Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

TÌM HIỂU KẾT QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG TẠI THÔN N’ JRIÊNG, XÃ ĐĂK NIA, THỊ XÃ GIA NGHĨA, TỈNH ĐĂK NÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.65 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU KẾT QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT,
GIAO RỪNG TẠI THÔN N’JRIÊNG, XÃ ĐĂK NIA,
THỊ XÃ GIA NGHĨA, TỈNH ĐĂK NÔNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

TP. Hồ Chí Minh,
Tháng 7/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


CAO VĂN QUANG

TÌM HIỂU KẾT QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT,
GIAO RỪNG TẠI THÔN N’JRIÊNG, XÃ ĐĂK NIA,
THỊ XÃ GIA NGHĨA, TỈNH ĐĂK NÔNG

Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: Th.S. ĐẶNG HẢI PHƯƠNG

TP. Hồ Chí Minh,
Tháng 7/2012


LỜI CẢM ƠN
 
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Các thầy, cô trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Các thầy, cô bộ môn Nông lâm kết hợp và Lâm nghiệp xã hội
Đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp
đỡ cho tôi học tập tốt để hoàn thành tất cả các môn học trong chương trình.
Chân thành cảm ơn thầy Đặng Hải Phương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp cuối khóa.
Xin chân thành cảm ơn UBND xã Đăk Nia – thị xã Gia Nghĩa – tỉnh Đăk
Nông, cùng toàn thể người dân trong xã đã tận tình giúp đỡ tôi trong khi làm đề
tài này.
Cảm ơn tất cả các cán bộ hạt Kiểm lâm đã tạo điều kiện cho tôi trong quá
trình thu thập số liệu và phỏng vấn để hoàn thành đề tài.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động
viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài này.

Sinh Viên Thực Hiện
Cao Văn Quang

i
 



TÓM TẮT
Đề tài “ Tìm hiểu kết quả của chính sách giao đất, giao rừng tại thôn R’jriêng, xã
Đăk Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông” được tiến hành tại thôn R’jriêng xã
Đăk Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông, từ ngày 20/04/2013 đến ngày
25/06/2013. Các nghiên cứu trong đề tài được thực hiện dựa vào hộ gia đình
tham gia vào chính sách giao đất giao rừng tại địa phương và UBND xã Đăk Nia
thông qua các phương pháp nghiên cứu: Thu thập các tài liệu thứ cấp, phỏng vấn
thảo luận với chủ tịch UBND xã, trưởng thôn, trưởng trạm Kiếm Lâm và những
người có liên quan, chọn địa điểm và đối tượng khảo sát trong công tác giao đất,
giao rừng.
Qua nghiên cứu đề tài đạt được những kết quả như sau:
 Đề tài tìm hiểu công tác giao đất giao rừng tại địa phương như tình hình
quản lý và sử dụng đất trước khi có chính sách giao đất giao rừng, cơ cấu
sử dụng đất trước khi giao tại địa phương.
 Tổ chức thực công tác giao đất, giao rừng tại thôn. Phương án tiến trình
của công tác giao đất giao rừng, kết quả sau thực hiện chính sách giao đất
giao rừng, tình hình quản lý và sử dụng hiện tại.
 Đánh gía hiệu quả của chính sách giao đất giao rừng, về kinh tế, xã hội,
môi trường, những thuận lợi và khó khăn và nêu lên những đề xuất nhằm
nâng cao hiệu quả của công tác giao đất, giao rừng.

ii
 


SUMMARY
Titled "Learn the results of allocation policies, allocation R'jrieng village, Dak
Nia commune, Gia Nghia town, Dak Nong province" was conducted in rural
R'jrieng Dak Nia, Gia Nghia town Dak Nong province, from 04/20/2013 until
06/25/2013. The research topic is based on households involved in land

allocation policies at local and Dak Nia CPC through research methods: Collect
secondary data, interviews discussion Comments with CPC chairman, village
chiefs, chief ranger station and the people involved, and the siting of respondents
in the allocation of land and forest.
Through research subjects achieved the following results:
 Explore the theme FLA locally as the management and use of land prior to
allocation policy, land-use structure before local delivery.
 Organize the allocation of forest land in the village. The plan for the
process of land allocation, performance results following allocation
policy, the management and use of the present.
 Evaluating the efficiency of allocation policy, economic, social and
environmental advantages and disadvantages and raises proposal to
improve the efficiency of the allocation of land and forest.

iii
 


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i
TÓM TẮT .............................................................................................................. ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................ viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 2

Chương 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3
2.1. Các giai đoạn phát triển và chính sách có liên quan đến công tác giao đất,
giao rừng ở Việt Nam............................................................................................. 3
2.2 Những thành quả của hoạt động giao đất, giao rừng. ..................................... 8
Chương 3 ĐỊA ĐIỂM - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 11
3.1 Đặc điểm chung của khu vực nghiên cứu ...................................................... 11
3.1.1 Tình hình cơ bản của xã Đăk Nia................................................................ 11
3.1.2 Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 12
3.1.2.1 Vị trí địa lý .............................................................................................. 12
3.1.2.2 Địa hình, độ cao ...................................................................................... 12
3.1.2.3 Khí hậu .................................................................................................... 12
3.1.2.4 Các nguồn tài nguyên .............................................................................. 13
3.1.3 Kinh tế , xã hội ............................................................................................ 14
3.1.3.1 Dân số, lao động...................................................................................... 14
3.1.3.2 Dân tộc văn hóa ...................................................................................... 14
3.1.3.3 Y tế, giáo dục ........................................................................................... 15
iv
 


3.1.4 Thực trạng môi trường ................................................................................ 15
3.1.5 Thuận lợi và khó khăn của các điều kiện kinh tế tự nhiên, kinh tế xã hội .. 16
3.2 Nội dung nghiên cứu: ..................................................................................... 17
3.3 Phương pháp tổng hợp và xứ lý số liệu: ....................................................... 18
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 19
4.1 Tìm hiểu công tác giao đất, giao tại thôn N’Jriêng xã Đăk Nia, thị xã Gia
Nghĩa, Đăk Nông ................................................................................................. 19
4.1.1 Tình hình quản lý và sử dụng đất trước khi có chính sách giao đất giao rừng19
4.1.2 Cơ cấu sử dụng đất trước khi giao tại thôn N’Jriêng xã Đăk Nia, thị xã Gia
Nghĩa, tỉnh Đăk Nông: ......................................................................................... 20

4.1.3 Đánh giá chung về hiện trạng sử dụng đất. ................................................. 22
4.2 Tổ chức thực hiện công tác giao đất, giao rừng tại thôn N’Jriêng xã Đăk Nia,
Gia Nghĩa, Đăk Nông ........................................................................................... 23
4.2.1 Tiến hành giao đất, giao rừng tại thôn N’Jriêng xã Đăk Nia gồm các bước
sau......................................................................................................................... 23
4.2.2 Phương án giao đât, giao rừng thôn N’Jriêng xã Đăk Nia, Gia Nghĩa, Đăk
Nông: .................................................................................................................... 26
4.2.2.1 Mục tiêu của phương án giao đất, giao rừng............................................ 26
4.2.2.2 Phương thức giao đất lâm nghiệp ............................................................ 26
4.2.2.3 Quyền lợi và nghĩa vụ người nhận đất ..................................................... 27
4.2.2.4 Kết quả giao đất giao rừng tại thôn N’Jriêng xã Đăk Nia, Gia Nghĩa, Đăk
Nông: .................................................................................................................... 27
4.2.4.5 Tình hình quản lý sử dụng đất hiện tại của thôn N’Jriêng xã Đăk Nia, Gia
Nghĩa, Đăk Nông: ................................................................................................ 29
4.3 Đánh giá hiệu quả của công tác giao đất giao rừng tại thôn N’Jriêng xã Đăk
Nia, Gia Nghĩa, Đăk Nông: .................................................................................. 30
4.3.1 Hiệu quả kinh tế: ......................................................................................... 30
4.3.1.1 Hiệu quả trong sản xuất nông lâm nghiệp: .............................................. 30
4.3.1.2 Kinh tế hộ gia đình sau khi giao đất giao rừng: ....................................... 32
v
 


4.3.2 Hiệu quả xã hội: .......................................................................................... 33
4.3.2.1 Hiệu quả của công tác giao đất trong lao động việc làm và mối quan hệ
cộng đồng: ............................................................................................................ 33
4.3.3 Hiệu quả môi trường: .................................................................................. 35
4.3.3.1 Bảo vệ rừng, trồng rừng: .......................................................................... 35
4.3.3.2 Bảo vệ môi trường sinh thái: .................................................................... 36
4.4 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác giao đất giao rừng:.................. 36

4.5 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao công tác giao đất giao rừng tại địa
phương: ................................................................................................................ 37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. 39
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 39
5.2 Kiến nghị ........................................................................................................ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 42
PHỤ LỤC

vi
 


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
GĐGR:

Giao đất giao rừng

UBND:

Uỷ ban nhân dân

NN & PTNN:

Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn

TNMT:

Tài nguyên môi trường

HĐ:


Hội đồng

QLBV:

Quản lý bảo vệ

QHSD:

Quy hoạch sử dụng

HĐND:

Hội đồng nhân dân

vii
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của thôn ........................................... 20 
Bảng 4.2 Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp của thôn ..................................... 21 
Bảng 4.3 Cơ cấu đất chưa sử dụng ...................................................................... 22 
Bảng 4.4. Bảng tổng hợp kết quả giao đất giao rừng toàn xã Đăk Nia, thị xã Gia
Nghĩa, tỉnh Đăk Nông .......................................................................................... 29 
Bảng 4.5 Hiện trạng sử dụng đất tại thôn N’Jriêng, xã Đăk Nia (năm 2012)...... 30 
Bảng 4.6 Cơ cấu bình quân diện tích một số cây trồng của các hộ gia đình sau
khi giao đất giao rừng .......................................................................................... 31 
Bảng 4.7 Bảng thống kê số lượng vật nuôi.......................................................... 32 

Bảng 4.8 So sánh năng suất một số loại cây trồng trước và sau khi giao đất...... 32 
Bảng 4.9 Tình hình mua sắm tài sản của các hộ gia đình tại thôn điều tra ......... 33 
Bảng 4.10 Kết quả về số lao động tại thôn N’Jriêng ........................................... 34 

viii
 


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Để phát triển nghành lâm nghiệp nói riêng và nông thôn nói chung thì đất
đai là một tư liệu sản xuất quan trọng không thể thiếu. Trong những năm gần
đây, bằng nhiều chính sách đất đai của Đảng và nhà Nước đã tạo những động lực
cho công cuộc đổi mới nông thôn nước ta. Nó đã phát huy được tác dụng như:
tăng hiệu quả sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người
lao động ổn định tình hình kinh tế xã hội ở nông thôn …
Đồng thời rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt trái
đất, giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp gỗ củi, điều hòa khí hậu,
tạo ra oxy, điều hòa nước, nơi cư trú của động vật và lưu trữ các nguồn gen quý
hiếm. Ngoài ra rừng còn là nơi du lịch nghỉ ngơi cung cấp dược liệu… cho con
người, cùng với sự tiến bộ phát triển xã hội và vai trò của rừng đòi hỏi phải được
quản lý sử dụng một cách bền vững.
Tuy nhiên trong những năm gần đây tài nguyên đất và rừng nước ta đang
bị suy giảm nghiêm trọng, nguyên nhân chính của tình trạng này là đất và rừng
không có chủ thực sự dẫn đến tình trạng rừng bị khai thác sử dụng bừa bãi quá
mức… với nhận thức là ổn định tình hình kinh tế xã hội ở nông thôn miền núi thì
trước tiên phải ổn định tình hình đất đai và tài nguyên rừng. Trong hoàn cảnh
như vậy các chính sách về giao đất giao rừng đã được ban hành. Theo đó đất và
rừng đã được Nhà Nước giao người dân sở hữu và sử dụng.

Giao đất, giao rừng là chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm tạo sự
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xã hội ở địa bàn nông thôn, đồng thời nâng cao tinh
thần trách nhiệm cho tầng tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý và bảo vệ

1
 


rừng. Từ thực tiễn đó, cho thấy các chính sách giao đất, giao rừng có vai trò to
lớn trong việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững, góp phần nâng cao đời sống
của người dân sống gần rừng. Việc tìm hiểu về các kết quả của việc giao đất giao
rừng nhằm giúp người đọc có những nhận định xác đáng về lợi ích và mặt hạn
chế của chủ trương này. Đặt biệt, là sự cải thiện thu nhập và điều kiến sản xuất
của người dân sống ở các khu vực trong và gần rừng.
Đây là những lý do mà tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu kết quả
của chính sách giao đất, giao rừng tại thôn N’Jriêng, xã Đăk Nia- Gia NghĩaĐăk Nông”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: đánh giá kết quả chính sách giao đất giao rừng trong việc
ổn định và tạo thêm thu nhập cho người dân tại thôn N’Jriêng, xã Đăk Nia-Gia
Nghĩa-Đăk Nông.
Mục tiêu cụ thế:
+ Đánh giá kết quả của chính sách giao đất giao rừng đối với việc gia tăng
thu nhập.
+ Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả công tác giao đất,
giao rừng tại địa phương
1.3 Đối tượng nghiên cứu
+ Qúa trình thực hiện chính sách giao đất giao rừng tại tại thôn N’Jriêng,
xã Đăk Nia, Gia Nghĩa, Đăk Nông.
+ Tình hình phát triến kinh tế xã hội trước và sau khi giao đất và giao
rừng.


2
 


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Các giai đoạn phát triển và chính sách có liên quan đến công tác giao
đất, giao rừng ở Việt Nam.
- Giai đoạn 1993- 2003:
Đầu năm 1993 Đảng và Nhà Nước ta đã ban các nghị quyết, chủ trương
và chính sách nhằm thực hiện triệt để công tác giao đất, giao rừng.
Nghị quyết TW lần thứ V về tiếp tục đổi mới và phát triển nông thôn, đã nhấn
mạnh “Đổi mới cơ chế nganh lâm nghiệp phổ biến giao khoán rừng và đất rừng
phù hợp với quy định và phương thức phát triển từng vùng, từng loại rừng”
Luật đất đai đã được quốc hội thông qua ngày 14/7/1993 và có hiệu lực từ
ngày 15/10/1993. Đây là một sắc lệnh quan trọng về đất đai, cụ thể hoá điều
17.18 hiến pháp năm 1992, Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Việc Quốc hội thông qua luật đất đai vừa đảm bảo phát huy quan hệ sở
hửu toàn dân vè đất đai, vừa phù hợp với cách vận hành mới của một nền kinh tế
Hàng hoá, bắt đầu tiếp cận cơ chế thị trường hiện đại.
Nghiên cưú tổng quát về những sửa đổi bổ sung về chính sách đất đai thời kì
này có thể nhận thấy những vấn đề lưu ý nổi bật sau:
Cũng cố tăng cường sở hữu toàn dân về đất đai , tăng cường vai trò quản
lý thóng nhất của cả nước.

3
 



Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử
dụng lâu dài vào muc đích do nhà nước quyết định.
Nhà nước xác định các loại đất tính thuế, chuyển quyền sử dụng đất thu
tiền khi giao đất hoặc cho thuê, đánh giá tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại
về đất khi họ thu hồi.
Về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền
sử dụng đất đã được xác định tạo tính pháp lý về những lợi ích cụ thể để người sử
dụng đất thực sự làm chủ về sản xuất kinh doanh trên đất được giao.
Theo nghị định chính phủ đã ban hành.
Nghị định 64- CP (1993) về giao đất nông nghiệp
Nghị định 02- CP (1994) giao đất lâm nghiệp cho cá nhân, tổ chức sử
dụng đất đai vào mục đích nông lâm nghiệp.
Nghị định số 202- CP/TTg (1994) về khoản, quản lý bảo vệ rừng.
Ngành lâm nghiệp đã có thông tư số 06- LN (1994) về giao đất lâm
nghiệp.
Nghị định số 01/CP (01/11/1995) về giao khoán và sử dụng vào mục đích
nông lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, trong các doanh nghiệp nhà nước.
Quyết định số 661/QĐ-TTg (29/07/1998) về chương trình trồng mới 5
triệu ha rừng
Nghị định 163/CP (16/11/1999) thay thế cho nghị định 02/CP về giao đất
cho thuê đất lâm nghiệp cho cá nhân, tổ chức sử dụng ổn định lâu dài vào mục
đích lâm nghiệp. Người dân được nhận đất lâm nghiệp có quyền sử dụng đất kế
thừa, chuyển nhượng, thế chấp và chuyển đổi sử dụng đất theo quy định của pháp

4
 


luật, hạn chế mức giao đất cho thuê đất cho hộ gia đình, cá nhân do UBND tỉnh
quyết định nhưng không quá 30ha. Thời gian giao đất, cho thuê đất cho các tỏ

chức, cá nhân, hộ gia đình là 50 năm, hết thời hạn nếu tổ chức,hộ gia đình, cá
nhân vẫn có nhu cầu sử dụng đất đúng mục đích thì được nhà nước giao tiếp nếu
các loại cây trên 50 năm thì sau 50 năm nhà nước sẽ giao tiếp đến khi thu hoạch
sản phẩm chính.
- Giai đoạn 2003 đến nay:
Trên quan điểm tiếp cận, quản lý nguồn tài nguyên có sự tham gia đặc
biệt quản lý nguồn tài nguyên dựa vào cộng đồng, đối với ngành lâm nghiệp giai
đoạn 2001 – 2010, Bộ NN và PTNT đã đề cập ra các biện pháp và cơ chế chính
sách xác định rõ quyền sử dụng đất đai và tài nguyên rừng cho các tổng công ty,
công ty lâm nghiệp, các lâm trường quốc doanh các thành phần kinh tế khác và
hộ gia đình .... để ổn định sản xuất lâu dài.
Từng bước tiến hành giao đất và phát triển rừng cộng đồng trên cơ sở
nghiên cứu cơ chế và ban hành các quy định cụ thể trong việc bảo vệ, phát triển,
sử dụng và kinh doanh các loại rừng này.
Đối với lâm nghiệp giao cho từng hộ cá nhân gia đình, thúc đẩy nông
lâm kết hợp góp phần xoá đói giảm nghèo.
Mở rộng và cũng cố quyền của người được giao đất, cũng như làm rõ và đơn
giản hoá để có thể thực hiện các quyền của người sử dụng.
Định hướng của chính sách lâm nghiệp cũng được đề cập trong giai đoạn
này nhằm cung cấp các hướng dẩn cho ngành lâm nghiệp trong một thời gian dài

5
 


về quản lý sử dụng tài nguyên rừng Quốc Gia và hướng dẩn luật pháp về phát
triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
Nhìn chung giai đoạn này nhà nước đã đầu tư nguồn lực để ban hành và
sửa đổi điều chỉnh nhiều chính sách liên quan đến quản lý nguồn tài nguyên rừng
như:

Luật đât đai: Luật quản lý và phát triển rừng.
Nghị định số 163 về giao khoán đất lâm nghiệp chủ hộ gia đình và tổ
chức.
Mặt khác trong quá trình tiếp cận, nhiều hoạt động chú trọng đến sự tham
gia của cộng đồng trong quản lý nguồn tài nguyên hoặc quản lý nguồn tài nguyên
dựa vào cộng đồng cụ thể đó là QHSD đất, giao đất lâm nghiệp có sự tham gia
quản lý rừng dựa vào cộng đồng.
Những nghị quyết, quyết định và chỉ thị trên đây đã đánh dấu sự thay đổi
cơ bản trong chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước công nhận sự tồn tại
lâu dài và tác dụng tích cực của kinh tế hộ gia đình trong quá trình phát triển kinh
tế xã hội, bảo đảm bình đẳng quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp của
các hộ gia đình,cá nhân trên diện tích đất lâm nghiệp được giao. Đây chính là
động lực trực tiếp kích thích người dân nhận đất, nhận rừng để sản xuất kinh
doanh, kinh tế hộ gia đình có điều kiện phát triển hơn.
Mỗi người dân nói chung, đặc biệt là nông dân miền núi, rất phấn khởi
thực hiện chính sách trên, chủ trương giao đất lâm nghiệp của Đảng và nhà nước
đến nay đã đi vào cuộc sống của người dân miền núi bao đời nay gắn bó với
rừng.

6
 


Giao đất lâm nghiệp nước ta được hình thành như là một cấu thành đổi
mới kinh tế hiện nay. Muốn quản lý bảo vệ rừng thì mỗi khu rừng phải có chủ
rừng và chủ rừng phải có lợi ích thực sự từ rừng và nghề rừng.
Thực tế cho thấy thông qua kết quả giao đất, giao rừng ở địa phương trong
cả nước đã thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng phủ xanh đât trống đồi núi trọc,
tăng độ che phủ của rừng, tạo các vùng công nghiệp, cây ăn quả, cây nguyên liệu
tập trung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân

trong vùng. Điển hình làm tốt như các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Thanh
Hoá, Quảng Bình.
Có thể từ sau khi có luật đất đai 1993, luật bảo vệ và phát triển rừng, các
chính sách nhà nước ta đã được chú trọng đến quyền lợi của người dân và việc
tham gia của người dân trong việc sử dụng đất ngày càng được gia tăng cường.
Tuy nhiên một số tồn tại đã bộc lộ trong quá trình thực hiện chính sách
như: Chính sách giao đất cho người dân đã có, nhưng tại sao thực hiện không có
hiệu quả và còn nhiều vướng mắc, giữa chính sách và thực hiện có gì bất cập? Vì
sao việc cấp giấy phép về quyền sử dụng đất lại rất khó khăn.
Việc nhà nước “ cho thuê đất “ mà đối tượng là tổ chức, hộ gia đình,cá
nhân trong nước và ngoài nước.... Đồng thời xác lập quyền cho thuê, chuyển đổi,
chuyển nhượng sử dụng đất có khe hở trong chính sách hay không. Có cần thêm
những quy định cụ thể cho điều này?

7
 


2.2 Những thành quả của hoạt động giao đất, giao rừng.
Hoạt động giao đất, giao rừng là một công cụ hữu ích trong quản lý và sử
dụng đất lâm nghiệp, tuy nhiên tuỳ theo rừng giai đoạn lịch sử của xã hội và
chính sách hỗ trợ mà hiệu quả mang lại mà hoạt động giao đất, giao rừng có khác
nhau.
- Giai đoạn 1993- 2003:
Đây là giai đoạn có những thay đổi cơ bản trong quản lý, sử dụng rừng và
đất rừng ở Việt Nam, là sự ra đời của luật đất đai. Nghị định 02/ CP nghị định
163/CP công tác giao đất lâm nghiệp đã được thực hiện theo những nguyên tắc
và quy định mới.
Theo số liệu thống kê của cục kiểm lâm, đến cuối năm 1999 cả nước
giao được 8.786.572 ha đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đạt

59% tổng diện tích quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp. Trong quy hoạch đất lâm
nghiệp 3 loại rừng teo mục đích sử dụng: Rừng đặc dụng 2.119.547ha đã được
giao 972.375 chiếm 46%. Rừng phòng hộ 6.8 triệu ha đã được giao 3.196.343 ha
chiếm 47%. Rừng sản xuất 9,6 triệu ha đã được giao 4.617.872ha chiếm 48%.
Trong đó giao cho 27.312 tổ chức với diện tích là 1.173ha chiếm 13% tổng diện
tích đã giao.
Nói chung kết quả giao đất lâm nghiệp trên đã cho rừng có chủ thực sự,
tạo ra nhiều loại hình sở hữu rừng ( rừng nhà nước, rừng tập thể, rừng cộng đồng,
và hộ gia đình ) tạo điều kiện khai thác tiềm năng đất đai, lao động, nguồn vốn
tại chổ. Cùng với chính sách tích cực của nhà nước trong thời gian qua làm cho

8
 


rừng có độ che phủ tăng lên nhanh chóng từ năm 1992 đến năm 1999 độ che phủ
của rừng tăng lên từ 28% lên 31%
Đã hình thành hàng ngàn trang trại nông lâm nghiệp mô hình kinh tế hộ
gia đình có hiệu quả kinh tế cao, đã hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy,
rừng được bảo vệ tốt hơn vì đã có người làm chủ thực sự. Trồng rừng được đảm
bảo với tỉ lệ thành rừng cao, tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập và cải thiện
đời sống của nhân dân, một bộ phận dân cư đã giàu lên từ nghề rừng, mở ra
hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường tiêu thụ ở nhiều nơi, góp phần xoá
đói, giảm nghèo, từng bước góp phần thay đổi bộn mặt nông thôn. Tuy nhiên
trong quá trình tổ chức thực hiện giao đất lâm nghiệp, bên cạnh những hiệu quả
đạt được còn hạn chế trên một số mặt sau:
- Ở một số địa phương giao đất khi chưa có quy hoạch sử dụng đất, thực
sử không đúng quy trình giao đất lâm nghiệp, không giao đúng đối tượng.
- Ở một số nơi trong quá trình thực hiện giao đất còn nhầm lẫn giữa giao
đất theo nghị định 02/CP và khoán đất lâm nghiệp theo nghị định 01/CP

- Giao sai thẩm quyền, một số lâm trường đứng ra giao đất lâm nghiệp cho
hộ gia đình, giao cả vào rừng đặc dụng, rừng phòng hộ xung yếu và rất xung yếu.
- Trong quá trình giao đất thiếu sự tham gia của người dân, không coi
trọng việc bàn giao ranh giới ngoài thuộc địa, dẫn đến tình trạng sau khi giao
nhiều hộ gia đình, cá nhân không xác định được ranh giới của mình ở ngoài thực
địa.
- Việc xác định giúp các hộ gia đình hướng sử dụng đất sau khi được giao
còn hạn chế, chung chung, thiếu cụ thể, dẫn đến tình trạng sau khi giao đất hộ gia

9
 


đình không xác định mục tiêu sản xuất cũng như xác định được cây trồng sao cho
phù hợp với điều kiện lập địa ở địa phương.

10
 


Chương 3
ĐỊA ĐIỂM - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm chung của khu vực nghiên cứu
3.1.1 Tình hình cơ bản của xã Đăk Nia
Xã Đăk Nia có vị trí địa lý nằm gần trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa
của tỉnh, cách trung tâm thị xã Gia Nghĩa 10km là điều kiện thuận lợi cho xã
trong việc tiếp nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như giao lưu trao đổi
hàng hóa. Tổng diện tích đất tự nhiên là 9.311,60 ha, trong đó chủ yếu là đất
Nông Nghiệp, tiềm năng thế mạnh về nguồn tài nguyên, nhất là nguyên đất nên
xã Đăk Nia có thuận lợi về sản xuất Nông Nghiệp tập trung nhiều vào loại cây

trồng có giá trị kinh tế cao, ngoài ra nguôn tài nguyên khoáng sản như đá cây tập
trung tại thác Liêng Nung, Thôn Đăk Tân có lợi thế phát triển dịch vụ du lịch.
Có mạng lưới sông suối ao hồ phong phú, phân bố tương đối đều trên địa
bàn xã thuận lợi cho việc xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện vừa và nhỏ
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp , dân sinh trên địa bàn
Bên cạnh những thuận lợi đó xã còn gặp những khó khăn địa hình tương
đối phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông suối, khí hậu nhiệt đới gió mùa tây
nguyên, tình hinh dân trí thấp, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Thấy
được những khó khăn đó trong những năm gần đây chính quyền địa phươn xã,
huyện ,tỉnh đã tạo công ăn việc làm nhằm xóa đói giảm nghèo theo chủ trương
của đảng và nhà nước. Trong đó chủ yểu lôi kéo họ tham gia vào nghề rừng,
chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng.

11
 


3.1.2 Điều kiện tự nhiên
3.1.2.1 Vị trí địa lý
Xã Đăk nằm ở phía đông thị xã Gia Nghĩa, dọc theo QL 28, cách trung
tâm thị xã Gia Nghĩa 10 km, có vị trí như sau:
Phía Bắc giáp với phường Nghĩa Đức, phường Nghĩa Trung
Phía Nam giáp với huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
Phía Đông giáp huyện Đăk Hà, huyện Đăk Glong
Phía tây giáp phường Nghĩa Tân – thị xã Gia Nghĩa, xã Nhận Đạo, Xã
Nhân Cơ - huyện Đăk Rlấp
3.1.2.2 Địa hình, độ cao
Xã Đăk Nia có địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống
sông suối và các hợp thủy trên địa bàn. Địa hình có xu hướng thấp dần từ Đông
Bắc xuống tây Nam, địa hình được chia làm hai dạng đặc trưng:

Dạng địa hình núi cao sườn dốc bị chia cắt mạnh : phân bổ ở khu vực Tây
Bắc và phía Đông Bắc của xã , độ cao trung bình trong khu vực từ 600-700m so
với mực nước biển, có độ dốc 5-200. Dạng địa hình này chiếm 2/3 diện tích tự
nhiên của xã.
Dạng địa hình đồi thoải với độ chia cắt trung bình: dạng đại hình này tập
trung khu vực trung tâm và một phần phía tây của xã: độ cao trung bình từ 450550m so với mực nước biển, có độ dốc 8-150
3.1.2.3 Khí hậu
Xã Đăk Nia mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên,
mỗi năm được chia làm hai mùa rõ rêt. Mùa mưa bắt đầu tháng 4 đến tháng 10,
mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Lượng mưa: trung bình của khu vực 2502 mm. Độ ẩm trung bình là 85%
Nhiệt độ không khí trung bình năm 22,20C. Tổng số giờ nắng trong năm 2553
giờ.
Chế độ gió: có 2 hướng gió chính

12
 


Gió Đông Bắc xuất hiện vào tháng mùa khô, tốc độ trung bình 1-3m/s, tốc
độ trung bình từ 1-3 m/s, tổng độ lớn nhất vào tháng 3 (19m/s)
Gió Tây Nam xuất hiện vào các tháng mùa mưa, tốc độ trung bình 1-2m/s,
tốc độ lớn nhất vào tháng 4 (23m/s)
3.1.2.4 Các nguồn tài nguyên
+ Tài nguyên đất
Xã Đăk Nia có 4 loại đất chính:
- Đất nâu đỏ trên đá Bazan (Fk) : diện tích 6.652,74 ha, chiếm 72,16%
- Đất nâu vàng trên đá Bazan (Fu): diện tích 178,00 ha, chiếm 1,93%
- Đất đỏ vàng trên đá phiến sắt (Fs): diện tích 1.913,00 ha, chiếm 20,075
%

- Đất dốc tụ thung lũng (D): diện tích 567,86 ha, chiếm 5,16%
+ Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010 tổng diện tích rừng, đất lâm
nghiệp trên địa bàn là 807,09 ha. Trong đó, chủ yếu là rừng tự nhiên nằm ở trạng
thái III, a1, rừng lồ ô và cây bụi, rừng trồng là 98,27 ha. Rừng phân tán manh
mún , phân bố không tập trung. Đến nay diện tích rừng đã giảm đáng kể do việc
chặt phá rừng để sản xuất nông nghiệp của dân địa phương.
+ Mặt nước
Nguồn nước mặt: phụ thuộc vào lượng nước lưu trữ tại các sông suối,
hồ…hàng năm trên địa bàn xã tiếp nhận một khối lượng lớn nước mặt chủ yếu từ
nước mưa, nhưng do mưa theo mùa và phân bố không đồng đều nên thường dẫn
dến tình trạng là ngập úng cục bộ vào mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào
mùa khô.
Nguồn nước ngầm: đến nay chưa có công trình khảo sát về thực trạng
nước ngầm của xã, hiện nước sạch chưa được phân bố rộng rãi trên địa bàn xã
nên người dân thường sử dụng nước từ giếng đào độ sâu từ 20-25m và giếng
khoan độ sâu từ 80-130m.

13
 


Ngoài các nguồn nước tự nhiên trên người dân sử dụng đất đai tại xã Đăk
Nia còn mục đất sình, đất bằng chưa sử dụng sả nước thành ao sử dụng vào việc
nuôi trồng thủy sản, đến nay diện tích là 33ha
+ khoảng sản:
Xã Đăk Nia có tiềm năng khoáng sản về đá xây dựng, đất sét sản xuất, đá
cây. Tuy nhiên, chưa có sô liệu về trữ lượng khả năng khai thác. Để đưa ra và
khai thác và sử dụng có hiệu quả thì cần được điều tra thăm dò chi tiết hơn.
3.1.3 Kinh tế , xã hội

3.1.3.1 Dân số, lao động
Dân số thôn N,Jriêng tính đến năm 2012 có 130 hộ gia đình, gồm 542
nhân khẩu.Trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 254 người; số lao động
làm việc; trong lĩnh vực Nông Lâm của thôn là 213 người, chiếm 83,8 % của
tổng lao động trong thôn.
3.1.3.2 Dân tộc văn hóa
Kết quả phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở
khu dân cư và phong trào “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở xã
Tổng số hộ đạt gia đình văn hóa là 1103/1880 hộ , chiếm tỷ lệ 58,7% so
với tổng số hộ toàn xã.
Số thôn, bon đạt chuẩn thôn, bon văn hóa tính đến thời điểm này 7/12
thôn, bon văn hóa, chiểm tỷ lệ 583% toàn xã
+ So sánh mức độ đạt chí tiêu 16 : vậy phong trào “ toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư thời điểm này chưa đạt với tiêu chí về xây
dựng nông thôn đưa ra.
+ Dự báo: Đến năm 2014 có 10/12 đơn vị thôn, bon đạt thôn, bon văn hóa;
số hộ trên địa bàn đạt GĐVH trên 70%. Theo quyết định số 62/2006/QĐBVHTT, ngày 23/06/2006 của bộ văn hóa – thông tin (nay bộ văn hóa – thể thao
và du lịch)

14
 


3.1.3.3 Y tế, giáo dục
a) Y tế:
+ Trạm Y tế xã được xây dựng năm 2009 đưa vào sử dụng tháng 01/
2010, gồm có: khu nhà làm việc 02 tầng, nhà xe, bếp ăn, có trang thiết bị để phục
vụ công tác khám chữa bệnh ban đầu của nhân dân địa phương.
+ Số người dân tham gia các hình thức bảo hiểm Y tế là 3.320 người,
chiếm tỷ lệ 45,9%

+ So sánh: với tỷ lệ người tham gia BHYT là 46% đã đạt so với tiêu chí là
20
b) Giáo dục:
+ Phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt trên 90%
+ Qua khảo sát, thống kê tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học
lên trung học phố thông , bổ túc hoặc học nghề khoảng 72%
+ Xác định tỷ lệ lao động qua đào tạo là 6,5%; dự báo đến năm 2018 tỷ lệ
qua đào tạo đạt trên 20%
3.1.4 Thực trạng môi trường
- Trên địa bàn thôn N’Jriêng có 1 công trình cung cấp nước sạch cho bà con
nhân dân, do các hộ gia đình tự khoan, về cơ bản đáp ứng nhu cầu ăn uống sinh
hoạt cá nhân. Ngoài ra thôn còn có một hồ giữ trữ nước lớn nhằm cung cấp nước
cho việc trồng trọt và chăn nuôi.
- Thôn có 1 lò giết mổ gia súc, các hộ dân nuôi thả rông gia súc vẫn đang còn
xảy ra.
- Thôn chưa có tổ chức, hay cá nhân đứng ra thu gom xứ lý chất thải, mước
thải.
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 98 hộ, chiểm tỷ lệ 75%
- Thôn có một nghĩa trang được xây dựng đúng quy hoạch

15
 


×