Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NÔNG THÔN ĐẾN SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ BÌNH KHƯƠNG HUYỆN BÌNH SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.85 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
****************

VÕ THỊ MỸ TIÊN

TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NÔNG THÔN ĐẾN SẢN XUẤT
LÚA Ở XÃ BÌNH KHƯƠNG HUYỆN BÌNH SƠN
TỈNH QUẢNG NGÃI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng12/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
****************

VÕ THỊ MỸ TIÊN

TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NÔNG THÔN ĐẾN SẢN XUẤT
LÚA Ở XÃ BÌNH KHƯƠNG HUYỆN BÌNH SƠN
TỈNH QUẢNG NGÃI

Ngành: KINH TẾ NÔNG LÂM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. TRẦN ĐỘC LẬP

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2013


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “TÁC ĐỘNG CỦA
TÍN DỤNG NÔNG THÔN ĐẾN SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ BÌNH KHƯƠNG
HUYỆN BÌNH SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI” do VÕ THỊ MỸ TIÊN, sinh viên khóa
36, ngành KINH TẾ NÔNG LÂM, đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày

TS. Trần Độc Lập
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng báo cáo.

Ngày

tháng

năm

Tháng

Năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo.


Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, con xin chân thành cảm ơn ba má đã tin tưởng và hi vọng ở con, nuôi
dưỡng và cho con ăn học đến ngày hôm nay. Cảm ơn anh chị trong gia đình đã luôn
sát cánh bên em, giúp đỡ em cả tinh thần lẫn vật chất trong suốt thời gian qua.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô khoa kinh tế trường Đại Học
Nông Lâm, Thành Phố Hồ Chí Minh, những người đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến
thức cho em trong suốt thời gian học tại trường.
Đặc biệt em xin cảm ơn thầy Trần Độc Lập, giảng viên khoa kinh tế đã tận tình
hướng dẫn em thực hiện khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn chú Ung Xuân Tần - phó giám đốc Qũy Tín Dụng Xã
Bình Khương, chú Phan Thanh Anh - chủ nhiệm Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Bình
Khương cùng với bà con nông dân trong xã đã hết lòng giúp đở con trong quá trình
hoàn thành khóa luận này.
Cảm ơn tất cả những người bạn, những người đã luôn bên cạnh mình và đã giúp
đở mình trong quá trình hoàn thành khóa luận.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả.

Người viết

Võ Thị Mỹ Tiên



NỘI DUNG TÓM TẮT
VÕ THỊ MỸ TIÊN. Tháng 12 năm 2013 “Tác Động Của Tín Dụng Nông Thôn
Đến Sản Xuất Lúa Ở Xã Bình Khương, Huyện Bình Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi”
VO THI MY TIEN. December 2013. “Impact of Rural Credit on rice Production
in Binh Khuong Social, Binh son District, Quang Ngai Province”.
Xuất phát từ nhu cầu cần vốn để sản xuất của người dân nông thôn và hệ thống
tín dụng chính thức đang dần phát triển ở nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho người
dân sản xuất, nhưng hệ thống tín dụng vẫn chưa được phát triển mạnh và chưa được
nhiều người biết đến, vì thế đề tài tập trung vào đánh giá thực trạng cũng như tác động
của tín dụng nông thôn đến hoạt động sản xuất lúa của người dân, đồng thời phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa bằng hàm sản xuất Cobb – Douglas dựa trên
số liệu sơ cấp thu thập được qua quá trình điều tra phỏng vấn, ngoài ra trong đề tài còn
sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh để so sánh hiệu quả kinh
tế giữa hai nhóm hộ vay vốn và không vay vốn để thấy được tác động của vốn tín dụng
đối với năng suất lúa.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động tín dụng của xã tuy đang phát triển
nhưng gặp nhiều khó khăn chưa giải quyết được, nhiều vấn đề mà người dân chưa hài
lòng về hệ thống làm việc của tín dụng hay nhiều vấn đề khác. Đề tài cũng cho ta thấy
rõ tác động của tín dụng nông thôn đến năng suất lúa như thế nào, đề tài tiến hành thu
thập số liệu trên 60 hộ trong đó có 30 hộ không vay vốn và 30 hộ có vay vốn tín dụng,
đối với nhóm hộ vay vốn tín dụng thì năng suất lúa của họ cao hơn, thu nhập cũng như
lợi nhuận tương đối cao hơn so với nhóm hộ không vay vốn. Mặc khác, trong 30 hộ
vay vốn đề tài cũng đã cho thấy sự khác biệt giữa trước và sau khi vay vốn, khi đã có
nguồn vốn vay người dân đã tăng đầu tư trang thiết bị, nguồn nhân lực và mua những
loại giống mới có năng suất cao nên năng suất cũng như thu nhập của họ cao hơn so
với trước khi vay vốn.
Vì thế chính quyền địa phương nên tạo điều kiện, tiếp tục nâng cao, mở rộng hệ
thống tín dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế ở nông thôn ngày càng phát
triển.



MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC .......................................................................................................................v 
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii 
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii 
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................ ix 
DANH SÁCH PHỤ LỤC ................................................................................................x 
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1 
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................3 
1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................3 
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................3 
1.3. Giả thiết của vấn đề nghiên cứu ...............................................................................3 
1.4. Phạm vi nghên cứu ...................................................................................................3 
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: ...........................................................................................3 
1.4.2. Phạm vi không gian. ..............................................................................................4 
1.4.3. Phạm vi thời gian ...................................................................................................4 
1.4.4. Giới hạn nghiên cứu: .............................................................................................4 
1.5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ....................................................................................4 
1.6. Cấu trúc bài khóa luận ..............................................................................................4 
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................6 
2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu ...................................................................................6 
2.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu ..................................................................................7 
2.3. Tổng quan về Tình hình sản xuất lúa của xã Bình Khương. ..................................13 
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................16 
3.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................................16 
3.1.1 Tín dụng nông thôn ..............................................................................................16 
3.1.2 Một số khái niệm cơ bản ......................................................................................17 
3.1.3 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế. ................................................................19 

3.2. Phương Pháp Nghiên Cứu ......................................................................................20 
3.2.1. Chọn điểm và mẩu khảo sát.................................................................................20 
v


3.2.2 Phương pháp thống kê mô tả. ...............................................................................21 
3.2.3 Phương pháp so sánh. ...........................................................................................22 
3.2.4 Phương pháp hồi quy tương quan........................................................................22 
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................28 
4.1. Thực trạng vay vốn cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc vay vốn của người
nông dân trên địa bàn xã Bình Khương. ........................................................................28 
4.1.1 Thực trạng vay vốn của người dân trong xã trong năm 2012 ..............................28 
4.1.2 Yếu tố ảnh hưởng đến việc vay vốn của người nông dân trên địa bàn. ...............31 
4.1.3 Thông tin điều tra nông hộ ...................................................................................32 
4.1.4 Tác động của vốn tín dụng đến quy mô sản xuất lúa ...........................................36 
4.1.5 Tác động của vay vốn đến sản xuất lúa của các hộ điều tra .................................37 
4.1.6 So sánh hiệu quả theo quy mô ..............................................................................38 
4.2. So sánh hiệu quả kinh tế giữa nhóm hộ vay và không vay vốn tín dụng trong việc
canh tác lúa. ...................................................................................................................38 
4.3. Đánh giá tác động của vốn tín dụng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của
người dân trong xã. Cụ thể là đến năng suất lúa. ..........................................................41 
4.3.1 Mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất. ........................................41 
4.3.2. Kiểm định mô hình. .............................................................................................41 
4.3.3. Kết quả phân tích hồi quy và ý nghĩa mô hình. ...................................................44 
4.3.4. Đánh giá tác động của vốn tín dụng đến năng suất lúa nói riêng cũng như nông
nghiệp nông thôn nói chung. .........................................................................................46 
4.4. Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao năng suất lúa và hoạt động tín dụng nông
thôn tại địa bàn xã Bình Khương...................................................................................47 
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................49 
5.1 Kết luận....................................................................................................................49 

5.2 Kiến nghị .................................................................................................................51 
5.2.1 Đối với hộ nông dân .............................................................................................51 
5.2.2. Đối với hệ thống tín dụng và chính quyền địa phương .......................................51 
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................53 

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DT

Doanh thu.

ĐTTTH.

điều tra thông tin tổng hợp

Đvt

Đơn vị tính.

HTX.

Hợp tác xã.

LĐBQ

Lao động bình quân

LN


Lợi nhuận



Gia đình

NH-CS

Ngân hàng chính sách

NHNN

ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông

&PTNT

thôn

NHNN.

Ngân hàng nhà nước.

QTD.

Qũy tín dụng.

TCP.

Tổng chi phí


TN

Thu nhập.

UBND.

Uỷ ban nhân dân.

 

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích năng suất sản lượng lúa của xã qua các năm 2010 đến 2012 ........15 
Bảng 4.1. Tình hình vay vốn của các người dân trong xã( 2009& 2012) .....................28 
Bảng 4.2. Mức độ vay vốn của các hộ ..........................................................................29 
Bảng 4.3. Vấn đề quan tâm của người dân khi vay vốn ................................................31 
Bảng 4.4. Nguồn thông tin ảnh hưởng đến quyết định vay vốn. ...................................31 
Bảng 4.5. Tình hình nhân khẩu. ....................................................................................33 
Bảng 4.6. Số lao động của các hộ điều tra.....................................................................34 
Bảng 4.7. Kinh nghiệm trồng lúa. .................................................................................35 
Bảng 4.8. Quy mô sản xuất lúa......................................................................................35 
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của vốn tín dụng đến quy mô sản xuất lúa ................................36 
Bảng 4.10. Các chỉ tiêu so sánh trước và sau khi vay vốn ............................................37 
Bảng 4.11 Hiệu quả sản xuất theo quy mô của nông hộ được tính trên 1ha. ................38 
Bảng 4.12. Kết quả sản xuất lúa của 2 nhóm hộ( xét trên 1 ha). ...................................40 
Bảng 4.13. Kết quả ước lượng hàm hồi qui...................................................................41 


viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Vị Trí Địa Lí của Xã Bình Khương .................................................................8 
Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu kinh tế xã Bình Khương( năm 2012) ....................................10 
Hình 4.1. Biểu đồ mục đích vay vốn của người dân .....................................................30 
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của các hộ điều tra...................................32 

ix


DANH SÁCH PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng câu hỏi điều tra nông hộ.
Phụ lục 2. Kết xuất mô hình năng suất lúa.
Phụ lục 3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi.
Phụ lục 4. Mô hình hồi qui bổ sung 1.
Phụ lục 5. Mô hình hồi qui bổ sung 2.
Phụ lục 6. Mô hình hồi qui bổ sung 3.
Phụ lục 7. Mô hình hồi qui bổ sung 4.
Phụ lục 8. Mô hình hồi qui bổ sung 5.
Phụ lục 9. Mô hình hồi qui bổ sung 6.
Phụ lục 10. Kiểm định hiện tượng tự tương quan.

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Việt Nam đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và
phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để làm được
điều đó ngoài sự nổ lực của toàn đảng, toàn quân và toàn dân cần phải có rất nhiều yếu
tố hỗ trợ cho công cuộc đó.
Trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, nông nghiệp được coi là nền
móng cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt khi Việt Nam thực hiện chính
sách mở cửa, gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), thương mại nông nghiệp
đã đóng góp lớn vào nguồn thu ngoại tệ, tăng thu nhập cho khu vực nông nghiệp, cải
thiện đời sống của người dân nông thôn.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của nông nghiệp nông thôn. Nghị Quyết Đại
Hội Đảng X tiếp tục chỉ đạo cần: “Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông
nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân hiện nay và trong nhiều năm
tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan
trọng. Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển
nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, tạo điều
kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch, phấn đấu giá trị tăng thêm trong
nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3- 3,2%/năm. Tốc độ phát triển công nghiệp và
dịch vụ ở nông thôn không thấp hơn mức bình quân của cả nước. Gắn phát triển kinh
tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn và
thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội.”
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chung mà đảng và nhà nước đã đề ra trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là trong bối cảnh nguồn vốn còn hạn chế, thì việc
1


phát triển một thị trường tài chính nông thôn là rất quan trọng, trong đó hoạt động tín
dụng phải giữ vai trò nòng cốt để tạo nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn.
Trong thời gian vừa qua NHNN cũng đã rất chú trọng đến việc phát triển tín
dụng nông nghiệp nông thôn, xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ tín dụng nông

thôn phát triển, nâng cao năng lực của các định chế tài chính, nhất là các định chế tài
chính hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, kêu gọi các nguồn vốn nước
ngoài cho vay trong lĩnh vực này.
Mục tiêu của hoạt động tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là đáp
ứng đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả nguồn vốn cho nhu cầu phát triển toàn diện lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của người
nông dân.
Thực tiễn cho thấy rằng đối với các nông hộ việc huy động đã khó và việc sử
dụng làm sao đem lại lợi ích cao cho người nông dân lại là điều càng khó hơn. Có
được vốn trong tay nhưng không đồng nghĩa là người dân nào cũng đầu tư sản xuất có
hiệu quả. Nuôi con gì, trồng cây gì… để cho hiệu quả cao là một vấn đề cần được giải
quyết. Tình hình đó cho thấy việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế
nông thôn có quan hệ gắn kết với vấn đề huy động và sử dụng nguồn vốn trong nông
hộ.
Xã Bình Khương, Huyện Bình Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi là một xã thuần nông, thu
nhập từ sản xuất nông nghiệp là nguồn thu chủ yếu của bà con tại đây, sản xuất nông
nghiệp mang tính thời vụ và có độ rủi ro cao. Thu nhập của người dân nơi đây thấp. Là
một trong những xã nghèo của tỉnh Quảng Ngãi, từ những năm gần đây được sự quan
tâm của các cấp lãnh đạo và các tổ chức tài chính, đồng vốn đã từng bước đi vào nông
hộ, nhằm nâng cao đời sống của bà con, mở rộng sản xuất, thay đổi bộ mặt nông thôn
tại địa bàn xã. Các tổ chức tài chính đó bao gồm như các quỹ tín dụng, các hợp tác xã
nông nghiệp, NHCS-XH, các quỹ như quỹ phụ nữ, quỹ thanh niên, quỹ xóa đói giảm
nghèo… các tổ chức này đã và đang làm thay đổi dần bộ mặt kinh tế của người dân
nơi đây, giúp người dân nơi đây dần thoát cảnh nghèo đói.
Nói đến tín dụng nông thôn, thực ra tín dụng nông thôn là gì, có ảnh hưởng và
tác động như thế nào đến sản xuất nông nghiệp ở nông thôn hiện nay nói chung cũng
như thực trạng của hoạt động tín dụng. Để hiểu thêm về vấn đề này, đề tài “Tác động
2



của tín dụng nông thôn đến sản xuất lúa ở xã Bình Khương, huyện Bình Sơn, tỉnh
Quảng Ngãi” là đề tài được tôi lựa chọn nghiên cứu cho bản thân. Đề tài nghiên cứu
nhằm thấy được tình trạng sử dụng vốn, những khó khăn trong việc vay vốn và tác
động của tín dụng nông thôn đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã. Từ đó đề xuất
những ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng nông thôn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể:
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tác động của tín dụng nông thôn đến sản xuất lúa của các nông hộ trên
địa bàn xã Bình Khương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung đã nói trên, tôi giải quyết một số mục tiêu cụ thể
như sau:
1. Tìm hiểu thực trang vay vốn cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc vay
vốn của người nông dân sản xuất lúa trên địa bàn xã Bình Khương.
2. So sánh hiệu quả kinh tế giữa nhóm hộ vay và không vay, của các hộ nông
dân trước và sau khi vay vốn tín dụng trong việc canh tác lúa.
3. Phân tích tác động của vốn tín dụng đến năng suất lúa trên địa bàn xã.
4. Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nông thôn
trên địa bàn xã.
1.3. Giả thiết của vấn đề nghiên cứu
Có sự khác biệt về năng suất lúa của nhóm hộ có vay và không vay vốn tín
dụng.
1.4. Phạm vi nghên cứu
Phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi không gian và thời gian
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các hộ gia đình có tham gia canh tác lúa trong địa bàn xã, bao gồm những hộ
vay vốn và không vay vốn tín dụng

3



1.4.2. Phạm vi không gian.
Đề tài nghiên cứu trong phạn vi không gian là trong địa bàn xã Bình Khương,
huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Bao gồm những hộ có vay vốn và không vay vốn,
có canh tác lúa.
1.4.3. Phạm vi thời gian
Chỉ điều tra số liệu trong năm 2012, thời gian điều tra từ tháng 9 đến tháng 10
năm 2013.
1.4.4. Giới hạn nghiên cứu:
Điều kiện thời gian không cho phép và để thuận lợi cho việc nghiên cứu, tôi chỉ
nghiên cứu bên khu vực tín dụng chính thức. Khu vực chính thức được cung ứng bởi
cơ quan tài chính chịu sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước như NHNN & PTNT,
Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội, các tổ chức quỹ tín dụng nhân dân…
Cụ thể, tôi chỉ lấy số liệu ở 2 tổ chức tài chính tín dụng chính thức đó là Hợp
Tác Xã Nông Nghiệp và Qũy Tín Dụng Xã Bình Khương để phục vụ nghiên cứu cho
đề tài.
1.5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này giúp cho người nông dân cũng như các ban ngành liên
quan hiểu rõ hơn về tác động của tín dụng đến sản xuất nông nghiệp như thế nào, cụ
thể ở đề tài này là tác động đến năng suất lúa, đề tài càng giúp chúng ta thấy được
những vấn đề còn tồn tại cần được giải quyết xung quanh chương trình tín dụng nông
thôn này những khó khăn của người dân cũng như những hạn chế mà hoạt động tín
dụng chưa làm được, Bên cạnh đó, đề tài cung cấp cho em nhiều kiến thức quan trọng
về tín dụng nông thôn cũng như nhiều vấn đề khác về kinh tế nông nghiệp nông thôn.
1.6. Cấu trúc bài khóa luận
Khóa luận hoàn chỉnh gồm có 5 chương như sau:
Chương 1. Đặt vấn đề: Chương này đề cập đến lý do chọn đề tài, mục tiêu
nghiên cứu. Ý nghĩa nghiên cứu và phạm vi thực hiện đề tài.
Chương 2. Tổng quan: Chương này bao gồm tổng quan tài liệu nghiên cứu và

tổng quan địa bàn nghiên cứu như vị trí địa lý, tình hình kinh tế- văn hóa- xã hội của
xã Bình Khương.

4


Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Chương này nêu lên các
khái niệm, đặc điểm và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài luận văn.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: tiến hành thu thập số liệu và sử lý
số liệu, phân tích thực trạng vay vốn tín dụng của người dân, so sánh hiệu quả kinh tế
giữa nhóm hộ vay vốn và không vay vốn, trước và sau khi vay, phân tích tác động của
vốn tín dụng đến năng suất trên địa bàn xã.
Chương 5. Thảo luận và kiến nghị.

5


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Với đặc thù là nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nông nghiệp. Trong
những năm qua sinh viên khoa kinh tế Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
đã có những đề tài nghiên cứu liên quan đến tín dụng nông thôn rất nhiều.
Đề tài “Tác động của tín dụng nông thôn đến hoạt đông sản xuất nông nghiệp
huyện bến lức tỉnh Long An(2003)”. Trần Độc Lập; Trường ĐH Nông Lâm TP.Hồ Chí
Minh.
Đề tài đã nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn tín dụng chính thức và tác động
của vốn tín dụng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ ngông dân trong
ngành trồng trọt( lúa, mía) và chăn nuôi (heo) trước và sau khi vay, giữa nhóm hộ có
vay và không vay. Tác giả cũng đã tìm hiểu mối quan hệ giữa tín dụng nông thôn và

sản lượng lúa của hộ nông dân huyện Bến Lức. Đề tài đã chứng tỏ rằng có sự khác biệt
kết quả sản xuất lúa và mía giữa nhóm hộ có vay vốn và không vay vốn, cụ thể là vốn
vay tín dụng có tác động làm cho thu nhập cũng như lợi nhuận của nhóm hộ vay vốn
cao hơn so với hộ không vay vốn.
Đề tài “ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các ngư hộ tại
các xã ven biển tỉnh Quảng Ngãi” của sv Lê Vũ(2012) cũng đã đề cập đến thực trạng
vay vốn tín dụng để đầu tư đánh bắt cá của các ngư hộ. Khả năng trả nợ cũng như đã
nói lên rõ tầm quan trọng của vốn tín dụng nông thôn đối với việc đánh cá của các ngư
dân ở đây. Bên cạnh đó đề tài cũng đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của tín dụng nông thôn như tạo lập một môi trường kinh doanh thuận lợi,
bằng cách giảm thiểu các khuyết tật của thị trường như thông tin không bất đối xứng,
giá sản phẩm không ổn định. Thu nhập thấp và bấp bênh, kết cấu hạ tầng yếu kém,
tăng cường hỗ trợ vốn cho ngư dân để ngư dân có kinh phí đầu tư thay đổi ngư cụ để
6


áp dụng kỹ thuật mới, khai thác được hiệu quả hơn, khi đó khả năng trả nợ của ngư hộ
sẽ tăng lên.
Đề tài “Ảnh hưởng của vốn tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn đến thu nhập của hộ nông dân ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai”. Chuyên
ngành kinh tế nông lâm. Thái Hữu Thọ; Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.2011.
Đề tài đã chỉ ra được ảnh hưởng của vốn tín dụng ngân hàng NN&PTNT đến
thu nhập của nông hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Trảng Bom, cụ thể là
đối với ngành trồng mỳ, bắp và chăn nuôi heo. Tác giả đã cho chúng ta thấy rõ rằng
vốn tín dụng của ngân hàng NN&PTNT đã có ảnh hưởng đến việc gia tăng quy mô và
mức đầu tư vốn của các ngành. Vốn tín dụng của ngân hàng NN&PTNT đã có ảnh
hưởng tích cực đến thu nhập của nông hộ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các nông
hộ đầu tư thêm vốn trong sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, khi lượng vốn vay tín dụng
đầu tư cho việc trồng cây mỳ tăng 1% thì thu nhập từ việc trồng cây mỳ tăng 0,4569%;
khi lượng vốn vay tín dụng đầu tư cho việc trồng cây bắp tăng lên 1% thì thu nhập từ

việc trồng cây bắp tăng 0,5149% và khi lượng vốn vay tín dụng đầu tư cho việc chăn
nuôi heo tăng 1% thì thu nhập từ việc chăn nuôi heo tăng 0,0325%.
Bên cạnh đó, đề tài đã được tôi tham khảo thêm trên sách, báo, tạp chí,
internet….. các khái niệm liên quan đến nội dung của đề tài được tham khảo trên sách
vở, trên mạng.
2.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
a. điều kiện tự nhiên
Xã Bình Khương là một xã nằm ở hướng Tây của huyện Bình sơn, tỉnh Quảng
Ngãi. Cách trung tâm huyện lỵ khoảng 8km, ranh giới của xã được xác định như sau:
Phía đông giáp với xã Bình Trung, Bình Nguyên.
Phía tây giáp với xã Bình An.
Phía nam giáp với xã Bình Minh.
Phía bắc giáp với xã Tam Nghĩa huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam.

7


Hình 2.1. Vị Trí Địa Lí của Xã Bình Khương

Xã có diện tích tự nhiên 886 ha được chia thành 05 thôn Tây Phước, Thanh Trà,
Trà Lăm, Bình Yên và Phước An, trên địa bàn có đường giao thông liên xã và thôn
bao bọc.
Địa hình xã Bình Khương được bao bọc bởi đồi núi, địa hình phức tạp, đồi gò,
độ cao và độ dốc trunh bình, thuộc vùng miền núi của huyện Bình Sơn, hằng năm do
lũ lụt thường xuyên nên lượng xói mòn cao những vùng gò đồi và những vùng trũng
tăng độ phù sa làm cho đất được màu mở ở các vùng trũng, tạo thuận lợi cho việc sản
xuất cây trồng cho năng suất cao nơi vùng thấp bằng phẳn. Đất đai được quy hoạch
thực hiện theo mô hình “dồn điền đổi thửa”; bờ vùng, bờ thửa được bố trí ngang dọc
khắp cánh đồng, cho nên rất tiện lợi cho người nông dân sản xuất. Hệ thống kênh
mương nội đồng được bê tông hóa và bố trí dày đặc trên khắp cánh đồng của xã, đảm

bảo lượng nước tưới tiêu cho sản xuất cây lúa 2 vụ trên năm.
Địa hình: xã Bình Khương là vùng duyên hải miềm trung chịu ảnh hưởng của
nhiệt đới giớ mùa, theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Quảng Ngãi,
Bình Khương có những đặc điểm sau.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình trong năm là 25 – 260C
Nhiệt cao tuyệt đối là 28,70C.
8


Nhiệt thấp tuyệt đối là 210C.
Nắng: số giờ nắng trung bình trong năm là 2000h, tập trung từ tháng 4 đến
tháng 7 hằng năm, tháng có giờ nắng nhiều nhất là 5- 7, tháng có giờ ít nắng nhất là
tháng 8,9,10,11.
Lượng bốc hơi: tổng lượng bốc hơi trong năm là 1500mm, tháng có lượng bốc
hơi cao nhất là tháng 5,6,7. Tổng lượng bức xạ nhiệt trung bình trong năm là 97,1
kcal/cm2.
Độ ẩm:
Độ ẩm trung bình trong năm là 80%.
Độ ẩm cao nhất là 90%.
Độ ẩm thấp nhất là 70%
Gió: Bình Khương chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió. Đó là gió mùa Đông Bắc
và gió phía tây nam, thổi vào tháng 5,6.
Bão: những năm gần đây không có bão, chủ yếu do ảnh hưởng của áp thấp
nhiệt đới gây mưa to, lũ lớn làm thiệt hại nghiệm trọng tài sản của người dân.
Mưa
Tập trung chủ yếu vào tháng 9, 10.
Lượng mưa trung bình trong năm là 2400mm
Lượng mưa cao nhất 3000mm
Lượng mưa thấp nhất 1600mm

Sương mù
Thường xuất hiện vào tháng 11- 12, hiện tượng sương muối thường xuất hiện
vào tháng 2 hàng năm.
Nhìn chung ở đây thời tiết và khí hậu rất thuận lợi cho việc phát triển và sinh
trưởng của cây trồng, vật nuôi. Mùa nắng cũng gay gắt và mùa mưa thì ngập úng làm
ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Thuỷ văn
Bình Khương là một xã thuộc vùng trung du miền núi của huyện Bình Sơn, cho
nên vào mùa mưa lượng nước từ đầu nguồn chảy về, lưu lượng chảy rất mạnh, nước
dân lên cao nhanh làm cho sạt lỡ ven suối, gây ra sa bồi thủy phá ảnh hưởng cho việc

9


sản suất
s nông nghiệp,
n
thư
ường xuất hiện
h lũ vào
o tháng 9 – 10 và bồi đắp lượng
g phù sa rấtt
lớn những
n
diệnn tích trũngg.
b. kinh tế- văn hóóa- xã hội
Hìn
nh 2.2. Biểu đồ cơ cấấu kinh tế xã Bình Khương(
K
năm 2012)


19%
Nông nghiệp
56%

25%

Công nghiệp
Dịch vụ

Ngguồn: Ủy B
Ban Xã Bìn
nh Khươngg
Nền kinnh tế đangg trong đà phát triển nhưng vẫẫn còn thấpp. Vẫn dự
ựa vào nềnn
nôngg nghiệp làà chủ yếu, trong đó nông nghiệp chiếm tỷ
t trọng 555,6%. Tiểu
u thủ côngg
nghiiệp và xây dựng cơ bảản chiếm 25,35%.
2
Th
hương mại-- dịch vụ chhiếm 19,05
5%.
Bình Khhương là một
m xã pháát triển chủ
ủ yếu là nông nghiệpp với cơ cấu
c kinh tếế
nhiềuu thành phhần nông nghiệp, tiểểu thủ côn
ng nghiệp dịch vụ, nnuôi trồng thủy sản.
Tronng đó nôngg nghiệp vẫẫn là ngànhh đóng vai trò

t quan trrọng. Từ năăm 2006 đếến nay nềnn
kinhh tế tuy có mức tăng trưởng
t
đánng kể dần dần
d hoà nhhập vào cơ chế thị trư
ường, songg
bên cạnh đó nền
n kinh tếế vẫn phát triển chậm
m, đời sốngg nhân dânn còn gặp nhiều khóó
khănn. Đó là điềều kiện tự nhiên
n
của xã.
x
Dân số và lao độn
ng
x có chỉ tiêu về dânn số và lao động như
ư
Theo sốố liệu điều tra năm 2012 toàn xã
sau:
Tổng sốố hộ: 2.0922 = Tổng dân
d số: 6.83
34
Trong đó
đ nữ: 3.384
Nam: 3.450
3
Tổng sốố khẩu nôngg nghiệp: 4.800
10



Tổng số khẩu xã hội:

723

Trong đó hộ nông nghiệp:

1.430

Tổng lao động:

4.056

Trong đó lao động nông nghiệp: 2.200
Các nghề khác:

1.856

Tình hình các khu dân cư trên địa bàn.
Các khu dân cư trên địa bàn xã hình thành theo dọc đường nối liền với đường
huyện, đường xã rất thuận lợi về giao thông đi lại phục vụ cho sản xuất, khu dân cư
được quy hoạch theo mô hình xây dựng nông thôn mới, để phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp.
Giao thông
Giao thông là huyết mạch thông thương, vận chuyển hàng hóa và phục vụ đi lại
cho địa phương, giao thông của xã hiện nay khá phát triển toàn diện, hệ thống giao
thông nông thôn được quy hoạch từ trong thôn, xóm đến đồng ruộng phục vụ cho sản
xuất, hiện nay nhựa hóa, bê tông hóa giao thông nông thôn trên địa bàn của xã mới đạt
15% theo kế hoạch đề ra.
Nhìn chung trong những năm gần đây địa phương đã huy động mọi nguồn lực
trong nhân dân, đẩy mạnh phong trào làm đường bê tông trong thôn, xóm; đồng thời

thực hiện mô hình “Dồn điền đổi thửa” đây là một mô hình được bà con nông dân
hưởng ứng mạnh mẽ, ruộng đất không còn manh muốn như trước đây chỉ một hộ gia
đình sản suất trên một thửa ruộng, quy hoạch bờ vùng, bờ thửa thuận lợi cho việc đưa
cơ giới hóa vào đồng ruộng, thu hoạch mùa màng vận chuyển hàng hóa nông sản của
người nông dân từ đồng ruộng về đến tận nhà, đây là một mô hình đã đem lại hiệu quả
thiết thực cho nông dân.
Thủy lợi
Nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở xã Bình Khương, chủ yếu
nhân dân ở đây có truyền thống đắp đập ngăn suối đưa nước lên đồng để phục vụ cho
sản xuất. Hệ thống kênh mương tưới tiêu được thuận lợi, kiên cố hóa kênh mương
được huy động nhân dân xây dựng khoảng 75% trên các cánh đồng, đảm bảo lượng
nước tưới cho cây trồng quanh năm.

11


Điện
Hiện nay trên địa bàn xã có 100% số hộ nông dân được sử dụng điện từ mạng
lưới điện quốc gia, đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất.
Hệ thống giáo dục
Xã Bình Khương hiện nay nhìn chung các cơ sở hạ tầng phục vụ cho giáo dục
tương đối ổn định, cơ sở vật chất kỹ thuật được xây dựng trường tầng kiên cố, có một
trường Trung học cơ sở và một trường Tiểu học các trường điều đạt trường chuẩn
quốc gia.
Y tế
Toàn xã có một trạm y tế với diện tích 2.000m2, có 4 phòng ( 1 phòng làm việc
và 3 phòng khám chữa bệnh), gồm 6 nhân viên (trong đó 1 bác sỹ và 5 y sỹ). Trang
thiết bị tương đối ổn định phục vụ việc khám chữa bệnh cho nhân dân trong xã.
Bưu chính viễn thông
Xã có một trung tâm bưu điện văn hoá xã, trên địa bàn xã có 450 máy điện

thoại cố định, trung bình 5 máy/ 100 người dân.
Thực trạng phát triển các ngành.
Ngành trồng trọt
Xã Bình Khương có 98 % dân số sống bằng nghề nông, diện tích nông nghiệp
của xã là 582,88 ha; chiếm 65,7% so với diện tích tự nhiên. Trong những năm qua từ
năm 2005 đến nay ngành sản xuất nông nghiệp có phát triển, mức tăng trưởng đáng kể
sản lượng lương thực năm sau cao hơn năm trước.
Bình quân lương thực đầu người từ năm 2005 đến nay là 395 kg/ người/ năm.
Bên cạnh việc phát triển cây lương thực còn phát triển cây thực phẩm, rau, dưa,
cà, đậu, ớt …
Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Tiểu thủ Công nghiệp, thương mại dịch vụ ngày càng phát triển mạnh, các
ngành nghề buôn bán được phát trển rộng khắp trong toàn xã, đây cũng là ngành
quang trọng trong tiềm năng phát triển kinh tế của xã nhà.
Nhận xét chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Nhìn chung những năm qua nền kinh tế của xã Bình Khương có bước phát triển
đáng kể, đã hoà nhập chung nền kinh tế thị trường, song với đặc thù của một xã vùng
12


trung du miền núi hằng năm thường bị lũ lụt xói mòn, ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp, nuôi trồng thủy sản cũng bị chi phối bởi nhiều yếu tố của điều kiện tự nhiên
tác động, các ngành kinh tế cũng chậm phát triển, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện. Tuy
vậy nền kinh tế của xã Bình Khương về mặt nông nghiệp vẫn đóng vai trò là ngành
sản xuất chính.
Nhằm thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của xã phát triển mạnh, hoà nhập với sự
phát triển nền kinh tế - xã hội chung của huyện và tỉnh. Trong giai đoạn công nghiệp
hoá, hiện đại hoá hiện nay và những năm tiếp theo, đòi hỏi xã phải tập trung chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đầu tư mạnh trên mọi lĩnh vực.
Xã nhờ có nguồn lao động dồi dào cùng với tinh thần cần cù lao động ham

muốn làm giàu của nhân dân nên thúc đẩy ngành chăn nuôi cùng phát triển.
Qua quá trình điều tra về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương xã Bình
Khương ta thấy đời sống nhân dân ở đây chủ yếu tập trung vào hai ngành chính đó là
trồng trọt và chăn nuôi; đồng thời phát triển trồng rừng và nuôi trồng thủy sản, thương
mại dịch vụ cũng là trong những tìm năng ổn định đời sống góp phần phát triển nền
kinh tế xã hội của địa phương. Bà con nông dân chịu khó, ham học hỏi tiếp thu tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để nâng cao thu
nhập, nhất là trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi. Ngành trồng trọt phát triển nhờ có
điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển, hai ngành này luôn luôn hỗ trợ cho nhau
cùng phát triển.
2.3. Tổng quan về Tình hình sản xuất lúa của xã Bình Khương.
Xã Bình Khương là một xã thuộc vùng trung du miền núi của huyện Bình Sơn,
với điều kiện tự nhiên, khí hậu đất đai khá phức tạp, trình độ thâm canh của bà con
nông dân ngày càng nâng cao. Đặc biệt trong những năm qua xã đã tập trung xây dựng
cơ sở hạ tầng để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, các công trình kênh mương của xã
ngày càng được kiên cố.
Hiện nay toàn xã có 16 km kênh mương bê tông, thời gian qua việc thực hiện
chuyển đổi cơ cấu cây trồng có những chuyển biến tích cực, nhất là việc chuyển đổi
giống cây trồng con vật nuôi, người dân đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất đã từng bước đạt được kết quả cao.

13


Vào những năm trước đây trong thời kỳ bao cấp do cơ chế thị trường, đất đai
còn bỏ hoang, không cải thiện được đời sống nhân dân nên còn gặp rất nhiều khó
khăn, không đủ điều kiện đầu tư cho sản xuất, vì vậy mà dẫn đến năng suất lúa thấp.
Từ khi có chỉ thị 100 của Ban bí thư Trung ương Đảng và nghị định 64CP của Chính
Phủ ra đời, đất đai được giao cho từng hộ nông dân quản lý và sử dụng lâu dài, từ đó
nhân dân đầu tư và cải tạo dần dần đưa năng suất ngày càng cao.

Những năm gần đây xã đã có chủ trương đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, đã
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và chú trọng đến việc đưa những giống lúa có năng suất
cao để thay thế các giống lúa cũ bị thoái hoá, nhiễm bệnh năng suất thấp. Hằng năm xã
đã chuyển giao các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh
cho các hộ sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã. Được sự giúp đỡ của trạm
khuyến nông huyện đã đưa cán bộ khuyến nông về xã tập huấn và giúp đỡ bà con nông
dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nói chung và sản
xuất lúa nói riêng. Đã có nhiều lớp tập huấn về phòng trừ dịch bệnh tổng hợp IPM, và
chương trình 3 tăng 3 giảm trong sản xuất nông nghiệp nên bước đầu đem lại hiệu quả
kinh tế rất khả quan. Nhờ đó mà đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng
cao, do đó cơ sở vật chất từng bước được đầu tư vào sản xuất có xu hướng phát triển,
đến nay toàn xã có 5 máy băm đất, 38 máy cắt lúa.
Diện tích trồng lúa các năm giảm dần, việc sản xuất lúa giảm chuyển sang các
loại cây khác như ngô, lạc, ớt, rau màu các loại. Các cây lương thực khác đều tăng
nhanh nhưng không đáng kể. Được sự quan tâm của chính quyền xã trong những năm
qua đã đưa cây ớt vào trồng có giá trị kinh tế cao. Từ số liệu trên ta thấy sự chuyển đổi
cơ cấu cây trồng của xã có sự chuyển biến một cách tích cực nhằm phù hợp với điều
kiện tự nhiên để khai thác tiềm năng của xã và từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế
trên từng diện tích đất canh tác.
Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của xã qua các năm thể hiện ở bảng 2.1.

 

14


×