Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

MÔ TẢ CÁC PHƯƠNG THỨC CHUYỂN CÂY ĐIỀU SANG CÂY CAO SU CỦA CÁC HỘ TẠI THÔN 4, XÃ TÂN QUAN, HUYỆN HỚN QUẢN, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.58 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


ĐỖ ĐÌNH THIỆU

MÔ TẢ CÁC PHƯƠNG THỨC CHUYỂN CÂY ĐIỀU SANG
CÂY CAO SU CỦA CÁC HỘ TẠI THÔN 4, XÃ TÂN QUAN,
HUYỆN HỚN QUẢN, TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH NÔNG LÂM KẾT HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang tựa
ĐỖ ĐÌNH THIỆU

MÔ TẢ CÁC PHƯƠNG THỨC CHUYỂN CÂY ĐIỀU SANG
CÂY CAO SU CỦA CÁC HỘ TẠI THÔN 4, XÃ TÂN QUAN,
HUYỆN HỚN QUẢN, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Ngành: Nông Lâm Kết Hợp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn: Th.S Đặng Hải Phương



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2013

ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, Tôi xin cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu Trường Đại Học
Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô Khoa Lâm Nghiệp đã tạo điều
kiện và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt 4 năm học tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị công tác tại UBND xã Tân Quan đã
cung cấp số liệu. Cảm ơn bà con thôn 4, xã Tân Quan đã giúp đỡ tôi thu thập số liệu,
đặc là chú Nguyễn Văn Sơn trưởng thôn 4 đã giúp tận tình để công việc điều tra thu
thập số liệu được diễn ra tốt đẹp.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Đặng Hải Phương đã tận tình giúp đỡ và
hướng dẫn tôi hoàn thành bài luận văn này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn bạn bè và tập thể lớp DH09NK đã giúp đỡ tôi trong
những năm học tại trường.
Lời đầu tiên con xin chân thành cảm ơn đến bố mẹ là người đã nuôi dưỡng,
dạy dỗ, giúp đỡ cho con để con có được thành quả như ngày hôm nay.
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Đỗ Đình Thiệu

iii


TÓM TẮT

Đề tài “ Mô tảcác phương thức chuyển cây điều sang cây cao su”được tiến
hành nghiên cứu và thu thập số liệu tại thôn 4, xã Tân Quan, huyện Hơn Quán, tỉnh
Bình Phước trong khoảng thời gian từ ngày 1/3/2013 đến ngày 30/6/2013.
Đề tài được thực hiện để đệ trình nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư Lâm
Nghiệp của trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
Nội dung chính của đề tài là nhằm xác định và mô tả các phương thức chuyển
đổi cây trồng từ cây điều sang cây cao su của các nông hộ khác nhau tại thôn 4, xã Tân
Quan, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước và đề xuất phương thức chuyển đổi thích hợp
cho địa bàn.
Qua điều tra phỏng vấn có 4 phương thức chuyển đổi cây điều sang cây cao su:
1) Chuyển đổi toàn bộ diện tích cây điều sang cây cao su.
2) Chuyển đổi dần diện tích cây điều sang cây cao su.
3) Chuyển đổi một nửa diện tích cây điều sang cây cao su.
4) Trồng xen cây cao su vào diện tích điều chuyển đổi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức chuyển đổi cây điều sang
cây cao su bao gồm 2 nhóm yếu tố:
-

Yếu tố bên ngoài nông hộ: giá cả thị trường nông sản, cơ sở hạ tầng.

-

Yêu tố bên trong nông hộ: Nguồn lực của nông hộ, diện tích đất, lao động.
Dựa vào sự phân tích trên, luận văn đã đề xuất các phương chuyển đổi đối với

từng nhóm hộ.

iv



SUMMARY
The thesis "Description of the method transfer form cashew to rubber trees" are
conducting research and data collection in the village 4, Tan Quan commune, Hon
Quan district, Binh Phuoc Province during the period from 1/3/2013 to 30/6/2013.
The thesis made submissions in response to requests by the Forestry engineer
Nong Lam University.
The main content of the thesis is to identify and describe the method of
conversion from trees to plant rubber trees of different households in the village 4, Tan
Quan, Hon Quan district, Binh Phuoc province and topic conversion of appropriate
methods for the area.
Through interviews with 4 investigate methods to convert the rubber tree:
1) Conversion of the entire area to plant rubber trees.
2) Switch gradually to an area of rubber trees.
3) Converting half of it to the rubber tree.
4) Planting rubber trees in the transition area.
The factors affecting the choice of method to convert the rubber tree plant
consists of 2 groups of factors:
- Factors outside the household: the market prices of agricultural products,
infrastructure.
- Elements within the household: household resources, land and labor.
Based on the above analysis, the thesis proposes the conversion for each group

v


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ................................................................................................................................................ ii 
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................................ iii 
TÓM TẮT .............................................................................................................................................. iv 

SUMMARY .............................................................................................................................................v 
MỤC LỤC.............................................................................................................................................. vi 
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................. ix 
DANH SÁCH CÁC BẢNG....................................................................................................................x 
DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................................................. xii 
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................1 
Chương 2 TỔNG QUAN ........................................................................................................................3 
2.1. Một số khái niệm về mô hình nông lâm kết hợp ...........................................................................3 
2.2. Lịch sử ra đời NLKH trên thế giới và Việt Nam ...........................................................................5 
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ..................................................................................................6 
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................10 
3.1. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................................10 
3.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................................................10 
3.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................................11 
3.3.1. Ngoại nghiệp ................................................................................................................................11 
3.3.1.1. Thu thập các tài liệu thứ cấp ...................................................................................................11 
3.3.1.2. Thu thập các tài liệu sơ cấp .....................................................................................................11 
3.3.2. Nội nghiệp ....................................................................................................................................12 
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................................14 
4.1. Đặc điểm kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu ..........................................................................14 
4.1.1. Lịch sử thôn 4 ..............................................................................................................................14 
4.1.2. Lịch sử cây điều và cây cao su....................................................................................................15 
4.1.3. Một số đặc điểm kinh tế xã hội của thôn 4 ................................................................................17 
4.1.4. Nguyên nhân dẫn đến chuyển đổi từ điều sang cao su ............................................................21 

vi


4.2. Các phương thức chuyển đổi cây điều sang cây cao su của các nhóm hộ khác nhau ..............23 
4.2.1. Các phương thức chuyển đổi cây điều bằng sang cây cao su ..................................................23 

4.2.1.1. Ảnh hưởng của các nhóm hộ tới phương thức chuyển đổi toàn bộ diện tích cây điều sang
cây cao su. ..............................................................................................................................................23 
4.2.1.2. Ảnh hưởng của các nhóm hộ tới phương thức chuyển đổi dần cây điều sang cây cao su .25 
4.2.1.3. Ảnh hưởng của các nhóm hộ tới phương thức chuyển đổi một phần diện tích điều thay
thế bằng diện tích cao su.......................................................................................................................28 
4.2.1.4. Ảnh hưởng của các nhóm hộ tới phương thức trồng xen cao su vào diện tích điều ..........30 
4.2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các phương thức chuyển đổi từ cây điều sang cao su.31 
4.3. Phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài nông hộ ảnh hưởng đến phương thức chuyển
đổi. ..........................................................................................................................................................32 
4.3.1. Phân tích các yếu tố bên trong nông hộ ....................................................................................32 
4.3.1.1. Sự ảnh hưởng của diện tích đất sản xuất ...............................................................................32 
4.3.1.2. Giới tính ....................................................................................................................................34 
4.3.1.3. Kiến thức chuyên môn về kỹ thuật canh tác của người dân. ...............................................35 
4.3.1.4. Dân di cư, tập quán sản xuất...................................................................................................37 
4.3.1.5. Nguồn lực của nông hộ ............................................................................................................37 
4.3.2. Các yếu tố bên ngoài nông hộ.....................................................................................................39 
4.3.2.1. Yếu tố về nhu cầu thị trường...................................................................................................39 
4.3.2.2. Cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho việc chuyển đổi cây trồng. ..........................................39 
4.3.2.3. Dịch vụ khuyến nông và các chương trình hỗ trợ. ................................................................40 
4.3.3. Phân tích SWOT đối với các phương thức chuyển đổi ............................................................40 
4.3.3.1. Phân tích SWOT đối với phương thức 1 ................................................................................40 
4.3.3.2. 4.2.8.2 Phân tích SWOT đối với phương thức 2 ....................................................................42 
4.3.3.3. Phân tích SWOT đối với phương thức 3 ................................................................................42 
4.3.3.4. Phân tích SWOT đối với phương thức 4 ................................................................................44 
4.4. Đề xuất phương thức chuyển đổi phù hợp cho địa bàn ..............................................................45 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................47 
5.1. Kết luận ...........................................................................................................................................47 
5.1.1. Đặc trưng của các nông hộ có chuyển đổi từ cây điều sang cây cao su ..................................47 
5.2. Các phương thức chuyển cây điều sang cao su của các nhóm hộ có điều kiện tế xã hội khác
nhau ........................................................................................................................................................47 


vii


5.3. Kiến nghị .........................................................................................................................................48 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................................49 
PHỤ LỤC .................................................................................................................................................a 
Phụ Lục 1: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NGƯỜI DÂN ...............................................................a 
Phụ Lục 2: Danh sách hộ phỏng vấn ..................................................................................................... i 

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ICRAF

Trung Tâm Nghiên Cứu Về Nông Lâm Kết Hợp

NLKH

Nông Lâm Kết Hợp

RVAC

Rừng – Vườn – Ao – Chuồng

SALT

Kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc


SWOT

Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Nguy cơ

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

VAC

Vườn – Ao – Chuồng

UBND

Ủy ban nhân dân

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng

Trang

Bảng 4.1: Dòng lịch sử thôn 4 ................................................................................................................14 
Bảng 4.2: Lịch sử cây điều và cây cao su ...............................................................................................15 
Bảng 4.3: Dân số thôn 4 ..........................................................................................................................17 
Bảng 4.4: Tiêu chí xếp hạng giàu – nghèo ở thôn 4................................................................................18 
Bảng 4.5: Kết quả phân hạng nông hộ thôn 4 .........................................................................................19 

Bảng 4.6: Diện tích đất trồng các loại cây công nghiệp ..........................................................................20 
Bảng 4.7: Kết quả xếp loại kinh tế các hộ điều tra..................................................................................21 
Bảng 4.8: Nguyên nhân chuyển đổi ........................................................................................................21 
Bảng 4.9: Các phương thức chuyển đổi cây điều sang cây cao su ..........................................................23 
Bảng 4.10: Nhóm hộ áp dụng phương thức 1. ........................................................................................25 
Bảng 4.11: Nhóm hộ áp dụng phương thức 2. ........................................................................................27 
Bảng 4.12: Nhóm hộ áp dụng phương thức 3. ........................................................................................29 
Bảng 4.13: Nhóm hộ áp dụng phương thức 4. ........................................................................................31 
Bảng 4.14: Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức ...............................................................32 
Bảng 4.15: Diện tích đất sản xuất đối với sự lựa chọn phương thức ......................................................33 
Bảng 4.16: Giới tính của người quyết định chính trong trong việc lựa chọn phương thức.....................35 
Bảng 4.17: Kiến thức chuyên môn và kỹ thuật canh tác của người dân .................................................36 
Bảng 4.18: Thành phần dân cư của nhóm hộ chuyển đổi .......................................................................37 
Bảng 4.19: Tình hình sử dụng vốn của người dân. .................................................................................38 
Bảng 4.20: Phân tích SWOT đối với phương thức 1 ..............................................................................41 
Bảng 4.21: Phân tích SWOT đối với phương thức 2 ..............................................................................42 

x


Bảng 4.22: Phân tích SWOT đối với phương thức 3 ..............................................................................42 
Bảng 4.23: Phân tích SWOT đối với phương thức 4 ..............................................................................44 

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình


Trang

Hình 1: Phác thảo diện tích điều trước khi chuyển đổi ...........................................................................24 
Hình 2: Phác thảo diện tích điều đã được chuyển đổi thành diện tích cao su .........................................24 
Hình 3: Phác thảo chuyển đổi lần 1 ........................................................................................................26 
Hình 4: Phác thảo chuyển đổi lần 2 ........................................................................................................26 
Hình 5: Phác thảo diện tích điều đã được chuyển đổi hoàn toàn sang diện tích cao su .........................27 
Hình 6: Phác thảo chuyển đổi một phần diện tích điều thay thế bằng diện tích cao su. .........................28 
Hình 7: Phác thảo phương thức trồng xen cao su vào diện tích điều chuyển đổi. ..................................30 

xii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây điều còn gọi là cây đào lộn hột, xuất hiện tại Việt Nam cách đây khoảng 200
năm.Lúc đầu đầu chỉ trồng lẻ tẻ lấy trái ăn, nhưng sau phát hiện có giá trị kinh tế và là
nguồn thực phẩm dinh dưỡng cao được thế giới ưa chuộng.Cây điều được đánh giá là
cây công nghiệp góp phần vào cơ cấu tỷ trọng cao trong chương trình phủ xanh đất
trống đồi núi trọc tại các tỉnh phía Nam.Đặc biệt từ thập niên 80 đến nay, cây điều còn
được gọi là cây xóa đói giảm nghèo cho nhân dân tại các vùng nông thôn phía nam.(
Theo Nguyễn Sĩ Hưng, 2007).
Năm 1897 cây cao su đã có mặt tại Việt Nam, từ những hạt giống thí nghiệm
đến hình thành vườn cao su đầu tiên tại Suối Dầu Nha Trang ( Khoảng 400 cây), đến
nay cây cao su phát triển ngày càng nhiều trên khắp các vùng của đất nước.
Từ năm 1975 đến nay nhận thấy tầm quan trọng của cây cao su, nhà nước đã
khuyến khích phát triển ngành cao su theo hướng: Củng cố khai thác vườn cây cũ,
trồng thêm vườn cây mới với giống cho năng xuất cao, tiếp tục phát triển cao su ở Tây
Nguyên và miền Trung,…kể cả những nơi ít màu mỡ.
Diện tích cao su phát triển nhanh đã góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc,

cai thiện môi trường sinh thái, mở rộng và phát triển cơ sở hạ tầng, giải quyết phần lớn
việc làm cho lao động trong vùng ổn định, đã góp phần đáng kể vào việc phát triển
kinh tế xã hội của đất nước ta.

1


Sản phẩm được hình thành tư mủ cao su rất có ý nghĩa và quan trọng đối với đời
sống sinh hoạt hằng ngày của con người, nó hiện diện xung quanh chúng ta với nhiều
hình thức khác nhau: củi , gỗ, các đồ dùng,…đến các loại sản phẩm đã qua chế biến.
Để có nguồn nguyên liệu cung ứng cho sản xuất hàng hóa, đòi hỏi phải có những
vùng nguyên liệu, không chỉ phát triển mở rộng canh tác cao su trong các doanh nghiệp
lớn mà còn phải chú trọng phát triển cao su tiểu điền, nông hộ,… tại các vùng nông
thôn, vùng sâu có điều kiện phù hợp để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.
( Theo Nguyễn Sĩ Hưng, 2007).
Xã Tân Quan là một xã miền núi, của huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước, thuộc
chương trình 135.Xã thành lập tới nay được trên 20 năm, các hộ dân ở đây là dân di cư
từ nơi khác đến, dân bản địa ở đây là rất ít.Tân Quan nằm trong khu vực miền Đông
Nam Bộ nên có điều kiện tự nhiên phù hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày như
điều, cao su, tiêu. Trong những năm đầu mới thành lập xã, các hộ dân ở đây đã lựa
chọn cây điều để phát triển kinh tế, với ưu điểm vốn đầu tư ít, việc chăm sóc dễ dàng
và thu hoạch nhanh hơn cao su. Nhưng những năm gần đây, cây cao su đang mang lại
lợi nhuận kinh tế cao cùng với các chính sách phát triển cây cao su của nhà nước. Thì
các hộ dân ở xã Tân Quan đã tiến hành chuyển đổi cây điều sang cây cao su.Các hộ
dân ở xã Tân Quan đã chuyển đổi như thế nào.Đây là một vấn đề rất đáng quan tâm.
Do đó mà tôi đã lựa chọn đề tài “Mô tả các phương thức chuyểncây điều sang cây
cao su của các hộ tại thôn 4, xã Tân Quan, huyện Hơn Quán, tỉnh Bình Phước”.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.Một số khái niệm về mô hình nông lâm kết hợp
Dẫn theo Đặng Kim Vui, 2007 và Nguyễn Văn Sở và các cộng sự, 2001:
NLKH là một hệ thống quản lý đất vững bền làm gia tăng sức sản xuất tổng thể
của đất đai, phối hợp sản xuất các loại hoa màu (kể cả cây trồng lâu năm), cây rừng
và/hay với gia súc cùng lúc hay kế tiếp nhau trên một đơn vị diện tích đất, áp dụng các
kỹ thuật canh tác tương ứng với điều kiện văn hóa xã hội của dân cư địa phương (Bene
và các sự, 1977).
NLKH là một hệ thống quả lý đất đai, trong đó các sản phẩm của rừng và trồng
trọt được sản xuất cùng một lúc hay kế tiếp nhau trên một diện tích đất thích hợp để tạo
ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư địa phương (PCARRD,
1979).
NLKH là một hệ thống sử dụng đất trong đó phối hợp cây lâu năm với hoa màu
và/hay vật nuôi một cách thích hợp với điều kiện sinh thái và xã hội, theo hình thức
phối hợp không gian và thời gian, để gia tăng sức sản xuất tổng thể của thực vật trồng
và vật nuôi một cách vững bền trên một đơn vị diện tích đất, đặc biệt trong các tình
huống có kỹ thuật thấp và trên các vùng đất khó khăn (Nair, 1987).
NLKH là tên chung của những hệ thống sử dụng đất có kỹ thuật trong đó có các
cây gỗ đa niên (cây bụi, cọ, tre, hay cây ăn quả) được trồng có suy tính trên cùng một
đơn vị diện tích quy hoạch đất với hoa màu và với gia súc, gia cầm dưới dạng xen theo
không gian hay thời gian. Trong các hệ thống NLKH có mối tác động tương hỗn qua
lại cả về mặt sinh thái lẫn kinh tế giữa các thành phần của chúng ( Lundgren và
Raintree, 1983).
3


Mỗi một tác giả hay một tổ chức đều có cách nhìn nhận khác nhau và theo
hướng bổ sung them so với những khái niệm trước đó. Trong khái niệm của Bene và

các cộng sự 1977 thì mục đích của việc quản lý đất bền vững là làm tăng sức sản xuất
tổng thể của đất đai trên cùng một diện tích đất và các kỹ thuật canh tác phải tương ứng
với điều kiện của dân cư tại địa phương. Tuy nhiên trong khái niệm này vẫn chưa phân
biệt rõ ràng các thành phần trong hệ thống vì cây rừng cũng là cây lâu năm nhưng lại bị
tách biệt thành một thành phần riêng. Đến năm 1979, tổ chức PCARRD bổ sung them
thành phần quan trọng của NLKH, đó là đem lại các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái
cho cộng đồng dân cư. Nhưng trong khái niệm này lại nhấn mạnh các sản phẩm của
rừng là thành phần không thể thiếu trong hệ thống, như vậy thật khó để hệ thống phát
triển trong các cộng đồng dâ cư. Vì không phải nơi nào cũng có thể trồng rừng ( đồng
bằng, khu dân cư) và không phải hộ gia đình nào cũng có thể có đủ điều kiện trồng
rừng vì chi phí ban đầu để trồng rừng là rất cao mà chu kỳ khai thác lại lâu. Đến năm
1983 Lundgren và Raintree đã phát triển thêm cho khái niệm NLKH. Ông không cho
rằng NLKH không nhất thiết phải có cây rừng mà chỉ có thành phần cây thân gỗ lâu
năm là được chú trọng đưa kỹ thuật vào trong hệ thống sử dụng đất nhưng trong khái
niệm ông chỉ quan tâm đến sự tác động tương hỗn qua lại về mặt sinh thái và kinh tế
giữa các thành phần mà không quan tâm đến yếu tố xã hội. Đến năm 1987, trong khái
niệm Nair đã quan tâm đến yếu tố xã hội, chú trọng phát triển trên các vùng đất khó
khăn, điều kiện kỹ thuật thấp và gia tăng sức sản xuất tổng thể của các thành phần trên
một đơn vị diện tích đất mà không quan tâm đến yếu tố đầu ra của các thành phần.
NLKH là tên chung của những hệ thống sử dụng đất, trong đó các cây thân gỗ
lâu năm (cây gỗ, cây bụi, cọ, tre, hay cây ăn quả, cây công nghiệp,…) được trồng có
suy tính trên cùng một đơn vị diện tích đất với cây thân thảo và/hoặc với vật nuôi, được
kết hợp đồng thời hoặc kế tiếp nhau theo thời gian và không gian (Lundgren và
Raintree, ICRAF, 1997) NLKH là một hệ thống quản lý tài nguyên tự nhiên năng

4


động, lấy yếu tố sinh thái làm chính, qua đó cây được trồng trên nông trại và vào hệ
sinh thái nông nghiệp, để sản xuất bền vững và đa dạng, làm gia tăng các lợi ích kinh

tế, xã hội và sinh thái cho người canh tác ở các mức độ, quy mô khác nhau.
2.2.Lịch sử ra đời NLKH trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới:
Canh tác cây thân gỗ cùng với cây trồng nông nghiệp trên cùng một diện tích là
một tập quán sản xuất lâu đời của nông dân ở nhiều nơi trên thế giới. Theo Kinh (1987)
cho đến thời trung cổ Châu Âu, vẫn còn tồn tại một tập quán khá phổ biến là “ chặt và
đốt” rồi sau đó tiếp tục trồng cây thân gỗ cùng với cây nông nghiệp hoặc sau khi thu
hoạch cây công nghiệp.
Cuối thế kỷ 19, hệ thống Taungya bắt đầu phát triển rộng rãi ở Myanmar dưới
sự bảo hộ của thực dân Anh. Trong các đồn điền trồng cây gỗ tếch ( Technona
grandis), người lao động được phép trồng cây lương thực giữa các hàng cây chưa khép
tán để giải quyết nhu cầu lương thực hàng năm. Cũng như các nước trên thế giới, các
tập quán canh tác NLKH đã có ở Việt Nam từ lâu đời, như các hệ thống canh tác
nương rẫy truyền thống của các đồng bào dân tộc ít người, hệ sinh thái vườn nhà ở
nhiều vùng địa lý trên khắp đất nước.
Việt Nam:
Từ thập niên 60, song song với phong trào thi đua sản xuất, hệ sinh thái Vườn –
Ao – Chuồng (VAC) được nhân dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh mẽ và lan rộng
khắp cả nước. Sau đó hệ thống Rừng – Vườn – Ao – Chuồng (RVAC) và vườn đồi
được phát triển mạnh ở các vùng duyên hải miền Trung và miền Nam. Các dự án tài trợ
quốc tế cũng giới thiệu các mô hình canh tác trên đất dốc theo đường đồng mức
(SALT) ở một số khu vực miền núi. Trong hai thập niên gần đây, phát triển nông thôn
miền núi theo phương thức từ bài giảng NLKH có tiềm năng là một chủ chương đúng
5


đắn của Đảng và nhà nước. ( Tổng hợp từ bài giảng NLKH, 2002 – chương trình hỗ trợ
lâm nghiệp xã hội). Quá trình thực hiện chính sách định canh định cư, kinh tế mới,
chương trình 327, chương trình 5 triệu ha rừng ( 661) và chính sách khuyến khích phát
triển kinh tế trang trại đều có liên quan đến việc xây dựng và phát triển hệ thống

NLKH tại Việt Nam.
Tăng thu nhập cho nông hộ: Sự phong phú về sản phẩm đầu ra bao gồm các sản
phẩm từ cây trồng
2.3.Tổng quan về khu vực nghiên cứu
Thôn 4, là 1 trong tổng số thôn 9, sóc của xã Tân Quan, huyện Hớn Quản, tỉnh
Bình Phước.
Xã Tân Quan có diện tích tự nhiên là 5.689 ha.
Đông giáp xã Quang Minh, huyện Chơn Thành.
Tây giáp xã Tân Khai, huyện Hớn Quản.
Nam giáp xã Minh Thắng, Minh Hưng, Nha Bích, huyện Chơn Thành.
Bắc giáp xã Phức An, huyện Hớn Quản.
Trước đây xã Tân Quan là một xã thuộc huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
Ngày 11 tháng 8 năm 2009, chính phủ ra nghị quyết thành lập huyện Hớn Quán trên cơ
sở điều chỉnh huyện Bình Long ( cũ) và huyện Chơn Thành. Theo đó xã Tân Quan là
một xã thuộc huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.
Địa hình đất đai:

6


Là xã thuộc vùng trung du nên địa hình có dạng đồi thấp, nhưng tương đối bằng
phẳng. Đất đaichủ yếu là đất đỏ Bazan và đất xám nên rất thích hợp trồng các loại cây
công nghiệp và cây ăn quả.
Dân số - Dân tộc – Tôn giáo
Xã Tân Quan là một xã được hình thành từ năm 1982 tách từ xã Phức An, do
chủ trương di dân đi làm kinh tế mới của nhà nước. Dân cư ở đây đa phần là người
nhập cư từ các tỉnh phía Bắc ( Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa,…), một số dân gốc
Bình Dương. Còn lại là dân cư bản địa, chủ yếu là người S’Tiêng. Ngoài ra còn có một
số dân tộc khác di cư tới như Tày, Nùng, Sắn Rùi, Hoa ( Báo cáo xã Tân Quan năm
2012).

Xã Tân Quan có 1080hộ dân với 5078 nhân khẩu.
Khí hậu - Thủy văn
Khí hậu Hớn Quản nói chung và khu vực xã Tân Quan nói riêng có đặc thù
chung của khí hậu vùng Đông Nam Bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có 2
mùa, với nền nhiệt độ cao đều là điều kiện đảm bảo nhiệt nhiệt lượng cao cho cây trồng
phát triển quanh năm.
Nhiệt độ trung bình năm cao đều và ổn định từ 25,8 – 26,20C nhiệt độ bình quân
thấp nhất 21,5 – 220C và cao nhất 32,3 – 33,40C. Tổng số giờ nắng trong năm trung
bình là 2400 – 2500 giờ. Thời gian nắng nhiều nhất là tháng 2,3,4. Lượng mưa trung
bình từ 2000 – 2300 mm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các
tháng, hình thành 2 mùa trái ngược nhau: mùa mưa và mùa khô (Nguồn: UBND xã Tân
Quan).
Mùa mưa tập trung trong 6 tháng ( từ tháng 5 – 10) chiếm 90% tổng lượng mưa
cả năm. Mùa khô kéo dài trong 6 tháng ( từ tháng 11 – 4 năm sau) lượng mưa rất thấp
7


chiếm 10-15% lượng mưa cả năm. Trong khi đó lượng bốc hơi rất cao chiếm khoảng
64 – 67% tổng lượng bốc hơi cả năm (Nguồn: UBND xã Tân Quan).
Tài nguyên nước mặt: trong phạm vi địa chính của xã không có sông lớn chảy
qua, chỉ có 2 suối nhỏ là suối Xa lách và suối Roong.Trong đó suối Roong chảy qua
khu vực thôn 4.
Trên địa bàn xã có đã đập nước là Hồ Suối Nai, chứa nước phục vụ cho các hoạt
động sản xuất nông nghiệp cho nhân dân trong xã.
Tài nguyên nước ngầm: Theo người dân địa phương cho biết thì lượng nước
ngầm tương đối đầy đủ cho sinh hoạt của các hộ.Nhưng vào các năm khô hạn nghiêm
trọng thì lượng nước không đủ cho sản xuất, một số hộ phải mua nước tưới cho cây
trồng từ nơi khác.Tuy nhiên hiện nay với sự phát triển của các giếng khoan quy mô gia
đình phát triển trong toàn xã. Nhu cầu về nước tưới trong xã vào mùa khô hạn đã
không còn gay gắt như trước (Nguồn: Phỏng vấn).

Về kinh tế
Cây hằng năm: Tổng diện tích cây hằng năm toàn xã là 98,5 ha trong đó: diện
tích trồng rau, màu và cây ngắn ngày 30 ha; diện tích thực tế gieo trồng lúa là 28,5 ha;
diện tích cây mì là 40 ha. Phần diện tích còn lại do thiếu nước, chưa có mưa nên chưa
được gieo trồng.
Cây lâu năm: Tổng diện tích trồng cây lâu năm toàn xã hiện nay là 2.362,9 ha,
trong đó diện tích cây cao su của Công ty TNHH MTV cao su Bình Long là 914ha.
Diện tích cây lâu năm của nhân dân là 1.448,9 ha; trong đó diện tích cây cao su tiểu
điền là 1.218,4 ha, tăng 50 ha so với năm 2011, hiện có 715 ha cao su đang khai thác;
diện tích cây điều là 135,4 ha, giảm 74 ha so với năm 2011; diện tích cây hồ tiêu là

8


58,1 ha, không tăng, không giảm; diện tích cây ăn trái, cây lâu năm khác còn lại 18 ha,
giảm 14 ha so với 2011( Báo cáo xã Tân Quan năm 2012).
Đối với thôn 4, diện tích cây hằng năm chỉ có một diện tích nhỏ lẻ không đáng
kể và trồng xen trong diện tích cây cao su.Diện tích cây lâu năm thôn là: 173 ha cây
cao su, 5,5 ha điều, 1,5 ha tiêu ( Nguồn: Điều tra và phỏng vấn).

9


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1.Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận nhằm xác định và mô tả các phương thức chuyển đổi cây trồng từ cây
điều sang cây cao su của các nông hộ khác nhau tại thôn 4, xã Tân Quan, huyện Hớn
Quản, tỉnh Bình Phước và đề xuất phương thức chuyển đổi thích hợp cho địa bàn. Cụ

thể khóa luận có 3 mục tiêu chính như sau:
Mô tả các đặc trưng về kinh tế-xã hội của các nông hộ có chuyển đổi từ cây điều
sang cây cao su tại thôn 4, xã Tân Quan.
Phân tích các phương thức chuyển đổi từ cây điều sang cao su của các nhóm hộ
có điều kiện tế xã hội khác nhau tại địa bàn thôn 4, xã Tân Quan.
Đề xuất phương thức chuyển đổi phù hợp cho địa điểm nghiên cứu.
3.2.Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1:
Tìm hiểu về lịch sử của thôn 4, lịch sử cây điều và cây cao su trồng ở xã.
Tìm hiểu các đặc trưng về kinh tế-xã hội của các nông hộ có chuyển đổi từ cây
điều sang cây cao su tại thôn 4, xã Tân Quan.
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chuyển đổi cây trồng, mốc thời gian bắt đầu
chuyển đổi.

10


Nội dung 2:
Mô tả các phương thức chuyển đổi từ cây điều sang cao su tại thôn 4, xã Tân
Quan.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các phương thức chuyển đổi
từ cây điều sang cao su.
Phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài của nông hộ có ảnh hưởng đến các
phương thức chuyển đổi này.
3.3.Phương pháp nghiên cứu
3.3.1.Ngoại nghiệp
3.3.1.1.Thu thập các tài liệu thứ cấp
Liên hệ UBND và các ban ngành đoàn thể trong xã để thu thập một số tài liệu
liên quan đến tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu.
Đi thực địa để tìm hiểu về địa bàn nghiên cứu, làm quen với người dân địa

phương nắm được một số thông tin cơ bản về thôn.
Thu thập số liệu từ trạm khuyến nông huyện Hớn Quản.
Thu thập số liệu về diện tích đất trồng cây điều và diện tích đất trồng cây cao su
của thôn.
3.3.1.2.Thu thập các tài liệu sơ cấp
Sử dụng các công cụ trong bộ công cụ để có một số thông tin cần thu thập đó là
các công cụ sau:

11


Phỏng vấn những người am hiểu nhất các vấn đề then chốt của địa phương như
cán bộ ấp hay xã.
Dòng lịch sử:
Tìm hiểu dòng lịch sử về thôn, các mốc thời gian xuất hiện cây điều và cây cao
su.
Phân loại hộ:
Chia các hộ gia đình có chuyển đổi từ điều sang cao su thành các nhóm.
Phỏng vấn nông hộ:
Sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn các hộ tại địa phương về các nội dung:
Nguyên nhân lựa chọn phương pháp, thời gian chuyển đổi.
Thu thập những thông tin liên quan đến trồng chăm sóc của người dân.
Các yếu tố chính sách, kỹ thuật học hỏi từ tập huấn.
Những thuận lợi khó khăn của việc lựa chọn phương pháp này.
Phân tích SWOT.
Chọn mẫu điều tra: Đối tượng điều tra là những hộ tiến hành chuyển đổi cây
điều sang cây cao su từ năm 2003 – 2013. Sau khi đã xác định được số hộ cần phỏng
vấn, tiến hành chọn ngẫu nhiên nhằm có sự phân bố theo từng đối tượng ( giàu, khá,
trung bình, nghèo) và phân bổ theo từng địa bàn gần hoặc xa trung tâm để thông tin thu
thập sát với thực tế. Mẫu điều tra là 33 hộ chiếm 30,27% số hộ trong thôn.

3.3.2.Nội nghiệp
Phân tích số liệu điều tra được:
12


Thu thập các mốc thời gian cho biết thời gian chuyển từ điều sang cao su.
Xác định nguyên nhân của quá trình chuyển đổi.
Có bao nhiêu phương pháp chuyển đổi và tiến hành mô tả lại các phương pháp.
Tiến hành phân tích sự ảnh ảnh hưởng của nhóm hộ đến các phương pháp
chuyển đổi.
Phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài nông hộ có ảnh hưởng đến các
phương thức chuyển đổi.
Yếu tố bên trong:
Các mối quan hệ trong cộng đồng.
Sở hữu đất và tập quán canh tác của người dân.
Vốn tích lũy của nông hộ.
Cơ cấu lao động theo tuổi, giới tính.
Kiến thức chuyên môn về kỹ thuật canh tác.
Yếu tố bên ngoài:
Các yếu tố thuộc về thị trường.
Các yếu tố điều kiện đất đai, thời tiết, sâu bệnh .
Các dịch vụ khuyến nông và chương trình hỗ trợ.
Phân tích SWOT đối với các phương thức chuyển đổi.
Đề xuất các phương thức chuyển đổi phù hợp cho địa bàn

13


×