Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG KEO LAI TRỒNG (Acacia mangium X Acacia auriculiformis)THUỘC TẬP ĐOÀN NGUYÊN LIỆU GIẤY TÂN MAI TẠI HUYỆN EA SÚP TỈNH ĐẮK LẮK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
********************

NGUYỄN TRUNG MỸ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG KEO
LAI TRỒNG (Acacia mangium X Acacia auriculiformis)THUỘC
TẬP ĐOÀN NGUYÊN LIỆU GIẤY TÂN MAI TẠI
HUYỆN EA SÚP TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
********************

NGUYỄN TRUNG MỸ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG KEO
LAI TRỒNG (Acacia mangium X Acacia auriculiformis)THUỘC
TẬP ĐOÀN NGUYÊN LIỆU GIẤY TÂN MAI TẠI
HUYỆN EA SÚP TỈNH ĐẮK LẮK

Ngành: Lâm Nghiệp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn

: ThS. MẠC VĂN CHĂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/ 2013


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được báo cáo tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng phấn đấu
của bản thân còn có sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía Thầy cô, gia đình, bạn bè và bộ
phận nghiệp vụ của Tập Đoàn Nguyên Liệu Giấy Tân Mai Tại Huyện Ea Súp Tỉnh
Đắk Lắk.
Trước hết, em xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy cô Khoa Lâm Nghiệp
trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho
em những kiến thức quý báu, những bài học bổ ích để làm hành trang bước vào
đời như ngày hôm nay. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn đến Th.S. Mạc Văn
Chăm đã nhiệt tình hướng dẫn cho em, giúp em hoàn thành tốt luận văn này.
Em vô cùng cảm ơn các chú, bác, anh, chị đang công tác tại Tập Đoàn
Nguyên Liệu Giấy Tân Mai Huyện Ea Súp Tỉnh Đắk Lắk đã giúp đỡ nhiệt tình
trong suốt thời gian thực tập, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em thu thập số liệu
chính xác để đảm bảo yêu cầu của luận văn đề ra.
Con xin chân thành cảm ơn Ba Mẹ đã dạy dỗ, chăm sóc, nuôi con khôn lớn
như ngày hôm nay. Cảm ơn mọi người trong gia đình đã hết lòng ủng hộ cả về vật
chất lẫn tinh thần để con an tâm học tập và hoàn thành luận văn này.
Và cuối cùng, xin chân thành cảm ơn tập thể lớp DH09QR đã giúp đỡ,
động viên mình trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày 30/06/2013
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN TRUNG MỸ

i


TÓM TẮT
Đề tài: “nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng của rừng keo lai (Acacia mangium
X Acacia auriculiformis) trồng thuộc công ty cổ phần tập đoàn Tân Mai tại huyện
Easup tỉnh Đắklắk” đƣợc tiến hành tại huyện Easup tỉnh Đắklắk, thời gian nghiên
cứu từ ngày 01/03/2013 đến 15/07/2013.
Kết quả thu đƣợc của đề tài nhƣ sau:
- Phân bố số cây theo các chỉ tiêu sinh trƣởng:
Phân bố phần trăm số cây theo cấp đƣờng kính của rừng keo lai trồng tại khu
vực nghiên cứu có dạng một đỉnh, lệch trái ở rừng trồng 2 và 5 tuổi và lệch phải ở
rừng trồng 3 và 4 tuổi. Phân bố phần trăm số cây theo cấp chiều cao của rừng keo
lai trồng tại đây đều có dạng một đỉnh, lệch phải ở tất cả các lâm phần. Về chỉ tiêu
đƣờng kính tán, phân bố phần trăm số cây đều có dạng một đỉnh, lệch trái ở hầu hết
các lâm phần và chỉ lệch phải ở lâm phần tuổi 4. Kết quả cho thấy, sự chênh lệch về
từng chỉ tiêu sinh trƣởng trong từng tuổi là rất lớn.
- Qua nghiên cứu cho thấy quy luật sinh trƣởng của rừng keo lai trồng tại
đây đƣợc thể hiện qua các phƣơng trình tƣơng quan với các hệ số tƣơng quan rất
chặt, cụ thể là:
+ Quy luật tƣơng quan giữa đƣờng kính và tuổi (D1,3/A):
D1.3 = -4,28469 + 5,57404*sqrt(A) với r = 0,99
+ Quy luật tƣơng quan giữa chiều cao và tuổi (Hvn/A):
Hvn = -7,12539 + 9,67833*sqrt(A) với r = 0,99
+ Quy luật tƣơng quan giữa đƣờng kính và chiều cao (D1,3/Hvn):

Hvn = exp(0,676388 + 0,948885*ln(D1.3)) với r = 0,99
- Thể tích của cây keo lai trồng tại đây tăng chậm từ tuổi 1 đến tuổi 2 và
tăng lên rất nhanh cho đến tuổi 4 và có phần chậm lại ở tuổi 5. Quy luật này đƣợc
mô phỏng bằng phƣơng trình tƣơng quan: V = (-0,152058 + 0,157013*sqrt(A))^2
- Đặc điểm tăng trƣởng của rừng keo lai trồng tại khu vực nghiên cứu:

ii


+ Lƣợng tăng trƣởng về đƣờng kính của cây keo lai trồng tại đây có xu
hƣớng tăng nhanh từ tuổi 2 đến tuổi 3, sau đó giảm xuống ở tuổi 4 và 5, đặc biệt là
ở tuổi 5 lƣợng tăng trƣởng đƣờng kính là rất thấp (0,8 cm).
+ Lƣợng tăng trƣởng về chiều cao (ihvn)của cây keo lai trồng tại đây có xu
hƣớng tăng nhanh từ tuổi 2 đến tuổi 3, sau đó giảm xuống ở tuổi 4 và 5, đặc biệt là
ở tuổi 5 có lƣợng tăng trƣởng là rất thấp (1,3 m). Nhìn chung, lƣợng tăng trƣởng
chiều cao của cây keo lai tại khu vực này là rất cao. So với đƣờng kính thì chiều cao
tăng trƣởng nhanh hơn rất nhiều.

iii


ABSTRACT
The

Thesis:

“Research

growth


characteristicsofplantation

Acacia

mangiumXAcaciaauriculiformisat Easupdistrict, Daklak province which was
managed by incorporated company Tan Mai Group, study period from 01/03/2013
to 15/07/2013.
The result of the thesis are as follow:
Distribution of trees by the growth indicators:
The percentage of trees distribution by diameter class of acacia plantations
in the study area as a top, misses at 2 and 5 years olds plantation and misses right at
3 and 4 years olds one. The percentage of trees distribution by height of acacia
plantations here as a peak. On the canopy diameter, the percentage of one have a
peak shape, most misses in the forests and not just differences in the forest age 4.
Results showed differences in each growth indicators in each age is huge.
The result shows that growing rule of Acacia plantations here are reflected in
the Correlation equation with correlation coefficients very close, namely:
Correlation between diameter anh age (D1, 3 / A):
D1.3 = -4,28469 + 5,57404*sqrt(A) with r = 0,99
Correlation between height and age (Hvn / A):
Hvn = -7,12539 + 9,67833*sqrt(A) with r = 0,99
Correlation between diameter anh height (D1, 3 /Hvn):
Hvn = exp(0,676388 + 0,948885*ln(D1.3)) with r = 0,99
The volume of growing acacia trees here grow slowly from age 1 to age 2
and increases rapidly until the age of 4 and has slowed somewhat at age 5. This rule
is modeled by the correlation equation: V = (-0,152058 + 0,157013 * sqrt (A)) ^ 2
Characteristics of growth of Acacia forest planted in the study area:
The amount of diameter growth of planted acacia trees here tend to increase
rapidly from age 2 to age 3, and then decreased at age 4 and 5, especially at age 5,
diameter growth is very low (0.8 cm).


iv


The amount of growth in height (ihvn) of Acacia trees grown here tend to
increase rapidly from age 2 to age 3, and then decreased at age 4 and 5, especially at
age 5, the growth is very low (1,3 m). In general, height growth of acacia trees in
this area is very high. Compared with the diameter growth is much faster.

v


MỤC LỤC
TRANG
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. i
TÓM TẮT ....................................................................................................................... ii
ABSTRACT ................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................... vi
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU ...................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................ x
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................ xi
CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................................. 1

1.2.2Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 4
1.2Mục đích và mục tiêu của đề tài ................................................................................ 4
1.2.1 Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 4
Chƣơng 2. TỔNG QUAN ............................................................................................... 5
2.1 Tình hình nghiên cứu sinh trƣởng của cây rừng....................................................... 5
2.1.1 Khái niệm về sinh trƣởng của cây rừng ................................................................. 5

2.1.2 Tình hình nghiên cứu sinh trƣởng cây rừng trên thế giới ...................................... 6
2.1.3 Tình hình nghiên cứu sinh trƣởng cây rừng ở việt nam ......................................... 9
2.2 Tổng quan khu vực nghiên cứu ............................................................................... 12
2.2.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................ 12
2.2.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................................ 12
2.2.1.2. Địa hình, đất đai ............................................................................................... 13
2.2.1.3 Khí hậu .............................................................................................................. 13
2.2.1.4 Thủy văn............................................................................................................ 14
2.2.1.5 Tài nguyên rừng ................................................................................................ 15
2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................... 15
2.2.2.1 Dân số - kinh tế ................................................................................................. 15

vi


2.2.2.2 Cơ sở hạ tầng..................................................................................................... 16
2.3 Tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................... 17
2.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................ 17
2.3.2 Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 17
2.3.3 Đặc tính sinh học .................................................................................................. 18
2.3.4 Đặc điểm sinh thái ................................................................................................ 19
Chƣơng 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 20
3.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 20
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................... 20
3.2.1 Công tác chuẩn bị ................................................................................................. 20
3.2.2 Công tác ngoại nghiệp .......................................................................................... 20
3.2.3 Công tác nội nghiệp ............................................................................................. 22
3.2.3.1 Nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo các chỉ tiêu sinh trƣởng .................. 22
3.2.3.2 Nghiên cứu quy luật sinh trƣởng của cây rừng ................................................. 23
3.2.3.3 Nghiên cứu phát triển thể tích theo tuổi của cây rừng ...................................... 24

3.2.3.4 Nghiên cứu tăng trƣởng của cây rừng ............................................................... 24
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 25
4.1 Quy luật phân bố của một số nhân tố sinh trƣởng của rừng keo lai trồng tại
khu vực nghiên cứu ...................................................................................................... 25
4.1.1 Phân bố số cây theo cấp đƣờng kính của rừng keo lai trồng tại khu vực
nghiên cứu .................................................................................................................... 25
4.1.2 Phân bố số cây theo cấp chiều cao của rừng keo lai trồng tại khu vực nghiên
cứu ................................................................................................................................ 27
4.1.3 Phân bố số cây theo cấp đƣờng kính tán của rừng keo lai trồng tại khu vực
nghiên cứu ..................................................................................................................... 29
4.2. Quy luật sinh trƣởng của rừng keo lai trồng tại khu vực nghiên cứu .................... 31
4.2.1 Quy luật sinh trƣởng đƣờng kính (D1,3) của rừng keo lai trồng tại khu vực
nghiên cứu ..................................................................................................................... 31
4.2.2 Quy luật sinh trƣởng chiều cao (Hvn) của rừng keo lai trồng tại khu vực

vii


nghiên cứu .................................................................................................................... 33
4.2.3 Tƣơng quan giữa đƣờng kính (D1,3) và chiều cao ( Hvn) của rừng rừng keo
lai trồng tại khu vực nghiên cứu .................................................................................. 34
4.3 Quy luật sinh trƣởng về thể tích (V/A) của rừng keo lai trồng tại khu vực
nghiên cứu .................................................................................................................... 36
4.3.1 Xác định hình số (f) cây keo lai ........................................................................... 36
4.3.2 Sinh trƣởng về thể tích (V) của cây keo lai theo tuổi .......................................... 36
4.4 Đặc điểm tăng trƣởng của rừng keo lai trồng tại khu vực nghiên cứu ................... 38
4.4.1 Lƣợng tăng trƣởng về đƣờng kính (id1.3) của rừng keo lai trồng tại khu
vực nghiên cứu ............................................................................................................. 38
4.4.2 Lƣợng tăng trƣởng về chiều cao (ihvn) của rừng keo lai trồng tại khu vực
nghiên cứu .................................................................................................................... 39

Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 42
5.1 Kết luận ................................................................................................................... 42
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 44

viii


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
D1,3

Đƣờng kính thân cây tại tầm cao 1,3 m, cm.

D_lt

Đƣờng kính 1,3 m lý thuyết, cm.

D_tn

Đƣờng kính 1,3 m thực nghiệm, cm.

Dt

Đƣờng kính tán.

Hvn

Chiều cao vút ngọn, m.

Hvnlt


Chiều cao vút ngọn lý thuyết, m.

Hvntn

Chiều cao vút ngọn thực nghiệm, m.

Hmt

Chiều cao men thân.

id

Lƣợng tăng trƣởng về đƣờng kính, cm.

ih

Lƣợng tăng trƣởng về chiều cao, m.

N

Số cây.

A

Tuổi.

Vlt

Thể tích lý thuyết, m3.


Vtn

Thể tích thực nghiệm, m3.

sqrt

Căn thức bậc 2.

exp

Hàm số mũ cơ số e.

ln

Logarit tự nhiên (cơ số e).

r

Hệ số tƣơng quan.

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1Tổng diện tích rừng qua các năm ..................................................................... 15

Bảng 4.1 Các đặc trƣng thống kê về đƣờng kính của rừng keo lai trồng tại khu vực nghiên
cứu .............................................................................................................................................. 26
Bảng 4.2 Các đặc trƣng thống kê về chiều cao của rừng keo lai trồng tại khu vực
nghiên cứu................................................................................................................................... 28
Bảng 4.3 Các đặc trƣng thống kê về đƣờng kính tán của rừng keo lai trồng tại
khu vực nghiên cứu ..................................................................................................................... 30
Bảng 4.4

(D1,3) và

tuổi (A)........................................................................................................................................ 32
Bảng 4.5

chiều cao (Hvn)và

tuổi (A)........................................................................................................................................ 34
Bảng 4.6

đƣờng kính (D1.3) và

chiều cao (Hvn) ............................................................................................................................ 35
Bảng 4.7

thể tích (V) và tuổi (A) ................ 37

Bảng 4.8 Lƣợng tăng trƣởng về đƣờng kính (id1.3) của cây keo lai trồng tại khu vực nghiên
cứu .............................................................................................................................................. 39
Bảng 4.9 Lƣợng tăng trƣởng về chiều cao (ihvn)của cây keo lai trồng tại khu vực
nghiên cứu .................................................................................................................................. 40


x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 4.1 Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp đƣờng kính của rừng keo lai trồng tại khu vực
nghiên cứu................................................................................................................................... 26
Hình 4.2 Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp chiều cao của rừng keo lai trồng tại
khu vực nghiên cứu .................................................................................................................... 28
Hình 4.3 Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp đƣờng kính tán của rừng keo lai
trồng tại khu vực nghiên cứu ...................................................................................................... 30
Hình 4.4Đƣờng biểu diễn quy luật sinh trƣởng đƣờng kính (D1,3) theo tuổi (A) ...................... 32
Hình 4.5Đƣờng biểu diễn quy luật sinh trƣởng chiều cao (Hvn)theo tuổi (A) ........................... 34
Hình 4.6Đƣờng biểu diễn tƣơng quan giữa đƣờng kính (D1.3) và chiều cao (Hvn) .................... 35
Hình 4.7Đƣờng biểu diễn tƣơng quan giữa giữa thể tích (V) và tuổi (A) ................................. 37
Hình 4.8Đƣờng biểu diễn lƣợng tăng trƣởng về đƣờng kính (id1.3) của cây keo lai trồng tại
khu vực nghiên cứu ..................................................................................................................... 39
Hình 4.9Đƣờng biểu diễn lƣợng tăng trƣởng về chiều cao (ihvn)của cây keo lai trồng tại
khu vực nghiên cứu ..................................................................................................................... 40

xi


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá không chỉ của một quốc gia mà còn của

toàn nhân loại. Cho đến nay, trên thế giới và cả ở Việt Nam có nhiều định nghĩa khác
nhau về rừng nhưng đều thống nhất rừng là một hệ sinh thái trong đó bao gồm một
tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật, trong quá trình phát triển
của chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và với hoàn cảnh
bên ngoài. Rừng bao phủ tới 1/3 diện tích bề mặt lục địa trái đất, chức năng rất quan
trọng của rừng là duy trì sự sống trên hành tinh của chúng ta. Rừng được coi là “lá
phổi” xanh khổng lồ, hấp thụ khí cacbonic và giải phóng khí oxy vào khí quyển, do
vậy rừng đóng vai trò cực kì quan trọng trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.
Rừng còn có tác dụng lớn trong việc giữ đất, giữ nước, tăng độ phì của đất, ngăn chặn
gió bão, là nơi lưu trữ các nguồn tài nguyên quý hiếm,…
Việt Nam được xem là nước có diện tích rừng tự nhiên khá lớn trong vùng
Đông Nam Á. Theo số liệu của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, tổng diện
tích rừng của cả nước năm 2011 là 13.258.843 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là
10.339.305 ha, rừng trồng chiếm 2.919.538 ha, độ che phủ của rừng đã tăng lên 39,7%
(Bộ NN&PTNT, 2011). Tuy diện tích rừng và độ che phủ của rừng đã tăng lên đáng kể
nhưng chất lượng rừng vẫn còn rất thấp. Hầu hết diện tích rừng tự nhiên là rừng trung
bình và rừng nghèo, không còn khả năng đáp ứng được nhu cầu sản xuất hiện nay. Đặc
biệt là rừng trồng, trong những năm vừa qua năng suất đã nâng lên gần 20m3/ha/năm
nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất của xã hội.

1


Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2011 cả nước có hơn 1,4
triệu ha rừng trồng có khả năng cung cấp một lượng gỗ khoảng 30,6 triệu m3. Tuy
nhiên, lượng gỗ này chủ yếu chỉ phục vụ cho ngành chế biến giấy và gỗ ván sàn. Phần
lớn gỗ dùng để chế biến các sản phẩm đồ mộc, đặc biệt là đồ mộc gia dụng và đồ mỹ
nghệ vẫn phải nhập khẩu. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trong năm
2006 đạt sấp xỉ 2 tỷ USD, nhưng chi phí nhập khẩu gỗ nguyên liệu, phụ kiện sử dụng
cho ngành công nghiệp chế biến gỗ đã lên tới trên 1 tỷ USD (Thông tấn xã Việt Nam,

2007).
Trong quí I năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 691 triệu USD, nhưng
chỉ tính riêng 02 tháng đầu năm 2008, kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu đã là 183,7
triệu USD. Điều này một lần nữa lại khẳng định sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu trong
nước là đáng kể (Chuyên trang gỗ- Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2008).
Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 đã đề ra mục
tiêu xuất khẩu sản phẩm gỗ đến năm 2010 phải đạt 5,56 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng
bình quân hàng năm của kinh ngạch xuất khẩu gỗ vào khoảngtrên 30% năm. Con số
này cho thấy nhu cầu nguồn nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ
tăng mạnh từ năm 2006 đến năm 2010 và đến năm 2020. Với tốc độ phát triển kinh tế
như hiện nay, nhu cầu gỗ cho xây dựng và các nhu cầu khác trên thị trường nội địa
cũng được dự báo sẽ liên tục tăng. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng của
xã hội, ngành Lâm nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp lựa chọn
các loài cây mọc nhanh và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh để nâng cao
năng suất và chất lượng rừng trồng.
Một trong những loài cây nguyên liệu có khả năng sinh trưởng nhanh được đề
cập đến đó là cây Keo lai (Acacia mangium X Acacia auriculiformis). Cây Keo lai là 1
trong 48 loài cây trồng chính để trồng rừng sản xuất đã được Bộ Nông nghiệp và
PTNT công nhận tại Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/03/2005. Keo lai không
chỉ là giống có ưu thế sinh trưởng nhanh, biên độ sinh thái rộng, có khả năng thích ứng

2


với nhiều loại đất mà còn có khả năng cải tạo đất, cải thiện môi trường sinh thái. Gỗ
Keo lai được sử dụng làm ván sàn, ván dăm, trụ mỏ và đặc biệt hơn cả là được sử dụng
nhiều trong công nghiệp giấy. Keo lai có khối lượng gỗ lấy ra lớn gấp 2-3 lần Keo tai
tượng và Keo lá tràm, hàm lượng xenlulô trong gỗ cao, lượng lignin thấp, do đó có
hiệu suất bột giấy lớn, chất lượng bột giấy tốt.
Toàn tỉnh Đắk Lắk có hơn 73 km đường biên tiếp giáp tỉnh Môl-đul-ki-ri (Campu-chia) với 4 xã biên giới, trong đó riêng huyện Ea Súp có 3 xã biên giới là Ea Bung,

Ia Rvê và Ia Lốp. Gần 10 năm trở lại đây, vùng biên giới Ea Súp đã đổi thay nhanh
chóng nhờ các dự án kinh tế - quốc phòng của Binh đoàn 16 (Bộ Quốc phòng). Với số
kinh phí đầu tư hàng trăm tỷ đồng, hệ thống đường giao thông, đường điện và các thôn,
làng đã hình thành dọc tuyến biên giới, tạo ra thế trận biên phòng toàn dân ngày một
vững chắc.
Với diện tích đất sản xuất được cấp và vườn điều nhận khoán, cuộc sống của
hơn 10 nghìn người dân thuộc hai xã Ia Rvê và Ia Lốp nhanh chóng ổn định. Nhất là
khi bà con có nguồn thu nhập từ việc trồng xen cây ngắn ngày trong vườn điều nhận
khoán của các đơn vị thuộc Binh đoàn 16. Tuy nhiên, từ năm 2008 trở lại đây, do vườn
điều kém hiệu quả, năng suất chỉ đạt 17kg/ha, nên Binh đoàn 16 tiến hành chuyển đổi
5.550 ha, trong tổng số 13.000 ha điều, sang trồng cây keo làm nguyên liệu giấy. Việc
tiến hành ký kết trồng, chăm sóc vườn keo với người dân do công ty cổ phần tập đoàn
Tân Mai cùng một số doanh nghiệp thực hiện trên cơ sở vườn điều bà con đã nhận
khoán trước đây với các đơn vị thuộc Binh đoàn 16.
Với lượng tăng trưởng như vậy thì khả năng đáp ứng nhu cầu về gỗ nguyên liệu
cho xã hội là không đủ. Do đó, cần phải nâng cao được năng suất, chất lượng gỗ rừng
trồng. Để đáp ứng được các yêu cầu trên cần phải lựa chọn giống tốt, điều kiện lập địa
và áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp. Vì vậy, thực hiện đề tài: “nghiên
cứu đặc điểm sinh trưởng của rừng keo lai trồng thuộc công ty cổ phần tập đoànTân
Mai tại huyện Easup tỉnh Đắklắk” là cần thiết, nhằm đánh giá tình hình sinh trưởng

3


của cây keo lai qua việc xác định các đặc điểm sinh trưởng để đề xuất các biện pháp
lâm sinh.
1.2Mục đích và mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu được đặc điểm sinh trưởng, cấu trúc của rừng Keo lai trồng tại khu
vực nghiên cứu để từ đó đề xuất các biện pháp lâm sinh thích hợp nhằm đem lại hiệu

quả kinh tế cao trong công tác trồng rừng.
1.2.2Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu được một số đặc điểm về tình hình sinh trưởng của rừng keo lai trồng
tại khu vực nghiên cứu thông qua việc nghiên cứu phân bố số cây theo các chỉ tiêu sinh
trưởng D1,3, HVN, Dt.
Xây dựng được các phương trình tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng D1,3,
Hvn với tuổi và các chỉ tiêu sinh trưởng với nhau.
Xác định được lượng tăng trưởng của rừng keo lai trồng tại khu vực nghiên cứu
tương ứng với các chỉ tiêu sinh trưởng.

4


Chƣơng 2
TỔNG QUAN
2.1 Tình hình nghiên cứu sinh trƣởng của cây rừng
2.1.1 Khái niệm về sinh trƣởng của cây rừng
Sinh trưởng là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc của cây một cách không
thuận nghịch (các thành phần mới của tế bào, tế bào mới, cơ quan mới...) thường dẫn
đến tăng về số lượng, kích thước, thể tích, sinh khối của chúng. Sự sinh trưởng của cây
được biểu hiện ở những đặc điểm sau:
Sự tăng về khối lượng và kích thước của cơ thể hoặc của từng cơ quan (sự
tăng trưởng chiều cao của thân cây, chiều dài của cành, tăng diện tích của lá, tăng khối
lượng quả, hạt...).
Sự tăng thêm số lượng cơ quan, số lượng tế bào (cây mọc thêm cành, cành ra
thêm lá, số lượng tế bào ở mô phân sinh tăng lên...).
Tăng thể tích của tế bào, đặc biệt là tăng khối lượng chất nguyên sinh ( tế
bào sau khi phân chia xong thì tiến hành quá trình giãn tế bào để tăng kích thước của tế
bào và tăng khối lượng chất nguyên sinh của tế bào).
Tăng các yếu tố cấu trúc của tế bào (hình thành các bào quan bên trong tế

bào).
Tăng trọng lượng chất khô của cây. Chẳng hạn ở thời kỳ chín hạt cây ngừng
tăng về kích thước của các cơ quan, nhưng cây vẫn tích lũy thêm các chất hữu cơ về
hạt.
Sinh trưởng của cây rừng là kết quả của quá trình đồng hóa những nguồn năng
lượng của môi trường dưới ảnh hưởng của những quy luật nội tại cũng như mối quan
hệ giữa các nhân tố ngoại cảnh trong suốt thời gian tồn tại tự nhiên của chúng.

5


Sinh trưởng của cây rừng được chia làm 3 giai đoạn: hình thành phát triển, sinh
trưởng mạnh, thành thục và già cỗi. Ba giai đoạn sinh trưởng này sẽ diễn ra nhanh hay
chậm phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính sinh vật học của loài cây, điều kiện hoàn cảnh
môi trường xung quanh (Dẫn theo: Giang Văn Thắng, 2002).
Sinh trưởng của rừng là sinh trưởng của quần thể cây rừng, có quan hệ chặt chẽ
với điều kiện môi trường, trong đó có lập địa. Điều kiện sống khác nhau, sinh trưởng
của rừng cũng khác nhau. Khả năng sinh trưởng của rừng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
hoàn cảnh lập địa, chế độ dinh dưỡng của đất, mật độ, tổ thành loài…
Sinh trưởng của cây rừng là cơ sở hình thành nên những quy luật sinh trưởng
và sản lượng rừng. Vì vậy muốn nghiên cứu quy luật sinh trưởng của quần thể trước
hết phải bắt đầu từ việc nghiên cứu quy luật sinh trưởng của cá thể.
Nghiên cứu của cây và quần thể rừng là tìm hiểu những quy luật phát triển của
chúng thông qua một số chỉ tiêu sinh trưởng như: D1,3, Dt, Hvn, V… theo tuổi. Những
quy luật này được mô tả và trình bày bằng những phương trình toán học cụ thể nào đó
và chúng được gọi là các hàm sinh trưởng hay các mô hình sinh trưởng.
Từ những quy luật này, người ta sẽ có những đánh giá, nhận xét một cách khách
quan về ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến quá trình sinh trưởng của cây rừng.
Từ đó có những biện pháp kỹ thuật phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây rừng,
nhằm đưa rừng đạt chất lượng tốt và năng suất cao nhất phù hợp với mục tiêu kinh

doanh đã đề ra.
(Dẫn theo: Trần Ngọc Thắng, 2010)
2.1.2 Tình hình nghiên cứu sinh trƣởng cây rừng trên thế giới
Theo V. Bertalanfly (1951), sinh trưởng là sự lớn lên của cơ thể thông qua sự
đồng hóa. Như vậy sinh trưởng của cây rừng và lâm phần là kết quả của quá trình đồng
hóa những nguồn năng lượng của môi trường ngoài hoàn cảnh sinh thái rừng, dưới ảnh
hưởng của các quy luật nội tại bên trong và bên ngoài của nó.

6


Các nhà lâm học thường phân chia quá trình phát triển của rừng ra làm 5 giai
đoạn: rừng non, rừng sào, rừng trung niên, rừng thành thục và rừng quá thành thục.
Quy luật sinh trưởng chung của thực vật là lúc đầu chậm, tăng mạnh và chậm dần cho
đến khi đạt giá trị tối đa.
Cho đến nay, vấn đề mô hình hóa sinh trưởng và sản lượng rừng được tranh
luận rộng rãi và ngày càng hoàn thiện. Sinh trưởng của cây rừng là sự thay đổi về kích
thước, trọng lượng, thể tích theo thời gian một cách liên tục.
Sinh trưởng của cây rừng và lâm phần phụ thuộc tổng hợp vào các yếu tố môi
trường và những biện pháp tác động. Vì vậy, không có những nghiên cứu thực nghiệm
thì không thể làm sáng tỏ quy luật của các loài cây. Nhận thức được điều này, từ thế kỷ
18 đã xuất hiện những nghiên cứu của các tác giả Octtelt, Pauslen, Bause, Borggreve,
Breymann, Cotta, Danckelmann, Draudt, Hartig, Weise…Phần lớn, những nghiên cứu
về sinh trưởng cây rừng và lâm phần phần lớn được xây dựng thành các mô hình toán
học chặt chẽ và được công bố trong các công trình của Meyer, Stevenson (1949),
Schumacher (1960), Alder (1980)…
Nhìn chung, các phương trình nghiên cứu về sinh trưởng và sản lượng rừng của
các nhà khoa học lâm nghiệp trên thế giới chủ yếu là áp dụng kỹ thuật phân tích thống
kê toán học, phân tích tương quan và hồi quy, từ đó xác định trữ lượng, sản lượng gỗ
của lâm phần.

(Dẫn theo: Đặng Thế Trung, 2008)
Trong lịch sử ra đời và phát triển của sản lượng rừng đã xuất hiện hàm sinh
trưởng của Gompertz (1825). Tiếp sau đó là hàm sinh trưởng của các tác giả khác như
Verhulst (1845), Kosun (1935), Frane (1968), Korf (1973), Wenk (1973), Schumacher
(1983)… Nhìn chung, các hàm sinh trưởng đều có dạng toán học khá phù hợp, biểu
diễn quá trình sinh học dưới sự chi phối tổng hợp của các nhân tố nội và ngoại cảnh.
Đây là những hàm toán học mô phỏng được quy luật sinh trưởng của cây rừng cũng

7


như lâm phần dựa vào các nhân tố điều tra lâm phần để dự đoán giá trị của đại lượng
sinh trưởng.
Đã từ lâu, các nhà khoa học lâm nghiệp trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu ứng
dụng toán thống kê với sự hỗ trợ của máy vi tính và các phần mềm xử lý số liệu
chuyên dụng như Excel, Statgraphics… nhằm tìm ra các phương trình toán học phù
hợp mô phỏng quy luật sinh trưởng của các loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau
trên khắp các châu lục. Tuy nhiên, các hàm toán học hay các hàm sinh trưởng được tìm
ra chỉ thích hợp với một số loài cây ở một số vùng sinh thái cụ thể nào đó, đối với các
loài cây khác, ở vùng sinh thái khác, các hàm toán học này có phù hợp hay không cần
phải kiểm chứng thực tế để kết luận mức độ phù hợp của chúng.
Tiêu biểu và đại diện cho những kết quả nghiên cứu sinh trưởng cây rừng được
công bố trên thế giới là những hàm sinh trưởng mang tên tác giả như:
a0 .

e

A
a1


Gompertz:

y = m.e -

Bachmann:
Korsun:

Log(y) = a0 + a1.Log(A) + a2.Log2(A)
(a ln A a 2 ln 2 A)
y = a0.e 1

Mirscherlich:

y = a0.[1- e

Thomasius:

( a1 . A ) a 2

y = a0.[1- e

a1 . A (1 e

]
a2 . A

)

]


Trong đó:
y là đại lượng sinh trưởng như chiều cao, đường kính,….
m là giá trị cực đại có được của y.
a0, a1, a2 là các tham số của phương trình.
A là tuổi cây rừng hay lâm phần.
e là cơ số Neper (e = 2,71828…).
Trong các hàm sinh trưởng được trình bày ở trên, có thể coi hàm Gompertz là
cơ sở ban đầu cho phát triển tiếp theo của các hàm sinh trưởng khác.

8


(Dẫn theo: Giang Văn Thắng, 2002).
Trong nghiên cứu sinh trưởng, việc nghiên cứu những thay đổi tương ứng của
mật độ cây rừng cũng được chú trọng, vì nó là một trong những nhân tố quan trọng tạo
nên trữ lượng rừng. Từ đó Thomasius (1972) đã đề ra học thuyết về không gian sinh
trưởng tối ưu cho mỗi loài cây rừng thông qua phương trình:
K = Log(N).log(D).ec.A
Trong đó:
K: không gian sinh trưởng tối ưu.
N: mật độ cây rừng.
D: kích thước lâm phần ở tuổi A.
c: tham số phương trình.
(Dẫn theo: Nguyễn Đại Tiến, 2011)
Việc nghiên cứu về quy luật sinh trưởng và tăng trưởng của cây rừng về chiều
cao, đường kính, thể tích… đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu về sinh
trưởng cây rừng trên thế giới. Qua đó, đã đưa ra nhiều dạng hàm toán học khác nhau
nhằm mô tả chính xác quy luật sinh trưởng của mỗi loài cây ở từng vùng sinh thái khác
nhau và cũng là cơ sở khoa học rất quý giá cho nghiên cứu về sinh trưởng cây rừng
trên thế giới.

2.1.3 Tình hình nghiên cứu sinh trƣởng cây rừng ở việt nam
Nghiên cứu sinh trưởng của cây cá thể và quần thể ở nước ta đã được nhiều nhà
khoa học lâm nghiệp nghiên cứu ứng dụng và đề nghị một số dạng phương trình toán
học biểu diễn quá trình sinh trưởng của một số loài cây trồng và nhiều loại hình rừng
khác nhau cũng như mối quan hệ giữa các nhân tố sinh trưởng, tiêu biểu như:
Vũ Đình Phương và cộng sự (1973) đã mô tả quá trình sinh trưởng về chiều cao
của cây bồ đề trồng (Styrax tonkinensis) bằng phương trình toán học dạng:
A.H = ao + a1.A + a2.A2
Trong đó:

9


A: tuổi của cây hay của lâm phần.
H: là chiều cao của cây hay chiều cao bình quân của lâm phần.
ao, a1, a2: là tham số của phương trình.
(Dẫn theo: Đặng Thế Trung, 2008)
Phùng Ngọc Lan (1981 – 1985) đã khảo nghiệm phương trình sinh trưởng
Schumacher và Gompertz cho một số loài cây như: mỡ, thông nhựa, bồ đề và bạch đàn
trên một số điều kiện lập địa khác nhau cho thấy: Đường sinh trưởng thực nghiệm và
đường sinh trưởng lý thuyết đa số cắt nhau tại một điểm, chứng tỏ sai số phương trình
rất nhỏ, song có hai giai đoạn có sai số ngược dấu nhau một cách có hệ thống.
Trịnh Đức Huy (1987) đã dùng các phương pháp toán học để xác lập quy luật
sinh trưởng của các nhân tố đo dưới nhiều dạng khác nhau (hàm logarit, hàm mũ) cho
các lâm phần bồ đề thuần loài đều tuổi vùng trung tâm ẩm Bắc Việt Nam. Tác giả nhận
thấy rằng, hàm Schumacher y = a.e–b/xk có độ liên hệ rất cao và ổn định cho cả nhân tố
đường kính, chiều cao và thể tích của cây rừng.
Trong đó:
y: là chỉ tiêu sinh trưởng của cây hay lâm phần.
x: tuổi của cây hay lâm phần.

a,b: là tham số của phương trình.
k: là hệ số biểu thị loài (k = 0,2 – 2).
e: là cơ số Neper (e = 2,71828).
Đối với các loài cây trồng ở vùng nguyên liệu giấy phía Bắc, Đào Công Khanh
và các cộng sự (1994) đã bước đầu nghiên cứu quy luật sinh trưởng cho 4 loài cây
trong vùng là thông Caribae, keo tai tượng, bạch đàn Camal và bạch đàn Uro. Quan hệ
giữa các nhân tố đo với tuổi đã được mô phỏng bằng hàm Schumacher và đều có hệ số
tương quan rất cao.
(Dẫn theo: Đặng Thế Trung, 2008)

10


Bùi Việt Hải (1998) cũng đã chọn dạng hàm Schumacher để xây dựng các mô
hình sinh trưởng cho các nhân tố đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m (D1,3), chiều cao
vút ngọn (Hvn), đường kính tán (Dt) của cây keo lá tràm làm cơ sở khoa học cho kỹ
thuật tỉa thưa. Tác giả đã nhận định rằng, các hàm sinh trưởng là các đường cong tăng
và tăng nhanh ngay từ những năm đầu, mang đặc tính chung của loài ưa sáng.
Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh (1999), cũng nhận xét tương tự khi thử
nghiệm một số hàm số để biểu thị quá trình sinh trưởng D1,3, Hvn, V cho loài thông 3
lá. Qua nghiên cứu tác giả đã cho những nhận xét: hàm Gompetz và một số hàm sinh
trưởng lý thuyết khác có điểm xuất phát không phải tại gốc toạ độ. Tác giả cho rằng:
đối với loài cây mọc chậm thì cỡ tuổi đầu 5 – 10 năm đều không quan trọng, nhưng
trong điều kiện cây mọc nhanh thì cần lưu ý vấn đề này. Và tác giả đã nhận xét rằng:
hàm Schumacher có ưu điểm tuyệt đối vì nó xuất phát từ gốc toạ độ. Cuối cùng tác giả
đề nghị dùng hàm Schumacher để mô tả quy luật sinh trưởng cho một số đại lượng:
D1,3, Hvn, V của loài thông 3 lá tại Đà Lạt – Lâm Đồng.
Ngoài ra, còn có các dạng phương trình toán học khác được đề nghị trong các
khóa luận tốt nghiệp của các sinh viên khoa Lâm nghiệp và Luận văn thạc sỹ của học
viên cao học tại trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh nhằm mô phỏng

cho các quy luật sinh trưởng của các loài cây hay một số loại hình rừng trồng ở Việt
Nam.
Sinh trưởng của loài cây nói chung và của các nhân tố như đường kính (D1,3),
chiều cao (Hvn ) và thể tích (V ) nói riêng mang tính quy luật. Việc xây dựng các hàm
sinh trưởng hay mô hình hoá quá trình sinh trưởng của các nhân tố điều tra đang là một
xu thế phát triển của nền lâm sinh hiện đại, quan điểm chung đều thống nhất rằng:
trong hoàn cảnh mà các yếu tố ảnh hưởng tương đối đồng nhất thì sinh trưởng được
coi như một hàm số chỉ phục thuộc vào thời gian. Nắm bắt được điều này chúng ta sẽ
đánh giá được tình hình sinh trưởng, đặc điểm tăng trưởng và từ đó định ra thời điểm
chặt, chu kỳ chặt tỉa thưa hay xác định tuổi khai thác một cách hợp lý.

11


Hầu hết các kết quả nghiên cứu đều cho thấy rằng, xu hướng chung là tìm kiếm
một số dạng hàm số toán học để biểu diễn quá trính sinh trưởng của cây, đó là các quan
hệ định lượng giữa nhân tố điều tra (D1,3, Hvn, V, …) với tuổi cây (A). Các hàm sinh
truởng đều đã được vận dụng ở dạng này hay dạng khác như đã đề cập.
Nhìn chung, phương pháp nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về
sinh trưởng, tăng trưởng và sản lượng rừng là đi vào định lượng, những nghiên cứu đều
xuất phát từ cơ sở lý luận về mặt lâm sinh học, về quan hệ giữa sinh trưởng và sản
lượng với điều kiện lập địa, về sự phụ thuộc của sinh trưởng và sản lượng vào không
gian sinh trưởng cũng như ảnh hưởng của các biện pháp tác động. Từ đó xây dựng các
mô hình sinh trưởng phù hợp cho từng loài cây, đáp ứng từng mục tiêu kinh doanh cụ
thể.
Việc lựa chọn một hàm toán học nào đó để biểu thị cho quá trình sinh trưởng
của nhân tố định lượng phải thoả mãn một số tiêu chí là hàm đó phải biểu diễn tốt nhất
quá trình sinh trưởng của loài cây nghiên cứu, có hệ số tương quan cao nhất, sai số
phương trình nhỏ nhất, các tham số của phưong trình đều tồn tại. Trong trường hợp
cùng một số liệu thực nghiệm có nhiều hàm khác nhau đều phù hợp, cần thực hiện

phương pháp so sánh nhiều hàm để cuối cùng lựa chọn hàm tốt nhất. Đây chính là
quan điểm mà khóa luận kế thừa để giải quyết các vấn đề cần đặt ra.
(Dẫn theo: Trần Thị Hương Xoan, 2009)
Trên đây giới thiệu một cách tóm lược những vấn đề có liên quan đến nội dung
nghiên cứu của khóa luận mà trong quá trình thực hiện sẽ được vận dụng. Đặc biệt có
chú trọng tới các vấn đề cơ sở lý luận những quan điểm và phương pháp nghiên cứu
định lượng sao cho phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu của khóa luận.
2.2 Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1 Vị trí địa lý

12


×