Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TRẠNG THÁI IIIA1 THUỘC KIỂU RỪNG KÍN THƯỜNG XANH NỬA RỤNG LÁ TẠI KHU BTTN BÌNH CHÂU PHƯỚC BỬU, TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


HOÀNG MẠNH DŨNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TRẠNG THÁI IIIA1
THUỘC KIỂU RỪNG KÍN THƯỜNG XANH NỬA RỤNG LÁ
TẠI KHU BTTN BÌNH CHÂU PHƯỚC BỬU, TỈNH BÀ RỊA
VŨNG TÀU LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


HOÀNG MẠNH DŨNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TRẠNG THÁI IIIA1
THUỘC KIỂU RỪNG KÍN THƯỜNG XANH NỬA RỤNG LÁ
TẠI KHU BTTN BÌNH CHÂU PHƯỚC BỬU, TỈNH BÀ RỊA
VŨNG TÀU LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG


Ngành: Lâm nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN MINH CẢNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin tỏ lòng tri ân sâu sắc đến thầy ThS

. Nguyễn Minh

Cảnh, người thầy đã hướng dẫn trực tiếp , chỉ bảo tận tình và tạo điều kiện
thuận lợi để tôi có thể hoàn thành được bài khóa luận .
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô

Khoa Lâm nghiệp ,

quý Thầy Cô của Bộ môn Quản lý tài nguyên rừ ng đã giảng dạy và giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian theo học và thực hiện khóa luận tốt nghiệp .
Xin chân thành cảm ơn Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bình
Châu – Phước Bửu đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thu thập số
liệu ngoại nghiệp.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình , bạn bè những người đã luôn quan
tâm ủng hộ khích lệ tôi trong suốt quá trình học , nghiên cứu và hoàn thành
đề tài này.
Vì thời gian thực hiện khóa luận có hạn , quy mô nghiên cứu còn có

nhiều hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót . Kính mong sự đóng góp
chân thành của quý Thầy Cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn .
Xin chân thành cảm ơn !

Tp HCM, tháng 7 năm 2013
Sinh viên

Hoàng Mạnh Dũng

i


TÓM TẮT
Hoàng Mạnh Dũng, sinh viên lớp DH09QR – Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại
học Nông Lâm Tp.HCM.
Đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng trạng thái IIIA

1

thuộc kiểu

rừng kín thường xanh nửa rụng lá tại Khu BTTN Bình Châu – Phước Bửu, tỉnh
Bà Rịa Vũng Tàu làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ rừng”.
Mục tiêu của đề tài là làm rõ một số đặc điểm về thành phần loài

, kết cấ u

(đường kính, chiều cao, trữ lượng) và tình hình tái sinh của trạng thái rừng IIIA 1.
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Minh Cảnh.
Để thực hiện các nội dung đề tài đã sử dụng phương pháp điều tra quan sát

trên các ô mẫu tạm thời, mô tả phân tích những hiện tượng ở rừng tự nhiên . Từ đó
tổng hợp và rút ra các đặc trưng cơ bản về lâm học của trạng thái rừng IIIA 1. Đề tài
đã lập 3 ô tiêu chuẩn với diện tích mỗi ô 2000 m2 (40 m x 50 m) để thu thập số liệu.
Các số liệu thu thập được xử lý trên máy tính bằng các phần mềm thống kê

như:

Excel 2010, Statgraphics Centurion 15.1.
Kết quả thu được như sau:
1. Cấu trúc tổ thành loài
Số lượng loài thực vật có mặt tại khu vực nghiên cứu là 48 loài, trong đó có
4 loài tham gia vào công thức tổ thành: Trâm, Sến, Mát hai cánh , Cám. Tổng mức
độ quan trọng của 4 loài trên là 46,77%.
2. Mật độ bình quân cây đứng:
Mật độ bình quân toàn lâm ph ần là 477 cây/ha, ưu hợp của nhiều loài cây
khác nhau tạo nên sự đa dạng về loài trong lâm phần.
3. Phân bố % số cây theo cấp đường kính
Phân bố % số cây theo cấp đường kính có dạng phân bố giảm, lệch trái.
Phương trình cụ thể:

N% = exp(4,12368 – 0,0830686.D1,3)

ii


Đường kính bình quân của lâm phần là 19,5 cm, hệ số biến động Cv% =
57,7%.
4. Phân bố % số cây theo cấp chiều cao
Phân bố % số cây theo cấp chiều cao của rừng trạng thái rừng IIIA1 tại khu
vực nghiên cứu có dạng hàm bậc 4. Phương trình cụ thể:

Ln(N%) = –29,95 + 15,74.Hvn – 2,6444.Hvn2 + 0,19.Hvn3 – 0,0048.Hvn4
Chiều cao bình quân của lâm phần là 7,4 m, hệ số biến động Cv% = 25,3%
5. Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính
Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính có dạng gần như một đỉnh. Trữ lượng
bình quân của trạng thái rừng IIIA1 tại khu vực nghiên cứu là 77,1 m3/ha.
6. Độ tàn che
Độ tàn che của rừng trạng thái rừng IIIA1 tại khu vực nghiên cứu là 31,26%.
7. Tương quan giữa chiều cao và đường kính
Tương quan giữa chiều cao và đường kính được mô phỏng theo dạng hàm
căn bậc hai.
Phương trình cụ thể: Hvn = 2,2911 + 1,19617.sqrt(D1,3)
8. Tình hình tái sinh dưới tán rừng
Đã thống kê được số lượng loài cây tái sinh tự nhiên dưới tán rừng tại khu
vực nghiên cứu là 13 loài, trong đó cây Trường tham gia vào công th ức tổ thành với
tỷ lệ cao nhất là: 17,9%, tiếp theo là Dó bầu chi ếm tỷ lệ 17,1%, Bình linh chiếm
7,6%, Thành ngạnh 10,3%, Cóc chiếm 10,0%, Trâm 10,0%, Sến 8,4%, còn lại 7 loài
khác chiếm 26,3%. Mật độ cây tái sinh là 12300 cây/ha. Tỷ lệ cây khỏe chiếm
90,24% và tỷ lệ cây yếu chiếm 9,76%. Số lượng cây tái sinh tập trung chủ yếu ở cấp
chiều cao H: <1 m, đạt 6600 cây/ha (chiếm 53,66%) chủ yếu là các loài Dó bầu ,
Trâm, Trường, Thành ngạnh.

iii


SUMMARY
Hoang Manh Dung, student of DH09QR grade – Faculty of Forestry, Ho Chi Minh
city University of Agriculture Forestry.
Subject: “Study on silviculture characteristics IIIA1 forest types directly under
Broad – leafed evergreen babusaceae forest at Binh Chau – Phuoc Buu Nature
Reserve, Ba Ria Vung Tau provice as a basis for proposing forest rehabilitation

measures”.
Objectives of the study are to clarify characteristics in terms of species composition,
structure (diameter, height, volume) and natural regeneration of IIIA1 forest types.
Scientific Advisor: MSc. Nguyen Minh Canh
To address the issues, the subject applies observational surveying in temporary
sample plots, decribes and analyses events occur in natural forest.
Consequently consolidating and withdraw basic silvicultural features of IIIA1 forest.
Subject establishes 3 temporary sample plots with a dimension of 2000 m2 each (40
m x 50 m) to collect data.
Data collected are processed in computer with statistical software such as: Excel
2010, Statgraphics Centurion 15.1.
The result conclusion were:
1. Structure of botanic species
The number of species botanic were existed in researched area is 48 species. Of
which, there are 4 species join in species composition structure: Syzygium chanlos,
Shorea roxpurghii, Milletia diptera, Parinaria annamensi. The sum of important
value of 8 species is 46,77%.

2. Average standing trees density
Average standing trees density in the stand is 477 trees/ha, coordinating from
numerous various species bring about species diversity in the stand.
3. Distribution of stem numbers % by diameter classes

iv


Distribution of stem numbers % by diameter classes was a decreasing equation,
left - skew.
Specific equation:


N% = exp(4,12368 – 0,0830686.D1,3)

Average diameter of foresty area is 19,5 cm, coefficient of variation Cv% = 57,7%
4. Distribution of stem numbers % by height classes
Distribution of stem numbers % by height classes of characteristics IIIA1 forest
types at researching area is equation of the fourth degree. Specific equation:
ln(N%) = –29,95 + 15,74.Hvn – 2,6444.Hvn2 + 0,19.Hvn3 – 0,0048.Hvn4
Average height in the stand is 7,4 m, coefficient of variation Cv% = 25,3%
5. Distribution of volume by diameter classes
Distribution of volume by diameter classes is near uni - modal shape. Average
volume of characteristics IIIA1 natural forest types at researching area is 77,1 m3/ha.
6. Crown coverage
Crown coverage of characteristics IIIA1 forest types at researching area is 31,26%.
7. Correlative equation between the tree height and the diameter
Correlative equation between the tree height and the diameter was described by
square root modal.
Specific equation:

Hvn = 2,2911 + 1,19617.sqrt(D1,3)

8. Under- canopy regeneration
Statistics show that at researching area the number of under – canopy
regeneration species is 13. Of which, the highest rate species Xerospermum
noronhianum join in species composition structure 17,9%, the next is Aquilaria

Crassna 17,1%, Vitex pinnata 7,6%, Cratoxy Maingayi1 10,3%, Spondias pinnata
10,0%, Syzygium chanlos 10,0%, Shorea roxpurghii 8,4%, the rest of 7 species
26,3%. Regeneration trees density is 12300 trees/ha. The rate of good trees is
90,24%, bad trees is 9,76%. The number of regeneration trees mostly concentrated
in height classes H < 1 m; about 6600 trees/ha (occupy 53,66%), main of species

Aquilaria Crassna, Syzygium chanlos, Xerospermum noronhianum, Cratoxy Maingayi.

v


MỤC LỤC
Trang
* Lời cảm ơn ............................................................................................................ i
* Tóm tắt ................................................................................................................. ii
* Summary ............................................................................................................. iv
* Mục lục ............................................................................................................... vi
* Danh sách các chữ viết tắt ................................................................................. viii
* Danh sách các bảng .............................................................................................. x
* Danh sách các hình .............................................................................................. xi
Chương 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1. Lý do nghiên cứu .......................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.3. Giới hạn phạm vị nghiên cứu ........................................................................ 3
Chương 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 4
2.1. Trên thế giới ................................................................................................. 4
2.1.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng ....................................................... 4
2.1.2. Những nghiên cứu về tái sinh rừng ........................................................ 8
2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................... 11
2.2.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng ..................................................... 11
2.2.2. Những nghiên cứu về tái sinh rừng ...................................................... 13
2.3. Thảo luận chung ......................................................................................... 17
2.3.1. Về nghiên cứu cấu trúc rừng................................................................ 17
2.3.2. Về nghiên cứu tái sinh rừng ................................................................. 17
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 19

3.1. Lịch sử thành lập, vị trí địa lý và chức năng................................................ 19
3.1.1. Lịch sử thành lập ................................................................................. 19

vi


3.1.2. Vị trí địa lý .......................................................................................... 19
3.1.3. Chức năng ........................................................................................... 20
3.2. Đặc điểm tự nhiên ...................................................................................... 20
3.2.1. Địa hình – địa mạo .............................................................................. 20
3.2.2. Địa chất thổ nhưỡng ............................................................................ 21
3.2.3. Khí hậu thuỷ văn ................................................................................. 21
3.3. Đặc điểm kinh tế xã hội .............................................................................. 22
3.4. Tài nguyên đa dạng sinh học ...................................................................... 23
3.4.1. Sự đa dạng về thành phần thực vật rừng .............................................. 23
3.4.2. Sự đa dạng về thành phần động vật rừng ............................................. 23
3.5. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 24
3.6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 24
3.6.1. Phương pháp luận ................................................................................ 24
3.6.2. Phương pháp điều tra và thu thập số liệu ............................................. 25
3.6.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................... 28
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 33
4.1. Đặc điểm cấu trúc lâm phần ....................................................................... 33
4.1.1. Kết cấu tổ thành loài thực vật .............................................................. 33
4.1.2. Phân bố % số cây theo cấp đường kính (N%/D1,3) ............................... 35
4.1.3. Phân bố % số cây theo cấp chiều cao (N%/Hvn) ................................... 40
4.1.4. Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3) ................................. 45
4.1.5. Độ tàn che của rừng............................................................................. 47
4.2. Tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3) ................................. 47
4.3. Tình hình tái sinh dưới tán rừng.................................................................. 51

4.3.1. Tổ thành loài cây tái sinh..................................................................... 51
4.3.2. Chất lượng cây tái sinh ........................................................................ 52
4.3.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao ............................................... 52
4.4. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu và đánh giá ............................................ 54
Chương 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ............................................. 56

vii


5.1. Kết luận ...................................................................................................... 56
5.2. Tồn tại ........................................................................................................ 57
5.3. Kiến nghị.................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 59
MỘT SỐ HÌNH ẢNH............................................................................................ 62

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
a, b, c

Các tham số của phương trình

Cv%

Hệ số biến động %

D1,3

Đường kính thân cây ngang ngực (tầm 1,3 m), cm


D1,3_lt

Đường kính 1,3 m tính theo lý thuyết, cm

D1,3_tn

Đường kính 1,3 m theo thực nghiệm, cm

Ku

Hệ số biểu thị độ nhọn của phân bố

H

Chiều cao của cây, m

Hvn

Chiều cao vút ngọn, m

H_lt

Chiều cao tính theo lý thuyết, m

H_tn

Chiều cao theo thực nghiệm, m

Ln


Logarit tự nhiên (cơ số e)

P_value

Mức ý nghĩa (xác suất)

Pa, Pb, Pc, Pd, Pe

Mức ý nghĩa của tham số a, b, c, d, e

r

Hệ số tương quan

R

Biên độ giao động

R2

Hệ số xác định mức độ tương quan

S

Độ lệch tiêu chuẩn

Sk

Hệ số biểu thị độ lệch của phân bố


Sy/x

Sai số của phương trình hồi quy

4.1.

Số hiệu của hình hay của bảng theo chương

(4.1)

Số hiệu của hàm dữ liệu

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Tổ thành loài thực vật trạng thái rừng IIIA1 tại khu vực nghiên cứu ....... 34
Bảng 4.2. Phân bố % số cây theo cấp đường kính (N%/D1,3) và các đặc trưng mẫu
của trạng thái rừng IIIA 1 ........................................................................................ 37
Bảng 4.3. Bảng so sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm (N%/D1,3) ... 38
Bảng 4.4. Phân bố % số cây theo cấp chiều cao (N%/Hvn) của trạng thái rừng IIIA 1
và các đặc trưng mẫu ............................................................................................. 41
Bảng 4.5. Bảng so sánh các chỉ số thống kê từ các hàm thử nghiệm (N%/Hvn) ...... 42
Bảng 4.6. Bảng phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3) .......................... 45
Bảng 4.7. Bảng so sánh các chỉ số thống kê từ các hàm thử nghiệm (Hvn/D1,3) ...... 48
Bảng 4.8. Tổ thành loài cây tái sinh dưới tán rừng tại khu vực nghiên cứu ............ 51
Bảng 4.9. Chất lượng cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu ...................................... 52
Bảng 4.10. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao tại khu vực nghiên cứu ........... 53


x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tổ thành loài thực vật trạng thái rừng IIIA1 tại khu
vực nghiên cứu ...................................................................................................... 34
Hình 4.2. Đồ thị biểu diễn phân bố N%/D1,3 từ các hàm thử nghiệm ...................... 38
Hình 4.3. Đồ thị biểu diễn phân bố N %/D1,3 của trạng thái rừng IIIA

1

tại khu vực

nghiên cứu ............................................................................................................. 39
Hình 4.4. Đồ thị biểu diễn phân bố N%/Hvn từ các hàm thử nghiệm ...................... 42
Hình 4.5. Đồ thị biểu diễn phân bố N %/Hvn của trạng thái rừng IIIA

1

tại khu vực

nghiên cứu ............................................................................................................. 44
Hình 4.6. Biểu đồ biểu diễn sự phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3) của
trạng thái rừng IIIA1 tại khu vực nghiên cứu .......................................................... 46
Hình 4.7. Biểu đồ biễu diễn quy luật tương quan

(Hvn/D1,3) từ các hàm thử


nghiệm .................................................................................................................. 49
Hình 4.8. Biểu đồ biễu diễn quy luật tương quan giữa H

vn

và D 1,3 của trạng thái

rừng IIIA 1 tại khu vực nghiên cứu ......................................................................... 50
Hình 4.9. Biểu đồ biểu diễn phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao trạng thái
rừng IIIA 1 tại khu vực nghiên cứu ......................................................................... 53

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do nghiên cứu
Rừng là một tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với môi tr ường và
cuộc sống của con người , nó góp phần t ạo nên sinh quyển, chứa đựng tài nguyên
động thực vật phong phú và là yếu tố địa lý không thể thiếu trong tự nhiên. Ngoài
vai trò, chức năng bảo vệ môi trường, cải thiện khí hậu, rừng còn giữ một vai trò rất
lớn trong nền kinh tế quốc dân như cung cấp gỗ, nhiên liệu, nguồn động vật rừng và
các lâm sản ngoài gỗ . Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người càng muốn có
cuộc sống gần gũi hòa nhập với thiên nhiên . Vì vậy vai trò của rừ ng không mất đi
mà còn đư ợc mở rộng , chú ý hơn các ch ức năng bảo tồn đa dạng sinh học, du lịch
sinh thái, phòng hộ, văn hóa bản địa …
Do sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp và sự gia tăng dân
số dẫn đến các nhu cầu sản phẩm từ rừng tăng lên. Đồng thời do vấn đề d u canh du
cư, phá rừng làm nương rẫy , tác động tùy tiện vào rừng mà không có các bi ện pháp
kỹ thuật hợp lý để khôi ph ục lại tài nguyên rừng đã bị khai thác. Ở nước ta, rừng

còn bị mất do chiến tranh tàn phá , nạn chá y rừng , các dự án đầu tư chuyển đổi
không hợp lý dẫn đến thực trạng rừng ngày càng bị suy thoái , sức sản xuất của rừng
tự nhiên giảm và diện tích rừng bị thu hẹp.
Trong những năm gần đây, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng đã đạt
được những thành tựu quan trọng: nhận thức về vai trò của rừng trong xã hội được
nâng cao, quan điểm đổi mới xã hội hóa về bảo vệ rừng được triển khai thực hiện
bước đầu có hiệu quả, hệ thống pháp luật về quản lý quy hoạch, quản lý bảo vệ rừng
và quản lý lâm sản ngày càng hoàn thiện phù hợp với thực tiễn, với chủ trương đổi
mới hiện nay; chế độ chính sách lâm nghiệp, giao khoán bảo vệ rừng và đất lâm

1


nghiệp, bảo tồn thiên nhiên đã và đang được áp dụng phổ biến rộng rãi ở các tỉnh,
địa phương có rừng tự nhiên. Chính quyền các cấp đã quan tâm hơn trong đầu tư
nghiên cứu cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng thông qua các chương
trình, dự án bảo vệ phát triển rừng và an sinh xã hội đã góp phần tích cực cho công
tác quản lý bảo vệ phát triển rừng. Mặc dù vậy, tình hình vi phạm các quy định của
Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản nhất là khai thác lâm sản trái
phép, lấn chiếm đất lâm nghiệp vẫn diễn ra ở nhiều địa phương đặc biệt là các tỉnh
vùng Tây nguyên và vùng Đông Nam Bộ mà nguyên nhân chủ yếu là do đời sống
người dân sông ven rừng vẫn còn nhiều khó khăn, phá rừng làm nương rẫy, do công
tác quản lý sử dụng rừng và quy hoạch còn lỏng lẻo, chưa đánh giá đúng vai trò,
hiện trạng cũng như trữ lượng của các khu rừng tự nhiên và do lạm dụng chính sách
chuyển đổi rừng nghèo kiệt để trồng các cây công nghiệp như cà phê, cao su, tiêu,
điều mà rất nhiều diện tích đất rừng bị mất đi.
Để cung cấp đủ cho nhu cầu sử d ụng, quản lý và phát triển bền vững đối với
nguồn tài nguyên rừng đang bị suy thoái như thực trạng đã nêu, vấn đề đặt ra cho
các nhà lâm nghiệp và các ngành có liên quan là ngăn chặn sự suy giảm diện tích
rừng tự nhiên hiện có; khôi phục những diện tích rừng tự nhiên đã mất; đồng thời

phải đáp ứng đầy đủ nhu c ầu về gỗ ngày càng cao của xã hội. Tuy nhiên, đối tượng
rừng tự nhiên lại rất đa dạng và phong phú về tổ thành loài cây, cấu trúc tầng tán tùy
thuộc vào từng vùng địa lý, khí hậu khác nhau mà hình thành nên các kiểu rừng
khác nhau. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các đặc điểm và các quy luật cấu trúc
rừng là cơ sở khoa học quan trọng để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động phù
hợp theo hướng “tiếp cận tự nhiên”, là cơ sở tạo nên sự thành công của công tác
khoanh nuôi phục hồi rừng nhằm quản lý và bảo vệ phát triển nguồn tài nguyên
rừng theo hướng bền vững.
Xuất phát từ thực tiễn trên, trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp
cuối khóa, việc tìm hiểu và đánh giá đặc điểm cấu trúc rừng là công việc quan trọng
nhằm tìm ra cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển
của rừng. Được sự đồng ý và phân công của Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng, dưới

2


sự hướng dẫn của thầy: ThS. Nguyễn Minh Cảnh, đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm cấu
trúc rừng trạng thái IIIA 1 thuộc kiểu rừng kín thường xanh nửa rụng lá tại Khu Bảo
tồn Thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu làm cơ sở đề xuất các
biện pháp quản lý và bảo vệ rừng” được thực hiện.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu và đánh giá một số đặc điểm cơ bản về cấu trúc rừng trạng thái
IIIA1 tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu để làm cơ sở đề xuất các
biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp với tình hình sinh trưởng và phát triển của
rừng nhằm quản lý, bảo vệ và phục hồi rừng theo hướng tích cực.
1.3. Giới hạn phạm vị nghiên cứu
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu

– Phước Bửu nằm trên địa bàn huyện


Xuyên Mộc thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu , có diện tích 10.509,2 ha. Do điều kiện và
thời gian có hạn nên phạm vi của đề tài chỉ thực hiện trên một số diện tích của trạng
thái IIIA 1 thuộc kiểu rừng kín thường xanh nửa rụng lá , tại tiểu khu 49, nằm về phía
Tây Nam của Khu bảo tồn.
Dù đã có nhiều cố gắng trong v iệc điều tra , khảo sát, tham khảo, kế thừa tài
liệu liên quan để thực hiện đề tài , nhưng do có những hạn chế nhất định , đặc biệt là
sự phong phú và phức tạp về mặt lâm học của rừng nhiệt đới

cho nên đề tài chỉ là

kết quả bước đầu nhằm góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu và đánh giá trạng thái
rừng IIIA 1 làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ rừng ở Khu bảo tồn.

3


Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việc tìm hiểu nghiên cứu về cấu trúc rừng đã mở ra những bước đột phá cho
việc kinh doanh rừng một cách hợp lý , hiệu quả, đạt được yêu cầu về kinh tế môi
trường. Ở Việt Nam cũng như các nước có nền lâm nghiệp phát triển trên thế giới đã
có nhiều công trì nh nghiên cứu về cấu trúc rừng. Phương pháp nghiên cứu tiếp cận
ngày càng được đổi mới , tính hiệu quả cao . Các phương pháp định tính đã chuyển
dần sang định lượng , các quy luật phân bố , tương quan đã được khái quát dưới các
dạng phương trình toán học.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ , các phần mềm ứng dụng ra
đời, các phương trình toán học được xây d ựng một cách nhanh chóng , đầy đủ, phản
ánh khách quan chính xác hơn. Tuy nhiên hệ sinh thái rừng vẫn còn nhiều điều bí ẩn
đối với những nhà lâm nghiệp, cũng như các nhà nghiên cứu khoa học. Một số công
trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài:

2.1. Trên thế giới
Nhiều nhà khoa học trên thế giới tiến hành nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, tái
sinh rừng tự nhiên nhằm xây dựng cơ sở khoa học, lý luận phục vụ cho công tác
quản lý và kinh doanh rừng.
2.1.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng là sự sắp xếp tổ chức của các thành phần sinh vật trong hệ sinh
thái rừng mà qua đó các loài có đặc điểm sinh thái khác nhau có thể cùng sinh sống
trong một khoảng không gian nhất định, trong một giai đoạn phát triển của rừng.
Cấu trúc rừng vừa là kết quả vừa là sự thể hiện các mối quan hệ đấu tranh sinh tồn
và thích ứng lẫn nhau giữa các thành phần trong hệ sinh thái với nhau và với môi
trường. Cấu trúc rừng bao gồm cấu trúc sinh thái, cấu trúc hình thái và cấu trúc tuổi.

4


2.1.1.1. Cơ sở sinh thái về cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng có tính quy luật và theo trật tự của quần xã. Các quy luật về cấu
trúc rừng là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh thái học, sinh thái rừng và để xây
dựng những mô hình lâm sinh cho hiệu quả sản xuất cao. Trong nghiên cứu cấu trúc
rừng người ta chia ra làm 3 dạng cấu trúc là: cấu trúc sinh thái, cấu trúc không gian
và cấu trúc thời gian. Cấu trúc của thảm thực vật rừng là k ết quả của quá trình đấu
tranh sinh tồn giữa thực vật với thực vật, giữa thực vật với hoàn cảnh sống. Trên quan
điểm sinh thái thì cấu trúc rừng phản ánh nội dung bên trong của hệ sinh thái rừng.
Các nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mưa nhiệt đới đã được P. W.
Richards (1952), G. N. Baur (1964), E. P. Odum (1971) … tiến hành nghiên cứu .
Những nghiên cứu này đã nêu lên các quan đi ểm, khái niệm, mô tả định tính về tổ
thành, dạng sống và tầng phiến của rừng.
G. N. Baur (1964) đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái nói chung và
về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng nói riêng, trong đó đi sâu nghiên cứu
cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Từ đó

tác giả đưa ra các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh cải thiện rừng.
Công trình nghiên cứu của R. Catinot (1965), J. Plaudy (1987) đã biểu diễn
cấu trúc hình thái rừng bằng các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các cấu trúc sinh thái
thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến (dẫn theo
Lương Thị Thanh Huyền, 2009).
2.1.1.2. Mô tả về hình thái cấu trúc rừng
Hiện tượng thành tầng là sự sắp xếp không gian phân bố của các thành phần
sinh vật rừng trên cả mặt bằng và theo chiều thẳng đứng. Phương pháp vẽ biểu đồ
mặt cắt đứng của rừng do P.W. Richards (1952) đề xướng và sử dụng lần đầu tiên ở
Guam đến nay vẫn là phương pháp có hiệu quả để nghiên cứu cấu trúc tầng thứ của
rừng. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là chỉ minh họa được cách sắp
xếp theo chiều thẳng đứng của các loài cây gỗ trong diện tích có hạn. Cusen (1953)
đã khắc phục bằng cách vẽ một số giải kề bên nhau và đưa lại một hình tượng về
không gian ba chiều (dẫn theo Lương Thị Thanh Huyền, 2009).

5


P. W. Richards (1959, 1968, 1970) đã phân biệt tổ thành rừng mưa nhiệt đới
làm hai loại là rừng mưa hỗn hợp và rừng mưa đơn ưu có tổ thành loài cây đơn giản.
Cũng theo tác giả thì rừng mưa thường có 3 tầng, trừ tầng cây bụi và tầng cây cỏ.
Trong rừng mưa nhiệt đới, ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loài thân thảo còn có
nhiều loại dây leo cùng nhiều loài thực vật phụ sinh trên thân hoặc cành cây.
Hiện nay, nhiều hệ thống phân loại thảm thực vật rừng đã dựa vào các đặc
trưng như cấu trúc và dạng sống, độ ưu thế, kết cấu hệ thực vật hoặc năng suất thảm
thực vật. Ngay từ đầu thế kỷ 19, Humboldt và Grinsebach đã sử dụng dạng sinh
trưởng của các loài cây ưu thế và kiểu môi trường sống của chúng để biểu thị cho
các nhóm thực vật (dẫn theo Bùi Thế Đồi, 2001).
Raunkiaer (1934) đã phân chia các loài cây hình thành thảm thực vật thành
các dạng sống và các phổ sinh học (phổ sinh học là tỷ lệ phần trăm các loài cây

trong quần xã có các dạng sống khác nhau). Tuy nhiên, nhiều nhà sinh thái học cho
rằng phân loại hình thái, các phổ dạng sống của Raunkiaer kém ý nghĩa hơn các
dạng sinh trưởng của Humboldt và Grinsebach. Trong các loại rừng dựa theo cấu
trúc và dạng sống của thảm thực vật, phương pháp dựa vào hình thái bên ngoài của
thảm thực vật được sử dụng nhiều nhất (dẫn theo Bùi Thế Đồi, 2001).
Kraft (1884) lần đầu tiên đưa ra hệ thống phân cấp cây rừng, ông phân chia
cây rừng thành 5 cấp dựa vào khả năng sinh trưởng, kích thước và chất lượng cây
rừng. Phân cấp của Kraft phản ánh được tình hình phân hoá cây rừng, tiêu chuẩn
phân cấp rõ ràng, đơn giản và dễ áp dụng nhưng chỉ phù hợp với rừng thuần loài
đều tuổi (dẫn theo Nguyễn Văn Thêm , 1992). Việc phân cấp cây rừng cho rừng tự
nhiên hỗn loài nhiệt đới là một vấn đề phức tạp, cho đến nay vẫn chưa có tác giả
nào đưa ra phương pháp phân cấp cây rừng cho rừng nhiệt đới tự nhiên được chấp
nhận rộng rãi.
Như vậy, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về tầng thứ thường đưa ra những
nhận xét mang tính định tính, việc phân chia tầng thứ theo chiều cao mang tính cơ
giới nên chưa phản ánh được sự phân tầng của rừng tự nhiên nhiệt đới.

6


2.1.1.3. Nghiên cứu về định lượng cấu trúc rừng
Việc nghiên cứu cấu trúc rừng đã được hình thành từ rất lâu và đang đư

ợc

chuyển dần từ mô tả định tính sang định lượng với sự hỗ trợ của các phần mềm toán
học, trong đó việc mô hình hóa quy luật cấu trúc rừng được xác lập từ các nhân tố
cấu trúc đã được nhiều tác giả nghiên cứu.
Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính ngang ngực


(N/D1,3) là một

trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của cấu trúc rừng đã được nghiên cứu khá đầy
đủ từ đầu thế kỷ 20 bằng phương pháp biểu đồ hoặc phương pháp giải tích … Quy
luật phân bố N /D1,3 được mô phỏng bằng nhiều các khác nhau

như: phân bố thực

nghiệm N /D1,3, phân bố lý thuyết… Các tác giả đã dùng phương pháp giải tích để
mô tả quy luật này . Kết quả là họ đã xác lập được các phươn g trình toán học dưới
nhiều dạng phân bố xác suất khác nhau (theo Huỳnh Văn Hoàng, 2007).
Nhà khoa học đầu tiên đề cập đến là Meyer

(1934). Ông đã biểu diễn phân

bố số cây theo đường kính bằng phương trình toán học có dạng đường cong liên tục
giảm, về sau phương trình lấy tên ông (phương trình Meyer ). Ngoài ra còn có khá
nhiều tác giả khác đề xuất một số hàm toán học như: Loetsch (1973) dùng hàm Beta
để nắn phân bố thực nghiệm , J.L.F Betista và H.T.Z Docouto (1992) nghiên cứu
rừng nhiệt đới ở Marsanboo – Brazin dùng hàm toán Weibull để mô tả phân bố
N/D1,3. Một số tác giả khác đưa ra các hàm Hyperbol

, Poisson, Charlier, Logarit

chuẩn, Pearson … (dẫn theo Nguyễn Thị Thoa, 2003).
Phương pháp phân tích lâm sinh đã được H . Lamprecht (1969) mô tả chi tiết.
Các tác giả nghiên cứu rừng tự nhiên vùng nhiệt đới sau đó đã vận dụng phương
pháp này và mở rộng thêm những chỉ tiêu định lượng mới cho phân tích

cấu trúc


rừng tự nhiên như Kammesheidt (1994), Nguyễn Văn Sinh (2000) ( dẫn theo Bùi
Thế Đồi, 2001).
Tóm lại, trên thế giới các công trình nghiên cứu về đặc điểm

cấu trúc rừng

nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng rất phong ph ú đa dạng , có nhiều công trình
nghiên cứu đã đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh , quản lý và phục hồi rừng. Nó
đem lại nhiều thông tin cơ bản nhằm so sánh và phân biệt các quần xã thực vật rừng

7


với nhau. Mỗi tác giả đều đưa ra những tiêu chuẩn riêng để xây dựng một cấu trúc
rừng thích hợp và những nghiên cứu này đã cung cấp thêm những chỉ dẫn hữu ích
về sinh thái cảnh và sinh vật cảnh của quần xã thực vật.
2.1.2. Những nghiên cứu về tái sinh rừng
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học đặc trưng c ủa hệ sinh thái rừng, biểu
hiện của nó là sự xuất hiện của thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi
còn hoàn cảnh rừng như: Dưới tán rừng, chỗ tr ống trong rừng, đất rừng sau khai
thác, đất rừng sau nương rẫy. Vai trò của lớp cây tái sinh là thay thế thế hệ cây già
cỗi. Vì vậy, tái sinh rừng được hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi thành phần
cơ bản của rừng chủ yếu là tầng cây gỗ, phản ánh cấu trúc tương lai của rừng.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng được xác
định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân
bố. Sự tương đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây con và tầng cây gỗ đã được
nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu (Mibbre–ad, 1930; Richards, 1952; Baur
G.N, 1964; Rollet, 1969). Do tính phức tạp về tổ thành loài cây, trong đó chỉ có một
số loài cây có giá trị nên trong thực tiễn người ta chỉ khảo sát những loài cây có ý

nghĩa nhất định.
Quá trình tái sinh tự nhiên ở rừng tự nhiên vô cùng phức tạp và còn ít được
quan tâm nghiên cứu. Phần lớn tài liệu nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của rừng
mưa chỉ tập trung vào một số loài cây có giá trị kinh tế dưới điều kiện rừng ít nhiều
đã bị biến đổi. J.Van Steenis (1956) đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến
của rừng mưa nhiệt đới là tái sinh phân tán liên tục của các loài cây chịu bóng và tái
sinh vệt của các loài cây ưa sáng (dẫn theo Nguyễn Thị Thoa, 2003).
Vấn đề tái sinh rừng nhiệt đới được thảo luận nhiều nhất là hiệu quả của các
cách xử lý lâm sinh liên quan đến việc tái sinh các loài cây mục đích ở các kiểu
rừng. Từ đó các nhà lâm sinh học đã xây dựng thành công nhiều phương thức chặt
tái sinh.
Công trình của Walton, A. B. Bernard, R. C – Wyatt Smith (1950) với
phương thức rừng đồng tuổi ở Mã Lai; Taylor (1954), Jones (1960) với phương thức

8


chặt dần tái sinh dưới tán rừng ở Nijêria và Gana. Nội dung hiệu quả của từng
phương thức đối với tái sinh đã được G. N. Baur (1976) tổng kết trong tác phẩm: Cơ
sở sinh thái học trong kinh doanh rừng (dẫn theo Lương Thị Thanh Huyền, 2009).
Về phương pháp điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử dụng cách lấy
mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowdermilk (1927) với diện tích ô đo đếm thông
thường từ 1 đến 4 m2. Diện tích ô đo đếm nhỏ nên thuận lợi trong điều tra, nhưng số
lượng ô phải đủ lớn mới phản ánh trung thực tình hình tái sinh rừng. Để giảm sai số
trong khi thống kê tái sinh tự nhiên, Barnard (1950) đã đề nghị một phương pháp “điều
tra chẩn đoán” mà theo đó kích thước ô đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát
triển của cây tái sinh ở các trạng thái rừng khác nhau (dẫn theo Bùi Thế Đồi, 2001).
Các công trình nghiên cứu về phân bố tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới đáng
chú ý là công trình nghiên cứu của P.W. Richards (1952), Bernard Rollet (1974) tổng
kết các kết quả nghiên cứu về phân bố số cây tái sinh tự nhiên đã nhận xét: trong các

ô có kích thước nhỏ (1 m x 1 m; 1 m x 1,5 m) cây tái sinh tự nhiên có dạng phân bố
cụm, một số ít có phân bố Poisson (dẫn theo Nguyễn Duy Chuyên, 1995).
Tác giả H. Lamprecht (1969) căn cứ vào nhu cầu ánh sáng của các loài cây
trong suốt quá trình sinh sống để phân chia cây rừng nhiệt đới thành các nhóm cây ưa
sáng, nhóm cây bán chịu bóng và nhóm cây chịu bóng (dẫn theo Bùi Thế Đồi, 2001).
Đối với rừng nhiệt đới thì các nhân tố sinh thái như nhân tố ánh sáng (thông
qua độ tàn che của rừng), độ ẩm của đất, kết cấu quần thụ, cây bụi, thảm tươi là
những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tái sinh rừng, cho đến nay đã có
nhiều công trình nghiên cứu, đề cập đến vấn đề này. Tác giả G. N. Baur (1976) cho
rằng, sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến phát triển của cây con còn đối với sự nảy
mầm và phát triển của cây mầm ảnh hưởng này thường không rõ ràng và thảm cỏ,
cây bụi có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây tái sinh. Ở những quần thụ kín tán,
thảm cỏ và cây bụi kém phát triển nhưng chúng vẫn có ảnh hưởng đến cây tái sinh.
Nhìn chung ở rừng nhiệt đới, tổ thành và mật độ cây tái sinh thường khá lớn
nhưng số lượng loài cây có giá trị kinh tế thường không nhiều và được chú ý hơn,
còn các loài cây có giá trị kinh tế thấp thường ít được nghiên cứu, đặc biệt là đối với

9


tái sinh ở các trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy.
Trong nghiên cứu tái sinh rừng người ta nhận thấy rằng tầng cỏ và cây bụi
qua thu nhận ánh sáng, độ ẩm và các nguyên tố dinh dưỡng khoáng của tầng đất mặt
đã ảnh hưởng xấu đến cây con tái sinh của các loài cây gỗ. Những quần thụ kín tán,
đất khô và nghèo dinh dưỡng khoáng do đó thảm cỏ và cây bụi sinh trưởng kém nên
ảnh hưởng của nó đến các cây gỗ tái sinh không đáng kể. Ngược lại, những lâm
phần thưa, rừng đã qua khai thác thì thảm cỏ có điều kiện phát sinh mạnh mẽ. Trong
điều kiện này chúng là nhân tố gây trở ngại rất lớn cho tái sinh rừng (Xannikov,
1967; Vipper, 1973) (dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 1992).
Tái sinh tự nhiên của thảm thực vật sau nương rẫy được một số tác giả

nghiên cứu. Saldarriaga (1991) nghiên cứu tại rừng nhiệt đới ở Colombia và
Venezuela nhận xét: Sau khi bỏ hoá, số lượng loài thực vật tăng dần từ ban đầu đến
rừng thành thục. Thành phần của các loài cây trưởng thành phụ thuộc vào tỷ lệ các
loài nguyên thuỷ mà nó được sống sót từ thời gian đầu của quá trình tái sinh, thời
gian phục hồi khác nhau phụ thuộc vào mức độ, tần số canh tác của khu vực đó (dẫn
theo Phạm Hồng Ban, 2000).
Nghiên cứu khả năng tái sinh tự nhiên của thảm thực vật sau nương rẫy từ 1 20 năm ở vùng Tây Bắc Ấn Độ, Ramakrishnan (1981–1992) đã cho biết chỉ số đa
dạng loài rất thấp. Chỉ số loài ưu thế đạt đỉnh cao nhất ở pha đầu của quá trình diễn
thế và giảm dần theo thời gian bỏ hoá. Long Chun và cộng sự (1993) đã nghiên cứu
đa dạng thực vật ở hệ sinh thái nương rẫy tại Xishuangbanna tỉnh Vân Nam, Trung
Quốc nhận xét: tại Baka khi nương rẫy bỏ hoá được 3 năm thì có 17 họ, 21 chi, 21
loài thực vật, bỏ hoá 19 năm thì có 60 họ, 134 chi, 167 loài (dẫn theo Phạm Hồng
Ban, 2000).
Tóm lại, kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng trên
thế giới cho chúng ta biết các phương pháp nghiên cứu, quy luật tái sinh tự nhiên
ở một số nơi. Đồng thời vận dụng các hiểu biết về quy luật tái sinh để xây dựng
các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm quản lý tài nguyên rừng một cách
bền vững.

10


2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
2.2.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng
Đã có nhiều công trình khoa học của nhiều tác giả tập trung vào các đặc
điểm cấu trúc của các kiểu rừng tự nhiên, rừng trồng nhằm phục vụ cho việc kinh
doanh rừng lâu dài và ổn định, nhiều tác giả đã đi sâu vào mô phỏng các cấu trúc
rừng từ đơn giản đến phức tạp bằng các mô hình.
Trần Ngũ Phương (1970) đã đề cập tới một hệ thống phân loại, trong đó rất
chú ý tới việc nghiên cứu quy luật diễn thế rừng (dẫn theo Nguyễn Thị Thoa, 2003).

Thái Văn Trừng (1978) khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm
nhiệt đới nước ta đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng vượt tán, tầng ưu thế sinh thái,
tầng dưới tán, tầng cây bụi và tầng cỏ quyết.
Vũ Đình Phương (1987) đã đưa ra phương pháp phân chia rừng phục vụ cho
công tác điều chế với phân chia theo lô và dựa vào 5 nhân tố: Nhóm sinh thái tự
nhiên, các giai đoạn phát triển và suy thoái của rừng, khả năng tái tạo rừng bằng con
đường tái sinh tự nhiên, đặc điểm về địa hình, thổ nhưỡng với một bảng mã hiệu
dùng để tra trong quá trình phân chia.
Đối với hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Thái Văn Trừng (2000) dựa
vào sự ghép nối của 2 hệ thống phân loại: hệ thống phân loại đặc điểm cấu trúc
ngoại mạo làm tiêu chuẩn và hệ thống phân loại thảm thực vật dựa trên yếu tố hệ
thực vật làm tiêu chuẩn đã phân chia thảm thực vật Việt Nam thành 5 nhóm kiểu
thảm (gọi là 5 nhóm quần hệ) với 14 kiểu quần hệ (gọi là 14 quần hệ). Mặc dù còn
một số điểm cần bàn luận và chỉnh lý bổ sung thêm nhưng bảng phân loại thảm thực
vật Việt Nam của Thái Văn Trừng từ bậc quần hệ trở lên gần phù hợp với hệ thống
phân loại của UNESCO (1973) (dẫn theo Lương Thị Thanh Huyền, 2009).
Khi nghiên cứu cấu trúc, việc mô hình hoá quy luật phân bố số cây theo
đường kính và theo chiều cao được chú ý nhiều hơn. Đây là quy luật cơ bản nhất
trong các quy luật kết cấu lâm phần. Biết được quy luật phân bố, có thể xác định
được số cây tương ứng từng cỡ kính hay từng cỡ chiều cao, làm cơ sở xác định trữ
lượng lâm phần.

11


Nguyễn Văn Trương (1983) khi nghiên cứu cấu trúc rừng hỗn loài đã xem
xét sự phân tầng theo hướng định lượng, phân tầng theo cấp chiều cao một cách cơ
giới. Từ những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, Vũ Đình Phương (1987)
đã nhận định, việc xác định tầng thứ của rừng lá rộng thường xanh là hoàn toàn hợp
lý và cần thiết, nhưng chỉ trong trường hợp rừng có sự phân tầng rõ rệt có nghĩa là

khi rừng đã phát triển ổn định mới sử dụng phương pháp định lượng để xác định
giới hạn của các tầng cây.
Đào Công Khanh (1996) đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc
rừng lá rộng thường xanh ở Hương Sơn, Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất một số biện
pháp lâm sinh phục vụ khai thác và nuôi dưỡng rừng. Nguyễn Anh Dũng (2000) đã
tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ cho hai trạng thái rừng
là IIA và IIIA1 ở lâm trường Sông Đà – Hoà Bình. Bùi Thế Đồi (2001) đã tiến hành
nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng trên núi đá vôi tại ba địa
phương ở miền Bắc Việt Nam.
Các tác giả Vũ Đình Phương, Đào Công Khanh (2001) thử nghiệm phương
pháp nghiên cứu một số quy luật cấu trúc, sinh trưởng phục vụ điều chế rừng lá rộng,
hỗn loại thường xanh ở Kon Hà Nừng – Gia Lai cho rằng đa số loài cây có cấu trúc
đường kính và chiều cao giống với cấu trúc tương ứng của lâm phần, đồng thời cấu
trúc của loài cũng có những biến động (dẫn theo Lương Thị Thanh Huyền, 2009).
Về nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng thì việc mô hình hoá cấu trúc đường
kính (D1,3) được nhiều người quan tâm nghiên cứu và biểu diễn chúng theo các dạng
hàm phân bố xác suất khác nhau, nổi bật là các công trình của các tác giả như Đồng
Sĩ Hiền (1974) dùng hàm Meyer và hệ đường cong Poisson để nắn phân bố thực
nghiệm số cây theo cỡ đường kính cho rừng tự nhiên làm cơ sở cho việc lập biểu độ
thon cây đứng ở Việt Nam.
Nguyễn Hải Tuất (1982, 1986) đã sử dụng hàm phân bố giảm, phân bố
khoảng cách để biểu diễn cấu trúc rừng thứ sinh và áp dụng quá trình Poisson vào
nghiên cứu cấu trúc quần thể rừng. Trần Văn Con (1991) đã áp dụng hàm Weibull
để mô phỏng cấu trúc đường kính cho rừng khộp ở Đăklăk. Lê Sáu (1995) đã sử

12


×