Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Luận văn thạc sĩ Tăng cường công tác quản lý ngân quỹ bảo hiểm thất nghiệp tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.13 KB, 119 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
~~~~~~*~~~~~~

NGUYỄN VIỆT THẮNG

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NGÂN QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Chuyên ngành: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI VĂN HƯNG

HÀ NỘI, 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các
số liệu, tư liệu được nêu và trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và
trung thực. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Thắng

LỜI CẢM ƠN


Tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng dẫn của tôi, PGS.TS.
Bùi Văn Hưng, người đã tận tình hướng dẫn và cho những ý kiến định hướng quý
báu giúp tôi thực hiện nghiên cứu này.


Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo Viện Ngân hàng
– Tài chính - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đào tạo và giúp đỡ khoa học
trong quá trình hoàn thiện nghiên cứu này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến Ban lãnh đạo Cục Việc làm, Trung tâm
Quốc gia về Dịch vụ việc làm, phòng nghiệp vụ Bảo hiểm thất nghiệp, gia đình, bạn
và đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Thắng


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACOSS
ANPE
ASEAN
ASSEDIC
BHTN
BHXH
EIU
ILO
IMF
MHRSS
MSWL
NLĐ
NSDLĐ
NHTG
TCTK


Cơ quan an sinh xã hội quốc gia Pháp
Cơ quan dịch vụ việc làm Pháp
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Cơ quan đặc trách bảo hiểm thất nghiệp Pháp
Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm xã hội
Cơ quan Tình báo Kinh tế Pháp
Tổ chức lao động quốc tế
Quỹ tiền tệ quốc tế
Bộ Nguồn nhân lực và Dịch vụ xã hội Trung Quốc
Bộ Phúc lợi xã hội và Lao động Mông Cổ
Người lao động
Người sử dụng lao động
Ngân hàng thế giới
Tổng cục Thống kê

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
BẢNG

BIỂU ĐỒ


SƠ ĐỒ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
~~~~~~*~~~~~~

NGUYỄN VIỆT THẮNG


TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NGÂN QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Chuyên ngành: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ

HÀ NỘI, 2014


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách BHTN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009, qua 5 năm thực
hiện chính sách BHTN đã nhận được đồng tình, ủng hộ của người lao động, chủ sử
dụng lao động, góp phần ổn định tình hình kinh tế - chính trị - xã hội. Từ đó đến
nay, qua thực tế hoạt động của ngành bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm thất
nghiệp nói riêng, nhiều thiếu sót, bất cập đã bộc lộ như tình trạng thu không đủ, các
quy định pháp luật về BHTN chưa phù hợp với tình hình thực tế dẫn đến trục lợi
quỹ bảo hiểm thất nghiệp, sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng còn hạn
chế… tất cả những yếu kém bất cập trên đã làm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của
hệ thống BHTN nói chung và trực tiếp là công tác quản lý ngân quỹ bảo hiểm thất
nghiệp nói riêng, từ đó làm tăng gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, bản thân được tham gia khóa học Thạc
sỹ Kinh tế Tài chính – Ngân hàng, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tăng cường
công tác quản lý ngân quỹ bảo hiểm thất nghiệp tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam”
làm đề tài nghiên cứu cho bản luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình.

2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài nêu trên, luận văn hướng tới mục tiêu nghiên cứu sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về quản lý ngân quỹ
BHTN trong hệ thống BHXH làm cơ sở lý thuyết phân tích thực trạng quản lý ngân
quỹ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân quỹ BHTN 2009-2013
để tìm ra những mặt tích cực và những điểm yếu kém nhằm đề xuất giải pháp tăng
cường quản lý ngân quỹ BHTN trong thời gian tới.

3. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh
mục từ viết tắt, nội dung luận văn được chia làm 3 chương:


CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN
LÝ NGÂN QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
1.1. Tổng quan về bảo hiểm thất nghiệp và tầm quan trọng của ngân quỹ
bảo hiểm thất nghiệp
1.1.1. Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp
BHTN có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc
gia, đó là:
- Bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi mất việc làm
- Phân phối lại thu nhập
- Động viên người lao động hăng hái làm việc
- Hình thành quỹ để phát triển sản xuất - kinh doanh
- Tạo điều kiện gắn bó giữa lợi ích của Nhà nước và người lao động

1.1.2. Đặc điểm của bảo hiểm thất nghiệp
BHTN là một chính sách nằm trong hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội
của mỗi quốc gia và có những đặc điểm cơ bản là:
- Đối tượng áp dụng BHTN là những người trong độ tuổi lao động, có sức
lao động, bị mất việc làm nhưng luôn sẵn sàng trở lại làm việc.

- BHTN không chỉ dừng ở việc thu và chi tiền bảo hiểm mà còn gắn liền với
tình trạng cung, cầu trên thị trường lao động, với các dòng di chuyển lao động.
- BHTN xuất phát từ quan hệ lao động nhưng khi thực hiện lại chủ yếu thuộc
lĩnh vực việc làm. Việc trợ giúp tài chính cho người lao động bị thất nghiệp để sớm
ổn định cuộc sống luôn gắn liền với việc giải quyết việc làm cho họ.

1.2. Quản lý ngân quỹ bảo hiểm thất nghiệp
1.2.1. Khái niệm quản lý ngân quỹ và sự cần thiết phải quản lý ngân quỹ
bảo hiểm thất nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm quản lý ngân quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Việc quản lý ngân quỹ bao hàm tất cả các hoạt động liên quan đến việc thu,
chi, đầu tư tăng trưởng. Việc quản lý ngân quỹ BHTN do nhà nước trực tiếp quản lý


tập trung, thống nhất, có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước từng thời kỳ.

1.2.1.2. Sự cần thiết phải quản lý ngân quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Quỹ BHTN phải được quản lý một cách chặt chẽ thống nhất góp phần đảm
bảo vai trò của quỹ, tránh gây thiệt hại ảnh hưởng tới các bên tham gia như người
lao động, nhà nước, chủ sử dụng lao động và gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

1.2.1.3. Nguyên tắc quản lý ngân quỹ bảo hiểm thất nghiệp
- Ngân quỹ bảo hiểm thất nghiệp phải được quản lý thống nhất, dân chủ,
công khai và hạch toán độc lập
- Nhà nước thống nhất quản lý bảo hiểm thất nghiệp

1.2.2. Nội dung quản lý ngân quỹ của bảo hiểm thất nghiệp
1.2.2.1. Quản lý thu
- Quản lý đối tượng tham gia BHTN (theo điều 2 luật BHXH )

- Tổ chức thực hiện thu BHTN
- Quy trình thu BHTN

1.2.2.2. Quản lý chi
- Các chế độ chi trả BHTN: Chi trả trợ cấp thất nghiệp, chi hỗ trợ học nghề,
tư vấn giới thiệu việc làm, chi bảo hiểm y tế và chi phí quản lý
- Tổ chức thực hiện chi
- Quy trình chi trả BHTN

1.2.2.3. Quản lý đầu tư ngân quỹ bảo hiểm thất nghiệp
- Nguyên tắc đầu tư: Đảm bảo các nguyên tắc an toàn, sinh lời, lợi ích kinh tế
xã hội.
- Các phương thức đầu tư: Có thể cho vay, mua trái phiếu, gửi ngân hàng…

1.2.2.4. Tài trợ ngân quỹ thâm hụt
Tài trợ thâm hụt ngân quỹ có thể được lấy từ việc đi vay, ngân sách nhà
nước, bán tài sản đầu tư, hoặc tăng mức đóng góp từ phía người lao động, hoặc kết
hợp các phương án trên.


1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý ngân quỹ bảo hiểm thất nghiệp
1.3.1. Các nhân tố chủ quan
- Quan điểm của ban lãnh đạo
- Cơ cấu tổ chức, phạm vi hoạt động
- Bộ máy quản lý ngân quỹ
- Công nghệ tin học trong quản lý

1.3.2. Các nhân tố khách quan
- Môi trường pháp luật
- Hệ thống ngân hàng

- Thị trường tiền tệ, chứng khoán
- Thị trường lao động

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ NGÂN
QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009-2013
2.1. Thực trạng công tác quản lý ngân quỹ bảo hiểm thất nghiệp tại Bảo
hiểm Xã hội Việt Nam
2.1.1. Công tác thu bảo hiểm thất nghiệp
- Quy trình thu: Ở nước ta, phí BHTN được thu đồng thời cùng với các loại
phí BHXH bắt buộc khác. Quy trình thu BHXH, BHYT bắt buộc đang được thực
hiện theo Quyết định số 1333/QĐ-BHXH ngày 21/02/2008 và Quyết định 902/QĐBHXH ngày 26/06/2007 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
- Kết quả thu: Nguồn thu BHTN được hình thành từ 3 nguồn là NLĐ, DN và
Nhà nước, số tiền thu của quỹ BHTN là 3% chia đều cho 3 nhóm. Sau 5 năm thực
hiện chính sách BHTN, quỹ luôn có số thu lớn, hàng năm tăng nhanh cả về số người
tham gia và số tiền đóng góp, cụ thể: số người tham gia năm 2009 là 5,99 triệu
người với số tiền thu được là 3.553 tỷ đồng thì đến hết năm 2013 số người tham gia
là 8,67 triệu người (tăng thêm 44%) và số tiền là 10.096 tỷ đồng, tăng thêm 184%


so với năm 2009. Số người tham gia BHTN hiện nay chiếm gần 80% trong tổng số
người tham gia BHXH bắt buộc (10.881.065 người).
Xét theo đối tượng thu là khối doanh nghiệp, đoàn thể thì số thu BHTN phần
lớn từ khối HCSN và khối DN. Số thu từ khối DN có vốn nước ngoài là cao nhất,
chiểm tới 31,8% năm 2012 và năm 2013 là 27,9%; thấp nhất là ở hộ cá thể và cá
nhân khác (chiếm chưa tới 0,1%). Khối DN ngoài quốc doanh có lượng tiền đóng
BHTN khá cao tuy nhiên lại không vượt trội so với các nhóm khác, nhất là với
nhóm HCSN, năm 2013 số thu BHTN từ khối DN ngoài quốc doanh chỉ bằng 90%
số thu từ khối HCSN. Từ đó cho thấy việc kiểm soát thu dựa trên mức lương của
NLĐ chưa đảm bảo đúng, đủ.

- Tình trạng nợ đọng: Đến hết năm 2013, số nợ đóng BHTN vẫn còn 307,8 tỷ
đồng, trong đó phần NSNN nợ trên 144 tỷ đồng và đơn vị sử dụng lao động nợ
157,7 tỷ đồng. Sở dĩ số nợ đọng vẫn còn lớn như vậy là vì những năm gần đây tình
hình kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, mặt khác các quy định
của pháp luật về xử phạt hành vi vi phạm đóng BHTN còn hạn chế, tính pháp lý
chưa cao.

2.1.2. Công tác chi bảo hiểm thất nghiệp
Chi BHTN bắt đầu từ năm 2010 với 2 hình thức chủ yếu đó là chi trả trực
tiếp hoặc chi trả bằng chuyển khoản. Qua 4 năm chi trả BHTN, số người hưởng trợ
cấp thất nghiệp tăng gần gấp 3 lần, còn số tiển chi trả đã tăng gần gấp 6 lần.
Tình hình thực hiện chi trả các chế độ BHTN:
- Chi trả chế độ trợ cấp thất nghiệp: Xu hướng gia tăng chi trợ cấp thất
nghiệp tăng mạnh trong năm 2012, năm 2011 số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp là
1.080,7 tỷ đồng thì đến hết năm 2012 là 2.531,6 tỷ đồng (tăng 134%); riêng chi
năm 2013 là 3.549 tỷ đồng (tăng 40% so với năm 2012). Sở dĩ có tỷ lệ tăng này là
do số người hưởng tăng lên, đồng thời từ tháng 01/2012 bắt đầu có cả đối tượng
hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian 06 tháng, tiền lương tối thiểu chung tăng
dẫn đến mức đóng BHTN tăng, kéo theo đó mức hưởng BHTN cũng tăng.


- Chi trả chế độ hỗ trợ học nghề: Số tiền chi trả cho việc hỗ trợ học nghề
chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số chi cho các chế độ BHTN, năm 2010 là 202 triệu
đồng (chiếm 0,033% so với tổng số chi BHTN), năm 2011 là 629 triệu đồng (chiếm
0,05%), năm 2012 là 2.156 triệu đồng (chiếm 0,076%), năm 2013 là 4.430 triệu
đồng (chiếm 0,114%). Nguyên nhân là do người lao động có tâm lý chú trọng đến
khoản trợ cấp thất nghiệp mà không quan tâm đến học nghề, có địa phương không
có người học nghề trong năm qua.
- Chi trả chế độ tư vấn, giới thiệu việc làm: Hiện nay, do chưa có hướng dẫn
cụ thể của Bộ tài chính về kinh phí chi cho Trung tâm giới thiệu việc làm thực hiện

tư vấn trực tiếp cho người lao động thất nghiệp nên tạm dừng chi hỗ trợ tư vấn, giới
thiệu việc làm.
- Chi trả chế độ bảo hiểm y tế: Từ năm 2010, mức đóng bảo hiểm y tế là
4,5% tiền lương, tiền công bình quân/tháng. Như vậy, số tiền chi từ quỹ BHTN để
đóng bảo hiểm y tế cho người thất nghiệp sẽ tăng nhanh qua từng năm. Theo số liệu
của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số tiền chi đóng bảo hiểm y tế năm 2010 là gần 17,4
tỷ đồng; năm 2011 là 44,8 tỷ đồng; số tiền chi đóng bảo hiểm y tế năm 2012 là
111,4 tỷ đồng và năm 2013 là 148,02 tỷ đồng. Như vậy, chi chế độ bảo hiểm y tế từ
quỹ BHTN cũng là một khoản chi khá lớn và có xu hướng tăng trong những năm
tới. Theo đánh giá của nhiều địa phương, việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người thất
nghiệp còn nhiều hạn chế, nhất là ở giai đoạn đầu, ảnh hưởng đến quyền lợi của
người lao động khi không may bị ốm đau, tai nạn, thai sản..
- Chi phí quản lý: Quy định tại khoản 4, điều 5 của Thông tư số
96/2009/TT-BTC ngày 25/6/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối
với quỹ BHTN về việc quản lý và sử dụng kinh phí chi quản lý BHTN để tổ chức
tiếp nhận hồ sơ và giải quyết chế độ BHTN. Hiện tại mức chi phí quản lý quỹ
BHTN đang cao hơn so với các khoản chi hỗ trợ học nghề, tư vấn giới thiệu việc
làm.


2.1.3. Thực trạng cân đối thu chi, phát triển ngân quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam, tính đến hết 2013 tổng số tiền
thu BHTN (2009 – 2013) bao gồm cả nợ đọng là 41.808 tỷ đồng, số tiền đó chi trả
từ 2009 đến nay là 8.547 tỷ đồng, chiếm khoảng 20,44% tổng số thu quỹ BHTN.
Cân đối thu - chi nguồn quỹ BHTN cuối năm ước đạt kết dư trên 33.000 tỷ đồng
vào cuối năm 2013. Mặc dù vậy tỷ lệ sử dụng quỹ tăng nhanh qua các năm từ 2009
– 2013 (năm 2009 chưa phải chi, đến năm 2010 là 9,78%; năm 2013 tỷ lệ chi là
30,68%), do đó nếu không có biện pháp kịp thời sẽ khó khăn trong việc cân đối thu
chi trong thời gian tới.


2.2. Đánh giá công tác quản lý ngân quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong thời
gian vừa qua
2.2.1. Những kết quả đạt được
- Nhận thức về quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và người lao động
đã có bước chuyển biến cơ bản trong khi tham gia BHTN.
- Cơ quan BHXH được tổ chức theo hệ thống ngành dọc ở 3 cấp.
- Quỹ BHTN được quản lý tập trung thống nhất, công khai, minh bạch theo
cơ chế quản lý tài chính của nhà nước.

2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.2.2.1. Hạn chế
- Tình trạng nợ đóng bảo hiểm thất nghiệp còn khá lớn, tính đến 2013 số nợ
đọng BHTN là 307 tỷ đồng.
- Việc xác định chính xác số lượng đơn vị, những người thực tế làm việc tại
đơn vị mà thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp chưa được rà soát và quản
lý chặt chẽ. Tình trạng lợi dụng kẽ hở của Luật Bảo hiểm để trốn đóng phí bảo hiểm
còn đang diễn ra.
- Việc nhận tiền trợ cấp của người thụ hưởng còn chậm được giải quyết
- Chưa triển khai kết nối phần mềm quản lý bảo hiểm thất nghiệp của ngành
lao động- Thương binh và xã hội với cơ quan BHXH


- Dự báo quỹ BHTN khá khó khăn khi mà chính sách BHTN mới thực hiện
được khoảng thời gian ngắn

2.2.2.2. Nguyên nhân
- Nhận thức của một số người lao động, người sử dụng lao động, cơ quan ban
ngành, tổ chức về chính sách bảo hiểm thất nghiệp còn hạn chế
- Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó
khăn

- Việc chi trả và tiếp nhận, giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp giao cho 2
cơ quan thực hiện
- Các quy định về BHTN chưa kịp thời bổ sung sửa đổi

CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP CƠ BẢN TĂNG CƯỜNG CÔNG
TÁC QUẢN LÍ NGÂN QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 ĐẾN 2020
3.1. Giải pháp tăng cường công tác quản lý ngân quỹ bảo hiểm thất
nghiệp tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam
3.1.1. Các giải pháp về cân đối thu – chi, phát triển ngân quỹ BHTN
3.1.1.1. Tăng thu ngân quỹ bảo hiểm thất nghiệp
- Đối với khoản thu từ người lao động, người sử dụng lao động: Mở rộng đối
tượng tham gia, tăng cường rà soát lại đối tượng thuộc diện phải đóng BHTN
- Đối với các khoản thu khác: Tăng cường viện trợ từ các tổ chức trong và
ngoài nước, tìm kiếm những kênh đầu tư mới an toàn và hiệu quả

3.1.1.2. Giảm chi ngân quỹ bảo hiểm thất nghiệp
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động chi bảo hiểm thất nghiệp
- Tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, nhằm tăng
hiệu quả quản lý cho phù hợp với những thay đổi mới
- Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý hoạt động BHTN


3.1.2. Tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
- Công tác thông tin tuyên truyền
- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ, tăng cường hợp tác quốc tế,
xây dựng quy trình quản lý thu chi phù hợp
- Xây dựng và phát triển mô hình quản lý ngân quỹ: Mô hình tồn tích, mô
hình tọa độ cân đối thu chi
- Công tác khác


3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Tổ chức rà soát, phát hiện, sửa đổi và bổ sung kịp thời các văn bản hướng
dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp

3.2.2. Đối với Thanh tra chính phủ, kiểm toán Nhà nước
Thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm về bảo hiểm thất nghiệp

3.2.3. Đề xuất khác
Đối với Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội:
- Cần có chính sách hỗ trợ tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh
tế đặc biệt là phát triển các doanh nghiệp
- Cần có chính sách hỗ trợ việc đào tạo nhân lực
- Cần có các giải pháp để hỗ trợ ngăn ngừa thất nghiệp thông qua cho vay
vốn, hỗ trợ đào tạo nghề tại các đơn vị để duy trì việc làm cho người lao động


KẾT LUẬN
Qua phân tích đánh giá công tác quản lý ngân quỹ BHTN giai đoạn 20092013 mà chủ yếu là công tác thu - chi cho thấy tuy rằng chính sách BHTN là chính
sách mới nhưng đã được chính phủ, các cấp bộ ngành đặc biệt quan tâm, số kết dư
BHTN tính đến nay khá lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số mặt tồn tại hạn
chế liên quan đến việc quản lý ngân quỹ BHTN, điển hình như việc rà soát quản lý
và mở rộng đối tượng tham gia BHTN, thu chưa đủ, hạn chế về mặt chuyên môn
quản lý, tình trạng lạm dụng quỹ bằng cách lợi dụng kẽ hở trong chính sách
BHTN…Vì vậy Chính phủ cần phối hợp chỉ đạo các bộ ngành liên quan đẩy mạnh
tăng cường các giải pháp quản lý quỹ BHTN, đảm bảo nguồn thu cho quỹ phát triển
bền vững.
Trên cơ sở đối chiếu cơ sở lý thuyết với tình hình thực tế những năm triển
khai thực hiện chính sách BHTN về mặt quản lý ngân quỹ, những hạn chế bất cập

của chính sách BHTN so với tình hình kinh tế xã hội nước ta hiện nay, từ đó đưa ra
giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý ngân quỹ BHTN tại BHXH Việt Nam giai
đoạn 2014-2020. Tuy nhiên vì những hạn chế về trình độ và kinh nghiệm bản thân
không tránh khỏi khiếm khuyết cần được đóng góp, học viên mong muốn nhận
được sự chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo, sự tham gia góp ý của các đồng nghiệp
và cơ quan liên quan để hoàn chỉnh đề tài này./.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
~~~~~~*~~~~~~

NGUYỄN VIỆT THẮNG

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NGÂN QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Chuyên ngành: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. BÙI VĂN HƯNG

HÀ NỘI, NĂM 2014


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta đối với

người lao động. Trong quá trình thực hiện, chế độ BHXH không ngừng được bổ
sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển nhằm đảm bảo quyền lợi đối
với người lao động.
Trong các chế độ của hệ thống BHXH có chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Mục
đích của chế độ này là trợ giúp về mặt tài chính cho người thất nghiệp để họ ổn định
cuộc sống cá nhân và gia đình trong một chừng mực nhất định, từ đó tạo điều kiện
cho họ tham gia vào thị trường lao động để họ có những cơ hội mới về việc làm.
Chính sách BHTN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009, qua 5 năm thực
hiện chính sách BHTN đã nhận được đồng tình, ủng hộ của người lao động, chủ sử
dụng lao động, góp phần ổn định tình hình kinh tế - chính trị - xã hội. Từ đó đến
nay, qua thực tế hoạt động của ngành bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm thất
nghiệp nói riêng, nhiều thiếu sót, bất cập đã bộc lộ như tình trạng trục lợi quỹ bảo
hiểm thất nghiệp do lợi dụng các quy định trong luật bảo hiểm chưa phù hợp với
tình hình thực tế như chế độ hưởng trợ cấp một lần, thời hạn hưởng, quy định về đối
tượng, tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp; tình trạng thu không đủ, còn nợ đọng,
sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp các ngành liên quan chưa được chặt chẽ…tất cả
những yếu kém bất cập trên đã làm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của hệ thống
BHTN nói chung và trực tiếp là công tác quản lý ngân quỹ bảo hiểm thất nghiệp nói
riêng, từ đó làm tăng gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Để khắc phục các hạn chế trên, nhằm mở rộng và tăng trưởng nguồn thu,
tăng cường công tác quản lý ngân quỹ bảo hiểm thất nghiệp, rất cần có những giải
pháp cụ thể, thiết thực.
Vì vậy, đề tài “Tăng cường công tác quản lý ngân quỹ bảo hiểm thất
nghiệp tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam” được tác giả lựa chọn nghiên cứu trong
luận văn tốt nghiệp thạc sỹ tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Mục đích nghiên cứu


2


Với đề tài nêu trên, luận văn hướng tới mục tiêu nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về quản lý ngân quỹ
BHTN trong hệ thống BHXH làm cơ sở lý thuyết phân tích thực trạng quản lý ngân
quỹ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân quỹ BHTN 2009-2013
để tìm ra những mặt tích cực và những điểm yếu kém nhằm đề xuất giải pháp tăng
cường quản lý ngân quỹ BHTN trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý ngân quỹ bảo hiểm thất nghiệp

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý ngân quỹ BHTN tại
BHXH Việt Nam trong đó chủ yếu tập trung vào vào hoạt động thu BHTN, chi trả
các chế độ BHTN.
- Thời gian khảo sát nghiên cứu, thu thập số liệu: Từ 2009 đến 2013, phạm vi
đề xuất giải pháp từ 2014-2020

4. Phương pháp nghiên cứu
Khung lý thuyết sử dụng để phân tích thực trạng mà tác giả sử dụng là nội
dung và các nguyên tắc quản lý ngân quỹ của một tổ chức trong đó có 2 hoạt động
cơ bản là quản lý thu và chi. Quá trình quản lý ngân quỹ bị tác động bởi các nhân tố
khách quan và chủ quan do đó tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới việc quản lý ngân
quỹ được xác định là một trong những nội dung cơ bản tạo nên khung lý thuyết để
nghiên cứu đề tài này.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn như: Thống kê
mô tả, phân tích, phương pháp tổng hợp, so sánh đối chiếu...
Nguồn dữ liệu được sử dụng trong luận văn :

- Thu, chi ngân quỹ BHTN tại BHXH Việt Nam từ 2009 đến 2013
- Báo cáo của BHXH các tỉnh từ 2009 đến 2013
- Niên giám thống kê - Tổng cục Thống kê 2009-2012
- Các văn bản pháp luật liên quan đến BHXH, BHTN như:
+ Luật 71/2006/QH11: Luật BHXH


3

+ NĐ 127/2008/NĐ-CP: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của luật BHXH về BHTN
+ NĐ 100/2012/NĐ-CP: Sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ 127
+ TT 04/2013/TT-BLĐTBXH
+ TT32/2010/TT-BLĐTBXH
+ QĐ 1066/QĐ –BHXH về danh mục đầu tư quỹ BHXH

5. Dự kiến kết quả đạt được
Quản lý tốt ngân quỹ góp phần làm rõ hơn lợi ích của người lao động khi
tham gia BHTN từ đó cho thấy tầm quan trọng của ngân quỹ BHTN. Nâng cao công
tác quản lý ngân quỹ BHTN tại BHXH Việt Nam kịp thời, góp phần tăng cường
tính hiệu quả của việc sử dụng ngân quỹ BHTN.

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh
mục từ viết tắt, nội dung luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1-Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý ngân quỹ bảo hiểm thất
nghiệp
Chương 2-Thực trạng công tác quản lý ngân quỹ bảo hiểm thất nghiệp tại
Bảo hiểm xã hội Việt Nam giai đoạn 2009-2013
Chương 3-Giải pháp cơ bản tăng cường công tác quản lý ngân quỹ bảo

hiểm thất nghiệp tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam giai đoạn 2014-2020


4

CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ
QUẢN LÝ NGÂN QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
1.1. Tổng quan về bảo hiểm thất nghiệp
1.1.1. Sự ra đời của bảo hiểm thất nghiệp
Từ cuối thế kỷ XIX, BHTN đã xuất hiện, khởi đầu là nguồn tài chính của
quỹ công đoàn. Dần dần một số chủ doanh nghiệp vì lợi ích của chính họ để ổn định
đội ngũ công nhân lành nghề đã thành lập quỹ trợ cấp mất việc, nghỉ việc tạm thời.
Số người được hưởng các quỹ trợ cấp mất việc, nghỉ việc tạm thời chỉ đóng khung
trong doanh nghiệp. Về sau một số thành phố, chính quyền đứng ra thành lập quỹ
BHTN với phương thức tự nguyện. Với phương thức này, quỹ BHTN chỉ thu hút
được những người lao động trong phạm vi thành phố đó. Trên thực tế, đa số người
đóng cho quỹ là những người có việc làm không ổn định, người có thu nhập thấp
mới tham gia, dẫn đến quỹ thu không đủ để chi. Ở những thành phố mà chính quyền
không đứng ra thành lập quỹ BHTN, thì chính quyền tài trợ cho các quỹ bảo hiểm
tư nhân, quỹ công đoàn để tăng thêm mức trợ cấp cho người thất nghiệp và đảm bảo
an toàn cho quỹ.
Vào năm 1893, quỹ BHTN do chính quyền tổ chức đầu tiên đã xuất hiện ở
Berne (Thụy Sỹ) nhằm bảo vệ cho tất cả công nhân, không phân biệt là thành viên
công đoàn hay không. Trong khi Thụy Sỹ cho ra đời quỹ BHTN thì ở Bỉ và Pháp
chính quyền chủ trương viện trợ cho các quỹ công đoàn và giới chủ để trợ cấp cho
những người lao động mất việc làm.
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, có tám nước đã ban hành luật pháp
quốc gia về BHTN. Trong đó, BHTN được tiến hành theo phương thức bắt buộc
có sự tham gia của Nhà nước, người lao động và chủ sử dụng lao động, như: Nước
Anh thực hiện vào năm 1911, Italia thực hiện vào năm 1919, còn lại các nước: Hà

Lan, Tây Ban Nha, Bỉ, Cộng hòa Áo, Cộng hòa liên bang Đức chủ trương bắt đầu
bằng viện trợ của Nhà nước cho các quỹ BHTN tự nguyện.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, làn sóng thất nghiệp đã thúc đẩy sự ra
đời BHTN của một số quốc gia. Trong những năm 30, do cuộc khủng hoảng kinh tế,


5

nạn thất nghiệp đã tới mức trầm trọng khiến cho các quốc gia phải quan tâm đến
người thất nghiệp một cách hệ thống hơn. Từ năm 1934, chỉ trong thời gian ngắn,
đã có 5 quốc gia ban hành luật pháp quốc gia về trợ cấp thất nghiệp. Trong đó, Thụy
Điển, Niu Di Lân thiết lập chế độ BHTN tự nguyện, còn Hoa Kỳ, Italia, Canađa,
thiết lập chế độ BHTN bắt buộc. Những năm đầu của thập kỷ 40, có bốn nước đã
ban hành trợ cấp thất nghiệp, trong đó có Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Australia, Hy Lạp
áp dụng BHTN bắt buộc. Đến năm 1955 đã có 29 nước thực hiện BHTN, trong số
đó có 7 nước như: Tiệp Khắc (cũ), Liên Xô (cũ), Ba Lan, Ai Len, Iran... mặc dù đã
ban hành pháp luật quốc gia về BHTN nhưng không áp dụng hoặc áp dụng một
thời gian rồi bỏ. Trong đó, Ba Lan bỏ BHTN vì Nhà nước cho rằng họ đã đạt được
sự toàn dụng nhân công không còn tình trạng thất nghiệp; 15 nước thực hiện
BHTN bắt buộc (trong đó, riêng Thụy Sỹ có 23 bang thiết lập BHTN bắt buộc,
còn 2 bang thiết lập BHTN tự nguyện); 3 nước (Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển)
thực hiện BHTN tự nguyện; 4 nước (Pháp, Luých Xăm Bua, Tây Ban Nha, Úc)
thiết lập chế độ trợ cấp bảo hiểm mất việc làm do Nhà nước tài trợ hoàn toàn. Đến
năm 1989 có thêm 8 nước thực hiện BHTN, đưa tổng số các nước trên thế giới
thực hiện BHTN lên 37 nước, chủ yếu là các nước có nền kinh tế thị trường. Trong
số 37 nước nói trên, có gần 30 nước có chế độ BHTN bắt buộc. Tùy theo mỗi
nước, chế độ trợ cấp thất nghiệp được chi trả trong thời gian xác định từ 6 tháng
đến 2 năm. Tuy nhiên, khi người thất nghiệp hết hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp
vẫn chưa có việc làm họ có thể hưởng trợ cấp xã hội.
BHTN được thực hiện phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường phát

triển, nhưng trong thập kỷ gần đây BHTN cũng được áp dụng ở một số nước đang
phát triển do yêu cầu của cải cách kinh tế, như Trung Quốc, Mông Cổ... đến nay đã
có 78 nước thực hiện BHTN.
BHTN có ý nghĩa rất lớn, nó không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo đời sống cho
cá nhân người thất nghiệp, tạo cơ hội tái hoà nhập vào thị trường lao động mà còn
góp phần quan trọng ổn định chính trị, xã hội, tạo nên sự phát triển bền vững của
mỗi quốc gia. Sự ra đời và phát triển của BHTN là một biện pháp hữu hiệu, tạo điều


6

kiện cho các quyền cơ bản của con người, quyền công dân trở thành hiện thực trong
xã hội.

1.1.2. Sự cần thiết của chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong nền kinh tế
thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, việc làm của người lao động bị chi phối bởi
quan hệ cung cầu trên thị trường lao động. Nếu cung lớn hơn cầu về lao động trên
thị trường sẽ dẫn tới thất nghiệp. Chính sự mâu thuẫn giữa nhu cầu có việc làm và
khả năng giải quyết việc làm là nguy cơ tiềm tàng dẫn đến thất nghiệp, nhất là với
những nước có nền kinh tế đang phát triển. Tỷ lệ thất nghiệp thể hiện qua chênh
lệch cung cầu lao động, Bảng hiện trình trạng của thị trường lao động tại một thời
điểm, thời kỳ xác định. Các học thuyết kinh tế thị trường đều cho rằng, thất nghiệp
là hiện tượng có tính tất yếu khách quan, các biện pháp chống thất nghiệp chỉ có thể
đem lại kết quả hạn chế chứ không thể loại bỏ được thất nghiệp. Điều đó cũng có
nghĩa rằng, quan hệ cung cầu trên thị trường lao động không bao giờ có thể là cân
bằng. Sự gia tăng về dân số quá mức, cùng với quá trình hội nhập và toàn cầu hóa
kinh tế cũng có những mặt tác động tiêu cực đến thị trường lao động, đến tình trạng
thất nghiệp trong nền kinh tế.
Kinh tế thị trường còn chịu sự chi phối của quy luật cạnh tranh. Cạnh tranh

là thuộc tính đồng thời cũng là động lực của thị trường. Cạnh tranh trong thị
trường được thực hiện bởi các chủ thể tham gia quan hệ có sự độc lập về kinh tế
và khác nhau về lợi ích. Sự cạnh tranh này trong nhiều trường hợp lệ thuộc vào
tương quan cung cầu. Ví dụ, giữa những người lao động tìm việc, khi cầu lớn hơn
cung, họ vẫn cạnh tranh với nhau bởi ai cũng muốn tìm được việc làm trong điều
kiện lao động tốt hơn, tiền lương cao hơn. Còn giữa những người sử dụng lao
động, khi cung lớn hơn cầu, họ cũng có thể cạnh tranh với nhau để có được lực
lượng lao động tốt nhất, rẻ nhất. Sự hoạt động của quy luật cạnh tranh khắc nghiệt
trong kinh tế thị trường dẫn đến lao động trong những doanh nghiệp có vốn ít,
kinh doanh nhỏ khó tồn tại trên thương trường buộc phải đóng cửa, giải thể hoặc
phá sản dẫn đến nhiều lao động thất nghiệp. Sự suy thoái của ngành này, sự hưng


7

thịnh của ngành kia cuốn theo sự thay đổi về cơ cấu lao động, làm cho hiện tượng
thất nghiệp cơ cấu phát triển. Bên cạnh đó, việc áp dụng kỹ thuật hiện đại, đổi mới
công nghệ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất mà không cần
tuyển dụng thêm lao động hoặc thậm chí giảm số lượng lao động hiện có mà vẫn
duy trì hoặc phát triển sản xuất. Đặc biệt, trong môi trường mà các quá trình tự
động hóa, cơ khí hóa sản xuất diễn ra nhanh chóng, các nhà sản xuất luôn tìm cách
mở rộng kinh doanh, trên cơ sở phát triển những dây chuyền tự động hóa vào quá
trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm để cạnh
tranh hiệu quả. Một cỗ máy, một dây chuyền sản xuất tự động hóa có thể thay thế
cho hàng chục, thậm chí hàng trăm công nhân. Do đó, số lượng công nhân bị máy
móc thay thế lại tiếp tục bổ sung vào đội quân thất nghiệp.
Thất nghiệp do cạnh tranh gây ra còn thể hiện ở chỗ, trong nền kinh tế thị
trường cạnh tranh, các đơn vị kinh tế luôn phải tính tới việc giảm chi phí sản xuất,
trong đó có giảm chi phí lao động, sử dụng ít lao động, tất yếu thất nghiệp sẽ xảy ra.
Ngoài ra, do cạnh tranh là thuộc tính của kinh tế thị trường nên người lao động dễ bị

đào thải, dễ mất việc, nhất là lao động yếu thế (lao động nữ, lao động tàn tật, lao
động tay nghề thấp...) rất khó tìm việc làm và họ sẽ trở thành người thất nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh mang tính quy luật, nhưng để duy trì và bảo
đảm sự phát triển lành mạnh của kinh tế thị trường, Nhà nước cần can thiệp, đưa ra
các khuôn khổ luật pháp phù hợp, nhằm duy trì sự cạnh tranh lành mạnh trong nền
kinh tế. Sự can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực này thể hiện thông qua các quy
định pháp luật về cạnh tranh và chống độc quyền...
Tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế tác động đến sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế giữa các vùng, miền, giữa khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ
cũng gây ra hiện tượng thất nghiệp. Đây là điều không thể tránh khỏi đối với sự
phát triển kinh tế của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, khi
thay đổi một thể chế chính trị thường dẫn đến các chính sách vĩ mô, giải pháp kinh
tế của Nhà nước cũng thay đổi, tình trạng nền kinh tế có sự biến đổi và tất nhiên
nhu cầu sử dụng lao động cũng có sự thay đổi và hiện tượng thất nghiệp xuất hiện.


×