Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

THIẾT KẾ TỦ ĐA NĂNG TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ ĐÔNG HÕA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

****************

NGUYỄN THỊ VÂN AN

THIẾT KẾ TỦ ĐA NĂNG TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ
ĐÔNG HÕA

Ngành: Chế Biến Lâm Sản

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: TS.HOÀNG THỊ THANH HƢƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2013


LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời chân thành cảm ơn sâu sắc tới:
Ba mẹ, người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng tôi đến hôm nay.
Ban giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh.
Quý thầy cô Khoa Lâm nghiệp, đặc biệt là quý thầy cô bộ môn Chế Biến
Lâm Sản đã tận tình giảng dạy, truyền đạt lại những kiến thức quý báu .
TS. Hoàng Thị Thanh Hương – giáo viên hướng dẫn, người đã trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Ban lãnh đạo xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa, Ban quản lý xưởng 1, các
anh chị phòng kỹ thuật, phòng nhân sự và cùng toàn thể anh, chị em công nhân


xưởng 1 tại xí nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Tập thể lớp Chế Biến Lâm Sản K35, các anh chị và bạn bè gần xa đã động
viên và giúp đỡ trong thời gian học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, tháng 6 năm 2013
Sinh viên Nguyễn Thị Vân An.

II


TÓM TẮT
Hiện nay hầu hết không gian sử dụng ở các nhà chung cƣ, khu tập thể hay
các căn hộ ở đô thị thƣờng nhỏ hẹp nên việc cho ra đời các sản phẩm mộc có tính đa
năng là rất cần thiết.
Sản phẩm “Tủ đa năng” là chiếc tủ đựng các vật dụng trong gia đình nhƣng
cũng có thể trở thành bàn làm việc khi cần.
Đề tài đƣợc thực hiện trong thời gian 3 tháng tại xí nghiệp chế biến gỗ Đông
Hòa, khảo sát các sản phẩm đang sản xuất tại xí nghiệp và tìm hiểu thị hiếu ngƣời
tiêu dùng để đƣa ra mô hình thiết kế, khảo sát lựa chọn nguyên liệu phù hợp để sản
xuất sản phẩm; tiến hành tính bền tại những vị trí chịu lực lớn nhất và các chỉ tiêu
kỹ thuật cho sản phẩm; tính toán công nghệ và giá thành sản phẩm.
Sản phẩm có kích thƣớc tổng thể 410x1000x1250, đƣợc làm bằng nguyên
liệu gỗ tràm và MDF, quy trình gia công đơn giản phù hợp với điều kiện máy móc
thiết bị và tay nghề công nhân tại xí nghiệp, sản phẩm sử dụng liên kết đơn giản dễ
dàng lắp ráp.
Với giá thành 2.150.000 đồng là mức giá rất phù hợp tiêu thụ trong nƣớc
cũng nhƣ thị trƣờng nƣớc ngoài.

III



SUMMARY
Nowadays, most space of buidings or house in the city usually small or
narrow, so manufacturing multipurpose wood products is very necessary.
Multipurpose cupboard products in people’s are able to use to contain things at
work.
This project was done in four months at the time in wood processing
enterprises Dong Hoa in the factory I, survey the same products are manufactured at
the enterprises and find out the tastes of consumers through the enterprises's
customers to make design models, survey the selection of materials suitable for
production and conduct stability at the position bearing the largest and the
specifications for products, technology and price calculation products.
The material to produce this product is planks and MDF. Technologies
product line with simple machines and the skill level of workers in the
enterprises. Product is used primarily associated.
Ex-factory price of this product is 2.150.000 (VND)

IV


MỤC LỤC
TRANG TỰA …………………………………………………………………...….I
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ II
TÓM TẮT ............................................................................................................. III
SUMMARY .......................................................................................................... IV
MỤC LỤC ............................................................................................................. V
DANH MỤC CÁC HÌNH…………………………………………………...…. .. VII
DANH MỤC CÁC BẢNG……………………………………...…...…………. ..VIII
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU……………………………….IX
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1

Chƣơng 1MỞ ĐẦU ................................................................................................. 2
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 2
1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................ 3
1.3 Yêu cầu thiết kế đối với sản phẩm mộc .......................................................... 3
1.3.1 Yêu cầu về thẩm mỹ ............................................................................... 3
Chƣơng 2 TỔNG QUAN ......................................................................................... 6
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa ........... 6
2.1.1 Lịch sử hình thành .................................................................................. 6
2.1.2 Quá trình phát triển ................................................................................. 7
2.1.3 Thị trƣờng tiêu thụ .................................................................................. 7
2.2 Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp ............................................................... 8
2.2.2 Nhiệm vụ ............................................................................................... 8
2.4 Tình hình nguyên liệu .................................................................................. 12
2.5 Tình hình náy móc thiết bị ........................................................................... 12
2.6 Một số sản phẩm công ty đang sản xuất ....................................................... 12
Chƣơng 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNHG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 14
3.1 Mục tiêu-mục đích thiết kế .......................................................................... 14
3.2 Nội dung thiết kế ......................................................................................... 14
3.3 Phƣơng pháp thiết kế ................................................................................... 15
3.4 Cơ sở thiết kế sản phẩm mộc ....................................................................... 15
3.5 Các chỉ tiêu đánh giá sản phẩm mộc ............................................................ 17

V


3.6 Trình tự thiết kế sản phẩm ........................................................................... 18
3.7 Khảo sát và lựa chọn nguyên liệu................................................................. 19
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 25
4.1 Mô hình sản phẩm thiết kế ........................................................................... 25
4.2 Phân tích kết cấu sản phẩm và các giải pháp liên kết.................................... 29

4.3 Lựa chọn kích thƣớc và kiểm tra bền ........................................................... 30
4.4 Tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật ..................................................................... 36
4.5 Tính toán công nghệ .................................................................................... 42
4.6. Thiết kế lƣu trình công nghệ ....................................................................... 49
4.7 Tính toán giá thành sản phẩm .................................................................... 52
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 58
5.1 Kết luận ....................................................................................................... 58
5.2 Kiến nghị ..................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 60

VI


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Một số sản phẩm công ty đang sản xuất ................................ trang 13
Hình 3.1 Mẫu 1: Tủ kết hợp bàn ..................................................................19
Hình 3.2 Mẫu 2: Tủ kết hợp bàn, kệ sách ......................................................19
Hình 3.3 Mẫu 3: Bàn đa năng .......................................................................20
Hình 3.4 Cây tràm bông vàng ......................................................................21
Hình 3.5 Cấu tạo thô đại cây tràm bông vàng ................................................21
Hình 3.6 Cấu tạo hiển vi cây tràm bông vàng ................................................22
Hình 4.1 Sản phẩm khi là tủ .........................................................................24
Hình 4.2 Sản phẩm khi là bàn làm việc ........................................................25
Hình 4.3 Kích thƣớc bao của sản phẩm .........................................................26
Hình 4.4 Hình phối cảnh sản phẩm tủ đa năng ..............................................27
Hình 4.5 Liên kết đinh chỉ ............................................................................28
Hình 4.6 Liên kết chốt .................................................................................28
Hình 4.7 Bản lề lá ........................................................................................28
Hình 4.8 Liên kết nam châm hít ...................................................................29
Hình 4.9 Liên kết vít ....................................................................................29

Hình 4.10 Biểu đồ ứng suất uốn tĩnh ............................................................31
Hình 4.11 Biểu đồ ứng suất uốn tĩnh ............................................................32
Hình 4.12 Biểu đồ ứng suất uốn tĩnh ............................................................34
Hình 4.13 Biểu đồ ứng suất nén ..................................................................28
Hình 4.14 Biểu đồ tỷ lệ lợi dụng nguyên liệu ...............................................46

VII


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Kích thƣớc chủ yếu của cơ thể ngƣời ................................... trang 16
Bảng 3.2 Chiều cao mặt tác nghiệp khi đứng và ngồi .................................. 17
Bảng 4.1 Bảng thống kê vật liệu phụ dùng cho trang sức bề ..........................49
Bảng 4.2 Quy trình trang sức bề mặt .............................................................51
Bảng 4.3 Chi phí mua vật tƣ liên kết ............................................................55

VIII


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
STT:

Số thứ tự.

a:

Chiều dày

TCSP:


Tinh chế sản phẩm.

b:

Chiều rộng

TCCT:

Tinh chế chi tiết.

c:

Chiều dài

SCCT:

Sơ chế chi tiết.

SCSP :

Sơ chế sản phẩm

SCPP:

Sơ chế phế phẩm.

NL:

Nguyên liệu.


GN:

Giấy nhám.

BN:

Băng nhám.

BV:

Bông vải.

VLP:

Vậy liệu phụ.

PL:

Phế liệu.

fl :

Filler

sl :

Sealer

tc :


Toapcoat

VGT :

Ván ghép thanh

VL :

Vật liệu

PL :

Phế liệu

NVL :

Nguyên vật liệu

ĐN:

Điện năng.

L:

Lƣơng.

KHM:

Khấu hao máy.


QL:

Quản lý.

SP:

Sản phẩm.

NM :

Nhà máy

XX :

Xuất xƣởng

GT :

Ghép thanh

IX


LỜI MỞ ĐẦU
Gỗ là một trong những vật liệu đƣợc con ngƣời biết đến và sử dụng từ rất
lâu, cho đến nay, gỗ vẫn đƣợc con ngƣời yêu thích và nhu cầu về các đồ dùng bằng
gỗ ngày càng gia tăng. Song song với việc phát triển về xây dựng nhà cửa thì các
sản phẩm mộc từ gỗ nhằm phục vụ cho nhu cầu phục vụ của con ngƣời cũng không
ngừng phát triển. Các sản phẩm mộc làm từ nhiều loại gỗ có nguyên lý kết cấu đa
dạng và phong phú đƣợc sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Trong đời sống

hàng ngày chúng ta tìm thấy những sản phẩm mộc thông dụng nhƣ: bàn, ghế,
giƣờng, tủ,… bằng gỗ. Ngoài ra sản phẩm mộc còn có thể là các dụng cụ, vật liệu
chi tiết máy hay các mặt hàng mỹ nghệ và trang trí nội ngoại thất.
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển và văn minh thì nhu cầu thẩm mỹ của
con ngƣời đòi hỏi càng cao, nên các sản phẩm đƣợc làm từ gỗ cũng luôn nằm trong
sự vận động của quá trình phát triển để phù hợp với thời đại và đáp ứng nhu cầu sử
dụng gỗ ngày càng tăng. Thực tiễn đó đòi hỏi ngƣời thiết kế phải luôn thay đổi kết
cấu, mẫu mã, vật liệu,… của các loại hình sản phẩm có nhƣ thế mới đảm bảo đƣợc
thị hiếu và nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Vì vậy mà vấn đề thiết kế sản phẩm mộc
để tạo ra nhiều mẫu mã mới đã và đang là vấn đề rất cần thiết hiện nay nhằm góp
phần đem lại vai trò đích thực của các sản phẩm sản phẩm mộc trang trí nội ngoại
thất, cũng nhƣ mang lại sự cân bằng về thể chất và tinh thần cho con ngƣời thông
qua mối quan hệ hài hòa giữa “môi trƣờng - đồ gỗ - ngƣời sử dụng”.
Hiện nay hầu hết không gian sử dụng ở các nhà chung cƣ, khu tập thể hay
các căn hộ ở đô thị thƣờng nhỏ hẹp nên gây khó khăn cho việc trang trí nội thất và
bố trí các vật dụng. Vì vậy, việc cho ra đời các sản phẩm mộc có tính đa năng là rất
cần thiết.
Với mục đích đa dạng hóa các loại hình sản phẩm đồng thời với đáp ứng nhu
cầu ngƣời sử dụng, với sự hƣớng dẫn của cô TS. Hoàng Thị Thanh Hƣơng tôi tiến
hành thực hiện đề tài “Thiết kế sản phẩm tủ đa năng tại xí nghiệp chế biến gỗ
Đông Hòa”.

1


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, dƣới sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, đô thị hóa phát triển,
tính chất sản xuất đã đƣợc xã hội hóa cao hơn thì đò hỏi các sản phẩm mộc cũng

luôn gắn bó chặt chẽ với những thay đổi với kỹ thuật và đời sống xã hội loài ngƣời.
Đối với các sản phẩm mộc thì tính nghệ thuật, sự sáng tạo của kỹ thuật và tính nhân
văn phải luôn nằm trong mối quan hệ gắn bó và hài hòa nhằm tạo lập một một môi
trƣờng sống phù hợp với quá trình phát triển của con ngƣời.Tuy nhiên việc tìm kiếm
nguồn nguyên liệu, tạo các mẫu mã mới với dây chuyền công nghệ…luôn là những
vấn đề khó khăn của các doanh nghiệp nƣớc ta. Vì thế việc thiết kế luôn giữ vai trò
quan trọng và có ý nghĩa nhiều mặt. Tuy nhiên, công việc thiết kế phải mang tính
thiết thực, phù hợp với tình hình sản xuất thực tiễn và tình hình nguyên liệu ngày
càng khan hiếm hiện nay. Do đó khi thiết kế phải chú ý đến việc tạo ra một sản
phẩm có kiểu dáng mới lạ, đảm bảo đƣợc những yêu cầu về thẩm mỹ, giá trị sử
dụng, tính kinh tế, đồng thời đáp ứng đƣợc nhu cầu thị hiếu của ngƣời tiêu dùng.
Hiện nay hầu hết không gian sử dụng ở chung cƣ, khu tập thể hay các căn hộ
ở đô thị thƣờng nhỏ hẹp nên gây khó khăn cho việc trang trí nội thất vá bố trí các
vật dụng. Chính vì thế con ngƣời đòi hỏi rất cao về tính năng sử dụng của sản phẩm
nội thất. Vì vậy, việc cho ra đời các sản phẩm mộc có tính đa năng là rất cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, đề tài đã đƣợc thực hiện nhằm đƣa ra thị trƣờng
sản phẩm “Tủ đa năng” có tính năng sử dụng và mẫu mã hoàn toàn mới nhằm đáp
ứng nhu cầu ngƣời sử dụng và đa đạng hóa các dòng sản phẩm mộc.

2


1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.2.1 Ý nghĩa khoa học
Với sự sáng tạo, độc đáo, sản phẩm sẽ là một trong những yếu tố quan trọng
để các nhà thiết kế mở ra một hƣớng đi mới cho các dòng sản phẩm mộc sau này.
1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ hiện nay, việc nghiên cứu và thiết
kết ra một sản phẩm mới, sáng tạo, phù hợp với xu hƣớng phát triển của thời đại là
một công việc có ý nghĩa thiết thực, nếu hoàn thành tốt công việc thiết kế thì các

doanh nghiệp chế biến gỗ hiện nay sẽ chủ động đƣợc vấn đề về mẫu mã sản phẩm,
không thụ động phải chờ khách hàng cung cấp mẫu mới. Do đó làm cho doanh
nghiệp có một địa vị tốt trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Sản phẩm “Tủ đa
năng” là mẫu thiết kế có thể sản xuất ở hầu hết các cơ sở sản xuất, vì sản phẩm có
kết cấu đơn giản nhƣng độc đáo, an toàn và dễ lắp ráp. Đặc biệt sản phẩm “Tủ đa
năng” có ý nghĩa lớn đối với việc tiết kiệm không gian. Hiện nay nhiều gia đình rất
ƣa chuộng phong cách nội thất đơn giản nhƣng hiện đại và tiết kiệm không gian
hiệu quả nhất. Vì vậy các sản phẩm nội thất đa năng là sự lựa chọn phù hợp nhất.
1.3 Yêu cầu thiết kế đối với sản phẩm mộc
Xu hƣớng thiết kế các sản phẩm mộc hiện nay là thiết kế các sản phẩm đa
năng, đơn giản nhƣng hiện đại, kết hợp nhiểu loại vật liệu nhƣ mây tre…, có thể
xuất khẩu ra thị trƣờng quốc tế. Các sản phẩm mộc cần đáp ứng các yêu cầu sau:
1.3.1 Yêu cầu về thẩm mỹ
Sản phẩm mộc vừa mang tính chất sử dụng vừa mang tính chất trƣng bày nên
yêu cầu thẩm mỹ cao. Sản phẩm mộc đạt yêu cầu thẩm mỹ cao cần đạt các yêu cầu
sau:
-

Hình dáng tủ phải hài hòa, các kích thƣớc trong từng chi tiết bộ phận, sản

phẩm cân xứng và theo tỷ lệ nhất định và phù hợp mục đích sử dụng là 1 chiếc tủ
đồng thời là 1 bàn làm việc.

3


-

Đƣờng nét cũng là yếu tố góp phần làm nâng cao giá trị thẩm mỹ của sản


phẩm. Đƣờng nét tủ phải sắc sảo, vuông thành, sắc cạnh, uốn lƣợn mềm mại tạo
cảm giác thoải mái cho ngƣời sử dụng.
-

Màu sắc đẹp phù hợp mục đích sử dụng, với không gian nội thất và sở thích

của khách hàng. Màu sắc giúp tôn thêm vẻ đẹp của nền gỗ tự nhiên đồng thời cũng
tạo nên phong cách hiện đại hay cổ điển cho sản phẩm. Vì vậy màu sắc tủ phải hài
hòa, trang nhã, tạo cảm giác thoải mái và thƣ giãn cho ngƣời sử dụng. Sản phẩm
“Tủ đa năng” có màu gỗ tự nhiên tạo cảm giác thoải mái, gần gũi với thiên nhiên
nhƣng không kém phần sang trọng.
-

Yêu cầu vân thớ đẹp: tủ có vân thớ tự nhiên của gỗ tràm và veneer từ gỗ

tràm.
-

Mẫu mã sản phẩm tủ mới lạ, mang phong cách cổ điển là phong cách đang

đƣợc ƣa chuộng, có tính thời trang, tính thẩm mỹ cao.
1.3.2 Yêu cầu sử dụng
- Yêu cầu về công dụng trực tiếp: phải phù hợp với ngƣời sử dụng về tâm lý,
lứa tuổi sử dụng, sử dụng đúng chức năng, đúng môi trƣờng sử dụng. “Tủ đa năng”
là sản phẩm thiết kế dùng trong môi trƣờng trong nhà, với chức năng chính là tủ
đựng vật dụng trong gia đình nhƣng chỉ với một vài thao tác đơn giản chiếc tủ này
có thể trở thành một chiếc bàn làm việc rộng rãi và thoải mái.
- Yêu cầu về độ bền: đảm bảo điều kiện chịu lực trong quá trình sử dụng, đảm
bảo các mối liên kết bền vững, sử dụng an toàn.
- Yêu cầu về tuổi thọ: độ bền cao, nguyên vật liệu phải có tuổi thọ cao, các

mối liên kết bền vững đảm bảo tính ổn định khi sử dụng lâu dài.
- Yêu cầu sản phẩm giữ nguyên hình dáng: các chi tiết bộ phận giữ nguyên
hình dáng ban đầu, không có hiện tƣợng co rút, biến đổi hình dáng trong quá trình
sử dụng.
- Yêu cầu tính tiện nghi, tiện dụng: Là thiết kế hƣớng đến tính đa năng và môi
trƣờng sử dụng là các căn hộ chung cƣ diện tích nhỏ nên sản phẩm phải nhẹ, dễ vận

4


chuyển, dễ thao tác để tiện lợi trong quá trình sử dụng, thiết kế tiết kiệm diện tích
nhƣng vẫn phải đảm bảo tính năng sử dụng.
1.3.3 Yêu cầu về kinh tế
Một sản phẩm đạt yêu cầu thẩm mỹ, yêu cầu sử dụng nhƣng chƣa đảm bảo
yêu cầu về kinh tế thì chƣa đáp ứng yêu cầu chung của sản phẩm mộc. Sản phẩm
đẹp, sử dụng tốt nhƣng giá thành cao thì vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về thị hiếu
của ngƣời tiêu dùng, chƣa có sức cạnh tranh. Do đó để đáp ứng đƣợc toàn diện
những yêu cầu cần thiết cho một sản phẩm thì giá thành của sản phẩm đó phải có
giá thành phù hợp, không quá cao đối với ngƣời sử dụng và không quá thấp để đảm
bảo lợi nhuận cho nhà sản xuất. Để đạt đƣợc các yêu cầu đó thì có thể thực hiện các
giải pháp sau đây:
- Sử dụng nguyên vật liệu hợp lý (tiết kiệm nguyên vật liệu tối đa bởi chi phí
mua nguyên vật liệu chiếm tỉ lệ cao trong giá thành sản phẩm ).
- Lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp với yêu cầu sản phẩm, tính toán kiểm tra
bền đảm bảo an toàn tiết kiệm.
- Lựa chọn lƣợng dƣ gia công hợp lý.
- Lựa chọn công nghệ gia công hợp lý tiết kiệm đƣợc nguyên vật liệu, nâng
cao năng suất và chất lƣợng
- Công nghệ gia công đơn giản, dễ dàng thực hiện
- Tiết kiệm các chi phí trong sản xuất nhƣ, gia công sửa chữa, điện năng, các

phát sinh khác…
- Cơ giới hóa quá trình sản xuất để tăng năng suất và chất lƣợng.
- Chọn phƣơng pháp lắp ráp hợp lý đối với từng loại sản phẩm.

5


Chƣơng 2
TỔNG QUAN
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa
2.1.1 Lịch sử hình thành
Công ty Công Nghiệp và Xuất Nhập Khẩu Cao Su Việt Nam đƣợc thành lập
theo quyết định số 89/QĐ-TCCB ngày 06/11/1992.
Ngày 19/03/1996 Công ty Công Nghiệp và Xuất Nhập Khẩu Cao Su ra quyết
định 284/QĐ-TC thành lập Xí Nghiệp Cao Su Tổng Hợp, địa chỉ Thuận Giao,
Thuận An, Bình Dƣơng.
Ngày 09/05/2002 theo quyết định 432/QĐ-TCC của Công ty Công Nghiệp
và Xuất Nhập Khẩu Cao Su Việt Nam, Xí Nghiệp Cao Su Tổng Hợp đƣợc đi dời và
đổi tên thành Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa, địa chỉ Khu phố Thống Nhất, thị
trấn Dĩ An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng.
Ngày 1/07/2005 Công ty Công Nghiệp và Xuất Nhập Khẩu Cao Su Việt
Nam đi vào cổ phần hóa và đổi tên thành Chi nhánh Công ty Cổ Phần Công Nghiệp
và Xuất Nhập Khẩu Cao Su Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa.
Tên xí nghiệp: Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa
Tên giao dịch quốc tế: RUBICO
Địa chỉ: khu phố Thống Nhất, thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng
Điện thoại: 0650734363
Fax: 0650732185
Mail:
Tổng diện tích toàn xí nghiệp: 29980 m2

Chi nhánh Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Và Xuất Nhập Khẩu Cao Su Xí
Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa là một trong năm xí nghiệp trực thuộc công ty Cổ

6


Phần Công Nghiệp Và Xuất Nhập Khẩu Cao Su Việt Nam (địa chỉ 63 Trƣơng Định,
Quận 3, TP.HCM)
2.1.2 Quá trình phát triển
Thời gian đầu mới hình thành, Xí nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa hoạt động
dƣới sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp và Xuất
Nhập Khẩu Cao Su Việt Nam, vì Xí nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa là đơn vị sản
xuất kinh doanh trực thuộc, có tƣ cách pháp nhân không đầy đủ.
Nguồn vốn còn hạn chế, máy móc đa phần cũ và đƣợc điều động từ nơi khác
về, số lƣợng máy mua mới không đáng kể, lĩnh vực hoạt động rất đơn giản chủ yếu
là tiêu thụ nội địa, phần sản xuất tinh chế còn hạn chế.
Cuối năm 2001 đầu năm 2002 đã đƣợc bổ sung một số máy móc, góp phần
cải thiện và nâng cao năng suất, năng lực sản xuất chủ yếu của xí nghiệp. Đến cuối
năm 2002 xí nghiệp đƣợc công ty giao quyền độc lập về tổ chức hoạt động sản xuất
kinh doanh, chủ động sản xuất. Qua nhiều năm hoạt động hiện nay xí nghiệp đã đi
vào ổn định sản xuất thu hút lƣợng khách hàng khá lớn.
2.1.3 Thị trƣờng tiêu thụ
Sản phẩm của xí nghiệp chủ yếu cung cấp cho thị trƣờng nƣớc ngoài. Các thị
trƣờng xuất khẩu chính của xí nghiệp là các nƣớc Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn
Quốc…
Các sản phẩm ván ghép thanh mang tính chất gia công bán cho các đơn vị thị
trƣờng nội địa chủ yếu ở các tỉnh nhƣ : Bình Dƣơng, Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh,
Bà Rịa Vũng Tàu…
2.1.4 Phƣơng hƣớng phát triển
Nhiệm vụ trƣớc mắt và lâu dài là tăng cƣờng tìm kiếm, kí kết hợp đồng, đảm

bảo đúng tiến độ sản xuất theo đơn đặt hàng. Duy trì áp dụng hệ thống chất lƣợng
theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000.
Giải quyết tích cực vấn đề công nợ bằng cách đôn đốc khách hàng thanh toán
sớm. Mặt khác, các khoản chi phí phải đƣợc rà soát chặt chẽ, vận dụng tối đa công
suất máy móc thiết bị nhằm giảm giá thành để cạnh tranh với các đơn vị khác.

7


Trong điều kiện kinh tế cạnh tranh quyết liệt của cơ chế thị trƣờng hiện nay,
thì con ngƣời là yếu tố quyết định sự thành đạt hay thất bại của doanh nghiệp. Do
đó xí nghiệp phải chú trọng đến việc sắp xếp một bộ máy gọn nhẹ, có đủ nhân lực,
nhạy bén, có phẩm chất tốt và năng động để quản lý điều hành mọi hoạt động của xí
nghiệp. Cùng với việc bồi dƣỡng, nâng cao tay nghề, xây dựng tác phong công
nghiệp mới cho cán bộ công nhân viên xí nghiệp.
2.2 Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp
2.2.1 Chức năng
Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Đông Hòa dƣới sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của
Công ty Cổ Phần Công Nghiệp và Xuất Nhập Khẩu Cao Su, đƣợc sử dụng con dấu
riêng theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động theo quy chế của công ty Cổ
Phần Công Nghiệp và Xuất Nhập Khẩu Cao Su.
2.2.2 Nhiệm vụ
Xí nghiệp có nhiệm vụ khai thác gỗ cao su, sản xuất kinh doanh gỗ cao su và
các sản phẩm tinh chế từ gỗ cao su vá các loại gỗ khác. Thực hiện các nghĩa vụ kinh
tế do công ty ủy quyền. Duy trì và ổn định việc sản xuất đảm bảo chất lƣợng, tăng
cƣờng khai thác và chế biến gỗ cho thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu.
Có trách nhiệm tìm kiếm các hợp đồng, đơn hàng sản xuất kinh doanh, đảm
bảo có việc làm thƣờng xuyên cho ngƣời lao động. Đồng thời tổ chức thực hiện có
hiệu quả các hoạt động kinh tế đã đƣợc công ty hoạch định ký kết theo phân cấp,
chịu trách nhiệm trực tiếp về hiệu quả các hoạt động kinh tế đó.

Xí nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng hợp lý, đảm bảo và phát triển
nguốn vốn đƣợc giao, chấp hành đầy đủ các quy định về quy định và quản lý kinh tế
tài chính, đảm bảo tính xác thực theo quy định của pháp luật.

8


2.3 Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp
2.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp
Giám đốc

Phòng
tổ
chức
hành
chính

Phòng
tài
chính
kế
toán

Phòng
kế
hoạch
xuấtnhập
khẩu

Phòng

kỹ
thuật
chất
lƣợng

Tổ
KCS
quản

chất
lƣợng

Phó giám đốc

Xƣởng
sơ chế

Xƣởng
tinh
chế

2.3.2 Nhiệm vụ của các phòng ban
-

Giám đốc
Giám đốc chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc tổng công ty Cổ Phần

Công Nghiệp Và Xuất Nhập Khẩu Cao Su. Xây dựng, chỉ đạo và điều hành toàn bộ
sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp , chịu trách nhiệm về cá nhân về hiệu quả sản
xuất kinh doanh của Xí nghiệp trƣớc Hội Đồng Quản Trị và pháp luật nhà nƣớc.

Chủ động tìm kiếm khách hàng để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gỗ sơ chế tinh chế
của đơn vị. Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách của ngƣời lao động theo quy định
của bộ luật lao động và hƣớng dẫn của công ty. Chỉ đạo trực tiếp phòng tổ chức
hành chính, phòng tài chính kế toán, phòng kế hoạch xuất nhập khẩu, phòng kế
hoạch sản xuất.
-

Phó giám đốc:
Phó giám đốc chỉ đạo trực tiếp công tác sản xuất của phân xƣởng sơ chế và

tinh chế, theo dõi tiến độ sản xuất, thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá
nguyên liệu vật tƣ trong Xí Nghiệp.
Tham mƣu cho Giám đốc trong công tác sắp xếp bộ máy quản lý sản xuất và
bố trí nhân sự ở các bộ phận đƣợc giao phụ trách. Giải quyết các đơn thƣ khiếu nại

9


có liên quan đến các hế độ chính sách ngƣời lao động và báo cáo với giám đốc để
có biện pháp giải quyết. Phụ trách công tác phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh
lao động . Phụ trách thực hiện các chƣơng trình ISO tại Xí Nghiệp, đảm bảo lịch
xuất hàng theo kế hoạch.
-

Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Tổ chức hành chính tham mƣu cho Ban giám đốc trong công tác bộ

máy quản lý, công tác cán bộ, công tác đào tạo, tuyển dụng lao động, tiền lƣơng, thi
đua khen thƣởng và kỷ luật, thanh tra bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn lao động,
phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định của nhà nƣớc và chịu sự chỉ đạo và

hƣớng dẫn trực tiếp của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Và Xuất Nhập Khẩu Cao
Su. Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, thực hiện các công tác văn thƣ lƣu trữ
theo quy định của nhà nƣớc, duy trì hoạt động hành chính Xí nghiệp.
-

Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu
Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu tham mƣu cho Giám đốc trong công tác xây

dựng và triển khai kế hoạch sản xuất, tìm kiếm khách hàng, xây dựng mạng lƣới
cung ứng nguyên vật liệu đảm bảo số lƣợng, chất lƣợng, giá cả phù hợp và theo kịp
tiến độ kế hoạch sản xuất. Quản lý việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch công ty đã
đƣợc giao.
-

Phòng tài chính kế toán
Phòng tài chính kế toán tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh, tính giá thành,

doanh thu tiêu thụ từng sản phẩm, bán thành phẩm, phân tích hiệu quả kinh tế trên
cơ sở số liệu tập hợp của các phòng ban, phân xƣởng sản xuất từng phần, tháng,
quý, năm.
Theo dõi quản lý toàn bộ tài sản, tiền vốn, thành phẩm, bán thành phẩm, tình
hình công nợ phải thu phải trả toàn Xí nghiệp từng thời điểm để đảm bảo cho quá
trình sản xuất kinh doanh đƣợc thông suốt đồng bộ và ổn định.
Tham mƣu cho Giám đốc đánh giá chất lƣợng công tác quản lý, điều hành
sản xuất của các phân xƣởng, phòng ban toàn Xí nghiệp. Đề xuất các biện pháp

10


giảm bớt rủi ro, tiết kiệm tối đa chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày

càng ổn định và phát triển.
-

Phòng Kỹ thuật chất lƣợng
Phòng Kỹ thuật chất lƣợng xuất phối hợp với các phòng ban phân xƣởng sản

xuất thực hiện việc sắp xếp quy trình công nghệ sản xuất sao cho phù hợp với từng
thời điểm, từng mặt hàng cụ thể. Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp sao cho phù
hợp với từng thời điểm, từng mặt hàng cụ thể. Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp
cải tiến công nghệ để nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm. Tham
mƣu cho ban giám đốc về các chỉ tiêu kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất sản
phẩm.
-

Tổ kiểm tra chất lƣợng (KCS):
Tổ kiểm tra chất lƣợng là một bộ phận hoạt động độc lập dƣới sự chỉ đạo

trực tiếp của Giám đốc Xí nghiệp hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền bởi Giám đốc Xí
nghiệp. Thực hiện kiểm tra chất lƣợng sản phẩm đảm bảo sản phẩm xuất xƣởng
phải đạt chất lƣợng theo yêu cầu của khách hàng. Tham vấn về các tiêu chuẩn chất
lƣợng sản phẩm cho các bộ phận, phân xƣởng có liên qua.
-

Tổ quản lý chất lƣợng:
Quản lý chất lƣợng sản phẩm phải theo tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm của

các sản phẩm Xí nghiệp sản xuất. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ, phân xƣởng
sản xuất thực hiện viện kiểm soát chất lƣợng sản phẩm, kiểm soát sản phẩm không
phù hợp.
-


Phân xƣởng sơ chế:
Kiểm tra chất lƣợng quy cách phôi do Xí nghiệp mua về, sản xuất phôi thô

theo lệnh sản xuất của ban Giám đốc điều hành Xí nghiệp.
-

Phân xƣởng tinh chế:
Thực hiện sản xuất hàng tinh chế theo yêu cầu sản xuất của Giám đốc.

11


2.4 Tình hình nguyên liệu
Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa sản xuất các sản phẩm mộc chất lƣợng cao
có mẫu mã đa dạng xuất khẩu ra thị trƣờng nƣớc ngoài. Để có sản phẩm tốt, đáp
ứng đƣợc các tiêu chuẩn gắt gao của thị trƣờng nƣớc ngoài thì nguyên liệu phù hợp
là một trong những yếu tố rất quan trọng mang tính quyết định đến chất lƣợng và độ
bền của sản phẩm. Bên cạnh tính phù hợp nguyên liệu cũng cần phải đảm bảo về giá
thành và các yêu cầu khách hàng đƣa ra.
Nguyên liệu chủ yếu tại nhà máy là gỗ tự nhiên xẻ theo quy cách cho trƣớc
chƣa qua khâu sấy. Tùy theo từng sản phẩm và yêu cầu của khách hàng mà sản
phẩm đƣợc sử dụng 100% gỗ tự nhiên hay theo 1 tỉ lệ nhất nào đó cho trƣớc.
Chủng loại gỗ chủ yếu tại nhà máy là gỗ tràm, gỗ sồi và cao su, ngoài ra còn
có ván MDF, ván dán, ván ghép thanh.
2.5 Tình hình náy móc thiết bị
Tình hình máy móc thiết bị tại nhà máy đƣợc trình bày ở phụ lục 1.
2.6 Một số sản phẩm công ty đang sản xuất

12



Hình 2.1 Một số sản phẩm công ty đang sản xuất

13


Chƣơng 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNHG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu-mục đích thiết kế
3.1.1 Mục tiêu thiết kế
Thiết kế và đề xuất mô hình sản phẩm “Tủ đa năng” phải đảm bảo phong
cách mới lạ phù hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng. Mô hình sản phẩm phải đảm
bảo các chỉ tiêu về thẩm mỹ, kinh tế, đồng thời tính toán giá cả, các chỉ tiêu về kỹ
thuật, độ bền cũng nhƣ độ an toàn trong quá trình sử dụng. Sản phẩm phải đảm bảo
thuận tiện trong vận chuyển, quá trình gia công và phù hợp với điều kiện sản xuất
tại Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa cũng nhƣ tình hình thực tế trong nƣớc. Đƣa ra
quy trình lắp ráp và trang sức bề mặt sản phẩm.
3.1.2 Mục đích thiết kế
- Đƣa ra thị trƣờng sản phẩm “Tủ đa năng” mới phù hợp với phong cách thời
đại, chất lƣợng tốt, màu sắc đẹp và hài hòa,phù hợp với không gian sử dụng, giá
thành hợp lý.
- Góp phần đa dạng hóa sản phẩm mộc trên thị trƣờng, đây sẽ là sản phẩm
phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng và xu hƣớng phát triển của xã hội.
3.2 Nội dung thiết kế
- Khảo sát và lựa chọn nguyên – vật liệu sản xuất sản phẩm thiết kế, ƣu tiên
lựa chọn các loại có sẵn tại nhà máy và trên thị trƣờng.
- Khảo sát các mẫu sản phẩm đang sản xuất tại nhà máy và các sản phẩm tủ
đa năng hiện đang có trên thị trƣờng.

- Khảo sát tình hình máy móc và nguyên vật liệu tại nhà máy.
- Thiết kế tạo dáng sản phẩm.

14


- Kiểm tra bền và tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật.
- Tính toán nguyên vật liệu.
- Thiết kế công nghệ: Lập biểu đồ gia công lắp ráp sản phẩm, bản vẽ chi tiết,
phiếu gia công chi tiết, trang sức bề mặt,…
- Tính toán giá thành sản phẩm.
- Đề xuất các phƣơng án nhằm giảm giá thành sản phẩm.
3.3 Phƣơng pháp thiết kế
Bằng phƣng pháp khảo sát cụ thể các nguyên liệu, các sản phẩm, tình hình
sản xuất và máy móc thiết bị hiện có tại công ty, tham khảo một số mẫu tủ đa năng
trên thị trƣờng đồng thời sử dụng phần mềm Autocad để thể hiện hình ảnh sản phẩm
thiế t kế , Word để trình bày nội dung , Excel để xử lý số liệu và áp dụng một số
phƣơng pháp tính toán bền, các chỉ tiêu kỹ thuật và nguyên vật liệu.
Bằng các giải pháp kỹ thuật, ngƣời thiết kế tìm cách để tiết kiệm chi phí sản
xuất, sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, sản phẩm có công nghệ gia công dễ dàng, phù
hợp với tay nghề công nhân và trang thiết bị hiện có.
3.4 Cơ sở thiết kế sản phẩm mộc
3.4.1 Những căn cứ cho việc thiết kế
- Căn cứ vào loại hình và chức năng sản phẩm. Sản phẩm “Tủ đa năng” có
chức năng chính là chứa các vật dụng nhƣ các loại tủ thông thƣờng, nhƣng khi cần
có thể dùng làm một chiếc bàn làm việc. Sản phẩm đặc biệt phù hợp cho không gian
hẹp và không gian cần tận dụng diện tích.
- Căn cứ vào điều kiện và môi trƣờng sử dụng. Sản phẩm mộc chủ yếu đƣợc
sử dụng ở môi trƣờng trong nhà hoặc ngoài trời. Sản phẩm “Tủ đa năng” đƣợc thiết
kế để sử dụng trong các hộ gia đình.

- Căn cứ vào đối tƣợng sử dụng. Cần xác định đối tƣợng sử dụng là ai, nam
hay nữ, độ tuổi bao nhiêu…Đối tƣợng sử dụng sản phẩm “Tủ đa năng” là ngƣời
trƣởng thành không kể là nam hay nữ.
- Căn cứ vào kích thƣớc cơ thể ngƣời sử dụng. Kích thƣớc cơ thể ngƣời và
chiều cao mặt tác nghiệp đƣợc trình bày ở Bảng 3.1 và Bảng 3.2

15


- Căn cứ vào tải trọng vật dụng và ngƣời sử dụng.
- Căn cứ vào điều kiện sản xuất tại nhà máy.
- Căn cứ vào yêu cầu chung của sản phẩm mộc.
Bảng 3.1: Kích thƣớc chủ yếu của cơ thể ngƣời
Độ chính
xác

Nam (18-60 tuổi)
1

5

10

50

Nữ (18-55 tuổi)
90

95


99

1

5

10

50

90

95

99

1697

1659

1640

1570

1503

1484

1449


1814

1775

1754

1678

1604

cơ thể

1583

Chiều cao

1543

1.1.

1.2.

74

66

63

52


44

42

39

83

75

71

59

50

48

lƣợng

44

Khối

319

308

303


284

267

262

252

349

338

333

313

294

289

Cánh tay

279

1.3.

242

234


229

213

198

193

185

268

258

253

237

220

216

Cẳng tay

206

1.4.

413


428

436

465

496

505

523

837

402

410

438

467

476

494

338

344


369

396

403

419

300

313

319

344

370

376

390

Đùi

324

1.5.

1.6
Cẳng chân


16


×