Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.21 KB, 19 trang )

SVTH: Phạm Thanh Lâm GVHD: Ths. Lê Đình Thái
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
3.1. Hoạch định nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Xây dựng Công trình
3.1.1. Hiện trạng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Nhìn chung tình hình lao động của Xí nghiệp xây dựng công trình trong những
năm qua tương đối ổn định, không có nhiều biến động về số lượng và chất lượng. Vì
ngành nhề của Xí nghiệp xây dựng công trình có tính ổn định, nguồn lao động có xu
hướng ổn định và làm việc có thâm niên cao, ngoại trừ lao động thời vụ (từng công
trình khác nhau).
Tổng số lao động hiện nay của Xí nghiệp là 90 người, trong đó đa phần là lao
động có tay nghề và trình độ cao. Từ bảng đánh giá kết quả sản xuất - kinh doanh và
số liệu tình hình nhân sự cũng như khối lượng công việc hiện nay tại Xí Nghiệp Xây
dựng công trình là tương đối tốt, nguồn nhân lực hiện nay đáp ứng được nhu cầu
công việc, tuy nhiên trong thời gian tới khi mà sức cạnh tranh từ các doanh khác là
rất lớn, cho nên đòi hỏi Xí nghiệp xây dựng công trình cần có những chính sách phù
hợp với điều kiện hiện tại và tương lai để có được một nhân lực tốt.
- Đánh giá về số lượng lao động
Công việc luôn bận rộn nên Xí nghiệp luôn cần lực lượng lao động dồi dào để
phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, Xí nghiệp phải tuyển
thêm nhân viên; do vậy, lực lượng lao động tăng lên đã gây khó khăn trong vấn đề
quản lý nguồn nhân lực trong Xí nghiệp.
Mặt khác, do phải tuyển dụng thêm lao động, Xí nghiệp phải bỏ ra một khoản
chi phí tuyển dụng và chi phí này được tính vào chi phí nhân công trực tiếp. Đây là
một phần chi phí để tính giá trị sản phẩm nên ảnh hưởng đến lợi nhuận của Xí
nghiệp. Đây là một trong những khó khăn của Xí nghiệp, vì vậy Xí nghiệp phải có
biện pháp làm sao để giảm chi phí một cách tốt nhất.
Trang 1
SVTH: Phạm Thanh Lâm GVHD: Ths. Lê Đình Thái
- Đánh giá về chất lượng lao động
Bảng 5: Trình độ cán bộ lãnh đạo trong Xí Nghiệp


Vị trí Trình độ Nơi đào tạo
Giám đốc Đại học ĐHBK
Giám đốc phụ trách kinh doanh Đại học ĐHKT
Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật Đại học ĐHBK
Trưởng, phó phòng chuyên môn Đại Học ĐHSPKT, ĐH Mở
Bán Công
Tổ Trưởng, Tổ Phó, Xưởng sản xuất Đại học ĐHSPKT, BK
Nguồn: Phòng Hành chính
Bảng 05
Căn cứ vào bảng cơ cấu lao động trong Xí nghiệp, phần lớn lao động có trình
độ đại học và cao đẳng chiếm đa tổng nhân viên hiện có trong Xí nghiệp; còn lao
động có trình độ trung cấp và cao đẳng chỉ chiếm một lượng tương đối nhỏ trong
tổng số nhân viên trong Xí nghiệp.
Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy, bộ máy quản lý của Xí nghiệp 100% là tốt
nghiệp đại học; đây chính là nhân tố ảnh hưởng tích cực đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của Xí nghiệp.
Ban lãnh đạo 100% là tốt nghiệp các trường Đại học Kinh tế, Bách Khoa; vì
vậy họ rất phù hợp với việc quản lý cũng như điều hành sản xuất - kinh doanh của Xí
nghiệp. Tuy nhiên, do ban lãnh đạo tuổi đời còn trẻ nên kinh nghiệm cũng như thâm
niên trong việc điều hành chưa cao và cần phải tích lũy kinh nghiệm cũng như học
hỏi để quản lý Xí nghiệp được tốt hơn.
- Thực trạng lao động của Xí nghiệp căn cứ vào cơ cấu lao động theo độ tuổi
Độ tuổi lao động cũng là một vấn đề đáng quan tâm, nó phản ánh việc sử dụng
lao động trong Xí nghiệp có hiệu quả hay không. Nếu độ tuổi lao động của nhân viên
trẻ thì khả năng làm việc của họ sẽ cao, năng suất lao động cao.
Bảng 6: Cơ cấu lao động thông qua độ tuổi lao động
Trang 2
SVTH: Phạm Thanh Lâm GVHD: Ths. Lê Đình Thái
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu

Năm 2010
SL %
Tổng số lao động 90 100
1. Dưới 30 tuổi 52 57.7
2. Từ 30 ÷ 40 tuổi
35 38.8
3. Từ 40 ÷ 50 tuổi
3 2,2
4. Trên 50 tuổi 0
Nguồn: Phòng Hành chính Bảng
06
3.1.2. Phân tích công việc
- Đánh giá theo năng suất lao động
Năng suất lao động là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng sử dụng lao
động của Công ty có hiệu quả không. Căn cứ vào năng suất lao động bình quân năm,
ta có thể thấy được một cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp có thể tạo ra bao
nhiêu giá trị. Để phản ánh được hiệu quả làm việc của lao động trong Xí nghiệp, ta có
bảng sau:
Bảng 7: Năng suất lao động bình quân 2007 -2009
Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009
Tổng doanh thu Triệu đồng 7.963 22.739 23.271
Số LĐ BQ trong năm Người 70 80 90
Năng suất lao động Tr.đ/ng/năm 113,8 284,2 258,6
Nguồn: Phòng Hành chính Bảng 7
Nhận xét: Năng suất lao động năm 2008 tăng gấp gần 2,5 lần so với năm 2007.
Nhưng năm 2009 lại giảm đôi chút, chỉ đạt 91% so với năm 2008. Vì vậy, Xí nghiệp cần
xem xét hiệu quả sử dụng nhân lực của mình.
Trang 3
SVTH: Phạm Thanh Lâm GVHD: Ths. Lê Đình Thái
- Đánh giá theo quỹ tiền lương và thu nhập

Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên cũng là một chỉ tiêu quan trọng
đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong Xí nghiệp. Thu nhập có thể phản ánh được
mức sống của người lao động. Thu nhập phụ thuộc vào quỹ tiền lương và thu nhập
khác (quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, thu từ các hoạt động khác). Nếu quỹ lương cao
thì người lao động có thu nhập cao, đời sống được cải thiện.
Bảng 8: Thu nhập của người lao động trong Xí nghiệp
Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009
Doanh thu Triệu đồng 7.963 22.739 23.271
Tốc độ tăng doanh thu % 185,6 2,3
Quỹ lương năm Triệu đồng 553 816 964
Số lao động bình quân Người 70 80 90
Năng suất lao động Tr.đ/ng/năm 113,8 284,2 258,6
Thu nhập BQ 1 CBCNV Ng.đ/ng/tháng 3.050 4.200 5.400
Tốc độ tăng TNBQ % 14,3 16,6
Nguồn: P.HCTH
Nhận xét:
Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy thu nhập bình quân của một nhân viên tăng
lên hàng năm (2007 ÷ 2009). Năm 2007 là 3.050 ng.đ/người/tháng, năm 2008 là
4.200 ng.đ/người/tháng và năm 2009 đã lên tới 5.400 ng.đ/người/tháng. Điều này cho
thấy Xí nghiệp làm ăn có uy tín, luôn giữ được mối làm ăn với khách cũ và luôn tìm
kiếm khách hàng mới, Xí nghiệp đã có định hướng mở rộng thị trường trong tương
lai. Điều này giúp nâng cao đời sống của nhân viên trong Xí nghiệp, cũng như tạo
điều kiện cho nhân viên phát huy hết tài năng của mình. Nếu giữ được phương pháp
kinh doanh như vậy, Xí nghiệp sẽ ngày càng làm ăn có hiệu quả trong những năm tới.
3.2. Phân tích tình hình tuyển dụng tại Xí nghiệp Xây dựng Công trình
Trang 4
SVTH: Phạm Thanh Lâm GVHD: Ths. Lê Đình Thái
- Công tác tuyển dụng:
Để có được đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, cần phải thực hiện
tốt khâu tuyển dụng. Xí nghiệp dùng hình thức phỏng vấn cũng như tiến hành kiểm

tra chặt chẽ trình độ, năng lực lao động trước khi tiến hành nhận nhân viên làm việc
tại Xí nghiệp.
Sau khi được tuyển dụng, số nhân viên này phải trải qua thực tế ít nhất là một
tháng. Nếu trong quá trình thử việc, họ tỏ ra là người có khả năng hoàn thành tốt
công việc được giao thì sẽ được ký hợp đồng lao động với Xí nghiệp, ngược lại nếu
ai vi phạm kỷ luật hoặc lười biếng hoặc năng lực quá kém so với yêu cầu của công
việc thì Xí nghiệp sẽ không ký hợp đồng.
Người ra quyết định cuối cùng là Giám đốc Xí nghiệp. Sau khi số nhân viên
mới hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, Giám đốc sẽ xem xét và đi đến tuyển dụng
lao động chính thức.
Công tác tuyển dụng lao động thường căn cứ vào nhu cầu lao động từ chức năng,
nhiệm vụ, định mức lao động, định biên nhân sự và thực tế nhu cầu công tác của các bộ
phận trong Xí nghiệp. Khi phát hiện ra thiếu nhân viên Xí nghiệp sẽ thông báo trên báo Sài
Gòn giải phóng, nhưng trước tiên Xí nghiệp sẽ ưu tiên xét tuyển nội bộ, Xí nghiệp sẽ có
thông báo tuyển dụng lao động rộng rãi trong toàn Xí nghiệp, đây cũng là phương pháp phổ
biến được nhiều đơn vị trong và ngoài quốc doanh áp dụng vì nó có nhiều ưu điểm; Một mặt
động viên nhân viên vì tạo điều kiện cho họ còn cơ hội thăng tiến trong công việc, nhờ vậy
họ sẽ làm việc hết mình cho tổ chức; Mặt khác vì họ là nhân viên cũ của Xí nghiệp nên sẽ dễ
dàng thích nghi với công việc và dễ dàng hòa nhập vào môi trường làm việc. Khi nguồn lao
động nội bộ trong Xí nghiệp không đạt yêu cầu thì Xí Nghiệp sẽ thông báo tuyển dụng trên
báo Sài Gòn giải phóng.
Lao động tuyển dụng phải có khả năng đáp ứng đươc nhu cầu công việc, bảo đảm yêu
cầu xây dựng đội ngũ CNVC có chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được nhiệm vụ SXKD của
Xí nghiệp trong quá trình phát triển.
- Tiêu chuẩn tuyển chọn:
Trang 5
SVTH: Phạm Thanh Lâm GVHD: Ths. Lê Đình Thái
Tiêu chuẩn tuyển chọn nhân viên của Xí nghiệp khá gắt gao, ngoài những yêu cầu cơ
bản về trình độ tay nghề - chuyên môn nghiệp vụ của người lao động thì người lao động còn
phải có lý lịch rõ ràng, tư cách đạo đức tốt, không có tiền án, tiền sự…., ứng viên cần có sức

khỏe tốt và tuổi đời từ 18 đến 45 tuổi. Điều đáng lưu ý là đối tượng phải có hộ khẩu thành
phố, hoặc KT3.
- Phương pháp tuyển chọn
Sau khi phổ biến thông tin tuyển dụng trong toàn Xí nghiệp, tùy trường hợp sẽ áp
dụng các phương pháp tuyển chọn như sau:
+ Thi tuyển chọn: Xí nghiệp sẽ tổ chức cuộc thi bằng những bài trắc nghiệm và bài tập
thuộc chức danh công việc của từng đối tượng, cuộc thi này chỉ áp dụng trong trường hợp
nhu cầu lao động trên 10 người đối với cùng một chức danh công việc.
+ phỏng vấn, kiểm tra trình độ: Ứng viên sau khi xét duyệt hồ sơ dự tuyển xin việc sẽ
được trưởng phòng tổ chức hành chánh hay nhân viên nhân sự trực tiếp phỏng vấn, kiểm tra
trình độ tùy theo chức danh công việc mà nội dung phỏng vấn sẽ đi sâu vào từng khía cạnh
của công việc, phương pháp này được áp dụng trong trường hợp tuyển dụng ít hơn 10 người
đối với lao động cần trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
+ Kiểm tra tay nghề: Xí nghiệp sẽ tổ chức buổi kiểm tra tay nghề với nội dung và quá
trình thực hiện được chuẩn bị sẵn, đối tượng giám sát sẽ là trưởng bộ phận chuyên môn của
từng bộ phận, ứng viên sẽ được trưởng bộ phận này đánh giá trình độ tay nghề và báo cáo về
phòng tổ chức hành chánh. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp tuyển dụng ít hơn 10
người đối với lao động công nhân kỹ thuật.
- Ký hợp đồng lao động ( HĐLĐ):
Khi tiếp nhận lao động , phòng tổ chức hành chánh và trưởng bộ phận có trách nhiệm
phổ biến nội quy lao động, nội quy phòng cháy chữa cháy, … và các quy định khác có liên
quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của CB – CNV khi làm việc tại Xí nghiệp. Sau khi được
tuyển dụng, người lao động phải qua thời gian thử việc như sau:
+ Đối với chức danh nghề cần trình độ đại học, cao đẳng trở lên thì thời gian thử việc là
60 ngày.
+ Đối với chức danh nghề cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ
thì thời gian thử việc không quá 30 ngày.
Trang 6
SVTH: Phạm Thanh Lâm GVHD: Ths. Lê Đình Thái
+ Đối với các lao động khác thì thời gian thử việc không quá 06 ngày.

Trong thời gian thử việc, người lao động được hưởng 80% lương của cấp bậc công việc
bố trí thử việc, khi hết hạn thử việc, phòng Tổ chức hành chính sẽ gởi bản nhận xét để
trưởng bộ phận nhận xét và đề xuất việc ký HĐLĐ đối với người lao động, sau khi nhận
được bản nhận xét và đề xuất của trưởng bộ phận, phòng TCHC có ý kiến nhận xét và đề
xuất với giám đốc công ty ký HĐLĐ chính thức với người lao động theo đúng luật lao động
và các điều kiện đối với từng loại HĐLĐ.
Những thỏa ước lao động của công ty có thể thay đổi được trong vòng 10 ngày kể từ
ngày ký kết hợp đồng lao động, trường hợp có sự thay đổi những điều khoản trong thỏa ước
thì Xí nghiệp đăng ký với sở Lao Động và Thương Binh xã Hội để sửa đổi, bổ sung. Người
lao động được hưởng các chế độ lương, thưởng và các khoản phúc lợi theo đúng những điều
khoản đã nêu trong hợp đồng lao động.
Những điều khoản trong hợp đồng được Xí nghiệp soạn sẳn và thực hiện theo khuôn
mẫu có tính nhất quán và ổn định, ít có sự biến đổi qua các năm, nhìn chung những điều
khoản trong hợp đồng lao động tương đối hợp lý, đảm bảo lợi ích của cả hai bên, về phía
người sử dụng lao động cam kết chấp hành đúng các điều khoản đã ghi trong hợp đồng.
Trong thời gian qua Xí nghiệp đã thực hiện tốt những quy định trong hợp đồng, đảm bảo
quyền lợi cho CB - CNV làm việc tại Xí nghiệp như đảm bảo được các biện pháp an toàn
lao động, cải thiện điều kiện làm việc, vệ sinh môi trường để bảo vệ sức khỏe cho người lao
động… tạo điều kiện cho người lao động hoàn thành tốt công việc được giao.
3.3. Phát triển nguồn nhân lực
3.3.1. Chính sách đào tạo của Xí nghiệp Xây dựng Công trình
Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp công bằng cho mọi đối tượng được xác lập bằng
kế hoạch quy hoạch sử dụng nguồn nhân lực với một quy trình rõ ràng.
Xí nghiệp có chính sách quy hoạch nguồn cán bộ lâu dài từ những cán bộ, nhân
viên có tâm huyết, đủ trình độ, năng lực lãnh đạo, có thành tích trong lao động được
lãnh đạo đơn vị đánh giá cao và đưa vào nguồn cán bộ quy hoạch dài hạn cho Xí
nghiệp. Những cán bộ thuộc diện quy hoạch sẽ được bồi dưỡng, đào tạo, bổ sung
kiến thức chuyên môn để điều hành các họat động của Xí nghiệp Xây dựng Công
trình trong những năm tiếp theo.
Trang 7

×