ
khám chữa bệnh được cải thiện đáng kể, sức khỏe của người dân ngày một nâng cao
với 155 cán bộ làm trong ngành trong đó có 17 bác sĩ. 100% bà mẹ và trẻ em được
tiêm phòng các bệnh nguy hiểm tại các trạm y tế mỗi xã theo định kỳ. Trong huyện
không xảy ra những dịch bệnh bùng phát, trung tâm y tế huyện cũng chú trọng tổ chức
và quản lý tốt các trạm y tế xã, nhằm phát hiện và cấp cứu kịp thời cho những ca bệnh
ở xa bệnh viện huyện.
Về giáo dục, trên địa bàn huyện 100% trẻ em được đến trường, tỷ lệ phổ cập
THCS đạt100% và phổ cập THPT đạt 90%. Tính đến năm 2011 trong huyện đã có 22
trường tiểu học, 10 trường THCS, 1 THCS - THPT, 2 trường THPT, số lượng trường
8


lớp được bố trí hợp lý với tất cả các cấp học, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh
đến trường. Tổng số giáo viên trong địa bàn huyện là 1.355 người, 586 giáo viên tiểu
học, 559 giáo viên THCS, 93 giáo viên THPT.Học sinh tốt nghiệp THPT xong có
nhiều lựa chọn học tập tại tỉnh nhà. Thành phố Tuy Hòa là nơi tập trung 2 trường đại
học, 2 trường cao đẳng và một phân viện, với chất lượng đào tạo tốt.
Như vậy với việc đầu tư, xây dựng và quản lý hợp lý hệ thống y tế, giáo dục
của tỉnh và huyện đảm bảo cho địa phương chủ động nguồn nhân lực và phát triển bền

vững
2.3.5. Về kinh tế
Với tốc độ tăng trưởng GDP: 21,79%/năm (giai đoạn 2000 - 2005). Thu nhập
bình quân: 5,1 triệu đồng/người/năm (năm 2005), trong đó cơ cấu kinh tế phân theo
ngành là: Công nghiệp - Xây dựng: 22,88%, Thương mại - Dịch vụ: 20,52%, Nông Lâm - Thủy sản: 56,6%. Riêng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2010 đạt
399.488 triệu đồng, trong đó trồng trọt chiếm 59% giá trị mà ngành đạt được.
Về trồng trọt, nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất
mà liên tục sản lượng của các sản phẩm nông nghiệp tăng qua các năm. Sản lượng cây
lương thực như: lúa là 88.788 tấn, hạt ngô là 3.229 tấn, sản lượng rau tươi 10.825 tấn;
với một số cây công nghiệp lâu năm cũng tăng sản lượng như: hồ tiêu 799 tấn tăng so
với năm trước 15%. Với cây lấy bột như khoai mì thì sản lượng tăng cao vào năm
2008 với 35.896 tấn nhưng tới năm 2010 thì lại giảm mạnh chỉ còn 22.618 tấn vì
người dân đã chuyển sang trồng cây mía nhiều lên. Nhờ đẩy mạnh công tác trồng
rừng, bảo vệ rừng phủ xanh đồi trọc mà diện tich rừng cũng liên tục tăng qua các năm
từ năm 2006 đến năm 2010 độ che phủ của rừng tăng 46%.
Về chăn nuôi: địa phương tăng cường công tác kiểm tra và triển khai các biện
pháp phòng chống dịch bệnh , nhất là dịch cúm gia cầm nên số lượng gia cầm tăng về
số con từ nam 2009 là 447.700 con lên 552.220 con năm 2010. Hiện tại chăn nuôi
đang được khuyến khích mở rộng theo hướng nuôi theo kiểu trang tại với quy mô lớn
tập trung những vùng ít dân sinh sống để vừa đảm nảo môi trường không bị ô nhiễm
vừa đáp ứng nhu cầu kinh tế cho nhiều nông hộ.

9


2.3.6. Tình hình sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp theo giá cố định năm 2010 là 189.640 triệu
đồng trong đó giá trị thuộc doanh nghiệp chiếm 62% tổng giá tri còn lại là thuộc thành
phần cá thể hộ gia đình. Tại huyện ngành công nghiệp chế biến là phát triển nhất với
1.006 cơ sở sản xuất chế biến những loại hàng hóa phụ cho đời sống sinh hoạt. Ngành

công nghiệp chế biến sản xuất thực phẩm – đồ uống phát triển mạnh với 625 cơ sở chế
biến thu hút 2.618 lao động, ngoài ra sản xuất trang phục và một số ngành tiểu thủ
công như tráng bánh tráng, sản xuất bún, sản xuất rượu, sản xuất trứng, gạo xay xát
cũng rất phát triển.
UBND huyện phối hợp ngân hàng chính sách xã hội trong tỉnh luôn khuyến
khích, tạo điều kiện thuận lợi để công tác vay vốn nhanh chóng nhất, từ đó tạo cơ hội
để nhiều ngành thủ công nghiệp được mở rộng, nâng cao chất lượng của sản phẩm làm
ra phục vụ tốt cho nhu cầu tiêu dùng của người dân tại địa phương.
2.3.7. Hoạt động kinh doanh – dịch vụ
Có nhiều HTX trong huyện song HTX nông nghiệp kinh doanh dịch vụ Hòa
Phong thuộc xã Hòa Phong là HTX kinh doanh thành công nhất trong mô hình này.
HTX Hòa Phong hiện có 2.613 hộ/5.464 xã viên. Tổng vốn kinh doanh của HTX gần 5
tỉ đồng, trong đó vốn lưu động 3,4 tỉ đồng. Ngoài ra, các nguồn quỹ HTX cũng lên tới
1,56 tỉ đồng, vốn huy động tiền gửi 1,2 tỉ đồng. HTX đã thực hiện hàng loạt loại hình
kinh doanh đem lại hiệu quả như dịch vụ kinh tế hộ phục vụ đời sống xã viên, sản xuất
đá lạnh cây, dịch vụ đầu tư tín dụng nội bộ, mua bán vật tư nông nghiệp, bán lẻ xăng
dầu các loại, dịch vụ điện dân dụng, khai thác khoáng sản cát, liên kết dạy tin học ngắn
hạn. Hòa Phong là HTX đầu tiên của tỉnh được nhận danh hiệu Anh hùng Lao động
thời kỳ đổi mới giai đoạn 1995–2005, phương châm hoạt động của HTX là lấy hiệu
quả sản xuất kinh doanh làm mục tiêu trong quá trình quản lý, điều hành, đảm bảo giải
quyết tốt các mối quan hệ về sở hữu, quản lý, phân phối và thực hiện đầy đủ các nghĩa
vụ đối với Nhà nước.

10


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận

3.1.1. Thực trạng hợp đồng nông nghiệp tại Việt Nam
Về mặt lịch sử, hợp đồng nông sản sinh ra cùng với sự phá vỡ của các đồn điền
tại các nước thuộc địa sau khi giành độc lập và lúc đó các công ty nước ngoài bị đe
dọa quốc hữu hóa và khi có các cơ hội mới về lợi nhuận do thay đổi phân công lao
động quốc tế. Xu hướng này được các nhà tài trợ hỗ trợ mạnh mẽ trong các chương
trình triển khai liên kết của nhà nước hoặc tư nhân để tạo ra quan hệ đối tác năng động
giữacác doanh nghiệp kinh doanh nông sản và người sản xuất nhỏ, nhằm mục đích
chuyển giao và đổi mới công nghệ cũng như phát triển thị trường. Thêm vào đó, quá
trình tự do hóa thị trường và toàn cầu hóa do tác động của tổ chức thương mại thế giới
(WTO) đi liền với sự tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp nông sản và người sản
xuất nhỏ ở các nước đang phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tại các
nước đã phát triển đối với nông sản có chất lượng cao, với tính chuyên biệt cao và
thương hiệu cụ thể.
Ngày 04/01/1995 chính phủ ban hành Nghị định số 01/CP với bản Quy định về
việc giao khoán đất để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng
thủy sản trong các doanh nghiệp nhà nước.
Ngày 08/11/2005 chính phủ ban hành 135/2005/NĐ-CP thay thế cho nghị định
số 01/CP về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước
nuôi trồng thủy sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh.
Ngày 24/06/2002, thủ tướng chính phủ ban hành quyết định 80 về chính sách
khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, nhằm gắn sản xuất với
chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa để phát triển sản xuất ổn định và bền vững,
11


nhằm tăng cường việc sử dụng hợp đồng để cải thiện tình hình thu mua nông sản và
tính hiệu quả của kinh tế nông thôn, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp từ việc
sản xuất tự cung tự cấpmột nền nông nghiệp thương mại hóa cao hướng tới xuất khẩu.
QĐ này thường được biết dưới tên liên kết bốn nhà, tập trung vào việc đẩy nhanh quan
hệ hợp đồng để tăng cường hiệu quả thu mua nông sản của nông dân và đổi mới công

nghệ trong kinh tế nông nghiệp. Chính phủ đã thực hiện nhiểu biện pháp để khuyến
khích sử dụng hợp đồng nông sản thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho các bên
tiếp cận với vốn, đất đai và cơ sở hạ tầng.
Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa ký giữa các doanh nghiệp với người sản
xuất theo các hình thức :
Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản hàng hóa.
Bán vật tư mua lại nông sản hàng hóa.
Trực tiếu tiêu thụ nông sản hàng hóa.
Liên kết sản xuất : hộ nông dân dược sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp
vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất sau
đó nông dân được sản xuất trên đất đã góp cổ phần, liên doanh, liên kết hoặc cho thuê
và bán lại nông sản cho doanh nghiệp, tạo sự gắn kết bền vững giữa nông dân và
doanh nghiệp.
Theo thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu đánh
giá một số hình thức hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản ởViệt Nam” do Ngân hàng
Phát triển Châu Á (ADB), Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) phối hợp Bộ KH-ĐT
Việt Namtổ chức ngày 14/5/2012 tại Hà Nội: “Không ngành hàng nông nghiệp nào ở
Việt Nam có hợp đồng vượt quá 30% tổng sản lượng”.
Theo TS. Chu Tiến Quang, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ (Bộ KH-ĐT),
khảo sát tại một số địa phương thấy rằng, chưa có sự cải thiện nào đáng kể trong việc
thực hiện ký kết hợp đồng nông nghiệp bao tiêu sản phẩm.
Các chuyên gia nhận thấy, trong QĐ 80 của Chính phủ, phương thức hợp đồng
và các mẫu hợp đồng có nhiều điều quy định “cứng” để ràng buộc, trong khi thực tế lại
thường xuyên thay đổi nên nông dân không thể đáp ứng đúng hợp đồng. Tình hình
càng bế tắc hơn khi doanh nghiệp và nhà chế biến miễn cưỡng kiện một nhóm nông
12


dân ra tòa nhằm đòi bồi thường thiệt hại. Vô tình chung cũng sẽ ảnh hưởng đến uy tín
củadaonh nghiệp tại địa phương đó.

Một điều đáng chú ý, dù QĐ 80 hỗ trợ cung cấp tín dụng cho bất kỳ loại hình
doanh nghiệp nào áp dụng hệ thống hợp đồng nông nghiệp. Thế nhưng thực tế, chỉ có
doanh nghiệp gắn hai chữ “nhà nước” mới nhận được hỗ trợ tài chính để hoạt động
theo hợp đồng. Vì vậy, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã vô tình bị loại trừ ra
khỏi sự hỗ trợ vốn của Nhà nước.
3.1.2. Lý thuyết về hợp đồng nông nghiệp
a) Khái niệm
Eaton và Shepherd (2001) định nghĩa sản xuất theo hợp đồng là “thoả thuận
giãu người nông dân với các doanh nghiệp chế biến hoặc doanh nghiệp kinh doanh
trong việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm nông nghiệp dựa trên thoả thuận giao
hàng trong tương lai, giá cả đã được định trước”.
Theo Sykuta và Parcell (2003), sản xuất theo hợp đồng trong nông nghiệp đưa
ra những luật lệ cho việc phân bổ ba yếu tố chính: lợi ích, rủ ro, và quyền quyết định.
Điều này có nghĩa là kết quả mùa màng thu hoạch được sẽ được phân chia giữa nông
dân và doanh nghiệp theo một tỷ lệ nhất định theo 3 yếu tố trên. Việc kí hợp đồng
phân chia như vậy được xem là giải pháp tối ưu cho cả hai bên. (Nguồn: TS. Bảo
Trung, 2007)
b) Điều kiện hình thành
Cơ sở chính cho hợp đồng nông sản là lí thuyết “chi phí giao dịch”, trong đó
quan tâm tới ba yếu tố chính cho sự hình thành và phát triển của các hợp đồng nông
sản, cụ thể là: tính hợp lý bị giới hạn, tính cơ hội và tính cụ thể của tài sản. Nếu không
có sự chi phối của các yếu tố giao dịch thị trường thì sẽ không cần có các hợp đồng
nông sản bởi vì các daonh nghiệp kinh doanh nông sản có thể mua tất cả nguyên vật
liệu trên thị trường bán trao tay để đáp ứng nhu cầu của họ một cách nhanh chóng và
hoàn hảo. Một lựa chọn khác cho mua nguyên liệu là doanh nghiệp kinh doanh nông
sản có thể tự thiết lập các đồn điền riêng của họ. Tuy nhiên lựa chọn này có thể sinh ra
các cho phí giao dịch khác như chi phí giám sát, rủi ro của các mùa vụ, chi phí mua/
thuê đất và chi phí tập huấn kĩ thuật. Vì vậy, hợp đồng nông sản chỉ cần thiết khi nó
13



tạo ra chi phí giao dịch thấp hơn so với các phương án lựa chọn khác. (Nguyễn Đỗ
Anh Tuấn, 2007).
c) Phân loại
Hợp đồng nông nghiệp theo 4 môn hình chính.
Mô hình đa thành phần
Trong mô hình này, hợp đồng thường được thực hiện thông qua hợp tác xã và
các nhóm nông dân, mặc dù trong một vài trường hợp doanh nghiệp có thể triển khai
hợp đông thông qua các đại lý thu mua của họ. Doanh nghiệp rất đa dạng bao gồm các
doanh nghiệp chế biến ( công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty tư nhân), siêu thị,
công ty bán buôn và bán lẻ. Mô hình đa thành phần cũng liên quan đến nhiều loại nông
sản khác nhau, sản phẩm đa dạng từ cây ngắn ngày (như lúa, rau, bông) cho đến cây
dài ngày. Loại hợp đồng này rất thích hợp cho nông hộ quy mô nhỏ sản xuất các mặt
hang nông sản có tính rủi ro cao, cần có nhu cầu tạo lập thương hiệu. Bên mua chi
phối mạnh mẽ thị trường tiêu thụ trong mô hình này, vì thế qui mô và phạm vi của hợp
đồng phụ thuộc vào khử năng tiêu thụ và năng lực của bên doanh nghiệp thu mua.
Mô hình tập trung hoá
Trong mô hình tập trung hoá, doanh nghiệp làm hợp đồng trực tiếp với người
nông dân. Vì vậy doanh nghiệp thường không có động lực để kí hợp đồng với các
nông họ qui mô nhỏ vì các chi phí giao dịch cao, trừ trường hợp các nông hộ sở hữu
các nguồi lực để cung cấp các nông sản đặc biệt. Đối với các nông hộ qui mô nhỏ,
doanh nghiệp thường khuyến khích họ thành lập các HTX hoặc nhóm nông dân để kí
hợp đồng. Trong trường hợp này doanh nghiệp thường có qui mô lớn , đặc biệt là các
doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nông dân kí hợp đồng thường phải có vốn
để đầu tư xây dựng cơ bản khá lớn. Hợp đồng này dạng chủ yếu phát sinh khi các
doanh nghiệp muốn lập vùng nguyên liệu ổn định sau khi đã đầu tư xây dựng cơ sở
chế biến lớn tại một vùng cụ thể.
Mô hình đồn điền trung tâm
Trong mô hình này doanh nghiệp cũng có hợp đồng trực tiếp với nông dân,
nhưng ngoài ra doanh nghiệp còn có quyền sở hữu hoặc kiểm soát đối với đất canh tác

cho nông dân thuê sử dụng. Bên A trong mô hình đồn điền trungg tâm thường là các
nông trường quốc doanh được cổ phần hoá và giao khoán đất cho nông hộ trong thời
14


×