Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GHẾ MARCHELLA COUNTER STOOL TẠI CÔNG TY TNHH MINH PHÁT 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.75 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

LÊ QUỐC VIỆT

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GHẾ
MARCHELLA COUNTER STOOL TẠI CÔNG TY TNHH
MINH PHÁT 2

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 7/2013

 
 
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

LÊ QUỐC VIỆT

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GHẾ
MARCHELLA COUNTER STOOL TẠI CÔNG TY TNHH
MINH PHÁT 2

Ngành: Chế Biến Lâm Sản



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: PGS.TS ĐẶNG ĐÌNH BÔI
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013


 


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm tạ:
 Ban Giám Hiệu cùng toàn thể quý thầy cô trường đại học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh. Thầy cô khoa Lâm Nghiệp đã tận tình chỉ bảo và truyền
đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian theo học ở
trường.
 Thầy PGS.TS Đặng Đình Bôi đã tận tình hướng dân, giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian làm đề tài.
 Ban Giám Đốc cùng các phòng ban công ty chế biến gỗ Minh Phát 2 đã tạo
điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề tài này.
 Tập thể lớp Chế Biến Lâm Sản K35 đã động viên giúp đỡ tôi trong thời
gian học tập và làm đề tài tốt nghiệp.

Tp. Hồ Chí Minh, 10/6/2013
Sinh viên thực hiện

Lê Quốc Việt



 


SUMMARY
Topic: “ Survey the process of technology to manufacture Machella Counter Stool in
Minh Phat company”. The priod for this topic is from 3/1/2013 to 6/10/2013. The
company is at 67/16, Binh Phuoc A, Binh Chuan, Thuan An town, Binh Duong
province.
According to the survey, material-wood is always ready for manufacturing. Wood is
suitable with the norms of size and humidity. However, wood to produce has a lots
mistakes such as curve, warp or rot of the knots…
The main material is wood of the rubber tree. We estimate that rate of used wood is
about 75,83%, rate of waste wood is about 1,7658% and price of product is 368702,5
VND
Color of Machella Counter Stool is harmony with the natural environment that helps
users more comfortable and closer with the nature. Besides, Machella Counter Stool
also makes them feel fastness and safe of this product when they sit on it. The series of
manufacturing technology are not very complex and suitable with workers’ skill and
available enginerys at company.


 


MỤC LỤC
TRANG
Lời cảm tạ ................................................................................................................ i
Summary ................................................................................................................ ii
Mục lục .................................................................................................................. iii
Danh sách chữ viết tắt .......................................................................................... vii

Danh sách các hình.............................................................................................. viii
Danh sách các bảng ............................................................................................... ix
1. Mở đầu ......................................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1
1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................................... 3
2. TỔNG QUAN .............................................................................................................. 5
2.1. Vị thế ngành Chế biến lâm sản .................................................................................. 5
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển công ty Minh Phát .................................................. 6
2.2.1. Lịch sử hình thành .................................................................................................. 6
2.2.2. Quá trình phát triển công ty .................................................................................... 7
2.2.3. Nguyên liệu sản xuất và chủng loại ........................................................................ 8
2.2.4. Tình hình nhân sự, công tác tổ chức và quản lý của công ty .................................. 9


 


2.2.5. Tình hình thiết bị máy móc của công ty................................................................ 10
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .................................................... 12
3.1. Nội dung khảo sát..................................................................................................... 12
3.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 12
3.2.1 Phân tích sản phẩm ghế Marchella Counter Stool ................................................. 13
3.2.2. Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Marchella Counter Stool ........ 13
3.2.3. Tính tỷ lệ lợi dụng gỗ ............................................................................................ 13
3.2.4. Tính toán tỷ lệ phế phẩm....................................................................................... 14
3.2.5. Tính toán năng suất các máy ................................................................................. 15
3.2.6. Tính giá thành sản phẩm ....................................................................................... 16
3.2.7. Đánh giá chung ..................................................................................................... 16

4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ......................................................................................... 17
4.1. Giới thiệu sản phẩm Marchella Counter Stool ......................................................... 17
4.1.1. Sản phẩm Marchella Counter Stool ...................................................................... 17
4.1.2. Kích thước bao của sản phẩm ............................................................................... 17
4.1.3 Đặc điểm, hình dáng và kết cấu của sản phẩm ...................................................... 18
4.1.4. Các dạng liên kết sản phẩm................................................................................... 19
4.2. Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất ghế sản phẩm ............................................. 21
4.2.1. Yêu cầu về nguyên liệu ......................................................................................... 21
4.2.2. Dây chuyền công nghệ trong quá trình sản xuất sản phẩm ghế Marchella Counter
Stool ................................................................................................................................ 22
4.2.3. Công nghệ sản xuất trên các máy móc thiết bị ..................................................... 24
4.2.3.1. Công đoạn tạo phôi ............................................................................................ 24


 


4.2.3.2. Công đoạn sơ chế ............................................................................................... 27
4.2.3.3. Công đoạn tinh chế và lắp ráp ............................................................................ 29
4.2.3.4. Công nghệ trang sức bề mặt ............................................................................... 33
4.3. Kết quả tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn ............................................ 34
4.3.1. Kích thước nguyên liệu ban đầu ........................................................................... 34
4.3.2. Thể tích nguyên liệu trước công đoạn pha phôi .................................................... 35
4.3.3. Kết quả tính toán thể tích nguyên liệu qua công đoạn sơ chế ............................... 36
4.3.4. Kết quả tính toán thể tích nguyên liệu ở công đoạn tinh chế ................................ 39
4.4. Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn .......................................................................... 41
4.4.1. Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn sơ chế của sản phẩm

.................................. 41


4.4.2. Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn tinh chế của sản phẩm ......................................... 42
4.4.3.Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn trang sức bề mặt của sản phẩm ............................ 43
4.5.Tính giá thành sản phẩm ........................................................................................... 45
4.5.1. Tính toán nguyên liệu chính.................................................................................. 45
4.5.2.Tính toán nguyên vật liệu phụ................................................................................ 46
4.5.3. Tính toán năng lượng điện sản xuất ..................................................................... 47
4.5.4. Các chi phí liên quan ............................................................................................. 48
4.5.5. Giá thành của sản phẩm ghế Marchella Counter Stool ........................................ 49
4.6. Tính toán năng suất trên các máy móc thiết bị ......................................................... 49
4.7. Đánh giá chung......................................................................................................... 49
4.7.1. Tỷ lệ lợi dụng gỗ ................................................................................................... 51
4.7.2. Tỷ lệ phế phẩm ...................................................................................................... 51


 


4.7.3. Công tác tổ chức sản xuất .................................................................................... 52
4.7.4. Quy trình công nghệ sản xuất .............................................................................. 53
4.7.5. Công tác vệ sinh an toàn lao động ....................................................................... 53
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 54
5.1. Kết luận .................................................................................................................... 54
5.2. Kiến nghị .................................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 57
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 58


 



DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT:

Số thứ tự

CT:

Chi tiết

KT:

Kích thước

SP:

Sản phẩm

SL:

Số lượng

Hawa:

Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

VNĐ:


Việt Nam đồng

dd:

Dung dịch


 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1.Sơ đồ tổ chức của công ty ....................................................................................9
Hình 4.1 Sản phấm ghế Marchella Counter Stool .............................................................18
Hình 4.2 Liên kết vis và liên kết chốt gỗ......................................................................... 20
Hình 4.3 Liên kết mộng .....................................................................................................20
Hình4.4 Sơ đồ quy trình sản xuất ghế Marchella Counter Stool ......................................24
Hình4.5 Sơ đồ lắp ráp ghế Marchella Counter Stool ........................................................32
Hình 4.6 Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn ..................................................................41
Hình 4.7 Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn gia công ......................................................45

10 
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG

TRANG

Bảng 4.1. Bảng liệt kê các chi tiết sản phẩm ghế Marchella Counter Stool .....................19
Bảng 4.2. Quy cách vật tư lắp ráp ghế Marchella Couter Stool ........................................20
Bảng 4.3. Mối liên kết giữa các bộ phận và chi tiết ghế Marchella Counter Stool ..........21
Bảng 4.4 Quy trình trang sức bề mặt vai tựa và mặt ghế ..................................................33
Bảng 4.5 Quy trình trang sức bề mặt thân ghế màu VS 92 ...............................................34
Bảng 4.6 Thể tích gỗ trung bình ở công đoạn ghép..........................................................35
Bảng 4.7 Thể tích trung bình khâu xẻ dọc ........................................................................37
Bảng 4.8 Thể tích trung bình trước khâu cắt hai đầu ........................................................38
Bảng 4.9 Thể tích trung bình nguyên liệu trước công đoạn tinh chế ................................38
Bảng 4.10 Thể tích trung bình nguyên liệu sau công đoạn tinh chế ................................39
Bảng 4.11 Thể tích trung bình nguyên liệu sau khâu tinh chế ..........................................40
Bảng 4.12 Tỷ lệ lợi dụng nguyên liệu gỗ qua các công đoạn gia công .............................40
Bảng 4.13 Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn sơ chế của sản phẩm ..........................................42
Bảng 4.14 Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn tin chế của sản phẩm .........................................43
Bảng 4.15 Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn trang sức bề mặt của sản phẩm ..........................44
Bảng 4.16 Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn ..................................................................44
Bảng 4.17 Giá nguyên liệu ................................................................................................45
Bảng 4.18 Định mức nguyên vật liệu phụ ........................................................................46
Bảng 4.19 Định mức vật tư Sơn của sản phẩm ................................................................47
Bảng 4.20 Điện năng tiêu thụ từng máy ............................................................................47

11 
 


Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Gỗ là một loại vật liệu gắn liền với lịch sử đời sống của con người. Gỗ có nhiều
ưu điểm mà các vật liệu khác không mang lại được. Gỗ là một vật liệu đến từ tự nhiên
nó có thể tái tạo được, nó rất đa dạng và là tâm điểm của hệ sinh sinh thái. Hiện nay,
cuộc sống con người ngày càng phát triển càng hiện đại, dẫn đến nhu cầu sử dụng vật
liệu ngày càng cao đặc biệt là gỗ, sự khai thác bừa bãi quá mức đã làm diện tích rừng
trên thế giới cũng như Việt Nam ngày càng bị thu hẹp.
Gỗ và các sản phẩm là từ gỗ được đông đảo người tiêu dùng trên toàn thế giới ưa
chuộng. Ở nước ta thì mặt hàng làm từ gỗ là một trong năm mặt hàng xuất khẩu chủ
đạo. So với nhiều nước trên thế giới Việt Nam đã tìm được vị thế trên thị trường thế
giới. Các sản phẩm từ gỗ, gỗ nội thất chinh phục cả những khách hàng khó tính như:
Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế các nhà nhập khẩu có xu
hướng mua hàng ở các thị trường có giá rẻ hơn như Việt Nam.
Nhìn chung kinh ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ ngày càng tăng lên. Năm
2012, kinh ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 4,6 tỷ USD tăng 17,3%; sản phẩm mây
tre cói thảm 220 triệu USD tăng 9,4%. Trong đó, thị trường Hoa kỳ dẫn đầu đạt 1,721
tỷ USD, chiếm 37% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành; sang EU đạt 0,928 tỷ USD,

12 
 


chiếm 20%; sang Trung Quốc đạt 0,844 tỷ USD, chiếm 16%; đến Nhật Bản đạt 0, 638
tỷ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Tháng 3/ 2013 kinh ngạch
xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,17 tỷ USD; sản phẩm mây tre cói thảm 56 triệu
USD. Tuy nhiên, nghành chế biến gỗ gặp khó khăn. Số lượng đơn đặt hàng giảm so
những năm trước, nguyên nhân là do một số thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn của Việt
Nam đang gặp khó khăn như kinh tế Mỹ đang suy giảm. Mặc dù số lượng đặt hàng có

giảm nhưng nhu cầu về nguyên liệu cho sản xuất chế biến rất lớn.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng các tổ chức chính phủ đã chủ trương chuyển mục
tiêu sử dụng nguyên liệu rừng tự nhiên sang rừng trồng nhưng nguyên liệu vẫn không
đủ đáp ứng. Ở Việt Nam, 80% gỗ nguyên liệu nhập từ nước ngoài, chứng tỏ sự khan
hiếm nguồn nguyên liệu ngày càng nguyên trọng. Bên cạnh đó các doanh nghiệp vừa
và nhỏ chiếm phần lớn. Nếu tính trên mức độ sử dụng lao động thì có đến 46% doanh
nghiệp chế biến gỗ có quy mô siêu nhỏ, 49% doanh nghiệp quy mô nhỏ, còn lại thuộc
diện vừa và lớn. Xét ở góc độ vốn đầu tư, có đến 93% số doanh nghiệp chế biến gỗ ở
quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở trong nước, đặc biệt ở những khu
vực làng nghề, người lao động hầu như không được đào tạo cơ bản mà chủ yếu làm
việc thủ công... Điều quan trọng nữa trang thiết bị lạc hậu, chưa áp dụng được công
nghệ tự động và bán tự động vào sản xuất. Những yếu tố này đã làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng và tỉ lệ phế phấm tăng cao; đặc biệt là tận đụng
triệt để nguyên liệu trong sản xuất.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu và làm rõ hơn tình hình sản xuất tại các Công ty chế
biến lâm sản ở nước ta hiện nay về dây chuyền công nghệ cũng nhưng loại hình sản
phẩm là rất quan trọng. Được sự chấp thuận của Khoa Lâm Nghiệp và sự cho đồng ý
của Công ty TNHH Minh Phát 2 tôi tiến hành thực hiện đề tài. “Khảo sát quy trình
công nghệ sản xuất ghế Marchella Counter Stool tại Công ty TNHH Minh Phát 2”
1.2. Mục đích của đề tài

13 
 


Qua qúa trình khảo sát sản phẩm ghế Marchella Counter Stool tại Công ty TNHH
Minh Phát 2, tôi đã phân tích, đánh giá, định mức tiêu hao nguyên vật liệu và đề ra các
biện pháp công nghệ nhằm hoàn thiện quy trình và nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ, chất
lượng sản phẩm cũng như hiệu quả của quá trình sản xuất sản phẩm, năng suất thiết bị
máy móc sản xuất từng chi tiết, đồng thời đưa ra một số biện pháp nhằm hạ giá thành

sản phẩm.
1.3. Mục tiêu của đề tài
Để đạt được mục đích trên trong quá trình thực tập tại công ty tôi tập chung vào
những mục tiêu:
 Khảo sát quy trình công nghệ, thiết bị sản xuất sản phẩm ghế Marchella Counter
Stool tại Công ty.
 Lập biểu đồ gia công sản phẩm và công nghệ gia công từng chi tiết của sản
phẩm
 Tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn sản xuất trên từng khâu công
nghệ.
 Tính toán tỷ lệ phế phẩm trên từng công đoạn và xác định nguyên nhân gây lên
tỉ lệ phế phẩm.
 Tính giá thành sản phẩm ghế Marchella Counter Stool
 Phân tích đánh giá kết quả, từ đó đề xuất một số biên pháp khắc phục nhằm cỉa
thiện quy trình sản xuất sản phẩm ghế Marchella Counter Stool.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến gỗ ở nước ta rất phát triển, nhu cầu đồ gỗ
rất cao. Tuy nhiên, trước thực trạng nguồn nguyên liệu gỗ ngày càng khan hiếm và gây
khó khăn cho các công ty chế biến gỗ nói riêng và ngành chế biến gỗ nói chung. Việc
tìm hiểu và đánh giá quy trình sản xuất tại công ty TNHH Minh Phát 2 giúp ta nhìn rõ

14 
 


hơn các khâu công nghệ và cách bố trí dây truyền công nghệ trong sản xuất, phương
pháp điều hành sản xuất cũng như những vấn đề bất cập trong sản xuất tại công ty. Từ
đó làm cơ sở để xây dựng một quy trình công nghệ tối ưu hơn nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất, giảm tổn thất tối đa về nguyên liệu.


15 
 


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Vị thế ngành Chế biến lâm sản
Ngành công nghiệp chế biến gỗ trong những năm qua liên tục phát triển mạnh,
kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng 30 – 40% đã khẳng định vị trí của Việt Nam trên
thị trường Quốc Tế.
Năm 2012, về xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam đang đứng thứ sáu trên thế giới, đứng
thứ hai ở châu Á và đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Hiện tổng mức sản xuất đồ gỗ
của cả nước đạt gần 5,2 tỷ USD; mục tiêu phấn đấu của ngành, trong vòng 15 năm tới,
giá trị sẽ tăng lên gấp 3 - 4 lần. Xét về mặt thị trường, trong khi nhiều ngành xuất khẩu
khác đang có dấu hiệu bị thu hẹp hay gặp khó khăn khi sự cạnh tranh ngày càng khốc
liệt, ngành gỗ vẫn lạc quan. Cụ thể, nhiều bạn hàng truyền thống như Nhật Bản thì
đang xây dựng sau thảm họa sóng thần nên nhu cầu sử dụng đồ gỗ rất lớn và kim ngạch
qua thị trường này đã tăng tới hơn 30% trong 9 tháng đầu năm 2012; còn Ôxtrâylia,
Niu Dilân cũng tăng 16%.
Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam được phân làm các nhóm sau:
Nhóm sản xuất đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn ghế, ghế băng che nắng,
ghế xích đu,...làm hoàn toàn từ gỗ hoặc kết hợp với các vật liệu khác nhau như sắt,
nhôm, nhựa. Đây là nhóm hàng chủ lực xuất khẩu hiện nay của cả nước chiếm tỷ lệ
đến 90%.
Nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn ghế, giường tủ, giá kệ
sách, đồ chơi, ván sàn,...làm hoàn toàn từ gỗ hay kết hợp kết hợp với các vật liệu khác
như da, vải,...Trong những năm gần đây nhóm hàng này đã có sự tăng trưởng về xuất
khẩu sang thị trường Mỹ.

16 

 


Nhóm đồ gỗ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn, ghế, tủ,...áp
dụng cho các công nghệ chạm khắc, khảm. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 30 triệu
USD.
Nhóm sản phẩm dăm gỗ sản xuất gỗ từ rừng trồng mọc nhanh như các lọa gỗ
keo tai tượng, keo lai, keo lá tràm, gỗ bạch đàn,.. Dẫn nguồn số liệu từ Tổng cục Hải
quan, trong 11 tháng của năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu 4,2 tỷ USD, tăng 18,9% so
với cùng kỳ năm 2011. Tính riêng tháng 11/2012, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của
Việt Nam thu về 425,8 triệu USD, tăng 2,9% so với tháng 10/2012.
Hiện nay các sản phẩm gỗ của Việt Nam đã xuất khẩu sang 120 nước, trong đó
EU, Mỹ, Nhật Bản là những thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn nhất, chiếm hơn 70%
tổng sản phẩm gỗ xuất khẩu của cả nước. Nhu cầu sử dụng đồ gỗ trên thế giới hiện nay
vẫn tăng khá cao, trong khi đó, thị phần đồ gỗ của Việt Nam còn rất thấp, mới chỉ đạt
khoảng 0,78% tổng thị phần đồ gỗ thế giới. (Nguồn: chebiengo.gov.vn).
Ông Điền Quang Hiệp, Tổng giám đốc Công ty Mifaco ở Bình Dương nhận định
rằng: “Năm 2013 tình hình kinh tế thế giới có thể khởi sắc hơn, nhu cầu về đồ nội thất
sẽ tăng, đặc biệt là các mặt hàng có giá cả trung bình – khá đến thấp, là thế mạnh của
các doanh nghiệp Việt Nam”.
Xét về tổng thể, Hawa dự báo kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chính của
Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản trong năm 2013 sẽ tiếp tục tăng trưởng. Kim
ngạch xuất khẩu sang EU dự báo tăng khoảng 8-10% so với cùng kỳ 2012, Mỹ tăng
khoảng 18%, Trung Quốc tăng khoảng 15%, Nhật Bản tăng khoảng 11-12% so với
năm 2012
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển công ty Minh Phát
2.2.1. Lịch sử hình thành
Công ty TNHH Minh Phát 2 – MIFACO - FURNITURE tọa lạc tại Xã Bình
Chuẩn, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương được thành lập vào tháng 3/2003. Công ty
chuyên sản xuất, kinh doanh mặt hàng tole giả cổ, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ

mây, tre, sản phẩm đồ gỗ nội thất xuất khẩu.
Chủ đầu tư: Giám đốc công ty – Điền Quang Hiệp và Phó giám đốc – Võ Thị
Minh Thiều với vốn điều lệ : 65.000.000.000 ( Sáu mươi lăm tỷ đồng) và diện tích nhà

17 
 


xưởng 70.000 m2 bao gồm: văn phòng, nhà xưởng, phòng trưng bày và sân vườn được
thể hiện ở phần Phục lục 4
2.2.2. Quá trình phát triển công ty
`Từ khi thành lập đến nay công ty không ngừng phát triển thương hiệu và mở
rộng quy mô, luôn cố gắng tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng bằng chính sách
giá cả cạnh tranh và những dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình và chu đáo nhằm làm
khách hàng hài lòng để tạo vị trí nhất định trong thị trường xuất khẩu đồ gỗ quốc tế.
Những năm đầu thành lập khách hàng chủ yếu của công ty là Hàn Quốc. Tuy
nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty
quá trình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn và số lượng đơn đặt hàng cũng giảm. Ngoài ra
công ty gặp nhiều khó khăn khác: Vốn, cơ sở vật chất chưa hoàn thiện, máy móc trang
thiết bị, trình độ tay nghề công nhân, công tác tổ chức quản lý chưa tốt… Để khắc phục
những vấn đề đó công ty đã kịp thời đề ra chiến lược phù hợp thay đổi các sản phẩm
theo nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó công ty luôn chú trọng các vấn đề:


Đặt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm lên hàng đầu,

 Xây dựng đội ngũ nhân sự của mình bằng kiến thức, kỹ năng tốt, tác
phong chuyên nghiệp, trách nhiệm cao.
 Giám sát chặt chẽ sản xuất, thường xuyên nêu cao ý thức làm việc công
nghiệp và tính kỷ luật trong quá trình thực hiện công việc của từng cá nhân.

 Ban lãnh đạo công ty cũng thường xuyên cập nhật các thông tin thông
qua báo đài và những cuộc gặp gỡ quốc tế để kịp thời có những biện pháp xử
lý linh hoạt.
Đồng thời công ty tìm các mối quan hệ với khách hàng và mở rộng sang các thị
trường mới như Mỹ, Nhật, Châu Âu để có nhiều đơn đặt hàng hơn và nâng cao doanh
thu của công ty.
Qua những thay đổi chính sách và biện pháp kịp thời, công ty đã khẳng định
thương hiệu của mình và không ngừng mở rộng cơ sở vật chất
Năm 2006, công ty lọt vào top 130 Doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu quốc gia do
Bộ Thương Mại xét và trao tặng, công ty đẫ có 5 năm liền đạt danh hiệu Thương hiệu

18 
 


Uy tín và Chất lượng, 3 năm liên tục đạt danh hiệu “Thương Hiệu Vàng Uy Tín Chất
Lượng” do mạng Doanh nghiệp bình chọn.
Đến nay năng suất trung bình nhà máy đạt từ 100 đến 150 container/1 tháng, diện
tích nhà xưởng ban đầu công ty chỉ 28.000m2, nay công ty đã mở rộng thêm 42.000m2.
Công ty liên tục cải tiến và đổi mới trang thiết bị sang xu hướng sang tự động và bán tự
động hóa, hiện công ty đã có dây chuyền tự động về sơn phủ trang sức bề mặt, 5 máy
CNC trong đó có một máy CNC lọng và 4 máy CNC phay
Theo ban chỉ đạo của công ty, phương hướng phát triển của Công ty TNHH Minh
Phát 2 trong thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi xuất khẩu sản phẩm gỗ ra toàn
thế giới, đưa doanh số xuất khẩu của Công ty đạt trên 20 triệu USD/năm trong vòng 3
năm 2013- 2015 đồng thời mở rộng thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo,
quản lý, kiểm soát chặt chẽ bằng phương pháp khoa học của ban lãnh đạo đã giúp
thương hiệu Công ty TNHH Minh Phát 2 ngày càng lớn mạnh trước những biến đổi
không ngừng của thị trường đồ gỗ xuất khẩu trên toàn thế giới.
2.2.3. Nguyên liệu sản xuất và chủng loại

Nguyên liệu sản xuất :
Công ty hiện đang sử dụng hai nguồn nguyên liệu chính để sản xuất là nguyên
liệu tự nhiên và nguyên liệu nhân tạo. Nguồn nguyên liệu tự nhiên bao gồm gỗ Cao su,
Tràm Bông Vàng, Sọ Khỉ và gỗ tạp. Tất cả các nguyên liệu gỗ tự nhiên đều được mua
dạng tẩm sấy (W= 8 – 12%) theo quy cách đặt trước.
Nguồn nguyên liệu nhân tạo là ván MDF và ván dán được nhập về công ty dạng
tấm lớn có kích thước 1830 x 2440mm và nhiều quy cách chiều dày khác nhau như: 6;
9; 12; 15; 17; 18; 21; 25; 30mm, chiều rộng 1220mm, 1830mm. Đối với các chi tiết có
quy cách chiều dày lớn hơn Công ty sẽ ép các tấm nguyên liệu để có nguyên liệu cần
thiết.
Chủng loại sản phẩm
Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống càng văn minh, hiện đại, con người có xu
hướng hưởng thụ nhiều hơn. Yêu cầu ngành công nghiệp chế biến gỗ phải thích ứng
với và đa dạng phong phú về chủng loại, mẫu mã để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Mỗi một công ty đều có sản xuất mặt hàng biểu tượng cho từng thương hiệu của mình.

19 
 


Tại công ty Minh Phát 2, Công ty luôn sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau với
nhiều chủng loại nhiên liệu do yêu cầu khách hàng. Các đối tác lớn của công ty Như thì
trường Mỹ và một số thị trường khác như Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Sản phẩm công ty khá đa dạng và phong phú về mẫu mã, đẹp mắt đặc biệt dòng
hàng giả cổ được kết hợp hài hoà giữa truyền thống với hiện đại. Phần lớn được sản
xuất theo các đơn đặt hàng sẵn. Sản phẩm chủ yếu của công ty bao gồm bàn Pedestal,
Anywhere Console Brown, bàn Ronan Dining Table, ghế Ronan, ghế Marchella, ghế
Tory side, Bàn Ronan Bar Table … được trình bày ở Phụ lục 1.
2.2.4. Tình hình nhân sự, công tác tổ chức và quản lý của công ty


Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty

20 
 


Tổng số nhân sự của công ty hiện nay là 950 người, trong đó có 850 công nhân
viên trực tiếp tham gia sản xuất và 100 người làm việc trong khu hành chính văn
phòng.
Chức năng của các phòng ban:
 Giám đốc điều hành giữ vai trò lãnh đạo toàn bộ công ty, người chịu
trách nhiệm chính về pháp lý cũng như về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
 Phòng nhân sự có nhiệm vụ quản lý tất cả lao động trong công ty, tuyển
nhân viên mới, tính toán mức lao động và tiền lương.
 Phòng kỹ thuật nhiệm vụ thiết kế và triển khai bản vẽ và giám sát toàn bộ
quá trình sản xuất.
 Phòng kế hoạch vật tư chịu trách nhiệm thu mua nguyên vật liệu, cung
cấp nguyên vật liệu đảm bảo cho nhu cầu sản xuất của công ty theo đúng kê
hoạch
 Phòng kế toán gồm có kế toán trưởng tham mưu cho ban giám đốc về
việc đánh giá các hoạt động kinh tế tài chính của công ty, chịu trách nhiệm tổ
chức, điều hành, giám sát toàn bộ hoạt động kế toán.
2.2.5. Tình hình thiết bị máy móc của công ty
Công ty TNHH Minh Phát 2 hiện tại có các phân xưởng sản xuất là xưởng 1,
xưởng 2, xưởng 3, xưởng 5 ngoài ra còn có kho nguyên liệu, khu vực lắp ráp 1 và lắp
ráp 2. Các xưởng hoạt động điều tiết sản xuất và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình xuản
xuất. Sản phẩm ghế Marchella Counter Stool được sản xuất chủ yếu tại xưởng 2 của
Công ty.
Xưởng 2 có diện tích khoảng 6000m2, với bước cột là 6m và chiều cao từ nền đến

nóc nhà là 12m. Sơ đồ mặt bằng xưởng 2 được trình bày ở Phụ lục 2.
Nhà máy trang bị nhiều loại máy móc thiết bị phần lớn là máy của Nhật, Ý và Đài
Loan nên khá hiện đại, hình dáng gọn nhẹ, làm việc hiệu quả cũng như độ chính xác
gia công cao, bên cạnh đó vẫn còn một số máy móc cũ thường xuyên bị hỏng trong qúa
trình sản xuất.
Nhà máy trang bị chủ yếu hai loại thiết bị và mỗi máy được xếp cách nhau theo
hàng dọc là 1,5m còn theo hàng ngang là 3m máy cách tường là 1,5m. Cổng ra vào
giữa các xưởng rất thông thoáng trong quá trình vận chuyển nguyên liệu, có chiều rộng

21 
 


là 3,5m. Quá trình vận hành máy cần ít nhất từ 1 đến hai công nhân tùy theo chủng loại
máy. Các chi tiết sản phẩm trước và sau gia công đều được chất vào Pallet, khoảng
cách giữa máy và Pallet chi tiết gỗ sao cho vừa tầm tay của công nhân, thường không
quá 0,5 mét. Yêu cầu nhà xưởng khi chất gỗ lên Pallet không quá 1,3m.
 Loại thiết bị chủ yếu là loại máy móc trực tiếp tham gia vào quá trình gia
công sản phẩm gồm: Cưa đĩa, máy bào bốn mặt, Máy bào hai mặt, máy
Ripsaw, máy phay , máy khoan, máy chà nhám, thiết bị máy ép thủy lực, thiết
bị phun sơn.
 Loại thiết bị phụ trợ là những máy móc thiết bị không trực tiếp tham gia
vào quá trình gia công sản phẩm, nhưng không thể thiếu được, giúp cho việc
sản xuất được duy trì và tiến độ sản xuất được liên tục. Bao gồm các thiết bị:
máy hàn, máy mài, xe vận chuyển, thiết bị hút bụi, nén khí.
Trong quá trình thực tập tôi tiến hành khảo sát ở xưởng 2. Các loại máy móc thiết
bị và vị các máy loại máy móc thiết bị ở xưởng 2 được trình bày ở Phụ lục 3 và Phụ lục
2.

22 

 


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1. Nội dung khảo sát
Phân tích sản phẩm ghế Marchellar Counter Stool.
 Mô tả đặc điểm của sản phẩm Marchellar Counter Stool.
 Mô tả hình dáng kết cấu sản phẩm ghế Marchellar Counter Stool.
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ghế Marchellar Counter Stool.
Sơ đồ dây chuyền sản xuất tại xưởng 2
 Lập lưu trình sản xuất của các chi tiết, kết cấu sản phẩm.
 Mô tả trình tự thao tác vận hành thiết bị ở các khâu công nghệ.
 Lập phiếu công nghệ ở các chi tiết, kết cấu sản phẩm.
 Lập sơ đồ lắp ráp sản phẩm.
 Lập biểu đồ gia công sản phẩm.
Tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các khâu công nghệ và các công đoạn.
Tính toán tỷ lệ phế phẩm qua các khâu công nghệ và các công đoạn.
Tính giá thánh sản phẩm ghế Marchellar Counter Stool.
Tính năng suất các máy khi sản xuất từng chi tiết sản phẩm.
Đánh giá nhận xét từ đó đề xuất một số biện pháp khắc phục nhằm cải thiện quy
trình sản xuất ghế Marchellar Counter Stool.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực tập tại công ty, tôi đã tiến hành thu thập số liệu để phục vụ
cho việc viết đề tại bằng cách quan sát, theo dõi quá trình sản xuất, sử dụng các dụng
cụ hỗ trợ như: thước dây, thước kẹp. Đồng thởi thu thập số liệu qua nguồn công ty
cung cấp.

23 
 



3.2.1 Phân tích sản phẩm ghế Marchella Counter Stool
Trong quá trình thực tập tại công ty tôi tiến hành quan sát, theo dõi quá trình sản
xuất của công ty, tôi dùng thước dây để đo kích thước sản phẩm, dùng đồng hồ đo để
xem thời gian sản xuất các sản phẩm qua từng khâu và đồng thời ghi nhận lại quá trình
sản xuất sản phẩm ghế Marchella Counter Stool. Trên cơ sở đó tôi tiến hành mô tả đặc
điểm, hình dáng và kết cấu sản phẩm Marchella Counter Stool.
3.2.2. Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Marchella Counter Stool
Trong quá trình khảo sát về dây chuyền sản xuất tại xưởng II của công ty tôi tiến
hành theo dõi từng công đoạn sản xuất sau đó vẽ lại sơ đồ dây chuyền sản xuất sản
phẩm Marchella Counter Stool.
Để lập được quy trình sản xuất của các chi tiết tạo nên sản phẩm khảo sát, tôi đã
theo dõi thứ tự lần lượt từng chi tiết của sản phẩm đi qua những công đoạn gia công
nào, máy nào .
Để mô tả trình tự thao tác vận hành thiết bị ở các khâu công nghệ tôi tiến hành
quan sát, theo dõi công nhân vận hành máy, cách đặt phôi, từ đó mô tả chức năng
nhiệm vụ làm việc của từng máy.
Tôi đã theo dõi quá trình lắp ráp, trang sức bề mặt sản phẩm và đóng gói, từ đó
tôi ghi nhận và lập sơ đồ lắp ráp sản phẩm khảo sát.
Biểu đồ gia công sản phẩm là biểu đồ thể hiện đầy đủ các công đoạn gia công của
các chi tiết sản phẩm, qua quá trình quan sát và theo dõi tôi đã lập biểu đồ gia công của
sản phẩm.
Trong quá trình khảo sát các chi tiết của từng sản phẩm tôi đã đo kích thước từng
chi tiết của sản phẩm khảo sát với số lượng 50 mẫu, sau đó dùng phần mềm Excel để
tính cá giá trị trung bình từng chi tiết của sản phẩm khảo sát.
Qua đó xác định được năng suất trên các máy, tỷ lệ lợi dụng gỗ và tỷ lệ phế phẩm
qua các khâu công nghệ và đề ra một số biện pháp khắc phục.
3.2.3. Tính tỷ lệ lợi dụng gỗ
Khi xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn gia công, tôi dựa vào thể tích

trung bình của các chi tiết trước và sau khi gia công. Các giá trị trung bình được tính

24 
 


bằng công thức Excel. Sau khi tính giá trị trung bình cá chi tiết qua các công đoạn tôi
đã tình thể tích của từng chi tiết
Vi = a * b * c * 10-9 (m3)
Trong đó:

(3.1)

Vi: thể tích từng chi tiết
a: Chiều dày
b: Chiều rộng
c: Chiều dài
n: Số lượng chi tiết
10-9: Hệ số quy đổi

Thể tích toàn bộ sản phẩm: V = ∑ Vi (m3)

(3.2)

Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn tính theo công thức:
K = (Vs/Vt )*100% (3.3)
Trong đó:

K: Tỷ lệ lợi dụng gỗ (%)
Vs: Thể tích trung bình sau khi gia công (m3)

Vt: Thể tích gỗ trung bình trước khi gia công

Xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ của cả quá trình sản xuất:
K = K1* K2* K3* …*Ki
Trong đó:

(3.4)

K: Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn
i: Số các công đoạn

3.2.4. Tính toán tỷ lệ phế phẩm
Khi xác định tỷ lệ phế phẩm của các chi tiết tôi tiến hành áp dụng tỷ lệ phần
trăm phế phẩm (P%). Tôi đã theo dõi 50 chi tiết. Công thức xác định tỷ lệ phế phẩm:
P = (P1+ P2+ P3+ …+ Pn) / n

25 
 


×