Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP MAY CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.66 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP
MAY CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI

VŨ ĐỖ TRẦN NGUYỄN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012
i


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích thực trạng
quản trị nguồn nhân lực tại xí nghiệp May Công Nghiệp Đồng Nai”, do Vũ Đỗ
Trần Nguyễn, sinh viên khoá 35, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày…………………………

PHẠM THỊ NHIÊN
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM ƠN

Những gì mà con có được như ngày hôm nay trước hết phải nhớ đên công ơn
sinh thành, dưỡng dục, động viên, ủng hộ và giúp đỡ của cha mẹ, hai chị kính yêu.
Những người luôn luôn dõi theo từng bước chân của con cho dù con đang ở đâu và
làm gì, đã cho con cả vật chất lẫn tinh thần để con có đủ sức vượt qua những khó khăn
trong cuộc sống cũng như học tập. Con biết mặc dù con chưa phải là một người nổi bật
trong xã hội, chưa phải là một tấm gương sáng để các cháu noi theo, nhưng con sẽ mãi
phấn đấu không ngừng để mãi là một niềm tự hào trong lòng mọi người trong gia đình.
Và để có được như ngày hôm nay em phải gửi lời tri ân sâu sắc đến quý thầy cô,
đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm, đã hết lòng giảng

dạy, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Phạm Thị Nhiên, là người đã từng bước hướng dẫn em
hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp.
Đồng thời xin được nói lời cảm ơn với anh Phan Anh Tuấn – trưởng Phòng Tổ
Chức Hành Chính đã tạo điều kiện thật tốt cho em có thể hoàn thành tốt khóa thực tập
của mình.
Cảm ơn những người bạn đã cùng tôi chia sẽ những vui buồn trong cuộc sống,
những khó khăn trong học tập, sát cánh nhau trong suốt quãng đời sinh viên.
Xin chúc mọi người luôn mạnh khỏe, đạt được những ước mơ của mình và luôn
thành công trong cuộc sống.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2012
Sinh viên
Vũ Đỗ Trần Nguyễn


NỘI DUNG TÓM TẮT
VŨ ĐỖ TRẦN NGUYỄN. Tháng 12 năm 2012. “Phân Tích Thực Trạng
Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Xí Nghiệp May Công Nghiệp Đồng Nai”.
VU DO TRAN NGUYEN. December 2012. “Analysis Human Resource
Management At DONAMAY Co.Ltd”.
Đề tài được thực hiện thông qua việc điều tra người lao động trong Công ty với
bảng câu hỏi điều tra soạn sẵn, chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng và sử dụng phương
pháp so sánh, thống kê mô tả để phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại xí
nghiệp May Công Nghiệp Đồng Nai qua hai năm 2010 và 2011. Nội dung phân tích
bao gồm các hoạt động thu hút nguồn nhân lực, hoạt động đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực, hoạt động duy trì nguồn nhân lực, phân tích kết quả và hiệu quả quản trị
nguồn nhân lực thông qua các chỉ tiêu năng suất lao động và chi phí tiền lương/ doanh
thu và cuối cùng là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực tại
Công ty.



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ix
DANH MỤC PHỤ LỤC ...............................................................................................xi
CHƯƠNG 1 .................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1.1.

Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................................ 2
1.2.2 . Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 2
1.4. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................................... 2

CHƯƠNG 2 .................................................................................................................... 4
TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP MAY CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI .......................... 4
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp ........................................................... 4
2.1.1. Giới thiệu sơ lược .................................................................................................... 4
2.1.2. Phạm vi kinh doanh ................................................................................................. 5
2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................................... 5
2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức – chức năng, nhiệm vụ các phòng ban ..................................... 6
2.2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức ............................................................................................ 6
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban ....................................................................... 7

2.3. Tình hình hoạt động của xí nghiệp trong thời gian qua................................................ 11
2.3.1. Vốn kinh doanh ..................................................................................................... 11
2.3.2. Doanh thu .............................................................................................................. 12
2.3.3. Mặt hàng kinh doanh ............................................................................................. 15
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ......................... 16
2.4.1. Môi trường vĩ mô................................................................................................... 16
2.4.2. Môi trường vi mô................................................................................................... 19
2.5. Thuận lợi và khó khăn của xí nghiệp trong thời gian qua ............................................ 21
2.5.1 Thuận lợi................................................................................................................. 21
v


2.5.2. Khó khăn ............................................................................................................... 22
2.6. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới ................ 23

CHƯƠNG 3 .................................................................................................................. 23
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................ 23
3.1. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực .............................................................................. 23
3.2. Vai trò, ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực ............................................................... 24
3.3. Các chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực ..................................................... 24
3.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả quản trị nguồn nhân lực. ................................ 32
3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực ................................................... 33
3.5.1. Môi trường bên ngoài ............................................................................................ 33
3.5.2. Môi trường bên trong............................................................................................. 34
3.6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 35
3.6.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu .................................................................. 35
3.6.2. Phương pháp phân tích .......................................................................................... 35

CHƯƠNG 4 .................................................................................................................. 37
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................................ 37

4.1. Phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công ty qua 2 năm 2010 - 2011 ...... 37
4.1.1. Đặc điểm và cơ cấu nguồn nhân lực ...................................................................... 37
4.1.2. Phân tích thực trạng hoạt động thu hút nguồn nhân lực tại công ty ...................... 39
4.1.3. Phân tích thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty 48
4.1.4. Phân tích thực trạng hoạt động duy trì nguồn nhân lực tại Công ty ...................... 54
4.2. Đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại Công ty ............................................... 59
4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực .................................... 62
4.3.1. Phân tích môi trường bên ngoài............................................................................. 62
4.3.2. Phân tích môi trường bên trong ............................................................................. 65
4.4. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty ............ 66
4.4.1. Về công tác thu hút nguồn nhân lực ...................................................................... 66
4.4.2. Về công tác đào tạo, phát triển công nhân viên ..................................................... 67
4.4.3. Về công tác duy trì nguồn nhân lực ....................................................................... 67

CHƯƠNG 5 .................................................................................................................. 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 69
5.1. Kết luận ........................................................................................................................ 69
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................................... 69
vi


5.2.1. Với nhà nước ......................................................................................................... 69
5.2.2. Với công ty ............................................................................................................ 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 72

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


QTNNL

Quản Trị Nguồn nhân lực

BHTN

Bảo Hiểm Tai Nạn

BHXH

Bảo Hiểm Xã Hội

BHYT

Bảo Hiểm Y Tế

ĐVT

Đơn Vị Tính

VNĐ

Việt Nam Đồng

USD

Đôla Mỹ

BQ


Bình quân

GTTSL

Giá trị tổng sản lượng

NSLĐ

Năng suất lao động

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Năm 2010-2011 ....................... 12

Bảng 2.2. Tình Hình Kinh Doanh Trong Nước ............................................................. 13
Bảng 2.3. Tình Hình Kinh Doanh Ngoài Nước ............................................................. 14
Bảng 2.4. Cơ Cấu Thị Trường ....................................................................................... 15
Bảng 2.5. Danh Mục Các Sản Phẩm Của Xí Nghiệp .................................................... 16
Bảng 4.1. Cơ Cấu Lao Động Theo Trình Độ Chuyên Môn Năm 2010-2011 ............... 38
Bảng 4.2. Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính Năm 2010-2011 .................................... 38
Bảng 4.3. Cơ Cấu Lao Động Theo Tính Chất Sản Xuất Năm 2010-2011 .................... 39
Bảng 4.4. Nguồn Cung ứng Lao Động Của Công Ty ................................................... 41
Bảng 4.5. Chi Phí Tuyển Dụng Bình Quân Trên Người Năm 2010-2011 .................... 47
Bảng 4.6. Số Lượng Lao Động Tuyển Mới Năm 2010-2011 ....................................... 48
Bảng 4.7. Nội Dung Các Khóa Đào Tạo Và Số Người Tham Dự Năm 2010-2011 ..... 50
Bảng 4.8. Kết Quả Đào Tạo Năm 2010-2011 ............................................................... 50
Bảng 4.9. Bảng Thống Kê Đánh Giá Của Người Lao Động Về Các Khóa Đào Tạo
Năm 2011 ...................................................................................................................... 52
Bảng 4.10. Bảng Thống Kê Đánh Giá Của Người Lao Động Về Hiệu Quả Của Các
Khóa Đào Tạo Năm 2011 .............................................................................................. 53
Bảng 4.11. Chi Phí Đào Tạo Trung Bình Một Lao Động Năm 2010-2011 .................. 54
Bảng 4.12. Tổng Quỹ Lương Tháng Và Tiền Lương Bình Quân Của Người Lao Động
Năm 2010-2011 ............................................................................................................. 55
Bảng 4.13. Bảng Thống Kê Đánh Giá Của Người Lao Động Về Mức Lương Của Công
Ty So Với Các Công Ty Khác Trong Ngành Năm 2011 .............................................. 56
Bảng 4.14. Các Loại Phụ Cấp Áp Dụng Trong Công Ty Năm 2011 ............................ 57
Bảng 4.15. Hiệu Quả Sử Dụng Lao Động Năm 2010-2011.......................................... 60
Bảng 4.16. Doanh Thu Và Chi Phí Tiên Lương Năm 2010-2011 ................................ 60
Bảng 4.17. Số Lượng Lao Động Nghỉ Việc Năm 2010-2011 ....................................... 61
ix


DANH MỤC CÁC HÌNH


Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Xí Nghiệp ........................................................ 7
Hình 2.2. Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất .................................................................. 10
Hình 3.1. Các Yếu Tố Thành Phần Chức Năng Của Quản Trị Nguồn Nhân Lực ....... 25
Hình 3.2. Ích Lợi Của Phân Tích Công Việc ............................................................... 26
Hình 3.3. Quá Trình Tuyển Dụng ................................................................................ 27
Hình 3.4. Hệ Thống Đánh Giá Năng Lực Thực Hiện Công Việc Của Nhân Viên ...... 30
Hình 3.5. Cơ Cấu Hệ Thống Trả Công Trong Các Doanh Nghiệp .............................. 31
Hình 4.1. Diễn Biến Tình Hình Lao Động Qua Các Năm 2009-2011 ......................... 36
Hình 4.2. Quy Trình Tuyển Dụng Của Xí Nghiệp ....................................................... 42
Hình 4.3. Tỷ Lệ Thích Chương Trình Đào Tạo ........................................................... 52
Hình 4.4. Đánh Giá Mức Độ Hiệu Quả Các Khóa Đào Tạo ........................................ 53
Hình 4.5. Đánh Giá Của Người Lao Động Về Mức Lương Của Công Ty So Với Các
Công Ty Khác Trong Ngành ........................................................................................ 56
Hình 4.6. Biểu Đồ Tốc Độ Tăng Trưởng GDP Của Việt Nam Qua Các Năm 20092011 .............................................................................................................................. 62
Hình 4.7. Biểu Đồ Tốc Độ Tăng Giá Tiêu Dung Qua Các Năm 2009-2011 ............... 63

x


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ Lục 1: Bảng Câu Hỏi Điều Tra
Phụ Lục 2: Bản Mô Tả Công Việc
Phụ Lục 3: Bảng Thăm Do Ý Kiến Người Lao Động Nghỉ Việc

xi


CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong
nền kinh tế quốc dân nước ta. Nó đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân, cung cấp một mặt hàng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Nhu cầu lao động trong ngành dệt may hàng năm là rất lớn, mỗi năm ngành dệt may
tạo ra được khoảng 2,2 triệu việc làm các loại cho công nhân. Kim ngạch xuất khẩu
của ngành dệt may trong những năm qua luôn đứng thứ hai trong tổng số những ngành
có sản phẩm xuất khẩu (đứng sau kim ngạch xuất khẩu của dầu mỏ) thu về nguồn
ngoại tệ lớn, đóng góp phần không nhỏ vào ngân sách của nhà nước. Ngành dệt may
nước ta có những điều kiện thuận lợi cho phát triển như: nguồn nhân lực trẻ, dồi dào,
thị trường tiêu thụ trong nước lớn (hơn 80 triệu dân), ngoài ra c ̣ũng là thị trường
tiêu thụ tiềm năng tương đối lớn ở nước ngoài. Khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương
mại thế giới WTO đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may nước ta phát
triển hơn nữa. Vì quá trình sản xuất của nước ta chủ yếu là nhận hàng gia công từ nước
ngoài do đó sản xuất vẫn còn phụ thuộc vào nước ngoài. Sử dung nguồn nhân lực chưa
có hiệu quả làm năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm còn thấp…
Theo xu hướng phát triển nguồn nhân lực hiện nay ở nhiều nước, người
lao động được xem là tài sản quý giá của doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã đánh
giá cao vai trò của con người và nhận thấy đây chính là yếu tố cốt lõi để làm nên sự
thành công của doanh nghiệp mình.


Xuất phát từ những yêu cầu thực tế đó tôi chọn nghiên cứu đề tài “Phân
tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại xí nghiệp May Công Nghiệp Đồng
Nai” để có thể đưa ra được những nhận xét, những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty trong thời gian tới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại xí nghiệp May Công Nghiệp
Đồng Nai, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị
nguồn nhân lực tại công ty.
1.2.2 . Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công ty năm 2010 – 2011;
- Phân tích hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty năm 2010 –
2011;
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực;
- Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nguồn nhân
lực tại Công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Xí Nghiệp May Công Nghiệp Đồng Nai khu công
nghiệp Biên Hòa 1 – phường An Bình – TP.Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai từ tháng 9/2012
đến tháng 10/2012 và thu thập dự liệu về nhân sự trong 2 năm 2010 và 2011.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận có cấu trúc bao gồm 5 chương:
Chương mở đầu được xây dựng để tổng quát hóa đề tài nghiên cứu đồng thời
xác định tính cần thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và kết quả
mà tác giả mong muốn đạt được.
Chương thứ hai sẽ phác họa một bức tranh tổng quát về xí nghiệp May Công
Nghiệp Đồng Nai, qua đó người đọc sẽ có được một cái nhìn khái quát về xí nghiệp.
2


Chương ba – Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu – tác giả trình bày các
khái niệm và cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Chương bốn – Kết quả nghiên cứu – tác giả tiến hành phân tích các kết quả thu
thập được trong quá trình nghiên cứu đề tài về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
Chương cuối cùng sẽ đưa ra những kết luận và kiến nghị đối với xí nghiệp,
đồng thời tác giả cũng đề xuất những hướng tiếp theo cho vấn đề nghiên cứu.


3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP MAY CÔNG NGHIỆP
ĐỒNG NAI

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp
2.1.1. Giới thiệu sơ lược
Xí nghiệp May Công Nghiệp Đồng Nai là đơn vị trực thuộc công ty cổ phần
tổng hợp Gỗ Tân Mai. Xí nghiệp chuyên sản xuất hàng gia công về may mặc xuất
khẩu, chủ yếu theo đơn đặt hàng. Các sản phẩm gia công của xí nghiệp bao gồm áo
jacket, áo sơ mi, quần tây, jeans, skiwear … Chủ yếu để xuất khẩu sang thị trường thế
giới như : Nga, Đức, Hongkong, Hàn Quốc, Mỹ…
Tên trong nước : Xí Nghiệp May Công Nghiệp Đồng Nai
Tên giao dịch : INDUSTRIAL GARMENT COMPANY OF DONG NAI
Tên viết tắt : DONAMAY Co.Ltd
Trụ sở : khu công nghiệp Biên Hòa 1 – phường An Bình – TP.Biên Hòa – tỉnh
Đồng Nai.
Điện thoại : (061) 3836236 –
3836117
Fax : 84 – 061 – 836118
Emai :
Website : www.donamay.com
Vốn điều lệ : 4.561.390.000 VNĐ
Vốn đầu tư : 8.796.540.000 VNĐ
Khách hàng truyền thống : Baon, Finnflare, Gollas, Butel, Worldwide
Fashion…



Ngành nghề : dệt may – thời trang
Loại hình thương mại : sản xuất, nhà xuất khẩu.
2.1.2. Phạm vi kinh doanh
Xí nghiệp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng may mặc theo
ngành nghề kinh doanh và mục đích thành lập của xí nghiệp.
Phạm vi kinh doanh chủ yếu của xí nghiệp là sản xuất các sản phẩm may theo
đơn đặt hàng gia công của khách hang với sản phẩm các loại áo sơ mi, jacket và quần
tây… Tóm lại, phạm vi kinh doanh của xí nghiệp :
 Xuất khẩu : hàng may mặc do công ty sản xuất.
 Nhập khẩu : máy, thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.
Mặt hàng chính của xí nghiệp hiện nay là áo jacket và quần.
2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển
Xí nghiệp May Công Nghiệp Đồng Nai với tên giao dịch là DONAMAY được
thành lập theo quyết định số : 18/QD – UND tỉnh Đồng Nai, ngày 05/7/1987, giấy
phép kinh doanh số 1001577. Xí nghiệp là đơn vị có tư cách pháp nhân và hạch toán
báo cáo vì được sử dụng con dấu riêng theo thể thức nhà nước quy định.
Trong những năm đầu thành lập :
Xí nghiệp có hơn 150 đội ngũ cán bộ công nhân viên trong đó có khoảng 50 lao
động có tay nghề.
Xí nghiệp có diện tích 21.880 m2, trong đó khu nhà xưởng có diện tích 500m2.
Ban đầu máy móc thiết bị gồm 100 máy đạp chân hiệu SINGER cũ và một số
máy móc chuyên dung cũ, lạc hậu đã qua sử dụng.
Khi mới thành lập vốn đầu tư của xí nghiệp là 80.000.000 VNĐ, trong đó vốn
điều lệ là 14.000.000 VNĐ. Sau đó xí nghiệp cổ phần hóa với vốn đầu tư khoảng
8.796.540.000 VNĐ, trong đó vón điều lệ là 4.561.390.000 VNĐ. Với kế hoách ban
đầu khi chưa cổ phần hóa là sản xuất gia công quần áo nội thương các loại.
Do nhu cầu mở rộng sản xuất và đòi hỏi phải đa dạng hóa hoạt động sản xuất
xuất khẩu giai đoạn 1988 – 1989 xí nghiệp đã sản xuất hàng xuất khẩu. Tuy nhiên việc
xuất khẩu phải thông qua liên hợp các xí nghiệp dệt may TP Hố Chí Minh.

5


Ngày 12/01/1993 bằng quyết định số 72/QD – UBT của UBND tỉnh Đồng Nai.
Xí Nghiệp May Công Nghiệp Đồng Nai chính thức đổi tên thành Công ty May Công
Nghiệp Đồng Nai. Một sự kiện đánh dấu bước ngoặt phát triển mới của công ty.
Ngày 05/02/1993 công ty May Công Nghiệp Đồng Nai được cấp giấy phép xuất
– nhập khẩu trực tiếp có đầy đủ chức năng, điều kiện và có uy tín với bạn hàng.
Năm 2000 công ty đã có một cơ sở khang trang bề thế, nhà xưởng thoáng mát,
trang thiết bị hiện đại (24 dây chuyền may với trên 1000 máy móc, có cả máy điện tử
20 đầu), đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề, có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức sản
xuất bất cứ đơn hàng nào với kỹ thuật cao nhất, đời sống cán bộ công nhân viên trong
công việc ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Năm 2003 công ty áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 vào trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chất lượng sản phẩm của công ty ngày
càng được nâng cao và khẳng định được uy tín với bạn hàng trong và ngoài nước.
Năm 2005 công ty đã sáp nhập vào Công ty Tổng Hợp Gỗ Tân Mai và trở thành
một đơn vị trực thuộc của công ty.
Năm 2006 Công ty Tổng Hợp Gỗ Tân Mai cổ phần hóa và chính thức đổi tên
thành Công Ty Cổ Phần Tổng Hợp Gỗ Tân Mai. Việc sáp nhập vào Công Ty Cổ Phần
Tổng Hợp Gỗ Tân Mai là nhu cầu tất yếu của quá trình toàn cầu hóa hiện nay và góp
phần nâng cao khả năng về vốn cũng như lợi thế cạnh tranh của công ty.
Sau khi sáp nhập hiện xí nghiệp có 2 xưởng may chuyên dụng và chuyển đổi
một số diện tích khác gồm : cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị thành loại hình kinh
doanh khác như : kho bãi, nhà ở… và thuộc quản lý của xí nghiệp trực thuộc khác.
2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức – chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
2.2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức
Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp May Công Nghiệp Đồng Nai gồm có 3 phòng ban
và 1 phân xưởng sản xuất chính với gần 328 cán bộ công nhân viên.


6


Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của xí nghiệp
GIÁM ĐỐC

P.GIÁM ĐỐC KINH DOANH

P.GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT

P.KINH
DOANH

P. KỸ
THUẬT

P.TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH

XƯỞNG
MAY

Nguồn : Phòng Tổ Chức Hành Chính
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Ban giám đốc : gồm giám đốc và 2 phó giám giám đốc.
 Giám đốc : điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của xí
nghiệp, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, phát triển vốn theo
phương án đã được Hội Đồng Quản Trị phê duyệt thông qua Đại hội cổ
đông, xây dựng và trình Hội Đồng Quản Trị chuẩn ý về kế hoạch phát triển
đề án tổ chức của xí nghiệp. Thực hiện các phương án đã được duyệt, ký

hợp đồng lao động và báo cáo cho Hội Đồng Quản Trị tình hình tài chính
của xí nghiệp theo quy định.
 Phó giám đốc : trợ giúp cho Giám đốc. Khi cần có thể thay Giám đốc
giải quyết các công việc thông qua sự ủy quyền của Giám đốc, các quyết
định phải nằm trong phạm vi của sự ủy quyền.
 Phòng kinh doanh : chịu trách nhiệm về hạch toán kinh tế, tính toán kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh, theo dõi công nợ, làm báo cáo phân
tích tài chính, xem xét đánh giá tình hình kinh doanh để báo cáo kịp thời
với Ban giám đốc.

7


Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm cho xí nghiệp và thực hiện kế
hoạch đó bằng cách xây dựng và lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu
nhằm đạt mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch kinh doanh của xí nghiệp.
Xây dựng kế hoạch sản xuất các đơn hàng và theo dõi tình hình thực
hiện kế hoạch sản xuất gia công dựa trên những thông tin thu thập được
của nhân viên kế toán.
Phụ trách về mặt tài chính và kế toán của xí nghiệp, có trách nhiệm theo
dõi tình hình xuất – nhập khẩu kho tài sản, quản lý, lập kế hoạch,
phương án sản xuất, theo dõi tiến độ thực hiện sản xuất, cấp phát nguyên
phụ liệu theo định mức, đảm bảo đồng bộ cho sản xuất và kịp tiến độ
giao hàng, vạch ra phương hướng, nhiệm vụ cho xí nghiệp, lên kế hoạch
hoạt động theo đúng mục tiêu mà Hội đồng quản trị đề ra. Đồng thời
theo dõi và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch, làm thủ tục hải quan
xuất nhập khẩu, tham kiến với Ban giám đốc về giá cả thị trường, kiểm
tra việc xuất hóa đơn bán hàng, làm thủ tục xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó,
phòng kinh doanh của công ty còn có chức năng giao dịch, đàm phán, ký
kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng mua bán sản phẩm, lên kế hoạch tìm

kiếm khách hàng và từng bước thâm nhập thị trường trong và ngoài
nước.
Tổng kết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, theo dõi tình hình
công nợ, xây dựng bộ máy tài chính trong toàn xí nghiệp, chịu sự chỉ đạo
trực tiếp của Ban giám đốc.
 Phòng kỹ thuật : Giám sát kỹ thuật sản xuất, kiểm tra nguyên vật liệu
trước khi đưa vào sản xuất, kiểm tra sản phẩm khi làm xong, kiểm tra đầy
đủ các thông số kỹ thuật cho bộ phận Ra rập, bộ phận sơ đồ chuẩn bị cắt
nguyên phụ liệu, xác định mức thời gian cho từng công đoạn sản phẩm làm
sao cho vừa đảm bảo đúng, vừa đảm bảo tiết kiệm nguyên phụ liệu đồng
thời phối hợp với các chuyên gia kỹ thuật của khách hàng giải quyết những
vấn đề phát sinh trong sản xuất.

8


 Phòng Tổ Chức Hành Chính : làm nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc tổ
chức sắp xếp bộ máy doanh nghiệp gọn nhẹ và đạt hiệu quả tối ưu, sắp xếp
cán bộ công nhân viên chức theo đúng ngành nghề đào tạo, đề xuất với Ban
giám đốc giải quyết các chính sách, các chế độ cho công nhân viên chức về:
lương, thưởng, BHYT, BHXH theo đúng luật lao động, lưu trữ công văn tài
liệu hành chính và thực hiện các công tác hành chính và thực hiện các công
tác về hành chính và quản trị của công ty. Theo dõi sự biến động về nhân sự,
tuyển dụng lao động khi có nhu cầu.
 Xưởng may : sản xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật và mẫu mã do Phòng kỹ
thuật đưa ra và chuyển giao cho bộ phận hoàn tất đóng gói để tiếp tục các
bước cuối cùng như : ủi, gấp, đóng gói… sau đó giao cho khách hàng hoặc
nhập kho chờ bán, chờ làm thủ tục nhập khẩu.

9



Hình 2.2. Quy trình công nghệ sản xuất
Tài liệu kỹ
thuật

KHO NVL

Ra rập

Sơ đồ

CẮT

Chấm dấu ra
hàng

Ép keo

May lớp lót

May lớp chính

MAY HOÀN CHỈNH

Ủi hơi

Nhập kho
thành phẩm


Khuy nút

Đóng gói

Vệ sinh công
nghiệp

Kiểm hóa

Nguồn : Phòng Kỹ Thuật
Giải thích sơ đồ :
Dựa vào tài liệu kỹ thuật và mẫu mã do khách hàng đặt, phòng kỹ thuật phân
công cho nhân viên kỹ thuật ra mẫu rập cho từng chi tiết cấu thành nên sản phẩm với
từng tỷ lệ, size theo yêu cầu. Sau đó chuyển cho bộ phận sơ đồ lên sơ đồ theo tỷ lệ tiêu
hao nguyên liệu vải chính, lót với định mức khách hàng đã thỏa thuận.

10


Sau khi có sơ đồ, tổ cắt nhận nguyên liệu vải chính, lót từ kho nguyên vật liệu
về cắt thành bán thành phẩm, ép keo, chấm dấu và ra hàng để chuẩn bị cấp phát cho
phân xưởng may.
Sau khi nhận bán thành phẩm từ tổ cắt, phân xửơng may bố trí cho công nhân
may theo dây chuyền nước chảy từ lớp lót, lớp chính đến may hoàn chỉnh một sản
phẩm. Đồng thời đối với việc nhận bán thành phẩm, phân xưởng nhận cả vật liệu phụ
cần thiết để giao lại cho công nhân như : chỉ, dây kéo, dây luồn, các loại nhãn đính vào
áo… và nút cho tổ khuy nút từ kho nguyên vật liệu. Sau khi ra khỏi phân xưởng may,
sản phẩm đã định hình.
Sau đó, sản phẩm được hoàn tất qua các khâu : ủi hơi, đính nút, vệ sinh công
nghiệp và bộ phận KCS kiểm tra lại chất lượng lần cuối, nếu đạt yêu cầu về chất lượng

và kỹ thuật thì đóng gói để nhập kho thành phẩm.
2.3. Tình hình hoạt động của xí nghiệp trong thời gian qua
2.3.1. Vốn kinh doanh
Donamay thành lập là một doanh nghiệp nhà nước với số vốn đầu tư ban đầu là
80.000.000 VNĐ, vốn điều lệ là 14.000.000VNĐ là loại doanh nghiệp nhà nước địa
phương.
Đến 05/02/1993 xí nghiệp May Công Nghiệp Đồng Nai cơ cấu lại và đổi tên
thành Công ty May Công Nghiệp Đồng Nai, với :
 Vốn đầu tư : 8.796.540.000VNĐ
 Vốn điều lệ : 4.561.390.000VNĐ
Đến năm 2003 công ty cổ phần hóa với vốn đầu tư như sau :
 Vốn nhà nước sở hữu

: 51%

 Vốn đầu tư tư nhân

: 49%

Do là doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước nên xí nghiệp có sự bảo hộ từ nhiều
phía của cơ quan nhà nước, và nguồn vốn huy động trong các hoạt động sản xuất kinh
doanh đều thuận lợi được Tổng công ty giao chỉ tiêu về vốn trong hoạt động sản xuất
kinh doanh.

11


2.3.2. Doanh thu
Bảng 2.1. Kết Quả Hoạt Động SXKD của Công Ty Qua Hai Năm 2010 - 2011
Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu
DT bán hàng và cung cấp DV
Các khoản giảm trừ
DT thuần bán hàng và cung cấp DV
Giá vốn hàng bán
LN gộp bán hàng và cung cấp DV
DT hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý DN
LN từ hoạt động kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
LN khác
Tổng LN trước thuế
Thuế TNDN
LN sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Năm
2010

Năm
2011

46.523

49.045
218
48.827
40.728

8.098
76
97
2.007
2900
3.170
233
380
-147
3.024
756

46.523
39.484
7.038
15
21
709
3.225
2.910
41
225
-184
2.725
681,25
2.043,75

So sánh
±Δ
%

2.522
5,42
218
2.304
4,95
1.244
3,15
1.060
15,06
61
406,66
76
461,90
1.298
183,08
-325
-10,08
261
8,97
192
468,30
155
68,89
37
-20,11
299
10,97
74,75
10,97


2.268 224,25
10,97
Nguồn : Phòng Kinh Doanh

Qua bảng thống kê kết quả hoạt động SXKD của Công ty qua hai năm 2010 –
2011 ở trên, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty tăng lên 2.522 triệu
đồng tương ứng tăng 5,12%. Các khoản giảm trừ năm 2011 là 218 triệu đồng. Giá vốn
hàng bán năm 2011 tăng 1.244 triệu đồng tương ứng tăng 3,15%. Lợi nhuận gộp tăng
15,06% tương ứng 1.060 triệu đồng. Chi phí bán hàng tăng 183,08% tương ứng tăng
2.007 triệu đồng nhưng chi phí quản lý DN giảm 10,08% tương ứng 325 triệu đồng.
Hoạt động tài chính của công ty có xu hướng tăng mạnh. Doanh thu từ hoạt
động tài chính năm 2011 tăng 61 triệu đồng tương ứng 406,66% so với năm 2010,
đồng thời chi phí hoạt động tài chính tăng 76 triệu đồng tương ứng tăng 461,9%.
Thu nhập khác của Công ty năm 2011 tăng rất đáng kể 192 triệu đồng tương
ứng tăng 468,3%. Bên cạnh đó chi phí khác năm 2011 cũng tăng thêm 155 triệu đồng
tương ứng tăng 68,89% so với năm 2010.

12


Các yếu tố trên đã có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của Công ty, đã làm cho lợi
nhuận sau thuế của Công ty năm 2011 tăng thêm 10,97% tương ứng tăng 224,25 triệu
đồng so với năm 2010. Có thể nói trong năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty thực sự có hiệu quả.
Trong nước :
Bảng 2.2. Tình hình kinh doanh trong nước
Đvt : triệu đồng
Doanh thu

Mặt hàng


2008

2009

2010

2011

Áo các loại

2.352

4.035

5.983

7.012

Quần các loại

1.963

2.779

3.829

4.956

Nguyên phụ liệu


1.897

2.327

3.458

4.269

Tổng cộng :

6.212

9.141

13.270

16.237

Nguồn : Phòng Kinh Doanh
Qua bảng số liệu trên ta thấy các mặt hàng áo, quần và nguyên phụ liệu đều
tăng giúp cho doanh thu của công ty cũng tăng lên đáng kể. Cụ thể là :
 Nếu lấy năm 2008 làm mốc : doanh thu năm 2009 tăng 2.929 triệu đồng tương
ứng tăng 47,2%; năm 2010 tăng 7.058 triệu đồng tương ứng tăng 113,6%; năm
2011 tăng 10.025 triệu đồng tương ứng tăng 161,4%.
 Tính theo lũy kế các năm : doanh thu năm 2009 so với năm 2008 tăng 2.929
triệu đồng tương ứng tăng 47,2%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 4.129 triệu
đồng tương ứng tăng 45,2%; năm 2011 so với năm 2010 tăng 2.967 triệu đồng
tương ứng tăng 22,4%.
Như vậy, doanh thu của công ty tăng nhưng không đều qua các năm : năm 2010

doanh thu tăng 45,2% kém hơn năm 2009 2% và năm 2011 doanh thu tăng 22,4% kém
hơn năm 2008 22,8%. Tóm lại, tình hình kinh doanh trong nước của công ty Donamay
có tăng trưởng nhưng với tốc độ chậm dần từ năm 2008 đến năm 2011.

13


Ngoài nước :
Bảng 2.3. Tình hình kinh doanh ngoài nước
Đvt : USD
Kim ngạch

Doanh thu
2008

2009

2010

2011

Xuất khẩu

3.465.735

5.363.639

6.937.782

8.239.452


Nhập khẩu

48.195

153.564

213.643

356.178

3.471.540

5.210.075

6.724.139

7.883.274

Chênh lệch kim ngạch

Nguồn : Phòng Kinh Doanh
Qua bảng số liệu trên ta thấy từ năm 2008 đến năm 2011 kim ngạch xuất khẩu
và nhập khẩu đều tăng. Tuy nhiên, xuất khẩu vẫn chiếm phần lớn nên chênh lệch kim
ngạch vẫn đều tăng qua các năm. Cụ thể là :
 Nếu lấy năm 2008 làm mốc : doanh thu năm 2009 tăng 1.738.535USD tương
ứng tăng 50,1%; năm 2010 tăng 3.252.599USD tương ứng tăng 93,7%; năm
2011 tăng 4.411.734USD tương ứng tăng 127,1%.
 Tính theo lũy kế các năm : doanh thu năm 2009 so với năm 2008 tăng
1.738.535USD tương ứng tăng 50,1%; năm 2010 so với năm 2009 tăng

1.514.064USD tương ứng tăng 29,1%; năm 2011 so với năm 2010 tăng
1.159.135USD tương ứng tăng 17,2%.
Như vậy, doanh thu của công ty tăng nhưng không đều qua các năm : năm 2008
doanh thu tăng 29,1% kém hơn năm 2009 30% và năm 2011 doanh thu tăng 17,2%
kém hơn năm 2008 11,9%. Tóm lại, tình hình kinh doanh ngoài nước của công ty
Donamay có tăng trưởng nhưng sự tăng trưởng có chiều hướng giảm.
Ta có thể tổng hợp thị trường của xí nghiệp theo bảng sau :

14


×