Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài soạn tổng hợp bài thi III.1chương trình trung cấp lý luận chính trị- hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.79 KB, 11 trang )

Những nguyên tắc cơ bản Luật HN GĐ
MB : Hôn nhân, gia đình là một hiện tượng xã hội nên trong quá trình hôn nhân và gia đình hiện nay
ở nước ta phát sinh nhiều vấn đề về nhân thân, tài sản giữa vợ với chồng, giữa cha mẹ với con cái,
giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Để điều chỉnh mối quan hệ xã hội này, Nhà nước phải
ban hành các quy phạm pháp luật về hôn nhân, gia đình đó chính là Luật hôn nhân, gia đình được
Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2014.
Luật HN & GĐ là 1 ngành luật trong hệ thống PL VN, là tổng hợp các văn bản QPPL do các cơ
quan NN có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát
sinh trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình.
Những nguyên tắc cơ bản L HNGĐ là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo quán triệt toàn
bộ hệ thống các QPPL HN GĐ nội dung những nguyên tắc cơ bản thể hiện quan điểm pháp luật
của Đảng và NN đối với nhiệm vụ và các chức năng của các thành viên trong gia đình, của các cơ
quan hữu quan trong việc thực hiện chế độ HNGD XHCN.
Để đảm bảo cho quan hệ HN được thực hiện theo đúng quy định PL, LHNGD đưa ra những
nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và GD như sau:
1/ Nguyên tắc HN tự nguyện tiến bộ: Đảng và NN luôn có những chủ trương chính sách để đảm
bảo HN tự nguyện tiến bộ
+ Nam, nữ có quyền kết hôn,ly hôn. HN theo nguyên tắc tự nguyện tiến bộ, 1 vợ, 1 chồng, bình
đẳng tôn trọng lẫn nhau(Đ 36 HP2013)
+ Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn (Đ 5)
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định(D8)
+ Tự do ly hôn không có nghĩa là ly hôn tùy tiện, mà việc ly hôn phải đặt dưới sự kiểm soát của
các cơ quan NN có thẩm quyền
2/ Nguyên tắc HN 1 vợ 1 chồng
+Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng đảm bảo cho tình yêu giữa vợ và chồng thực sự bền
vững, duy trì và củng cố gia đình hạnh phúc.
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc
chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn, hoặc chung sống như vợ, chồng với người đang có
chồng có vợ (D5 LHNGD 2014)
3/ Nguyên tắc bình đẳng giữ vợ và chồng
+ Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng của Luật HN&GĐ.


+ Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình (D17
2014) nguyên tắc này có tác dụng rất lớn trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của người phụ nữ
và góp phần thể hiện chế độ bình đẳng giữa các công dân hiện nay ở nước ta.
+ Quyền bình đẳng của vợ chồng được thể hiện trên mọi mặt thể hiện qua quyền lựa chọn nơi cư
trú; việc nuôi dạy con; lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội; tự do tín ngưỡng, tôn giáo; đại diện cho nhau giữa vợ chồng; quyền yêu cầu ly
hôn… điều này được quy định rõ trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
4/ Nguyên tắc bảo đảm quyền lợi cha mẹ và các con
+ Nguyên tắc này được thể hiện ở nhiều chương, nhiều điều trong L HNGD 2014
Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân có ít cho XH. Con có nghĩa vụ kính
trọng chăm sóc, nuôi dưỡng cho cha mẹ
+ Cấm ngược đãi hành hạ ông bà cha mẹ vợ chồng con cháu anh chị em và các thành viên khác
trong gia đình.


+ Con có bổn phận yêu quý biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ… có nghĩa vụ và quyền chăm sóc nuôi
dưỡng cha mẹ. nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi hành hạ xúc phạm cha mẹ
5/ Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ, trẻ em
+ NN XH và GĐ có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ và trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện chức năng
cao quý của người mẹ, bảo đảm trách nhiệm của chồng đối với vợ và con cái còn nhỏ
+ NN bảo hộ HNGD bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em (D36 HP2013).
Liên hệ thực tế: Đối với những nguyên tắc trên đã được địa phương áp dụng và thực hiện
có hiệu quả trên một số lĩnh vực như:
Việc kết hôn do nam và nữ tự quyết định không bên nào được ép buộc lừa dối bên nào không ai
được cưỡng ép cản trở theo khoảng 2 điều 9 LHNGD 2014 đã quy định vì vậy tự nguyện hoàn
toàn trong việc kết hôn là 2 bên nam nữ tự mình quyết định việc kết hôn và thể hiện ý chí là
mong muốn trở thành vợ chồng của nhau. Mỗi bên không chịu tác động của bên kia hay bất kỳ
người nào khác kiến họ phải kết hôn trái với nguyện vọng. Sự tự nguyện kết hôn, phải thể hiện rõ
là sự mong muốn được gắn bó với nhau cùng nhau chung sống suốt đời. Điều này được chính
quyền địa phương thường xuyên thông tin tuyên truyền rộng rãi đến tầng lớp nhân dân qua quá

trình đăng kí kết hôn tại địa phương khi công dân đủ 18 trở lên đối với nữ và 20 tuổi đối với nam
khi có nguyện vọng chung sống với nhau thì đến tư pháp xã, phường đăng kí kết hôn trở thành
vợ chồng hợp pháp, từ đầu năm 2018 đến nay phường …đã tiếp nhận 109 hồ sơ đăng ký kết hôn,
thủ tục nhận con nuôi là 12 hồ sơ…bên cạnh cũng thành lập các CLB phòng chống bạo lực gia
đình và tổ hỗ trợ tư vấn về HNGĐ tại các khóm ấp.
Những người mất năng lực hành vi dân sự là những người bệnh tâm thần hoặc mất các bệnh khác
mà không thể nhận thức phải làm chủ được hành vi thì địa phương hoàn toàn không cấp giấy kết
hôn đối với những trường hợp này đến địa phương đăng kí kết hôn.
Chỉ tính từ năm 2018 đến nay, Hội LH phụ nữ phường…đã tiếp nhận và chuyển cơ quan nhà
nước có thẩm quyền 15 đơn thư khiếu nại, tố cáo của phụ nữ về hôn nhân và gia đình, cưỡng hiếp
phụ nữ và trẻ em gái, bạo lực gia đình và các loại đơn khác. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đã xem xét giải quyết thành 15 đơn,. Đối với việc thi hành pháp luật về hòa giải cơ sở, Hội Liên
hiệp phụ nữ đều có thành viên tham gia trong đủ 4/4 tổ hoà giải ở khóm, ấpdo tư pháp phường
thành lập và đã có những đóng góp tích cực trong 90% vụ việc hòa giải thành hàng năm tại các
địa phương, khóm, ấp.
Các hành vi tảo hôn cưỡng ép kết hôn lừa dối kết hôn cản trở kết hôn. Các trường hợp cưỡng ép
kết hôn, ly hôn là việc đe dọa uy hiếp tinh thần hành hạ ngược đãi yêu sách của cải hoặc hành vi
khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ hoặc theo phong tục
những gia đình phong kiến cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy đã không còn phù hợp với đời sống hiện
tại được chính quyền điạ phương quan tâm vận động tuyên truyền nên những trường hợp này
không còn xảy ra ở địa phương hiện nay HN GD dựa trên nguyên tắc tự nguyện tiến bộ 1 vợ 1
chồng hạnh phúc. Những trường hợp cưỡng ép kết hôn ly hôn, tảo hôn, ngược đãi hành hạ, uy
hiếp tinh thần, hoặc bằng những thủ đoạn khác thì địa phương cương quyết xử lý phạt cảnh cáo từ
100.000đ đến 300.000đ theo điều 15 NĐ 110/2009/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong bạo lực
gia đình.


Các tổ hòa giải ở địa phương thường xuyên thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ của mình nhằm hạn
chế tối đa tình trạng ly hôn đến mức phải ra tòa.
địa phương thực hiện nghiêm túc luật HNGĐ ngăn chặn sự xâm nhập của các TNXH vào gia

đình, thực hiện tốt chủ trương và các tiêu chí về gia đình văn hóa.
Hàng năm địa phương sơ, tổng kết , biểu dương nhân rông các mô hình xây dựng gia đình ấm no
hạnh phúc nuôi dạy con ngoan, học giỏi
Thông qua các cuộc họp tổ dân phố, phụ nữ, thanh niên kịp thời uống nắn những gia đình chưa
thực hiện tốt luật HNGĐ, phấn đấu trở thành gia đình văn hóa têu biểu trong năm
Bên cạnh những diễn biến tích cực đã nêu ở trên, trong đời sống hôn nhân và gia đình ở địa
phương vẫn còn không ít những biểu hiện tiêu cực trái ngược với bản chất tốt đẹp của chế độ hôn
nhân xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng.
- Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền, công tác hoàn giải chưa đc đào tạo chuyên
môn, tính thuyết phục chưa cao
- Chưa có sự phối hợp chặc chẽ, đồng bộ kịp thời của các ban ngành trong công tác tuyên truyền
phổ biến giáo dực, PL giải quyết tranh chấp liên quan đến HN và GĐ
- Tình trạng BLGD vẫn còn xảy ra trên địa bàn.
- Trường hợp kết hôn giả tạo vẫn còn diễn biến phức tạp đây là một hạn chế lớn nhất địa phương.
-Tình trạng kết hôn không đăng ký, tình trạng sống thử của các đôi nam nữ vẫn đang là hiện
tượng phổ biến ở một số nơi trên địa bàn.
- Một số người dân hiểu biết về pháp luật hôn nhân và gia đình còn ở mức độ thấp nên dẫn đến
tình trạng vi phạm L HNGĐ
- Việc xử lý những cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật hôn nhân và gia đình chưa
được kịp thời, nghiêm minh, thậm chí còn bị coi nhẹ nên không phát huy được tính giáo dục, răn
đe và phòng ngừa
* Để thực hiện tốt luật HNGD địa phương cần tập trung tốt các một số giải pháp như sau;
- - Tăng cường công tác lãnh chỉ đạo cuả đội ngũ cán bộ địa phương trong quá trình thực hiện
công tác chuyên môn, Bố trí cán bộ đúng chức trách chuyên môn, chuyên ngành và phù hợp với
năng lực của từng cán bộ
- Đổi mới công tác tuyên truyền gắn với việc thường xuyên thực hiện tốt công tác tuyên truyền
vận động quần chúng nhân dân thực hiện tốt luật HNGĐ.
- Đấu tranh chống các hình thức BLGD.
- Thực hiện hiệu quả các phong trào xây dựng GĐVH, ấm no, bình đẳng, Hạnh phúc, tiến bộ.
KB: Trong thời kì CNH – HĐH như hiện nay của đất nước thì luật HN GĐ là những chế định hết

sức đặc biệt, được xây dựng điều chỉnh một quan hệ xã hội mang tính văn hóa đặc thù, được xây
dựng và áp dụng PL cần sự am hiểu sâu sắc về phong tục tập quán, văn hóa dân tộc.Đây chính là
vấn đề bổ sung VH cho PL thực tại khi XH có những bước tiến về KH-KT. LHNGD quy định chế
độ HNGD, trách nhiệm của công dân, NN và XH trong việc xây dụng củng cố chế độ HNGD VN.
Dữ liệu đề bài:
Ông T và bà L sống chung với nhau như vợ chồng kể từ năm 1990.
Cả 2 sống chung với nhay đến năm 2001 thì ông T đăng ký kết hôn với bà P.
Cả 3 duy trì quan hệ đến năm 2015 thì ông T chết.
→ Bà L và bà P ai là vợ hợp pháp của ông T.
Bài làm:
Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014- là văn bản luật mới nhất và đang được sử dụng tại thời
điểm hiện hành.


1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp
luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết.
Căn cứ Mục 3 Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10:
2. Việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này được thực hiện như sau:
b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01
tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng
ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm
2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp
dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.
Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận
họ là vợ chồng;
Như vậy, nếu sống chung từ ngày 03/01/1987 tới ngày 01/01/2001 mà đăng ký kết hôn từ ngày
01/01/2003 thì được công nhận là vợ chồng, còn nếu không đăng ký kế hôn trong thời hạn đó thì
không công nhận là vợ chồng.
Kết luận bà P là vợ hợp pháp của ông T


LUẬT HÀNH CHÍNH
Câu 1: Anh, chị hãy trình bày quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức ? Liên hệ
thực tế tại địa phương đơn vị, cơ quan đồng chí ?


KN: Cán bộ: là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương(sau
đây gọi chung là cấp tỉnh), ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là
cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Công chức: là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,
chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội ở
trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không
phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc
Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh
đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của ĐCS VN, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội
(sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
Nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp
luật.
- Cán bộ cơ sở (xã, phường, thị trấn), là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ
theo nhiệm kỳ trong thường trực HĐND, UBND, Bí thư, phó bí thư Đảng ủy, người đứng đầu
tổ chức chính trị - xã hội.
- Công chức cơ sở (xã, phường, thị trấn), là công dân Việt Nam, được tuyển dụng giữ
một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách Nhà nước.
* Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức:
- Quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ
+ Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.
+ Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật.

+ Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
+ Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.
- Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
+ Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao,
phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi,
biên giới, hải đảo, các nghành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được phụ cấp và chính
sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
+ Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo
quy định của pháp luật.
- Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi.
+ Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết riêng theo quy
định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử
dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán
thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
- Các quyền khác của cán bộ, công chức.


+ Cán bộ, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các
hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ
bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công
vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công
nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân:
+ Trung thành với ĐCS VN, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN; bảo vệ danh dự
Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
+ Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
+ Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước

- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ:
+ Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn được giao.
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ
chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
+ Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị
+ Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, kiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
+ Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp
luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết
địnhvẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng
không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của
người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định
của mình.
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
* Liên hệ thực tế việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công chức ở cơ quan và bản thân?
1. Đối với cơ quan và bản thân công tác :
Hiện nay bản thân đang công tác tại UBND phường Mỹ Thạnh, thực hiện tốt nhiệm
vụ cấp ủy - Ủy ban giao và làm tốt quyền và nghĩa vụ của cán bộ công chức đối với người
dân. Đối với cơ quan, đơn vị đã thực hiện những việc như sau:
+Luôn trung thành với ĐCS, NN VN; Chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, có lập trường quan điểm chính trị rõ ràng, thực hiện tốt Luật CBCC,
chấp hành nghiêm các chủ trương tại địa phương và nơi cư trú.
+ Tôn trọng nhân dân khi đến liên hệ công tác, tận tụy phục vụ nhân dân; liên hệ chặt
chẽ với ND; Tận tình hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ người dân theo quy định chuyên môn
từng người phụ trách, đảm bảo thực hiện đúng thời gian quy định ( VD: giải quyết thủ tục
hành chính đảm bảo nhanh gọn lẹ cho người dân.... )
- Tại trụ sở có bảng niêm yết công khai các loại TTHC, các mẫu hướng dẫn, thời gian nhận
& trả kết quả đúng hạn.



- Hàng tuần lãnh đạo UBND phường có lên lịch tiếp dân tại bộ phận một cửa vào ngày thứ
5 hàng tuần để bà con tiện việc liên hệ.
- Cán bộ, công chức tận tình phục vụ nhân dân.
- Thực hiện cơ chế 1 cửa liên thông đã giảm bớt các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian
cho người dân.
- Phối hợp với Đoàn TN xây dựng mô hình nụ cười & lời chào công sở tại điểm tiếp nhận
& trả kết quả.
+ Thực hiện bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản của nhà nước giao.
+ Thưc hiện tốt nội qui, quy chế của cơ quan và quy chế dân chủ trong đơn vị.
+ Thực hiện tốt quy hoạch, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị,
chuyên môn CBCC đơn vị.
- Tuy nhiên trong đơn vị cũng có 1 số hạn chế:
+ Một số CBCC chưa thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế CQ: còn tình trạng đi trễ,
về sớm, còn lo việc riêng trong giờ hành chính…..
+ Việc đầu tư, nâng cấp trang thiết bị phục vụ công tác chưa được quan tâm đúng mức
(do khó khăn tài chính) nên đôi lúc ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng, hoàn thành công việc
được giao của CBCC.
+ Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc hướng dẫn trong việc thi hành công vụ chưa
được quan tâm, quản lý chặt chẽ, nhiều việc còn hình thức, sơ sài, làm qua loa: quy định về
đeo bảng tên, đi công tác phải lên lịch, quy định về xin nghỉ phép…….
+ Chưa thực hiện đồng bộ việc thanh toán chế độ nghỉ ngơi hàng năm của cán bộ, công
chức (chưa hết số ngày nghỉ phép quy định)
- Để giải quyết những hạn chế nêu trên, bản thân có 1 số giải pháp nhằm góp phần
xây dựng tập thể CBCC của đơn vị ngày càng vững mạnh:
- Kịp thời chấn chỉnh xây dựng nội quy, quy chế cơ quan chặt chẽ; thường xuyên kiểm
tra, giám sát việc thực thi công vụ của CBCCđể có biện pháp, giải pháp chấn chỉnh kịp thời
nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng thực thi công vụ và đạo đức của CBCC. Đồng thời
nghiêm túc xử lý các trường hợp vi phạm, khen thưởng biểu dương những trường hợp thực

hiện tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Nâng cao vai trò trách nhiệm, tính gương mẫu của người đứng đầu cơ quan đơn vị.
- Nâng cao nhận thức về tư tưởng chính trị, XD đạo dức lối sống lành mạnh, đầu tranh
ngăn ngừa và đầy lùi các biểu hiện suy thoái của CBCC
- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, chế độ chính sách, khen thưởng chính đáng (về vật
chất –tinh thần) để động viên, kích lệ, để cải thiệnthu nhập góp phần ổn định cuộc sống của
CBCC.
Tóm lại: Cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân,
phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình độ và năng lực công
tác để thực hiện tốt nhiệm vụ, công việc được giao.”
LUẬT DÂN SỰ
Phân biệt thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật?


Mở bài: Thừa kế là sự dịch chuyển tài sản thừa kế của người đã ch ết cho người còn s ống
theo di chúc hoặc theo Pháp luật. Theo quy định của pháp lu ật (B ộ lu ật dân s ự 2015) thì có
02 trường hợp thừa kế đó là: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo Pháp luật.
* Khái niệm:
Thừa kế theo Di chúc: là việc chuyển tài sản của người chết sang những người còn s ống
theo ý chí của người đã chết thể hiện trong di chúc mà họ để lại.
Thừa kế theo Pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều ki ện và trình tự th ừa k ế do
pháp luật quy định.
Đối tượng được thừa kế theo di chúc: là những cá nhân, tổ chức được người lập di chúc đề cập
là người nhận di sản trong di chúc và đủ các điều kiện theo quy định.
Đối tượng được thừa kế theo Pháp luật:
+ là các cá nhân có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản (Điều 649
BLDS 2015).
+ Là cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất khả năng lao
động được Pháp luật bảo vệ quyền thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 664
BLDS 2015).

Điều 651: Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của
người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của
người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột,
dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô
ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
* Giống nhau
1.Đều là sự chuyển dịch tài sản của người đã chết cho những người còn sống.
2.Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.
3. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn
sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Tất cả đều
có quyền từ chối thừa kế.
4.Tài sản không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước
* Khác nhau
THỪA KẾ THEO DI CHÚC

Đối tượng
được thừa
kế

Những cá nhân, tổ chức được
người lập di chúc đề cập là người
nhận di sản trong di chúc và đủ
các điều kiện theo quy định của
pháp luật

THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT


- Các cá nhân có quan hệ huyết
thống hoặc nuôi dưỡng đối với
người để lại di sản
- Cha mẹ, vợ chồng, con chưa


thành niên hoặc con đã thành
niên nhưng mất khả năng lao
động được pháp luật bảo vệ
quyền thừa kế mà không phụ
thuộc vào nội dung di chúc
- Con riêng và bố dượng, mẹ kế

Hình thức

Trường hợp
được thừa
kế

Phải được lập bằng văn bản, nếu
không lập được di chúc bằng văn
bản thì có thể lập di chúc bằng
miệng (Điều 627)

Theo ý chí, nguyện vọng của cá
nhân khi lập di chúc, người thừa
kế là cá nhân phải còn sống vào
thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra
và còn sống sau thời điểm mở thừa

kế nhưng đã thành thai trước khi
người để lại di sản chết. Trường
hợp người thừa kế theo di chúc
không là cá nhân thì phải tồn tại
vào thời điểm mở thừa kế

- Văn bản thỏa thuận có công
chứng về việc phân chia di sản
của các đồng thừa kế

- Nếu có tranh chấp thừa kế thì
theo quyết định của tòa án về
phân chia di sản

- Không có di chúc;

- Di chúc không hợp pháp;

- Những người thừa kế theo di
chúc chết trước hoặc chết cùng
thời điểm với người lập di chúc;
cơ quan, tổ chức được hưởng
thừa kế theo di chúc không còn
tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

- Những người được chỉ định làm
người thừa kế theo di chúc mà
không có quyền hưởng di sản
hoặc từ chối nhận di sản.



Thừa kế thế
vị

Phân chia di
sản

Không có thừa kế thế vị

1. Việc phân chia di sản được thực
hiện theo ý chí của người để lại di
chúc; nếu di chúc không xác định
rõ phần của từng người thừa kế thì
di sản được chia đều cho những
người được chỉ định trong di chúc,
trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trường hợp di chúc xác định
phân chia di sản theo hiện vật thì
người thừa kế được nhận hiện vật
kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được
từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần
giá trị của hiện vật bị giảm sút tính
đến thời điểm phân chia di sản;
nếu hiện vật bị tiêu huỷ do lỗi của
người khác thì người thừa kế có
quyền yêu cầu bồi thường thiệt
hại.
3. Trường hợp di chúc chỉ xác định
phân chia di sản theo tỷ lệ đối với
tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này

được tính trên giá trị khối di sản
đang còn vào thời điểm phân chia

Trường hợp con của người để lại
di sản chết trước hoặc cùng một
thời điểm với người để lại di sản
thì cháu được hưởng phần di sản
mà cha hoặc mẹ của cháu được
hưởng nếu còn sống; nếu cháu
cũng chết trước hoặc cùng một
thời điểm với người để lại di sản
thì chắt được hưởng phần di sản
mà cha hoặc mẹ của chắt được
hưởng nếu còn sống

1. Khi phân chia di sản, nếu có
người thừa kế cùng hàng đã
thành thai nhưng chưa sinh ra thì
phải dành lại một phần di sản
bằng phần mà người thừa kế
khác được hưởng để nếu người
thừa kế đó còn sống khi sinh ra
được hưởng; nếu chết trước khi
sinh ra thì những người thừa kế
khác được hưởng.
2. Những người thừa kế có
quyền yêu cầu phân chia di sản
bằng hiện vật; nếu không thể chia
đều bằng hiện vật thì những
người thừa kế có thể thoả thuận

về việc định giá hiện vật và thoả
thuận về người nhận hiện vật;
nếu không thoả thuận được thì
hiện vật được bán để chia.


di sản.

Thứ tự áp
dụng

Thừa kế theo di chúc được ưu tiên áp dụng trước. Thừa kế theo pháp
luật chỉ được áp dụng khi rơi vào các trường hợp như phân tích ở trên.

* Bài tập :
1. Ông An chết ko để lại di chúc .... tài sản đc chia theo pl.
2. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông An là : bà Lan, Bình, Nam, Châu(4 người)
3. Xác định tổng giá trị của ông An là :
300 triệu (ts riêng)+ 500tr (50% trong khối ts chung 1 tỷ với bà Lan) = 800tr
4. Phân chia di sản thừa kế:
800tr chia 4 = 200tr
5. Kết luận bà Lan = 200tr+ 500tr = 700tr
Bình = Nam = Châu = 200tr.



×